LỜI GIỚI THIỆU . 1
MỤC LỤC . 5
MÔ ĐUN KHAI THÁC HÀNG HẢI . 11
Bài mở đầu:. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG HÀNG HẢI . 12
A. Nội dung. 12
1. Giới thiệu chung . 12
2. Xác định vị trí tàu . 12
2.1. Vai trò của việc xác định vị trí tàu. 12
2.2. Các dụng cụ và trang thiết bị sử dụng. 12
3. Xác định hướng đi. 12
3.1. Vai trò của việc xác định hướng đi. 12
3.2. Các dụng cụ và trang thiết bị sử dụng. 12
4. Xác định phương vị mục tiêu . 12
4.1. Vai trò của việc xác định phương vị mục tiêu . 12
4.2. Các dụng cụ và trang thiết bị sử dụng. 13
5. Xác định khoảng cách trên biển . 13
5.1. Vai trò của việc xác định khoảng cách . 13
5.2. Các dụng cụ và trang thiết bị sử dụng. 13
B. Ghi nhớ . 13
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÀNG HẢI . 14
Mục tiêu:. 14
A. Nội dung. 14
1. Giới thiệu các thông số cơ bản trong hàng hải. 14
1.1. Trái đất. 14
1.2. Trục trái đất. 14
1.3. Xích đạo. 15
1.4. Vĩ tuyến . 15
1.5. Kinh tuyến . 15
1.6. Vĩ độ . 168
2. Tọa độ của một điểm. 18
3. Hướng đi của tàu. 19
3.1.Khái niệm về hướng đi. 19
3.2. Có 3 loại hướng đi . 19
3.3. Quan hệ giữa các hướng đi. 19
4. Phương vị của mục tiêu. 20
4.1.Khái niệm về phương vị. 20
4.2. Có 3 loại phương vị . 21
4.3. Quan hệ giữa các phương vị. 21
5. Khoảng cách giữa 2 điểm. 22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 23
C. Ghi nhớ . 23
Bài 2: XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ, HƢỚNG ĐI VÀ KHOẢNG CÁCH BẰNG
HẢI ĐỒ. 24
Mục tiêu: . 24
A. Nội dung . 24
1. Chuẩn bị hải đồ và dụng cụ thao tác. 24
1.1. Chuẩn bị hải đồ . 24
1.2. Chuẩn bị dụng cụ thao tác . 27
2. Xác định tọa độ 1 điểm trên hải đồ. 28
2.1. Kẻ vĩ tuyến đi qua điểm và cắt thước vĩ độ . 29
2.2. Đọc trị số vĩ độ tại giao điểm trên thước vĩ độ . 29
2.3. Kẻ kinh tuyến đi qua điểm và cắt thước kinh độ. 30
2.4. Đọc trị số kinh độ trên thước kinh độ . 30
3. Xác định vị trí 1 điểm trên hải đồ khi biết tọa độ . 32
3.1. Xác định điểm có vĩ độ tương ứng trên thước vĩ độ . 32
3.2. Vẽ vĩ tuyến qua điểm vừa xác định . 32
3.3. Xác định điểm có kinh độ tương ứng trên thước kinh độ. 33
3.4. Vẽ kinh tuyến qua điểm vừa xác định . 33
3.5. Đánh dấu tại giao điểm của kinh vĩ tuyến vừa xác định. 34
4. Xác định hướng đi trên hải đồ. 35
4.1. Kẻ đường thẳng từ vị trí tàu đến điểm mục tiêu . 359
4.2. Đặt thước đo độ vào đo . 37
4.3. Đọc trị số hướng đi . 37
5. Xác định đường đi trên hải đồ khi biết hướng đi và tọa độvị trí. 38
5.1. Xác định điểm trên hải đồ từ tọa độ đã biết . 38
5.2. Đặt thước đo độ vào điểm vừa xác định . 38
5.3. Xác định đường đi theo hướng đã biết. 39
6. Xác định khoảng cách trên hải đồ . 40
6.1. Xác định vị trí 2 điểm A và B cần đo khoảng cách. 40
6.2. Lấy khoảng cách giữa A và B . 41
6.3. Đặt khoảng cách đã lấy vào thước đo hải lý . 42
6.4. Xác định giá trị của khoảng cách. 42
7. Xác định vị trí tàu bằng khoảng cách và phương vị. 43
7.1. Kẻ đường phương vị . 43
7.2. Vẽ cung tròn khoảng cách . 43
7.3. Xác định vị trí tàu. 43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 44
C. Ghi nhớ . 45
Bài 3: XÁC ĐỊNH HƢỚNG ĐI BẰNG LA BÀN TỪ. 46
Mục tiêu:. 46
A. Nội dung. 46
1. Kiểm tra sơ bộ la bàn . 46
1.1 Hướng dẫn kiểm tra sơ bộ la bàn. 46
1.2. Cấu tạo của la bàn từ . 46
1.3 Sử dụng la bàn để đo phương vị và góc mạn của mục tiêu . 51
1.4. Kiểm tra bọt khí trong chậu la bàn . 51
1.5. Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu la bàn. 52
1.6. Kiểm tra tính ì của mặt số . 52
1.7. Kiểm tra vòng đo phương vị. 53
1.8. Kiểm tra chung chậu la bàn. 54
1.9. Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch. 55
2. Đặt la bàn vào vị trí. 5610
2.1. Các loại la bàn dùng trên tàu. 56
2.2. Chọn chỗ đặt la bàn. 57
2.3. Đặt la bàn chuẩn . 58
2.4. Đặt la bàn lái. 59
3. Xác định vị trí dấu mũi tàu. 59
4. Đọc trị số hướng đi của tàu . 60
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 60
C. Ghi nhớ . 61
BÀI 4: KHAI THÁC SỐ LIỆU MÁY ĐỊNH VỊ . 62
Mục tiêu: . 62
A. Nội dung . 62
1. Chuẩn bị máy định vị. 62
1.1 Hướng dẫn chuẩn bị máy định vị . 62
1.2. Các bộ phận chính và cách lắp đặt máy định vị . 63
