Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm

LỜI GIỚI THIỆU. 1

MỤC LỤC . 3

Bài 1: KHẢO SÁT THỊ TRƢỜNG (CHỌN NƠI BÁN CÁ) . 6

Giới thiệu . 6

Mục tiêu. 6

A. Nội dung. 6

1. Xác định thời điểm bán cá . 6

1.1. Căn cứ vào tình hình dự trữ nhiên liệu, thực phầm trên tàu. 6

1.2. Căn cứ vào tình hình ngƣ trƣờng . 7

1.3. Căn cứ vào giá cá hiện tại. 13

2. Dự kiến sản lƣợng, chủng loại cá. 15

2.1. Dự kiến sản lƣợng . 15

2.2. Dự kiến chủng loại . 15

2.3. Dự kiến chất lƣợng. 16

3. Xác định nơi bán cá. 21

3.1. Căn cứ vào khoảng cách. 21

3.2. Căn cứ vào giá bán . 22

B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 23

1. Câu hỏi. 23

2. Bài tập thực hành. 23

C. Ghi nhớ. 23

Bài 2: HỢP ĐỒNG BÁN CÁ . 24

Giới thiệu . 24

Mục tiêu. 24

A. Nội dung. 24

1. Giới thiệu hợp đồng mua bán . 24

1.1. Hợp đồng là gì? . 24

1.2. Những điểm chung cần lƣu ý khi ký hợp đồng . 24

1.3. Quy trình hợp đồng . 24

1.4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng . 256

1.5. Giới thiệu mẫu hợp đồng mua bán. 25

2. Khảo sát giá của 3 đối tác. 28

3. Hợp đồng mua bán . 29

3.1. Dự thảo hợp đồng, thƣơng thảo và ký hợp đồng. 29

3.2. Thực hiện hợp đồng. 30

3.3. Thanh lý hợp đồng . 32

B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 34

1. Câu hỏi. 34

2. Bài tập thực hành . 34

C. Ghi nhớ. 34

Bài 3: TÍNH CHI PHÍ CHUYẾN BIỂN . 35

Giới thiệu . 35

Mục tiêu. 35

A. Nội dung . 35

1. Chi phí chuyến biển . 35

1.1. Khái niệm. 35

1.2. Các yếu tố của chi phí chuyến biển . 35

2. Tính chi phí nguyên vật liệu. 36

2.1. Tính chi phí nguyên, nhiên, vật liệu . 36

2.2. Tính chi phí nhân công (chi phí cho thuyền viên). 38

3. Tính chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa . 38

3.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định. 38

3.2. Chi phí sửa chữa. 39

4. Tính tổng chi phí . 41

B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 42

1. Câu hỏi. 42

2. Bài tập thực hành . 42

C. Ghi nhớ. 42

Bài 4: HẠCH TOÁN CHUYẾN BIỂN (TÍNH THU NHẬP) . 44

Giới thiệu . 44

Mục tiêu. 447

A. Nội dung. 44

1. Tính kết quả chuyến biển. 44

1.1. Tập hợp chứng từ . 44

1.2. Tính lãi/lỗ. 45

1.3. Thông báo cho thuyền viên hiệu quả chuyến biển . 45

2. Phân phối sau khi tiêu thụ sản phẩm. 46

2.1. Phân phối giữa chủ tàu và đội tàu. 46

2.2. Cách tính . 46

3. Phân phối thu nhập cụ thể của thuyền viên. 48

3.1. Họp thuyền viên . 48

3.2. Cách chia thu nhập . 48

3.3. Chia thu nhập cho thuyền viên. 49

B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 50

1. Câu hỏi. 50

2. Bài tập thực hành. 50

C. Ghi nhớ. 50

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN. 51

I. Vị trí, tính chất của mô đun . 51

II. Mục tiêu . 51

III. Nội dung chính của mô đun. 51

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 52

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 54

VI. Tài liệu tham khảo. 55

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,. 56

BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP. 56

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU. 56

