TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.2
LỜI GIỚI THIỆU.3
MỤC LỤC.4
MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ .7
Giới thiệu mô đun: .7
Bài 1. CHUẨN BỊ LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ .8
1. Đọc bản vẽ ngư cụ. .8
2. Chuẩn bị mặt bằng .21
3. Chuẩn bị vật tư.24
4. Chuẩn bị dụng cụ .27
Bài 2: ĐAN LƯỚI .31
1. Mắt lưới và gút lưới .31
2. Gầy mắt lưới .33
3. Đan bình thường .35
4. Đan tăng mắt lưới .36
5. Đan giảm mắt lưới .37
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi đan xong.38
Bài 3. CẮT LƯỚI.41
1. Xác định chiều chịu lực của lưới. .41
2. Cắt thẳng đứng.42
3. Cắt thẳng ngang .43
4. Cắt xiên .44
5. Cắt theo chu kỳ .45
Bài 4. LẮP RÁP ÁO LƯỚI.49
1. Kiến thức chung về lắp ráp áo lưới.49
2. Lắp ráp theo chiều ngang.505
3. Lắp ráp theo chiều dọc.51
4. Lắp ráp theo chiều xiên.53
5. Lắp ráp theo chu kỳ.54
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi lắp ráp .55
Bài 5. LẮP RÁP ÁO LƯỚI VÀO DÂY GIỀNG.57
1. Xác định chiều dài kéo căng.57
2. Xác định hệ số rút gọn .58
3. Lắp áo lưới với dây giềng .59
4. Chia tỷ lệ áo lưới - dây giềng.61
5. Cố định áo lưới - dây giềng .61
6. Kiểm tra lưới sau khi ráp xong dây giềng .63
Bài 6. LẮP RÁP PHAO, CHÌ VÀO VÀNG LƯỚI.65
1. Chọn quy cách và số lượng phao.65
2. Chọn quy cách và số lượng chì.66
3. Xác định khoảng cách giữa 2 phao.66
4. Xác định khoảng cách giữa 2 viên chì.68
5. Cố định phao, chì vào giềng .69
6. Kiểm tra giềng lưới sau khi lắp ráp xong phao, chì.72
Bài 7: VÁ LƯỚI .74
1. Lựa chọn điểm vào, điểm ra. .74
2. Cắt chỉnh đường biên lỗ rách để vá .76
3. Cắt biên lỗ rách để ươm.77
4. Vá lưới bằng cách đan .78
5. Vá lưới bằng cách ươm.80
6. Kiểm tra sau khi vá lưới.82
Bài 8: BẢO QUẢN NGƯ CỤ.83
1. Chuẩn bị nơi bảo quản. .83
2. Giặt lưới sau khi làm việc.85
3. Kiểm tra lưới sau khi làm việc.866
4. Giặt lưới sau mỗi chuyến biển .87
5. Kiểm tra lưới sau mỗi chuyến biển.88
6. Xếp lưới vào nơi bảo quản.88
7. Kiểm tra trong quá trình bảo quản.89
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC .91
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:.91
II. Mục tiêu: .91
103 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc ở biên tấm lưới
5. Đan giảm mắt lưới
5.2. Những yêu cầu khi thực hiện
Tính chu kỳ đan giảm:
Uđ = ( n2 - n1 ) / 2 x m
n1 : Số mắt lưới khi gầy
n2 : Số mắt lưới sau khi đan
m : Chiều cao
Ví dụ: Tính chu kỳ đan tấm lưới hình thang biết n1 = 70; n2 = 30; chiều cao
10
Bài giải:
38
Uđ = ( n2 - n1 ) / 2 x m
Uđ = ( 30 - 70 ) / 2 x 10 = - 40/20 = - 2/1
Kết luận: Cứ mỗi hàng mắt lưới (2 cữ) đan giảm 2 mắt lưới
Hình 2.9. Đan giảm
5.3. Quy trình thực hiện
- Gầy mắt lưới ban đầu
- Xác định số mắt đan giảm
- Xác định vị trí đan giảm
- Đan tấm lưới theo yêu cầu
5.4. Những lưu ý khi thực hiện
- Đan giảm theo quy luật, đảm bảo cho sự cân bằng chịu lực của tấm lưới.
- Vị trí giảm mắt lưới có thể để ở giữa hoặc ở biên tấm lưới
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi đan xong
6.1. Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra tấm lưới sau khi đan xong là việc làm thường xuyên nhằm đánh giá
chất lượng sản phẩm mặt khác biết được tay nghề của người lao động làm lưới.
Thông qua kiểm tra để có sự điều chỉnh cần thiết trong công việc.
