Giáo trình mô đun Vận hành máy chính

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔ ĐUN 5

1. Giới thiệu mô đun 5

2. Mục tiêu 5

BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY TÀU THỦY 6

1. Khái quát chung về động cơ nhiệt và động cơ đốt trong 6

2. Cấu tạo động cơ đi ê den 7

2.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ đi ê den 7

2.2. Các khái niệm cơ bản của động cơ đi ê den 8

3. Nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den 10

3.1. Kỳ thứ nhất : Quá trình hút (kỳ hút) 10

3.2. Kỳ thứ hai: Quá trình nén (kỳ nén) 11

3.3. Kỳ thứ ba: Quá trình nổ (kỳ nổ) 11

4. Các thông số cơ bản của động cơ đi ê den 15

4.1. Công suất có ích 15

4.2. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất tiêu hao dầu nhờn. 15

4.3. Tính lƣợng nhiên liệu chi phí cho tàu trong một chuyến đi biển 16

4.4. Thứ tự số xi lanh trên máy 16

5. Động cơ đi ê den dùng cho tàu cá 17

5.1. Máy đi ê den một xi lanh. 18

5.2. Máy đi ê den một hàng xi lanh thẳng đứng. 19

5.3. Máy tàu thủy hai hàng xi lanh bố trí chữ V: 20

6. Kết cấu các chi tiết chính của máy đi ê den 22

6.1. Trục khuỷu 22

6.2. Kết cấu các chi tiết khác cụm piton – thanh truyền – xi lanh 24

7. Hệ thống phân phối khí 28

7.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 28

7.2 . Đồ thức phân phối khí 293

7.3. Trục cam – cam 30

7.4. Một số chi tiết, cơ cấu của hệ thống phân phối khí 31

BÀI 2. CHUẨN BỊ MÁY CHÍNH 37

1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 37

1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu 37

1.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu 38

1.3. Sơ đồ đƣờng ống dầu đi và hồi 40

1.4. Kiểm tra, nạp nhiên liệu lên két trực nhật 41

1.5. Kiểm tra và xả gió trên trên ống dầu 42

2. Kiểm tra hệ thống bôi trơn máy 43

2.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy 43

2.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nguyên lý hoạt động 43

2.3. Yêu cầu 44

2.4. Kiểm tra mực nhớt trong các te 44

2.5. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục: 45

2.6. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt: 47

3. Chuẩn bị dụng cụ: 48

3.1. Hộp tuýp mở đai ốc 48

3.2. Cờ lê vòng: 49

3.3. Búa cao su: 50

3.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít: 50

3.5. Kìm chuyên dùng: 51

3.6. Búa sắt: 51

4. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ 52

5. Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật 53

BÀI 3 : KHỞI ĐỘNG MÁY CHÍNH 54

1. Kiểm tra máy trƣớc khi khởi động 54

2. Khởi động máy bằng tay quay 55

3. Khởi động bằng điện: 57

3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động 57

3.2. Một số thiết bị của hê thống khởi động điện 58

4. Khởi động máy bằng gió 594

4.1. Nhiệm vụ: 59

4.2. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động gió: 59

4.3. Sơ đồ 59

4.4. Các bƣớc khởi động: 60

4.5. Nạp gió vào chai: 60

4.6. Sự cố khi khởi động: 60

5. Chạy không tải làm nóng máy 62

BÀI 4: THEO DÕI MÁY CHÍNH HOẠT ĐỘNG 64

1. Đóng tải: 64

2. Theo dõi hệ thống làm mát 65

2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp 65

2.2. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp 68

2.3. Bơm ly tâm 70

3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu 71

4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của ngƣời 71

BÀI 5: TẮT MÁY CHÍNH 73

1. Nạp gió từ xi lanh máy chính vào chai: 73

2. Các bƣớc tắt máy: 73

3. Vị trí tay ga khi tắt máy 75

BÀI 6: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH 78

