LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 3
Bài 1 : KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT VÀ HỆ THỐNG LÁI 7
1. Hệ trục chân vịt 8
1.1. Cấu tạo hệ trục chân vịt 8
1.2. Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu 10
1.3. Kiểm tra hệ trục, chân vịt 10
2. Hệ thống lái 16
2.1. Hệ thống lái cơ khí 17
2.2. Hệ thống lái thủy lực 18
Bài 2 : VẬN HÀNH MÁY TỜI 26
1. Tời neo 26
1.1. Cấu tạo 26
1.2. Vận hành 29
1.3. Bảo dưỡng tời neo 30
2. Tời kéo lưới 30
2.1. Cấu tạo 30
2.2. Vận hành 33
2.3. Bảo dưỡng tời kéo lưới 33
3. Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní, móc 34
3.1. Chọn xích, cáp, ma ní, móc 34
3.2. Kiểm tra xích, cáp, maní, móc 37
3.3. Bảo dưỡng cáp, xích 38
Bài 3 : VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẨU 41
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cẩu 41
1.1. Hệ thống cẩu nâng thủy lực 41
1.2. Hệ thống cẩu treo dùng tời 42
2. Vận hành hệ thống cẩu 42
2.1. Chuẩn bị cẩu 42
2.2. Vận hành cẩu nâng thủy lực 43
3. Bảo dưỡng hệ thống cẩu 435
3.1. Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní, móc 43
3.2. Bảo dưỡng hệ thống cẩu 43
Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ 45
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí 45
1.1. Máy nén piston 45
1.2. Máy nén roto dạng tấm phẳng 47
1.3. Máy nén ly tâm 47
1.4. Máy nén trục 48
2. Vận hành máy nén khí 50
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành 50
2.2. Khởi động và chăm sóc máy nén khí 51
2.3. Tắt máy nén khí 51
Bài 5 : VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM 53
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm 55
1.1. Cấu tạo 55
1.2. Nguyên lý làm việc 58
2. Vận hành bơm 58
2.1. Chuẩn bị 58
2.2. Khởi động bơm 60
2.3. Dừng bơm 60
Bài 6 : VẬN HÀNH MÁY KHAI THÁC 62
1. Thiết bị khai thác trên tàu lưới vây 62
1.1. Cấu tạo 62
1.2. Vận hành 67
2. Thiết bị khai thác trên tàu lưới rê 68
2.1. Cấu tạo 68
2.2. Vận hành 70
3. Thiết bị khai thác trên tàu câu vàng 72
3.1. Cấu tạo 72
3.2 Vận hành 75
Bài 7 : KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ 786
1. Khắc phục sự cố hệ thống thủy lực 78
1.1. Sự cố hết dầu thủy lực 78
1.2. Sự cố mất áp lực dầu 79
1.3. Sự cố nhiệt độ dầu thủy lực trong hệ thống cao hơn quy định 80
2. Khắc phục sự cố tời 81
2.1. Sự cố kẹt bộ ly hợp vấu 81
2.2. Sự cố dây đai trích lực bị chùng 81
3. Khắc phục sự cố hệ thống cẩu 81
4. Khắc phục sự cố máy nén khí 82
4.1. Sự cố mất áp lực khí nén 82
4.2. Sự cố khí nén có lẫn nước 84
4.3. Sự cố khí nén có nhiệt độ quá cao 84
5. Khắc phục sự cố bơm nước ly tâm 85
5.1. Sự cố bơm quay ngược chiều (Với các bơm dùng motor 3 pha) 85
5.2. Sự cố bơm làm việc không lên nước 86
5.3. Sự cố bơm làm việc quá ồn 86
Bài 8: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH CÁC
THIẾT BỊ CƠ KHÍ 90
1. Quy định về an toàn tàu thủy 90
1.1. Những quy định chung 90
1.2. Thực hiện công tác an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay 91
1.3. Thực hiện công tác an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ 92
2. Quy định về an toàn khi vận hành hệ thống cẩu 92
3. Quy định về an toàn khi vận hành máy nén khí 95
3.1. Trước khi làm việc 95
3.2. Trong khi làm việc 95
3.3. Sau khi làm việc 96
4. Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ 96
4.1. Khái quát về sự cháy 96
4.2. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy 98
4.3. Các biện pháp phòng cháy 100
112 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng hoặc kim loại mềm và
được lắp cố định vào vỏ bơm.
- Khe hở giữa các bánh cánh công tác rất nhỏ
đủ để bánh cách công tác khi làm việc không cọ vào
bạc ( mm05,01,0 ). Nếu khe hở này vượt quá giới
hạn cho phép thì hiệu suất giảm.
Hình 5.5.6 - Kết cấu của
bạc bơm.
