MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU:. 2
MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG. 7
Mã mô đun: MĐ04 . 7
Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư cho cá đẻ và ấp trứng . 8
Mục tiêu: . 8
1. Chuẩn bị thiết bị . 8
1.1. Ao, bể chứa nước . 8
1.2. Hệ thống lọc nước . 9
1.3. Bể hoặc ao cho cá đẻ. 9
1.4. Ao ấp trứng cá. 12
1.5. Bể ấp trứng cá . 12
1.6. Bình vây (vies) và khay ấp trứng. 14
2. Chuẩn bị dụng cụ. 16
2.1. Dụng cụ thu, chứa và vận chuyển trứng, cá . 17
2.2. Dụng cụ pha và tiêm chất kích thích. 19
2.3. Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ. 21
2.4. Dụng cụ pha chế chất khử dính . 21
2.5. Dụng cụ định lượng trứng, cá bột. 22
2.6. Dụng cụ vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo. 22
2.7. Dụng cụ đo yếu tố môi trường. 22
2.8. Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy. 25
3. Chuẩn bị vật tư . 26
3.1. Chất kích thích . 26
3.2. Giá thể. 27
3.3. Chất khử trứng dính . 28
Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích. 29
1. Mùa vụ cho cá đẻ . 29
2. Xác định khối lượng cá cho đẻ . 29
2.1. Lựa chọn sản lượng cá bột cần sản xuất . 29
2.2. Xác định khối lượng cá cái, cá đực cần cho đẻ . 30
3. Chọn cá cái thành thục . 31
3.1. Chọn ngoại hình . 31
3.2. Thăm trứng . 32
3.3. Tiêm thăm dò . 34
4. Chọn cá đực thành thục . 35
4.1. Chọn ngoại hình . 35
4.2. Kiểm tra tinh dịch . 37
5. Sử dụng chất kích thích cá sinh sản . 38
5.1. Chọn chất kích thích, liều lượng sử dụng và số lần tiêm. 38
5. 2. Lập bảng sử dụng và pha chất kích thích sinh sản . 44
5.3. Tiêm chất kích thích. 45
Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên. 474
1. Điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên . 47
1.1. Nhiệt độ . 47
1.2. Oxy hòa tan. 48
1.3. Dòng chảy. 48
1.4. Giá thể. 49
2. Thực hiện cho cá đẻ. 49
2.1. Mật độ cá bố mẹ. 49
2.2. Kích thích nước. 50
2.3. Quản lý các yếu tố sinh thái . 50
2.4. Quản lý thiết bị hỗ trợ cá đẻ . 54
3. Thu và định lượng trứng. 55
3.1. Xác định thời điểm thu trứng. 55
3.2. Thu trứng . 55
3.3. Định lượng trứng. 56
Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo . 58
1. Xác định thời điểm vuốt trứng:. 58
1.1. Dự tính thời điểm cá chảy trứng . 58
1.2. Kiểm tra cá chảy trứng . 58
2. Vuốt trứng và gieo tinh:. 59
2.1. Bắt và giữ cá cái. 59
2.2. Vuốt trứng. 60
2.3. Bắt cá đực, vuốt và trộn tinh. 60
3. Khử dính trứng: . 61
3.1. Chọn và chuẩn bị chất khử dính . 61
3.2. Pha dung dịch khử dính. 62
3.3. Thực hiện khử dính trứng. 62
Bài 5: Ấp trứng cá . 65
1. Đưa trứng vào thiết bị ấp . 65
1.1. Xác định thể tích bể ấp, bình vây . 65
1.2. Xác định thể tích ao ấp. 65
1.3. Lựa chọn mật độ ấp. 65
1.4. Tính số lượng trứng đưa vào ấp. 66
1.5. Đưa trứng vào ấp. 66
2. Quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp . 67
2.1. Điều kiện môi trường . 67
2.2. Nguồn nước cấp . 67
2.3. Xác định thời điểm trứng nở. 68
2.4. Điều chỉnh lưu tốc nước: . 68
2.5. Quản lý địch hại và vệ sinh thiết bị ấp:. 69
2.6. Cho cá bột ăn . 70
3. Thu cá bột . 70
3.1. Xác định thời điểm thu cá bột. 70
3.2. Định lượng mẫu: . 71
3.3. Thu toàn bộ cá bột:. 715
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN . 72
I. Vị trí, tính chất của mô đun :. 72
II. Mục tiêu: . 72
III. Nội dung chính của mô đun:. 72
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. 73
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 77
VI. Tài liệu tham khảo. 79
80 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Môđun Cho cá đẻ và ấp trứng - Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái
để đánh giá khả năng thành thục của cá.
+ Chỉ số khối lượng: thông thường khi đến mùa sinh sản của cá, các cá
thể đến tưổi sinh sản đảm bảo khối lượng sẽ có khả năng thành thục và đẻ được
trứng. Chỉ số này chỉ mang tính tương đối và đánh giá khả năng thành thục
không thật sự chính xác.