1. Nội dung ghi nhật ký vận hành máy chính 78

2. Mẫu sổ nhật ký vận hành 79

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 82

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH 87

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH 87

pdf89 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Vận hành máy chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể nhấc cả trục chân vịt lên khỏi mặt nƣớc. Khi khởi động thí nhấc trục chân vịt lên, nổ máy xong thì hạ trục chân vịt xuống nƣớc 5.2. Máy đi ê den một hàng xi lanh thẳng đứng. - Máy này có công suất từ 60 cv trở lên Hình 1.14. Máy 1 hàng xi lanh thẳng đứng 3 4 5 1 2 20 Chú thích : 1. Mặt bích nối với trục chân vịt 2. Hộp số 3. Ống xả ( ống pô ) 4. Động cơ điện đề máy 5. Pu ly - Đây là loại máy khởi động bằng điện, trên máy có pu ly dùng để kéo bơm nƣớc và các phụ tải khác 5.3. Máy tàu thủy hai hàng xi lanh bố trí chữ V: - Máy này có công suất từ 60 cv trở lên, tàu cá hạng Tƣ thƣờng dùng máy loại này Hình 1.15. Máy hai hàng xi lanh bố trí chữ V 21 Hình 1.15a. Máy điêden hiệu YANMAR – 1 hàng xi lanh thẳng đứng - Máy này dùng nhiều cho tàu cá, Nhật sản xuất 22 Hình 1.15b. Máy đi ê den có tua bin khí xả 6. Kết cấu các chi tiết chính của máy đi ê den 6.1. Trục khuỷu - Trục khuỷu của máy 4 xi lanh Hình 1.16. Trục khuỷu của máy 4 xi lanh Cổ trục (cổ dê, cổ ba ri ê ) Cổ biên (cổ dên) 23 - Trục khuỷu có nhiệm vụ tiếp nhận năng lƣợng của khí cháy từ piston, thanh truyền - Trục khuỷu của máy 4 xi lanh có các đặc điểm nhƣ sau - Góc lệch khuỷu trục giữa các xi lanh nổ liên tiếp nhau là 180o nên tâm trục khuỷu và tâm cổ biên nằm trên một mặt phẳng - Bánh răng lắp trên trục khuỷu dùng để truyền chuyển động giữa trục khuỷu và trục cam - Trục khuỷu của máy 1 xi lanh Hình 1.17. Trục khuỷu của máy một xi lanh 7. Trục khuỷu 8. Má khuỷu 9. Thanh truyền 10. Xi lanh 11. Cổ trục 1 2 3 4 5 24 6.2. Kết cấu các chi tiết khác cụm piton – thanh truyền – xi lanh - Piston Piston cùng với xi lanh, nắp quy lát,tạo thành buồng đốt để đốt cháy nhiên liệu 1 : Đỉnh piston 2 : Rãnh đặt xéc măng hơi 3 : Phần dẫn hướng 4 : Ắc piston 5 : Rãnh đặt xéc măng dầu. 6 : Thanh truyền Hình 1.18. Piston - Piston chế tạo bằng gang trắng, bảo đảm hệ số dãn nở nhiệt nhỏ để piston không bị bó cứng trong xi lanh. Piston nhận lực của khí cháy truyền qua thanh truyền xuống trục khuỷu - Ắc piston: Vật liệu chế tạo bằng thép hợp kim, là loại thép tốt. Ắc có nhiệm vụ liên kết giữa piston với thanh truyền. Hình 1.19 . Ắc piston 1 6 5 4 3 2 7 25 - Xi lanh 1 : Mặt gương xi lanh 2 : Vị trí lắp vòng chặn nước. Xi lanh có dạng hình trụ rỗng, đúc bằng gang, xi lanh gồm 2 loại: - Loại đúc liền với blốc - Loại đúc rời thành từng ống lót xi lanh riêng biệt. - Vật liệu chế tạo bằng gang xám Hình 1.20. Lót xi lanh rời - Xéc măng ( bạc ): Gồm hai loại là xéc măng hơi và xéc măng dầu. Xéc măng đƣợc chế tạo bằng gang - Xéc măng hơi có nhiệm vụ làm tăng cƣờng sự kín khít cho buồng đốt, nhờ có xéc măng mà piston không bị bó kẹt trong xi lanh. 1 : Khe hở miệng 2 : Lưng 3 : Bụng 4 : Đáy h : Chiều cao t : Chiều dày Miệng của xéc măng có thể cắt theo các kiểu khác nhau nhƣ hình vẽ dƣới Hình 1.21. Kết cấu xéc măng hơi 1 2 h t 4 1 2 3 26 + Loại a : Đơn giản, dễ chế tạo hay sử dụng nhƣng lọt khí nhiều. + Loại b : Ít lọt khí + Loại c : Bao kín tốt, ít lọt khí. Dùng cho động cơ tốc độ thấp. a b c Hình 1.22. Các loại miệng xéc măng - Xéc măng dầu: Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu nhờn từ các te sục lên buồng cháy, gạt dầu bám trên thành xi lanh trở về các te và dàn đều một lớp dầu mỏng trên thành xi lanh để bôi trơn.Trên thân xéc măng dầu có lỗ để dầu nhờn thoát về cạc te 27 Hình 1.23: Piston, xi lanh, ắc piston, xéc măng - Thanh truyền: 1 : Đầu lớn thanh truyền. 