ĐỀ MỤC TRANG
Bài 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH CÁ .7
VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI CÁ.7
1. Khái niệm bệnh.7
2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cá .7
3. Phân loại bệnh cá .9
4. Các đƣờng lây truyền bệnh .10
5. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh.11
6. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp.11
7. Sử dụng thuốc trong nuôi cá.13
8. Phƣơng pháp dùng thuốc.15
9. Một số loại thuốc dùng cho nuôi cá.18
Bài 2: PHÒNG BỆNH .25
1. Tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong ao nuôi .25
2. Tăng cƣờng sức khỏe cho cá .37
3. Quản lý các yếu tố môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định .44
4. Quản lý cá bệnh, cá chết .45
Bài 3: CHẨN ĐOÁN BỆNH .56
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ .57
2. Điều tra tình hình thời tiết .57
3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trƣờng.57
4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc .58
5. Quan sát cá.58
6. Kiểm tra cá.59
7. Gửi mẫu cá bệnh đến cơ sở chẩn đoán bệnh.62
8. Kết luận .62
BÀI 4. TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG 63
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ .68
2. Xác định bệnh do ký sinh trùng gây ra ở cá tra, cá ba sa .69
3. Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng.76
4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng.78
5. Thực hiện trị bệnh cho cá.79
Bài 5. TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA .81
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ thực hành.82
2. Xác định bệnh thƣờng gặp do vi khuẩn gây ra ở cá tra, cá ba sa.82
3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn.85
4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng.87
5. Thực hiện trị bệnh cho cá.88
Bài 6: TRỊ BỆNH DO NẤM GÂY RA.91
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ thực hành.91
2. Xác định bệnh thƣờng gặp do nấm gây ra ở cá tra, cá ba sa .92
3. Xác định biện pháp trị bệnh .934
4. Xác định lƣợng hóa chất cần dùng .94
5. Thực hiện trị bệnh cho cá.94
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .96
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ
SƠ CẤP . 108
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO
TRÌNH DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP . 108
109 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Môđun Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba sa - Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bổ sung (vitanmin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh) đổ
vào chậu nhỏ.
3) Hòa tan chất bổ sung vào nƣớc .
4) Phun vào thức ăn.
5) Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng.
6) Để yên thức ăn khoảng 15-20 phút cho chất bổ sung ngấm vào
thức ăn.
7) Trộn dầu mực (liều lƣợng theo hƣớng dẫn trên bao bì). Thông
thƣờng là 5-10ml/kg thức ăn.
- Cân lƣợng thức ăn của một lần cho
ăn đổ vào chậu.
- Cân dƣỡng chất cho vào chậu (ca)
nhỏ.
41
- Hòa tan dƣỡng chất trong nƣớc.
- Quấy cho đến khi dƣỡng chất tan
đều trong nƣớc.
- Đổ dƣỡng chất đã tan đều trong
nƣớc vào thức ăn (hoặc dùng bình
phun đều vào thức ăn)
- Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng:
trộn nhẹ nhàng tránh làm thức ăn bị
vỡ nát cho đến khi thức ăn thấm hết
vi sinh.
42
- Để yên 10-15 phút để vi sinh thấm
đều vào thức ăn.
- Bao gói thức ăn bằng dầu mực (liều
lƣợng là 5-10ml/kg thức ăn): dùng
muỗng hay ly nhỏ đong 40ml đầu
mực cho vào một ca (chậu) nhỏ.
- Đổ dầu mực vào thức ăn.
- Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng:
trộn nhẹ nhàng tránh làm thức ăn bị
vỡ nát cho đến khi thức ăn thấm hết
dầu mực.
43
- Để yên 10-15 phút, để thức ăn thấm
đều vi sinh và dầu mực.
Hình 2-13: Các bƣớc tiến hành trộn vi sinh vào thức ăn để phòng bệnh
- Cho cá ăn: tiến hành cho cá ăn sau khi trộn thức ăn khoảng 15-20
phút. Cần theo dõi hoạt động ăn của cá và kiểm tra thức ăn dƣ thừa sau 3 giờ
cho ăn để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
Hình 2-14: Cho cá ăn
Lưu ý:
- Có thể phối trộn nhiều loại chất bổ sung để đạt đƣợc nhiều mục đích .
- Nên trộn chất bổ sung vào cữ cá ăn nhiều.
- Cho cá ăn sau khi trộn thức ăn 15-20 phút, để chất bổ sung ngấm đều
vào thức ăn.
44
3. Quản lý các yếu tố môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định
- Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trƣờng: pH, ôxy hòa tan, nhiệt độ
nƣớc. Định kỳ 1tuần/lần kiểm tra độ trong, chất hữu cơ trong nƣớc ao để có
biện pháp xử lý kịp thời khi môi trƣờng không thích hợp với cá hoặc biến
động lớn gây sốc cá.