pdf56 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thì lúc này thủy sản đang ở trạng thái tê cứng. Trạng thái này thƣờng kéo dài trong một ngày hoặc kéo dài hơn. Khi cá cứng, cơ thịt vẫn giữ tính chất đàn hồi. Miệng và mang khép chặt, cơ thịt cứng, thân cá nhợt nhạt. Giai đoạn 3: Tự phân giải Thủy sản sau khi tê cứng dần dần trở lại mềm, ta gọi đó là tự phân giải hoặc là tác dụng tự tiêu hóa. Quá trình này do các men nội tại trong thủy sản hoạt động phân giải. Trong quá trình tự phân giải, tổ chức cơ thịt sản sinh ra nhiều biến đổi về lý hóa, cơ thịt mềm mại, có độ ẩm lớn và dễ bị tác dụng của men tiêu hóa hơn. Giai đoạn 4: Phân hủy và thối rữa Vi sinh vật là tác nhân chủ yếu gây thối rữa, bao gồm hai nhóm, nhóm một là những vi sinh vật tồn tại bên trong cơ thể thủy sản trong quá trình sinh sống, nhóm hai là những vi sinh vật nhiễm vào trong quá trình bảo quản và chế biến. Sự thối rữa của thủy sản bắt đầu là do vi sinh vật yếm khí kí sinh trong cơ thể động vật còn sống, khi chết do điều kiện thích hợp nhƣ chất dinh dƣỡng cao, nhiều nƣớc, ánh sáng mặt trời và không khí ít thì bắt đầu phát triển nhanh chóng. Ở giai đoạn này, vi sinh vật phát triển mạnh ở mang, đồng thời vi khuẩn hiếu khí trên da cá cũng bắt đầu phát triển xâm nhập các tổ chức cơ thịt. Thời gian xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thịt cá khoảng 24 – 60 giờ, sự khác nhau đó là do sự lớn nhỏ, chủng loại, nhiệt độ, phƣơng pháp và bảo quản, loại vi khuẩn gây nên. Còn vi khuẩn yếm khí phát triển từ trong nội tạng phát triển dần ra cơ thịt. Hiện tƣợng thối rữa xảy ra đầu tiên mang mất màu và xám lại, chất nhớt trên da đục ngầu, vẩy dễ bong tróc, mùi hôi thối. Trong sản phẩm thối rữa có chất độc tồn tại cho nên khi ăn phải những sản phẩm đó sẽ bị trúng độc. Thời gian từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 nhanh hay chậm, tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ bảng dƣới đây: Bảng 1-3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian từ giai đoạn 1 (GĐ1) đến giai đoạn 4 (GĐ4) 20 TT Yếu tố Thời gian từ GĐ1 – GĐ4 Nhanh Chậm 1 Nhiệt độ môi trƣờng cao x 2 Nhiệt độ môi trƣờng thấp x 3 Cá biển x 4 Cá nƣớc ngọt x 5 Cá ôn đới x 6 Cá nhiệt đới x 7 Cá béo x 8 Cá gầy x 9 Cá tầng mặt x 10 Cá tầng đáy x 11 Lƣới kéo x 12 Bảo quản sau khi đánh bắt muộn x 13 Bảo quản sau khi đánh bắt sớm x 14 Rửa không sạch x 15 Rửa sạch x 16 Chăm sóc trong quá trình bảo quản không tốt x 17 Chăm sóc trong quá trình bảo quản tốt x Căn cứ vào các yếu tố nói trên; căn cứ vào thực tế trên tàu, thông qua kiểm tra cụ thể ở hầm bảo quản cá; thuyền trƣởng dự kiến sản lƣợng của từng loại cá theo 3 mức độ chất lƣợng: Tốt (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) Trung bình (giai đoạn 3) Xấu (giai đoạn 4) Cũng có thể đánh giá chất lƣợng thủy sản (độ tƣơi) nhƣ Bảng 1-4 21 Bảng 1-4. Đánh giá độ tươi Các bộ phận đƣợc kiểm tra Các tiêu chí Điểm 3 2 1 0 Biểu hiện bên ngoài Da Sáng, hệ sắc tố óng ánh, không biến màu Hệ sắc tố sáng nhƣng không bóng láng Hệ sắc tố đang trong quá trình biến màu và mờ Hệ sắc tố mờ đục Dịch nhớt trong suốt nhƣ có nƣớc Dịch nhớt hơi đục Dịch nhớt trắng đục Dịch nhớt mờ đục Mắt Lồi (phồng lên). Lồi và hơi trũng Phẳng Lõm ở giữa Giác mạc trong suốt Giác mạc hơi đục Giác mạc đục Giác mạc đục nhƣ sữa Đồng tử đen sáng Đồng tử đen mờ Đồng tử mờ đục Đồng tử xám xịt Mang Màu sáng Giảm màu Đang trở nên biến màu Hơi vàng Không có nhớt Hơi có vết của dịch nhớt Dịch nhớt mờ đục Dịch nhớt đục nhƣ sữa Thịt (cắt từ phần bụng) Hơi xanh , trong mờ, nhẵn và sáng Mƣợt nhƣ nhung, có sáp, mờ đục Hơi đục Đục hẳn Không thay đổi màu nguyên thủy Màu hơi biến đổi. Màu (dọc theo cột sống) Không màu Phớt hồng Hồng. Đỏ 22 Các cơ quan Thận và phần còn lại của các cơ quan khác phải đỏ sáng nhƣ máu ở trong động mạch chủ. Thận và phần còn lại của các cơ quan khác phải đỏ đục, máu bị biến màu. Thận, phần còn lại của các cơ quan khác và máu phải có màu đỏ nhợt Thận, phần còn lại của các cơ quan khác và máu phải có màu nâu nhạt Tình trạng Thịt Chắc và đàn hồi. Bề mặt nhẵn Kém đàn hồi Hơi mềm (mềm xìu), kém đàn hồi . Nhƣ có sáp (mƣợt nhƣ nhung) và bề mặt mờ đục Mềm (mềm xìu). Vẩy dễ dàng tách khỏi da, bề mặt rất nhăn nheo, có chiều hƣớng giống bột Cột sống Gẫy, thay vì rời ra Dính Hơi dính Hơi dính Màng bụng Dính hoàn toàn Dính Hơi dính Không dính Mùi Mang, da, khoang bụng Rong biển Không có mùi rong biển hoặc bất kỳ mùi khó chịu nào Hơi chua Chua Ghi chú: Điểm 3 là tƣơi nhất Nhƣ vậy thuyền trƣởng đã có dữ liệu về: sản lƣợng cá chung trên tàu; sản lƣợng theo từng loại cá; chất lƣợng của từng loại cá. Đó là những dữ liệu cần thiết để quyết định chọn nơi, thời điểm bán cá và thƣơng thuyết hợp đồng bán cá nhằm làm tăng hiệu quả chuyến biển. Thuyền trƣởng không thể làm các việc nói trên một cách có hiệu quả, nếu không có các số liệu này. 3. Xác định nơi bán cá Việc chọn nơi bán cá, về cơ bản căn cứ vào 2 yếu tố là: khoảng cách từ tàu đến nơi bán và giá bán cá. Tốt nhất, chọn nơi bán cá sao cho chi phí và thời gian hành trình là nhỏ nhất nhƣng có giá bán là cao nhất. Nhƣng thực tế thƣờng không 23 luôn có thuận lợi nhƣ vậy, do đó thuyền trƣởng phải kết hợp tính toán 2 yếu tố này, sao cho hiệu quả là cao nhất. 3.1. Căn cứ vào khoảng cách Khoảng cách càng xa thì chi phí cho hành trình càng lớn. Do đó thuyền trƣởng phải giải quyết bài toán sau: - Giả sử chi phí cho việc tăng quãng đƣờng là A - Giả sử đơn giá bán cao hơn là b (đ/kg) - Sản lƣợng trên tàu là c (kg) - Giá bán chung cao hơn là B = b x c (với b đã đƣợc xác định) - Nhƣ vậy B phụ thuộc vào c. Nếu c không đủ lớn, thì khó đảm bảo đƣợc B > A. Do đó cần phải biết c có đủ lớn để quyết định đến nơi bán cá xa hơn mà vẫn đảm bảo đƣợc tiền bán cá chung cao hơn. Ví dụ 1-5: Một tàu cá, đang ở trên biển tại tọa độ N, chuẩn bị về bờ bán cá. Thông tin về giá cá nhận đƣợc qua máy thông tin vô tuyến nhƣ sau: Tại cảng 1, giá cá là 20.000đ/kg; tại cảng 2 giá cá là 21.000đ/kg. Tọa độ N cách cảng 1 là 50 hải lý và cách cảng 2 là 80 hải lý. Hỏi tàu bán cá tại đâu thì có lợi hơn, biết rằng chi phí nhiên liệu và các chi phí khác cho tàu chạy 1 hải lý là 180.000đ và sản lƣợng cá trên tàu là 20 tấn. Giải: Chênh lệch chiều dài quãng đƣờng từ tọa độ N đến cảng 1 và cảng 2 là: 80 hải lý – 50 hải lý = 30 hải lý Chi phí tàu chạy do việc tăng quãng đƣờng: A = 180.000đ x 30 hải lý = 5.400.000đ Chênh lệch giá cá giữa cảng 2 và cảng 1 là: b = 21.000 đ – 20.000 đ = 1.000đ/kg Giá bán chung cao hơn là: B = 1.000 đ/kg x 20 tấn x 1.000 = 20.000.000 đ Nhƣ vậy: A = 5.400.000đ và B = 20.000.000đ So sánh, ta có: B – A = 20.000.000 đ – 5.400.000 đ = 14.600.000 đ Ta thấy, từ tọa độ N đến cảng 2 xa hơn 30 hải lý, nhƣng đến cảng 2 bán cá thì lợi hơn 14.600.000 đ. Giả sử sản lƣợng cá trên tàu là 5 tấn thì ta có: B = 1.000 đ/kg x 5 tấn x 1.000 = 5.000.000 đ 24 Ta thấy, với sản lƣợng cá trên tàu là 5 tấn, thì đến cảng 2 bán cá sẽ bị thiệt số tiền là: B – A = 5.000.000 đ – 5.400.000 đ = - 400.000 đ. Mặt khác khi khoảng cách đến nơi bán cá càng tăng, thì thời gian càng kéo dài, do đó chất lƣợng cá càng giảm. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm giá cá trên thị trƣờng bị giảm. Ngoài ra, phải lƣu ý đến việc bán cá sớm, vì có nhƣ vậy mới có thể làm cho chuyến biển quay vòng nhanh. 3.2. Căn cứ vào giá bán Dĩ nhiên, chọn nơi có giá bán cao nhất là tốt nhất, tuy nhiên hiệu quả chuyến biển không chỉ phụ thuộc vào giá bán, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ: để bán đƣợc giá cao thì có tăng chi phí chuyến biển hay không (nếu tăng thì tăng bao nhiêu, tăng nhƣ vậy thì có lợi hay không – nhƣ Ví dụ 1-5); tình hình thời tiết; tình hình dự trữ trên tàu Ngoài ra, khi chọn nơi có giá bán cao, cần lƣu ý: giá cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, cho chuyến biển sau ở nơi đó có cao hay không; thời gian nhận tiền bán cá nhanh hay chậm; điều kiện mua bán thuận lợi hay không thuận lợi Nhiều thuyền trƣởng chọn nơi bán cá là những chủ vựa quen, đã từng giao dịch có uy tín, khi cần có thể tạm ứng trƣớc chi phí chuyến biến B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Trong những căn cứ để quyết định ngƣng khai thác, về bờ bán cá, thì căn cứ nào là quan trọng nhất? Trong dự báo để chọn địa điểm, thời điểm bán cá thì dự báo nào là quan trọng nhất: sản lƣợng, chủng loại và chất lƣợng, thì dự báo nào là quan trọng nhất? Tại sao? Để chọn nơi bán cá, căn cứ nào là quan trọng nhất, tại sao? 2. Bài tập thực hành Đề bài tập thực hành: Chọn nơi bán cá C. Ghi nhớ Những căn cứ để đƣa đến quyết định ngừng khai thác, về bờ bán cá. Những căn cứ để quyết định chọn nơi bán cá. 25 Bài 2: HỢP ĐỒNG BÁN CÁ Giới thiệu Hiệu quả của chuyến biền không chỉ phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng của hải sản đã đánh bắt đƣợc mà còn phụ thuộc vào việc tính toán khéo léo trong hợp đồng bán cá. Mục tiêu - Trình bày đƣợc thủ tục của hợp đồng mua bán nói chung; - Ký hợp đồng bán cá không có sai sót. A. Nội dung 1. Giới thiệu hợp đồng mua bán 1.1. Hợp đồng là gì? Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa 2 hay nhiều bên, tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý có thể thi hành hoặc đƣợc pháp luật công nhận. Hợp đồng có thể giao kết bằng: văn bản, lời nói, hành vi. 26 Hợp đồng mua bán cá là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây gói tắt là hợp đồng) là hoạt động thƣơng mại, là sự thỏa thuận tự nguyện giữa bên bán và bên mua, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo quy định. 1.2. Những điểm chung cần lƣu ý khi ký hợp đồng Xác định rõ bên có quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng, để tránh trƣờng hợp các bên đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng; Xác định ngƣời có thẩm quyền ký hợp đồng, để tránh xảy ra việc khó xác định tƣ cách đƣơng sự khi có tranh chấp hợp đồng; tránh việc hợp đồng bị vô hiệu khi đƣợc ký bởi ngƣời không có thẩm quyền; Xác định mục tiêu và đối tƣợng mong muốn của 2 bên, để xác định quyền và nghĩa vụ của 2 bên; Luật điều chỉnh hợp đồng, để xác định hình thức của hợp đồng. Hiện nay luật điều chỉnh hợp đồng là Luật thƣơng mại 2005. 