Giáo trình môn Đào tạo thuyền trưởng hạng ba

Các trường hợp điều động qua chập tiêu

Có thể chia quá trình điều động tàu đi qua chập tiêu thành 3 giai đoạn: bắt chập, giữ chập và rời chập.

- Bắt chập nghĩa là điều động tàu tiếp cận vào điẻm đầu của đường chập, đứng hướng của đường chập. Góc tiếp cận của tàu tùy thuộc vào góc chuyển hướng tàu chạy từ đoạn luồng trước chập với đường chập. Cần lưu ý: Khi góc chuyển hướng càng lớn thì yêu cầu phải đón lái ngược lại càng sớm để trù hao độ dạt ngang, ngược với hướng bẻ lái trong khi tàu thực hiện một phần của vòng quay trở và ngược lại, sao cho khi trọng tâm tàu nằm trên đường chập thì hướng chuyển động của tàu cũng trùng với hướng chập tiêu.

- Giữ chập là thời gian chủ yếu của quá trình đi qua chập. Yêu cầu của giai đoạn này là: Trọng tâm G của tàu luôn luôn nằm trên đường chập.

- Rời chập là đưa tàu tách khỏi đường chập chuyển sang hướng đi khác, tốc độ khác . Theo kinh nghiệm, thời điểm điều động tàu rời chập là lúc quan sát thấy 2 biển chập nằm trùng khít lên nhau. Song đối với những chập tiêu đặt ở những nơi có ảnh hưởng của thủy triều thì khi triều lớn, có thể cho tàu rời chập muộn hơn, khi chiều ròng thì phải cho tàu rời chập lớn hơn thời điểm 2 biển chập trùng khít lên nhau.

Sau đây, sẽ nghiên cứu quá trình giữ chập ở một số trường hợp cơ bản thường gặp trong thực tế:

3.1. Trường hợp hướng gió, dòng nước trùng với hướng đường chập

Trường hợp này, tàu đi đúng chập trong khi trục dọc tàu luôn nằm trên đường chập.

- Để nhận biết tàu đi đúng chập trong khi không có các thiết bị ngắm, nhìn trợ giúp, thì theo kinh nghiệm cần chọn một mục tiêu cố định phía trước luồng lái để ngắm với 2 cột chập. Giả sử chọn cột tiêu cắm đúng giữa mũi tàu thì cột tiêu đó luôn trùng khít với 2 cột chập là tàu đang đi đúng chập. Cần lưu ý rằng, khi tàu chạy cắt đường chập thì cũng có thời điểm cột tiêu trùng khít với 2 cột chập nhưng khi qua thời điểm đó thì tàu sẽ lệch chập.

- Để nhận biết tàu đi đúng chập (Lệch chập), cũng ngắm như trên, nếu thấy cột trước so với cột sau của chập tiêu lệch về phía nào thì chứng tỏ tàu đang lệch về phía đó so với đường chập, bởi vậy ta phải điều chỉnh cho tàu về đúng đường chập.

- Cách điều chỉnh khi tàu lệch chập:

Giả sử cột trước so với cột sau của chập tiêu lệch về phía tay trái người điều khiển thì phải bẻ lái sang trái. Góc độ và tốc độ bẻ lái phụ thuộc vào khoảng cách lệch cuat cột trước so với cột sau và tốc độ quay mũi tàu về phía lệch. Nếu khoảng cách và tốc đọ ấy càng lớn thì càng phải bẻ nhiều lái và bẻ lái nhanh, ngược lại tốc độ quay và khoảng cách lệch nhỏ thì bẻ lái từ ttừ và ít hơn. Cần lưu ý khi điều chỉnh phải áp dụng phương pháp lái đón để trừ hao độ dạt khi tàu quay. Mức độ lái đón sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào góc lệch và tốc độ quay của mũi tàu.

Cần chú ý tàu một chân vịt do ảnh hưởng chiều quay của chân vịt làm mũi tàu luôn có xu hướng ngả về phía chiều quay của nó, nên khi tùa đã đi đúng chập phải bẻ lái về phía ngược với chiều quay của chân vịt một góc thích hợp vừa đủ để trừ hao ảnh hưởng trên.

3.2. Trường hợp hướng gió, nước cắt hướng đường chập

Trường hợp này, tàu đi đúng chập khi trọng tâm G của tàu luôn nằm trên đường chập. Muốn vậy ta phải lấy lái về phía đầu gió, đầu nước để dóng mũi tàu lên phía đó một khoảng vừa đủ để trừ hao độ dạt của gió, nước.

