Giáo trình mô đun Lái tàu và trực ca

ĐỀ MỤC TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1

LỜI GIỚI THIỆU 2

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, VIẾT TẮT 3

MÔ ĐUN LÁI TÀU VÀ TRỰC CA 10

Giới thiệu mô đun 10

Bài 1: Chuẩn bị lái tàu 11

Mục tiêu 11

A. Nội dung 11

1. Nhận biết hướng gió 11

1.1. Mục đích 11

1.2. Ảnh hưởng của gió đến điều động tàu 11

1.3. Cách xác định hướng gió 12

1.4. Lưu ý khi xác định hướng gió 14

2. Nhận biết hướng nước 14

2.1. Mục đích 14

2.2. Ảnh hưởng của dòng nước đến điều động tàu 14

2.3. Xác định hướng nước 14

2.4. Lưu ý khi xác định hướng nước 15

3. Nhận biết độ sâu nước 15

3.1. Mục đích 15

3.2. Ảnh hưởng của độ sâu nước 15

3.3. Phương pháp nhận biết độ sâu nước 16

4. Nhận biết hướng đi 16

4.1. Mục đích 16

4.2. Xác định bốn hướng chính 16

4.3. Quy trình xác định hướng đi 17

4.4. Những lưu ý khi xác định hướng đi 18

5. Nhận biết khẩu lệnh lái tàu 19

5.1. Mục đích 19

5.2. Quy trình thực hiện 19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 19

1. Câu hỏi 195

2. Bài tập thực hành 19

C. Ghi nhớ 19

Bài 2. Lái tàu căn bản 21

Mục tiêu 21

A. Nội dung 21

1. Sử dụng vô lăng 21

1.1. Yêu cầu khi sử dụng vô lăng lái 21

1.2. Quy trình sử dụng vô lăng lái 21

1.3. Những lưu ý khi sử dụng vô lăng lái 22

2. Sử dụng ga – số 22

2.1. Mục đích 22

2.2. Quy trình thực hiện 22

2.3. Những lưu ý khi sử dụng bộ ga – số 23

3. Sử dụng la bàn 24

3.1. Mục đích 24

3.2. Cấu tạo la bàn từ 24

3.3. Các giá trị độ lệch la bàn từ 25

3.4. Sử dụng la bàn từ 26

3.5. Những lưu ý khi sử dụng la bàn từ 27

4. Lái thẳng tàu chạy tới 27

4.1. Mục đích 27

4.2. Những yêu cầu khi thực hiện 27

4.3. Quy trình lái thẳngtàu chạy tới 27

4.4. Lưu ý khi lái thẳng tàu chạy tới 28

5. Lái chuyển hướng sang trái 28

5.1. Mục đích 28

5.2. Quy trình lái chuyển hướng sang trái 28

5.3. Lưu ý khi thực hiện lái chuyển hướngsang trái 28

6. Lái chuyển hướng sang phải 29

6.1. Mục đích 29

6.2. Quy trình lái chuyển hướng sang phải 29

6.3. Lưu ý khi thực hiện lái chuyển hướng sang phải 29

7. Chạy lùi 29

7.1. Mục đích 29

7.2. Quy trình lái tàu chạy lùi 30

7.3. Lưu ý khi thực hiện lái tàu chạy lùi 31

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31

1. Câu hỏi 31

2. Bài tập thực hành 326

C. Ghi nhớ 32

Bài 3. Lái tàu hành trình 33

Mục tiêu 33

A. Nội dung 33

1. Lái theo hướng đi và tốc độ không đổi 33

1.1. Mục đích 33

1.2. Quy trình lái theo hướng đi và tốc độ không đổi 33

1.3. Lưu ý khi lái theo hướng đi và tốc độ không đổi 34

2. Thay đổi hướng đi 34

2.1. Mục đích 34

2.2. Quy trình thực hiện 34

3. Lái thẳng hướng khi tàu đi ngược gió 35

3.1. Mục đích 35

3.2. Quy trình thực hiện 35

3.3. Lưu ý khi lái tàu ngược hướng gió 36

4. Lái tàu thẳng hướng khi đi xuôi gió 36

4.1. Mục đích 36

4.2. Quy trình thực hiện 36

4.3. Lưu ý khi lái tàu đi xuôi gió 36

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 36

1. Câu hỏi 36

2. Bài tập thực hành 37

C. Ghi nhớ 37

Bài 4. Thực hiện quy tắc tránh va 38

Mục tiêu 38

A. Nội dung 38

1. Hành động nhường đường 38

1.1. Mục đích 38

1.2. Trách nhiệm nhường đường 38

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện 39

1.4. Quy trình điều động tàu nhường đường 39

2. Hành động khi được nhường đường 40

2.1. Mục đích 40

2.2. Những yêu cầu khi thực hiện 40

2.3. Quy trình điều động khi được nhường đường 40

2.4. Lưu ý khi điều động 40

3. Hành động khi đối hướng tàu khác 40

3.1. Những yêu cầu khi thực hiện 417

3.2. Quy trình thực hiện 41

4. Hành động khi cắt hướng tàu khác 41

4.1. Xác định tình huống cắt hướng 41