56
Bánh cánh
Bánh cánh có dạng hình tròn gồm nhiều cánh, số lượng cánh trên bánh
cánh từ (27 cánh) gắn trên mâm tròn. Bánh cánh được lắp trên trục và được cố
định với trục bơm nhờ then và đai ốc hãm đầu trục.
Hình 5.5.7 - Kết cấu của bánh cánh.
a) Bánh cánh 1 lối vào ; b) Bánh cánh 1 phía kín ;
c) Bánh cánh 2 lối vào
Bánh cánh có thể được đúc bằng đồng hoặc thép hợp kim theo phương
pháp đúc chính xác, các bề mặt cánh dẫn yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao
( 63 ) để giảm tổn thất ma sát.
Tùy thuộc vào tốc độ công tác và việc ưu tiên chức năng chính của bơm là
cần cột áp hay lưu lượng, mà kết cấu của cánh có dạng cong ít hay cong nhiều
và dài thì dùng cho bơm có cột áp và lưu lượng lớn.
Hình 5.5.8 - Một số dạng cong của cánh bơm ly tâm.
Bộ phận làm kín giữa trục và vỏ bơm
Bộ phận làm kín có tác dụng không cho chất lỏng rò lọt từ trong ra ngoài
và không cho không khí rò lọt từ ngoài vào trong bơm.
57
Hình 5.5.9 - Bộ làm kín bơm ly tâm.
1. Trục bơm; 2.Vành ép; 3. Rãnh làm mát;
4.Vỏ bơm; 5. T- rết
Để T-rết không bị nóng, cháy do cọ sát với trục bơm và đồng thời để
không khí bên ngoài không rò lọt vào trong bơm người ta dẫn chất lỏng từ
khoang đẩy (buồng xoắn ốc) vào rãnh làm mát để làm mát và làm kín.
Trong điều kiện làm việc bình thường ta nên điều chỉnh vành ép sao cho
chất lỏng chảy ra ngoài từ bộ làm kín từ (20 60) giọt/phút.
Dưới đây là một số vị trí cần làm kín trong bơm ly tâm:
Hình 5.5.10 - Các vị trí cần làm kín trong bơm ly tâm.
1. Vỏ bơm; 2. Cánh bơm; 3. Vành làm kín bằng đồng
58
1.2. Nguyên lý làm việc
Trước khi cho bơm vào làm việc thì phải đảm bảo rằng trong thân bơm và
ống hút đã được điền đầy chất lỏng (mồi bơm).
Khi bơm làm việc, bánh cánh công tác quay làm cho các phần tử chất lỏng
ở trong bánh cánh cũng quay theo. Dưới tác dụng của lực ly tâm các phần tử chất
lỏng này sẽ bị văng từ trong ra ngoài và chuyển động theo bộ phận dẫn hướng ra
(rãnh xoắn ốc ở vỏ bơm) và tạo được áp suất lớn hơn áp suất trên đường ống đẩy
nên chất lỏng sẽ bị đẩy vào ống đẩy với áp suất cao. Đây chính là quá trình đẩy
của bơm.
Đồng thời ở lối vào của bánh cánh công tác, tức là khu vực tâm quay của
bánh cánh, tạo nên một vùng chân không, do có sự chênh áp này nên chất lỏng
sẽ được hút từ bể hút vào bơm theo đường ống hút. Đây chính là quá trình hút
của bơm.
Quá trình hút và đẩy là các quá trình diễn ra liên tục do vậy chất lỏng cũng
liên tục qua bơm, từ bể hút sang bể chứa.
Bộ phận dẫn hướng ra trên vỏ bơm thường có dạng xoắn ốc. Bộ phận này
có tác dụng dẫn chất lỏng từ bánh cánh công tác ra ống đẩy và biến một phần
động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
2. Vận hành bơm
2.1. Chuẩn bị
- Đối với bơm dẫn động trích lực: kiểm tra độ căn của dây đai (dây curoa)
lai bơm, độ căng của dây đai phải đảm bảo, nếu dây đai quá căng hoặc quá
chùng thì phải căn chỉnh lại độ căng cho phù hợp.
- Đối với bơm dẫn động bằng động cơ Diesel: kiểm tra dầu bôi trơn cho
động cơ diesel (Xem thêm mô đun Vận hành máy chính hoặc mô đun Bảo trì
máy chính để biết thêm).
- Đối với bơm dẫn động bằng motor điện: kiểm tra dây điện, dây điện phải
không bị đứt, tróc, hở mạch. Khi dây điện bị đứt hoặc hở phải nối lại và làm kín
tránh bị điện giật.