6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
39
- Thước kẹp: Dùng để đo kích thước mắt lưới
6.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Quan sát bằng mắt: Dùng 2 tay kéo căng một đoạn lưới, quan sát độ đồng đều
của các cạnh mắt lưới. Các gút vả cạnh phải nằm trên một đường thẳng
- Dùng thước kẹp đo kích thước cạnh mắt lưới a và kích thước mắt lưới
2a(mm).
Vị trí đo được lựa chọn ngẫu nhiên trên tấm lưới từ 3 - 5 điểm. Ghi chép kết
quả đo được và tính giá trị trung bình.
6.4. Quy trình thực hiện
- Chọn một số vị trí điểm trên tấm lưới để kiểm tra
- Dùng dụng cụ đo kích thước mắt lưới
- Ghi chép kết quả và đánh dấu vị trí sai hỏng
6.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Cần tập trung chú ý khi quan sát và đo kích thước
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
1. Trình bày những đặc điểm của mắt lưới, gút lưới?
2. Trình bày các cách gầy lưới để đan?
3. Trình bày các phương pháp đan lưới?
4. Trình bày các bước công việc kiểm tra lưới sau khi đan
Bài tập thực hành.
1. Gầy 10 mắt lưới để đan theo kiểu ½ mắt lưới
2. Đan tấm lưới hình chữ nhật biết n1 = 10; chiều cao 20
3. Đan tấm lưới hình thang biết n1 = 10; n2 = 30; chiều cao 10
4. Đan tấm lưới hình thang biết n1 = 30; n2 = 10; chiều cao 10
5. Kiểm tra 01 tấm lưới sau khi đan
C. Ghi nhớ
40
- Cấu tạo, hình dạng của mắt lưới có liên quan chắt chẽ đến đặc tính kỹ thuật
của tấm lưới cũng như hiệu quả đánh bắt của ngư cụ
- Trong tấm lưới, gút lưới rất quan trọng vì ngoài chất lượng sợi lưới, gút lưới là
một yếu tố cơ bản để nói lên chất lượng tấm lưới.
- Kiểm tra tấm lưới sau khi đan xong là việc làm thường xuyên nhằm đánh giá
chất lượng sản phẩm mặt khác biết được tay nghề của người lao động làm lưới.
41
Bài 3. CẮT LƯỚI
Mã bài: MĐ03-03
Mục tiêu:
- Trình bày ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng bước công việc cắt lưới.
- Cắt lưới đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn trong công việc
A. Nội dung
1. Xác định chiều chịu lực của lưới.
1.1. Mục đích, ý nghĩa
- Do đặc điểm cấu tạo của gút lưới nên khả năng chịu lực của tấm lưới theo các
chiều có sự khác nhau. Chiều chịu lực của tấm lưới theo hướng đan lưới là chiều
có khả năng chịu lực lớn nhất.
- Khi cắt lưới người ta luôn chú ý tới chiều chịu lực của tấm lưới và coi đó là
chiều chuẩn để xác định các đường cắt
1.2. Xác định chiều chịu lực của lưới
- Xác định chiều đan hoặc chiều dệt của tấm lưới có gút
- Trường hợp lưới cũ có thể tháo một gút lưới để quan sát xác định rõ chiều
chịu lực của tấm lưới
42
Hình 3.1. Chiều chịu lực tấm lưới
1.3. Những lưu ý khi thực hiện
Chiều chịu lực có liên quan chặt chẽ đến khả năng chịu lực của tấm lưới do vậy
cần xác định rõ trước khi cắt lưới.
2. Cắt thẳng đứng
2.1. Mục đích, ý nghĩa
- Cắt thẳng đứng là thực hiện đường cắt trùng với phương chịu lực của tấm
lưới.
