ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
BÀI 1: TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TÀU CÁ 8
1. Khái niệm về động cơ nhiệt và động cơ đốt trong 8
2. Cấu tạo động cơ đi ê den 9
2.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ đi ê den 9
2.2. Các khái niệm cơ bản của động cơ đi ê den 9
3. Nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den 11
3.1. Kỳ thứ nhất: Quá trình hút (kỳ hút) 12
3.2. Kỳ thứ hai: Quá trình nén (kỳ nén) 12
3.3. Kỳ thứ ba: Quá trình nổ (kỳ nổ) 13
3.4. Kỳ thứ tư: Quá trình xả (kỳ xả) 14
4. Các thông số cơ bản của động cơ đi ê den 16
4.1. Công suất có ích 16
4.2. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất tiêu hao dầu nhờn. 17
4.3. Tính lượng nhiên liệu chi phí cho tàu trong một chuyến đi biển 17
4.4. Thứ tự số xi lanh trên máy 17
5. Động cơ đi ê den dùng cho tàu cá 18
5.2. Máy đi ê den một hàng xi lanh thẳng đứng 20
5.3. Máy tàu thủy hai hàng xi lanh bố trí chữ V 21
6. Kết cấu các chi tiết chính của máy đi ê den 22
6.1. Trục khuỷu 22
6.2. Kết cấu các chi tiết khác 23
7. Cơ cấu phân phối khí 27
7.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 27
7.2 . Đồ thức phân phối khí 28
7.3. Trục cam – cam 29
7.4. Một số chi tiết, cơ cấu của cơ cấu phân phối khí 29
BÀI 2: CHUẨN BỊ MÁY 345
1. Chuẩn bị dụng cụ 34
1.1. Hộp tuýp mở đai ốc 34
1.2. Cờ lê vòng 35
1.3. Búa cao su 35
1.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít 35
1.5. Kìm chuyên dùng 36
1.6. Búa sắt 36
2. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ 36
3. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 38
3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu 38
3.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu 39
4. Kiểm tra hệ thống bôi trơn 43
4.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy 43
4.2. Kiểm tra mực nhớt trong các te 45
4.3. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục 45
4.4. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt 47
5. Kiểm tra hệ thống làm mát 48
6. Kiểm tra hệ thống khởi động 48
7. Kiểm tra hệ trục 49
BÀI 3: KHỞI ĐỘNG MÁY 51
1. Kiểm tra máy trước khi khởi động 51
1.1. Khởi động máy bằng tay quay 52
1.2. Khởi động bằng điện 54
1.3. Khởi động máy bằng gió 56
2.Chạy không tải làm nóng máy 59
3. Kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ báo 60
BÀI 4: CHĂM SÓC MÁY 64
1. Đóng tải 64
2. Theo dõi hệ thống làm mát 65
2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp 65
2.2.Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp 67
2.3. Bơm ly tâm 696
3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu 70
4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của người 70
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc 73
1.1. Sơ đồ cấu tạo 73
1.2. Nguyên lý hoạt động 74
2. Nhận tín hiệu 74
3. Giảm ga máy chính và ngắt tải 75
4. Đảo chiều theo tín hiệu 75
BÀI 6: TẮT MÁY 77
1. Nhận tín hiệu 77
2. Các bước tắt máy 77
3. Những công việc sau khi tắt máy 79
BÀI 7: KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY SAU VẬN HÀNH 81
1. Phát hiện, xử lý các chỗ nối đường ống bị rò rỉ 81
2. Phát hiện, xử lý nhiệt độ khí xả giữa các xy lanh không đều 82
3. Phát hiện, xử lý nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định 82
4. Phát hiện, xử lý nhiệt độ dầu bôi trơn cao hơn quy định 83
5. Phát hiện, xử lý bơm dầu không tạo đủ áp suất theo yêu cầu 84
6. Phát hiện, xử lý bơm tuần hoàn nước không đủ 85
Bài 8: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH 88
1. Nội dung ghi nhật ký vận hành máy chính 88
2. Mẫu sổ nhật ký vận hành 88
Bài 9: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH
MÁY 92
1. Thực hiện an toàn khi chuẩn bị và khởi động máy 92
2. Thực hiện an toàn khi chăm sóc máy 94
3. Thực hiện an toàn khi đảo chiều và tắt máy 95
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 106
113 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun môn Vận hành máy chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Chưa chọn đúng vị trí khởi động
- Khởi động máy quay yếu, không nổ. Gió không đủ áp lực, nhỏ hơn 15 kg /
cm2. Dùng máy nổ độc lập nạp gió vào chai cho đủ
*) Các thiết bị của hệ thống khởi động gió
- Máy nén gió
58
Hình 1.3.9. Máy nén gió
- Chai gió
Hình 1.3.10 . Chai gió khởi động
Van khởi
động
Van nạp
gió
59
- Chai gió để trên tàu phải lắp ráp cố định, vị trí dễ thao tác
- Định kỳ 1 tháng phải xả nước 1 lần
- Dây dẫn gió phải dùng dây chịu được áp suất cao
- Van nạp gió từ xi lanh máy chính: Dùng để nạp gió từ xi lanh máy chính
váo chai gió
Hình 1.3.11. Van nạp gió trên xi lanh máy chính
- Rắc co lấy gió nối với chai gió
- Trục van lắp vô lăng để dễ sử dụng
2.Chạy không tải làm nóng máy
- Sau khi khởi động máy, vẫn để máy nổ ở chế độ không tải để hâm nóng máy
- Từ từ tăng vòng quay từ thấp tới vòng quay định mức, thời gian từ lúc
khởi động tới vòng quay định mức là 5- 15 phút. Máy công suất càng cao thời
gian càng phải chậm để hâm nóng máy làm cho các khe hở bôi trơn được kín
khít, máy không bị nứt, bó. Quá trình máy chạy không tải thì kiểm tra các thông
số làm việc, nghe tiếng máy nổ, quan sát máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật
của máy.
Trục
van
Rắc co
lấy gió
60
3. Kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ báo
Ngay sau khi động cơ làm việc phải tiến hành kiểm tra sự làm việc bình
thường của động cơ bằng trực giác của người thợ, và thông qua dụng cụ, thiết bị
đo gồm đồng hồ áp kế, nhiệt kế, tốc độ kế để theo dõi các thông số của dầu bôi
trơn, nước làm mát, tăng dần tốc độ động cơ nếu đảm bảo giá trị cho phép rồi
sau đó mới chuyển sang chế độ mang tải.
61
B . Câu hỏi và bài tập thực hành.
1. Các câu hỏi:
1. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động điện
2. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động gió
3. Vẽ sơ đồ, nêu cách nạp gió vào chai bằng cách dùng xi lanh máy chính
4. Nêu các yêu cầu của hệ thống khởi động gió
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Thực hiện công việc khởi động động cơ
Yanmar – 22cv bằng tay quay.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng tay.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng tay đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Đặt tay quay vào rãnh hàm răng sói trên đầu trục cơ.
- Bật van giảm áp.
- Dùng sức người quay trục cơ đạt tới tốc độ khởi động, đột ngột đóng van
giảm áp và vượt vòng nén 1 đến 2 vòng, động cơ nổ.
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.
2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Thực hiện công việc khởi động động cơ
YAMAHA- 90 cv, bằng điện.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng điện.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng điện đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
62
*) Nguồn lực:
- Động cơ YAMAHA – 90 cv.
- dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Dùng nguồn điện 1 chiều 12v của ắc quy.
- Đấu đầu dây (+) ắc quy với động cơ điện 1 chiều và đầu dây (-) với mát.
- Ấn cần bẩy.
- Bật khóa điện, động cơ nổ.
- Sau đó ngắt dây nối ắc quy ra.
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.
2.3. Bài thực hành số 1.3.3: Thực hiện công việc khởi động động cơ
4NVD – 24, bằng không khí nén.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng khí nén.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng khí nén đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
*) Nguồn lực:
- Động cơ 4NVD - 24.
- dầu điêden.
- Chai gió
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Dùng khí nén có áp suất cao để khởi động, động cơ..
- Kéo tay ga về vị trí khởi động
- Gạt tay khởi động về vị trí làm việc.
63
- Mở vô lăng trên chai gió. Khí nén có áp suất cao tác dụng làm quay trục
cơ, động cơ nổ.
- Sau đó gạt tay khởi động về vị trí STOP, đóng van trên chai gió lại
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.