Chú ý: Nếu hướng gió, nước ngược hoặc chéo hướng nhau thì dóng mũi lên yếu tố nào có cường độ mạnh hơn. Nếu 2 yếu tố có cường độ ngang nhau thì khi tàu đằm ưu tiên cho yếu tố nước, khi tàu nổi ưu tiên cho yếu tố gió.

 

doc91 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Đào tạo thuyền trưởng hạng ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều chỉnh khi tàu lệch chập: Giả sử cột trước so với cột sau của chập tiêu lệch về phía tay trái người điều khiển thì phải bẻ lái sang trái. Góc độ và tốc độ bẻ lái phụ thuộc vào khoảng cách lệch cuat cột trước so với cột sau và tốc độ quay mũi tàu về phía lệch. Nếu khoảng cách và tốc đọ ấy càng lớn thì càng phải bẻ nhiều lái và bẻ lái nhanh, ngược lại tốc độ quay và khoảng cách lệch nhỏ thì bẻ lái từ ttừ và ít hơn. Cần lưu ý khi điều chỉnh phải áp dụng phương pháp lái đón để trừ hao độ dạt khi tàu quay. Mức độ lái đón sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào góc lệch và tốc độ quay của mũi tàu. Cần chú ý tàu một chân vịt do ảnh hưởng chiều quay của chân vịt làm mũi tàu luôn có xu hướng ngả về phía chiều quay của nó, nên khi tùa đã đi đúng chập phải bẻ lái về phía ngược với chiều quay của chân vịt một góc thích hợp vừa đủ để trừ hao ảnh hưởng trên. 3.2. Trường hợp hướng gió, nước cắt hướng đường chập Trường hợp này, tàu đi đúng chập khi trọng tâm G của tàu luôn nằm trên đường chập. Muốn vậy ta phải lấy lái về phía đầu gió, đầu nước để dóng mũi tàu lên phía đó một khoảng vừa đủ để trừ hao độ dạt của gió, nước. Chú ý: Nếu hướng gió, nước ngược hoặc chéo hướng nhau thì dóng mũi lên yếu tố nào có cường độ mạnh hơn. Nếu 2 yếu tố có cường độ ngang nhau thì khi tàu đằm ưu tiên cho yếu tố nước, khi tàu nổi ưu tiên cho yếu tố gió. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 4. Nghiên cứu: Phương pháp điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng. Những chú ý khi điều động tàu qua đi qua chập tiêu tim luồng. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng trong điều kiện hướng gió, dòng nước trùng với hướng đường chập. Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng trong điều kiện hướng gió, nước cắt hướng đường chập. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 5. Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng: Công việc chuẩn bị. Quan sát tàu đang hành trình trên luồng. Phương pháp điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng. Công việc an toàn. 6. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của tàu. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động tàu điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng trong điều kiện hướng gió, dòng nước trùng với hướng đường chập? Câu 3: Trình bày phương pháp điều động tàu điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng trong điều kiện hướng gió, dòng nước cắt hướng đường chập? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng Mã bài: MD10-3.3 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng khi hướng gió, dòng nước trùng với hướng đường chập. - - - 3 Điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng khi hướng gió, dòng nước cắt hướng đường chập. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Bài 4 ĐIỀU ĐỘNG TÀU THẢ, THU NEO Mã bài: MD10-3.4 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Điều động tàu thành thạo khi thả và thu neo. Công tác chuẩn bị trước khi neo đậu tàu. Nắm bắt được đặc điểm của vị trí thích hợp để neo đậu tàu trên luồng. NỘI DUNG CHÍNH: Ý nghĩa của chập tiêu. Công tác chuẩn bị. Các trường hợp điều động tàu đi qua chập tiêu tim luồng. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Công tác chuẩn bị - Nguyên tắc điều động tàu thả neo 1.1. Chọn vị trí thả neo Chọn chỗ đủ rộng, đủ sâu để neo tàu nhằm đảo bảo khi đỗ, đậu tàu quay trở không va vào CNV và không ảnh hưởng đến sự đi lại của các phương tiện khac, khi thủy triều xuống thấp nhất tàu cũng không bị cạn. Chỗ neo tàu phải tương đối kín sóng, gió, dòng chảy phải ổn định, không có nước xoáy, nước vật hay nước bùng. Chỗ neo tàu phải có chấy đáy tương đối tốt, không có đá ngầm, xác tàu đắm và các CNV khác. Tốt nhất chấy đáy là bùn pha cát hay đất mềm. Chỗ neo tàu có mục tiêu cố định để theo dõi hiện tượng neo bị trôi hay bò. Không neo tàu ở gần những công trình như cầu, cống, âu thuyền, các công trình vượt sông ở dưới nước và trên không, nơi có biển báo cấm neo đậu hay có chỉ dẫn của cơ quan nhà nước có trách nhiệm. 1.2. Công tác chuẩn bị điều động thả neo - Giảm máy, thuyền trưởng hay người đang điều khiển tàu thông báo cho toàn tàu biết vị trí neo đậu, chỉ định chuẩn bị hệ thống neo cụ thể, đồng thời thống nhất phương pháp điều động, âm tín hiệu điều động. Phân công thuyền viên ở vị trí và nhiệm vụ cần thiết. - Thủy thủ phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của toàn bộ hệ thống neo, lỉn, kịp thời bổ xung những thiếu sót hoặc khắc phục hư hỏng (nếu có) và đưa hệ thống về trạng thái sẵn sàng thả neo. Kiểm tra đường lỉn neo nếu phát hiện có khâu, mắt xung yếu phải kịp thời thay thế hay gia cường hoặc chuẩn bị phao đánh dấu. - Chuẩn bị các đèn, tín hiệu, dấu hiệu neo đậu quy định cho loại phương tiện mình. - Quan sát tình hình gió, nước, tình hình CNV, phao tiêu báo hiệu. - Nắm vững độ sâu luồng, chỗ neo tàu để dự kiến mức lỉn phải thả. 1.3. Nguyên tắc điều động tàu thả neo Khi điều động tàu thả neo phải tuân thủ nguyên tắc Điều động tàu theo hướng ngược nước, ngược gió. 2. Xác định bán kính an toàn khi neo đậu 2.1. Mục đích Khi tàu neo đậu, do ảnh hưởng của gió, của nước và các yếu tố ngoại cảnh khác có thể làm tàu bị quay trở, cần phải xác định bán kính an toàn để khi quay trở tàu không bị va vào CNV. Hay nói một cách khác: Khi neo đậu tàu quay trở thì tất cả các CNV đều nằm ngoài vòng quay trở. 2.2. Cách xác định Bán kính an toàn (Rat) khi neo đậu được xác định theo biểu thức: (Rat = L + Lx + ΔL + f (m) Trong đó: + L là chiều dài tàu tính từ lỗ nống neo đến điểm mút của đuôi tàu (m) + Lx là hình chiếu của lỉn dưới đáy sông + Lx được xác định gần đúng theo Định lý Pitago như sau: Lx = (m) Trong đó: - l là chiều dài đường lỉn đã xông ra, l được xác định qua dấu đánh trên đường lỉn - h là chiều cao tính từ lỗ nống neo đến đáy sông, xác định bằng cách dung sào hay dây dọi đo + ΔL là hình chiếu của đoạn lỉn dự kiến cần xông thêm khi có gió, nước tăng cường độ hay thủy triều lên + f là sai số vị trí neo. Đối với tàu sông thường cho giá trị f = +5m Như vậy, có thể viết công thức xác định bán kính an toàn khi neo đậu như sau: Rat = L + + ΔL + f (m) 3. Điều động tàu thả, thu 1 neo 3.1. Điều động thả neo Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị và chọn được vị trí thả neo, ta thực hiện các thao tác như sau: - Từ xa giảm máy, điều động đi già sang phía bờ bãi, chỉ thẳng về vị trí định thả neo. Tùy theo trớn tới của máy mà Stop máy sao cho tàu đến chỗ thả neo thì hết trớn. - Tàu dừng hẳn hoặc bắt đầu có trớn lùi, cho thả neo mũi mạn phía bãi nhằm khi neo đậu, do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh, tàu có thể quay trở thì quay sang phía bờ vở sẽ không bị cạn hay va vào bờ bãi. Yêu cầu xông lỉn từ từ, tránh xông ồ ạt hay giật cục. Neo bám trắc đáy thì cho treo tín hiệu hay thắp đèn neo đậu theo quy định. - Khi lỉn xông ra đã đủ định mức (theo kinh nghiệm, đối với tàu sông mức lỉn định mức là từ 3 ÷ 4 lần độ sâu của luồng nơi neo đậu) cho hãm lỉn, neo lại, kiểm tra một lần rồi cử người trực ban canh gác cảnh giới và sẵn sàng xông thêm lỉn khi có gió, dòng nước tăng cường độ hay thủy triều lên. 3.2. Điều động thu neo Điều động tàu để thu 1 neo không máy khó khăn, chủ yếu là thủy thủ thao tác thu neo. Song khi tàu đầm, nước, gió mạnh ta phải chạy máy tới để hỗ trợ. Khi chạy tới phải lấy lái cho mũi tàu đúng với hướng neo, phải dùng phương pháp chạy mớm máy sao cho tốc độ tàu tương đương với tốc độ thu neo. Khi neo rời khỏi đáy (lỉn vuông góc với mặt nước và đung đưa) là lúc yêu cầu tắt đèn hay hạ tín hiệu neo đậu xuống và có thể hành trình ngay, kết hợp với thu nốt neo. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 4. Nghiên cứu: Phương pháp điều động tàu thu, thả neo. Những chú ý khi điều động tàu thu, thả neo. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động tàu thả neo. Điều động tàu thu neo. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 5. Điều động tàu thu, thả neo: Công việc chuẩn bị. Quan sát vị trí tàu neo đậu. Phương pháp điều động tàu thu, thả neo. Công việc an toàn. 6. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của tàu. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu thu, thả neo? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động tàu thu, thả neo? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu thu, thả neo Mã bài: MD10-3.4 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Điều động tàu thả neo. - - - 3 Điều động tàu thu neo. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Chương 4 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI KÉO BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM ĐOÀN LAI KÉO Mã bài: MD10-4.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được cấu trúc, đặc điểm của đoàn lai kéo. Biết được các trang thiết bị cho đoàn lai kéo. NỘI DUNG CHÍNH: Cấu trúc của tàu kéo. Trang bị cho tàu kéo.. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Cấu trúc tàu kéo: Cấu trúc tàu kéo cũng tương tự các tàu khác nhưng phải đảm bảo chắc chắn, ít nghiêng lắc, máy khỏe, khi kéo ít bị hạn chế về quan sát và điều động. Muốn đảm bảo về các điều kiện trên thì khung tàu phải thật chắc chắn, tôn vỏ dày hơn, máy khỏe, ca bin đặt cao ở phía trước để dễ quan sát, boong sau thấp, chân vịt có ống đạo lưu để đề phòng dây cáp quấn vào chân vịt. 2. Trang bị tàu kéo: Ngoài các trang bị như những tàu khác, tàu kéo cần trang bị thêm các trang bị sau: Một móc kéo cách lái tàu khoảng 1/3 lần chiều dài của tàu. Móc kéo phải chắc chắn, không làm ảnh hưởng đến vỏ và thân tàu. Dây cáp để kéo. Đèn tín hiệu quy định riêng cho tàu kéo. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 4. Nghiên cứu: Tim hiểu cấu trúc của tàu kéo. Những trang thiết bị cần thiết cho tàu kéo. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm của tàu kéo? Câu 2: Hãy cho biết những trang thiết bị cần thiết cho tàu kéo? BÀI 2 CÁCH GHÉP VÀ BUỘC DÂY ĐOÀN LAI KÉO Mã bài: MD10-4.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được nguyên tắc xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước, xuôi nước. Thực hành thành thạo cách ghép và buộc dây đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước và xuôi nước. NỘI DUNG CHÍNH: Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo khi chạy ngược nước. Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo khi chạy xuôi nước. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai kéo. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Đội hình chạy ngược nước 1.1. Chọn đội hình chạy ngược nước: Khi chạy ngược nước, do lực cản lớn nên phải hết sức làm giảm lực cản của đoàn, tăng tốc độ. Do vậy khi chạy ngược nước chọn đội hình như sau: - Nước ngược mạnh chọn đội hình hàng 1 . - Nước ngược vừa chọn đội hình mũi tên, hàng đôi. - Nước ngược nhẹ chọn đội hình hàng đôi. 1.2. Nguyên tắc xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước: - Nếu có nhiều sà lan mà trọng tải và kích thước khác nhau thì chọn những chiếc có hình dáng giống nhau. - Xếp những chiếc có trọng tải, kích thước lớn nhất, chắc chắn nhất ở đầu, nhỏ dần, yếu dần về sau. - Xếp những chiếc không có neo, không có bánh lái ở giữa. - Những chiếc sà lan cùng hàng phải như nhau. - Khoảng cách giữa các tầm sà lan nhỏ hơn ¾ chiều rộng của sà lan trước, chỉ trừ những trường hợp thật đặc biệt. - Nếu trong đoàn có cả sà lan vỏ gỗ thì xếp xà lan sắt trước, vỏ gỗ sau. - Khi xếp hàng xuống sà lan thì xếp sao cho mớn nước mũi nhỏ hơn mớn nước lái một ít ( từ 5 – 10 cm), còn sà lan gỗ thì xếp bằng nhau. - Nếu trong đoàn có hai chiếc quá nhỏ thì xếp hàng đôi ở sau cùng. 1.3. Cách buộc dây đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước: + Buộc dây từ tàu đến sà lan buộc theo kiểu chữ Y hoặc chữ V. + Buộc dây giữa các sà lan: - Đối với sà lan sắt thì buộc một dây tim trước, sau đó buộc dây kiểu chữ X hoặc chỉ buộc theo kiểu chữ X (có thể buộc thêm 2 dây vai). Các dây buộc phải căng đều, phải chịu lực như nhau. - Đối với sà lan gỗ: Nếu phía sau có cọc bích thì buộc 2 dây vai, nếu không có cọc bích thì phía mũi buộc một dây gỗ ngang và buộc dây vào cây gỗ kéo dọc theo mạn tàu về mũi phương tiện sau. 1.4. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước. - Phải căn cứ vào đội hình đã vẽ dự kiến để xếp (đội hình này đã tính đến chiều rộng, độ cong của sông) - Nơi xếp đội hình phải rộng, có độ sâu đảm bảo, không có chướng ngại vật, kín sóng gió, dòng chảy yếu, không làm ảnh hưởng đến sự đi lại của các phương tiện khác. - Khi xếp phải đưa chiếc sà lan đầu ra thả neo, đợi neo bám chắc mới đưa những chiếc tiếp theo ra ghép. - Trường hợp chiếc đầu chưa đưa ra được có thể đưa chiếc 2 ra thả neo sau đó đưa chiếc đầu ra ghép. - Phải xét đến khả năng chịu lực của neo chính, nếu cần thiết xông thêm dây neo, thả thêm neo. - Khi ghép phải tính toán ảnh hưởng của thủy triều sao cho chỉ ghép trong một con nước, nếu không khi thủy triều thay đổi đoàn sẽ tự quay trở (tả hoàn). 2 . Đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: 2.1. Chọn đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước. Khi chạy xuôi nước tốc độ tăng, quán tính lớn, ăn lái chậm, điều chỉnh đuôi đoàn kém chính xác khi chạy qua cầu xuôi nước. Khi chạy qua đoạn sông cong xuôi nước đuôi đoàn thường bị dạt về phía bờ vịnh. Khi cần phải dừng đoàn, phải thả neo hoặc quay trở đoàn. Do vậy phải hết sức rút ngắn đoàn. Cho nên khi chạy xuôi nước nên chọn đội hình như sau: - Chạy trong khi nước xuôi mạnh thì ghép theo hình mũi tên hoặc hàng đôi. - Chạy trong khi nước xuôi nhẹ thì ghép theo hàng đôi hoặc nhiều hàng. 2.1. Nguyên tắc xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: - Xếp những chiếc chắc chắn nhất, trọng tải cao nhất ở trước, nhỏ dần, yếu dần về sau. - Số sà lan hàng trước và sau không được chênh nhau nhiều. - Xếp những chiếc chắc chắn nhất ở giữa vì nó chịu lực nén ở hai bên. - Những chiếc cùng hàng phải như nhau (về hình dáng, kích thước, trọng tải). - Mũi sà lan sau phải sát vào lái sà lan trước. - Sà lan không có neo, không bánh lái xếp ở giữa. - Chạy ở luồng sâu thì xếp những sà lan có mớn nước sâu ở hai bên để tăng lực khống chế của cả đoàn. Chạy ở luồng cạn thì xếp ngược lại để tránh mắc cạn. - Sà lan cuối không có neo lái thì phải xếp quay mũi ngược lại để sử dụng neo mũi khi cần thiết. - Khi xếp hàng xuống sà lan, xếp cho mớn nước mũi lớn hơn mớn nước lái một ít (5cm). 2.2. Cách buộc dây đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: + Buộc dây từ tàu đến sà lan buộc theo kiểu chữ Y hoặc chữ V + Buộc dây giữa các sà lan: - Các sà lan cùng hàng buộc một dây ngang mũi, một dây ngang lái, 2 dây chữ X. Các sà lan hàng trước, hàng sau buộc dây theo kiểu chữ X (nếu cần thiết buộc thêm hai dây vai). 2.3. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: - Xếp theo đội hình đã vẽ dự kiến từ trước (đã tính đến chiều rộng và độ cong). - Nơi xếp phải rộng, có độ sâu đảm bảo, không có chướng ngại vật, kín sóng, gió, dòng chảy yếu, không làm ảnh hưởng đến sự đi lại của các phương tiện khác. - Đưa chiếc sà lan giữa tầm đầu thả neo, đợi neo bám chắc, ghép những chiếc hai bên, ghép chiếc giữa tầm hai rồi ghép các chiếc hai bên. Cứ làm tuần tự như vậy. - Xếp sà lan chắc chắn ở giữa vì nó chịu lực nén của các sà lan hai bên. - Có thể thả neo chiếc bên cạnh tầm đầu trước để khi thu neo dễ dàng rồi ghép các chiếc tiếp theo. - Khi ghép không được để neo của chiếc này chạm vào mạn chiếc khác. - Khi ghép phải xét đến khả năng chịu lực của neo chính, nếu cần thiết xông thêm dây neo, thả thêm neo. - Khi ghép phải xét đến ảnh hưởng của thủy triều, phải ghép trong một con nước nếu không khi thủy triều thay đổi đoàn sẽ tự quay trở (tả hoàn). HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 3. Nghiên cứu: Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai kéo. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước. Ghép và buộc dâu đoàn lai kéo chạy xuôi nước. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 4. Ghép và buộc dây đoàn lai kéo: Công việc chuẩn bị. Thao tác ghép và buộc dây đoàn lai kéo. Công việc an toàn. 5. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai kéo. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai kéo? Câu 2: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước? Câu 3: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy xuôi nước? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo Mã bài: MD10-4.2 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước. - - - 3 Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy xuôi nước. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - BÀI 3 ĐIỀU ĐỘNG TÀU LAI VÀO BẮT DÂY LAI VÀ ĐIỀU CHỈNH DÂY CỦA ĐOÀN Mã bài: MD10-4.3 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Phân tích được cách điều động tàu lai kéo vào bắt dây lai Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh khi vào bắt dây lai Biết được cách điều chỉnh dây lai khi lai dắt NỘI DUNG CHÍNH: Điều động tàu lai vào bắt dây lai. Điều chỉnh dây của đoàn. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1/- Điều động tàu lai vào bắt dây lai: Khi điều động tàu vào bắt dây phải thực hiện theo nguyên tắc chạy ngược nước, ngược gió. Nếu gió yên, không có sóng thì có thể cho tàu cập sát vào mũi sà lan đầu để bắt dây. Nếu có sóng, gió thì không được cho tàu cập sát vào mà phải giữ tàu cách sà lan đều 5m theo chiều ngang và dùng dây ném ném cho sà lan, sà bắt được dây ném thì kéo dây lai sang để buộc, trong quá trình bắt dây mũi tàu phải luôn hướng lên đầu nước (nếu không khi giảm máy mũi tàu sẽ ngả theo nước, gió gây va chạm với sà lan rất nguy hiểm ) khi bắt dây xong thì kéo đoàn rời cầu. 2/- Điều chỉnh dây lai: Khi đoàn tàu kéo đã rời cầu nếu thấy mũi sà lan đầu ngả sang một bên chứng tỏ dây bên đó dài hơn, 2 dây chưa cân bằng. Tàu phải giảm tốc độ sao cho đủ sức giữ đoàn để cho sà lan chỉnh dây, thủy thủ sà lan xông dây bên ngắn hoặc thu dây dài cho đến khi 2 dây cân bằng. Nghĩa là mũi sà lan chạy thẳng, nhìn dòng nước chân vịt tàu kéo đạp ra thẳng giữa mũi sà lan đầu. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 3. Nghiên cứu: Phương pháp điều động tàu lai vào bắt dây lai. Phương pháp điều chỉnh dây của đoàn lai. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động tàu lai vào bắt dây lai. Điều chỉnh dây của đoàn. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 4. Điều động tàu lai vào bắt dây lai, điều chỉnh dây của đoàn: Công việc chuẩn bị. Thao tác điều động tàu lai vào bắt dây lai. Thao tác điều chