Giáo trình mô đun Vận hành hệ thống điện

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU. 1

MỤC LỤC . 2

MÔ ĐUN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ . 6

BÀI 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU . 7

1. Máy phát điện. 7

1.1. Nguyên lý cấu tạo . 8

1.2. Nguyên lý hoạt động. 8

2. Động cơ điện . 9

2.1. Động cơ 1 pha . 9

2.2. Động cơ 3 pha . 10

3. Ký hiệu tổng quát . 11

3.1. Ký hiệu nguồn điện. 11

3.2. Ký hiệu đƣờng dây . 12

3.3. Ký hiệu khí cụ điện. 12

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN . 14

1. Kiểm tra cầu dao chính. 14

1.1. Khái quát và công dụng của cầu dao. 14

1.2. Phân loại và cấu tạo cầu dao . 15

1.3. Kiểm tra cầu dao trƣớc khi vận hành . 17

2. Kiểm tra máy đèn . 18

2.1. Kiểm tra lƣợng dầu bôi trơn. 18

2.2. Kiểm tra lƣợng nhiện liệu trong máy . 20

3. Kiểm tra máy phát điện . 20

3.1. Kiểm tra động cơ máy phát. 20

3.2. Kiểm tra ắc quy đề. 21

3.3. Kiểm tra các đồng hồ đo . 213

3.4. Kiểm tra khí cụ điện, đƣờng dây .23

3.5. Kiểm tra khởi động từ .23

3.6. Kiểm tra rơ le nhiệt .23

3.7. Kiểm tra đƣờng dây.24

4. Kiểm tra phụ tải .24

4.1. Kiểm tra động cơ 1 pha. .24

4.2. Kiểm tra động cơ 3 pha .24

4.3. Kiểm tra thiết bị chiếu sáng.25

BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN.27

1. Giới thiệu về an toàn khi vận hành máy phát điện.27

1.1. Giới thiệu .27

1.2. An toàn khi vận hành .27

2. Khởi động máy phát điện .29

3. Đóng cầu dao chính .31

4. Ngừng máy phát điện.32

BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN .34

1. Giới thiệu động cơ điện trên tàu .34

1.1. Động cơ kéo máy nén lạnh .34

1.2. Động cơ bơm nƣớc làm mát .34

1.3. Động cơ kéo.35

2. Đóng điện cho các động cơ điện .35

3. Theo dõi động cơ hoạt động.36

4. Ngừng động cơ điện.37

BÀI 5: KHẮC PHỤC SỰ CỐ.38

1. Xử lý sự cố của máy phát điện .38

1.1. Hiện tƣợng 1 .38

1.2. Hiện tƣợng 2 .39

1.3. Hiện tƣợng 3 .39

1.4. Hiện tƣợng 4 .394

1.5. Hiện tƣợng 5. 40

2. Xử lý chạm vỏ động cơ điện. 40

2.1. Nguyên nhân . 40

2.2. Cách xử lý . 40

3. Xử lý chạm vỏ máy phát điện . 42

3.1. Nguyên nhân . 42

3.2. Cách xử lý . 42

4. Khắc phục máy phát điện bị quá tải. 43

4.1. Nguyên nhân gây ra quá tải máy phát điện . 43

4.2. Khắc phục sự cố . 43

5. Khắc phục động cơ điện bị quá tải. 44

5.1. Nguyên nhân dẫn đến quá tải động cơ điện. 44

5.2. Khắc phục sự cố . 44

6. Khắc phục quá tải đƣờng dây . 45

6.1. Nguyên nhân dẫn đến quá tải đƣờng dây . 45

6.2. Khắc phục sự cố . 45

7. An toàn điện . 45

7.1. Thực hành an toàn điện. 45

7.2. Cấp cứu ngƣời bị điện giật. 46

BÀI 6: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN . 54

1. Những vấn đề cơ bản của ngƣời vận hành máy. 54

1.1. Những yêu cầu cơ bản của việc vận hành . 54

1.2. Nhiệm vụ của tổ trƣởng vận hành. 54

1.3. Nhiệm vụ của ngƣời công nhân vận hành . 55

2. Ghi sổ nhật ký khi nhận ca . 56

3. Ghi thông số hoạt động của máy. 57

4. Lập biên bản sự cố, bảo dƣỡng, sửa chữa . 58

5. Giao ca trực . 59

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN. 605

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG .68

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH.68