- Luôn duy trì các yếu tố môi trƣờng thích hợp và ổn định, tạo điều kiện
môi trƣờng thuận lợi để cá khỏe mạnh, phát triển nhanh.
3.1. Quản lý nhiệt độ nƣớc
- Nhiệt độ nƣớc từ 26-280C, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi
chiều nhỏ hơn 30C là tốt cho cá.
- Nên duy trì ở mức nƣớc 2-2,5m để đảm bảo cho nhiệt độ nƣớc ổn định
và không quá cao hay quá thấp khi trời nóng hay lạnh.
- Khi nhiệt độ nƣớc thấp hơn 250C hay cao hơn 320C hoặc chênh lệch
nhiệt độ sáng chiều lớn hơn 30C cần có biện pháp xử lý kịp thời:
+ Thay nƣớc mới: thay 20 – 30% lƣợng nƣớc trong ao.
+ Nâng cao mực nƣớc trong ao.
+ Quạt nƣớc, đảo trộn nƣớc để điều hòa nhiệt độ tầng mặt với tầng đáy.
* Cách kiểm tra nhiệt độ nƣớc ao nuôi:
- Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu phụ thuộc vào tầng nƣớc muốn
kiểm tra nhiệt độ nƣớc.
- Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày.
- Dụng cụ đo nhiệt độ nƣớc: nhiệt kế
rƣợi hoặc nhiệt kế thủy ngân, có khoảng
chia độ từ 00C đến 500C hay 1000C.
Hình 2-15: Nhiệt kế rƣợu
- Cách tiến hành đo nhiệt độ nƣớc:
Bƣớc 1: Đƣa nhiệt kế về 00C
- Cầm nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần sau đó nhìn cột chia độ, nếu cột thủy
ngân hay rƣợu ở mức 00C thì tiến hành đo nhiệt độ nƣớc.
45
Bƣớc 2: Đo nhiệt độ nƣớc
- Đặt nhiệt kế vào nƣớc ao nuôi.
- Độ sâu tùy thuộc vào ngƣời nuôi muốn
đo nhiệt độ ở tầng nƣớc nào trong ao.
Bƣớc 3: Đọc kết quả
- Đọc kết quả sau 5 – 10 phút ngâm trong
nƣớc.
- Nhìn vào vạch chia độ, nhiệt độ nƣớc
ao là trị số trên vạch chia tại đầu mút của
cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế.
- Lƣu ý: Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế
trong nƣớc.
Hình 2-16: Đo pH nƣớc bằng nhiệt kế
3.2. Quản lý ôxy hòa tan
- Hàm lƣợng ôxy trong ao thích hợp nhất là 5 - 6mg/l.
- Khi kiểm tra ôxy hòa tan thấp hơn 2mg/l hoặc có hiện tƣợng cá nổi
đầu hàng loạt cần có các biện pháp xử lý kịp thời:
+ Giảm cho ăn hay ngừng cho ăn.
+ Thay nƣớc mới vào ao.
+ Tăng cƣờng quạt nƣớc.
- Với bè nuôi:
+ Trợ lực dòng chảy qua bè kịp thời bằng máy bơm đuôi cá, quạt nƣớc
để tăng lƣợng ôxy hòa tan vào thời điểm nƣớc chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cá
bị ngạt do thiếu ôxy.
+ Máy bơm có thể đặt trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo
hiểm để không làm hƣ bè và không ảnh hƣởng đến cá.
* Cách kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc:
- Thời gian kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan:
+ Vào lúc 5-6 giờ sáng: thời điểm có hàm lƣợng ôxy thấp nhất trong
ngày.
46
+ Vào lúc 13-14 giờ chiều: thời điểm có hàm lƣợng ôxy cao nhất trong
ngày.
- Vị trí kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan:
+ 4 điểm góc ao và 1 điểm giữa ao.
+ Độ sâu: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy.
- Dụng cụ kiểm tra oxy: Bộ thử nhanh (test kit) gồm thuốc thử, thang so
màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc (Lƣu ý đến hạn sử dụng của test oxy).
Hình 2-17: Bộ thử nhanh Oxy
- Các bƣớc tiến hành đo oxy hòa tan nhƣ sau:
Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nƣớc
mẫu cần kiểm tra.
a
Bƣớc 2: Lấy mẫu nƣớc
- Tráng lọ bằng nƣớc mẫu (nƣớc ao).
- Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ
trƣớc khi đƣa xuống ao lấy nƣớc.