+ Chỉ số hình thể: đó là bụng cá, cá thành thục vào mùa sinh sản bụng
phải to, căng tròn đều thuôn dài từ trên giáp mang xuống đuôi.
+ Chỉ số da bụng: da bụng của cá thông thường căng tròn đều. Đối với cá
thành thục tốt thì không hoàn toàn căng mà bụng hơi nhăn (xuống bụng) thì cá
mới thành thục tốt.
+ Chỉ số hậu môn: cá thành thục tốt khi quan sát hậu môn phải hơi sưng
lên, có màu hồng hoặc phớt đỏ.
- Tiến hành chọn cá cái thành thục bằng ngoại hình:
+ Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao.
+ Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục .
+ Bước 3: Bắt cá cái kiểm tra khả năng thành thục. Khi bắt cá phải đảm
bảo nhẹ nhàng và kết thúc quá trình bắt cá. Cá cái được lật ngửa bụng lên song
song với mặt nước.
+ Bước 4: Quan sát bụng để đánh giá độ thành thục (bụng to, thuôn đều,
da bụng hơi nhăn).
+ Bước 5: Quan sát lỗ hậu môn (hơi sưng, màu hồng hoặc phớt đỏ).
+ Bước 6: Chọn được cá thành thục.
+ Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá cái vừa chọn.
+ Bước 8: Vận chuyển cá cái thành thục đến vị trí cho đẻ trứng.
31
Hình 4- 28: Chọn ngoại hình cá cái thành thục
3.2. Thăm trứng
- Chọn cá cái bằng thăm trứng: dựa vào dụng cụ là que thăm trứng để
tiến hành lấy trực tiếp trứng từ buồng trứng bụng cá cái ra để quan sát và kiểm
tra, đánh gía độ thành thục của cá cái.
+ Dụng cụ que thăm trứng:
Vật liệu là bằng nhôm hoặc bằng đồng đặc hình ống.
Chiều dài que từ 20- 30cm.
Đường kính từ 2- 5mm.
Que có một đầu nhọn và một đầu bằng.
Đầu chọn cách 1cm được khoét lõm vào từ 1/2- 1/3 chu vi của que. Đầu
nhọn dùng để đưa vào bụng ven theo xoang buồng trứng để lấy trứng ra kiểm
tra.
Đầu bằng thường được nối với sợi dây để treo hoặc đeo.
+ Kình lúp: dùng để quan sát trứng thông qua độ phóng đại lên để đánh
giá chính xác hơn.
+ Hộp lồng: dùng để chứa trứng sau khi thăm được để kiểm tra, đánh giá
độ thành thục của cá cái.
+ Dung dịch kiểm tra độ thành thục của trứng (Sedr): gồm có các thành
phần là 60% cồn 96o, 30% formol, 10% axít axêtic hoặc chỉ dùng cồn 96o.
- Tiến hành thăm trứng:
+ Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao.
+ Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục .
+ Bước 3: Bắt cá cái và cá cái lật ngửa bụng cá song song với mặt nước.
32
+ Bước 4: Đưa que thăm trứng vào lỗ sinh dục, ven theo xoang bao trứng
(que thăm trứng chếch lên trên hợp với thân cá 1 góc 10- 150), sâu khoảng 5-
10cm, xoay nhẹ 1- 2 vòng lấy trứng ra đưa vào đĩa lồng hoặc khay để.
+ Bước 5: Quan sát trứng bằng mắt thường hoặc kính lúp.
Trứng đã thành thục có đặc điểm: các hạt trứng rời nhau, căng, tròn,
đồng đều nhau, màu vàng xanh hoặc xanh vàng, óng ánh và có nhiều nhớt.
Trứng non: hạt trứng to nhỏ không đồng đều, không rời nhau, màu xanh
và ít nhớt.
Trứng thái hóa (quá già): màu vàng đục hoặc trắng đục, hạt trứng nhão,
vỏ nhăn nheo, đàn hồi kém, lăn đi lăn lại dễ vỡ.
+ Bước 6: Kiểm tra độ thành thục của trứng bằng dung dịch Sedr.
Lấy 15-20 quả trứng đưa vào dung dịch Sedr, sau 2 phút quan sát: nếu
70- 90% trứng có nhân lệch về cực động vật là trứng đã chín. Nếu dưới 70% là
trứng non. Nếu nhân dịch đến sát màng tế bào là trứng quá già (trứng đã thoái
hóa).
Mức độ lệch cực: nếu nhân trứng lệch cực khoảng 1/3-2/3 đường kính là
trứng thành thục, dưới 1/3 là trứng non và trên 2/3 là trứng già.
+ Bước 7: Chọn được cá thành thục.
+ Bước 8: Cân để xác định khối lượng cá thể cá cái vừa chọn.
+ Bước 9: Vận chuyển cá cái thành thục đến vị trí cho đẻ trứng.