1.3. Chức năng các phím bấm thường thấy trên máy định vị. 64
1.4. Các lưu ý khác . 64
2. Đọc giá trị vị trí tàu. 64
2.1. Hướng dẫn đọc giá trị vị trí tàu . 64
2.2. Màn hình chỉ báo vị trí tàu trên một số máy định vị . 65
2.3. Các lưu ý khác . 66
3. Thao tác gọi lại điểm đã nhớ để đi đến. 66
3.1. Hướng dẫn gọi lại điểm đã nhớ . 66
3.2. Phím có chức năng gọi điểm trên một số máy định vị . 66
3.3. Các lưu ý khác . 66
4. Đọc giá trị của hướng đi. 66
4.1. Hướng dẫn đọc giá trị của hướng đi . 66
4.2. Một số kí hiệu liên quan đến hướng đi . 66
4.3. Chỉ báo hướng đi trên một số máy định vị . 67
4.4. Các lưu ý khác . 67
5. Đọc giá trị của phương vị. 67
5.1. Hướng dẫn đọc giá trị của phương vị . 6711
5.2. Một số kí hiệu liên quan đến phương vị . 67
5.3. Chỉ báo phương vị trên một số máy định vị. 67
5.4. Các lưu ý khác . 68
6. Đọc giá trị của khoảng cách . 68
6.1. Hướng dẫn đọc giá trị của khoảng cách. 68
6.2. Một số kí hiệu liên quan đến khoảng cách. 68
6.3. Chỉ báo khoảng cách trên một số máy định vị . 69
6.4. Các lưu ý khác . 69
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 69
C. Ghi nhớ . 69
Bài 5: XÁC ĐỊNH PHƢƠNG VỊ VÀ KHOẢNG CÁCH BẰNG RA ĐA. 70
Mục tiêu:. 70
A. Nội dung. 70
1. Chuẩn bị ra đa. 70
1.1 Hướng dẫn chuẩn bị ra đa . 70
1.2. Các bộ phận chính của ra đa. 71
1.3. Kết nối và lắp đặt ra đa. 71
1.4. Các nút điều khiển ra đa và ký hiệu theo quy định của IMO. . 73
1.5. Các phím khởi động của một số ra đa phổ biến hiện nay. 74
1.6. Các lưu ý khác . 75
2. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu. 75
2.1. Hướng dẫn chọn tầm hoạt động. 75
2.2. Các lưu ý khác . 75
3. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ . 75
3.1 Hướng dẫn xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu
bằng con trỏ . 76
3.2. Các lưu ý khác . 76
4. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL) . 76
4.1. Hướng dẫn xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử
(EBL) . 76
4.2. Các lưu ý khác . 7712
5. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động
(VRM) . 77
5.1. Hướng dẫn xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng
cách di động (VRM). 77
5.2. Các lưu ý khác . 78
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 79
C. Ghi nhớ . 79
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN . 81
I. Vị trí, tính chất của mô đun . 81
II. Mục tiêu. 81
III. Nội dung chính của mô đun . 82
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 83
4.1.Bài 1: Một số khái niệm cơ bản trong hàng hải . 83
4.2 Bài 2: Xác định tọa độ, hướng đi và khoảng cách bằng hải đồ . 85
4.3. Bài 3: Xác định hướng đi bằng la bàn từ . 95
4.4. Bài 4: Khai thác số liệu máy định vị. 101
4.5. Bài 5: Xác định phương vị và khoảng cách bằng ra đa . 103
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 108
5.1.Bài 1: Một số khái niệm cơ bản trong hàng hải . 108
5.2. Bài 2: Xác định tọa độ, hướng đi và khoảng cách bằng hải đồ . 108
5.3. Bài 3: Xác định hướng đi bằng la bàn từ . 109
5.4. Bài 4: Khai thác số liệu máy định vị. 110
5.5. Bài 5: Xác định phương vị và khoảng cách bằng ra đa . 111
VI. Tài liệu tham khảo. 114
ạch chuẩn bằng cách
chêm vào những lá kim loại mỏng.
1.7.2. Kiểm tra vị trí khe ngắm
Khe ngắm yêu cầu phải nằm trong mặt phẳng ngắm.
Kiểm tra bằng cách:
- So sánh phương dây dọi như trên.
- Nếu khe ngắm không trùng với phương dây dọi thì cũng điều chỉnh bằng
chêm vào đế khe ngắm những lá kim loại mỏng.
1.7.3. Kiểm tra lăng kính
Yêu cầu của lăng kính là mặt dưới của nó phải nằm trong mặt phẳng nằm
ngang, tức là song song với mặt số la bàn.
1.7.3.1. Biểu hiện của yêu cầu nầy là khi nhìn vào lăng kính sẽ thấy các đường
vạch chia độ, khe ngắm, dây vạch chuẩn cùng nằm trên một đường thẳng.
1.7.3.2. Nếu vạch chia độ và dây vạch chuẩn không thẳng hàng thì chứng tỏ
mặt lăng kính bị lệch.
Ta điều chỉnh như sau.
- Lật nắp đậy phía trên lăng kính.
- Vặn 4 vít định vị lăng kính.
- Dùng tay xoay nhẹ lăng kính, vừa xoay vừa quan sát khi nào thấy vạch chia
độ, khe ngắm cùng nằm trên một đường thẳng thì vặn chặt các đinh vít định vị
lại.
- Bỏ nắp đậy lại như cũ.