- Kiểm tra lượng nước trong ống hút vào bơm, nếu nước cạn phải mồi thêm
nước, vì bơm ly tâm là loại bơm không tự hút do đó khi vận hành phải mồi đầy
nước trong ống hút của bơm, nếu không bơm sẽ hoạt động mà không có nước
khi đó sẽ làm hư phốt và cháy motor bơm. Trong thường trong miệng hút của
bơm có gắn một van một chiều có tác dụng giữ nước trong ống hút của bơm,
tránh phải mồi nước khi bơm lần sau. Tuy nhiên khi không hoạt động một thời
gian lượng nước này có thể bị hụt mất.
- Các phương pháp mồi bơm ly tâm:
+ Đổ nước trực tiếp vào bơm:
59
. Bước 1: Mở van mồi và van xả air.
. Bước 2: Kiểm tra van một1 chiều ở giỏ hút đã kín chưa.
. Bước 3: Tiến hành đổ nước vào bơm thông qua van mồi cho đến khi chất
lỏng chảy ra ở van xả air là một dòng liên tục. Sau đó đóng van xả air và van
mồi rồi mới khởi động bơm.
+ Dùng bơm chân không:
Đóng van thoát, mở các van hút. Dùng bơm chân không hoặc bơm phun tia
hút hết không khí trong bơm và đường ống hút rồi mới khởi động bơm.
Hình 5.5.11 - Bơm chân không dùng để mồi bơm ly tâm.
+ Đặt bơm thấp hơn mặt thoáng bể chứa:
Khi đặt bơm dưới mặt thoáng bể chứa thì chỉ cần mở van hút là bơm đã
được mồi, phương pháp này thường được ứng dụng dưới tàu.
- Kiểm tra miệng hút của bơm, với các bơm đặt cố định, sau một thời gian
có thể cặn bẩn bám vào miệng hút và làm tắc miệng hút.
Hình 5.5.12 – Miệng hút của bơm.
- Kiểm tra đường ống ra của bơm, bảo đảm ống ra không bị gãy, vỡ, kẹt.
- Đóng mở các van trên hệ thống ống cần thiết cho mục đích sử dụng.
- Đóng van thoát, mở van hút của bơm. Đối với bơm có áp suất cao thì mở
nhỏ van thoát để tránh cho động cơ lai bơm không bị quá tải.
- Kiểm tra, bơm mỡ vào các ổ đỡ của bơm.
60
- Xem xét kỹ xung quanh để đảm bảo chắc chắn không có gì cản trở cho sự
làm việc của bơm.
- Via thử vài vòng bằng tay xem bơm có bị kẹt không.
2.2. Khởi động bơm
Sau khi tiến hành đầy đủ các bước chuẩn bị trên ta tiến hành khởi động
động cơ lai bơm.
- Đóng cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện.
- Đóng ly hợp lai bơm đối với các bơm dẫn động bằng trích lực máy chính.
- Khởi động động cơ diesel với các bơm dẫn động bằng động cơ Diesel.
- Kiểm tra nước ra, nếu không thấy nước ra, phải dừng bơm và kiểm tra lại
lượng nước trong ống hút hoặc đường ống hút có thể bị vỡ, rò rỉ không kín. Nếu
nước ra yếu phải kiểm tra lại miệng hút nước xem có bị kẹt do cặn bẩn hoặc
miệng hút không ngập hết trong nước.
- Kiểm tra chiều quay của motor bơm, đối với các bơm điện 3 pha, khi đấu
nối thứ thự các pha không đúng sẽ làm cho motor quay ngược chiều. Để đảo
chiều quay của motor ta đổi thứ tự của hai trong ba đầu dây điện nối vào motor.
Không nên để motor chạy lâu mà không có nước, khi đó các phớt của bơm
không được làm mát sẽ sinh nhiệt làm làm hư phớt bơm gây ra kẹt trục bơm và
làm cháy motor bơm.
- Khi bơm làm việc ổn định thì từ từ mở hết cỡ van đẩy của bơm và cần
theo dõi các thông số sau:
+ Các thông số công tác của bơm: Phút ; Pđẩy ; ampe kế của động cơ lai bơm
các thông số này phải luôn luôn ở các giá trị bình thường.
+ Nhiệt độ thân bơm, ổ đỡ so với nhiệt độ môi trưòng.
+ Theo dõi xem bơm làm việc có phát ra tiếng ồn nào không.
+ Nếu xuất hiện các dấu hiệu không bình thường thì phải dừng bơm, tìm
nguyên nhân và cách khắc phục.
2.3. Dừng bơm
- Khi bơm xong, cắt cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện.
- Cắt ly hợp lai bơm, đối với các bơm dẫn động bằng trích lực máy chính.
- Dừng động cơ lai đối với những bơm sử dụng động cơ Diesel dẫn động.
- Đóng các van van hút và van đẩy trên hệ thống đường ống.