Tấm lưới sau khi cắt có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Trong các bản vẽ kỹ thuật chu kỳ cắt thẳng đứng có ký hiệu quy ước là: 0 - 1
2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Lưới tấm
- Kéo cắt lưới
2.3. Những yêu cầu khi thực hiện
43
- Thực hiện đường cắt chính xác
2.4. Quy trình thực hiện
- Xác định chiều chịu lực của tấm lưới
- Xác định vị trí đường cắt
- Cắt lưới theo đường thẳng đứng
Hình 3.2. Cắt thẳng đứng
2.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đếm đúng số mắt lưới cần cắt, có thể dùng chỉ lưới màu để đánh dấu
3. Cắt thẳng ngang
3.1. Mục đích, ý nghĩa
- Cắt thẳng ngang là thực hiện đường cắt vuông góc với phương chịu lực của
tấm lưới. Tấm lưới sau khi cắt có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật
- Trong các bản vẽ kỹ thuật chu kỳ cắt thẳng ngang ký hiệu quy ước là: 0 + 1
3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
44
- Lưới tấm
- Kéo cắt lưới
3.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Thực hiện đường cắt chính xác
3.4. Quy trình thực hiện
- Xác định chiều chịu lực của tấm lưới
- Xác định vị trí đường cắt
- Cắt lưới theo đường thẳng ngang
Hình 3.3. Cắt thẳng ngang
3.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đếm đúng số mắt lưới cần cắt, có thể dùng chỉ lưới màu để đánh dấu
4. Cắt xiên
4.1. Mục đích, ý nghĩa
- Cắt thẳng ngang là thực hiện đường cắtcùng phương với cạnh xiên của mắt
lưới. Tấm lưới sau khi cắt có dạng hình tam giác hoặc hình thang
- Đường cắt tạo thành tam giác vuông lưới có số mắt lưới chiều cao bằng số
mắt ở cạnh đáy
45
- Trong các bản vẽ kỹ thuật chu kỳ cắt thẳng ngang ký hiệu quy ước là: 1- 0
4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Lưới tấm
- Kéo cắt lưới
4.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Thực hiện đường cắt chính xác
4.4. Quy trình thực hiện
- Xác định chiều chịu lực của tấm lưới
- Xác định vị trí đường cắt
- Cắt lưới theo đường xiên
Hình 3.4. Cắt xiên
4.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đếm đúng số mắt lưới cần cắt, có thể dùng chỉ lưới màu để đánh dấu
5. Cắt theo chu kỳ
5.1. Mục đích, ý nghĩa
46
- Cắt lưới theo chu kỳ là thực hiện đường cắtkết hợpgiữa cắt xiên với cắt thẳng
đứng hoặc giữa cắt xiên với cắt thẳng ngang. Tấm lưới sau khi cắt có dạng hình
tam giác hoặc hình thang
- Đường cắt có dang bậc thang
- Trong các bản vẽ kỹ thuật chu kỳ cắt ký hiệu quy ước là: A ± B
Trong đó:
A: Số chân cắt xiên
+ B : Số mắt cắt ngang
- B : Số mắt cắt đứng
Hình 3.5. Cắt chu kỳ
5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Lưới tấm
- Kéo cắt lưới
5.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Thực hiện đường cắt chính xác
- Tính toán chu kỳ cắt
Chu kỳ cắt được tính toán dựa vào quan hệ giữa số mắt lưới ở chiều cao và số
mắt lưới ở cạnh đáy của tam giác vuông lưới tạo nên bởi đường cắt
47
Trường hợp n > m
Trường hợp n < m
5.4. Quy trình thực hiện
- Xác định chiều chịu lực của tấm lưới
- Xác định vị trí đường cắt
- Cắt lưới theo chu kỳ
5.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đếm đúng số mắt lưới cần cắt, có thể dùng chỉ lưới màu để đánh dấu
- Cắt đúng chu kỳ, đúng hướng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
1. Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc xác định chiều chịu lực của tấm lưới
m: Số mắt lưới theo chiều cao
n: Số mắt lưới cạnh đáy
BA
B
A
mn
m
Uc
2
BA
B
A
mn
n
Uc
2
48
2. Trình bày các phương pháp cắt lưới
3. Trình bày cách tính chu kỳ cắt ở biên tấm lưới hình tam giác vuông?
Bài tập thực hành
1. Tính toán chu kỳ cắt ở biên tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 30, đáy lớn
130, chiều cao 50 mắt?
2. Cắt thẳng đứng
3. Cắt thẳng ngang
4. Cắt xiên
5. Cắt các chu kỳ: 2 + 1; 3 – 1; 5 - 1
C. Ghi nhớ:
- Chiều chịu lực của tấm lưới theo hướng đan lưới là chiều có khả năng chịu lực
lớn nhất.
- Khi cắt lưới người ta luôn chú ý tới chiều chịu lực của tấm lưới và coi đó là
chiều chuẩn để xác định các đường cắt
- Đếm đúng số mắt lưới cần cắt, có thể dùng chỉ lưới màu để đánh dấu
- Cắt đúng chu kỳ, đúng hướng
49
Bài 4. LẮP RÁP ÁO LƯỚI
Mã bài: MĐ03-04
Mục tiêu:
- Trình bày ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng bước công việc lắp ráp áo
lưới.
- Lắp ráp áo lưới đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn trong công việc
A. Nội dung
1. Kiến thức chung về lắp ráp áo lưới
1.1. Mục đích, ý nghĩa
Sau khi cắt hoặc đan, tấm lưới cần được lắp ráp với nhau để tạo thành áo lưới.