4.2. Điều động tàu khi cắt hướng tàu khác 42

5. Hành động khi vượt tàu khác 43

5.1. Xác định tình huống vượt nhau 43

5.2. Điều động tàu vượt tàu khác 43

6. Hành động khi gặp tàu có quyền ưu tiên 43

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46

1. Câu hỏi 46

2. Bài tập thực hành 46

C. Ghi nhớ 46

Bài 5. Trực neo trên biển 47

Mục tiêu 47

A. Nội dung 47

1. Ý nghĩa 47

2. Quy trình thực hiện 47

2.1. Nhận ca trực 47

2.2. Thực hiện trực ca 47

2.3. Giao ca trực 47

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 48

1. Câu hỏi 48

2. Bài tập thực hành 48

C. Ghi nhớ 48

Bài 6. Trực ca bờ 49

Mục tiêu 49

A. Nội dung 49

1. Ý nghĩa 49

2. Quy trình thực hiện 49

2.1. Nhận ca trực 49

2.2. Thực hiện trực ca 49

2.3. Giao ca trực 50

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50

1. Câu hỏi 50

2. Bài tập thực hành 50

C. Ghi nhớ 51

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 528

I. Vị trí, tính chất của mô đun 52

II. Mục tiêu 52

III. Nội dung chính của mô đun 52

IV.Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 53

4.1. Bài 1. Chuẩn bị lái tàu 53

4.2. Bài 2. Lái tàu căn bản 54

4.3. Bài 3. Lái tàu hành trình 54

4.4. Bài 4. Thực hiện quy tắc tránh va 55

4.5. Bài 5. Trực neo trên biển 56

4.6. Bài 6. Trực neo bờ 56

V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập 56

5.1. Bài 1. Chuẩn bị lái tàu 57

5.2. Bài 2. Lái tàu căn bản 58

5.3.Bài 3. Lái tàu hành trình 59

5.4. Bài 4. Thực hiện quy tắc tránh va 60

5.5. Bài 5. Trực neo trên biển 60

5.6. Bài 6. Trực ca bờ 61

VI. Tài liệu tham khảo 62

pdf63 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Lái tàu và trực ca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hết lái sang phải hoặc sang trái, số vòng quay vô lăng càng nhiều, tàu càng ăn lái chậm và ngược lại. Kiểm tra tính ổn định hướng đi của con tàu: đây là thao tác quan trọng để nhận biết khả năng giữ nguyên hướng chuyển động thẳng đã cho của con tàu khi không có sự tham gia của người lái hoặc khi chỉ thông qua một góc lái rất nhỏ. Tính ổng định hướng của tàu rất quan trọng trọng khi ta hành trình trong luồng hoặc khi ta cố gắng lái tàu với mức độ thay đổi nhỏ nhất của bánh lái ở trên biển. để kiểm tra tính định hướng của con tàu, ta thực hiện thao tác sau: - Để góc bẻ lái ở giá trị 0o , nếu tàu vẫn duy trì thẳng thế khi đang hành trình thì con tàu có tính định hướng tốt (định hướng dương). - Nếu bánh lái để ở số không mà con tàu quay trở với tốc độ quay trở tăng lên thì con tàu có tính định hướng kém (định hướng âm). 21 - Tàu có tính định hướng trung tính khi nó tiếp tục quay với tốc độ quay hiên tại hoặc tiếp tục nằm trên hướng hiện tại cho đến khi có các ngoại lực tác động vào, nó không khuynh hướng hoặc là tăng hoặc là giảm tốc độ quay khi bánh lái ở vị trí số không. Quay vô lăng sang phải, để chuyển hướng tàu sang phải, nhìn vào đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định góc bẻ lái. Quay vô lăng sang trái để chuyển hướng tàu sang trái, nhìn vào đồng hồ chỉ báo để xác định góc bẻ lái. 1.3. Những lưu ý khi sử dụng vô lăng: Quay vô lăng sang phải, mũi tàu sang phải khi máy tới và ngược lại khi máy lùi; Quay vô lăng sang trái, mũi tàu sang trái khi máy tới và ngược lại khi máy lùi. Hình 2.1. Hướng mũi tàu khi bẻ lái 2.Sử dụng ga, số: 2.1. Mục đích: Việc sử dụng ga nhằm điều chỉnh tốc độ tàu theo ý muốn của người lái tàu, sử dụng số để điều khiển tàu chạy tới, lùi hay dừng máy. Việc sử dụng ga, số có ý nghĩa quan trọng trong việc điều động tàu, nó ảnh hướng nhiều đến tính ăn lái của con tàu. 2.2. Quy trình thực hiện: Cần số có 3 vị trí: - Phía trước: số tới, máy