- Thu dây bơm, đối với các bơm không đặt cố định.
- Thu dây điện.
- Đưa bơm về vị trí cất giữ với những bơm di động.
- Vệ sinh khu vực xung quanh bơm.
61
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi số 5.5.1: Cho biết các dạng dẫn động chính cho bơm nước ly tâm.
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 5.5.1: Thực hiện công việc vận hành bơm nước ly tâm.
- Mục tiêu:
+ Hiểu được quy trình vận hành bơm nước ly tâm
+ Vận hành bơm nước ly tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Nguồn lực: Buồng máy tàu cá, máy bơm nước ly tâm (có đủ các dạng dẫn
động bằng motor điện và bằng động cơ diesel phụ), các thiết bị khác : bộ cờ lê,
bộ tuýp, ...
- Cách thức tiến hành: Giao cho mỗi học viên một máy bơm ly tâm có thể
được dẫn động motor điện hoặc động cơ Diesel. Yêu cầu học viện tiến hành các
bước cần thiết để vận hành và tắt máy bơm hút khô hầm tàu.
- Nhiệm vụ của từng học viên khi thực hiện bài tập: làm đầy đủ các bước
theo quy trình vận hành bơm nước ly tâm.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Thực hiện đầy đủ các bước trước khi vận hành bơm nước ly tâm
+ Vận hành và dừng bơm nước ly tâm an toàn
+ Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí
+ Vệ sinh khu vực làm việc
C. Ghi nhớ:
- Bơm ly tâm dùng dưới tàu cá thường được dẫn động từ 3 nguồn : Trích
lực máy chính, từ motor điện và từ động cơ Diesel phụ.
- Trước khi vận hành bơm nước ly tâm, điều quan trọng nhất phải mồi bơm.
- Không được để bơm làm việc mà không có nước vì như vậy sẽ làm hư
phớt bơm và làm cháy motor bơm.
- Luôn có ý thức về an toàn và bảo vệ môi trường.
62
Bài 6 : VẬN HÀNH MÁY KHAI THÁC
Mã bài: MĐ 05 – 06
Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy
khai thác trên tàu lưới Vây, tàu lưới Rê và tàu Câu Vàng.
- Vận hành được hệ thống tời trên tàu lưới Vây, tàu lưới Rê và tàu Câu
Vàng đúng quy trình.
- Có ý thức, trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
A. Nội dung:
1. Thiết bị khai thác trên tàu lưới vây
- Nghề lưới vây (còn gọi là nghề vây rút chì) là một trong những nghề quan
trọng hiện nay, chiếm khoảng 17% tổng số tàu thuyền, chuyên đánh bắt các loài
cá tầng nổi hoặc tầng giữa như các loài cá nục, cá ngừ, cá cơm, cá ngân,
- Nguyên tắc đánh bắt của nghề lưới vây là khi phát hiện đàn cá, người ta
dùng tàu thả lưới vây thành vòng tròn xung quanh đàn cá rồi kéo dây rút gọn
giềng chì để thắt kín đáy không cho đàn cá thoát xuống dưới, sau đó thu dần
vàng lưới, dồn cá vào tùng lưới rồi dùng vợt xúc cá lên tàu. Tàu thuyền lưới vây
ngày nay hầu hết đã được lắp máy công suất tới 155CV, chiều dài lưới (chu vi
vòng vây đàn cá) khoảng 400m, chiều cao lưới có thể tới 80 - 100m có thể đánh
bắt ở vùng nước xa bờ có hiệu quả.
- Nghề lưới vây đánh bắt đàn cá ban ngày gọi là lưới vây ngày. Nghề lưới
vây dùng ánh sáng đánh bắt cá ban đêm gọi là nghề lưới vây ánh sáng. Ngư
trường hoạt động từ vùng nước ven bờ ra đến vùng lộng, nơi có các đàn cá
thường tập trung trú ngụ quanh vùng gò rạn hoặc gốc chà rạo. Mùa vụ đánh bắt
chính từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, lưới vây cá cơm có thể đánh bắt đến
tháng 9.
1.1. Cấu tạo
- Lưới vây là hình thức đánh bắt cá cho năng suất và sản lượng cao. Có hai
hình thức lưới vây là vây đơn và vây đôi. Tuy nhiên dù vây đơn hay vây đôi thì
trang bị máy khai thác trên tàu vẫn tương tự nhau, bao gồm các máy sau :
63
Hình 5.6.1 – Tàu làm nghề lưới vây.
Hình 5.6.2 – Tàu lưới vây đơn.
Máy tời lưới vây: Là thiết bị dùng để thu dây rút chì lưới vây. Dây là thiết
bị chính trong nghề lưới vây.