- Đƣa lọ đến độ sâu cần đo ôxy, bỏ tay hoặc
mở nắp lọ cho nƣớc chảy vào đầy tràn lọ.
Sau đó đƣa lọ lên bờ để chuẩn bị chuẩn ôxy.
- Yêu cầu: nƣớc phải đầy đến miệng lọ,
không để lọ nƣớc mẫu có khoảng trống
chứa không khí khi đo.
b
47
Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu nƣớc
- Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng.
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu
nƣớc cần kiểm tra.
c
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu
nƣớc cần kiểm tra.
d
Bƣớc 4: Đậy nắp và lắc mẫu
- Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều,
nƣớc trong lọ thử đổi màu.
- Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không
có bất kỳ bọt khí nào trong lọ.
e
Bƣớc 4: So màu, xác định hàm lƣợng ôxy
trong nƣớc.
- Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu,
so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu
và xác định nồng độ Oxy (mg/l).
- Đọc kết quả hàm lƣợng ôxy của mẫu nƣớc
là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với
màu mẫu nƣớc
g
Hình 2-18: Đo hàm lƣợng oxy bằng test kit
48
3.3. Quản lý pH nƣớc
- pH thích hợp với ao nuôi cá tra là 7,0 - 8,5, dao động không quá 0,5
đơn vị trong một ngày đêm.
- Khi đo pH nƣớc quá cao (>9) hay quá thấp (<6) cần có biện pháp xử
lý kịp thời:
+ Khi pH nƣớc quá cao: thay 20-30% nƣớc tầng mặt kết hợp dùng vợt
vớt váng tảo ở cuối gió (nếu có).
+ Khi pH nƣớc quá thấp: bón vôi CaCO3, liều lƣợng phụ thuộc vào pH
khoảng 20g/m3.
- Với bè nuôi cá: treo túi vôi (CaO) ở đầu nguồn nƣớc để tăng pH nƣớc
trong bè.
* Cách kiểm tra pH nƣớc:
- Vị trí đo pH: cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải. Khi lấy mẫu
nƣớc đo pH nên lấy cách mặt nƣớc khoảng 0,5m. Với ao nhỏ, thu mẫu nƣớc ở
2 vị trí đối xứng. Với ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.
- Thời gian đo pH:
+ Mỗi ngày đo pH nƣớc 2 lần vào lúc: 5-6 sáng và 13-14 giờ chiều.
+ Khi thời tiết thay đổi, mƣa bão, tảo tàn, xử lý hóa chất cũng cần theo
dõi diễn biến pH nƣớc ao nuôi.
- Dụng cụ đo pH nƣớc: Bộ thử nhanh pH nƣớc (Test kit pH).
Bộ thử nhanh gồm:
+ Lọ thuốc thử
+ Thang so màu
+ Lọ nhựa chia vạch dùng để chứa chứa mẫu nƣớc
- Là loại dụng cụ dễ sử dụng, sai số ít, giá thành khá thấp nên thƣờng
đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ, hộ gia đình
Hình 2-19: Bộ tes pH
49
- Các bƣớc tiến hành đo pH nƣớc:
Bƣớc 1: Lấy nƣớc mẫu
- Tráng lọ 2-3 lần bằng nƣớc ao
- Múc nƣớc ao vào lọ đến mức qui định
trên vạch chia độ
- Lau khô bên ngoài lọ
a
Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào lọ mẫu
- Trƣớc tiên lắc đều chai thuốc thử
- Sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào lọ
đựng nƣớc mẫu với số giọt quy định
ghi trên bản hƣớng dẫn sử dụng (tùy
theo nhà sản xuất)
b
Bƣớc 3: Lắc nhẹ mẫu
- Dùng tay cầm lọ mẫu lắc nhẹ, tròn đều
để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc cho
đến khi mẫu nƣớc thử đổi màu thành
màu xanh.
c
Bƣớc 4: Đọc kết quả
- Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so
sánh với các ô màu trên thang so màu.
- Đọc kết quả pH ở ô màu trùng hoặc gần
trùng nhất so với màu nƣớc mẫu.
- Kết quả đo đƣợc ghi vào nhật ký theo
dõi mội trƣờng hàng ngày.
d
Hình 2-20: Các bƣớc kiểm tra pH
50
3.4. Quàn lý khí độc
- Khí NH3 là khí độc gây ảnh hƣởng đến hoạt động sống của cá, nặng
có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc.
- Trong ao nuôi khí NH3 đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình phân hủy
chất thải của cá, thức ăn dƣ thừa, xác chết của tảo. Hàm lƣợng NH3 cho phép
trong ao nuôi là NH3 ≤ 0,01mg/l.