1.8. Kiểm tra chung chậu la bàn.
Kiểm tra chung chậu la bàn là kiểm tra độ chính xác lấy hướng chung của toàn
bộ chậu la bàn (hay còn gọi là kiểm tra lợi dụng suất chung). Công việc này
57
được tiến hành ở trên bờ, ở nơi không có từ trường biến đổi, xa các vật liệu sắt
thép, các dây cáp điện, nguồn cung cấp điện một chiều.
Công tác kiểm tra được tiến hành theo thứ tự sau:
- Đặt chậu la bàn (có cả vòng phương vị) lên giá ba chân.
- Tìm một mục tiêu ở xa rõ ràng để quan sát.
- Đánh dấu các hướng chính, hướng phần tư.
- Xoay chậu la bàn thuận chiều kim đồng hồ, sao cho đường vạch chuẩn màu
đen chỉ hướng mũi tàu trên thành chậu ứng với các góc phần tư và hướng chính
- Tiến hành quan sát mục tiêu đo phương vị tương ứng.
- Ghi lại kết quả.
- Sau đó xoay la bàn ngược chiều kim đồng hồ.
- Cũng ứng với hướng chính và hướng phần tư quan sát mục tiêu đo phương vị
tương ứng
- Ghi lại kết quả.
Như vậy ứng với mỗi hướng chính và phần tư quan sát được hai phương vị.
- Tính hiệu số 2 phương vị trên mỗi hướng chính và phần tư.
Nếu hiệu số 2 phương vị trên mỗi hướng không vượt quá 0,3 độ thì la bàn tốt,
ta có thể sử dụng nó làm dụng cụ chỉ hướng .
1.9. Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.
Các thiết bị khử độ lệch bao gồm các thanh nam châm và các thỏi sắt non.
Các thanh nam châm khử độ lệch được đặt ở trong thân la bàn,
- Các thanh dọc yêu cầu phải song song với mặt phẳng trục dọc tàu.
- Các thanh ngang phải vuông góc với mặt phẳng trục dọc tàu.
- Thanh nam châm đứng phải nằm theo hướng đường dây dọi.
58
2. Đặt la bàn vào vị trí.
2.1. Các loại la bàn dùng trên tàu
- La bàn chuẩn: Lắp trên nóc buồng lái, độ lệch nhỏ do ít chịu ảnh hưởng của
sắt thép trên tàu.
- La bàn lái: Lắp trong buồng lái, dùng khi lái tàu.
- La bàn xuồng cứu sinh: là loại la bàn từ nhỏ, trang bị cho xuồng cứu sinh.
La bàn chuẩn Saura-Keiky-Japan
loại MR-150A được trang bị làm la
bàn chuẩn trên các tàu chạy tuyến
ven biển, cận hải.
Hình 3-6. La bàn chuẩn loại MR-150A
La bàn lái Tokyo-Japan loại T-150
do hãng Saura-Keyki chế tạo được
trang bị làm la bàn lái trên tàu nhỏ
hoặc thay thế la bàn điện trên tàu lớn.
Hình 3-7. La bàn lái loại T150
59
La bàn SAURA-KEIKI loại P75L do
Nhật Bản chế tạo được trang bị trên
các tàu thuyền nhỏ hoặc trên tàu đánh
cá.
Hình 3-8. La bàn loại P75L
Hình 3-9. La bàn xuồng cứu sinh
Loại PB-100A
Hình 3-10. La bàn xuồng cứu sinh
Loại HB-65GII
2.2. Chọn chỗ đặt la bàn
Lựa chọn và đặt chính xác vị trí la bàn trên tàu phụ thuộc vào rất nhiều điều
kiện: từ trường tàu, sự làm việc của các thiết bị, khả năng thuận tiên trong quá
trình sử dụng,(vị trí đặt la bàn cần được lựa chọn ngay trong quá trình thiết
kế).
Khi lựa chọn cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
2.2.1. La bàn, đặt biệt là la bàn chuẩn cần phải đặt trong mặt phẳng trục dọc
tàu, nếu không có điều kiện thì cố gắng đặt gần và song song mặt phẳng trục dọc
tàu.
- Đường trục dọc tàu là đường nối từ mũi đến lái tàu, chia con tàu thành 2 phần
đối xứng nhau.
- Đường trục dọc tàu có thể xác định theo bản thiết kế tàu hoặc theo cách đo
trực tiếp ở trên tàu.
60
2.2.2. Khoảng cách tối thiểu từ la bàn đến các thiết bị có từ tính, tới vật liệu sắt
từ cấu tạo tàu nên như sau:
Mặt boong, xà 1,5 đến 2 m La bàn từ khác 3 m
Nắp hầm, cánh cửa
thép
2 đến 3m La bàn con
quay
0,8m
Quạt máy 4 đến 6 m Máy lái điện tự
động
0,8m
Các tay vịn bằng sắt 2 đến 2,5 m Máy đo sâu 2,1 m
Xuồngcứu sinh 12 đến 15 m Đèn pha nhỏ 4 m
Máy phát điện công
suất nhỏ
6 đến 7 m Đèn pha lớn 6 đến 7 m
Máy phát điện công
suất lớn
10 đến 12 m Máy phát vô
tuyến
3,5 đến 4 m
2.2.3. Đặt ở nơi có thể quan sát toàn bộ chân trời để có thể lấy được phương vị
tới các vật tiêu, phương vị các thiên thể
2.2.4. Có bệ chắc chắn, nếu máy chính làm việc rung động nhiều thì phải gắn
vào thân la bàn 2 dây chằng phụ và dùng vít căng để điều chỉnh độ căng.
2.3. Đặt la bàn chuẩn
Đặt la bàn chuẩn đòi hỏi độ chính xác đến 15 phút.