pdf73 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Vận hành hệ thống điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Ngoài ra nếu cầu dao có yêu cầu bảo vệ ngắn mạch phía sau lƣỡi dao đƣợc lắp qua cầu chì trƣớc khi cung cấp điện cho phụ tải. Hình 2.3. Cấu tạo cầu dao hai ngã (đảo) Để đóng ngắt hai mạch điện khác nhau dùng cầu dao hai ngã (cầu dao đảo hay cầu dao đổi nối). Cầu dao đảo khác cầu dao thƣờng là ở chỗ có hai hệ thống tiếp điểm tĩnh 1 và tĩnh 2 mắc vào hai mạch điện khác nhau, việc đổi nối đƣợc thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái tiếp xúc giữa lƣỡi dao 3 và các tiếp điểm tĩnh khi quay tay cần 4 quanh trục 5. a. Cầu dao 1 pha Hình 2.4. Cầu dao 1 pha 17 b. Cầu dao 3 pha Hình 2.5. Cầu dao 3 pha 1.3. Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành Cầu dao phải còn nguyên vẹn, có dấu hiệu bất thƣờng - Các cọc nối dây không bị cháy xém - Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị cháy - Cần đó dao đang ở vị trí OFF Hình 2.6. cầu dao tự động 3 pha 18 2. Kiểm tra máy đèn Mức dầu nhờn trong cacte nằm trong phạm vi quy định của thƣớc đo dầu, thấp thì phải bổ sung (tránh lột tay biên của động cơ), cao thì phải điều chỉnh bằng cách tháo ốc rốn cate để xả bớt dầu (tránh máy xục dầu). Mức nƣớc làm mát trong két nƣớc đúng quy định (tránh bó piston), trạng thái nƣớc có sạch hay đóng váng dầu nhằm đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt (một số máy phát có yêu cầu nƣớc làm mát riêng hoặc định kỳ dùng nƣớc có hóa chất để khử cacbonat, cặn lắng trong két nƣớc). Lƣợng xăng trong bình đảm bảo tối thiểu ở mức 1/3 so với dung lƣợng bình xăng của máy, lƣợng nhiên liệu dự phòng còn đủ cho dự kiến thời gian sử dụng. Kiểm tra dung lƣợng, điện áp ác quy đề, tiếp xúc của cáp nối với máy đề, cáp nối nạp đệm ác quy đảm bảo tiếp xúc chắc chắn. Nếu bổ sung hoặc hiệu chỉnh nhiên liệu, dầu nhờn, nƣớc làm mátghi chép vào sổ quản lý, sử dụng máy phát điện. Hình 2.7. Động cơ kéo máy phát điện 2.1. Kiểm tra lượng dầu bôi trơn Kiểm tra dầu bôi trơn trong các te bằng thƣớc thăm dầu, mức dầu thƣờng nằm giữa hai vạch đã qui định. Nếu thiếu thì cần phải bổ sung đến mức cần thiết. 19 Cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của các loại dầu bôi trơn để áp dụng trong các trƣờng hợp cụ thể, phù hợp với môi trƣờng nơi đặt máy  Các bước thực hiện kiểm tra dầu bôi trơn - Rút cây thăm dầu ra ngoài, lau khô cây thăm dầu - Đƣa cây thăm dầu vào vị trí cũ, sau đó rút cây thăm dầu ra và xem mức dầu ƣớc trên cây thăm dầu Hình 2.8. kiểm tra dầu bôi trơn - Mức dầu thƣờng nằm giữa hai vạch đã qui định Vạch giới hạn trên Vạch dƣới Hình 2.9. Thƣớc thăm nhớt 20 2.2. Kiểm tra lượng nhiện liệu trong máy Hình 2.10. kiểm tra nhiên liệu Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa và bổ sung thêm nếu thiếu  Lưu ý: Trong mọi trường hợp phải giữ hệ thống nhiên liệu không bị bẩn, phải kiểm tra kỹ đường dẫn nhiên liệu để tránh mọi sự rò rỉ 3. Kiểm tra máy phát điện 3.1. Kiểm tra động cơ máy phát Kiểm tra tất cả các điểm nối đƣợc xiết chặt, sơ đồ nối dây còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị cháy Hình 2.11. động cơ phát điện 21 3.2. Kiểm tra ắc quy đề Hình 2.12. kiểm tra bình ắc quy khởi động máy Kiểm tra và khẳng định các bình ắc quy sẳn sàng làm việc, tuyệt đối không để cho các tia lửa điện hoặc ngọn lửa tiếp cận bình ắc quy, vì các chất khí do bình ắc quy sinh ra có thể gây nổ rất nguy hiểm. 3.3. Kiểm tra các đồng hồ đo Kiểm tra đồng hồ đo vôn Hình 2.13. Đồng hồ đo vôn 22 - Kiểm tra đồng hồ đo dòng điện Hình 2.13. Đồng hồ đo dòng điện - Kiểm tra đồng hồ áp suất dầu bôi trơn Hình 2.14. Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn - Kiểm tra đồng hồ tua máy Hình 2.15. Đồng hồ đo vòng tua của máy 23 3.4. Kiểm tra khí cụ điện, đường dây - Kiểm tra tất cả các khí cụ điện trong tủ điện, tất cả các điểm nối đƣợc xiết chặt. - Đƣờng dây dẫn điện không bị đứt, hở Hình 2.16. Tủ cung cấp điện 3.5. Kiểm tra khởi động từ - Các cọc nối dây không bị cháy xém - Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị cháy Hình 2.17. Khởi động từ 3.6. Kiểm tra rơ le nhiệt - Các cọc nối dây không bị cháy xém - Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị cháy - Trị số bảo vệ phải đúng với qui định Hình 2.18. Khởi động từ và rơ le nhiệt 24 3.7. Kiểm tra đường dây - Đƣờng dây điện phải bình thƣờng, không có dấu hiệu đã bị cháy xém - Dây điện không bị hở - Dây điện không bị đứt Hình 2.19. Hệ thống điện bị hở 4. Kiểm tra phụ tải 4.1. Kiểm tra động cơ 1 pha. - Kiểm tra động cơ bơm nƣớc Hình 2.20. Bơm nƣớc 1 pha 4.2. Kiểm tra động cơ 3 pha - Kiểm tra bơm nƣớc 3 pha Hình 2.21. Bơm nƣớc 3 pha 25 - Kiểm tra động cơ kéo 3 pha Hình 2.22. mô tơ kéo 3 pha - Kiểm tra động cơ kéo máy lạnh Hình 2.23. Mô tơ kéo máy nén lạnh 4.3. Kiểm tra thiết bị chiếu sáng Hình 2.24. Thiết bị chiếu sáng 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra thiết bị điện trên tàu Bài tập 2: Kiểm tra máy phát điện trên tàu C. Ghi nhớ - Kiểm tra dầu bôi trơn trƣớc khi vận hành máy - Kiểm tra nhiên liệu - Kiểm tra dây dẫn điện 27 BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN Mục tiêu: - Trình bày đƣợc quy trình vận hành máy phát điện - Vận hành đƣợc máy phát điện - Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung 1. Giới thiệu về an toàn khi vận hành máy phát điện 1.1. Giới thiệu Hình 3.1. Máy phát điện - Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để vận hành đƣợc ngay và đảm bảo máy vận hành an toàn, liên tục trong suốt quá trình cung cấp điện. - Nội dung kiểm tra nhƣ đã nêu ở trên, nếu chắc chắn các nội dung đã đƣợc kiểm tra đạt yêu cầu thì mới tiến hành khởi động máy. - Nhiệm vụ ngƣời trực và vận hành máy phát điện: Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để có thể chạy máy phát điện 1.2. An toàn khi vận hành - Sử dụng đúng và đủ các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đƣợc cấp phát theo chế độ, đặc biệt là các phƣơng tiện cách điện khi làm việc. - Phải nắm vững sơ đồ phân phối điện trên tàu, qui trình vận hành và qui trình kỹ thuật an toàn điện. Nhật ký vận hành phải đƣợc ghi chép đầy đủ đúng qui định 28 - Trƣớc khi cho máy làm việc phải : + Xem xét phát hiện hƣ hỏng bên ngoài của máy. + Kiểm tra xiết chặt. + Kiểm tra mức nhiên liệu và nƣớc làm mát, nhiên liệu phải đƣợc lắng lọc và phải xả cặn ở bình chứa nhiên liệu. + Kiểm tra mức dầu nhờn của cacte dầu. + Kiểm tra sự rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. + Kiểm tra xem cầu dao tổng có ở vị trí cắt mạch không. + Đƣa núm điều chỉnh kích thích về vị trí điện áp thấp nhất. Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm việc mới cho phép khởi động máy. * Chú ý: Khi sử dụng máy "đề " bằng không khí nén phải tuân theo "Qui định an toàn lao động khi vận hành máy nén khí ". - Khi kích thích máy phát phải làm từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay). Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột. - Trong quá trình làm việc ngƣời trực máy phải luôn luôn có mặt, không đƣợc tự ý rời vị trí công tác hay giao vị trí cho ngƣời khác trông coi hộ. Phải chú ý kiểm tra: + Nhiệt độ dầu và nƣớc động cơ nổ. + Áp suất dầu nhờn. + Tần số, điện áp và cƣờng độ dòng điện của từng pha. + Nhiệt độ máy phát điện và nhiệt độ các ổ bi của máy phát điện. + Tình trạng làm việc của các chổi than và cổ góp nếu có. * Chú ý: Khi máy đang hoạt động cấm lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu mỡ..., chỉ được làm việc đó khi máy đã ngừng hẳn chuyển động. - Điện áp làm việc dài hạn của máy phát không đƣợc vƣợt quá 110% điện áp định mức của máy. + Dòng điện các pha không đƣợc chênh lệch quá 15%. + Thời gian cho phép quá tải của máy đối với các trị số quá tải tƣơng ứng phải nằm trong giới hạn qui định của nhà chế tạo. - Khi dừng máy bình thƣờng phải cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc độ tối thiểu và cho tiếp tục làm việc một thời gian trƣớc khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nƣớc làm mát đã đạt 50 ÷ 600C. - Phải định kỳ kiểm tra điện trở cách điện ở máy đang vận hành sao cho trị số của chúng không nhỏ hơn trị số qui định ở cả hai trạng thái nóng và nguội. - Phải ngừng máy phát ngay trong các trƣờng hợp sau : + Nhiệt độ dầu và nƣớc, hoặc của ổ bi và máy phát điện tăng quá giới hạn cho phép. 29 + Áp suất vƣợt quá trị số giới hạn. + Tốc dộ quay tăng hay giảm quá mức qui định. + Có tiếng gõ và tiếng khua kim khí hoặc rung ngày càng tăng. + Xuất hiện tia lửa hoặc khói trong máy phát điện. + Phóng điện quá nhiều và không bình thƣờng của chổi than và cổ góp. - Khi cấp nhiên liệu và dầu phải : + Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa hở để soi kiểm tra mức nhiên liệu. + Không cho phép rò rỉ dầu và nhiên liệu, nếu phát hiện rò rỉ phải khắc phục ngay mới đƣợc cho máy hoạt động tiếp. + Không cho để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện. - Chỉ đƣợc sử dụng bình chữa cháy CO2 hay vải không thấm nƣớc để dập tắt sự cháy của dầu và nhiên liệu. * Chú ý: Nghiêm cấm rót nước vào dầu và nhiên liệu cháy cũng như dùng bình bọt chữa cháy để dập tắt các dây dẫn hay thiết bị bị cháy mà đang có điện. 2. Khởi động máy phát điện Sau khi kiểm tra đạt các yêu cầu trên, vận hành kiểm tra tính sẵn sàng làm việc theo các bƣớc sau : Bước 1: Giật nhẹ hoặc quay bánh đà ít vòng để dầu máy bôi trơn phần động cơ và kiểm tra xem sự quay trơn của rotor sau đó mới tiến khởi động máy, bật khóa khởi động theo chiều kim đồng hồ. Bước 2: Khi bật khóa khởi động máy chỉ duy trì việc khởi động dài nhất không quá 30 giây, nếu động cơ chƣa nổ phải nghỉ từ 1-3 phút để ác quy kịp phục hồi mới tiếp tục khởi động lần thứ hai và nếu tới 3 lần động cơ vẫn không nổ ngừng để kiểm tra, tìm nguyên nhân khắc phục. 30 Hình 3.2. Khởi động máy phát điện Bước 3: Khi động cơ đã làm việc, từ từ điều chỉnh tay ga hoặc núm điều chỉnh để tốc độ vòng quay máy phát đạt giá trị quy định, tiếng động cơ chạy đều. Đối với máy lớn có núm điều chỉnh kích thích, phải xoay thật chậm đến khi vòng quay máy phát đạt giá trị quy định của nhà sản xuất tƣơng ứng với mức điện áp, tần số. Hình 3.3. điều chỉnh tốc độ cho máy phát Bước 4: Khi tiếng động cơ nổ nghe êm, thuận (sau 3-5 phút), không có tiếng va đập bất thƣờng của kim loại, tốc độ vòng quay máy phát đạt mức quy định, kiểm tra điện áp, tần số bằng các đồng hồ chỉ báo trên máy (hoặc dụng cụ đo kiểm ngoài). Nếu Ura = 220VAC/50±2Hz hoặc Ura=220/380VAC/50±2Hz, đồng hồ áp lực dầu nhớt trong khoảng 2,5 - 6kg (tùy máy), có dòng nạp vào ác quy đề và đồng hồ đếm giờ hoạt động, chứng tỏ máy hoạt động bình thƣờng và tốt. 31 Hình 3.4. Đồng hồ vôn, đồng hồ áp suất dầu, đồng hồ đếm giờ vận hành Nếu không đủ trị số danh định thì điều chỉnh các nút tƣơng ứng để đạt đƣợc các giá trị điện áp, tần số theo yêu cầu. 3. Đóng cầu dao chính Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lƣợng nguồn cung cấp thông qua hệ thống đồng hồ chỉ báo trên mặt máy nhƣ áp, dòng, tần số, áp lực đầu nhớt, đếm giờ chạy máy. .