- Để quản lý hàm lƣợng của NH3 trong ao, tránh những ảnh hƣởng bất lợi
tới sức khỏe của cá nuôi, có một số biện pháp nhƣ sau:
+ Không nuôi mật độ quá cao, hạn chế thức ăn dƣ thừa trong ao
+ Hạn chế hiện tƣợng tảo tàn
+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải trong ao để giảm hàm
lƣợng ni tơ dƣ thừa trong ao.
+ Ổn định pH nƣớc ao trong giới hạn 7,5-8
+ Khi kiểm tra hàm lƣợng NH3 cao (>0,1mg/l) cần thay nhanh nƣớc ao
bằng nguồn nƣớc mới, để giảm hàm lƣợng NH3 trong ao nuôi.
* Cách kiểm tra NH3:
- Kiểm tra 1 tuần/lần.
- Dụng cụ kiểm tra: Bộ thử NH3/NH4
+
SERA đƣợc sử dụng phổ biến để đo
hàm lƣợng NH3 trong nuôi trồng thủy sản.
Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nƣớc và bản
hƣớng dẫn sử dụng có thang so màu.
Hinh 2-21: Bộ thử nhanh NH3/NH4
+
SERA
51
Cách đo nhƣ sau:
1. Tráng lọ vài lần bằng nƣớc mẫu cần kiểm tra;
2. Lấy 5ml nƣớc mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ;
3. Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nƣớc mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;
4. Đóng nắp và lắc đều lọ nƣớc mẫu;
5. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nƣớc mẫu sau khi lắc đều chai
thuốc thử;
6. Đóng nắp và lắc đều lọ nƣớc mẫu;
7. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nƣớc mẫu sau khi lắc đều chai
thuốc thử;
8. Đóng nắp và lắc đều lọ nƣớc mẫu;
9. So màu của nƣớc mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4
+ ở
hàng (a) của ô màu trùng với màu nƣớc mẫu (trị số ở hàng b đƣợc sử
dụng khi đo mẫu nƣớc mặn);
10. Xác định pH của nƣớc mẫu theo cách đã biết ở mục 3.3. Quản lý pH
11. Đoc kết quả hàm lƣợng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4
+
với
hàng trị số pH đã xác định ở bƣớc 10
12. Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nƣớc bằng nƣớc sạch trƣớc và
sau mỗi lần kiểm tra
Ví dụ: theo hình 2-22
Trị số NH4
+
khi so màu là 1,0
pH nƣớc mẫu đƣợc xác định ở bƣớc 10 là 7,5
Hàm lƣợng NH3 của mẫu nƣớc là 0,02mg/l
Hình 2-22: Cách đọc kết quả hàm lƣợng NH3 trong bảng hƣớng dẫn
52
3.5. Quản lý độ trong
- Độ trong thích hợp trong ao nuôi cá là từ 30-40 cm và nƣớc có màu lá chuối
non.
- Khi độ trong nƣớc ao quá thấp giảm
xuống 15-20cm cần xử lý bằng các
biện pháp:
- Thay nƣớc: tháo bớt 20-30% nƣớc ao,
bơm nƣớc mới vào ao.
- Giảm cho ăn.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý
chất thải trong ao, làm sạch môi trƣờng
ao nuôi.
- Bơm hút chất thải dƣới đáy ao nhằm
đƣa chất thải tích tụ ở đáy ao ra bên
ngoài.
Hình 2-23: Kiểm tra độ trong bằng
đĩa đo độ trong
* Cách kiểm tra trong của nƣớc:
- Vị trí, thời điểm đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải.
- Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày.
- Dụng cụ đo độ trong: đĩa đo độ trong (đĩa Secchi).
+ Đĩa đo độ trong làm bằng tấm kim
loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm.
+ Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và
sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau.
+ Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa
hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc
10cm.
Hình 2-24: Đĩa đo độ trong
- Các bƣớc tiến hành đo độ trong của nƣớc ao:
53
Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống
ao
- Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa đo độ
trong xuống nƣớc từ từ.
- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng
đứng.
a
Bƣớc 2: Đọc kết quả
- Ngừng thả dây khi không còn phân
biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa và
dọc kết quả tại vị trí mặt nƣớc với
dây.
- Độ trong của nƣớc là chiều dài của
đoạn dây (thanh gỗ) bị ƣớt.
b
Hình 2-25: Đo độ trong nƣớc ao
4. Quản lý cá bệnh, cá chết
Hình 2-26: Vớt cá chết
54
Quản lý cá bệnh và cá chết là vấn đề cốt lõi trong thực hành tốt hơn cho
nuôi cá tra thƣơng phẩm. Quản lý tốt sẽ hạn chế lây lan mầm bệnh từ trại này
qua trại khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Để quản lý cá bệnh tốt cần thực hiện các biện pháp sau:
- Khi phát hiện có cá chết trong cần đƣợc vớt bỏ và xử lý một cách kỹ
lƣỡng bằng cách chôn với vôi CaO. Không nên để cá chết nổi trong ao vì cá
khỏe sẽ ăn và có thể lây bệnh.