1.3. Quy trình hợp đồng - Dự thảo hợp đồng - Thực hiện hợp đồng - Thanh lý hợp đồng 1.4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng - Tên hàng; - Số lƣợng; - Quy cách, chất lƣợng; - Giá cả; - Phƣơng thức thanh toán; - Địa điểm và thời gian giao nhận hàng. 1.5. Giới thiệu mẫu hợp đồng mua bán CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN Hợp đồng số: - HĐMB Căn cứ Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nƣớc CHXHCNVN về việc thi hành bộ Luật dân sự; 27 Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên. Hôm nay ngày . tháng .. năm Tại địa điểm: Chúng tôi gồm: Bên bán (gọi tắt là bên A) Tên doanh nghiệp/chủ tàu: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: . Fax: Tài khoản số: Mở tại ngân hàng: Đại diện là: Chức vụ: Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ngày . tháng .. năm Do .. chức vụ ký. Bên mua (gọi tắt là bên B) Tên doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: . Fax: Tài khoản số: Mở tại ngân hàng: Đại diện là: Chức vụ: Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ngày . tháng .. năm Do .. chức vụ ký Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng nhƣ sau: 28 Điều 1: Nội dung công việc giao dịch Bên A bán cho bên B: Số TT Tên hàng, chất lƣợng Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Cộng Tổng giá trị bằng chữ: Điều 2: Phƣơng thức giao nhận Bên A giao cho bên B theo lịch sau: Số TT Tên hàng, chất lƣợng Đơn vị tính Số lƣợng Thời gian Địa điểm Ghi chú Phƣơng tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên chịu. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc.) Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lƣu kho là đồng/ngày. Nếu phƣơng tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phƣơng tiện. 29 Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lƣợng v.v thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi tàu, bên bán không chịu trách nhiệm. Điều 3: Phƣơng thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức trong thời gian ........... Điều 4: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đƣợc đơn phƣơng thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (% này do hai bên thỏa thuận). Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lƣợng, số lƣợng, thời gian, địa điểm, thanh toán v.v Mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nƣớc đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 5: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Trƣờng hợp các bên không tự giải quyết đƣợc mới đƣa vụ tranh chấp ra tòa án. Điều 6: Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ đƣợc các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày . đến ngày . Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá . ngày. Bên .. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm thanh lý. Hợp đồng này đƣợc làm thành bản, có giá trị nhƣ nhau. Mỗi bên giữ bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ 30 Ký tên Ký tên (Đóng dấu) (Đóng dấu) Hình 2-1. Mẫu hợp đồng mua bán cá (tham khảo) 2. Khảo sát giá của 3 đối tác Ba đối tác khác nhau, có thể giá mua đối với từng loại cá có khác nhau. Do đó phải khảo sát giá của ít nhất 3 đối tác và căn cứ vào số lƣợng từng loại cá trên tàu, để chọn đối tác nào để bán cá, sao cho có lợi nhất. Ví dụ 2-1: Khảo sát giá cá của 3 đối tác và sản lƣợng từng loại cá trên tàu nhƣ bảng dƣới đây: Bảng 2- 1. So sánh giá cá của 3 đối tác Sản phẩm Số lƣợng (kg) Giá đối tác 1 (đ) Giá đối tác 2 (đ) Giá đối tác 3 (đ) Cá loại 1 1.000 7.800 7.700 7.900 Cá loại 2 2.000 7.000 7.100 6.900 Cá loại 3 500 5.000 5.100 4.900 Ta có: - Giá bán cho đối tác 1: (1.000 x 7.800 đ) + (2.000 x 7.000 đ) + (500 x 5.000 đ) = 24.300.000 đ - Giá bán cho đối tác 2: (1.000 x 7.700 đ) + (2.000 x 7.100 đ) + (500 x 5.100 đ) = 24.450.000 đ - Giá bán cho đối tác 3: (1.000 x 7.900 đ) + (2.000 x 6.900 đ) + (500 x 4.900 đ) = 24.150.000 đ Qua tính toán trên, ta chọn đối tác 2 để bán cá là có lợi hơn. Nhƣ vậy, việc bán cá cho đối tác nào, ngoài yếu tố giá, ta còn tính đến số lƣợng và chất lƣợng của cá. Thông thƣờng, giá mua giữa các vựa mua cá trên cùng một cảng cá/bến cá không chênh lệch nhau nhiều. Ngoài ra, việc chọn đối tác để bán cá, còn tính đến uy tín thƣơng trƣờng của đối tác, khả năng thanh toán nhanh hay chậm và các chế độ khuyến khích khác của đối tác. 31 3. Hợp đồng mua bán Hợp đồng mua bán cá có thể giao kết bằng các hình thức: văn bản, lời nói, hành vi. Việc mua bán cá hiện nay của các tàu cá thƣờng dùng hình thức lời nói; hình thức này đơn giản, nhƣng khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết sẽ rất phức tạp. Do đó, tốt nhất nên hợp đồng bằng văn bản; tuy có khó hơn hợp đồng bằng lời nói, nhƣng khi có tranh chấp xảy ra, thì quyền lợi của chủ tàu đƣợc luật pháp bảo đảm. Quy trình hợp đồng nhƣ sau: 3.1. Dự thảo hợp đồng, thƣơng thảo và ký hợp đồng Sau khi chọn đƣợc đối tác để bán cá, việc tiếp theo là dự thảo hợp đồng mua bán cá. Có thể sử dụng mẫu hợp đồng nhƣ đã giới thiệu ở phần trên (Hình 2-1). Trong dự thảo hợp đồng cần lƣu ý: - Giá bán theo từng chủng loại, chất lƣợng cá (số lƣợng, sau khi cân sẽ ghi cụ thể); - Lịch giao nhận, cần ghi thời gian cụ thể; - Phƣơng tiện và chi phí vận chuyển: thuộc bên B, cần ghi cụ thể; - Chi phí bốc xếp: thƣờng thì bên A bốc lên tới bàn cân, từ bàn cân trở đi thuộc bên B, cần ghi cụ thể; - Phƣơng thức thanh toán: bằng tiền mặt và ghi cụ thể thời gian trả hết tiền; - .. Sau khi điền đầy đủ các nội dung theo hƣớng dẫn trên, bên A cùng bên B thảo luận nếu thống nhất sẽ cùng ký hợp đồng. Hợp đồng đƣợc coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng. Khi hợp đồng đã đƣợc ký, sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên ký hợp đồng. 3.2. Thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung: thực hiện điều khoản về số lƣợng; thực hiện điều khoản về chất lƣợng; thực hiện điều khoản về thời gian giao nhận; thực hiện điều khoản về địa điểm, phƣơng thức giao nhận; thực hiện điều khoản về giá cả, thanh toán. 3.2.1. Thực hiện điều khoản về số lƣợng, chất lƣợng bao gồm - Kiểm tra cân: Cân dùng để cân cá phổ biến hiện nay là cân đồng hồ/cân bàn, loại từ 100 kg trở lên. Kiểm tra cân là việc quan trọng, nếu cân bị “già” (số trọng lƣợng thể hiện trên cân nhỏ hơn thực tế) thì trọng lƣợng hàng hóa thể hiện sẽ nhỏ hơn với thực tế, gây thiệt hại cho chủ tàu. Kiểm tra cân bằng cách xem dấu kiểm tra của cơ quan chức 32 năng (tuy nhiên trong thực tế, đôi khi cân không có dấu kiểm tra, ta có thể áp dụng cách kiểm tra cân đơn giản là cân trọng lƣợng của bản thân ngƣời kiểm tra). - Theo dõi các mã cân theo loại, chất lƣợng hải sản: Bảng 2-2: Lập bảng theo dõi các mã cân theo loại hải sản Loại hải sản Số mã cân Tổng trọng lƣợng (kg) Mã 1 Mã 2 Mã 3 Mã 4 Mã ... Cá loại 1 Cá loại 2 Cá loại 3 Mực loại 1 Mực loại 2 Mực loại 3 Tôm Tổng sản lƣợng xxxxxxxxxxx kg Ngày. tháng .. năm.. Xác nhận của đại điện bên A Xác nhận của đại diện bên B (ký và ghi tên) (ký và ghi tên) Sau khi kết thúc việc cân, đại diện bên A và đại diện bên B ký xác nhận trọng lƣợng theo loại và trọng lƣợng chung để làm cơ sở cho việc thanh toán. Nhƣ vậy là đã thực hiện xong điều khoản số lƣợng, chất lƣợng. 