- Cấu tạo cơ bản của tời gồm 2 tang ma sát đơn gắn trên trục tải, một bộ
truyền động có khả năng biến đổi vận tốc nhiều chế độ khác nhau phục vụ cho
các chế độ khai thác.
- Ở một số tàu người ta thường kết hợp tời lưới kéo làm tời lưới vây vì nó
có một số ưu điểm như: rất an toàn trong quá trình thu dây rút, thuận tiện trong
việc xếp cáp, cho phép giảm số lượng người tham gia rút dây chì.
64
- Trong thực tế có 3 hình thức dẫn động cho tời, phổ biến nhất là dẫn động
bằng trích lực máy chính (Hình 5.6.3), tuy nhiên ngày nay rất nhiều tàu đã sử
dụng thủy lực để dẫn động tời (Hình 5.6.4). Ngoài ra đôi khi người ta cũng dùng
motor điện để dẫn động tời và hình thức này rất ít gặp trong thực tế vì chi phí
cao cũng như chế độ bảo dưỡng khó khăn.
Hình 5.6.3 – Tời kéo lưới vây dẫn động cơ khí.
Hình 5.6.4 – Tời kéo lưới vây dẫn động thủy lực.
Máy thu lưới vây: Là thiết bị dùng đề thu cánh lưới từ dưới nước đưa lên
tàu, có nhiều dạng máy thu lưới vây như phổ biến nhất có hai dạng là:
- Máy thu lưới vây Octapenco (Hình 5.6.5):
Cơ chế hoạt động của máy này là khi thu toàn bộ cánh lưới được túm lại
thành bó, bó lưới ôm qua tang thứ nhất rồi luồn qua tang thứ hai theo hình chữ
65
S, nhờ có lực ma sát phát sinh trên bề mặt giữa tang và bó lưới cũng như lực
căng do bó lưới cuốn chéo qua hai tang. Người thao tác dễ dàng thu cánh lưới
lên. Với loại máy này sức người bỏ ra là khá lớn và số lượng người tham gia thu
lưới là đông.
Loại tời này sử dụng lực dẫn động từ động cơ điện truyền qua bộ hộp
giảm tốc qua hệ thống trụ các đăng đến hai trục của tang thu lưới, hai tang thu
lưới này chuyển động ngược chiều nhau nhờ hệ bánh răng trung gian.
Trong một số trường hợp khác, tời này cũng được dẫn động bằng motor
thủy lực thay cho motor điện như số lượng không nhiều
Hình 5.6.5 - Máy thu lưới vây Octapenco.
- Máy thu lưới vây treo (Hình 5.6.6):
Khác với máy thu Octapenco, máy thu lưới vây treo cao có kết cấu giống
như một ròng rọc, lưới được treo trên đầu cần cẩu, việc thu lưới diễn ra hoàn
toàn nhờ trọng lượng bản thân bó lưới.
Loại tời này thường được dẫn động bằng motor thủy lực được đặt phía
dưới trục tang, chuyển động của motor thủy lực truyền qua bộ bánh răng và làm
quay tang và nhờ đó thực hiện quá trình thu lưới.
66
Hình 5.6.6 – Máy thu lưới vây treo.
Hình 5.6.7 – Thu lưới vây thực tế trên tàu.
67
1.2. Vận hành
Chuẩn bị tời, máy :
- Kiểm tra bộ ly hợp trích lực cho tời, máy thu, bơm thủy lực, đảm bảo bộ
ly hợp vận hành an toàn, không bị vật cản, kẹt.
- Kiểm tra dây đai (dây curoa) lai bơm thủy lực (nếu có), đảm bảo bơm
thủy lực hoạt động đúng áp lực.
- Kiểm tra bình dầu thủy lực, nếu thiếu phải châm thêm.
- Kiểm tra cầu dao, dây điện đối với các tời, thiết bị sử dụng motor điện,
đảm bảo dây điện không bị hỏng, đứt, hở mạch.
- Chuẩn bị ngư lưới cụ.
Vận hành tời :
- Khi tàu bắt đầu chuyển sang chế độ thu dây rút, đóng ly hợp truyền động
cho tời với các tời dùng trích lực máy chính, đóng cầu dao điện co motor với các
tời dùng motor điện hoặc đóng tay gạt điều khiển motor thủy lực với các tời
dùng motor thủy lực.
- Mở phanh tời.
- Quấn dây rút vào tang.
- Đóng ly hợp của tang và tiến hành thu dây, trong quá trình thu dây có thể
dùng phanh, tay ga hoặc tay điều khiển để điều khiển tốc độ thu dây của tời.
- Khi kết thúc quá trình thu dây, mở tay gạt bộ ly hợp của tang.
- Đóng phanh cho tang.
- Ngắt ly hợp bộ truyền động, cầu dao motor điện hoăc cần điều khiển
motor bơm thủy lực để dừng tời.