chạy tới; - Ở giữa: số 0 (tốp), máy dừng (chân vịt không quay); - Phía sau: số lùi, máy chạy lùi 22 A. Số tới B.Số giữa C. Số lùi Hình 2.1. Các vị trí của cần số Khi đẩy cần ga về phía trước, tức là ta tăng ga, tương ứng vòng quay chân vịt tăng và làm tốc độ tàu tăng (khi còn số). Trường hợp cho tàu chạy tới: Chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất, chuyển cần số từ vị trí dừng máy sang vị trí tới máy, từ từ chuyển cần ga để tăng tốc độ cho tàu. Trường hợp cho tàu chạy lùi: Giả sử lúc này tàu đang chạy tới, ta chuyển cần gần về vị trí nhỏ nhất, tiếp đến ta chuyển cần số về vị trí lùi máy, sau đó chỉnh ga theo ý muốn. 2.3. Những lưu ý khi sử dụng bộ ga số: Người điều khiển phải nắm được các đặc điểm cơ bản sau của bộ ga-số khi thao tác. 23 Khi sử dụng ga số cần giữ nguyên tắc: trước khi chuyển từ số tới sang số lùi và ngược lại, ta phải chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất. Sau khi cài số tới/lùi xong, ta tăng ga từ từ. Nếu không giữ nguyên tắc này thì có thể làm cho hộp số của máy tàu bị hỏng. Khi điều chỉnh tốc độ, ta phải chuyển cần ga từ từ nhưng khi cài số tới/lui phải hành động dứt khoát. Hình 2.2. Buồng lái của một tàu đánh cá 1. Vô lăng; 2. La bàn từ; 3. Cần ga; 4. Cần số 2. 3. Sử dụng la bàn 3.1. Mục đích, ý nghĩa: La bàn tàu cá thường sử dụng là la bàn từ, nó giúp cho người lái tàu xác định hướng đi trên biển. 3.2.Cấu tạo của la bàn từ: Một la bàn từ có cấu tạo gồm chậu la bàn, mặt la bàn, dung dịch bên trong, kim chỉ bắc. Mặt la bàn là một đĩa hình tròn được chia thành 360o và các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Kim chỉ Bắc trên la bàn luôn chỉ hướng Bắc la bàn từ. Hướng Bắc trên la bàn có gốc là 0 độ. 24 Hình 2.3. La bàn từ 3.3. Các giá trị độ lệch la bàn từ: - Độ lệch riêng la bàn từ: Sắt thép trên tàu chịu ảnh hưởng của từ trường trái đất, bị từ hóa sinh ra từ trường thứ cấp. Từ trường thứ cấp tác động lên la bàn từ gây nên độ lệch riêng la bàn từ (δ). Độ lệch riêng la bàn từ (δ) là góc nhỏ hơn bởi phần bắc kinh tuyến địa từ và phần bắc kinh tuyến la bàn. Nếu kim la bàn lệch về phía: NE kinh tuyến địa lý thì > 0 và qui ước mang tên đông (δE ); NW kinh tuyến địa lý thì< 0 , qui ước mang tên tây (δW ). 25 Hình 2.4. Độ lệch riêng la bàn từ Giá trị (δ) không phụ thuộc vào vị trí của tầu mà phụ thuộc vào hướng chạy tầu và loại tầu. Trên tàu người ta lập sẵn bảng độ lệch riêng la bàn từ theo từng hướng đi ở hai dạng: bảng và đường cong. Hiện nay chủ yếu sử dụng dạng đường cong thuận tiện và chính xác hơn. Đối số tra độ lệch riêng la bàn từ là hướng địa từ Hd, tuy nhiên thực tế có thể thay gần đúng bằng hướng la bàn HL. - Độ lệch la bàn từ (∆L): Số hiệu chỉnh la bàn từ là độ lệch tổng hợp của độ lệch địa từ và độ lệch riêng la bàn, đó là góc nhỏ hơn hợp bởi phần bắc kinh tuyến địa từ và phần bắc kinh tuyến la bàn. Hình 2.5. Độ lệch la bàn từ ∆L = d +δ. ∆L: số hiệu chỉnh la bàn từ d: độ lệch địa từ δ: độ lệch la bàn từ 3.4. Sử dụng la bàn: Đặt la bàn theo mặt phẳng trục dọc tàu. Khi xác định hướng tàu chạy, ta nhìn và la bàn và đọc giá trị của la bàn theo hướng mũi tàu. Hướng mũi tàu đọc theo giá trị của la bàn đó là hướng chạy tàu theo la bàn. Để xác định phương vị đến một mục tiêu, ta ngắm hướng từ la bàn đến mục tiêu, đọc giá trị góc trên la bàn cho ta được phương vị la bàn của mục tiêu. 26 Hướng mũi tàu đọc theo giá trị trên la bàn không phải là hướng thật. Để xác định hướng thật, ta phải dựa vào hải đồ để xác định độ lệch địa từ tại vùng biển đang hành trình sau đó tiến hành hiệu chỉnh độ lệch địa từ, độ lệch riêng la bàn từ để có được sai số la bàn từ. Lấy hướng tàu theo la bàn