- Có nơi chứa cá để chứa cá chết (có nắp đậy).
- Định kỳ (hàng ngày) loại bỏ hay thiêu cá chết với vôi ở một nơi cố
định đƣợc cách ly riêng với ao nuôi, xƣởng thức ăn và nơi ở của nhân viên.
- Không bán cá bệnh cá chết cho ngƣời nuôi khác.
- Khi thải nƣớc ao cá bệnh cần thông báo cho các trại xung quanh để
tránh bị nhiễm.
Hình 2-27: Xử lý cá chết
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tại sao phòng bệnh cho cá có vị trí quan trọng hàng đầu trong quá
trình nuôi cá
Bài tập 2: Thực hành tắm cho cá giống
Bài tập 3: Thực hành trộn vitamin C vào thức ăn
C. Ghi nhớ
Trong quá trình nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh:
Tắm cho cá giống trước khi thả.
55
Treo túi thuốc trước bè nuôi, xung quanh nơi cho ăn.
Định kỳ xử lý chất thải, thức ăn dư thừa bằng chế phẩm vi sinh.
Giữ vệ sinh môi trường ao nuôi.
Sát trùng dụng cụ sản xuất bằng các chất sát khuẩn.
Bổ sung vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh để tăng sức đề kháng
cho cá.
Quản lý các yếu tố môi trường thích hợp với cá nuôi và ổn định.
56
Bài 3: CHẨN ĐOÁN BỆNH
Mã bài: MĐ04-3
Chẩn đoán và phát hiện bệnh cá có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý
sức khỏe cá nuôi. Thực hiện chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và chính xác thì
khả năng phòng và trị bệnh cá hiệu quả hơn.
Các bƣớc chẩn đoán bệnh bao gồm: Điều tra tình hình thời tiết, khí hậu,
các chỉ tiêu môi trƣờng, sự biến đổi của cá nuôi, tình hình quản lý chăm sóc
và thu mẫu gửi đến cơ quan chuyên môn phân lập vi khuẩn, nấm, vi rút, ký
sinh trùng. Các kết quả thu đƣợc sẽ giúp ngƣời nuôi xác định nguyên nhân
gây bệnh, lựa chọn biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
Quan sát bên ngoài cá
(ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý
bên ngoài)
Mổ cá, quan sát bên trong cá
(ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý
bên trong)
Gửi mẫu đến cơ sở
xét nghệm bệnh
Thu mẫu cá bệnh (5-10 con)
Kiểm tra cá
Điều tra sự biến đổi
về các yếu tố môi
trƣờng ao nuôi
Điều tra tình hình
quản lý chăm sóc
Điều tra tình hình
thời tiết
Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ
Kết luận tác nhân gây bệnh
Quan sát hoạt động
của cá
57
Trong chẩn đoán bệnh thì những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhƣ
vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và vi rút cần phải đƣợc xem xét kỹ. Bên cạnh đó,
những yếu tố khác nhƣ môi trƣờng nuôi, tỉ lệ cá chết, lý lịch ao nuôi cũng cần
đƣợc xem xét. Kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm về bệnh học sẽ giúp cho
việc phát hiện và chẩn đoán bệnh cá nhanh và chính xác hơn (Nguồn từ UV-
Việt Nam).
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Thực hiện đƣợc chẩn đoán bệnh trên cá tra, cá ba sa;
- Sử dụng đƣợc kết quả điều tra để chẩn đoán bệnh;
- Nhận biết đƣợc các dấu hiệu cá tra, cá ba sa bị bệnh;
- Tuân thủ nguyên tắc chẩn đoán bệnh.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ
- Kính hiển vi, Lam, lamen, lúp tay
- Khay, panh, kéo, dao, vợt
- Sổ ghi nhật ký
- Máy tính
2. Điều tra tình hình thời tiết
- Dựa vào nhật ký hàng ngày của cơ sở nuôi cá để phân tích xác định
nguyên nhân do thời tiết khí hậu tạo điều kiện phát sinh bệnh.
- Cần phải điều tra thời gian trƣớc đó từ 5-7 ngày vì những thay đổi thời
tiết khí hậu có thể không làm phát sinh bệnh ngay mà phải sau một thời gian
vài ngày.