Lắp ráp lưới còn gọi là sươn ghép lưới là thực hiện mối liên kết giữa lưới với lưới,
cần có sự tính toán để mối liên kết bền vững, đảm bảo hiệu quả đánh bắt của ngư
cụ.
1.2. Các phương pháp lắp ráp áo lưới
Tùy theo nguyên liệu lưới, hình dạng tấm lưới mà sử dụng phương pháp khác
nhau, thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau:
- Lắp ráp bằng cách đan thêm ½ mắt lưới
Loại chỉ để Lắp ráp thường có độ thô bằng hoặc lớn hơn chỉ lưới từ 1.5 – 2 lần,
có thể dũng chỉ đôi. Tỷ số lắp ráp được tính toán dựa trên tỷ số mắt lưới của 2 tấm
lưới lắp rápvới nhau.
n1 : Số mắt lưới tấm 1
n2 : Số mắt lưới tấm 2
- Lắp ráp bằng cách sươn cuốn
Chỉ để lắp ráp cũng thường có độ thô bằng hoặc lớn hơn chỉ lưới từ 1.5 – 2 lần,
có thể dùng chỉ đôi. Tỷ số lắp ráp được tính toán dựa vào tỷ số chiều dài kéo căng
của hai tấm lưới
2
1
n
n
U s
02
01
L
L
U s
50
L01 : Chiều dài kéo căng tấm 1
L02 : Chiều dài kéo căng tấm 2
2. Lắp ráp theo chiều ngang
2.1. Mục đích, ý nghĩa
Lắp ráp theo chiều ngang là thực hiện đường sươn ghép theo phương vuông góc
với chiều chịu lực của tấm lưới, kết quả tấm lưới sẽ được gia tăng về chiều dài
2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Bản vẽ áo lưới
- Ghim đan
- Chỉ lưới
2.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đảm bảo lắp ráp đúngtỷ số
2.4. Quy trình thực hiện
- Tính toán tỷ số lắp ráp
- Chuẩn bị tấm lưới, chỉ lưới
- Thực hiện lắp ráp
a)
b)
51
c)
Hình 4.1. Lắp ráplưới theo chiều ngang
a) Ghép đan thêm ½ mắt lưới
b) Ghép 2 tấm lưới có số mắt khác nhau
c) Ghép sươn cuốn
2.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Tính toán tỷ số lắp ráptrước khi thực hiện
- Cứ cách khoảng 2 – 5cm thì thắt một gút để đường sươn chắc chắn
- Khi sươn cuốn có thể cuốn thêm từ biên vào 1 – 3 mắt lưới để tạo thành
đường chịu lực cho lưới.
3. Lắp ráp theo chiều dọc
3.1. Mục đích, ý nghĩa
Lắp ráp theo chiều dọc là thực hiện đường sươn ghép theo phương trùng với
chiều chịu lực của tấm lưới, kết quả tấm lưới sẽ được gia tăng về chiều rộng
3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Bản vẽ áo lưới
- Ghim đan
- Chỉ lưới
3.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đảm bảo sươn ghép đúngtỷ số
3.4. Quy trình thực hiện
- Tính toán tỷ số sươn ghép
52
- Chuẩn bị tấm lưới, chỉ lưới
- Thực hiện sươn ghép
b)
Hình 4.2. Lắp ráp lưới theo chiều dọc
a) Đan thêm ½ mắt lưới
b) Ghép sươn cuốn
3.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Tính toán tỷ số sươn ghép trước khi thực hiện
- Cứ cách khoảng 2 – 5cm thì thắt một gút để đường sươn chắc chắn
- Khi sươn cuốn có thể cuốn thêm từ biên vào 1 – 3 mắt lưới để tạo thành
đường sươn chắc chắn, tăng khả năng chịu lực cho lưới.
Hình 4.3. Cuốn thêm từ biên vào 1 – 3 mắt lưới
53
4. Lắp ráp theo chiều xiên
4.1. Mục đích, ý nghĩa
Lắp ráp theo chiều xiên là thực hiện đường lắp ráp theo đường cắt xiên của
tấm lưới, kết quả đường ghép tạo nên hình dạng cho tấm lưới và cũng là đường
chịu lực của ngư cụ.
4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Bản vẽ áo lưới
- Ghim đan
- Chỉ lắp ráp
4.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đảm bảo lắp ráp đúngtỷ số
4.4. Quy trình thực hiện
- Tính toán tỷ số lắp ráp
- Chuẩn bị tấm lưới, chỉ lưới
- Thực hiện lắp ráp
Hình 4.4. Lắp ráp theo chiều xiên
4.5. Những lưu ý khi thực hiện
54
- Sươn ghép theo chiều xiên được tính toán dựa trên chiều dải kéo căng của
2 tấm lưới.
- Cứ cách khoảng 2 – 5cm thì thắt một gút để đường sươn chắc chắn
Hình 4.5. Cứ cách khoảng 2 – 5cm thì thắt một gút
- Khi sươn cuốn có thể cuốn thêm từ biên vào 1 – 3 mắt lưới để tạo thành
đường chịu lực cho lưới.
5. Lắp ráp theo chu kỳ
5.1. Mục đích, ý nghĩa
Lắp ráp theo chu kỳ là thực hiện đường lắp ráp theo chu kỳ cắt của tấm lưới,
kết quả đường ghép tạo nên hình dạng cho tấm lưới và cũng là đường chịu lực của
ngư cụ.
5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Bản vẽ áo lưới
- Ghim đan
- Chỉ lắp ráp
5.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đảm bảo lắp ráp đúng chu kỳ
5.4. Quy trình thực hiện
55
- Chuẩn bị chỉ lưới, mắt bằng
- Xếp hai tấm lưới vào nhau đúng chu kỳ cắt
- Thực hiện lắp ráp
Hình 4.6. Lắp ráp theo chu kỳ
5.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đảm bảo đúng chu kỳ cắt của đường lắp ráp
- Cứ cách khoảng 2 – 5cm thì thắt một gút để đường lắp ráp chắc chắn
- Có thể cuốn thêm từ biên vào 1 – 3 mắt lưới để tạo thành đường chịu lực
cho lưới nhưng vẫn đảm bảo chu kỳ.
6. Kiểm tra tấm lưới sau khi lắp ráp
6.1. Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra tấm lưới sau khi lắp ráp là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo các
đặc tính kỹ thuật của tấm lưới trước khi lắp ráp vào dây giềng.
6.2. Những yêu cầu khi thực hiện
Kiểm tra tấm lưới sau khi ráo cần đạt được các yêu cầu sau:
- Đường lắp ráp liền lạc, các mắt lưới được liên kết cới nhau đều đặn theo một
quy luật nhất định
56
- Tỉ số lắp ráp được thực hiện đúng, không có đoạn thịt lưới thừa ( lưới chùng
quá) hoặc thiếu( lưới căng quá)
- Kích thước tấm lưới sau khi lắp ráp đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế.
- Các đường lắp ráp theo chu kỳ phải đảm bảo cđúng với hu kỳ bản vẽ thiết kế
6.3. Quy trình thực hiện
- Xác định đường lắp ráp cần kiểm tra
- Quan sát bằng mắt
- Đếm số mắt lưới
- Đo đạc bằng thước
- Ghi chép kết quả
6.4. Những lưu ý khi thực hiện
- Lắp ráp đúng tỷ số, đường ráp chắc chắn
- Đảm bảo đúng các chu kỳ cắt
- Đúng với kích thước bản vẽ quy định
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
1. Trình bày phương pháp lắp ráp áo lưới bằng cách đan thêm ½ mắt lưới
2. Trình bày phương pháp lắp ráp áo lưới bằng cách sươn cuốn
Bài tập thực hành
1. Lắp ráp theo chiều ngang
2. Lắp ráp theo chiều dọc
3. Lắp ráp theo chiều xiên
4. Lắp ráp theo chu kỳ
5. Kiểm tra tấm lưới sau khi lắp ráp
C. Ghi nhớ
Lắp ráp lưới còn gọi là sươn ghép lưới là thực hiện mối liên kết giữa lưới với
lưới, cần có sự tính toán để mối liên kết bền vững, đảm bảo hiệu quả đánh bắt của
ngư cụ.
57
Bài 5. LẮP RÁP ÁO LƯỚI VÀO DÂY GIỀNG
Mã bài: MĐ03-05
Mục tiêu:
- Trình bày đượccác phương phápLắp ráp áo lưới vào dây giềng.
- Tính được hệ số rút gọn tấm lưới
- Thực hiện Lắp ráp áo lưới vào dây giềngđúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn trong công việc
A. Nội dung
1. Xác định chiều dài kéo căng
1.1. Mục đích, ý nghĩa
- Chiều dài kéo căng tấm lưới được xác định khi cần sử dụng kích thước này để
tính toán lắp ráp lưới hoặc tính trọng lượng tấm lưới.
- Chiều dài kéo căng được xác định bằng công thức tính toán:
L0 = 2a x n
L0 : Chiều dài kéo căng
2a: Kích thước mắt lưới
n : Số mắt lưới
1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Thước kẹp đo chính xác kích thước mắt lưới
1.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đo và đếm chính xác
1.4. Quy trình thực hiện
Bước 1: Đếm chính xác số mắt lưới
Bước 2: Dùng thước kẹp đo kích thước mắt lưới, lấy giá trị trung bình
Bước 3: Tính toán chiều dài kéo căng bằng công thức
58
1.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Đo kích thước ít nhất 5 vị trí để tính giá trị trung bình
2. Xác định hệ số rút gọn
2.1. Mục đích, ý nghĩa
- Đem tấm lưới có kích thước kéo căng L0lắp ráp vào đoạn dây giềng có chiều
dài L ngắn hơn để tạo thành tấm lưới có hình dạng nhất định gọi là rút gọn tấm
lưới.
2.2. Hệ số rút gọn
- Rút gọn tấm lưới được đánh giá bằng hệ số rút gọn:
U1: Hệ số rút gọn ngang
L: Chiều dài dây giềng
L0 : Chiều dài kéo căng tấm lưới
Tương tư ta có hệ số rút gọn theo chiều đứng:
U2: Hệ số rút gọn đứng
H: Chiều cao dây giềng
H0 : Chiều cao kéo căng tấm lưới
Hệ số rút gọn ngang và hệ số rút gọn đứng có mối quan hệ chặt chẽ nếu U1
tăng thì U2 giảm và ngược lại.
Bài tập ví dụ: Tính hệ số rút gọn khi lắp ráp tấm lưới có chiều dài 4000 mắt,
2a = 50mm và dây giềng có chiều dài 100m?
Bài giải:
L0 = 2a x n = 50 x 4000 = 200.000mm = 200m
0
1
L
L
U
0
2
H
H
U
5.0
200
100
1 U
59
Kết luận: Cứ 1m lưới kéo căng sẽ lắp vào 0.5m dây giềng
3. Lắp áo lưới với dây giềng
3.1. Mục đích, ý nghĩa
Nơi tiếp xúc giữa lưới với dây giềng là nơi chịu lực của cà tấm lưới do vậy cần
phải lựa chọn kiểu lắp ráp thích hợp để đảm bảo độ bền cho ngư cụ.
Khi lắp áo lưới với dây giềng người ta thực hiện băng một số phương pháp sau:
- Luồn trực tiếp mắt lưới vào dây giềng:
Khi lắp ráp dây giềng được luồn qua các mắt lưới sau đó mắt lưới được ố định
vào dây giềng. Cách lắp này chắc chắn nhưng không thích hợp với trường hợp mắt
lưới quá nhỏ hoặc chỉ lưới có độ thô nhỏ
Hình 5.1. Luồn trực tiếp mắt lưới vào dây giềng
- Lắp lưới thông qua lưới chao
Lưới được lắp với dây giềng thông qua lưới chao. Lưới chao là loại lưới có
cùng nguyên liệu nhưng có 2a và độ thô chỉ lưới lớn hơn. Cách lắp này có ưu điểm
tạo sự chuyển tiếp mềm mại từ lưới đến dây giềng. Lưới chao có khả nắng chịu lực
tốt hơn nên hạn chế những hư hại ở phần biên lưới.
60
Hình 5.2. Lắp lưới thông qua lưới chao
- Lắp lưới vào dây giềng qua dây phân tổ
Cách lắp này thường áp dụng đối với các loại lưới chịu lực tác động mạnh
như lưới kéo, lưới vây. Lực tác dụng của tấm lưới được phân bố đều trên các đoạn
dây phân tổ.
Hình 5.3. Lắp lưới thông qua dây phân tổ
3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có
- Ghim đan
- Chỉ lưới
- Lưới chao
- Dây phân tổ
61
- Lưới tấm
3.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Xác định đúng kiểu lắp ráp theo bản vẽ kỹ thuật
- Chọn vật liệu đúng quy cách
3.4. Quy trình thực hiện
Bước 1. Căng ngang dây giềng
Bước 2. Lắp lưới vào dây giềng
Bước 3. Điều chỉnh số lượng lưới và dây giềng tương ứng.
3.5. Những lưu ý khi thực hiện
Tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật
4. Chia tỷ lệ áo lưới - dây giềng
4.1. Mục đích, ý nghĩa
Chia tỷ lệ áo lưới với dây giềng thực chất là thực hiện hệ số rút gọn tấm lưới.
Sau khi lắp tạm thời lưới vào dây giềng phải điều chỉnh lại số mắt lưới tương ứng
với chiều dài tính bằng mét của dây giềng theo bản vẽ thiết kế.
4.2. Quy trình thực hiện
Bước 1. Tính toán hệ số rút gọn
Bước 2. Phân chia số mắt lưới tương ứng với số mét chiều dài dây giềng
Bước 3. Cố định tạm thời lưới với dây giềng
5. Cố định áo lưới - dây giềng
5.1. Mục đích, ý nghĩa
Cố định lưới với dây giềng làm cho lưới có hình dạng và kích thước nhất
định. Cố định lưới đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo cho lưới hoạt động ổn định tạo khả
năng đánh bắt hiệu quả cho lưới.
5.2. Một số kiểu cố định thông dụng
62
- Cố định trực tiếp mắt lưới vào dây giềng: Mắt lưới được buộc trực tiếp với
dây giềng
Hình 5.4. Cố định trực tiếp mắt lưới vào dây giềng
- Cố định lưới bằng dây phân tổ: Mắt lưới gắn với dây giềng thông qua dây
phân tổ
Hình 5.5. Cố định lưới bằng dây phân tổ
- Cố định lưới bằng dây giềng phụ: Mắt lưới gắn với dây giềng thông qua
dây giềng phụ
63
Hình 5.6. Cố định lưới bằng dây giềng phụ
5.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Đảm bảo các nút buộc chắc chắn, đúng kỹ thuật
5.4. Quy trình thực hiện
Bước 1: chuẩn bị
Bước 2: Luồn mắt lưới vảo dây phân tổ hoặc giềng phụ (nếu gắn trực tiếp thì
không có bước 2)
Bước 3: Cố định lưới vào dây giềng
5.5. Những lưu ý khi thực hiện
- Tính toán, kiểm tra hệ số trước khi thực hiện
- Đọc kỹ bản vẽ kỹ thuật
6. Kiểm tra lưới sau khi ráp xong dây giềng
6.1. Kiểm tra kỹ thuật
- Dây giềng đúng vật liệu, kích thước
- Lưới lắp ráp đều, đúng hệ số rút gọn
- Kiểu lắp ráp đúng bản vẽ kỹ thuật
64
6.2. Kiểm tra nút buộc
- Nút buộc thắt đúng kỹ thuật, chắc chắn
- Phân chia các nút đều đặn trên dây giềng, khoảng cách nút phù hợp
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
1.Trình bày được ý nghĩa của việc xác định hệ số rút gọntấm lưới?
2. Trình bày các phương pháp lắp ráp lưới vào dây giềng
Bài tập thực hành.
1. Tính hệ số rút gọn tấm lưới thực tế
2. Lắp ráp trực tiếp mắt lưới vào dây giềng
3. Lắp ráp lưới bằng dây phân tổ
4. Lắp ráp lưới bằng dây giềng phụ
5. Kiểm tra lưới sau khi ráp xong dây giềng
C. Ghi nhớ
Nơi tiếp xúc giữa lưới với dây giềng là nơi chịu lực của cà tấm lưới do vậy cần
phải lựa chọn kiểu lắp ráp thích hợp để đảm bảo độ bền cho ngư cụ.
65
Bài 6. LẮP RÁP PHAO, CHÌ VÀO VÀNG LƯỚI
Mã bài: MĐ03-06
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuậtchọn quy cách, số lượng phao, chì cho
vàng lưới.
- Trình bày đượccác phương pháplắp ráp phao chì vào vàng lưới.
- Thực hiện Lắp ráp phao chì vào vàng lướiđúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn trong công việc
A. Nội dung
1. Chọn quy cách và số lượng phao
1.1. Chọn nguyên liệu phao
Nguyên liệu làm phao cần phải đạt được các yêu cầu sau:
- Có trọng lượng riêng nhỏ, ít hoặc không thấm mước
- Có sức nổi lớn
- Đủ độ bền, dễ gia công, chế tạo
1.2. Lựa chọn quy cách và tính năng của phao
- Phao kim loại: Có cấu tạo hình cầu rỗng, thủy tĩnh hoặc thủy động. Có khả
năng chịu lực lớn, dễ sử dụng nhưng bị ăn mòn do tác dụng của nước biển
- Phao cao su: Có sức nổi lớn, trong lượng nhẹ nhưng độ bền kém
- Phao Sốp, nhựa: Hình thái đa dang, phong phú, trong lược nhẹ, sức nổi lớn,
độ bền cao
1.3. Chọn số lượng phao
- Số lượng phao tuân thủ theo quy định trong bản vẽ lưới
- Trường hợp phân chia đều, có thể tính toán số lượng phao dựa vào tổng lực
nổi của vàng lưới chia cho lực nổi của một chiếc phao
Qf: Tổng lực nổi của vàng lưới
f
f
f
q
Q
n
66
qf: Lực nổi của một chiếc phao
nf: Số lượng phao