2.3.1. Sau khi xác định vị trí đặt la bàn (thỏa mãn các điều kiện trên) ta đánh
dấu vị trí.
2.3.2. Đặt lót vào chỗ định đặt la bàn vài lớp vải bạt đã quét sơn minium
(PB304) để làm tấm nệm giữa mặt boong và đế gỗ đặt la bàn (chọn gỗ tốt làm
đế).
2.3.3. Sau đó đặt thân la bàn làm thế nào để cho đường tim (đường thẳng đi
qua tâm mặt chia độ của mặt số la bàn, vạch 0 độ và vạch 180 độ của vành góc
mạn) nằm trong mặt phẳng trục dọc tàu và cửa thân la bàn quay về phía lái tàu.
2.3.4. Kiểm tra chính xác vị trí la bàn có nằm trong mặt phẳng trục dọc tàu.
Kiểm tra bằng cách:
- Chọn 2 mục tiêu A và B ở phía mũi tàu, A và B phải cách đều cách đều mặt
phẳng trục dọc tàu
- Dùng vòng đo phương vị ngắm mục tiêu A.
- Đọc trị số góc mạn của A trên vành góc mạn, ví dụ ta được GA mạn trái.
61
- Sau đó quay vòng đo phương vị ngắm điểm B.
- Đọc trị số góc mạn của B trên vành góc mạn, ví dụ ta được GB mạn phải.
- Tiếp theo quay vòng đo phương vị ngắm cột lái, ta được GL
- Nếu có số đo GL = 180 độ và GA = GB thì chính xác vị trí la bàn đã nằm
trong mặt phẳng trục dọc tàu.
- Nếu các yêu cầu trên chưa đạt, thì phải điều chỉnh vị trí la bàn một ít để sự
chênh lệch các giá trị đo được không vượt quá 0,2 độ so với yêu cầu.
2.3.5. Cuối cùng ta cố định đế la bàn lên boong tàu bằng bu- lông (bằng đồng
thau hoặc hợp kim không từ tính).
2.4. Đặt la bàn lái
Đặt la bàn lái đòi hỏi độ chính xác là 1 độ.
Cách đặt la bàn lái cũng giống như cách đặt la bàn chuẩn nếu đặt trong mặt
phẳng trục dọc tàu.
Trong một số trường hợp la bàn lái không thể đặt trong mặt phẳng trục dọc tàu
thì cũng phải đặt gần và song song mặt phẳng trục dọc tàu.
Đó là khi trước cabin bố trí một cần cẩu hàng có kích thước lớn, làm cản trở
cho việc quan sát phía trước hoặc một số tàu đánh cá cỡ nhỏ, cabin nhỏ.
Ta tiến hành như sau:
2.4.1. Vẽ một đường song song với mặt phẳng trục dọc tàu đi qua nơi chọn đặt
la bàn.
2.4.2. Dùng vòng đo phương vị ngắm đường song song vừa vẽ.
2.4.3. Xoay nhẹ chậu la bàn để vạch 0 độ trên vành góc mạn đến trùng vị trí
của dây vạch chuẩn vòng đo phương vị.
2.4.4. Kiểm tra lại độ chính xác của vị trí la bàn bằng cách:
- Chọn một mục tiêu ở xa.
- Dùng la bàn chuẩn đo góc mạn tới vật tiêu đó, ta được góc mạn GC.
- Dùng la bàn lái vừa đặt đo góc mạn tới vật tiêu đó, ta được góc mạn GL.
- Nếu sai số giữa góc mạn GC và GL không quá 0,2 độ thì la bàn đã đặt đúng
yêu cầu.
- Nếu sai số vượt quá 0,2 độ thì phải điều chỉnh lại la bàn bằng cách xoay nhẹ
la bàn lái để hai góc mạn nằm trong sai lệch cho phép.
3. Xác định vị trí dấu mũi tàu.
Dấu mũi tàu là điểm mốc để xác định hướng đi của tàu bằng la bàn. Để xác
định vị trí dấu mũi tàu cần lưu ý:
62
- Dấu mũi tàu là một trong hai đường vạch chuẩn màu đen hoặc trắng nằm trên
thành chậu la bàn, về phía mũi tàu.
- Dấu mũi tàu chính là vị trí 0 độ trên vành góc mạn.
- Dấu mũi tàu phải nằm trong hoặc song song mặt phẳng trục dọc tàu khi la
bàn được đặt đúng vị trí.
Hình 3-11. Dấu mũi tàu
4. Đọc trị số hƣớng đi của tàu.
Để đọc trị số hướng đi của tàu trên la bàn từ ta cần chú ý:
- Trong điều kiện bình thường hướng đi của tàu là con số trên mặt chia độ của
mặt số la bàn, ngay tại vị trí dấu mũi tàu.
Hình 3-12. Đọc trị số hướng đi
- Lúc sóng gió tàu bị lắc, hướng đi là trị số trung bình giữa 2 vạch số trên mặt
la bàn lân cận vị trí dấu mũi tàu.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1: Trình bày chi tiết các phần chính của la bàn từ, ghi lại báo cáo quá trình
thực hiện.
63
Bài 2: Dùng la bàn đo phương vị của 1 mục tiêu tự chọn, báo cáo quá trình
thực hiện và kết quả.
Bài 3: Dùng la bàn đo góc mạn của 1 mục tiêu tự chọn, báo cáo quá trình thực
hiện và kết quả.
Bài 4: Thao tác kiểm tra bọt khí trong chậu la bàn, ghi lại báo cáo quá trình
thực hiện.
Bài 5: Thao tác kiểm tra vị trí nằm ngang mặt chậu la bàn, ghi lại báo cáo quá
trình thực hiện.