từ, hiệu chỉnh với sai số la bàn từ cho ta hướng đi thật của tàu. Thực tế, sai số của là bàn từ là không lớn, vì vậy người đi biển có thể dựa vào kinh nghiệm, kết hợp sử dụng là bàn từ và quan trắc trên biển để xác định hướng đi một cách chính xác nhất. 3.5. Những lưu ý khi sử dụng la bàn từ: Khi sử dụng la bàn ở một vùng biển nhất định, cần chú ý xác định sai số la bàn để có được hướng đi thật. La bàn từ bị lệch bởi các vật có từ tính, vì vậy không đặt các vật kim loại gần la bàn từ. Quá trình sử dụng la bàn phải bảo quản một cách hợp lý, giữ la bàn luôn sạch sẽ, khô ráo. 4. Lái thẳng tàu chạy tới 4.1. Mục đích: Cho tàu chạy tới thẳng hướng. 4.2. Những yêu cầu khi thực hiện: Khi thực hiện công việc này, đòi hỏi người lá tàu phải biết cách sử dụng vô lăng lái, la bàn, bộ ga-số, tính năng của con tàu. 4.3. Quy trình lái thẳng tàu chạy tới: Về nguyên tắc, để điều động tàu tới thẳng, ta làm như sau: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số tới; - Tăng ga từ từ; - Giữ nguyên góc lái. Tuy nhiên trong thực tế,khi tàu đã có trớn, do ảnh hưởng của chiều quay chân vịt, nên mũi tàu có xu hướng sang phải nếu chân vịt chiều phải; sang trái nếu chân vịt chiều trái (chưa kể đến ảnh hưởng của gió, nước). Trường hợp tàu chưa có trớn tới (khi mới khởi động máy tới) thì mũi tàu có xu hướng ngả sang trái nếu chân vịt chiều phải và ngược lại. 27 Hình 2.6. Điều động tàu tới thẳng 1. Mặt phẳng trục dọc tàu;2. Bánh lái; 3. Chiều quạt chân vịt;4. Hướng mũi tàu; . Góc lái 4.4. Lưu ý khi lái thẳng tàu chạy tới: Khi thực hiện lái thẳng tiến, người lái tàu phải chú ý đến các yếu tố làm cho mũi tàu bị dạt như ảnh hưởng của chân vịt, tác động của gió, dòng chảy để thực hiện hành động giữ lái nhằm giữ mũi tàu thẳng thế. 5. Lái chuyển hướng sang trái: 5.1. Mục đích: Việc lái chuyển hướng sang trái nhằm thay đổi hướng tiến của con tàu sang bên trái so với hướng đang hành trình. 5.2. Quy trình lái chuyển hướngsang trái: Ta thực hiện như sau: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số tới; - Tăng ga từ từ ; - Quay vô lăng sang trái. - Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Hình 2.7. Điều động tàu sang trái (máy tới) 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu -. Góc lái; 5.3. Lưu ý khi thực hiện lái chuyển hướng sang trái: 28 Khi thực hiện lái tiến sang trái, người lái tàu cần phải biết kết hợp giữa việc quay vô lăng lái và sự chuyển hướng của la bàn cũng như sự thay đổi của đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái của tàu. 6. Lái chuyển hướng sang phải: 6.1. Mục đích: Lái chuyển hướngsang phải nhằm thay đổi hướng tiến của con tàu sang phải. 6.2. Quy trình lái chuyển hướng sang phải: Ta thực hiện các bước như sau; - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số tới; - Tăng ga từ từ; - Quay vô lăng sang phải. Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Hình 2.8. Điều động tàu sang phải (máy tới) 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt;4. Hướng mũi tàu; . Góc lái. 6.3. Lưu ý khi lái chuyển hướng sang phải: Khi thực hiện lái tiến sang phải, người lái tàu cần phải biết kết hợp giữa việc quay vô lăng lái và sự chuyển hướng của la bàn cũng như sự thay đổi của đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái của tàu. 7. Chạy lùi: 7.1. Mục đích: 29 Khi điều động tàu, có những tình huống ta phải điều động cho tàu chạy lùi chẳng hạn như để giảm quán tính tàu, làm cho tàu dừng lại một cách nhanh chóng, chạy lùi máy để thả neo,... 