để chắc chắn hệ thống máy phát điện hoạt động bình thƣờng (chú ý hoạt động và đèn báo hoạt động của đồng hồ đếm giờ chạy máy), tiến hành đóng cầu dao (hoặc automat lên vị trí ON) cấp điện xoay chiều lên đƣờng dây. Khi đóng tải chú ý quan sát các đồng hồ chỉ báo để kịp điều chỉnh hoặc dừng máy kịp thời. Ghi chép lại giờ chạy máy và thƣờng xuyên theo dõi trong suốt quá trình chạy máy để kịp thời phát hiện các sự cố bất thƣờng trong vận hành, nhất là sự cố quá tải (có thể dẫn đến gẫy trục truyền động), để xử lý hoặc dừng máy kịp thời, tránh gây hƣ hỏng máy phát điện hoặc thiết bị, phụ tải tiêu thụ điện. - Nếu tất cả các chỉ số đƣợc thể hiện trên các đồng hồ đều bình thƣờng sau khi máy phát khởi động vẫn cần theo dõi tiếp khoảng 5 phút để chắc chắn là tất cả các hệ thống đều làm việc bình thƣờng. - Kiểm tra và cúp tất cả các cầu dao cấp điện cho các phụ tải phải ở vị trí OFF Hình 3.2. CB cấp điện cho các phụ tải 32 - Đóng cầu dao chính để cấp điện cho các cầu dao của các phụ tải Hình 3.3. CB tổng * Chú ý: Ta tăng từ từ từng phụ tải một 4. Ngừng máy phát điện Để dừng máy phát điện cần phải tuân thủ các trình tự sau: Giảm tải từ từ bằng cách cắt từng cầu dao một, đồng thời giảm tốc độ của máy để tránh sự tăng cao tần số và điện áp. Sau khi tải đã đƣợc cắt hết để máy chạy không tải trong vòng vài phút để hạ dần nhiệt độ rồi sẽ tiến hành các bƣớc dừng máy nhƣ sau: Bước 1: Hạ ga đến mức thấp nhất Bước 2: Chuyển khóa về vị trí OFF Hình 3.4. Tắt máy phát Bước 3: Tắt quạt hoặc bơm nƣớc làm mát 33 Bước 4: Khóa van cấp nhiên liệu Hình 3.5. Bộ lọc B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Khởi động máy phát điện Bài tập 2: Kiểm tra và đóng cầu dao chính Bài tập 3: Vận hành ngừng máy phát điện C. Ghi nhớ - Thực hiện đúng và đầy đủ các bƣớc vận hành khởi động máy phát điện - Kiểm tra nguồn điện máy phát trƣớc khi đóng cầu dao chính - Thực hiện đúng và đầy đủ các bƣớc vận hành ngừng máy phát điện 34 BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN Mục tiêu: - Hiểu đƣợc nguyên lý làm việc của động cơ điện. - Trình bày đƣợc quy trình vận hành động cơ điện - Vận hành và thoe dõi đƣợc sự hoạt động cửa động cơ điện làm việc - Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung 1. Giới thiệu động cơ điện trên tàu 1.1. Động cơ kéo máy nén lạnh - Động cơ kéo máy nén lạnh chạy cho hầm đông là động cơ 3 pha 380 V, 50Hz - Động cơ kéo máy nén hay bị quá tải lúc khởi động, vì máy nén lạnh lúc khởi động áp suất hút cao nên dẫn đến quá tải động cơ Hình 4.1. Động cơ kéo máy nén lạnh 1.2. Động cơ bơm nước làm mát Có nhiều động cơ bơm nƣớc: - Bơm nƣớc làm mát máy chính - Bơm nƣớc làm mát dàn ngƣng của hệ thống lạnh - Bơm nƣớc muối cho dàn lạnh của hầm đông Hình 4.2. Bơm nƣớc 35 1.3. Động cơ kéo Động cơ kéo lƣới, tời Hình 4.3. Động cơ kéo 2. Đóng điện cho các động cơ điện Hình 4.4. Tủ điện phân phối 36 - Phải kiểm tra điện áp nguồn của máy phát trƣớc khi đóng điện cho các phụ tải + Điện áp: 380V Hình 4.5. Kiểm tra vôn + Tần số: 50 Hz Hình 4.6. Kiểm tra tần số - Đóng tải từ từ cho từng động cơ một để tránh quá tải máy phát - Khi đóng điện cho động cơ phải chú ý kiểm soát dòng điện làm việc của từng