Vận hành máy thu lưới:
- Khi chuyển sang chế độ thu lưới, đóng ly hợp cho máy thu lưới với các
máy dẫn động bằng trích lực máy chính hoặc đóng cần điều khiển motor thủy
lực với các máy dẫn động bằng motor thủy lực.
- Quấn bó lưới qua tang.
- Kéo thu lưới.
- Khi kết thúc quá trình thu lưới, ngắt cần điều khiển motor thủy lực hoặc
ngắt ly hợp truyền động máy thu.
- Thu dọn ngư lưới cụ.
- Dọn dẹp dụng cụ và vệ sinh môi trường.
68
2. Thiết bị khai thác trên tàu lưới rê
- Nghề lưới rê (còn gọi là nghề lưới cản) là một trong những nghề đánh bắt
quan trọng. Nghề lưới rê là khái niệm chung chỉ loại nghề đánh bắt dựa trên
nguyên tắc dùng lưới thả trôi chắn ngang hướng di chuyển của đàn cá để cá mắc
dính vào lưới (thân cá đóng vào mắt lưới). Trên nguyên tắc đánh bắt của lưới rê,
có các nghề lưới cản (lưới rê nilông), lưới rê cước, rê đáy, lưới chuồn. Trong đó
nghề lưới cản là nghề quan trọng nhất. Ngư trường đánh bắt khá rộng, từ vùng
biển ven bờ ra đến vùng khơi.
- Hiện nay, tàu thuyền lưới cản được lắp máy công suất lên tới 155CV.
Lưới rê các loại hiện nay được làm bằng lưới sợi tổng hợp dệt sẵn, kích thước
mắt lưới cỡ 50mm đối với nghề lưới cản khơi, cỡ 30mm đối với nghề cản ven
bờ (còn gọi là lưới thanh ba).
- Chiều dài lưới cản khơi có thể tới hàng chục nghìn mét, chiều cao lưới từ
15 - 20m. Mùa vụ đánh bắt từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm.
- Đánh cá lưới rê (Hình 5.6.8) có tính chủ động, năng suất và sản lượng
thấp hơn các nghề khai thác lưới vây, lưới kéo.
2.1. Cấu tạo
Trong nghề khai thác bằng lưới rê thường trang bị các thiết bị sau :
Trục lăn thu lưới: Đây là thiết bị đặt ở mạn tàu, được truyền động từ máy tời
thu lưới, nó có nhiệm vụ dẫn hướng và kéo lưới rê lên tàu trong quá trình thu lưới.
Hình 5.6.8 – Bố trí chung thiết bị khai thác lưới Rê.
1 – Dây giềng phụ; 2 – Vàng lưới rê; 3 – Trục lăn thu lưới
4 – Máy thu lưới; 5 – Máy giũ lưới
69
Máy thu giềng phụ (Hình 5.6.9): Là thiết bị dùng để thu dây giềng, nó gồm
tang ma sát đặt trên trục thẳng đứng, bộ dẫn động truyền chuyển động qua bộ bánh
răng giảm tốc gắn chặt với trục
Hình 5.6.9 – Máy thu giềng phụ.
1 – Đế máy; 2 – Trục dẫn động;
3 – bánh răng giảm tốc; 4 – Tang ma sát
Máy thu lưới (Hình 5.6.10): Đây là thiết bị chính trong quá trình thu lưới,
nó gồm đầu máy và hộp số.
1 – Tang thu lưới; 2 – Máy thu lưới;
3 – Đĩa lệch tâm
Hình 5.6.10 – Máy thu lưới rê.
70
Máy giũ lưới (Hình 5.6.11): Là thiết bị gở cá ra khỏi lưới, nó gồm cơ cấu
tạo ra dao động tuần hoàn và khung giũ đặt trên hai trục máy.
Hình 5.6.11 – Máy giũ cá.
1 – Đế máy; 2 – Vàng lưới;
3 – Cơ cấu tạo chuyển động; 4 – Cần gạt
2.2. Vận hành
Chuẩn bị vận hành máy
Hệ thống máy khai thác trên tàu lưới rê vận hành đồng bộ nhịp nhàng
đồng với nhau từ lúc thu dây giềng, thu lưới, giũ cá, xếp lưới. Khi chuẩn bị và
vận hành người thao tác phải thực hiện gần như cùng lúc các máy.
- Đối với hệ thống máy dẫn động bằng máy thủy lực:
+ Kiểm tra bình nhớt thủy lực, phải đảm bảo dầu thủy lực còn đủ trong két.
+ Kiểm tra dây đai căn chỉnh dây đai, bộ ly hợp truyền động cho bơm thủy lực.
+ Kiểm tra đường ống thủy lực, bảo đảm các co, van không bị xì, chảy.
+ Đóng ly hợp cho bơm hoạt động (nếu hệ thống chỉ dùng để chạy thiết bị
khai thác).
- Đối với các máy dẫn động bằng motor điện:
+ Kiểm tra cầu dao điện.
+ Kiểm tra dây điện, nối lại dây điện nếu bị đứt, chập, hở.
+ Kiểm tra chiều quay của motor, đối với motor điện 3 pha, nếu chiều quay
không phù hợp phải đảo lại đầu dây của hai trong ba đầu dây.
71
- Đối với hệ thống dẫn động trích lực máy chính:
+ Kiểm tra ly hộp trích lực.
+ Kiểm tra bộ truyền động.
+ Kiểm tra bộ tay gạt.
- Chuẩn bị dụng cụ cho việc khai thác và thu giữ cá.
Vận hành máy thu dây giềng:
- Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu
dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các
hệ thống truyền động cơ.
- Đóng ly hợp cho tời.
- Quấn dây giềng vào tang ma sát, thu dây.
- Điều chỉnh tốc độ tời cho phù hợp quá trình thu lưới.
Vận hành máy thu lưới:
- Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu
dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các
hệ thống truyền động cơ.
- Đóng ly hợp cho máy.
- Gắn dầu lưới vào đĩa máy, thu lưới.
- Dùng cần điều khiển, điều khiển tốc độ thu lưới cho phù hợp.
Vận hành máy giũ cá:
- Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu
dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các
hệ thống truyền động cơ.
- Đóng ly hợp cho máy.
- Gắn dầu lưới vào trục lăn của máy, tiến hành xếp lưới và cá sau khi giũ.
- Dùng cần điều khiển, điều khiển tốc độ giũ lưới cho phù hợp.
Kết thúc quá trình khai thác:
- Ngắt ly hợp cho các máy.
- Ngắt cần điều khiền motor thủy lực, cầu dao điện, tay gạt bộ ly hợp trích lực.
- Ngắt ly hợp cho bơm dầu, nếu bơm thủy lực chỉ phục vụ cho các máy
khai thác.
- Thu dọn ngư cụ và sản phẩm.
- Vệ sinh khu vực làm việc.
72
3. Thiết bị khai thác trên tàu câu vàng
3.1. Cấu tạo
Nghề Câu Vàng là nghề mới du nhập vào Việt Nam nước ta từ khoảng
đầu những năm 90. Tuy nhiên do loại hải sản khai thác là cá Ngừ đại dương là
loại có giá trị kinh tế cao, nên đây là nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất đặc
biệt là khu vực Miền Trung.
Hình 5.6.12 – Bố trí máy trên tàu Câu Vàng công nghiệp.
Hiện nay với các tàu câu quy mô nhỏ, thiết bị khai thác cơ khí trên tàu câu
vàng là rất ít chỉ gồm một tời thu câu và tời quấn dây câu, các công đoạn còn lại
từ thả dây câu, thẻo câu, thu theo câu, đều thực hiện thủ công bằng sức người.
73
hệ dẫn động cho tời thu dây câu thường trích lực từ máy chính hoặc bằng motor
thủy lực. Ngày nay cùng với sự phát triển của các máy móc thiết bị và yêu cầu
khai thác ngày một cao hơn nên có nhiều tàu trang bị nhiều thiết bị cơ khí
chuyên dùng phục vụ cho nghề câu vàng.
Các thiết bị cơ khí chủ yếu cho tàu câu :
- Bộ 3 con lăn
- Tời thu câu
- Tời thả câu
- Tời quấn dây câu
- Tời quấn thẻo câu
Ngoài ra còn có các puly dẫn hướng, mâm dẫn hướng dây câu, máng trượt,
ống luồn dâu câu,
Hầu hết các thiết bị khai thác cơ khí trên tàu câu công nghiệp đều được dẫn
động bằng motor thủy lực.
Sơ đồ bố trí các thiết bị cơ khí trên tàu câu công nghiệp như Hình 5.6.12
Bộ 3 con lăn (Hình 5.6.13): Là thiết bị dùng để dẫn hướng dây câu vào
tàu, nó gồm 01 con lăn nằm ngang và 02 con lăn đứng. Bộ con lăn này được đặt
ở mạn phải của tàu.
Hình 5.6.13 – Bộ 3 con lăn.
74
Tời thu dây câu (Hình 5.6.14) : Đây là thiết bị chính của hệ thống máy
khai thác nghề câu vàng. Cấu tạo cơ bản của nó gồm bánh cước và bộ đế cước là
cặp bánh xe có bọc cao su, dây câu được đặt trên bánh cước và được bộ đế cước
ép chặt vào bánh cước nhờ lực của lò xo, khi motor thủy lực quay làm quay
bánh cước, nhờ lực ma sát của các bánh có bọc cao su nên dây câu được thu lên.