7.2. Quy trình lái tàu chạy lùi: Trường hợp 1: máy chạy lùi, mũi tàu thẳng hướng: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số lùi; - Tăng ga từ từ; - Giữ nguyên góc lái. Hình 2.9. Điều động tàu chạy lùi 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái; 3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu; . Góc lái Trường hợp 2: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang phải: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số lùi; - Tăng ga từ từ; - Quay vô lăng sang trái. Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. 30 Hình 2.10. Điều động tàu sang phải (máy lùi) 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu;. Góc lái Trường hợp 3: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang trái: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất; - Cài số lùi; - Tăng ga từ từ; - Quay vô lăng sang phải. Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Hình 2.11. Điều động tàu sang trái (máy lùi) 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái; 3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu;. Góc lái 7.3. Những lưu ý khi lái tàu chạy lùi: Khi thực hiện công việc này, đòi hỏi người lái tàu phải biết cách sử dụng vô lăng lái, la bàn, bộ ga-số và nắm vững các đặc tính chuyển động của tàu. Trong thực tế, do ảnh hưởng của chiều quay chân vịt, nên mũi tàu có xu hướng sang trái nếu chân vịt chiều phải; sang phải nếu chân vịt chiều trái (chưa kể đến ảnh hưởng của gió, nước). B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày quy trình lái tàu căn bản? 31 1.2. Trình bày quy trình sử dụng vô lăng lái? 1.3. Trình bày cấu tạo của la bàn từ? 1.4. Trình bày quy trình lái tàu thẳng tiến? 1.5. Trình bày quy trình lái tàu chạy lùi? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Thực hành cho máy tàu chạy lùi, tiến hành bẻ lái sang trái. 2.2. Thực hành cho máy tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải. C. Ghi nhớ: Quay vô lăng sang phải, để chuyển hướng tàu sang phải, nhìn vào đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định góc bẻ lái. Quay vô lăng sang trái để chuyển hướng tàu sang trái, nhìn vào đồng hồ chỉ báo để xác định góc bẻ lái. Khi sử dụng ga số cần giữ nguyên tắc: trước khi chuyển từ số tới sang số lùi và ngược lại, ta phải chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất. Sau khi cài số tới/lùi xong, ta tăng ga từ từ. Khi thực hiện lái tàu, người lái tàu phải chú ý đến các yếu tố làm cho mũi tàu bị dạt như ảnh hưởng của chân vịt, tác động của gió, dòng chảy để thực hiện hành động giữ lái cho phù hợp. 32 Bài 3: Lái tàu hành trình Mã bài: MĐ04-03 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình Lái tàu hành trình. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình Lái tàu hành trình đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Lái theo hướng đi và tốc độ không đổi: 1.1. Mục đích: Duy trìvị trí tàu nằm trên một hướng đi như đã thao tác trên hải đồ và tốc độ không thay đổi trong quá trình hành trình trên biển. 1.2. Quy trình lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi: Giữ nguyên tốc độ tàu; Giữ nguyên hướng đi thẳng; Hình 3.1. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi Thực tế trên biển, để giữ được tàu đi thẳng theo hướng đã định là điều rất khó vì gió nước luôn tác dụng làm tàu bị dạt. 33 Kinh nghiệm để giữ tàu chạy thẳng, ta nên tìm mục tiêu phía trước mũi tàu (ngọn núi, hòn đảo, áng mây) và nhìn vào mục tiêu đó để chạy tàu, thỉnh thoảng mới nhìn vào la bàn để kiểm tra hướng đi. Trường hợp không có các mục tiêu trước mũi tàu, người lái tàu phải nhìn vào la bàn xem hướng trên la bàn có bị thay đổi hay không, nếu trường hợp hướng trên là bàn luôn không đổi, ta có thể xem vệt tàu chạy sau đuôi tàu để xác định xem tàu có bị dạt khỏi hướng đã định do ảnh hưởng của gió và dòng chảy hay không. Khi tàu bị dạt xa đường đi đã định, ta phải đổi hướng tàu để đưa tàu về đường đi cũ. 1.3. Lưu ý khi lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi: Dù ta có luôn giữ thẳng lái, nhưng do tác động của sóng, gió, dòng chảy, thủy triểu nên vị trí tàu luôn bị xê dịch “lúc sang phải, lúc sang trái” so với đường đi đã định (gọi là bị dạt). 