động cơ để tránh tình trang quá tải gây cháy động cơ 3. Theo dõi động cơ hoạt động Các dấu hiệu động cơ điện hoạt động bình thƣờng: - Trị số dòng điện làm việc của động cơ nằm trong phạm vi cho phép, tức là Ilv ≤ Iđm + Ilv : dòng điện làm việc của động cơ + Iđm: dòng điện định mức đƣợc ghi trên mác của động cơ Hình 4.7. Đo dòng làm việc của động cơ 37 - Động cơ chạy êm không có tiếng ồn bất thƣờng phát ra 4. Ngừng động cơ điện Giảm tải từ từ bằng cách cắt từng cầu dao một, đồng thời giảm tốc độ của máy để tránh sự tăng cao tần số và điện áp Hình 4.8. Tủ điện phân phối B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Đóng điện cho phụ tải Bài tập 2: Theo dõi quá trình làm việc của động cơ điện C. Ghi nhớ - Khi đóng điện cho các động cơ phải đề phòng quá tải máy phát điện - Khi tắt các động cơ cũng phải đề phòng sự tăng cao tần số và điện áp do tốc độ của máy phát tăng 38 BÀI 5: KHẮC PHỤC SỰ CỐ Mục tiêu: - Biết đƣợc các sự cố thƣờng xuyên xảy ra - Trình bày đƣợc quy trình kiểm tra và xử lý khắc phục sự cố - Khắc phục đƣợc các sự cố về máy phát điện và động cơ điện - Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung 1. Xử lý sự cố của máy phát điện Nhìn chung mỗi loại máy phát điện có những biểu hiện riêng biệt đối với các trƣờng hợp xảy ra sự cố, ở đây chỉ nêu ra một số sự cố chung thƣờng gặp nhất ở máy phát điện 1.1. Hiện tượng 1 Máy phát không phát điện mặc dù quay đủ tốc độ  Nguyên nhân thứ nhất: Bộ kích từ bị mất từ hoặc bị đảo cực từ. Hiện tƣợng này có thể do: - Chổi than bị lệch, khi đó từ trƣờng chính của máy bị giảm, điện áp giảm xuống đến mức không đủ sức để kích từ cho máy phát. Trƣờng hợp tệ nhất là máy phát bị đảo cực từ. - Ngắn mạch ngoài: khi có hiện tƣợng ngắn mạch ngoài sẽ làm khử từ máy phát làm từ trƣờng của rotor bị giảm đột ngột, do đó cuộn dây của nó cảm ứng ra dòng điện làm đảo cực từ.  Cách xử lý: + Chỉnh lại các chổi than + Nếu các cực đấu sai thì phải đổi lại + Kiểm tra và khắc phục sự cố ngắn mạch  Nguyên nhân thứ nhì: Bộ kích từ bị hỏng do mạch bị đứt, biến trở tiếp xúc kém hoặc đấu sai  Cách xử lý: + Kiểm tra máy kích từ, dùng ôm kế để đo xem cuộn dây rotor có bĩ đứt hay không hoặc cham mách hay không + Kiểm tra các chổi than và cách đấu dây để tìm ra chổ hỏng để sửa chữa 39  Nguyên nhân thứ ba: Đứt mạch chổi than, vòng đồng tiếp xúc kém, cách điện của cuông dây stator kém hoặc bị ngắn mạch  Cách xử lý: + Kiểm tra hệ thống chổi than + Điều chỉnh lại các lò xo chổi than + Kiểm tra các cuộn dây bằng cách quan sát, thƣờng thì những chổ bị ngắn mạch thì không bình thƣờng 1.2. Hiện tượng 2 Khi đóng tải vào thì điện áp bị sụt xuống nhiều, còn nếu cắt tải ra thì điện áp bình thƣờng  Nguyên nhân Có thể bất ổn ở bộ điều chỉnh điện áp  Cách xử lý + Cần kiểm tra và chỉnh lại bộ điều chỉnh điện áp + Kiể tra dòng điện mồi của máy kích từ + Nếu máy kích từ đƣợc kéo bằng dây cu roa thì phải kiểm tra độ căng của nó xem có phù hợp hay không 1.3. Hiện tượng 3 Máy phát chạy không tải mà chổi than có tia lửa  Nguyên nhân Chổi than bị đấu sai hoặc tiếp xúc kém, cổ góp không đều  Cách xử lý + Kiểm tra và điều chỉnh lại chổi than + Sửa chữa lại cổ góp cho đều 1.4. Hiện tượng 4 Máy phát điện nóng quá mức  Nguyên nhâ và cách xử lý + Có thể do máy chạy quá tải. + Nếu phần lõi thép bị nóng nhiều hơn là do máy chạy quá tốc độ quy định + Nếu độ nóng ở các phần của cuộn dây stator không đồng đều thì có thể một số vòng dây bị chập + Cũng có thể hệ thống làm mát không