- Điều tra những yếu tố thời tiết, khí hậu không thích hợp nhƣ: nắng
nóng, mƣa gió thất thƣờng, áp thấp nhiệt đới, thủy triều kiệt ảnh hƣởng đến
sức khoẻ của cá làm bệnh phát sinh.
Ví dụ: Sau khi những ngày áp thấp nhiệt đới, mƣa hay nắng nóng,
chuyển mùa cá yếu, bệnh dễ phát sinh.
3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trƣờng
- Dựa vào nhật ký hàng ngày ghi chép số liệu kiểm tra các yếu tố môi
trƣờng.
- Điều tra sự biến đổi các yếu tố môi trƣờng: màu nƣớc, độ trong, pH,
ôxy, nhiễm bẩn...ảnh hƣởng đến sức khỏe cá nuôi và là điều kiện phát sinh
bệnh.
58
- Những thông tin về các yếu tố môi trƣờng không thích hợp với cá hay
mức độ nhiễm bẩn của ao nuôi là cơ sở để xác định nguyên nhân xuất hiện
bệnh.
Ví dụ: Hàm lƣợng ôxy quá thấp (<4mg/lít), môi trƣờng ao bị ô nhiễm
hay nhiệt độ nƣớc hàng ngày biến động >50C kéo dài là điều kiện phát sinh
bệnh cá.
4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc
- Dựa vào nhật ký hàng ngày để điều tra chế độ cho ăn, thay nƣớc...
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ cá, làm chất lƣợng nƣớc thay
đổi tạo kiều kiện cho bệnh phát sinh là:
+ Cho ăn quá nhiều làm ô nhiễm môi trƣờng, cá dễ bị bệnh nhiễm
khuẩn.
+ Cho ăn không đủ, thiếu chất dinh dƣỡng: cá gầy yếu, chậm lớn.
5. Quan sát cá
Cá bị bệnh thƣờng có những biểu hiện không bình thƣờng về màu sắc ở
da, mang cá, hoạt động bắt mồi, bơi lội, tốc độ lớn ... Vì vậy ngƣời nuôi cần
thƣờng xuyên theo dõi phát hiện những dấu hiệu không bình thƣờng để phát
hiện bệnh kịp thời.
5.1. Quan sát hoạt động của cá
- Khi cá bị bệnh thƣờng có những biểu hiện:
+ Bơi lội bất thƣờng, giữa ban ngày cũng nổi đầu, nghe tiếng động
mạnh cũng không lặn xuống.
+ Cá thƣờng bơi dạt vào bờ, tập trung ở nguồn nƣớc.
+ Bơi lội mạnh và phóng trên mặt nƣớc.
- Dựa vào các biểu hiện trên có thể chẩn đoán: môi trƣờng nƣớc xấu,
hàm lƣợng ôxy thấp hoặc cá bị bệnh vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.
5.2. Quan sát mức độ ăn của cá
- Đánh giá sức khỏe cá nuôi thông qua lƣợng thức ăn đƣợc sử dụng
hàng ngày, thời gian sử dụng hết thức ăn, và lƣợng thức ăn có trong ruột cá
sau mỗi bữa ăn.
- Đa phần cá bị bệnh có dấu hiệu ăn giảm, bỏ ăn: sau 2-3 giờ cho ăn
thấy dƣ nhiều thức ăn.
- Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hiện tƣợng giảm ăn do cá bệnh với
giàm ăn do những nguyên nhân khác: thức ăn lạ, nhiệt độ thấp.
5.3. Quan sát hiện tƣợng cá chết trong ao
59
- Tìm hiểu kỹ hiện tƣợng cá chết trong ao giúp cho ngƣời nuôi xác định
cá bị mắc loại bệnh nào để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cá bị bệnh cấp tính thƣờng có màu sắc và thể trạng không khác so với
cơ thể bình thƣờng, chỉ những nơi bị bệnh mới thay đổi, tỷ lệ chết tăng rất
nhanh và đạt đỉnh cao sau thời gian ngắn (2-3 ngày).
- Cá bị bệnh mãn tính thƣờng có màu sắc cơ thể hơi tối (đen sẫm), thể
trạng yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nƣớc hoặc quanh bờ ao, tỷ lệ chết tăng
lên từ từ và đạt đỉnh cao sau thời gian dài 2-3 tuần.
- Cá bị bệnh do môi trƣờng nƣớc nhiễm độc: đột nhiên cá chết hàng
loạt.
6. Kiểm tra cá
6.1. Thu mẫu cá bệnh
Trong chẩn đoán bệnh cá, một số lƣợng nhỏ mẫu cá bệnh đƣợc kiểm tra
để đánh giá hiện trạng sức khỏe cá nuôi, vì vậy việc chọn mẫu khảo sát phải
đại diện cho quần thể ao nuôi. Chọn mẫu cá bệnh có dấu hiệu bệnh lý hoặc
yếu ớt.