Hình4- 29: Thăm trứng cá cái kiểm tra độ thành thục
33
3.3. Tiêm thăm dò
- Tiêm thăm dò: là sử dụng một lượng chất kích thích trứng chín để tiêm
vào cơ thể cá cái. Lần 1 tiêm một lượng nhỏ chiếm từ 1/8- 1/10 tổng lượng chất
kích thích cho một đợt cho cá đẻ trứng.
- Sau khi tiêm xong khoảng 4- 6 giờ, tiến hành kiểm tra mức độ chuyển
hóa của tế bào trứng:
+ Trứng chuyển hóa tốt có đặc điểm: bụng cá lớn lên, bụng cá mềm, độ
đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn là cá thành thục tốt, quyết định tiêm lần 2.
+ Trứng chuyển hóa không tốt có đặc điểm: bụng cá trương to, căng
cứng, (trứng còn non), không tiêm lần 2, thả cá ra ao để cho đẻ ở lần sau.
- Thao tác tiến hành tiêm thăm dò:
+ Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao.
+ Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để tiêm thăm dò.
+ Bước 3: Bắt cá cái cân khố lượng cơ thể.
+ Bước 4: Pha dụng dịch chất kích thích sinh sản theo khối lượng cá.
+ Bước 5: Tiến hành tiêm cá:
Cá được giữ ở trạng thái ngửa bụng.
Vị trí tiêm cá: vùng da không có vẩy, gốc vây ngực, gốc vây lưng, gốc
vây đuôi.
Tiêm chếch 1 góc 45- 600, tiêm đảm bảo nhẹ nhàng, rứt khoát .
+ Bước 6: Quan sát đánh giá khả năng thành thục của cá.
Thời gian kiểm tra sau 4 giờ đồng hồ.
Bụng bụng cá lớn lên, bụng cá mềm, độ đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn là
cá thành thục tốt.
+ Bước 7: Tiến hành tiêm lần thứ 2 (liều quyết định).
34
Hình 4- 30: Tiêm thăm dò cho cá cái
4. Chọn cá đực thành thục
4.1. Chọn ngoại hình
- Phân biệt cá đực: vào mùa sinh sản, cá đực và cá cái thành thục thường
biểu hiện những đặc hình thái bên ngoài cơ thể khác nhau (gọi là đặc điểm sinh
dục phụ).
- Cách phân biệt cá đực, cái còn tùy thuộc vào những đối tượng khác
nhau thì dấu hiệu khác nhau. Nhìn chung nó được thể hiện ở những dấu hiệu
sau:
+ Cá đực bụng thường nhỏ hơn cá cái cùng khối lượng
+ Màu sắc vây, vẩy cá đực sặc sỡ hơn cá cái (vây màu đỏ đối với cá rô
phi)
+ Da, vây ngực cá cái thì trơn nhẵn trong khi đó cá đực thì thô ráp
(nhám).
+ Kiểm tra trực tiếp sẹ thấy tinh chảy ra thông qua vuốt thì là cá đực.
- Chọn ngoài hình: là dựa vào những chỉ số bên ngoài của cơ thể cá đực
để đánh giá khả năng thành thục của cá.
+ Chỉ số khối lượng: thông thường khi đến mùa sinh sản của cá đực, các
cá thể đến tưổi sinh sản đảm bảo khối lượng sẽ có khả năng thành thục. Chỉ số
này chỉ mang tính tương đối và đánh giá khả năng thành thục không thật sự
chính xác.
35
+ Chỉ số hình thể: đó là bụng cá, cá thành thục vào mùa sinh sản bụng
phải to, căng tròn đều thuôn dài từ trên giáp mang xuống đuôi.
+ Chỉ số da bụng: da bụng của cá thông thường căng tròn đều. Đối với cá
thành thục tốt thì không hoàn toàn căng mà bụng hơi nhăn (xuống bụng) thì cá
mới thành thục tốt.
+ Chỉ số hậu môn: cá thành thục tốt khi quan sát hậu môn phải hơi sưng
lên, có màu hồng hoặc phớt đỏ.
- Tiến hành chọn cá đực thành thục bằng ngoại hình:
+ Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá đực vào 1 góc ao.
+ Bước 2: Chọn cá đực đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục .
+ Bước 3: Bắt cá đực kiểm tra khả năng thành thục: Dùng hai tay bắt cá
và lật ngửa bụng lên song song với mặt nước.
+ Bước 4: Quan sát bụng để đánh giá độ thành thục (bụng to, thuôn đều,
da bụng hơi nhăn).
+ Bước 5: Quan sát lỗ hậu môn (hơi sưng, màu hồng hoặc phớt đỏ) .
+ Bước 6: Chọn được cá thành thục.
+ Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá đực vừa chọn.
+ Bước 8: Vận chuyển cá đực thành thục đến vị trí cho đẻ trứng.