Tời thu dây câu thường được đặt phía boong trước gần mạn phải.
Hình 5.6.14 – Tời thu dây câu.
Tời thẻo (Hình 5.6.15) : Tời thẻo được đặt gần giữa boong tàu về phía
mạn phải. Tời thẻo là thiết bị dùng để thu thẻo câu, nó gồm một motor thủy lực
và đẩu thu thẻo, khi motor quay làm quay đầu thu, trên đầu thu là bánh tròn có
gắn các thanh đứng, khoảng cách giữa cách thanh phải nhỏ hơn đầu móc thẻo do
đó khi đầu thu quay các móc thẻo được móc vào các thanh và thu thẻo câu.
Hình 5.6.15 – Tời thẻo.
75
Tời quấn dây câu (Hình 5.6.16) : Đây là thiết bị dùng để quấn dây câu sau
khi dây câu được tời thu kéo lên. Cấu tạo chính của tời gần giống như các tời thu
lưới, gồm tang chứa lắp trên trục được dẫn động bằng motor thủy lực. Dây câu
được xếp vào tang nhờ hệ thống xếp cáp phía trước tời. Tời quấn dây câu được
đặt phía sau tàu trong buồng tang câu.
Hình 5.6.16 – Tời quấn dây câu.
Tời thả dây câu (Hình 5.6.17): Tời thả câu được đặt phía sau đuôi tàu, nó
dùng để thả dây câu trong quá trình thả câu, cấu tạo chính của tời gồm bánh cước
được dẫn động bằng motor thủy lực, bộ đế cước dùng để ép dây câu vào bánh cước.
Hình 5.6.17 – Tời thả dây câu.
3.2 Vận hành
Chuẩn bị :
- Kiểm tra lượng dầu trong két dầu thủy lực, đảm bảo dầu luôn đủ và đúng
chất lượng.
76
- Kiểm tra đường ống dầu thủy lực, các van, co nối để không bị xì dầu
trong quá trình hoạt động.
- Kiểm tra tời thu, bộ đế cước có được ép chặt vào bánh cước, căn lại lò xo ép.
- Kiểm tra tời thẻo, xem có vật lạ kẹt, đính vào trong tời không.
- Kiểm tra hệ thống xếp dây của tời quấn dây.
- Bật bơm thủy lực (đóng ly hợp truyền động hoặc đóng cầu dao điện cho
motor bơm).
- Chạy thử không tải cho tất cả các tời, đảm bảo các tời đều hoạt động tốt.
Vận hành tời thu dây câu :
- Máng đầu dây câu vào bánh cước, kẹt đế cước lên.
- Đóng cần gạt điều khiển motor tời, motor tời quay.
- Theo dõi áp lực dầu thủy lực.
- Điều khiển tốc độ thu dây bằng cần điều khiển motor.
Vận hành tời thẻo:
- Khi đến đầu móc thẻo, tháo đầu móc thẻo trên dây câu, móc vào đầu tời thẻo.
- Gạt cần điều khiển motor tời thẻo để tời hoạt động.
- Điều chỉnh cần gạt để điều khiển tốc độ thu thẻo cho phù hợp.
Vận hành tời quấn dây:
- Móc đầu dây câu vào tời.
- Đóng cần điều khiển để motor tời quay thu dây.
- Kiểm tra dây khi xếp vào tang.
- Điều khiển tốc độ quấn dây bằng tay gạt điều khiển motor thủy lực.
Vận hành tời thả dây câu:
- Máng dây câu vào bánh cước.
- Mở phanh cho tời chứa dây câu, để cho tang chứa dây quay tự do.
- Đóng tay gạt điều khiển motor tời để thả dây.
- Điều khiển tay gạt để điều chỉnh tốc độ thả dây cho phù hợp.
Dừng tời :
- Khi kết thúc quá trình thu, thả câu, đóng tay gạt điều khiển motor tời.
- Tháo đầu dây ra khởi tời.
- Tắt ly hợp dẫn động bơm dầu thủy lực
- Dọn dẹp đồ nghề, vệ sinh môi trường
77
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi số 5.6.1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng loại tời trên tàu lưới
Vây, lưới Rê và tàu Câu Vàng.
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 5.5.1: Thực hiện công việc vận hành hệ thống tời trên
tàu lưới Vây, lưới Rê và tàu Câu Vàng.
- Mục tiêu:
+ Hiểu được quy trình vận hành hệ thống tời trên tàu lưới Vây, lưới Rê và
tàu Câu Vàng.
+ Vận hành hệ thống tời tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_van_hanh_cac_thiet_bi_co_khi_tau_ca.pdf