Bài 6: Thao tác kiểm tra tính ì của mặt số từ, ghi lại báo cáo quá trình thực
hiện.
Bài 7: Thao tác kiểm tra vòng đo phương vị, ghi lại báo cáo quá trình thực hiện
Bài 8: Thao tác kiểm tra chung chậu la bàn, ghi lại báo cáo quá trình thực hiện
Bài 9: Thao tác kiểm tra các thiết bị khử độ lệch, ghi lại báo cáo quá trình thực
hiện.
Bài 10: Cho trước trục dọc tàu, chọn vị trí và tiến hành kiểm tra vị trí đặt la bàn
từ trong mặt phẳng trục dọc tàu. ghi lại báo cáo quá trình thực hiện.
Bài 11: Cho trước trục dọc tàu, chọn vị trí và tiến hành kiểm tra vị trí đặt la
bàn từ trong mặt phẳng song song mặt phẳng trục dọc tàu. ghi lại báo cáo quá
trình thực hiện.
Bài 12: Đọc giá trị hướng đi của tàu.
C. Ghi nhớ:
- La bàn từ có cấu tạo gồm 4 phần chính: mặt số la bàn, chậu la bàn, vòng đo
phương vị và thân la bàn.
- Kiểm tra la bàn gồm : Kiểm tra bọt khí trong chậu la bàn, Kiểm tra vị trí nằm
ngang mặt chậu la bàn, Kiểm tra tính ì của mặt số, Kiểm tra vòng đo phương vị,
Kiểm tra chung chậu la bàn, Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.
- Đặt la bàn trên tàu gồm 2 trường hợp: đặt trong hoặc đặt song song mặt
phẳng trục dọc tàu.
- Giá trị hướng đi của tàu là con số trên mặt chia độ của mặt số la bàn, ngay tại
vị trí dấu mũi tàu.
--o0o--
64
BÀI 4: KHAI THÁC SỐ LIỆU MÁY ĐỊNH VỊ
Mã bài: MĐ05-4
Mục tiêu:
Sau bài này học viên có khả năng:
- Biết cấu tạo chung của các loại máy định vị.
- Biết một số kiểu máy định vị thông dụng.
- Biết các ký hiệu thông dụng, đơn vị đo trên máy định vị
- Thao tác kết nối máy định vị với các phụ kiện, vận hành thành thạo.
- Thao tác gọi điểm cần đến thành thạo.
- Đọc thành thạo các chỉ thị trên máy.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị máy định vị.
1.1. Hướng dẫn chuẩn bị máy định vị
Việc chuẩn bị máy định vị gồm 2 thao tác tổng quát
- Kết nối hoặc kiểm tra việc kết nối giữa phần máy chính với ăng-ten cũng như
với nguồn điện.
- Mở máy bằng cách ấn các phím tương ứng tùy từng máy (Hình 4.1) và chờ
máy bắt được sóng của ít nhất 3 vệ tinh, khi đó tọa độ máy sẽ xuất hiện trên màn
hình.
Hình 4.1. Mở máy bằng cách ấn các phím tương ứng tùy từng máy
65
1.2. Các bộ phận chính và cách lắp đặt máy định vị
Máy định vị có hai bộ phận chính là máy chính (phần chỉ thị) và ăng-ten (hình
4-2)
Hình 4-2. Phần chỉ thị và ăng-ten của máy định vị
1.2.1. Lắp đặt phần chỉ thị
-Chọn nơi dễ nhìn, dễ sử dụng nhưng không cản trở những hoạt động khác.
-Tránh nơi nóng ẩm, rung động, nước tạt, mặt trời chiếu, dầu mỡ Đặc biệt
không để mặt trời chiếu thẳng vào màn hình.
-Đế máy cần lắp vững chắc, điều chỉnh góc nghiêng cho dễ nhìn. Đế máy có
thể gắn vào mặt bàn, vách hay trần của buồng lái.
1.2.2. Lắp đặt ăng-ten (hình 4.3)
-Để thu tín hiệu vệ tinh thật
tốt, phải đặt ăng-ten hướng
thẳng lên trên.
-Phía trên của ăng-ten phải
thoáng, không được có vật
che chắn, không nhất thiết
phải lắp ăng-ten ở vị trí cao.
-Không để ăng-ten quá gần
ăng-ten máy thông tin hay
trong chùm tia của ăng-ten
Radar.
Hình 4-3. Lắp đặt ăng-ten
-Ăng-ten phải được lắp chắc chắn.
66
-Không để dây ăng-ten bị dập, chuột cắn, nên bọc dây để tránh ánh sáng mặt
trời thì càng tốt.
1.2.3. Nối dây vào máy định vị (hình 4-4)
- Dây ăng-ten GPS nối vào lỗ cắm có chữ “GPS IN” phía sau lưng máy.
- Dây nguồn điện:
◦ Nối vào lỗ cắm có chữ “DC POWER” phía sau lưng máy.
◦ Đầu nối vào nguồn điện: sợi đỏ nối vào cọc dương (+) và sợi đen nối vào cọc
âm (-). Có thể dùng bình 12 VDC.
1.3. Chức năng các phím bấm thường thấy trên máy định vị
- ON : mở máy
- OFF :tắt máy
- PWR (power) hoặc kí hiệu màu đỏ Ф: mở máy, nếu bấm và giữ : tắt máy.
- ENT (enter): chấp nhận số liệu.
- CLR (clear): xóa số liệu.
- WPT(waypoint): chức năng liên quan đến điểm.
- RTE (route): chức năng liên quan đến hải trình.
- ICON : chức năng liên quan đến biểu tượng.
- POS :(position) màn hình báo vị trí tàu.