Hình 4- 31: Chọn cá đực thông qua ngoại hình
36
4.2. Kiểm tra tinh dịch
- Đánh giá độ thành thục của cá đực thông qua kiểm tra tinh dịch cảu cá.
Kiểm tra tinh dịch của cá được tiến hành vuốt trực tiếp tinh dịch của cá đực ra
để kiểm tra.
- Độ thành thục của tinh dịch thể hiện:
+ Tinh được vuốt từ cá đực cần kiểm tra.
+ Tinh dịch có màu trắng đục và tan nhanh trong nước.
- Tiến hành kiểm tra tinh dịch của cá đực:
+ Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá đực vào 1 góc ao.
+ Bước 2: Chọn cá đực đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục .
+ Bước 3: Bắt cá đực kiểm tra khả năng thành thục: Dùng hai tay bắt cá
và lật ngửa bụng lên song song với mặt nước.
+ Bước 4: Vuốt sẹ để tinh dịch chảy ra: cá đực được vuốt 2 bên từ bụng
xuống, cách lỗ sinh dục khoảng 2 cm. Vuốt nhẹ từ 1 đến 2 lần để tinh dịch chảy
ra.
+ Bước 5: Quan sát tinh dich: tinh dịch có màu trắng đục và tan nhanh
trong nước thể hiện cá đực thành thục tốt.
+ Bước 6: Chọn được cá thành thục.
+ Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá đực vừa chọn.
+ Bước 8: Vận chuyển cá đực thành thục đến vị trí cho đẻ trứng.
Hình 4- 32: Vuốt tinh và kiểm tra tinh dịch cá đực
37
5. Sử dụng chất kích thích cá sinh sản
5.1. Chọn chất kích thích, liều lượng sử dụng và số lần tiêm
* Não thùy thể (Hypophysis) (NTT)
- NTT là sản phẩm lấy ra từ não bộ vùng dưới đồi tuyến yên của các loài
cá trong họ cá chép. Trong thực tế hiện nay, các đối tượng lấy NTT để kích
thích sinh sản: cá chép, mè, trắm cỏ, Rôhu, Mrigan sẽ có hoạt tính cao hơn các
loài khác.
- Chất lượng phụ thuộc vào:
+ Loài cá lấy NTT: cùng độ tuổi, cùng thời gian lấy thì tốt nhất là cá
chép, đến mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, Rôhu và kém nhất là Mrigan.
+ Giai đoạn phát triển của cá: tốt nhất là khi cá đến tuổi thành thục, trước
thời điểm cá thực hiện hoạt động sinh sản (cá chưa đẻ). Theo tiêu chuẩn ngành,
não thùy thể lấy ở cỡ: cá chép: 0,3kg trở lên; mè trắng: 0,7kg trở lên; trắm cỏ:
1,5kg trở lên.
+ Phụ thuộc vào kỹ thuật lấy NTT, xử lý và bảo quản.
- Thành phần hoocmon sinh dục có trong NTT: chứa nhiều loại quan
trọng như:
+ FSH (Follicul stimulating hormon): có tác dụng làm trứng chín và tinh
trùng thành thục.
+ LH (Lutenizin hormon): làm rụng trứng và phóng tinh.
- Tính chất tác dụng: làm chín và rụng trứng (cá cái), tinh trùng thành
thục và phong tinh (cá đực)
- Tiến hành lấy não:
+ Bước 1: Dùng dao chặt xương chẩm của cá từ sau miền mắt trên đến
hết xương chẩm.
+ Bước 2: Lật xương chẩm lên, dưới óc nhầy là não cá, dùng kẹp cặp dây
thần kinh khứu giác, lật toàn bộ não về phía sau. NTT hình tròn, nhỏ nằm sâu
trong hốc xương bướm. Dùng đầu nhọn của que lấy não xé rách màng bọc.
+ Bước 3: Dùng que lấy não ấn nhẹ vào trong hốc xương bướm, não thùy
thể sẽ chuồi ra. Não lấy ra phải nguyên vẹn, nếu vỡ thì hoạt tính của hocmon
sinh dục bị giảm.
38
- Bảo quản não thùy thể:
+ Ngâm não qua axêtôn hoặc cồn tuyệt đối để khử mỡ và nước, khử từ 3-
4lần, mỗi lần cách nhau 6giờ, sau đó đem bảo quản.
+ Bảo quản ướt: trong lọ nút mài màu nâu, ngâm trong axêtôn, lượng
axêtôn gấp 10 lần lượng não, sau 3 ngày thay axêtôn một lần, thay đến khi
axêtôn trong lọ trong là được. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có
ánh sáng trực tiếp.
+ Bảo quản khô: sau khi não đã được xử lý kỹ qua axêtôn, cho não lên
giấy thấm từ 2-3 phút để bay hơi hết cồn hoặc axêtôn rồi đưa vào lọ bảo quản
khô, phía trên lọ phủ 1lớp bông và có nắp kín.