2. Thay đổi hướng đi: 2.1. Mục đích: Điều khiển nhằm thay đổi hướng đi của tàu khi đang hành trình trên biển. 2.2. Quy trình thực hiện: Chuyển hướng sang trái khi đang hành trình: - Giữ nguyên tốc độ đang chạy (có thể giảm nếu tốc độ để đảm bảo an toàn) - Quay vô lăng sang trái. - Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Khi mũi tàu quay gần tới hướng mong muốn, cần chú ý điều chỉnh vô lăng để khi mũi tàu tới hướng ta mong muốn thì vừa hết trớn, nếu mũi tàu vượt quá hướng mong muốn ta có thể xoay nhẹ vô lăng sang phải để mũi tàu quay đúng hướng. 34 Hình 3.2. Lái chuyển hướng sang trái khi đang hành trình 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu -. Góc lái; Chuyển hướng sang phải khi đang hành trình: - Giữ nguyên hướng và tốc độ (có thể giảm tốc độ để đảm bảo an toàn khi tàu chuyển hướng) - Quay vô lăng sang phải. Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Khi mũi tàu quay gần tới hướng mong muốn, cần chú ý điều chỉnh vô lăng để khi mũi tàu tới hướng ta mong muốn thì vừa hết trớn, nếu mũi tàu vượt quá hướng mong muốn ta có thể xoay nhẹ vô lăng sang trái để mũi tàu quay đúng hướng. Hình 3.3 . Chuyển hướng sang phải khi đang hành trình. 1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt;4. Hướng mũi tàu; . Góc lái. 3. Lái tàu thẳng hướng khi tàu đi ngược gió: 3.1. Mục đích: Hành động này nhằm giúp cho con tàu đi đúng hướng theo kế hoạch khi tàu bị ảnh hưởng từ việc đi ngược gió. 35 3.2. Quy trình thực hiện: Giữ nguyên hướng đi và tốc độ (có thể tăng tốc hoặc giảm tốc độ khi cần thiết) Khi đi ngược gió, ảnh hưởng của gió làm giảm tốc độ tàu. đồng thời làm mũi tàu bị đảo hướng. Trong trường hợp này, ta vẫn giữ nguyên hướng như ban đầu nhưng cần phải điều chỉnh hướng đi một cách thích hợp.Nếu tàu bị dạt ra xa hướng đi đã định, có thể bẻ lái để đưa tàu về đúng với đường đi như đã lập kế hoạch nếu cần thiết. Hình 3.4. Lái thẳng hướng khi tàu đi ngược gió 3.3. Lưu ý khi lái tàu ngược hướng gió: Khi tàu chạy ngược gió, ảnh hướng của gió làm giảm tốc độ của tàu và mũi tàu bị đảo hướng là rất đáng kể. 4. Lái tàu thẳng hướng khi tàu đi xuôi gió: 4.1. Mục đích, ý nghĩa: Giữ cho tàu luôn thẳng hướng khi tàu đi xuôi gió. 4.2. Quy trình thực hiện: Giữ nguyên hướng đi và tốc độ (nếu cần thiết có thể giảm tốc độ để duy trì tốc độ an toàn cho tàu. Khi lái tàu xuôi gió, tốc độ tàu sẽ tăng nhưng đồng thời mũi tàu cũng bị dạt do ảnh hưởng của gió, vì vậy trong trường hợp này ta cũng đè lái hợp lý để giảm tác động của gió đến hướng mũi tàu. Hình 3.5. Lái tàu thẳng hướng khi đi xuôi gió 4.3. Những lưu ý lái tàu đi xuôi gió: 36 Khi đi xuôi gió,cần lưu ý đến ảnh hưởng của gió có thể làm tốc độ tàu tăng lên đáng kể, vì vậy trong những trường hợp nhất định, để đảm bảo tốc độ an toàn ta có thể giảm tốc độ tàu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày quy trình lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi khi hành trình trên biển? 1.2. Trình bày quy trình lái chuyển hướng sang trái khi tàu đang hành trình? 1.3. Trình bày quy trình lái chuyển hướng sang phải khi tàu đang hành trình? 1.4. Nêu ý nghĩa của việc lái chuyển hướng sang trái, sang phải, lái thẳng hướng khi tàu đi ngược xuôi và ngược gió? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Thực hành lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi. 2.2. Thực hành lái chuyển hướng tàu sang phải, sang trái. C. Ghi nhớ: Dù ta có luôn giữ thẳng lái, nhưng do tác động của sóng, gió, dòng chảy, thủy triểu nên vị trí tàu luôn bị xê dịch “lúc sang phải, lúc sang trái” so với đường đi đã định (gọi là bị dạt). Kinh nghiệm để giữ tàu chạy thẳng, ta nên tìm mục tiêu phía trước mũi tàu (ngọn núi, hòn đảo, áng mây) và nhìn vào mục tiêu đó để chạy tàu, thỉnh thoảng mới nhìn vào la bàn để kiểm tra hướng đi. 37 Bài 4: Thực hiện Luật tránh va Mã mô đun: MĐ04-04 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình thực hiện Luật tránh va . - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình thực hiện Luật tránh va đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Hành động nhường đường: 1.1. Mục đích, ý nghĩa: Thực hiện hành động nhường đường nhằm tuân thủ đúng quy tắc tránh va và đảm bảo an toàn cho tàu mình và tàu những tàu khác. 1.2. Trách nhiệm nhường đường: Khi hai tàu thuyền máy đi cắt hướng nhau đến mức có nguy cơ đâm va thì tàu thuyền nào nhìn thấy tàu thuyền kia ở mạn bên phải của mình thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó. Hình 4.1. Tàu thuyền cắt hướng Mọi tàu thuyền vượt tàu thuyền khác phải có trách nhiệm nhường đường cho tàu thuyền bị vượt. Tàu thuyền được coi là tàu thuyền vượt khi nó đến gần tàu thuyền khác từ một hướng lớn hơn 22,50 sau trục ngang của tàu thuyền đó, nghĩa là ban 38 đêm tàu thuyền vượt ở vị trí vượt chỉ có thể nhìn thấy đèn lái của tàu thuyền bị vượt mà không thể nhìn thấy một đèn mạn nào của nó. Hình 4.2. Tàu thuyền vượt Để thực hiện đúng theo yêu của quy tắc tránh va, tàu cần trang bị tín hiệu âm hiệu, quang hiệu theo đúng yêu cầu của quy tắc tránh va quốc tế. 1.3. Những yêu cầu khi thực hiện: Hành động nhường đường phải thực hiện kịp thời, dứt khoác. 1.4. Quy trình điều động tàu nhường đường: Khi gặp tàu mà ta có trách nhiệm nhường đường, ta phải điều động tàu như sau: - Chuyển hướng đi (sang phải/trái) bằng cách thông báo chuyển hướng: Tôi đang chuyển hướng sang phải ()/tôi đang chuyển hướng sang trái () và quay vô lăng sang phải/trái với góc lái thích hợp - Thay đổi tốc độ: chạy chậm lại hoặc chạy lúi. Khi chạy lùi phát 3 tiếng còi ngắn () để thông báo tàu đáng chạy lùi. - Kết hợp chuyển hướng với thay đổi tốc độ khi cần thiết có thề - Tàu có trách nhiệm nhường đường tuyệt đối không được cắt hướng mũi của tàu được nhường đường. - 39 Hình 4.3. Hành động đúng Hình 4.4. Hành động không đúng 2. Hành động khi được nhường đường: 2.1. Mục đích, ý nghĩa: Tuân thủ theo các quy định của quy tắc tránh va nhàm đảm bảo an toàn cho tàu mình và các tàu khác. 2.2. Những yêu cầu khi thực hiện: Hành động khi được đường phải thực hiện dứt khoác, phù hợp với quy định của quy tắc tránh va. 2.3. Quy trình điều động tàu khi được nhường đường: Khi được nhường đường, tàu được nhường đường phải giữ nguyên hướng đi và tốc độ như ban đầu. 2.4. Lưu ý khi điều động tàu: Trường hợp tàu có nghĩa vụ phải nhường đường không thực hiện nhường đường theo luật tránh va hoặc nếu tàu được nhường đường nhận thấy đang ở rất gần tàu thuyền nhường đường và không thể tránh khỏi nguy cơ đâm va nếu chỉ dựa vào sự điều động của tàu thuyền nhường đường thì tàu được nhường đường phải có biện pháp tốt nhất để tránh tự đâm va. 3. Hành động khi đối hướng tàu khác: Tàu thuyền được coi là đối hướng nhau khi một tàu thuyền đi ngược hướng với một tàu thuyền khác hay nhìn thấy một tàu thuyền khác thẳng ngay hướng trước mũi hoặc gần ngay hướng trước mũi tàu mình. Nói cách khác, ban đêm tàu thuyền này nhìn thấy các đèn cột của tàu thuyền kia cùng hay gần cùng nằm trên một 40 đường thẳng và (hay) nhìn thấy cả hai đèn mạn của nó, còn ban ngày quan sát tàu thuyền kia dưới một góc tương ứng với hướng đi của tàu mình. Hình 4.5. Hai tàu đối hướng nhau 3.1. Những yêu cầu khi thực hiện: Hành động tránh va phải kịp thời, dứt khoác. 