C . Ghi nhớ
- Nắm vững thao tác của các hình thức khởi động
- Nhớ các yêu cầu của hệ thống khởi động điện, gió
64
BÀI 4: CHĂM SÓC MÁY
Mã bài: MĐ 01 - 04
Mục tiêu:
- Chăm sóc máy hoạt động bảo đảm an toàn
- Theo dõi được các hệ thống phục vụ động cơ
- Nghe tiếng máy, quan sát máy biết được tình trạng hoạt động
A. Nội dung:
1. Đóng tải
- Giảm ga, kéo cần số cho chân vịt hoạt động, tàu hoạt động theo lệnh của
thuyền trưởng
- Hộp số có 2 loại: Hộp số thủy lực và hộp số cơ khí
- Đối với hộp số thủy lực thì áp lực dầu trên hộp số phải bảo đảm quy
định, thông thường từ 6 – 7 kg / cm2
- Đặt tay ga về vị trí làm việc, tùy theo loại máy, tùy chế độ hoạt động của
tàu mà có vị trí tay ga thích hợp. Thông thường từ 50 – 70 %
Hình 1.4.1. Vị trí tay ga khi tàu hoạt động
Tay ga
Vị trí có tải
65
2. Theo dõi hệ thống làm mát
2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp
a. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
- Hình thức làm mát trực tiếp: Là nước biển trực tiếp vào làm mát máy sau
đó xả ra ngoài. Cách này đơn giản, hệ thống chỉ cần 1 bơm nước nhưng máy bị
ăn mòn nhanh do trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Để hạn chế ăn mòn người ta
gắn cục chì vào khoang làm mát để hạn chế ăn mòn. Quá trình hoạt động cục
chì mòn dần đi, máy ít bị mòn.
Hình 1.4.2. Hệ thống làm mát trực tiếp
1. Lưới lọc 5. Két làm mát dầu nhờn
2. Van đáy tàu 6. Đường ống dẫn nước làm mát
3. Van mạn tàu 7. Ống xả nước
4. Bơm nước biển
- Nước biển được bơm số 4 hút từ biển vào làm mát bình sinh hàn nhớt,
sau đó vào làm mát xi lanh, nắp quy lát, ống xả ( pô ) sau đó xả ra ngoài
- Nước làm mát đi vào máy theo nguyên tắc làm mát chi tiết có nhiệt độ
thấp trước, làm mát chi tiết nhiệt độ cao sau.Tại các bình trao đổi nhiệt, như
bình sinh hàn nhớt, sinh hàn nước ngọt thì theo nguyên tắc ngược chiều. nước
làm mát và chất được làm mát đi ngược chiều nhau để tăng hiệu quả làm mát.
Khi lắp ráp ống nước cần chú ý cho đường nước đi đúng nguyên tắc trên
3
1
2
1 4
5
7
6
66
- Hệ thống làm mát trực tiếp cấu tạo đơn giản, sử dụng thuận tiện, khả
năng làm mát tốt.
- Tuy vậy hệ thống hay bị đóng cáu, cặn vì nước biển có hàm lượng muối
cao làm ăn mòn các chi tiết động cơ.
- Sự chênh lệch nhiệt độ nước và máy cao nên dễ gây ứng suất nhiệt cho
các chi tiết, tuổi thọ các chi tiết thấp.
- Hình dưới đây là bơm nước kiểu piston dùng cho máy làm mát trực tiếp
Hình 1.4.3: Bơm nước làm mát kiểu piston
1. Ống đẩy
2. Thân bơm
3. Ống hút
- Bơm nước do trục khuỷu kéo bằng phương pháp trích lực
- Bơm piston có đặc điểm là không cần mồi nước
- Ống nước được nối thẳng từ van thông biển tới ống hút 3 của bơm
1
3
2
67
b. Theo dõi sự hoạt động
- Nước sau làm mát phải chảy ra ngoài đúng lưu lượng của bơm
- Các mối nối ống nước không bị rò rỉ
- Dùng tay sờ vào nước ra để cảm nhận nhiệt độ, thấy nước ấm là đạt yêu
cầu , nhiệt độ khoảng 40 – 50 oC, không được vượt quá 50 – 55 oC. Nếu có
nhiệt kế báo nhiệt độ nước ra thì quan sát nhiệt kế
2.2.Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp
a. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp
- Hình thức làm mát gián tiếp: Là nước ngọt làm mát máy, nước biển làm
mát nước ngọt. Cách này cần 2 bơm nước, hệ thống đường ống nước phức tạp
nhưng an toàn hơn, máy ít bị ăn mòn, tuổi thọ cao.
- Hình thức này được dùng phổ biến ở các máy có công suất trung bình trở
lên , từ 60 ngựa trở lên.
- Nước ngọt từ bình sinh hàn nước ngọt số 6 được bơm số 7 bơm vào làm
mát xi lanh, nắp quy lát rồi trở về bình số 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay
trở lại làm mát. Nước biển được bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn dầu
nhờn số 5, bình sinh hàn nước ngọt 6, rồi xả ra ngoài.
- Ưu điểm của hệ thống
+ Ít đóng cáu cặn trong hệ thống
+ Chất lượng làm mát tốt
+ Nhiệt độ nước ngọt sau làm mát trong khoảng 70oC – 85oC ít thay đổi đột
ngột, không gây ứng suất nhiệt,không làm nứt các chi tiết của động cơ.
+ Tuổi thọ động cơ được kéo dài, ít bị ăn mòn.
68
Hình 1.4.4. Hệ thống làm mát gián tiếp
1. Lưới lọc 6. Bình sinh hàn nước ngọt
2. Van đáy tàu 7. Bơm nước ngọt
3. Van mạn tàu 8. Động cơ
4. Bơm nước biển 9. Ống góp nước
5. Bình làm mát dầu nhờn 10. Ống xả nước
11. Nắp kiểm tra nước ngọt
- Nước ngọt từ bình sinh hàn số 6 được bơm số 7 bơm vào làm mát xi
lanh, nắp quy lát rồi trở về bình sinh hàn 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay
trở lại làm mát. Nước biển được bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn nhớt
5, bình sinh hàn nước ngọt 6, rồi xả ra ngoài.
Ưu điểm của hệ thống
- Ít đóng cáu cặn trong hệ thống
- Chất lượng làm mát tốt
- Nhiệt độ nước ngọt làm mát ra khỏi máy trong khoảng 70oC – 85oC ít thay đổi
đột ngột, không gây ứng suất nhiệt, làm nứt vỡ các chi tiết của động cơ.
- Tuổi thọ động cơ được kéo dài, ít bị ăn mòn.
- Quá trình máy hoạt động phải kiểm tra nước biển ra khỏi máy, dùng tay
để cảm nhận, nhiệt độ ra khoảng 45 - 50oC, nước ấm
1
3
8
9
7
6
10
5 4 1 2
11
69
b. Theo dõi sự hoạt động
- Nước biển từ trong buồng máy phải chảy ra ngoài đủ lưu lượng
- Dùng tay tiếp xúc với nước ra, thấy ấm, từ 45- 50oC là đạt yêu cầu
- Theo dõi nhiệt độ nước ngọt sau làm mát bằng nhiệt kế hoặc hơi nước
thoát ra từ nước ngọt
- Các mối nối ống nước không rò rỉ
2.3. Bơm ly tâm
- Bơm này dùng để bơm nước biển phục vụ thống làm mát gián tiếp
Hình 1.4.5. Bơm nước ly tâm
1. Ống đẩy
2. Van xả nước
3. Ống hút
- Cách sử dụng: Trước khi bơm phải mồi nước ngập cánh quạt, khi mồi
nước muốn kiểm tra xem nước ngập cánh quạt chưa thì mở van này ra, tác
dụng của van này vừa để xả gió, vừa kiểm tra nước mồi trong ống
- Đối với tàu thủy, bơm được lắp đặt thấp hơn mực nước biển, vì vậy khi
bơm không cần mồi nước
- Nếu bơm không lên nước thì mở vít số 2 để xả gió
- Loại bơm này dùng động cơ điện để kéo
3
1
2
70
3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu
- Khi nghe tiếng máy nổ không đều, phải kiểm tra, xác định xi lanh không nổ
bằng cách đặt tay vào ống dầu cao áp của các xi lanh, nếu béc phun tốt thì cảm nhận
thấy độ giật trong đường ống, béc không phun thì không giật, xi lanh đó không nổ.