- Chú ý:
Hình 4- 33: Bản vẽ các bước tiến hành lấy não
39
+ Não thùy thể bảo quản tốt, lấy ra sử dụng não có màu trắng, rắn và
khô.
+ NTT có màu vàng hoặc xanh xám là não bị ngậm nước, mất hoạt tính
hocmôn sinh dục, tuyệt đối không được dùng để kích thích sinh sản.
- Phạm vi sử dụng: kích thích sinh sản cho các loài cá nước ngọt.
* Chế phẩm LRH-A
- Nguồn gốc:
+ Trong tự nhiên: chiết xuất từ mấu não dưới của động vật có vú.
+ Công nghiệp: bằng con đường sinh tổng hợp và chế biến nhân tạo.
+ Việt Nam chưa sản xuất được, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc,
Đức, Hungary...
Hình 4- 34: Hộp sản phẩm LRHA
- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào:
+ Quy trình công nghệ sản xuất.
+ Điều kiện bảo quản và quá trình sử dụng: tháng 2-7, nếu bảo quản
không tốt để sản phẩm chuyển từ tinh thể màu trắng sang vàng, đen và vón cục,
chất lượng giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng.
+ Không được bảo ở nhiệt độ trên 200C, hạn sử dụng không quá 3 năm.
Tốt nhất dùng trong phạm vi 1 năm kể từ ngày sản xuất.
40
- Thành phần gồm: LH (Lutenizin hocmone) và FSH (Follicul
Stimulating hocmone).
- Tính chất tác dụng: kích thích tuyến sinh dục thành thục, đẻ trứng và
phóng tinh.
- Phạm vi sử dụng: sử dụng để kích thích sinh sản cho hầu hết các lòai
cá.
- Ưu điểm:
+ Sản xuất công nghiệp, nên chất lượng ổn định.
+ Hoạt tính LRH-A rất cao, liều lượng dùng thấp nhưng có khả năng
kích thích sinh sản cao. Trứng thành thục và rụng nhanh.
+ Giá thành hạ=1/10 NTT.
- Nhược điểm:
+ Vì hoạt tính cao, có khả năng kích thích làm trứng chín và rụng nhanh.
Nên khi tiêm cho cá có tế bào trứng chưa đên giai đoạn IVc, làm cho trứng
chưa thành thục nhưng vẫn rụng. Vì vậy, chất lượng cá bột không tốt.
+ Nếu tiêm liều cao, cá bột kém chất lượng.
+ Khi tiêm cho cá, LRH-A sẽ tác động vào tuyến yên, tuyến yên sẽ sản
sinh ra: FSH và LH. Nhưng nó cũng có tác động xấu, cản trở khả năng phát tiết
hoocmon sinh dục của tuyến yên, bất lợi cho sự hoạt động sinh lý tự nhiên của
tuyến yên.
+ Khắc phục: ở Việt Nam, tiêm kết hợp LRH-A+DOM, DOM có tác
dụng làm giảm tác động cản trở khả năng phát tiết hoocmon sinh dục của tuyến
yên, phát huy tác dụng theo chiều thuận.
* Chế phẩm HCG (Human chorionic gonnadotropon hormon)
- Nguồn gốc: chiết xuất từ nước giải của phụ nữ có thai 3-4 tháng và
nhau thai. dạng tinh thể, đóng trong lọ thủy tinh, với lượng: 5000UI hoặc
10000UI.
- Thành phần hoocmon: có tác dụng tương đương với hoocmôn LH -
kích thích quá trình rụng trứng, không phải là hoocmon LH như trong NTT.
- Phạm vi sử dụng:
+ Không mang tính toàn diện, chỉ có tác dụng 1 mặt. Ở hầu hết các loài
cá nếu chỉ tiêm đơn HCG không có tác dụng kích thích sinh sản mà chỉ có tác
dụng kích thích quá trình dụng trứng.
+ Lý thuyết: đối với 1 con cá, nếu buồng trứng ở gđ Ivc thì chỉ cần tiêm
đơn HCG tương đương với LH không cần tiêm FSH.
+ Trong thực tế: hầu hết các loài cá không thể thành thục đồng nhất
tuyến sinh dục ở gđ Ivc giữa cá thể này với cá thể khác. Chỉ duy nhất có cá mè
41
trắng có sự thành thục đồng nhất ở gđ Ivc, nên có thể sử dụng đơn HCG để
kích thích đẻ trứng.
- Bảo quản: ở nơi râm mát, không qúa 30oC, tốt nhất là bảo quản trong tủ
lạnh.
- Chất lượng phụ thuộc vào:
+ Khả năng chiết xuất: tinh khiết hay thô
+ Chế độ bảo quản: nếu để vỡ lọ, không khí, nước lọt vào làm biến đổi
thành phần. Từ màu trắng chuyển màu vàng, hoặc tro và bị vón cục thì chất
lượng bị giảm. Hoặc nhiệt độ không khí trên 200C, hoạt tính có thể giảm.