- Chọn mẫu cá kiểm tra phải đại diện cho đàn cá nuôi trong ao, bè nuôi
để đánh giá hiện trạng sức khỏe của cá.
- Số mẫu kiểm tra: Chọn 5-10 con cá có dấu hiệu bệnh lý hoặc thể trạng
yếu ớt.
6.2. Quan sát bên ngoài cá
- Kiểm tra bằng mắt thƣờng là một phƣơng pháp chẩn đoán chủ yếu để
kiểm tra bệnh ở các trại nuôi vừa và nhỏ qui mô hộ nuôi cá.
- Quan sát bằng mắt thƣờng có thể tìm thấy các tác nhân gây bệnh có
kích thƣớc lớn ở chỗ bị bệnh nhƣ rận cá, trùng mỏ neo, nấm thủy my
- Các tác nhân nhỏ không thể nhìn thấy đƣợc nhƣ virus, vi khuẩn có
thể chẩn đoán bệnh bằng cách dựa vào các dấu hiệu bệnh lý:
+ Biểu hiện xuất huyết, viêm, thối rữathì cá có thể bị bệnh vi khuẩn.
+ Da tiết nhiều nhớt, chảy máu có thể cá bị bệnh ký sinh trùng.
+ Màu sắc mang nhợt nhạt, tia mang rách rời, nhiều nhớt thì cá có thể
bị bệnh sán lá đơn chủ hay các bệnh ký sinh trùng nói trên.
- Cách tiến hành kiểm tra bên ngoài cá nhƣ sau:
Bước 1: Kiểm tra trên da, vây
- Đặt cá lên khay, quan sát theo thứ tự từ đầu đến miệng, mắt, nắp
mang, vẩy, vây, tia vây.
60
- Quan sát bằng mắt thƣờng để phát hiện các loại ký sinh trùng cắm vào
thân cá nhƣ: nấm thủy my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, bào nang của ký sinh
trùng.
- Trùng mỏ neo (Lernaea): cắm vào thân
cá, chiều dài của trùng 10 ÷ 20 mm.
Loài trùng này trông giống chiếc mỏ
neo nên gọi là trùng mỏ neo.
Hình 3-1: Trùng mỏ neo
- Rận cá (Argulus): Bám trên da, vây,
mang cá có thể nhìn thấy bằng mắt
thƣờng.
Hình 3-2: Rận cá
- Đỉa cá (Piscicola) : Bám trên da cá, có
thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng.
Hình 3-3: Đỉa cá
- Trùng quả dƣa: Trùng bám thành các
hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục trên da
cá.
Hình 3-4: Đốm trắng do trùng quả
dƣa
61
Bƣớc 2: Kiểm tra mang cá
Những biểu hiện cá bị bệnh:
- Mang nhiều nhớt
- Mang bị rách nát, hoại tử
- Màu sắc mang nhợt nhạt
6.3. Kiểm tra nôi tạng
Sau khi quan sát và ghi nhận biểu hiện và dấu hiệu bên ngoài. Giải phẫu
bệnh phẩm có ý nghĩa rất quan trọng giúp đánh giá ban đầu về tác nhân gây
bệnh có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Hình 3-5: Mổ cá
- Cách mổ cá: Tay trái cầm cá giữ hơi ngửa bụng lên trên, dùng kéo
nhọn chọc nhẹ vào da bụng mềm ở lỗ hậu môn cắt một đƣờng ngang vừa phải
về phía vây lƣng, cắt tiếp đƣờng dọc theo đƣờng bên tới phần mang, sau đó
dùng kéo cắt dọc bụng từ lỗ hậu môn về phía đầu, vòng lên trên giáp với đƣờg
cắt trƣớc. Lấy hẳn cả miếng cắt ra sẽ thấy rõ các cơ quan nội tạng.
Cần chú ý cẩn thận khi đƣa kéo cắt, tránh làm thủng các cơ quan bên
trong.
- Kiểm tra toàn bộ nội quan của cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có
hơi không, gan tuỵ, bóng hơi có các bào quan của giun sán hay có các điểm
xuất huyết của bệnh vi khuẩn.
- Một số biểu hiện cá bị bệnh:
+ Ruột không có thức ăn, đầy hơi.
+ Nội quan xuất huyết, xoang bụng có chứa dịch máu và đục, nội quan
bị xƣng lên, có nhiều khối u, hoặc đốm trắng trên nội quan thƣờng do vi
khuẩn gây ra.