Khắc phục bằng cách thay béc, hoặc tạm thời chạy giảm ga
- Quan sát dầu hồi xem dầu có chảy ra ngoài không, dầu hồi phải được hồi
về két dự trữ hoặc thùng chứa bên ngoài
Hình 1.4.6. Kiểm tra đường dầu cao áp
- Mầu sắc của khí xả thể hiện chất lượng của hệ thống nhiên liệu: Mầu đen bạc
là phun tốt, cháy tốt, mầu đen sẫm là quá tải hoặc chất lượng phun kém
- Mầu xanh lam là nhớt lên buồng đốt
4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của người
- Nghe tiếng máy nổ: Máy nổ phải đều, khi nghe thấy khác thường thì phải
kiểm tra
- Quan sát các đồng hồ đo: Vòng tua, nhiệt kế, áp lực nhớt, các thông số
này phải nằm trong phạm vi cho phép. Khi tăng ga vòng tua phải tăng, tốc độ
tàu tăng
- Quan sát bề ngoài máy, định kỳ từ 30 – 60 phút phải quan sát xung
quanh máy chính một lần
- Quan sát nước biển sau làm mát phải chảy ra ngoài đủ lưu lượng,
ống dầu
cao áp
71
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát trực tiếp, nêu sự hoạt động ?
2. Nhiệt độ nước làm mát tăng quá quy định thì ảnh hưởng như thế nào tới
sự hoạt động ?
3. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát gián tiếp, nêu sự hoạt động ?
4. Cho biết các thông số sau khi hoạt động bình thường nằm trong phạm vi
bao nhiêu: Áp lực nhớt, nhiệt độ nước biển, nước ngọt ra khỏi máy
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.4.1: Kiểm tra, thay dầu bôi trơn động cơ Yanmar –
22 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc thực hiện kiểm tra, thay dầu bôi trơn.
- Thay được dầu bôi trơn cho động cơ đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thực hiện và tuân thủ theo đúng quy trình.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- Dầu điêden và dầu nhờn.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*)Cách thức tiến hành: Theo nhóm 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm tra dầu nhờn về chất lượng và số lượng.
- Mở van xả ở cácte, bầu sinh hàn và bầu lọc.
- Vệ sinh cácte, bầu lọc
- Đóng van xả lại, rồi đổ dầu nhờn mới vào cácte.
*) Thời gian thực hiện: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Lượng và chất của dầu trong các te phải đảm bảo đúng quy định.
- Dầu lưu thông trong hệ thống tốt, động cơ làm việc êm và ổn định.
72
2.2. Bài thực hành số 1.4.2: Kiểm tra, thay nước làm mát cho động cơ
yanmar – 22 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc thực hiện kiểm tra, thay nước làm mát .
- Thay được dầu được nước làm mát cho động cơ đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thực hiện và tuân thủ theo đúng quy trình.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- Dầu điêden , nước làm mát.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*)Cách thức tiến hành: Theo nhóm 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm tra nước làm mát về chất lượng và số lượng.
- Đóng van từ két vào đường ống..
- Mở van xả két nước, van xả bầu sinh hàn và trên động cơ.
- Vệ sinh trong két, trong bình sinh hàn và đóng van xả lại.
- Bơm nước mới vào két đồng thời chờ nhiệt độ động cơ giảm rồi mở van
trên hệ thống để cho nước vào động cơ làm mát.
*) Thời gian thực hiện: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Số lượng và chất lượng của nước làm mát phải đảm bảo đúng quy định.
- Nước làm mát lưu thông trong hệ thống tốt, động cơ làm việc êm và nhiệt
độ ổn định.
C. Ghi nhớ
- Nghe tiếng máy nổ để biết tình trạng kỹ thuật, khi thấy khác thường thì
can thiệp kịp thời.
- Định kỳ quan sát buồng máy để kịp thời phát hiện các sự cố .
73
Bài 5 : ĐẢO CHIỀU MÁY
Mã bài: MĐ 01 - 05
Mục tiêu:
- Nêu được các công việc đảo chiều máy
- Theo dõi hệ trục chân vịt hoạt động
- Ghi được thông số làm việc
- Nghe tiếng máy biết được tình trạng hoạt động
- Tuân thủ quy trình và đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp
A. Nội dung:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
1.1. Sơ đồ cấu tạo
Hình 1.5.1: Sơ đồ cấu tạo của hộp số đảo chiều.