* Liều lƣợng sử dụng và số lần tiêm
- Liều lượng là lượng chất kích thích tiêm trên kg cá.
+ Liều lượng ở các loài cá khác nhau thì liều lượng khác nhau.
+ Liều lượng còn phụ thuộc vào các lần tiên.
+ Liều lượng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ nước).
Bảng 4-4: Liều lƣợng chất kích thích dung để tiêm kích thích đẻ
trứng ở một số loài cá nƣớc ngọt
Chất kích
thích
Loài cá
Cá chép Cá trắm Cá trôi
Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái
HCG - - - - - -
NTT Cá
chép
1-
2mg/kg
4-6mg/kg
1,5-
2mg/kg
4-
6mg/kg
2-
3mg/kg
6-
8mg/kg
LRH-A+
DOM
10-
15gA
+3mgD/
kg
20-
30gA
+6mgD/
kg
15-
25gA
+1mgD/
kg
30-
50gA
+2mgD/
kg
10-
20gA+
1mg
D/kg
20-
40gA+
2mg
D/kg
- Số lần tiêm: là tổng số lần tiêm chất kích thích cho cá bố mẹ.
- Số lần tiêm có thể tiêm 1 hoặc 2 lần.
+ Tiêm 1 lần: là tổng lượng chất kích thích sinh sản được tiêm một lần
cho cơ thể cá bố mẹ.
+ Tiêm 2 lần: là tổng số lượng chất kích thích sinh sản được tiêm 2 lần
khác nhau cho một cơ thể cá bố mẹ.
Tiêm lần 1- liều phát động (liều sơ bộ): là tiêm một lượng chất kích thích
sinh sản chiếm 1/5- 1/3 lượng chất kích thích sinh sản.
42
Hình 4- 35: Liều lượng tiêm chất kích thích tiêm lần 1 cho cá bố mẹ
Tiêm lần 2- liều quyết định: là tiêm tổng lượng chất kích thích còn lại
thời gian tiêm lần 2 thường cách lần 1 khoảng 4 giờ đồng hồ.
Hình 4- 36: Tiêm chất kích thích tiêm lần 1 cho cá bố mẹ
43
- Tác dụng của tiêm 1 lần hoặc 2 lần tùy thuộc vào từng loài và nhìn
chung cả 2 phương pháp đều thu được kết quả tốt, nhưng tiêm 2 lần thường có
hiệu quả hơn tiêm 1lần.
5. 2. Lập bảng sử dụng và pha chất kích thích sinh sản
- Lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản: là tiến hành xác định những
thông số kỹ thuật như khối lượng từng cơ thể cá, liều lượng chất kích thích, số
lần tiêm cá, số ml dung dịch chất kích thích/ cơ thể cá, số ml dung dịch chất
kích thích/kg cá và những ghi chú liên quan.
- Tiến hành lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản:
+ Bước 1: Kẻ bảng gồm những thông số sau
STT-
(cột 1)
Khối
lương
(kg)-
(cột 2)
Lượng
chất
kích
thích-
(cột 3)
Liều lượng lần 1 1Liều lượng lần 2 Ghi
chú-
(cột 8)
Chất
kích
thích-
(cột 4)
Số ml
dung
dịch/kg-
(cột 5)
Chất
kích
thích-
(cột 6)
Số ml
dung
dịch/kg-
(cột 7)
1
2
Tổng
+ Bước 2: Bắt cá và cân khối lượng từng cơ thể cá 1 và ghi vào cột thứ 2
trong bảng trên.
+ Bước 3: Chọn liều lượng chất kích thích sinh sản và ghi vào cột thứ 3.
+ Bước 4: Xác định lượng chất kích thích sinh sản tiêm lần 1 và ghi vào
cột thứ 4.
+ Bước 5: Xác định lượng chất kích thích sinh sản tiêm lần 2 và ghi vào
cột thứ 6.
+ Bước 6: Xác định lượng dung dịch chất kích thích sinh sản tiêm trên 1
kg cá thông qua khối lượng cá đã xác đinh.
Không tiêm quá 3 ml dung dịch chất kích thích sinh sản/cơ thể cá/lần
tiêm. Số liệu này được ghi vào cột ghi chú và lấy số liệu này để tính lượng
nước pha vào chất kích thích sinh sản.
+ Bước 7: Ghi lượng dung dịch chất kích thích sinh sản của từng lần
tiêm vào cột tương ứng ( lần 1- cột 5; lần 2- cột 7).