3.2. Quy trình thực hiện: Phát tín hiệu tôi chuyển hướng sang phải, bằng cách phát một tiếng còi ngắn () Tàu kia cũng phát tín hiệu tôi chuyển hướng sang phải và tiến hành chuyển hướng sang phải. Nếu tàu kia không chuyển hướng sang phải, ta phát tín hiệu nhắc nhở bằng cách phát 5 tiếng còi ngắn () Nếu tàu kia cũng tiếp tục giữ nguyên hướng đi và tốc độ, nguy cơ đâm va có thể xảy ra, ta phải áp dụng hành động tránh va có hiệu quả, bằng cách quay vô lăng để tăng góc lái về mạn phải, nhằm tránh nguy cơ đâm va không xảy ra. 4. Hành động khi cắt hướng tàu khác: 4.1. Xác định tình huống cắt hướng: Ban ngày: nhìn thấy mạn của tàu kia. Ban đêm: nhìn thấy đèn mạn của tàu kia 41 Hình 4.6. Hai tàu cắt hướng nhau Quan hệ trách nhiệm giữa các tàu: Các tàu nằm trong phạm vi 2250 trước mũi tàu A, có quan hệ cắt hướng với tàu A. Tàu A có trách nhiệm nhường đường cho tàu B1, B2 Các tàu C1, C2 có trách nhiệm nhường đường cho tàu A Hình 4.7. Quan hệ cắt hướng nhau giữa các tàu 4.2. Điều động tàu khi cắt hướng tàu khác: Nếu được nhường đường thì giữ nguyên hướng đi và tốc độ. Tuy nhiên nếu tàu có trách nhiệm nhường đường không thực hiện hành động nhường đường thì phải phát tín hiệu nhắc nhở, sau đó nếu tàu bạn vẫn tiếp tục không thực hiện hành động nhường đường và nguy cơ đâm va có thể xảy ra, thi ta phải chủ động thực hiện hành động tránh va có hiệu quả. 42 Nếu phải nhường đường, thì thực hiện ngay hành động nhường đường. Thể hiện hành động nhường đường một cách rõ ràng để tàu được nhường đường nhận biết được khi còn ở xa. 5. Hành động khi vượt tàu khác: 5.1. Xác định tình huống vượt nhau: Cách xác định: Các tàu (B1, B2, B3) nằm trong phạm vi 1350 sau đuôi tàu A là tàu vượt, tàu A là tàu bị vượt. Tàu B1, B2, B3 là các tàu phải thực hiện trách nhiệm nhường đường. Tàu A không có trách nhiệm nhường đường Hình 4.5. Quan hệ về mặt vị trí để xác định tàu vượt và tàu bị vượt. A là tàu bị vượt; B1, B2, B3 là tàu gượt. 5.2. Điều động tàu vượt tàu khác: Thông báo cho tàu bị vượt, tàu ta sẽ vượt bên mạn nào. Vượt mạn phải phát 2 tiếng còi dài + 1 tiếng còi ngắn ( ). Vượt mạn trái phát 2 tiếng còi dài + 2 tiếng còi ngắn () Đợi tàu đi trước thông báo đồng ý cho vượt thì mới được vượt. Thông báo đồng ý cho vượt, phát 1 tiếng còi dài + 1 tiếng còi ngắn + 1 tiếng còi dài + 1 tiếng còi ngắn ( ) Khi nhận được thông báo cho vượt, tiến hành quay vô lăng sang trái/phải (nếu xin vượt bên mạn trái/phải), tăng tốc độ (để tốc độ tàu vượt > tốc độ tàu bị vượt) và giữ khoảng cách an toàn về phía mạn tương quan với tàu bị vượt Trong suốt quá trình vượt tàu vượt phải nhường đường cho tàu bị vượt. (Tàu bị vượt có trách nhiệm giữ nguyên hướng đi và tốc độ) Trách nhiệm nhường đường của tàu bị vượt chỉ chấm dứt khi tàu vượt bỏ tàu bị vượt ở phía sau tàu mình. 6. Hành động khi gặp tàu có quyền ưu tiên: 43 Khi gặp tàu thuyền có quyền ưu tiên, tàu thuyền máy đang hành trình phải nhừng đường cho những tàu này, bao gồm những tàu thuyền sau: - Tàu thuyền mất khả năng điều động; - Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động; - Tàu thuyền đang đánh cá; - Tàu thuyền buồm. Dấu hiệu nhận biêt các tàu có quyền ưu tiên như sau: Ban đêm Ban ngày Mạn Phải Mạn Trái 1. Tàu thuyền mất khản năng điều động: Ban đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lai_tau_va_truc_ca.pdf