2 : Thân thanh truyền. 3 : Đầu nhỏ 4 : Bulông thanh truyền 5 : Bạc biên ( miểng dên ) 6 : Bạc ắc. Hình 1.24 . Thanh truyền 1 4 5 6 2 3 28 - Thanh truyền có nhiệm vụ truyền lực khí cháy từ piston tới cốt máy, đƣợc chế tạo bằng thép các bon dụng cụ loại tốt 7. Hệ thống phân phối khí 7.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 1 . xu páp 2 . cò mổ 3 . vít chỉnh 4 . đai ốc 5 .đũa đẩy 6 .con đội 7 . cam Hình 1.25 .Hệ thống phân phối khí Nguyên lý hoạt động: - Máy hoạt động, trục khuỷu kéo trục cam quay theo, phần làm việc của cam tiếp xúc với con đội thì đũa đẩy đi lên, cò mổ đi xuống và tác động vào xu páp, làm xu páp mở. Xu páp mở ra thì gió đƣợc nạp vào hoặc khí cháy đƣợc thoát ra. Khi phần làm việc của cam không tiếp xúc với xu páp thì xu páp đóng lại, quá trình nạp gió hoạc xả khí cháy đƣợc kết thúc - Để máy nạp đƣợc nhiều gió và thải sạch khí cháy ngƣời ta thiết kế cho xu páp mở sớm, đóng muộn. 7 6 5 1 2 4 3 29 Hình 1.26. Trục cam, cam, con đội, cần đẩy đang làm việc 1. Đũa đẩy 2. Trục cam 3. Cam 4. Gối trục cam - Cơ cấu trên mô tả quá trình làm việc của cam với con đội, trên hình ta thấy cần đẩy có bề mặt trƣợt thay thế con đội. Con đội và đũa đẩy chế tạo liền một khối 7.2 . Đồ thức phân phối khí 1 , 2 = 15 – 20 o 3 , 4 = 20 – 30 o 1 : Quá trình hút 2 : Quá trình xả 1 : Góc mở sớm của xu páp hút 2 : Góc đóng muộncủa xu páp xả 3 : Góc mở sớm của xu páp xả 4 : Góc đóng muộn của xu páp hút ĐCT ĐCD 3 1 2 4 0 o 2 1 2 1 3 4 30 1 : Góc mở của xu páp hút Hình 1.27. Đồ thức phân phối khí 2 : Góc mở của xu páp xả - Góc mở của xu páp nạp là: αnạp = 1 + 180o + 4 = 215 – 230o - Góc mở của xu páp xả là: αxả = 3 + 180 o + 2 = 215 – 230o 7.3. Trục cam – cam - Cam đƣợc đúc liền trên trục cam - Trên trục cam có các phần sau: + Gối trục + Cam + Thân trục - Phía đầu trục cam có lắp bánh răng truyền động để nhận lực từ trục khuỷu tới - Sự truyền động giữa trục cam và trục khuỷu bằng bánh răng hoặc xích Hình 1.28: Trục cam cam 31 7.4. Một số chi tiết, cơ cấu của hệ thống phân phối khí Hình 1.29. Cơ cấu cò mổ nhìn từ trên xuống 1. Cò mồ 2. Lò xo xu páp 3. Ống hút 4. Ống xả Hình 1.29a. Cơ cấu cò mổ nhìn nghiêng 1 2 3 4 Khe hở nhiệt Khe hở nhiệt 32 Vị trí này dùng để điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp Hình 1.30. Su páp, lò so, đĩa su páp, chốt hãm - Muốn tháo xu páp thì phải tháo cò mổ, ấn đĩa xu páp xuống lấy chốt hãm ra, sau đó tháo lò so xu páp - Chú ý măt côn của xu páp là bề mặt làm kín vì vậy không để bị xƣớc bề mặt ổ đỡ trục cam cam 33 Hình 1.31: Trục cam kiểu treo - Trục cam treo đƣợc lắp trên nắp quy lát, hệ thống không có đũa đẩy, không có con đội, không có cò mổ. Cam tiếp xúc trực tiếp với xu páp Hình 1.32 . Trục cam kiểu nằm - Trục cam nằm đƣợc dùng phổ biến.Truyền động từ trục khuỷu tới trục cam bằng bánh răng Trục cam Trục khuỷu 34 Hình 1.32a. Cụm vòi phun nhiên liệu Hình 1.32 b. Quạt gió tăng áp động cơ 35 Hình 1.32c. Nắp quy xi lanh và xu páp B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI 1. Viết công thức tính thể tích công tác của xi lanh Vh , giải thích các thông số 2. Trình bày quá trình hút, nén, nổ, xả của động cơ đi ê den tàu thủy 3. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống phân phối khí 4. Vẽ sơ đồ biểu diễn góc mở của su páp nạp, xả 5. Nêu nhiệm vụ của các chi tiết chính: Cốt máy, piston, thanh truyền, séc măng, trục cam 6. Trình bày thứ tự xi lanh của máy 1 và 2 hàng xi lanh BÀI TẬP 1. Tháo máy, đo đƣờng kính xi lanh D và hành trình piston S 2. Xoáy và kiểm tra độ kín su páp 3. Xác định góc mở sớm, đóng muộn của su páp nạp, xả 4. Lắp ráp bánh răng truyền động giữa cốt cam và cốt máy 36 C. GHI NHỚ - Nắm đƣợc nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den 4 kỳ - Biết công dụng của các chi tiết chính của máy - Nắm đƣợc nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối khí - Tháo, lắp máy từ 1 đến 4 xi lanh 37 BÀI 2. CHUẨN BỊ MÁY CHÍNH Thời gian: 14 giờ MÃ BÀI: MĐ 02 – 02 Mục tiêu: - Nêu đƣợc các công việc chuẩn bị máy chính - Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các vật tƣ, phụ tùng, dụng cụ phục vụ việc chạy máy - Kiểm tra các hệ thống - Phát hiện ra các thiếu xót, bổ sung kịp thời để máy hoạt động đƣợc an toàn A. NỘI DUNG 1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu - Nhiên liệu từ két dầu trực nhật số 5 đi xuống bầu lọc 4 tới bơm cao áp 3. Nhiên liệu đƣợc bơm cao áp bơm lên áp suất cao. Do tác dụng áp lực cao của nhiên liệu, kim phun mở, nhiên liệu phun vào xi lanh ở dạng sƣơng mù. Áp lực phun: p = 150 – 160 KG / cm2 - Thời điểm phun nhiên liệu vào xi lanh là cuối kỳ nén, piston cách ĐCT một góc  = 10 – 12 o. Góc này gọi là góc phun sớm, mục đích phun sớm là để nhiên liệu hòa trộn tốt với không khí nạp, để quá trình cháy tốt hơn 6 6 7 5 2 4 3 1 38 Hình 2.1 : Hệ thống nhiên liệu 1 . Máy chính 4 . Bầu lọc 7 . Bơm chuyển nhiên liệu 2 . Vòi phun ( béc ) 5 . Két dầu trực nhật 3. Bơm cao áp ( heo dầu ) 6 . Két dầu dự trữ 1.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu + Bơm cao áp đơn Hình 2.2 . Bơm cao áp đơn 1 2 3 39 1. Thân bơm cao áp 2. Cần bơm tay 3. Ống dầu cao áp - Mỗi xi lanh có 1 bơm cao áp làm nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cao áp cho vòi phun và phun vào xi lanh - Cần bơm tay dùng để xả gió trên ống dầu cao áp, bơm thử để kiểm tra chất lƣợng phun nhiên liệu - Bơm cao áp cụm Hình 2.3. Bơm cao áp cụm 1 2 3 4 5 40 1.Đường dầu từ két dầu trực nhật tới 2.Thân bơm cao áp 3. Ống dầu cao áp 4. Bầu lọc dầu 5.Cần bơm tay - Loại bơm cao áp cụm, các bơm cao áp đƣợc liên kết chung thành một cụm. Trên hình là cụm 5 bơm cao áp 1.3. Sơ đồ đƣờng ống dầu đi và hồi Hình 2.4. Hình mô phỏng đƣờng ống nhiên liệu trên máy 1 2 3 4 5 41 1.Ống dầu vào 2.Bầu lọc dầu 3.Bơm cao áp 4.Vòi phun 5.Đường dầu hồi về thùng chứa - Dầu đi tới bơm cao áp, vòi phun là đƣờng màu đen số 1, dầu thừa đi theo đƣờng số 5 trở về thùng chứa 1.4. Kiểm tra, nạp nhiên liệu lên két trực nhật Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo két dầu trực nhật + Yêu cầu của két trực nhật ống coi mực dầu Cửa đổ dầu Lỗ thông hơi Van dầu ra 42 - Két trực nhật dùng để chứa dầu chạy máy trong 1 ca trực, thời gian 1 ca trực từ 4 – 5 giờ. Lƣợng dầu nạp vào két bảo đảm thời gian chạy máy khoảng 6 giờ - Két dầu phải có các yêu cầu: Cửa đổ dầu, ống thông hơi, ống quan sát mực dầu, van dầu ra máy - Vị trí két trực nhật phải cao hơn nắp quy lát khoảng 30- 50 cm để dầu chảy xuống máy dễ dàng + Kiểm tra mực dầu và nạp dầu vào két trực nhật - Nhìn mực dầu trên ống coi mực dầu của két trực nhật, nếu thấy thấp thì nạp thêm cho đầy - Cách nạp dầu có nhiều cách: có thể dùng bơm để bơm dầu từ két dự trữ lên két dầu trực nhật, đối với tàu chứa dầu dự trữ trong các thùng phuy, can thì dùng can đổ dầu lên két trực nhật + Kiểm tra chất lƣợng dầu: - Đổ một lƣợng dầu