74
1.2. Nguyên lý hoạt động
Hình 1.5.2: Sơ đồ nguyên lý của hộp số đảo chiều
1- Tang trống; 2- Đĩa ma sát bị động quay ngược (tàu lùi);
3- Trục đặc;4- Đĩa ma sát chủ động;
5- Đĩa ma sát bị động quay thuận (tàu tiến);6- Trục rỗng;
7- Cặp bánh răng ăn khớp; 8- Trục chân vịt; 9- Bánh răng trung gian
Tang trống bắt chặt với bánh đà và quay theo trục cơ. Khi đưa tay điều
khiển về vị trí tàu tiến, đĩa ma sát chủ động trên tang trống được ép chặt vào đĩa
ma sát (5) truyền mô men quay cho trục rỗng, thông qua cặp bánh răng ăn khớp
(7), trục chân vịt quay thuận đẩy tàu tiến về phía trước.
Khi muốn đảo chiều quay trục chân vịt cho tàu lùi ta đưa tay điều khiển về
vị trí lùi, đĩa (4) được ép chặt vào đĩa (2) trục (3) quay thông qua các cặp bánh
răng có bánh răng trung gian trục chân vịt được đảo chiều.
2. Nhận tín hiệu
a. Tín hiệu chuông:
Là tín hiệu âm thanh được phát ra từ chuông người thợ máy trực ca chú ý
lắng nghe tín hiệu chuông phát ra:
- 1 tiếng chuông.
75
- 2 tiếng chuông.
- 3 tiếng chuông.
- 4 tiếng chuông.
- 1 hồi chuông ngắn.
- 1 hồi chuông dài.
b. Hiệu lệnh chuông.
Từ những tín hiệu chuông phát ra, quy định hiệu lệnh chuông tương ứng
như sau:
- Tín hiệu 1 tiếng chuông : Cho tàu dừng( SOP)
- Tín hiệu 2 tiếng chuông : Cho tàu tiến
- Tín hiệu 4 tiếng chuông : Cho tàu tiến nhanh
- Tín hiệu 3 tiếng chuông : Cho tàu chạy lùi
- Tín hiệu 1 hồi chuông ngắn : Khởi động động cơ.
- Tín hiệu 1 hồi chuông dài : Dừng động cơ
Căn cứ vào tín hiệu chuông quy định, người thợ máy sử dụng tay ga và cần
số cho phù hợp với từng tín hiệu chuông của chuông kêu.
3. Giảm ga máy chính và ngắt tải
Sau khi nhận được tín hiệu ,,người thợ máy trực ca diều khiển tay ga để cho
tốc độ động cơ giảm từ từ đồng thời ngắt phụ tải, điều khiển cần số về vị trí
(STOP).
4. Đảo chiều theo tín hiệu
Theo tín hiệu chuông phát ra, người thợ máy chú ý lắng nghe tiếng chuông
phát ra điều khiển cần số đảo chiều phù hợp với từng hiệu lệnh chuông.
*) Quy trình thực hiện:
- Giảm tốc độ động cơ
- Tách ly hợp nối động cơ với trục chân vịt
- Đưa tay điều khiển về vị trí cho tầu chạy ngược lại
- Tăng dần tốc độ động cơ tới giá trị cần thiết
76
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1. Cho biết cách nhận biết tín hiệu chuông
2. Nêu quy trình đảo chiều theo tin hiệu chuông
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.5.1: Thực hiện quy trình đảo chiều động cơ YAMAHA
- 90 cv theo tín hiệu chuông.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được công việc đảo chiều quay động cơ.
- Thực hiện được công việc đảo chiều động cơ đúng quy trình kỹ thuật.
*) Nguồn lực:
- Động cơ YAMAHA – 90 cv
- Dầu điêden
- Hộp số ly hợp và trục chân vịt.
- Dụng cụ thộng thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Nhận tín hiệu chuông.
- Giảm tốc độ động cơ
- Tách ly hợp nối động cơ với trục chân vịt
- Đưa tay điều khiển về vị trí cho tầu chạy ngược lại
- Tăng dần tốc độ động cơ tới giá trị cần thiết.
*) Thời gian hoàn thành: 10 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ khi đảo chiều làm việc êm, ổn địnhvà đảm bảo kỹ thuật.
C . Ghi nhớ:
- Nhớ các tín hiệu chuông phát ra.
- Nhớ cách giảm ga, ngắt tải
- Nhớ Cách đảo chiều theo tín hiệu chuông.