- STR :(steer) màn hình lái tàu
- PLOT :(plotter) màn hình vệt di chuyển của tàu
- MOB :(man over board) nút sử dụng khi có người rơi xuống biển
- ZIN :(zoom in) thu hẹp tỉ lệ màn hình
- ZOUT :(zoom out) mở rộng tỉ lệ màn hình
- MODE : (hoặc DISPLAY) thay đổi chế độ màn hình
1.4. Các lưu ý khác
- Thông thường máy định vị đã được kết nối sẳn,chỉ cần kiểm tra việc kết nối
giữa phần máy chính với ăng-ten cũng như với nguồn điện sau đó mở máy và
chờ máy bắt được sóng của ít nhất 3 vệ tinh. Khi máy nhận đủ thông tin sẽ phát
tiếng kêu báo hiệu.
- Phải vận hành được nhiều loại máy định vị.khác nhau
2. Đọc giá trị vị trí tàu.
2.1. Hướng dẫn đọc giá trị vị trí tàu
67
Trên màn hình, tọa độ của tàu là 2 con số nằm cạnh nhau, không đi kèm số thứ
tự hoặc tên gọi. Gồm:
- Vĩ độ là số đứng trước chữ N hoặc S.
- Kinh độ là số đứng trước chữ E hoặc W.
2.2. Màn hình chỉ báo vị trí tàu trên một số máy định vị
Hình 4-4. Màn hình chỉ báo vị trí tàu
trên máy định vị HAIYANG HGP-660
Hình 4-5. Màn hình chỉ báo vị trí
tàu
trên máy định vị Furuno GP-32
Hình 4-6. Màn hình chỉ báo vị trí tàu
trên máy định vị - dò cá Seamax
Hình 4-7. Màn hình chỉ báo vị trí
tàu trên máy định vị JMC DG-500
68
2.3. Các lưu ý khác
- Thông thường khi máy định vị đã kết nối được 3 vệ tinh thì trên màn hình sẽ
lập tức xuất hiện tọa độ của máy định vị (tọa độ của tàu).
- Tránh nhầm lẫn tọa độ tàu với tọa độ điểm đến.
3. Thao tác gọi lại điểm đã nhớ để đi đến
3.1. Hướng dẫn gọi lại điểm đã nhớ
- Một cách khái quát, để gọi lại điểm đã nhớ để đi đến thường gồm 3 thao tác:
◦ Ấn phím có chức năng gọi điểm.
◦ Nhập số thứ tự của điểm nhớ cần đi đến.
◦ Ấn phím ENTER để kết thúc.
- Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có đầy đủ các thông số tọa độ, phương vị
và khoảng cách của điểm đến (mục tiêu).
3.2. Phím có chức năng gọi điểm trên một số máy định vị
STT Máy định vị Phím có chức năng gọi
điểm
1 Furuno GP-30 GOTO
2 JRC NWZ-4550 GOTO / 7
3 Koden KGP-912 SEL
4 Seamax MENU
3.3. Các lưu ý khác
Tọa độ (vĩ độ, kinh độ) của điểm đã được nhập vào bộ nhớ của máy định vị rồi
thì mới có thể thao tác gọi điểm đến
4. Đọc giá trị của hƣớng đi.
4.1. Hướng dẫn đọc giá trị của hướng đi
Trên màn hình, giá trị hướng đi là con số phía trước có chữ thường bắt đầu
bằng chữ C và phía sau (hoặc trước) là kí hiệu T hoặc M.
4.2. Một số kí hiệu liên quan đến hướng đi.
Trên màn hình máy định vị, trị số hướng đi thường đi kèm với các kí hiệu:
69
+ CSE hoặc COG hoặc CRS hoặc CMG: Chỉ báo hướng đi của tàu
+
0
T(true): báo hướng đi thật
+
0
M (magnetic):báo hướng đi địa từ
4.3. Chỉ báo hướng đi trên một số máy định vị
Hình 4-8. Chỉ báo hướng đi
trên máy định vị NWZ-4550
Hình 4-9. Chỉ báo hướng đi
trên máy định vị Furuno GP-32
4.4. Các lưu ý khác
Tránh nhầm lẫn chỉ báo hướng đi với chỉ báo phương vị.
5. Đọc giá trị của phƣơng vị.
5.1. Hướng dẫn đọc giá trị của phương vị
Trên màn hình, giá trị phương vị là con số phía trước có chữ thường bắt đầu
bằng chữ B và phía sau (hoặc trước) là kí hiệu T hoặc M.
5.2. Một số kí hiệu liên quan đến phương vị.
Trên màn hình máy định vị, trị số phương vị thường đi kèm với các kí hiệu:
+ BRG: Chỉ báo phương vị của tàu
+
0
T(true): báo phương vị thật
+
0
M (magnetic):báo phương vị từ
5.3. Chỉ báo phương vị trên một số máy định vị
70
Hình 4-10. Chỉ báo phương vị
trên máy định vị NWZ-4550
Hình 4-11. Chỉ báo phương vị
trên máy định vị JMC GP-100
5.4. Các lưu ý khác
- Giá trị của phương vị chỉ xuất hiện sau khi đã có thao tác “Gọi lại điểm đã
nhớ để đi đến”
- Tránh nhầm lẫn chỉ báo phương vị với chỉ báo hướng đi.
6. Đọc giá trị của khoảng cách.
6.1. Hướng dẫn đọc giá trị của khoảng cách
Trên màn hình, giá trị khoảng cách là con số phía trước có chữ thường bắt đầu
bằng chữ D và phía sau là kí hiệu NM hoặc MI hoặc KM.
6.2. Một số kí hiệu liên quan đến khoảng cách
Trên màn hình máy định vị, trị số khoảng cách từ tàu tới điểm đến (mục tiêu)
thường đi kèm với các kí hiệu:
- DST hoặc DIST hoặc DTG hoặc RNG: Chỉ báo khoảng cách
- MI(mile) : dặm [SM], 1dặm=1600m
- NM (nautical mile): hải lý , 1Nm=1852m
- KM (kilometer): cây số
71
6.3. Chỉ báo khoảng cách trên một số máy định vị
Hình 4-12. Chỉ báo khoảng cách
trên máy định vị NWZ-4550
Hình 4-13. Chỉ báo khoảng cách
trên máy định vị Furuno GP-30
6.4. Các lưu ý khác
Giá trị của khoảng cách chỉ xuất hiện sau khi đã có thao tác “Gọi lại điểm đã
nhớ để đi đến”
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Liên kết máy định vị với các phụ kiện, và cho máy hoạt động.
Bài tập 2: Xác định rồi đọc tọa độ hiện tại, hướng đi .của tàu.
Bài tập 3: Cho 3 điểm A, B, C mà tọa độ đã có sẳn trong bộ nhớ của máy, thao
tác gọi 3 điểm A, B, C.
Bài tập 4: Xác định rồi đọc phương vị và khoảng cách đến mục tiêu.
C. Ghi nhớ
- Máy định vị có hai bộ phận chính là máy chính (phần chỉ thị) và ăng-ten.
- Vĩ độ là số đứng trước chữ N hoặc S và kinh độ là số đứng trước chữ E hoặc
W.
- Giá trị hướng đi là con số phía trước có chữ thường bắt đầu bằng chữ C và
phía sau (hoặc trước) là kí hiệu T hoặc M.
- Giá trị phương vị là con số phía trước có chữ thường bắt đầu bằng chữ B và
phía sau (hoặc trước) là kí hiệu T hoặc M.
- Giá trị khoảng cách là con số phía trước có chữ thường bắt đầu bằng chữ D
và phía sau là kí hiệu NM hoặc MI hoặc KM.-o0o-
72
Bài 5: XÁC ĐỊNH PHƢƠNG VỊ VÀ KHOẢNG CÁCH BẰNG RA ĐA
Mã bài: MĐ05-5
Mục tiêu:
Sau bài này học viên có khả năng:
- Biết cấu tạo chung của ra đa.
- Biết một số kiểu ra đa thông dụng.
- Biết các phím, ký hiệu thông dụng trên ra đa
- Chọn được thang đo
- Sử dụng được chức năng con trỏ (dấu +) để xác định phương vị và khoảng
cách.
- Sử dụng được chức năng đường phương vị điện tử (EBL) để xác định phương
vị.
- Sử dụng được chức năng vòng khoảng cách di động (VRM) để xác định
khoảng cách.
- Đọc thành thạo các chỉ thị trên máy
A. Nội dung
1. Chuẩn bị ra đa
1.1. Hướng dẫn chuẩn bị ra đa
Ra đa cho ta biết phương vị và khoảng cách đến mục tiêu.
Việc chuẩn bị ra đa gồm 3 thao tác tổng quát
- Kết nối hoặc kiểm tra việc kết nối giữa phần máy chính với ăng-ten cũng như
với nguồn điện.
- Thông điện cho máy bằng cách ấn các phím tương ứng (POWER hoặc
STBY/OFF) tùy từng máy .
Thông điện cho máy là cho máy vào
làm việc ở chế độ chờ, ra đa chưa phát
sóng, màn hình hiện chữ “Stand by”
(Hình 5.1).
Hình 5-1. Màn hình ở chế độ chờ
73
- Cho ra đa vào chế độ phát bằng cách ấn các phím tương ứng (X-MIT/OFF
hoặc TX/SAVE hoặc ST BY/TX) tùy từng máy.
Ở chế độ phát thì ra đa bắt đầu phát sóng vào không gian, màn hình bắt đầu
hiển thị mục tiêu.
1.2. Các bộ phận chính của ra đa
Để thực hiện nhiệm vụ thám sát và đo hướng ngắm, khoảng cách đến mục tiêu.
một ra đa hàng hải phải có các bộ phận: hệ thống ăng-ten, máy phát, máy thu,
máy hiện sóng, máy biến dòng.
Các ra đa hiện
đại ngày nay về
cấu tạo rất đơn
giản, gọn nhẹ
(Hình 5.2)
chỉ gồm 2
phần là :
◦ Máy chính
trong đó bao
gồm máy phát,
máy thu, máy
hiện sóng, máy
biến dòng
◦ Hệ thống
ăng-ten
Hình 5.2. Máy chính và ăng-ten ra đa
1.3. Kết nối và lắp đặt ra đa
1.3.1. Kết nối máy chính với ăng ten và nguồn điện.
Mặt sau máy chính sẽ có 2 ổ cắm (Hình 5-3)
74
- Ổ POWER kết nối với nguồn điện, có thể dùng bình 12 VDC.
- Ổ SC unit kết nối với ăng-ten.
1.3.2. Lắp đặt phần máy chính (Hình 5-4)
-Chọn nơi dễ nhìn, dễ sử dụng nhưng không cản trở những hoạt động khác.
-Tránh nơi nóng ẩm, rung động, nước tạt, mặt trời chiếu, dầu mỡ Đặc biệt
không để mặt trời chiếu thẳng vào màn hình.
-Đế máy cần lắp vững chắc, điều chỉnh góc nghiêng cho dễ nhìn. Đế máy có
thể gắn vào mặt bàn, vách hay trần của buồng lái.
1.3.3. Lắp đặt ăng-ten
-Phía trên của ăng-ten phải thoáng, không được có vật che chắn.
-Không để ăng-ten quá gần ăng-ten máy thông tin hay ăng-ten máy định vị.
-Ăng-ten phải được lắp chắc chắn.
-Không để dây ăng-ten bị dập, chuột cắn, nên bọc dây để tránh ánh sáng mặt
trời thì càng tốt.
Hình 5-3. Kết nối với ăng ten và
nguồn điện
Hình 5-4. Máy chính ra đa JMA-2253
75
1.4. Các nút điều khiển ra đa và ký hiệu theo quy định của IMO.
Dưới đây là tên gọi cũng như ký hiệu của các nút, công tắc điều chỉnh điều
khiển vận hành ra đa và các ký hiệu của chúng theo quy định các tổ chức hàng
hải liên chính phủ (IMO)
1.4.1. Dùng vào việc điều khiển vận hành .
- OFF Tắt.
- RADAR ON mở Radar
- RADAR STANDBY Radar chuẩn bị
- ANTENNA quay ăng-ten
- RANGE thang tầm xa.
- Dùng vào việc điều chỉnh tính năng:
- BRILLIANCE Độ sáng.
- FOCUS Độ hội tụ.
- GAIN Độ lợi.
- SEA CLUTTER : Nhiễu biển.
- RAINCLUTTER: Nhiễu mưa.
- TUNING Điều hưởng.
- Dùng vào việc kiểm tra tính năng:
- PERFORMANCE MONITOR: Kiểm tra tính năng.
1.4.2. Dùng vào việc chỉnh định ảnh và đo hướng ngắm:
- BEARING CURSOR- MECHANICAL AND ELECTRONIC: : vạch chuẩn
đo hướng cơ học và điện tử
- CENTRING chỉnh tâm.
- HEADING MARKER Dấu Mũi Tàu
- PICTURE ROTATE Quay hình.
- EXPAND. CENTRE Mở rộng tâm.
- SCALE (ILLUMINATION): Chiếu sáng thang tỷ lệ
- Dùng vào việc đo tầm xa:
- RANGE SCALE Thang tầm xa.
- RANGE RINGS Vòng cự ly cố định
- VARIABLE RANGE MARKER: Dấu đo xa biến đổi
1.4.3. Cách định hướng của màn ảnh Radar:
76
- PRESENTATION SWITCH SHIP’S ( HEAD UP OR NORTH UP)
Định hướng theo mũi tàu hay Bắc thật
1.4.4. Dùng cho màn hiện sóng chuyển động thật
- :PRESENTATION SWITCH RELATIVE MOTION OR TRUE MOTION:
Công tắc chọn chuyển động tương đối hay chuyển động thật.
- SPEED INPUT SELECTOR: Chọn tốc độ vào máy.
- COURSE ADJUST: Chỉnh hướng đi .
- SET AND DRIFT CORRECTION: Hiệu chỉnh trôi dạt.
- N-S E- W RESETTING: Đặt lại theo hướng bắc/ nam và đông /
tây.
Tùy từng loại ra đa, tên gọi của các nút điều khiển có khác nhau ít nhiều.Cũng
có loại ra đa không ghi tên các nút mà thay hẳn bằng ký hiệu được thống nhất
thừa nhận trên thế giới.
1.5. Các phím khởi động của một số ra đa phổ biến hiện nay
- Phím thông điện cho máy : POWER hoặc STBY/OFF.
- Phím vào chế độ phát hoặc về chế độ chờ: X-MIT/OFF hoặc TX/SAVE hoặc
ST BY/TX.
Hình 5-5. Hai phím khởi động của ra
đa JRC JMA-2253
Hình 5-6. Hai phím khởi động của ra
đa Koden MD-3404
77
1.6. Các lưu ý khác
- Thông thường khi tàu đang hành trình ra đa đã được kết nối sẳn và đang ở
chế độ chờ, chỉ cần ấn các phím X-MIT/OFF hoặc TX/SAVE hoặc ST BY/TX
để vào lại chế độ phát.
- Phải vận hành được nhiều loại ra đa khác nhau.
2. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy đƣợc mục tiêu.
2.1. Hướng dẫn chọn tầm hoạt động
Cần chọn thang đo thích hợp để mục tiêu cần thấy xuất hiện trên màn hình.
- Các ra đa hiện nay thường có phím RANGE để chọn thang đo.
- Ấn phím RANGE cho đến khi mục tiêu cần thấy xuất hiện trên màn hình
- Thang đo thường xuất hiện bên trái màn hình, bên cạnh trị số thường có chữ
RNG hoặc Nm (hải lý) hoặc Mi (dặm) hoặc Km (cây số) (Hình 5-7 và Hình 5-
8).
Hình 5-7. Chỉ báo thang đo 3 hải lý Hình 5-8. Chỉ báo thang đo 12 hải lý
2.2. Các lưu ý khác
- Tránh nhầm mục tiêu cần thấy.
- Tránh nhầm giữa chỉ thị thang đo và khoảng cách.
3. Xác định đồng thời phƣơng vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con
trỏ (dấu +).
78
3.1 Hướng dẫn xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu
bằng con trỏ
Dùng chức năng con trỏ (dấu +) để xác định phương vị và khoảng cách đến
mục tiêu, tổng quát gồm 3 bước:
3.1.1. Làm xuất hiện con trỏ trên màn hình
Dùng phím CURSOR hoặc dùng phím SELECT/CANCEL
3.1.2. Dịch chuyển con trỏ đến mục tiêu.
Dùng phím dịch chuyển (TRACKPAD) trên mặt máy để dịch chuyển con trỏ
tới vị trí mục tiêu cần xác định.
3.1.3. Đọc giá trị
phương vị và
khoảng cách
Chỉ báo phương vị
và khoảng cách vị trí
con trỏ thường nằm
dưới màn hình, bên
cạnh có ký hiệu
CUR hoặc dấu (+)
(Hình 5-9).
Hình 5-9. Chỉ báo phương vị, khoảng cách vị trí con
trỏ.
3.2. Cá