33 Hình 2-3. Cân cá 3.2.2. Thực hiện điều khoản về thời điểm giao nhận hàng hóa Giao nhận hàng hóa đúng thời gian là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Đối với việc bán cá, giao nhận hàng đúng thời điểm ghi trong hợp đồng có ý nghĩa rất lớn vì nếu chậm trễ thì chất lƣợng cá sẽ bị giảm, sẽ làm chậm vòng quay chuyến biển. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng thời điểm và thời gian giao nhận cá. Nếu bên nào vi phạm, gây thiệt hại cho nên kia, là vi phạm hợp đồng, phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho bên kia. 3.2.3. Thực hiện điều khoản địa điểm và phƣơng thức giao nhận hàng hóa - Địa điểm giao nhận: thƣờng là tại tàu. - Phƣơng thức giao nhận: bên bán bốc hàng từ hầm cá đến bàn cân, bên mua chuyển hàng từ bàn cân đến phƣơng tiện chuyên chở của mình. Trƣờng hợp bên giao(bán)/bên nhận(mua) không thực hiện việc giao/nhận đúng hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng vật chất cho bên kia. 3.2.3. Thực hiện điều khoản về giá cả, thanh toán Giá cả: theo thỏa thuận trong hợp đồng. Muốn thay đổi giá khi thị trƣờng có biến động giá, cần thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục, thể hiện trong hợp đồng. Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán. Nghĩa vụ trả tiền phải đƣợc thực hiện theo phƣơng thức và thời gian ghi trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không ghi, thì thời hạn trả tiền là 15 ngày kể từ 34 ngày nhận đƣợc giấy đòi tiền. Nghĩa vụ trả tiền đƣợc xem là hoàn thành khi bên bán nhận đƣợc tiền theo hóa đơn bán hàng. 3.3. Thanh lý hợp đồng Thanh lý hợp đồng là hành vi cuối cùng của các bên nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế. Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng trong các trƣờng hợp sau: - Hợp đồng đã thực hiện xong; - Thời hạn hợp đồng đã hết mà không có sự thỏa thuận kéo dài thêm; - Hợp đồng bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; - . Các bên phải thanh lý hợp đồng 10 ngày sau các sự kiện nói trên phát sinh. Trƣờng hợp hợp đồng đã đƣợc các bên thực hiện đầy đủ, thì coi nhƣ hợp đồng đã đƣợc thanh lý. Việc thanh lý hợp đồng nên làm thành Biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể sử dụng nhƣ mẫu dƣới đây: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________ BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG Căn cứ Hợp đồng mua bán cá số: /HĐMB ký ngày . tháng . năm .. giữa ...và ; Theo nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên. Hôm nay, ngày tháng .. năm . Chúng tôi gồm: Bên bán (gọi tắt là bên A) Tên doanh nghiệp/chủ tàu: Địa chỉ trụ sở chính: 35 Điện thoại: . Fax: Tài khoản số: Mở tại ngân hàng: Đại diện là: Chức vụ: Bên mua (gọi tắt là bên B) Tên doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: . Fax: Tài khoản số: Mở tại ngân hàng: Đại diện là: Chức vụ: Hai bên cùng thống nhất ký kết Biên bản thanh lý này với nội dung nhƣ sau:. Điều 1: Hai bên đồng ý thanh lý hơp̣ đồng mua bán cá nêu trên kể tƣ̀ ngày // Điều 2: Sau khi biên bản thanh lý đa ̃đƣơc̣ hai bên ký thì mọi trách nhiệm của Bên B đối với Bên A và ngƣơc̣ laị se ̃không có hiêụ lƣc̣ . Điều 3: Biên bản thanh lý hơp̣ đồng này đƣơc̣ lâp̣ thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giƣ̃ 02 (hai) bản có giá trị nhƣ nhau . ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên) Hình 2-4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Hợp đồng là gì? Các điều khoản quan trọng của hợp đồng? Thanh lý hợp đồng là gì? 2. Bài tập thực hành Đề bài tập thực hành: Làm hợp đồng bán cá và Biên bản thanh lý hợp đồng C. Ghi nhớ Các điều khoản quan trọng của hợp đồng. Cách ghi và thống nhất số lƣợng hải sản đã cân giữa bên bán và bên mua. Thanh lý hợp đồng. Bài 3: TÍNH CHI PHÍ CHUYẾN BIỂN Giới thiệu Hiệu quả kinh tế của con tàu khi hoàn thành chuyến biển ngoài việc phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng hải sản khai thác đƣợc, còn phụ thuộc vào chi phí chuyến biển. Chi phí chuyến biển càng cao thì hiệu quả chuyến biển càng thấp và ngƣợc lại. Mục tiêu - Trình bày đƣợc đầy đủ chi phí của chuyến biển; - Tính chi phí đúng, đủ. A. Nội dung 1. Chi phí chuyến biển 1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất (chi phí vận hành) là những chi tiêu cần thiết để duy trì hoạt động của một nhà máy. Trong một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì nguồn thu (do bán hàng) phải lớn hơn chi phí sản xuất. 37 Chi phí chuyến biển là chi phí sản xuất của con tàu trong một chuyến biển (ở Việt Nam, chuyến biển có thế từ một tuần đến vài tháng). 1.2. Các yếu tố của chi phí chuyến biển Chi phí chuyến biển đƣợc tính theo 5 yếu tố : Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí của nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ dùng cho hoạt động của chuyến biển; Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền công, tiền ăn, bảo hiểm; Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ các khoản trích khấu hao tài sản cố định trong chuyến biển; Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi phí phải trả cho công ty điện thoại, chi phí sửa chữa, chi phí đậu cảng . Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác, chƣa đƣợc phản ánh trong các chi tiêu trên đã chi bằng tiền trong chuyến biển nhƣ tiếp khách, lệ phí Hình 3-1. Các yếu tố chi phí chuyến biển 2. Tính chi phí nguyên vật liệu Nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng dùng trong chuyến biển thƣờng bao gồm: dầu DO, nhớt, mỡ bò, nƣớc đá, phụ tùng bộ phận máy, phụ tùng bộ phận boong, phụ tùng lƣới 38 2.1. Tính chi phí nguyên, nhiên, vật liệu 2.1.1. Tính chi phí nhiên liệu Hình 3-2. Mua dầu DO Ngƣời ta tính lƣợng nhiên liệu tiêu hao của chuyến biển, bằng cách rất đơn giản nhƣ sau: Chi phí nhiên liệu chuyến biển = đơn giá nhiên liệu x lƣợng nhiên liệu tiêu hao trong chuyến biển. Lƣợng nhiên liệu tiêu hao cho chuyến biến = lƣợng nhiên liệu đã mua – lƣợng nhiên liệu còn lại trên tàu. 2.1.2. Tính chi phí mua nước đá Lƣợng đá dùng để bảo quản cá thƣờng theo tỷ lệ: đá/cá = 1/1 (1 đá 1 cá), có nghĩa là để bảo quản 1 kg cá thì cần 1 kg nƣớc đá. Mức hao hụt nƣớc đá hiện nay trong chuyến biển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham.pdf