77
BÀI 6: TẮT MÁY
Mã bài: MĐ 01 - 06
Mục tiêu:
- Biết các bước tắt máy
- Tắt máy đúng quy trình kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp
A. Nội dung:
1. Nhận tín hiệu
Theo tín hiệu chuông phát ra, người thợ máy chú ý lắng nghe tiếng chuông
phát ra điều khiển cần số đảo chiều phù hợp với từng hiệu lệnh chuông.
2. Các bước tắt máy
- Theo tín hiệu chuông phát ra từ buồng lái khi tàu vào vị trí neo đậu an toàn,
thuyền trưởng ra lệnh tắt máy thì tiến hành các bước như sau
- Giảm ga, kéo cần số về “ 0 ”, chạy không tải ở chế độ ga răng ty khỏang
từ 2 – 5 phút rồi kéo tay ga về vị trí STOP để tắt máy ( kéo tay ga về vị trí thấp
nhất )
- Sau khi ngắt tải vẫn tiếp tục chạy không tải một thời gian ngắn là nhằm
mục đích cho máy nguội dần
- Khóa van dầu từ két trực nhật xuống máy
- Khóa van nước làm mát từ ngoài biển vào tàu
*)Vị trí tay ga khi tắt máy
- Vị trí thấp nhất là vị trí tắt máy, tại vị trí này bơm cao áp không phun
nhiên liệu vào xi lanh. Kéo hết tay ga xuống thấp nhất
Hình 1.6.1. Vị trí tay ga trên máy khi tắt máy
Tay ga
khi tắt
máy
78
Hình 1.6.2. Vị trí tay ga khi tắt máy của máy tàu thủy hiệu YANMAR
Hình 1.6.3. Vị trí tay ga và cần số trên ca bin
*) Các phương pháp tắt máy khác:
Tay ga vị
trí tắt
máy
Vị trí
có tải
Cần số
vị
trí số 0
Tay ga vị
trí thấp
79
Khi tay ga không tắt máy được thì dùng các biện pháp khác như sau:
- Bịt ống hút
- Khóa van nhiên liệu
3. Những công việc sau khi tắt máy
- Sau khi dừng vẫn tiếp tục cho bơm làm mát để dầu đi bôi trơn các gối đỡ
và dầu đi làm mát pít tông khoảng 10 – 15 phút để máy khỏi nóng.
- Bật giảm áp và via máy nhiều vòng bằng tay hoặc bằng cơ cấu via máy để
làm nguội máy và xả hết khí xả ra ngoài.
- Đóng các nước, nhiên liệu, dầu bôi trơn.
- Mở nắp cửa sổ để thông hơi cácte, kiểm tra sự đốt nóng của ổ đỡ.
- Sắp xếp dụng cụ, làm vệ sinh máy và buồng máy.
- Ghi nhật ký và báo cáo kết quả với máy trưởng hoặc bàn giao lại cho ca sau.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1. Nêu các bước tắt máy
2. Cho biết những công việc sau khi tắt máy.
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.6.1: Thực hiện công việc tắt máy cho động cơ K161 –
90 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc tắt máy cho đông cơ k161.
- Thực hiện được công việc tắt máy đảm bảo quy trình kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Điêden YAMAHA – 90 cv
- Dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Nhận tín hiệu.
- Giảm ga, ngắt tải.
80
- Kéo cần số về (0) chạy không tải từ 2 đến 3 phút ở chế độ garăngty.
- Đưa tay ga về vị trí (0), STOP. Động cơ dừng làm việc.
- Khóa van dầu, van nước và bật van giảm áp.
- Làm các công việc sau khi dừng máy.
*) Thời gian hoàn thành: 10 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đươc:
- Động cơ dừng làm việc, đảm bảo kỹ thuật
C . Ghi nhớ:
- Nhớ các bước tắt máy
- Nhớ khóa van nước thông từ biển vào tàu
- Nhớ khóa van dầu từ két trực nhật xuống máy chính
81
BÀI 7: KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY SAU VẬN HÀNH
Mã bài: MĐ 01 – 07
Mục tiêu:
- Nêu được các công việc khắc phục sự cố trong vận hành
- Theo dõi, ghi được thông số của máy
- Xử lý được các sự cố máy
- Tuân thủ theo quy trình và đảm bảo an toàn
A. Nội dung:
1. Phát hiện, xử lý các chỗ nối đường ống bị rò rỉ
Trong các đường ống dẫn như nhiên liệu, bôi trơn. Làm mát hoặc ống dẫn
khí nén tại các chỗ nối của đường ống thường bị rò rỉ là do.
a. Nguyên nhân
- Chỗ nối ống bị vênh, lệch, hở ở vị trí tiếp xúc hai đầu ống.
- Rắc co, đai ốc vặn chưa đủ lực xiết.
- Bị rung, động mạnh gây nên đề se rắc co, đai ốc.
- Gioăng đệm làm kín bị hỏng.
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp sẽ phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ ở các
đường ống nối.
c. Cách xử lý
Dùng cờ lê đúng kích cỡ của rắc co, đai ốc, nới lỏng rắc co hoặc đai ốc nối
đường ống đó tháo ra.
- Nếu kiểm tra chỗ nối ống bị venh, lệch hoặc hở thì điều chỉnh và định vị
cho hai đầu ống tiếp xúc kín, sau đó vặn chặt rắc co hoặc đai ốc vào đủ lực xiết
là được.
- Nếu kiểm tra lực xiết của rắc co, đai ốc mà không đủ thì xiết lại cho đủ
lực xiết ban đầu.
- Nếu kiểm tra rắc co, đai ốc do rung động mạnh mà bị đề se thì phải thay
rắc co, đai ốc hoặc tiện lại ren.
- Nếu kiểm tra gioăng đệm làm kín bị hỏng thì phải thay gioăng đệm mới.
82
2. Phát hiện, xử lý nhiệt độ khí xả giữa các xy lanh không đều
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát kết hợp với thiết bị đo sẽ phát hiện thấy nhiệt
độ khí xả giữa các xy lanh không đều là do:
a. Nguyên nhân
- Xy lanh bị vượt tải
- Kim phun bị kẹt, khí xả tăng nhiệt độ
- Khe hở giữa kim phun và vỏ kim phun quá lớn
- Van 1 chiều bơm cao áp không kín hoặc gãy lò xo.
- Phun nhiên liệu quá muộn
- Đầu vòi phun bị nứt, nhiệt độ khí xả lớn
- Lò xo xu páp hút, xả yếu.
- Nước làm mát bị tắc
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp sẽ phát hiện thấy nhiệt độ khí xả giữa
các xy lanh không đều .
c. Cách xử lý
- Kiểm tra sự phân phối tải trên các xy lanh và điều chỉnh lại tải cho đều.
- Dùng cờ lê tháo vòi phun ra, kiểm tra sau đó rà lại kim phun, nếu không
được thì phải thay cả bộ kim phun mới.
- Tháo van 1 chiều ra kiểm tra sau đó rà lại van và thay lò xo mới.
- Kiểm tra điều chỉnh lại góc phun nhiên liệu cho đúng. Nếu là bơm cao áp
đơn thì điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm các lá căn đệm hoặc chiều cao con
đội, nếu là bơm cao áp kép thì điều chỉnh khoảng dịch chuyển của khớp nối của
trục bơm với cơ cấu bánh răng.
- Kiểm tra lại và thay thế kim phun và đầu vòi phun bị hư hỏng
- Kiểm tra và thay lò xo mới.
- Kiểm tra và xử lý những chỗ bị tắc.
3. Phát hiện, xử lý nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định
Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy nhiệt độ nước
làm mát cao hơn quy định là do:
83
a. Nguyên nhân
- Động cơ quá tải.
- Một số xy lanh vượt tait.
- Van hằng nhiệt bị hỏng
- Nhiều cáu cặn, bùn đất bám trong hệ thống làm mát
- Dây đai dẫn động bơm nước bị chùng
- Không đủ nước làm mát
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định.
c. Cách xử lý
- Kiểm tra lại nhiệt độ khí xả và giảm ga.
- Kiểm tra nhiệt độ các xy lanh đó và điều chỉnh lại cho đều với các xy lanh
khác
- Kiểm tra lại và chuyển sang điều chỉnh bằng tay sau đó về bến sửa chữa
van hằng nhiệt
- Kiểm tra làm sạch thông rửa đường ống, có thể xử lý cặn bằng hóa chất.
- Kiểm tra, điều chỉnh căng lại dây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_mon_van_hanh_may_chinh.pdf