- Ví dụ cụ thể tiêm chất kích thích LRHA + DOM cho 30 kg cá trắm cỏ
cái qua bảng sau:
44
Bảng 4-5: Lập bảng sử dụng chất LRHA + DOM cho 30 kg cá trắm
cỏ cái
STT Khối
lượn
g
(kg)
Lượng
LRHA +
DOM/kg
Liều lượng lần 1 Liều lượng lần 2 Ghi chú
Chất
kích
thích
Số ml
dung
dịch/kg
Chất kích
thích
Số ml
dung
dịch/kg
1 4 40gLRHA
+2mgDOM/
kg
10g
LRHA/
kg
2,0 30g
LRHA+2
mgDOM/
kg
2,0 - Tiêm
không
quá
3ml/kg
- Tiêm
0,5ml/
kg
2 6 3,0 3,0
3 5 2,5 2,5
4 5 2,5 2,5
5 6 3,0 3,0
6 4 2,0 2,0
Tổng 30 1.200 + 60 300 15ml 900 + 60 15ml
- Pha chất kích thích sinh sản: là thực hiện pha dung dịch nước muối sinh
lý nồng độ 0,5- 0,9% hoặc nước cất vào chất kích thích sinh sản để tạo dung
dịch chất kích thích sinh sản.
- Thực hiện pha chất kích thích:
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm chất kích thích, cân điện tử, kim tiêm,
ống tiêm, cối nghiền (đối với sử dụng NTT hoặc DOM), cốc đong, nước muối
sinh lý hoặc nước cất.
+ Bước 2: Xử lý chất kích thích sinh sản. Đối với não thùy thể cần được
làm sạch, thấm khô trước khi sử dụng
+ Bước 3: Nghiền chất kích thích sinh sản bằng cối sứ hoặc cối thủy tinh
(đối với NTT và DOM).
+ Bước 4: Đong đủ lượng nước và hòa tan với chất kích thích. Đảm bảo
chất kích thích được hòa tan toàn bộ vào nước để tạo dung dịch kích thích sinh
sản.
+ Bước 5: Hút dung dịch chất kích kích sinh sản vào ống. Lưu ý không
hút những sản phẩm có cặn ( ghiền và hòa tan hoàn toàn)
5.3. Tiêm chất kích thích
- Vị trí tiêm chất kích thích sinh sản:
+ Vùng da cá không có vẩy: lựa chọn những vùng da cá không có vẩy để
kim tiêm có thể dễ dàng được tiêm vào cơ thể cá
45
+ Vùng da cá không có vẩy gồm: gốc vây ngực, vây đuôi, vây lưng,
tuyến sinh dục.
Hình 4- 37: Vị trí và góc độ tiêm cá
- Tiến hành tiêm:
+ Bước 1: Hút dung dịch chất kích thích sinh sản vào ống tiêm theo thể
tích đã xác định.
+ Bước 2: Bắt và giữ cá bố mẹ .
+ Bước 3: Tiêm trực tiếp vào cơ thể cá. Khi tiêm phải rứt khoát và bơm
chất kích thích một cách từ từ. Khi tiêm lưu ý kim tiêm hợp với cơ thể cá một
góc 45- 60
0
để khả năng tiếp xúc giữa kim tiêm và cơ thể cá được lớn hơn.
+ Bước 4: Thả cá sau khi tiêm vào thiết bị cho đẻ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Chọn cá cái thành thục
+ Bài tập 2: Chọn cá đực thành thục
+ Bài tập 3: Lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản
C. Ghi nhớ:
Thao tác chọn cá đực, cái thành thục.
46
Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên
Mục tiêu:
- Nêu điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên, kỹ thuật thu và định lượng
trứng;
- Thực hiện được cho cá đẻ tự nhiên, thu và định lượng trứng;
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên
1.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong điều
kiện sinh thái cho cá đẻ trứng.
Hình 4- 38: Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ trứng
- Nhiệt độ nước không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng, hiệu quả
đẻ.
Nếu nhiệt độ thuận lợi cá đẻ trứng tự nhiên được dễ dàng, tỷ lệ đẻ cao, tỷ
lệ thụ tinh cao và quá trình phát triển phôi tốt sau này.
Nếu nhiệt độ không thuận lợi. Một số loài cá không tiến hành đẻ trứng
hoặc tỷ lệ đẻ trứng thấp, tỷ lệ thụ tinh thấp và phôi có thể không phát triển.
- Nhiệt độ nước cho cá đẻ ở một số loái cá nước ngọt qua bảng sau:
47
Bảng 4-6: Nhiệt độ nƣớc thích hợp đẻ trứng của một số loài cá nƣớc
ngọt
Loài cá Nhiệt độ nƣớc (
0
C)
Cá chép 18- 23
Cá trắm cỏ 22- 25
Cá trôi (Mrigalla) 28- 31
Cá rôphi 20- 30
Cá trê 27- 29
1.2. Oxy hòa tan
- Hàm lượng oxy hòa tan là một trong những yếu tố rất quan trọng
Nếu hàm lượng oxy quá thấp sẽ dẫn đến cá nổi đầu, khả năng cá không
thể đẻ trứng cũng như có thể gây chết
Hàm lượng oxy hòa tan cần cung cấp, cũng như ổn định phải đủ lưu
lượng nước để oxy hòa tan vào trong nước.