62
+ Nội quan (gan, tụy) xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng nhỏ có
nhiều kích cỡ khác nhau thƣờng do ký sinh trùng.
+ Nội quan bị xung huyết, hoặc xuất huyết đồng đều, tỳ tạng thƣờng đỏ
sậm, sƣng hoặc nở rộng, gan nhợt nhạt, mềm nhũn, bị viêm nhiễm hoặc nhiễm
trùng máu thƣờng do vi khuẩn gây ra.
7. Gửi mẫu cá bệnh đến cơ sở chẩn đoán bệnh
Bằng mắt thƣờng không thể xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh
ngay tại hiện trƣờng. Các tác nhân gây bệnh nhƣ vi rút, vi khuẩn, nấm kích
thƣớc rất nhỏ bé chỉ quan sát đƣợc bằng kính hiển vi, do đó phải thu mẫu cá
bệnh gửi đến các phòng thí nghiệm có đủ trang thiết bị chẩn đoán bệnh của
tỉnh hay các Trƣờng, Viện thủy sản gần nhất.
- Mẫu thu phải đại diện cho đàn cá.
- Đối với mục đích theo dõi thƣờng xuyên: thu cả cá khỏe và cá bệnh.
- Đối với đàn cá bị nhiễm bệnh thì cần thu mẫu những con có dấu hiệu
rõ ràng.
- Số lƣợng cá thu: 5- 10 con.
- Nên lấy mẫu ngay khi bắt cá sống lên khỏi ao. Nếu thu mẫu cá chết,
các dấu hiệu quan sát đƣợc sẽ không chính xác.
- Ghi chi tiết ngày giờ thu mẫu, điều kiện của ao nuôi và biểu hiện bên
ngoài cơ thể cá.
- Làm dấu mẫu cẩn thận: nơi thu mẫu, ngày giờ...để không bị lẫn các
mẫu khi phân tích.
- Bảo quản mẫu sống hay bảo quản ở nhiệt độ thấp chuyển đến phòng
thí nghiệm để chẩn đoán bệnh bằng các phƣơng pháp mô học, phƣơng pháp vi
sinh, kỹ thuật PCR để xác định loài nhƣ vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh.
8. Kết luận
8.1. Tổng hợp các kết quả điều tra, quan sát
Bệnh cá là kết quả tác động qua lại của nhiều yếu tố, do vậy cần tổng
hợp các kết quả điều tra về thời tiết, các yếu tố môi trƣờng, quản lý chăm sóc,
hoạt động của cá...để có kết luận sơ bộ nguyên nhân bệnh cá phát sinh.
Căn cứ vào tiểu sử bệnh cá, hiện tƣợng cá chết và dấu hiệu bệnh lý trên
cá mà ngƣời nuôi có thể chẩn đoán đƣợc nguyên nhân điều kiện phát sinh
bệnh.
Tuy nhiên mức độ chẩn đoán chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm của ngƣời nuôi.
63
(Nguồn từ UV-Việt Nam)
8.2. Đối chiếu với dấu hiệu bệnh lý, hình ảnh mô tả
- Đối chiếu các biểu hiện bất thƣờng đã quan sát đƣợc ở cá nuôi với mô
tả dấu hiệu bệnh lý và hình ảnh trong các tài liệu về bệnh cá tra, cá ba sa để
xác định bệnh cá.
- Một số hình ảnh thƣờng gặp mô tả dấu hiệu cá bị bệnh:
64
- Xuất huyết bụng và quanh
miệng là biểu hiện của bệnh do vi
khuẩn gây ra.
Hình 3-6: Cá tra bị xuất huyết bụng
và quanh miệng (Nguồn
TTKNKNQG)
- Mắt lồi, mờ đục do cá bị
nhiễm khuẩn.
Hình 3-7: Cá tra bị lồi mắt, mờ đục
(Nguồn TTKNKNQG)
- Trên tơ mang có những đốm
trắng (hình 3.8).
Hình 3-8: Đốm trắng trên mang cá tra
65
- Ruột ít thức ăn
- Xuất huyết nội tạng
Hình 3-9: Đốm trắng trên gan tụy cá
tra
- Cơ cá (thịt cá) có đốm trắng
Hình 3-10: Đốm trắng trên thịt cá tra
8.3. Xác định tác nhân gây bệnh
Để xác định nguyên nhân gây bệnh cho cá nuôi cần căn cứ vào biểu
hiện của cá, dấu hiệu bệnh lý ngoài và nội quan, mối liên hệ giữa biểu hiện và
dấu hiệu bệnh với tác nhân gây bệnh (Bảng 1)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_modun_quan_ly_dich_benh_ca_tra_ca_ba_sa_nuoi_nuoi.pdf