khoảng 1 – 2 lít ra một ca chứa, dùng cây sắt quậy lên rồi quan sát mầu sắc, độ trong, ngửi mùi, độ vẩn đục. - Dầu dùng cho máy đi ê den là dầu ga doan ( ma dút ), ký hiệu loại dầu này là DO. - Dầu có mùi hôi đặc trƣng của dầu - Màu sắc dầu phải trong, không đục, không lẫn tạp chất, không lẫn nƣớc . + Kiểm tra lƣợng dầu dự trữ : - Lƣợng dầu trên tàu phải bằng 1,2 lần lƣợng dầu chi phí cho máy trong một chuyến đi biển. Kiểm tra bằng cách đo dầu trong các két chứa hoặc coi dầu trong các thùng phuy - Nếu thiếu thì cung cấp thêm cho đủ 1.5. Kiểm tra và xả gió trên trên ống dầu - Quan sát ống dầu từ két trực nhật tới bầu lọc, ống này dùng ống nhựa trong nên nhìn thấy dầu trong ống. Nếu trên ống nhựa có bọt là trong ống có gió, phải xả gió ra ngoài. Thực hiện nhƣ sau: - Tháo ống nhựa ra khỏi bầu lọc dầu, cho dầu chảy ra ngoài tới khi hết bọt thì khóa van dầu 43 - Lắp ống nhựa với bầu lọc, tƣơng tự xả gió tiếp các phần từ bầu lọc tới bơm cao áp - Xả gió bơm cao áp - Xả gió trên ống dầu cao áp 2. Kiểm tra hệ thống bôi trơn máy 2.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy - Nhớt bôi trơn là loại nhớt dùng cho máy nổ, độ nhờn từ 40 – 50, các số này là chỉ tiêu đánh giá độ nhờn của nhớt, số càng lớn độ nhờn càng cao - Kiểm tra chất lƣợng nhớt: + Kiểm tra độ nhờn bằng cảm quan, dùng tay so với nhớt mẫu + Quan sát mầu sắc, mầu nhớt có thể mầu vàng, xanh tùy từng loại, nhớt phải trong, không có màu đục, không lẫn tạp chất, có mùi đặc trung của nhớt, không lẫn nƣớc - Lƣợng nhớt dự trữ để trong can phải bằng 1 – 2 lần lƣợng nhớt nạp 1 lần cho máy 2.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nguyên lý hoạt động Nƣớc làm mát vào Nƣớc làm mát ra Hình 2.6. Hệ thống bôi trơn 1 7 4 3 2 8 6 5 Nhớt 44 1.Cốt máy 2. Bơm nhớt 3. Bầu lọc 4. Bình sinh hàn nhớt 5. Đường ống nhớt 6. Đồng hồ áp lực nhớt 7. Cạc te máy - Nguyên lý hoạt động: Khi máy chạy, bơm nhớt hoạt động, nhớt đƣợc bơm từ các te, qua bầu lọc, bình sinh hàn nhớt, vào đƣờng ống nhớt chính và đi tới ổ trục của trục khuỷu, ổ trục của trục cam, cò mổ để bôi trơn. Sau khi bôi trơn nhớt trở về các te . - Trục cam có bánh răng ăn khớp với trục của bơm nhớt, vì vậy khi máy quay thì trục cam kéo bơm nhớt hoạt động 2.3. Yêu cầu - Cung cấp đủ lƣợng nhớt cho máy - Nhớt đúng chủng loại - Áp lực nhớt: p = 2,8 – 4,0 KG / cm2 . - Có 2 hình thức bôi trơn, đó là bôi trơn các te ƣớt và bôi trơn các te khô. Tàu đánh cá công suất nhỏ và trung bình dùng hình thức bôi trơn các te ƣớt. 2.4. Kiểm tra mực nhớt trong các te Hình 2.7. Vị trí kiểm tra và đổ nhớt cạc te Cây thăm nhớt Cửa đổ nhớt Các te máy 45 - Rút cây thăm nhớt lên nếu thấy nhớt ngập vạch dấu (ngập khoảng từ 3- 5 cm) là đạt yêu cầu - Lƣợng nhớt thấp hơn quy định thì đổ thêm cho tới khi đạt yêu cầu - Quan sát xem nhớt có bị biến mầu không, nếu thấy mầu cà phê sữa là phải thay nhớt mới. Nhớt lẫn nƣớc có mầu cà phê sữa - Thấy mực nhớt tăng lên, kiểm tra độ nhờn, tìm nguyên nhân và thay nhớt mới . Mực nhớt trong các te tăng lên do nƣớc từ khoang làm mát lọt xuống, do nhiên liệu từ bơm bao áp rò rỉ xuống - Bơm nhớt bằng bơm tay cho tới khi đạt áp lực p = 2,5 – 2,8 KG / cm2 - Kiểm tra ống thông hơi từ cạc te máy với bên ngoài, nếu bị ngẹt thì phải khắc phục để bảo đảm bên trong và bên ngoài thông với nhau 2.5. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục: Cách kiểm tra này chỉ dùng khi sửa chữa máy tại xƣởng - Sự bôi trơn cổ trục, cổ biên nhƣ sau: Nhớt từ đƣờng ống nhớt chính đi tới cổ trục, trên trục khuỷu có lỗ dẫn nhớt. Nhớt từ cổ trục đi theo lỗ trong trục khuỷu tới cổ biên để bôi trơn cổ biên, từ cổ biên đi theo lỗ nhớt trên thanh truyền tới bôi trơn ắc piston - Muốn bôi trơn đạt yêu cầu thì khe hở bôi trơn giữa cổ trục và gối trục phải nằm trong giá trị cho phép từ 0,12 – 0,15 mm. - Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì, khe hở này vƣợt quá giớ hạn thì áp lực dầu giảm, không bảo đảm yêu cầu bôi trơn. Độ tiếp xúc giữa cổ trục với gối trục phải đều - Kiểm tra độ tiếp xúc này bằng bột mầu, các bƣớc kiểm tra nhƣ sau: + Bôi bột mầu lên gối trục + Đặt trục khuỷu lên bệ máy + Xiết chặt bù long gối trục tới lực xiết quy định + Xoay trục khuỷu để bột mầu tiếp xúc với cổ trục +Tháo gối trục ra xem độ tiếp xúc giữa chúng. nếu tiếp xúc đạt khoảng 80- 90 % là đạt yêu cầu. Xem các hình từng công đoạn phía dƣới 46 Hình 2.8. Bôi bột mầu lên gối trục Hình 2.8a .Bột mầu đã bôi xong các gối trục 47 Hình 2.9. Đặt trục khuỷu lên bệ máy và xiết chặt bù long gối trục Hình 2.10. Quay trục khuỷu kiểm tra độ tiếp xúc 2.6. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt: - Bình sinh hàn nhớt có nhiệm vụ mát nhớt. Nhớt đi ngoài ống , nƣớc đi trong ống, bình này đặt bên hông máy, 48 - Quan sát các đƣờng ống nƣớc vào và ra khỏi bình. Nếu thấy lỏng thì xiết chặt lại, không để nƣớc rò rỉ ra ngoài Hình 2.11. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt 3. Chuẩn bị dụng cụ: - Dụng cụ mang theo trên tàu dùng để tháo lắp máy phục vụ vận hành, sửa chữa, bảo dƣỡng máy. Các dụng cụ gồm có: 3.1. Hộp tuýp mở đai ốc - Dùng để mở đai ốc ở những vị trí khó khăn Bình sinh hàn nhớt 49 Hình 2.12. Hộp tuýp 3.2. Cờ lê vòng: - Dùng mở đai ốc ở vị trí thông thoáng, có không gian xoay cánh tay đòn của cờ lê Hình 2.13. Cờ lê vòng 50 3.3. Búa cao su: - Dùng để tháo ráp những chi tiết không bị trầy xƣớc Hình 2.14. Búa cao su 3.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít: Dùng tháo lắp đai ốc, vít không đòi hỏi lực xiết cao Hình 2.15. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít 51 3.5. Kìm chuyên dùng: Dùng để mở phe hãm ắc piston và một số phe khác Hình 2.16. Kìm chuyên dùng 3.6. Búa sắt: Búa sắt từ 2- 3 kg dùng để tháo, lắp các cơ cấu cơ khí Hình 2.17. Búa sắt 52 4. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ Những phụ tùng, vật tƣ hay hƣ hỏng trong quá trình vận hành phải mang theo để thay thế - Béc phun nhiên liệu: 5 cái - Lƣới lọc nhớt : 3 cái - Ống nhựa dẫn nƣớc: đủ các cỡ dùng trên tàu - Su páp: 5 cái - Joang quy lát: 2 bộ - Một số thứ khác Hình 2.18. Béc phun nhiên liệu Hình 2.19. Su páp 53 5. Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật - Sổ chứng nhận an toàn bình khí nén - Sổ nhật ký vận hành máy chính B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI: 1. Kiểm tra lƣợng nhiên liệu còn lại trên tàu bằng cách nào ? 2. Tính lƣợng nhiên liệu cho tàu trong một chuyến đi biển 3. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống bôi trơn 4. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu BÀI TẬP THỰC HÀNH: 1. Kiểm tra chất lƣợng nhiên liệu dùng cho máy ? 2. Kiểm tra chất lƣợng nhớt dung cho máy ? 3. Xả gió trên đƣờng ống nhiên liệu 4. Tháo và làm vệ sinh bầu lọc nhiên liệu 5. Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì 6. Kiểm tra độ tiếp xúc của gối trục bằng bột mầu C. GHI NHỚ 1. Kiểm tra chất lƣợng dầu, nhớt khi đƣa xuống tàu 2. Chuẩn bị đủ dụng cụ, phụ tùng,vật tƣ trƣớc khi khởi hành 54 BÀI 3 : KHỞI ĐỘNG MÁY CHÍNH Thời gian: 14 giờ MÃ BÀI: MĐ 02- 03 Mục tiêu - Mô tả đƣợc các bƣớc khởi động - Khởi động đƣợc máy bằng nhiều phƣơng pháp - Chạy không tải đúng kỹ thuật A. NỘI DUNG 1. Kiểm tra máy trƣớc khi khởi động Kiểm tra và làm các thao tác sau: - Các van nƣớc phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra - Nƣớc ngọt làm mát máy phải đủ, thiếu thì bổ sung cho đủ - Van dầu phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra - Đặt tay ga về vị trí khởi động: Vị trí này cao hơn vị trí ga răng ti một chút để bảo đảm máy dễ nổ, trên hình ứng với vị trí 2 - Quan sát xung quanh máy xem, bảo đảm không có vật lạ cản trở chuyển động Tay ga 4 3 2 1 55 Hình 3.1. Vị trí tay ga khi khởi động 1. Vị trí STOP ; 2.Vị trí khởi động ; 3.Vị trí định mức ; 4. Vị trí cao nhất 2. Khởi động máy bằng tay quay + Dụng cụ thực hiện: Cần giảm áp, tay quay. Cần giảm áp dùng để xả gió từ xi lanh ra ngoải giúp quay máy cho nhẹ, tay quay dùng để quay máy + Khởi động máy: Sau khi đã chuẩn bị, kiểm tra máy xong, tiến hành tiếp các bƣớc: - Một tay dựng cần giảm áp đứng lên, tay kia cầm tay quay đƣa vào vị trí - Quay máy từ từ thuận chiều kim đồng hồ tới khi tốc độ đủ lớn, thì gạt cần giảm áp về vị trí nằm ngang, máy nổ, rút tay quay ra ngoài - Đặt tay ga ở vị trí thấp ( vị trí 2 ) cho máy chạy ở chế độ không tải làm nóng máy + Lƣu ý: Tƣ thế đứng phải vững chắc, tay quay phải ăn sâu vào gờ hãm của máy. Nếu làm không tốt dễ bị tay quay tuột ra ngoài gây tai nạn + Quan sát hình dƣới ta thấy: - Tƣ thế đứng vững chắc - Tay phải cầm tay quay - Tay trái dựng cần giảm áp, đồng thời tỳ tay vào máy làm điểm tựa để quay máy Hình 3.2 .Tƣ thế đứng khởi động bằng tay quay 56 Hình 3.3. Dựng cần giảm áp trƣớc khi quay Hình 3.4. Hạ cần giảm áp khi quay tốc độ đủ lớn Dựng cần giảm áp Hạ cần giảm áp Vị trí đặt tay quay 57 3. Khởi động bằng điện: 3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động 1. Cần bẩy 2. Bánh răng đầu trục động cơ đề 3. Bánh răng trên bánh đà 4. Lò xo 5. Động cơ đề 6. Tiếp điểm đề W1 : cuộn dây kéo W2 : cuộn dây giữ 7. lõi sắt Hình 3.5 . Sơ đồ hệ thống khởi động điện Nguyên lý hoạt động: Ấn nút khởi động K cuộn dây W1, W2 có điện tạo ra lực từ mạnh, lõi sắt đóng tiếp điểm 6, động cơ đề 5 có điện, lúc này cuộn W1 không có dòng điện đi qua, lực từ cuộn W2 giữ tiếp điểm đề, cần bẩy số 1 đẩy bánh răng 2 ăn khớp với bánh răng số 3 trên bánh đà. Khi động cơ nổ, nhả công tắc K, động cơ đề mất điện, lò so 4 đẩy bánh răng 2 về vị trí cũ, tiếp điểm 6 nhả. Chú ý: Khi khởi động động cơ mỗi lần không quá 5s. Không đƣợc khởi động liên tục 3 lần trong cùng một lúc. + Thao tác khởi động máy: - Sau khi đã kiểm tra, chuẩn bị xong máy thì mở công tắc khởi động ( ấn nút K hoăc mở công tắc đề bằng chìa khóa ), máy quay và nổ, tắt công tắc khởi động - Điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải, làm nóng máy, chạy máy ở tốc độ thấp + Một số sự cố khi khởi động điện: - Nhấn nút đề máy quay yếu, không nổ. Nguyên nhân do bình yếu, các cực bị ô xy hóa, kiểm tra và khắc phục 5 E K 6 4 3 2 1 W2 W1 7 58 3.2. Một số thiết bị của hê thống khởi động điện - Ắc quy: Là loại ắc quy có dung lƣợng từ 100- 250 Ah, điện áp 12 v Hình 3.6. Ắc quy khởi động 150 am pe giờ ( Ah ) Hình 3.7. Động cơ điện khởi động máy Động cơ đề máy 59 - Động cơ điện khởi động máy đƣợc lắp bên hông máy, sử dụng điện 1 chiều 24 v 4. Khởi động máy bằng gió 4.1. Nhiệm vụ: - Dùng năng lƣợng gió nén làm quay máy để khởi động động cơ 4.2. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động gió: - Phải có máy nổ độc lập kéo máy nén gió để bảo đảm an toàn - Trên chai gió có van xả nƣớc, đồng hồ áp suất, van an toàn. - Chai gió phải chứa đƣợc một lƣợng không khí đủ để khởi động động cơ liên tục đƣợc 12 lần - Áp lực gió của chai gió từ 40 kg/cm2 – 45 kg/cm2. Tối thiểu là 15 KG / cm 2 - Gió nén phải đƣợc đƣa vào đầu kỳ nổ của động cơ. 4.3. Sơ đồ Hình 3.8. Hệ thống khởi động gió máy 4 xi lanh 1. máy chính 4. van mở chai gió để khởi động 2. chai gió 5. van nạp gió trên chai gió 3. đĩa chia gió 6. van nạp gió trên máy 7. Bình làm mát gió 2 5 3 6 1 4 7 60 - Trên tàu phải có 2 chai gió để bảo đảm an toàn - Các chai gió phải đƣợc kiểm tra an toàn của Đăng Kiểm - Gió vào xi lanh theo thứ tự nổ - Máy từ 5 xi lanh trở xuống phải via máy để xác định thời điểm khởi động (ngƣ dân thƣờng gọi là lấy tăng), từ 6 xi lanh trở lên không xác định, bất cứ vị trí nào của máy cũng khởi động đƣợc 4.4. Các bƣớc khởi động: Sau khi đã kiểm tra máy và chuẩn bị xong, tiến hành tiếp các bƣớc: - Mở van khởi động 4, gió từ chai gió qua đĩa chia gió 3, gió đến các xi lanh theo thứ tự nổ 1- 3 – 4, trục khuỷu quay, máy nổ. - Đóng van 4, điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải quay thấp 4.5. Nạp gió vào chai: Nạp bằng 2 cách: Nạp gió bằng máy nén gió 2 cấp, nạp gió bằng xi lanh của động cơ. Trên hình 3.8 mô tả cách nạp gió vào chai bằng cách lấy gió từ xi lanh số 1 - Ngắt nhiên liệu trên xi lanh có van nạp gió ( xi lanh 1 ) - Mở van 5, 6, gió từ xi lanh 1 đƣợc nạp vào chai gió - Khi áp lực đạt từ 40 – 45 kg / cm2 thì ngừng nạp. Khóa van 6, 5, mở nhiên liệu để xi lanh 1 hoạt động 4.6. Sự cố khi khởi động: - Mở van khởi động máy không quay, gió xả ra ống nạp, ống xả. Nguyên nhân: Chƣa chọn đúng vị trí khởi động - Khởi động máy quay yếu, không nổ. Gió không đủ áp lực, nhỏ hơn 15 kg / cm 2. Dùng máy nổ độc lập nạp gió vào chai cho đủ 4.7. Các thiết bị của hệ thống khởi động gió - Máy nén gió 2 cấp 61 Hình 3.9. Máy nén gió 2 cấp - Chai gió Hình 3.10 . Chai gió khởi động Van khởi động Van nạp gió 62 - Chai gió để trên tàu phải lắp ráp cố định, vị trí dễ thao tác - Định kỳ 1 tháng phải xả nƣớc 1 lần - Dây dẫn gió phải dùng dây chịu đƣợc áp suất cao - Van nạp gió từ xi lanh máy chính: Dùng để nạp gió từ xi lanh máy chính váo chai gió Hình 3.11. Van nạp gió trên xi lanh máy chính - Rắc co lấy gió nối với chai gió - Trục van lắp vô lăng để dễ sử dụng 5. Chạy không tải làm nóng máy - Sau khi khởi động máy, vẫn để máy nổ ở chế độ không tải để hâm nóng máy - Từ từ tăng vòng quay từ thấp tới vòng quay định mức, thời gian từ lúc khởi động tới vòng quay định mức là 5- 15 phút. Máy công suất càng cao thời gian càng phải chậm để hâm nóng máy làm cho các khe hở bôi trơn đƣợc kín khít, máy không bị nứt, bó. Quá trình máy chạy Trục van Rắc co lấy gió 63 không tải thì kiểm tra các thông số làm việc, nghe tiếng máy nổ, quan sát máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy B . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI: 1. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động điện 2. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động gió 3. Vẽ sơ đồ, nêu cách nạp gió vào chai bằng cách dùng xi lanh máy chính 4. Nêu các yêu cầu của hệ thống khởi động gió BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Khởi động máy bằng tay quay 2. Khởi động máy bằng điện 3. Khởi động máy bằng gió 4. Nạp gió vào chai bằng máy nén gió 2 cấp 5. Nạp gió vào chai bằng xi lanh máy chính C . GHI NHỚ - Nắm vững thao tác của các hình thức khởi động - Nhớ các yêu cầu của hệ thống k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_van_hanh_may_chinh.pdf
Tài liệu liên quan