Giáo trình môn Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị (Phần 2)

Tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam

Là một nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, chịu hậu quả nặng nề của hai

cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài, điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố không thuận lợi,

đây là những nguyên nhân gây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới số lượng người

khuyết tật ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của việc KHGD, Việt Nam có khoảng một

triệu trẻ khuyết tật. Trong đó, số đông tập trung ở nông thôn và miền núi, nơi có đời sống

vật chất, tinh thần còn nhiều hạn chế. Điều đó càng làm trẻ khuyết tật vốn gặp nhiều khó

khăn trong cuộc sống, sinh hoạt lại ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc, phục hồi chức

năng, học văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề. Đây là vấn đề mà Đảng, nhà nước, các lực

lượng xã hội quan tâm và đang tìm cách tháo gỡ.

Với truyền thống đạo lý nhân ái từ ngàn xưa, đặc biệt là mối quan hệ dòng tộc huyết

thống, người khuyết tật Việt Nam đã được quan tâm. Nhưng trong giai đoạn trước cách

mạng tháng Tám, do đời sống của người dân Việt Nam vô cùng khó khăn nên vấn đề chăm

sóc và giáo dục trẻ khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay Việt Nam đang

tích cực triển khai những hoạt động trong công cuộc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

Hàng năm trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được xây dựng, hàng nghìn trẻ

khuyết tật lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đặc biệt vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật

đã được bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào nhiệm vụ của năm học.

Nhìn lại lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật, nếu như thực tế giáo dục đặc biệt được hình

thành và phát triển khá sớm ở Châu Âu, thì ở Việt Nam xuất hiện muộn. Trường dạy trẻ

điếc đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1896 ở Thuận An (Bình Dương) do Linh mục

người Pháp tên là Azemar khởi xướng. Năm 1954, tại Hà Nội, thành lập một cơ sở dạy trẻ

điếc theo phương pháp thủ ngữ điệu bộ.

Đầu những năm 1970, tại viện Tai – mũi - họng bệnh viện Bạch Mai đã mở thêm cơ

sở dạy trẻ điếc do giáo sự - bác sỹ Trần Hữu Tước chủ trì.

Năm 1974, Ban nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật – tiền thân của Trung tâm nghiên

cứu giáo dục trẻ khuyết tật được thành lập với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu

về tật học thực hiện chức năng nghiên cứu lí luận và triển khai công tác giáo dục trẻ khuyết

tật trong cả nước.

pdf22 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng sẽ khó theo dõi vật di chuyển nó ra khỏi thị trường giới hạn của kính và có cảm giác mất thăng bằng. Vì vậy trong hướng dẫn sử dụng kính viễn vọng thấy thoải mái và an tâm khi sử dụng kính. Một điểm đáng chú ý nữa là ánh sáng sẽ bị thay đổi và giảm đi qua kính viễn vọng. Do đó một số người khiếm thị cần loại kính viễn vọng được gia tăng bề mặt kính để tăng lượng ánh sáng đi qua. Như vậy nhu cầu của người sử dụng ứng với các loại kính có các độ chiếu sáng khác nhau. Kính viễn vọng một mắt cầm tay Kính viễn vọng một mắt cầm tay là loại kính được chỉ định rộng rãi nhất và thường được sử dụng cho các mục đích nhìn xa trong thời gian ngắn như đọc bảng chỉ đường, nhìn bảng trong lớp học, nhìn các bảng trong cửa hàng siêu thị hay xem thể thao. Các kính viễn vọng này thường có độ phóng đại 2.5x, 2.8x, 3x, 4x, 6x, 8x, 10x. Khi công suất kính gia tăng thì thị trường thu hẹp, do đó người sử dụng có thể chấp nhận việc giảm thị trường tới đâu để xác định bán kính thích hợp * Các ưu điểm của loại kính viễn vọng - Kính này nhỏ, nhẹ có thể bỏ trong ví hoặc đeo lên cổ bằng dây - Rẻ hơn so với các kính có cùng công suất nhưng gắn trên gọng kính - Có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách 10inches tới vô cực - Có thể linh động sử dụng mắt chủ đạo hơn và tay thuận hơn và có thể điều chỉnh độ hội tụ bằng tay phải hoặc tay trái - Có nhiều loại kính công suất từ thấo đến cao từ 2.5x đến 10x hay hơn - Thêm một thấu kính lồi có thể biến thành kính viễn vọng nhìn gần - Đổi ngược kính có thể tạo một thị trường rộng giúp mở rộng thị trường ở người có thị trường hẹp * Các nhược điểm của kính viễn vọng - Cần các hướng dẫn đặc biệt về cách hướng đúng trục kính qua vật kính mắt và cách nhìn vật đứng yên và di chuyển - Chỉ dùng cho một mắt - Ngăn cản sự truyền ánh sáng - 36 - - Không thể sử dụng trong các hoạt động cầm hai tay vì một tay phải chỉnh và điều chỉnh kính - Kính có công suất cao gây giới hạn thị trường và đòi hỏi phải phối hợp mắt với hai tay - Người sử dụng có thể bị mỏi khi phải giữ kính trong thời gian lâu Kính viễn vọng một mắt gắn thêm vào kính gọng Kính loại này là một dạng biến đổi thích ứng của kính viễn vọng một mắt cầm tay. Có thể gắn vào họăc lấy ra khỏi kính gọng tuỳ ý người sử dụng, có thể gạt xuống để nhìn qua hoặc gạt lên khi không sử dụng. Kính viễn vọng một mắt gắn thêm và kính gọng cho phép người mang có hai tay tự do để làm việc. * Ưu điểm: - Kính rẻ tiền - Thuận tiện cho người làm việc hai tay và người kém phối hợp vận động - Cung cấp kính có độ phóng đại thấp để có thể làm thị trường rộng hơn * Nhược điểm: - Mặc dù có các loại kính phóng đại nhưng kính có độ phóng đại trên 3x hiếm. Kính này làm nặng thâm gọng nên đôi khi làm người đeo không thoải mái - Vì kính được gắn trên gọng nên khoảng cách giữa kính và mắt xa hơn là giữa kính viễn vọng cầm tay với mắt nên nó giới hạn thị trường hơn - Một số người khác phải che mắt không thêm kính viễn vọng trong giai đoạn đầu mới sử dụng, để tránh lẫn lộn hình giữa hai mắt Kính viễn vọng có gọng kính Full-field Telescope system Loại kính này được gắn trên gọng kính cố định và đặt trường đồng tử mắt. Giống kính viễn vọng gắn thêm vào kính gọng, kính viễn vọng có gọng cho phép người sử dụng có hai tay tự do không phải giữ kính và không đòi hỏi sự phối hợp mắt tay. Kính loại này có độ phóng đại trên toàn bộ kính gắn trong tròng mắt kính thích hợp cho người cần thiết một thị trường rộng trong sinh hoạt, tập luyện như xem tivi. Kính loại này có công suất cao và có thể có kính dạng lăng kính, kính có thể cố định trong gọng hay gắn thêm vào, có thể kết hợp với các loại kính điều chỉnh tật khúc xạ, có thể tạo kính ở dạng nửa tròng thích hợp cho loại kính vừa để nhìn gần và nhìn xa. Trong khi đeo loại kính này người sử dụng không thể tập đeo loại kính khác, người sử dụng chỉ có thể nhìn hình được phóng đại. - 37 - Trong khi đeo loại kính này người sử dụng sẽ bị quang sai chu biên nhiều, do đó khó di chuyển cộng thêm giá thành loại kính này đắt so với các loại kính khác, đeo tròng nặng nề, khi sử dụng thay vì liếc mắt phải quay đầu khi nhìn xung quanh nên kính này ít khi được sử dụng. Biotric Telescope system Loại kính này được gắn trên hai tròng trên gọng kính đeo mắt thông thường được đặt cao hơn hay thấp hơn trục nhìn của mắt. Chỉ định gắn kính này tuỳ thuộc vào tính chất công việc của người sử dụng. Phần lớn hệ thống loại kính này, người sử dụng sẽ nhìn qua kính với một tư thế đầu đặc biệt: ngẩng cao lên hoặc cúi xuống, còn tư thế ngược lại để nhìn qua kính điều chỉnh khác phục vụ mục đích nhìn qua của người sử dụng. Đối với người có tồn tại thị giác hai mắt tiềm tàng, kính sẽ được gắn thêm hai tròng kính. Đối với người có thị lực tương đương, kính đeo trên hai mắt sẽ cho phép người sử dụng phát triển phần nào thị giác hai mắt, phát triển thị giác chiều sâu. Kính loại này cũng gây giới hạn thị trường. Ngoài ra kính nắng và cồng kềnh hơn các kính viễn vọng khác và khi sử dụng đòi hỏi phải huấn luyện. Kính viễn vọng gắn sau kính Là một dạng kính viễn vọng vũ trụ trong đó có hai kính cầu lồi và một lăng kính. Trong hệ thống này kính viễn vọng được gắn thêm một khung phía sau gọng kính ngay trước giác mạc. Vì kính được đặt sau kính điều chỉnh nên nó không giới hạn chức năng thị giác trung tâm và giảm thiểu méo hình trung tâm. Do hệ thống viễn vọng gắn sau kính trên hai mắt nên hai mắt ở vị trí nhìn xuống và qua kính. Hiện tại chỉ có loại kính công suất 3x và 4x khi sử dụng phải qua huấn luyện. * Hướng dẫn sử dụng các thiết bị trợ thị quang học Kính gọng phóng đại - Ngồi vào vị trí đọc sách, đeo kính vào - Cầm sách bằng hai tay - Ngồi tư thế thằng người - Cầm sách cách mặt một khoảng bằng chiều dài cánh tay, di chuyển sách từ từ gần lại mắt cho tới khi các chữ số nét nhất. Xác định được khoảng cách đúng là rất quan trọng. - Bắt đầu đọc sách bằng cách di chuyển sách chậm từ phải sang trái một cách đều đặn sao cho giữ khoảng cách không đổi. - 38 - - Đến cuối dòng chữ, di chuyển sách quay trở lại bên trái của chính dòng chữ đó, di chuyển mắt xuống chữ đầu tiên của dòng tiếp theo. - Lại đọc dòng theo cách thức trên Chú ý: cố định đầu và chỉ được di chuyển sách Kính lúp cầm tay - Đặt kính ở đầu trên của trang giấy, ở vị trí bắt đầu của đoạn văn - Từ từ nâng kính lên dần về phía mắt cho tới khi đạt được khoảng cách mà qua đó thấy chữ rõ nét nhất. - Di chuyển dần tới vị trí thích hợp nhất ở phía trên kính. - Cố gắng tìm tư thế thoải mái nhất - Dịch chuyển kính từ từ, từ trái sang phải. Trong khi đọc lưu ý khoảng cách giữa trang giấy và kính không được thay đổi. - Khi đọc đến cuối dòng trước, di chuyển kính ngược lại đầu của dòng chữ đó. - Chuyển kính xuống đầu dòng tiếp theo và lại bắt đầu đọc Kính lúp chân đứng - Đặt kính lên phía trước của trang giấy ở vị trí bắt đầu của đoạn văn - Di chuyển đầu về phía kính tới vị trí sao cho nhìn hình ảnh rõ nét nhất - Từ từ dịch chuyển kính từ trái sang phải lưu ý không được nhấc kính lên khỏi mặt giấy - Đến cuối dòng chữ thì dịch chuyển kính ngược trở lại đầu của dòng chữ ấy - Chuyển kính xuống dòng tiếp theo và bắt đầu đọc theo quy trình trên Kính viễn vọng - Đầu tiên phải tìm hướng của vật. Ví dụ như chữ trên bảng mà mình muốn tìm lúc này chưa dùng tới kính - Trong khi nhìn về hướng bảng nâng dần kính lên trước mắt (dùng mắt tốt hơn) - Lia kính từ từ để tìm dòng chữ ở trên bảng - Lia kính từ trái sang phải của dòng chữ trên bảng Lưu ý: có thể dùng kính viễn vọng đồng thời cùng với kính đeo của mình. 3.2. Phương tiện trợ thị phi quang học Chiếu sáng Độ chiếu sáng là số lượng ánh sáng trên bề mặt được chiếu sáng. Độ chiếu sáng này được đo bằng độ sáng của ngọn nến. Độ chiếu sáng là lượng ánh sáng được chiếu trên vật tiêu bề mặt hoặc điểm hội tụ của mắt đi vào mắt, ánh sáng phản xạ là lượng ánh sáng mà - 39 - mắt đáp ứng. Ánh sáng phản xạ được đo foot Lamberts. Các bề mặt khác nhau tạo ra các ánh sáng phản xạ khác nhau. Một dụng cụ đo sáng đo được lượng ánh sáng trên bề mặt của vật tiêu hoặc các bề mặt quanh nó. Ánh sáng thích hợp cho từng cá nhân thay đổi theo từng người Ngành kỹ thuật chiếu sáng có đưa ra một danh sách có độ chiếu sáng tính bằng ngọn nến cho từng bề mặt khác nhau. Loại ánh sáng Độ chiếu sáng có liên quan đến loại ánh sáng được sử dụng nguồn sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trới có thể cần kết hợp với ánh sáng đèn để đủ cho thị giác gần. Đối với một số người nhìn kém, ánh sáng mặt trời đủ để nhìn cánh vật xung quanh, nhưng lại có một số khác không thể chịu được ánh sáng mặt trới vì quá nhạy cảm với sáng. Gần tương tự với ánh sáng trời là ánh sáng đèn, thường được chiếu sáng trong nhà, lượng ánh sáng này dịu, ít gây kích thích nhưng không cung cấp độ tương phản cao, nên không thích hợp với một số người nhìn kém. Vì điều kiện ánh sáng thích hợp rất cần thiết cho người nhìn kém phát huy thị giác tốt nhất. Vị trí chiếu sáng Không có công thức để xác định vị trí chiếu sáng thích hợp cho từng cá nhân, do đó khi tìm vị trí thích hợp phải xem xét tình trạng bệnh lý của mắt, loại vật liệu, loại nguồn sáng, thời gian trong ngày và qua vai, ở phía ngược với tay thuận. Ví dụ nếu người thuận tay phải thì nguồn sáng ở phía sau vai trái để tránh đổ bóng trên vùng cần nhìn rõ. Nếu người chỉ có một mắt thì nguồn sáng phải phải đặt ở chỗ có thể chiếu qua vai phía mắt còn nhìn được. Đối với người có nguồn sáng phụ thì nguồn sáng phải đặt càng gần mắt càng tốt, vì càng xa vật ánh sáng càng yếu. Trong nhiều trường hợp, giá đọc sách tránh bị đổ bóng lên vùng đọc và giúp người đọc có vị trí thoải mái hơn, đặt giá đúng chỗ giúp người đọc đỡ mỏi cổ, lưng và cổ tay. Với một số giá đỡ có cần điều khiển ta có thể điều chỉnh giá đỡ chứ không cần thay đổi tư thế khi đọc từ đầu đến cuối trang sách. Một số giá đọc có gắn thêm đèn cổ ngỗng cho phép thay đổi vị trí chiếu sáng thích hợp. Giá đỡ hiện nay có hai loại: để bàn, để trên sàn nhà và loại có gắn thêm Sự đáp ứng với sáng và tối Khi di chuyển từ vúng sáng tới vùng tối, cần 10 đến 20 phút để các tế bào võng mạc, đặc biệt là tế bào que thích ứng với mức sáng thấp. Vì tế bào nón đáp ứng nhanh hơn - 40 - tế bào que nên chỉ cần từ 2 đến 6 phút là thích ứng cho người từ vùng tối ra vùng sáng. Do đó cần xem xét khi chỉ định các trợ giúp cho người nhìn kém giúp họ thích ứng với các môi trường ánh sáng khác nhau và cân nhắc khi chỉ định các dụng cụ trợ giúp như kính đỏ hoặc kính màu hổ phách Loá sáng Một yếu tố quan trọng cần xem xét trong vấn đề chiếu sáng là loá sáng. Có 3 loại loá sáng: loá sáng gây khó chịu, loá sáng môi trường và loá sáng giảm chức năng Loá sáng gây khó chịu là tia sáng làm khó chịu khi nhìn nhưng không ảnh hưởng đến hình ảnh trên võng mạc. Loá sáng môi trường có can thiệp vào sự tạo ảnh trên võng mạc. Loại loá sáng này gây ra cho các phần tử nhỏ trong không khí hay trên bề mặt nhìn phản xạ ánh sáng. Loại sáng quá nhiều như mặt giấy đọc quá bóng. Loá sáng giảm chức năng gây nên do những khiếm khuyết của mắt như sẹo giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Để làm giảm sự loá sáng nên làm giảm lượng sáng từ môi trường xung quanh hoặc trên bề mặt làm việc hơn là làm phản chiếu ánh sáng đi. Có thể khắc phục bằng cách là thu nhỏ kích thước các vật trên trần nhà, đặt một tấm thảm dưới bề mặt làm việc, cho đeo bớt tấm che sáng. Điều khiển độ chiếu sáng Có thể gắn thêm các biến trở vào các nguồn sáng để giúp người nhìn kém tự điều khiển lượng ánh sáng thích hợp với mình, nhất là những người có chứng sợ ánh sáng. Một người có thể dùng biến trở điều khiển lượng ánh sáng thích hợp với mình trong thời gian khác nhau trong ngày, khi đi làm các công việc khác nhau để tạo ra thị giác thoải mái nhất tránh được mệt mỏi thị giác. Các dụng cụ khác được dung để điều khiển lượng ánh sáng và tránh loá sáng là kính mát đeo mắt hay kính lọc ánh sáng. Kính mát tạo sự dễ chịu và bảo vệ mắt khỏi ánh sáng quá mức và loá sáng cho những người có độ nhạy cảm ánh sáng trung bình. Tuy nhiên ở người đục thuỷ tinh thể, sẹo giác mạc, xuất huyết thuỷ tinh dịch ngay cả ánh sáng mức trung bình cũng là quá nhiều gây ra khó chịu trong trường hợp này nên dùng kính mát hay dùng kính lọc để tạo thị giác khó chịu. Để chọn kính mát thích hợp phải chú ý đến các yếu tố: sự truyền sáng, sự tạo loá mắt kiểm soát tia cực tím, màu sắc kính thích hợp, dạng gọng kính và sự kết hợp giữa kính mát và kính điều chỉnh độ khúc xạ. Bởi vì mỗi người đều có ngưỡng nhạy cảm riêng với ánh sáng trong nhà và ngoài trời nên cần thử nghiệm trước trong các môi trường sẽ sử dụng - 41 - và yếu tố thẩm mỹ cũng cần được bàn luận với từng cá nhân. Khi một đứa trẻ còn nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói của bạn bè xung quanh hơn là một người lớn trưởng thành. Sự phóng đại không liên quan đến quang học Chữ được phóng lớn là một ví dụ về sự phóng đại không quang học, liên quan đến kích thước, điều này cho phép người nhìn kém đọc được chữ ở khoảng cách thông thường. Tuy nhiên sách in chữ lớn không phổ biến ở khắp nơi và cồng kềnh vì độ dài của dòng chữ bị kéo dài thêm. Phóng đại lien quan đến kích thước không hữu dụng ở những người có thị trường thu hẹp nhỏ hơn 5 độ bởi vì khi đó hình ảnh bị rơi ra ngoài vùng thấy được của võng mạc, người này chỉ thấy một phần của hình ảnh. Để nhìn được toàn cảnh, phải đưa mắt nhìn từng phâầ một, khi đó hình ảnh trở nên phức tạp và phải có kỹ năng phân tích hình. Phóng đại liên quan đến khoảng cách là làm giảm khoảng cách giữa vật và mắt, khi đem lại gần mắt sẽ giúp nhìn rõ chi tiết hơn. Trong phương pháp phi quang học, vật không thật sự được phóng đại, nhưng khi vật đưa lại gần mắt thì hình ảnh trong võng mạc lớn hơn và não cho là lớn hơn. Phương cách này không đòi hỏi một thay đổi nào ở vật tiêu. Tuy nhiên cần phải cân nhắc là một khi vật càng gần mắt lượng thông tin về vật rơi vào vùng thấy được càng ít, do đó người nhìn kém phải học kỹ thuật phân tích hình ảnh từng phần để tổng hợp ra toàn cảnh. Hai là việc giảm khaỏng cách nhìn và giới hạn khi thị trường hữu dụng có thể gây mệt mỏi thị giác và một số người không muốn ở tư thế như vậy nơi công cộng. Ba là có trường hợp liên quan đến khoảng cách không được thực hiện như trong cửa hàng không thể đem bảng giá trên kệ cao lại gần mắt được. Các hệ thống điện tử Các hệ thống điện tử là các máy móc gíp phóng lớn hình ảnh. Mặc dù các máy chiếu Overhead, máy chiếu slide, máy chiếu projeto có thể phóng lớn hình ảnh theo nguyên tắc trình chiếu, nhưng chúng có một số bất tiện khi áp dụng cho người nhìn kém. Với lí do các mày này không thể xách tay được. Khi sử dụng phải tắt đèn trong phòng để có độ tương phản thích hợp, vì vậy không thể hoạt động ở ngoài trời. Với máy chiếu Slide và Projector, khi hình ảnh phóng lớn độ phân giải và độ tương phản giảm. Ở một số máy như Overhead có thể tạo ra sự chiếu sáng quá lớn làm không thoải mái khi xem trong thời gian lâu. Tóm lại các dụng cụ này chỉ giúp người nhìn kém trong từng lúc nhất định với đòi hỏi phóng lớn hình ảnh nhưng không phải là phương pháp cho nhu cầu thường xuyên. - 42 - Chương 4. GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM 4.1. Tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam Là một nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài, điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố không thuận lợi, đây là những nguyên nhân gây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của việc KHGD, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ khuyết tật. Trong đó, số đông tập trung ở nông thôn và miền núi, nơi có đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều hạn chế. Điều đó càng làm trẻ khuyết tật vốn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt lại ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc, phục hồi chức năng, học văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề. Đây là vấn đề mà Đảng, nhà nước, các lực lượng xã hội quan tâm và đang tìm cách tháo gỡ. Với truyền thống đạo lý nhân ái từ ngàn xưa, đặc biệt là mối quan hệ dòng tộc huyết thống, người khuyết tật Việt Nam đã được quan tâm. Nhưng trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, do đời sống của người dân Việt Nam vô cùng khó khăn nên vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay Việt Nam đang tích cực triển khai những hoạt động trong công cuộc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Hàng năm trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được xây dựng, hàng nghìn trẻ khuyết tật lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đặc biệt vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào nhiệm vụ của năm học. Nhìn lại lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật, nếu như thực tế giáo dục đặc biệt được hình thành và phát triển khá sớm ở Châu Âu, thì ở Việt Nam xuất hiện muộn. Trường dạy trẻ điếc đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1896 ở Thuận An (Bình Dương) do Linh mục người Pháp tên là Azemar khởi xướng. Năm 1954, tại Hà Nội, thành lập một cơ sở dạy trẻ điếc theo phương pháp thủ ngữ điệu bộ. Đầu những năm 1970, tại viện Tai – mũi - họng bệnh viện Bạch Mai đã mở thêm cơ sở dạy trẻ điếc do giáo sự - bác sỹ Trần Hữu Tước chủ trì. Năm 1974, Ban nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật – tiền thân của Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật được thành lập với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu về tật học thực hiện chức năng nghiên cứu lí luận và triển khai công tác giáo dục trẻ khuyết tật trong cả nước. Từ năm 1976 đến 1990, một số cơ sở dạy trẻ điếc, trẻ mù và trẻ chậm phát triển trí tuệ hình thành theo hướng chuyên biệt thu hút khoảng 4000 trẻ khuyết tật vào học. Do những hạn chế của mô hình này nên số lượng trẻ đến trường rất hạn chế, đồng thời những - 43 - chi phí trong đào tạo là rất tốn kém. Như vậy, phần lớn trẻ khuyết tật không được đến trường và nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình, cộng đồng xã hội là dễ xảy ra. Trường dạy học cho trẻ khiếm thị đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1903 đặt tại bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn. Năm 1926 trường học sinh mù Sài Gòn được thành lập, đến năm 1976 trường được đổi tên là trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu tp. Hồ Chí Minh. Năm 1954 thành lập trường dành cho nữ sinh khiếm thị, vào năm 1958 thành lập trường nam sinh khiếm thị. Ở miền bắc cũng thành lập một cơ sở dạy người khiếm thị ở số 55 Quang Trung vào năm 1943. Năm 1954 thành lập trường dạy chữ Braille cho thương binh khiếm thị và năm 1960 có một cơ sở bổ túc văn hóa cho thanh niên khiếm thị. Mục tiêu của các trường dạy trẻ khiếm thị giai đoạn này chủ yếu là dạy phục hồi chức năng, các môn văn, toán và học nghề thủ công đơn giản. Các trường áp dụng những phương pháp dạy học riêng biệt, không thống nhất. Hệ thống chữ viết được dịch từ chữ Braille Pháp ngữ sang chữ Braille Việt ngữ. Khi sử dụng, mỗi trường lại có sự thay đổi, do đó chữ viết Braille giữa các trường còn tồn tại nhiều điểm không thống nhất. Về tổ chức: các trường thành lập trước năm 1954 chủ yếu do các tổ chức từ thiện, các nhân đứng lên thành lập hoặc hình thức bán công. Giáo viên của các trường chủ yếu là những người làm việc từ thiện (tu sĩ công giáo,..) và giáo viên hỏng mắt. Năm 1992, ở Đà Nẵng, cũng thành lập trường Nguyễn Đình Chiểu dành cho trẻ khiếm thị. Cho đến nay, cả nước ta đã có rất nhiều cơ sở dạy trẻ khiếm thị tại nhiều tỉnh thành. Điều này tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị được phát triển toàn diện, hòa nhập với cộng đồng. Mục tiêu của các trường không chỉ nhằm phục hồi chức năng mà mục tiêu quan trọng là dạy văn hóa cho trẻ, dạy nghề cho các em, dạy các em cách sống độc lập trong cộng đồng. Chương trình dạy trẻ khiếm thị cũng đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu và khả năng của trẻ. Quá trình dạy học đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với học sinh. Thực trạng giáo dục trẻ khiếm thị của nước ta hiện nay Về số lượng: do chưa có điều tra tổng thể về trẻ khuyết tật trong cả nước và những quan niệm khác nhau của các ngành chức năng nên số liệu có nhiều khác biệt. Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Bộ Đào tạo đã điều tra, khảo sát khoảng 40 huyện thuộc các tỉnh trong cả nước, với xác xuất chung, nước ta hiện có khoảng 20.000 trẻ khiếm thị, trong - 44 - đó khoảng 850 trẻ mù đang học ở 20 cơ sở chuyên biệt hoặc trung tâm và khoảng 200 em học tại các lớp hòa nhập, hội nhập. Như vậy số trẻ mù đi học rất thấp. Về chất lượng giáo dục: hầu hết số trẻ khiếm thị có khả năng theo học chương trình phổ thông và đạt chất lượng giáo dục như trẻ em sáng mắt ở các bậc tiểu học. Nếu được giáo dục đúng phương pháp thì các học sinh khiếm thị sẽ phát huy được hết tiềm lực của mình. Một số em đang theo học ở các trường Cao đẳng và Đại học. Trẻ khiếm thị được đánh giá cao về mặt đạo đức, ý chí (ngoan, lẽ phép, có ý chí, tự giác vượt khó trong học tập và những hoạt động khác.) Tuy nhiên, không ít trẻ mù sau khi học xong phổ thông lại trở về sống phụ gia đình. Đội ngũ giáo viên: được đào tạo dạy trẻ khiếm thị qua các hình thức chủ yếu dưới đây: - Tập huấn ngắn ngày cho giáo viên tiểu học, mầm non ở các tỉnh do Viện chiến lược và chương trình giáo dục và các tổ chức quốc tế tổ chức; - GV đang dạy trẻ khiếm thị ở các trường chuyên biệt hoặc các trung tâm hướng dẫn cho giáo viên mới; - Một số ít giáo viên thuộc các trường Nguyễn Đình Chiểu đã được đi thăm quan, tu nghiệp ở nước ngoài về dạy trẻ mù. Hình thức giáo dục: ở Việt Nam đang tồn tại những hình thức giáo dục trẻ mù như chuyên biệt, hội nhập, hòa nhập thông qua sự quản lý của các ngành, các tổ chức quần chúng xã hội và cá nhân. Những khiếm khuyết đang tồn tại: - Chưa có hệ thống trường đào tạo giáo viên dạy trẻ khiếm thị thuộc các bậc học. Mới có khoa Giáo dục đặc biệt ĐHSP Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 3 trường Cao Đẳng mẫu giáo trung ương. Tuy nhiên, số lượng đào tạo còn rất hạn chế và chương trình đào tạo còn chưa phù hợp; - Hệ thống ký hiệu Braille đang sử dụng đã được thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nhưng cần phải bổ sung và điều chỉnh thêm một số ký hiệu. - Thiếu các tài liệu về lí luận giáo dục và dạy học chuyên ngành; - Thiếu những thông tin về kinh nghiệm giáo dục trẻ khiếm thị của các nước trên thế giới và khu vực; - Vấn đề đánh giá và điều chỉnh chương trình, hình thức thi tuyển đối với học sinh mù chưa được tính đến; - Hệ thống quản lý nhà nước từ trên xuống cơ sở chưa đủ mạnh, thậm chí có địa phương còn bỏ ngỏ. - 45 - - Vấn đề giáo dục cho trẻ nhìn kém, can thiệp sớm chưa được chú ý đúng mức; Định hướng chăm sóc và giáo dục trẻ khiếm thị của Bộ GD – ĐT Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản: - Đảm bảo phần lớn trẻ khiếm thị được chăm sóc sức khỏe và dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2005 huy động được 60-70% (vùng đô thị, đồng bằng đông dân cư), 50-50% (vùnh khó khăn) trẻ khuyết tật được đi học. - Định hướng giáo dục trẻ khiếm thị là giáo dục hòa nhập - Xây dựng hệ thống quản lý, chỉ đạo chuyên môn ngành giáo dục trẻ khiếm thị, cơ cấu: quản lý, chỉ đạo chuyên môn và phát triển ngành học; nghiên cứu khoa học; đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tiến tới có đội ngũ giáo viên chuyên ngành tật học từ Bộ đến các địa phương. Nhiệm vụ trước mắt: - Năm học 2005-2006, các sở Giáo dục Đào tạo có kế hoạch biện pháp chỉ đạo phát triển giáo dục trẻ khiếm thị, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện chỉ tiêu 70% trẻ khiếm thị được giáo dục hòa nhập; - Hình thành hệ thống quản lý chuyên môn, gồm giáo dục trẻ khiếm thị ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Các cụ chức năng của Bộ làm tham mưu cho Bộ về quy chế tuyển sinh, đào tạo và hướng nghiệp cho trẻ khiếm thị; - Thực hiện thí điểm và từng bước triển khai rộng chương trình sư phạm tật học trong hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng. Tiếp tục thực hiện chương trình tập huấn các khóa học ngắn hạn. Đào tạo giáo viên trình độ cử nhân tại các trường sư phạm. - Phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức cán bộ xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách, hình thành mã số tài chính, các định mức chi và quy chế trang thiết bị cho ngành tật học; - Các sở GD –ĐT cần triển khai điều tra, thống kê số lượng trẻ khuyết tật, đưa công tác giáo dục trẻ khuyết tật vào nhiệm vụ năm học; - Giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội. Tuy nhiên giáo dục trẻ khuyết tật trước hết là của ngành giáo dục. Ngành giáo dục sẽ làm mọi việc để tất cả trẻ khuyết tật đều được đến trường và có cơ hội, điều kiện phát triển, và được hưởng sự bình đẳng giáo dục. Một số giái pháp cho giáo dục trẻ khiếm thị Việt Nam - Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng - 46 - - Thực hiện xã hội hóa giáo dục; - Thực hiện luật giáo dục của nhà nước và Công ước về quyền trẻ em; - Đào tạo giáo viên dạy trẻ kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_dai_cuong_ve_giao_duc_tre_khiem_thi_phan_2.pdf