tốt nhƣ quá bẩn, thông gió không tốt... 40 1.5. Hiện tượng 5 Khi máy làm việc nghe có tiếng gõ bất thƣờng, máy chạy rung nhiều  Nguyên nhân và cách xử lý Có thể do các đai ố bắt máy bị lỏng, các vòng bi, bạc bị mòn, rotor mất cân bằng, dầu mỡ bị khô, bẩn... Cần kiểm tra và xử lý từng trƣờng hợp cụ thể 2. Xử lý chạm vỏ động cơ điện 2.1. Nguyên nhân Nguyên nhân của hiện tƣợng này là chỗ nối dây, dây quấn động cơ máy bơm nƣớc bị chạm vỏ do hƣ hỏng cách điện. Ngoài ra do dây quấn động cơ bị ẩm hoặc nƣớc chảy vào cũng có những biểu hiện tƣơng tự 2.2. Cách xử lý - Tháo động cơ ra sấy khô - Kiểm tra, sửa chữa chổ dây quấn bị hở, chạm vỏ Hình 5.1. Động cơ điện  Thực hiện việc đo, kiểm tra chạm vỏ Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, để thang 10KΩ => Sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ω. 41 Hình 5.2. Chỉnh đồng hồ đo Bước 2: Chuẩn bị đo . Bước 3 : Đặt một que đo vào vỏ động cơ (ở chổ bị tróc sơn), một que đo còn lại đặt vào lần lƣợc các đầu của các cuộn dây, đọc trị số trên thang đo. Hình 5.3. Đo chạm vỏ Giá trị đo đƣợc = chỉ số thang đo X thang đo  Nếu kim đồng hồ chỉ ở một giá trị nào đó, nghĩa là động cơ bị chạm vỏ 42 3. Xử lý chạm vỏ máy phát điện 3.1. Nguyên nhân Nguyên nhân của hiện tƣợng này là chỗ nối dây, dây quấn động cơ máy phát điện bị chạm vỏ do hƣ hỏng cách điện. Ngoài ra do dây quấn động cơ bị ẩm hoặc nƣớc chảy vào cũng có những biểu hiện tƣơng tự 3.2. Cách xử lý - Tháo động cơ ra sấy khô - Kiểm tra, sửa chữa chổ dây quấn bị hở, chạm vỏ  Thực hiện việc đo, kiểm tra chạm vỏ Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, để thang 10KΩ. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ω. H Hình 5.2. Chỉnh đồng hồ đo Bước 2 : Chuẩn bị đo . Bước 3 : Đặt một que đo vào vỏ động cơ (ở chổ bị tróc sơn), một que đo còn lại đặt vào lần lƣợc các đầu của các cuộn dây, đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo đƣợc = chỉ số thang đo X thang đo  Nếu kim đồng hồ chỉ ở một giá trị nào đó, nghĩa là động cơ bị chạm vỏ 43 Hình 5.3. Đo chạm vỏ 4. Khắc phục máy phát điện bị quá tải 4.1. Nguyên nhân gây ra quá tải máy phát điện - Phụ tải quá lớn - Do công suất của máy phát điện bị giảm - Có động cơ bị sự cố nên gây quá tải máy phát điện - Do ngắn mạch trên đƣờng dây cung cấp điện Hình 5.4. Sự cố đƣờng dây 4.2. Khắc phục sự cố Khi các sự cố nêu trên xảy ra thì dòng điện sẽ vƣợt quá định mức dẫn đến máy phát bị quá tải, ta tiến hành xử lý sự cố nhƣ sau: - Nếu phụ tải quá lớn thì ta tắt bớt một số phụ tải - Nếu công suất của máy bị giảm thì ta tiến hành sửa chữa máy phát - Động cơ điện bị sự cố thì ta tiến hành kiểm tra và sửa chữa động cơ 44 - Hệ thống dây điện bị chập dẫn đến ngắn mạch thì ta tiến hành sửa chữa đƣờng dây 5. Khắc phục động cơ điện bị quá tải 5.1. Nguyên nhân dẫn đến quá tải động cơ điện - Bạc đạn bị mòn - Bơm nƣớc không lên - Bị sụt áp Hình 5.5. Động cơ bơm nƣớc 3 pha 5.2. Khắc phục sự cố Khi các sự cố nêu trên xảy ra thì dòng điện sẽ vƣợt quá định mức dẫn đến động cơ điện bị quá tải, ta tiến hành xử lý sự cố nhƣ sau: - Nếu bạc đạn bị mòn, bị lỏng thì sẽ phát ra tiếng kêu ở động cơ. Ta tiến hành thay bạc đạn mới Hình 5.6. Động cơ tháo rời 45 - Nếu bơm nƣớc không lên thì động cơ sẽ bị nóng dẫn đến dòng điện tăng gây ra quá tải dòng điện. Ta tiến hành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới clape ở đƣờng hút của bơm nƣớc Hình 5.5. Clape - Khi điện áp bị sụt thì dòng điện của động cơ sẽ tăng lên quá định mức, động cơ sẽ bị ù. Ta tiến hành kiểm tra và sửa chữa lƣới điện 6. Khắc phục quá tải đƣờng dây 6.1. Nguyên nhân dẫn đến quá tải đường dây - Phụ tải quá lớn so với tiết diện dây dẫn - Các điểm nối dây tiếp xúc không tốt 6.2. Khắc phục sự cố Khi các sự cố nêu trên xảy ra thì dòng điện đi qua dẫn sẽ lớn hơn sức chịu đựng của dây dẫn làm cho dây dẫn nóng lên, ta tiến hành xử lý sự cố nhƣ sau: - Kiểm tra và tắt bớt phụ tải điện - Kiểm tra và khắc phục các điểm nối dây tiếp xúc không tốt 7. An toàn điện 7.1. Thực hành an toàn điện Phải thực hiện đúng các quy định: - Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của hệ thống điện; - Phải thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện theo đúng tiêu chuẩn; - Sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc trên hệ thống điện; - Thƣờng xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng nhƣ hệ thống điện; 46 - Phải cắt nguồn cấp điện khi sửa chữa hệ thống lƣới và thiết bị điện. - Cử ngƣời canh giữ hoặc gắn biển báo “Cấm đóng điện” khi có ngƣời đang làm việc trên hệ thống điện. 7.2. Cấp cứu người bị điện giật - Khả năng cứu sống nạn nhân đạt 90% nếu đƣợc cứu chữa ngay phút đầu tiên bị điện giật. - Để đến 6 phút sau khi bị điện giật mới cứu thì chỉ có thể cứu sống 10%. - Nếu để đến 10 phút mới cứu thì ít có trƣờng hợp cứu sống đƣợc. 7.2.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Ngắt nguồn điện bằng công tắc, cầu dao hoặc dùng búa, rìu cán gỗ chặt dây điện. Hình 4.8. Cắt cầu dao điện - Ngƣời cứu chữa phải đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép cao su hoặc đi ủng, mang găng tay cách điện - Dùng que tre, thanh gỗ gạt dây điện Hình 4.9. Tách dây điện khỏi nạn nhân bằng que tre - Nắm lấy áo quần của nạn 47 nhân kéo ra - Không đƣợc nắm tay hay chạm vào ngƣời nạn nhân. Hình 4.10. Tách dây điện khỏi nạn nhân bằng cách nắm áo - Hứng đỡ nạn nhân nếu ngƣời bị điện giật ở trên cao. 7.2.2. Xử lý sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Ngƣời bị nạn chƣa mất tri giác Ngƣời bị nạn chƣa mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu Cần đặt nằm nghỉ nơi thông thoáng, yên tĩnh Đƣa ngay đến cơ quan y tế gần nhất. - Ngƣời bị nạn mất tri giác Ngƣời bị nạn mất tri giác nhƣng còn thở nhẹ, tim đập yếu Cần đặt nơi thông thoáng, yên tĩnh Nới rộng quần áo, thắt lƣng Lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra Cho ngửi dung dịch ammoniac Xoa bóp toàn thân cho nóng lên Đƣa ngay đến cơ quan y tế gần nhất. 48 Hình 4.11. Xoa bóp toàn thân nạn nhân - Ngƣời bị nạn đã ngừng thở Ngƣời bị nạn ngừng thở, tim ngừng đập Đƣợc đặt nơi thông thoáng, bằng phẳng, yên tĩnh Nới rộng quần áo, thắt lƣng Mở miệng nạn nhân để lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra Hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp tim) ngoài lồng ngực Chờ y, bác sĩ đến và có ý kiến quyết định. 7.2.3. Hô hấp nhân tạo - Cách 1: 1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng và gối cằm lên 2 bàn tay sấp lại với nhau. 2. Kéo lƣỡi nạn nhân ra để thông khí. 49 3. Ngƣời làm hô hấp quỳ gối trƣớc đầu nạn nhân, đặt hai bàn tay lên lƣng nạn nhân, hai ngón tay cái đụng vào nhau, bàn tay ở dƣới đƣờng vòng ngực (đƣờng chạy giữa nách nạn nhân), hai cánh tay giang thẳng ra. Hình 4.12. Đặt tay lên lƣng nạn nhân 4. Nghiêng ngƣời về phía trƣớc, tạo lực ép lên lƣng nạn nhân. Hình 4.13. Ấn xuống lƣng nạn nhân 5. Buông r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_van_hanh_he_thong_dien.pdf