2. Chọn quy cách và số lượng chì
2.1. Chọn nguyên liệu chì
Nguyên liệu làm chì cần phải đạt được các yêu cầu sau:
- Thích hợp với tính chất đánh bắt của ngư cụ
- Phù hợp với công suất máy móc, thiết bị trên tàu
- Phù hợp với trang bị nổi của vàng lưới
- Có quan điểm kinh tế và dựa vào đặc tính sinh học của đối tượng đánh bắt
chính
2.2. Lựa chọn quy cách và tính năng của chì
- Chì kim loại: Có cấu tạo hình vòng khuyên, dây xích, hình khối
- Chì Pb: Dạng dát mỏng, viên hình trống
2.3. Chọn số lượng chì
- Số lượng chì tuân thủ theo quy định trong bản vẽ lưới
- Trường hợp phân chia đều, có thể tính toán số lượng chì dựa vào tổng lực
chìm của vàng lưới chia cho lực chìm của một viên chì
Qc: Tổng lực chìm của vàng lưới
qc: Lực nổi của một chiếc phao
nc: Số lượng chì
3. Xác định khoảng cách giữa 2 phao
3.1. Khoảng cách lắp phao trên bản vẽ kỹ thuật
- Khoảng cách lắp ráp giữa 2 phao được thể hiện rõ trên bản vẽ kỹ thuật
- Khi lắp ráp phao phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ được thể hiện chi
tiết ở phần ghi chú phía dưới bản vẽ
Ví dụ trên bản vẽ lắp ráp phao lưới kéo có ghi chú sau:
c
c
c
q
Q
n
67
GHI CHÚ:
- Ở hàm lưới, lắp 3 quả phao 250, khoảng cách các phao bằng nhau.
- Tính từ đầu cánh từ phao số 1 đến phao 6, khoảng cách bằng nhau, khoảng
cách giữa 2 phao là 1,5 m (mẫu 1), 1,4 m (mẫu 2). Từ phao số 7 đến phao số 12,
khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 0,9 m (mẫu 1), 0,8m (mẫu 1).
3.2. Khoảng cách phao tính toán
Trường hợp các phao cùng loại và lắp ráp đều nhau trên giềng phao thì
khoảng cách giữa 2 phao được tính toán dựa vào chiều dài giềng phao và số lượng
phao lắp ráp trên toàn dây giềng
lf: Khoảng cách lắp ráp giữa 2 phao
Ldg: Chiều dài giềng phao
nf: Số lượng phao
f
dg
f
n
L
l
68
Hình 6.1. Bản vẽ lắp ráp phao lưới kéo
4. Xác định khoảng cách lắp chì
4.1. Khoảng cách lắp chì trên bản vẽ kỹ thuật
- Khoảng cách lắp ráp giữa 2 viên chì được thể hiện rõ trên bản vẽ kỹ thuật
- Khi lắp ráp chì phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ được thể hiện chi
tiết ở phần ghi chú phía dưới bản vẽ
69
Hình 6.2. Bản vẽ lắp ráp chì lưới kéo
4.2. Khoảng cách chì tính toán
Trường hợp các viên chì cùng loại và lắp ráp đều nhau trên giềng chì thì
khoảng cách giữa 2 viên chì được tính toán dựa vào chiều dài giềng chì và số
lượng chì lắp ráp trên toàn dây giềng
lc: Khoảng cách lắp ráp giữa 2 viên chì
Ldg: Chiều dài giềng chì
nc: Số lượng chì
5. Cố định phao, chì vào giềng
5.1. Các loại nút buộc thường sử dụng để cố định phao, chì vào dây giềng
Nút khóa: Thường sử dụng để cố định phao, chì vào dây giềng, có thể sử
dụng nút khóa đơn hoặc khóa kép
a) b)
Hình 6.3. Nút khóa
a) Nút khóa đơn b) Nút khóa kép
Nút buộc các phao riêng biệt: Phao được cố định vào dây giềng thông qua
các nút buộc giữa tai phao và dây giềng, yêu cầu mối buộc chặt nhưng dễ thao mở.
Các nút thường sử dụng là nút neo đơn, neo kép, nút ghế đơn...
c
dg
c
n
L
l
70
a) b) c)
Hình 6.3. Cố định phao vào dây giềng
a) Nút neo đơn b) Neo sống c) Nút ghế
5.2. Cố định phao vào giềng
- Cố định phao bằng một đường dây liên kết:
Sử dụng dây giềng có độ thô nhỏ hơn dây chính luồn qua lỗ trục của phao, ở
hai đầu phao thực hiện các nút buộc cố định phao vào dây giềng
Hình 6.4. Cố định phao lưới vây
- Cố định phao bằng dây buộc:
Sử dụng dây g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_lap_rap_va_sua_chua_ngu_cu.pdf