- Hàm lượng oxy hòa tan của mỗi loài cá khác nhau sẽ có ngưỡng oxy
khác nhau.
- Hàm lượng oxy hòa tan của một số loài cá nước ngọt được thể hiện các
bảng sau:
Bảng 4-7: Hàm lƣợng oxy hòa tan thích hợp cho đẻ của một loài cá
nƣớc ngọt
Loài cá Hàm lƣợng oxy hòa tan (mg/l)
Cá chép ≥ 2
Cá trắm cỏ ≥ 3
Cá trôi (Mrigalla) ≥ 3
Cá rôphi ≥ 2
Cá trê ≥ 1,5
1.3. Dòng chảy
- Dòng chảy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến một số loài cá di cư đi đẻ
như cá trắm cỏ, trôi các loại
48
- Dòng chảy ảnh hưởng gián tiếp đến đến hàm lượng oxy hòa tan cũng
như những yếu tố khác.
- Dòng chảy là yếu tố kích thích trực tiếp đến cơ quan ngoại cảm (da,
vẩy, đường bên..) để kích thích cho cá thành thục, động hớn và đẻ trứng ngoài
môi trường tự nhiên.
- Lưu tốc dòng chảy thích hợp của một số loài cá nước ngọt:
Bảng 4-8: Lƣu tốc dòng chảy thích hợp của một số loài cá nƣớc ngọt
Loài cá Lƣu tốc dòng chảy (m/s)
Cá trắm cỏ 1- 1,7
Cá trôi 0,74 - 2,1
1.4. Giá thể
- Giá thể là điều kiện sinh thái đặc trưng của những loài cá đẻ trứng dính
(đặc trưng của cá chép). Trong điều kiện sinh thái tự nhiên những loài cá này
khi vào mùa sinh sản nếu không có giá thể thì cá hoàn toàn không đẻ trứng.
- Giá thể là vật để khi cá đẻ trứng sẽ đính vào nó.
- Giá thể có nhiều loại khác nhau thường được dung để cá đẻ trứng:
+ Bèo tây: đây là giá thể đặc trưng để cá chép đẻ trứng. Giá thể này có
thể nổi trên mặt nước bằng những lá bèo và rễ ngâm xuống nước, nên rất thuận
lợi làm giá thể. Cá sẽ đẻ trứng và trứng sẽ đính vào rễ của bèo
+ Rau muống: đây cũng là một dạng gái thể mà cá chép có thể đẻ trứng.
Rau muống ngoi (nổi) dưới nước và tạo thành bè để cá có thể đẻ trứng
+ Đám cỏ, đám nilong, xơ dừađây cũng là một dạng giá thể cho cá đẻ
trứng
2. Thực hiện cho cá đẻ
2.1. Mật độ cá bố mẹ
- Mật độ cho cá đẻ được xác định bằng khối lượng cá bố mẹ/m3 nước .
- Mật độ này có sự khác nhau ở những thiết bị cho cá đẻ, cũng như có sự
sai khác ở những loài cá khác chau.
- Mật độ cá còn phụ thuộc vào khả nănng cung cấp oxy hòa tan trong
thiết bị cho cá đẻ. Khả năng cung cấp oxy càng cao thì mật độ càng tăng và
ngược lại.
- Mật độ cho cá đẻ trong bể vòng ở một số loài cá sau:
+ Cá chép: 2- 6kg/m
3
49
+ Cá trắm cỏ, cá trôi: 4- 10kg/m3
- Tiến hành xác định mật độ:
+ Tính thể tích nước của thiết bị cho cá đẻ.
+ Cân cá xác định khối lượng cá.
+ Đưa cá vào thiết bị cho đẻ theo mật độ xác định.
2.2. Kích thích nước
- Kích thích nước được thực hiện trong quá trình cho cá đẻ trứng. Tùy
từng loài mà khả năng kích thích nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cá
đẻ trứng.
- Thực hiện kích thích nước
+ Đối với loài cá đẻ trứng trong ao thì tiến hành cấp nước vào ao để kích
thích cá đẻ trứng
+ Đối cá đẻ trong bể vòng: điều khiển van cấp và van thớt nước để kích
thích tạo dòng chảy trong bể.
Thông thường khi mới đưa cá vào bể đẻ chỉ tạo dòng chảy nhẹ. Thích
hợp với ngưỡng lưu tốc dòng chảy nhỏ nhất theo tập tính dòng chảy của loài.
Khi cá bố mẹ bắt đầu có hiện tượng bắt cặp thì tăng lưu tốc dòng chảy để
khả năng kích thích cá đẻ tốt hơn.
2.3. Quản lý các yếu tố sinh thái
- Trong quá trình cá đẻ trứng việc quản lý các yếu tố sinh thái là rất cần
thiết, nó ảnh hưởng chính đến hiệu quả cho cá đẻ trứng.
- Các yếu tố sin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- modun_cho_ca_de_va_ap_trung_san_xuat_giong_mot_so_loai_ca_nu.pdf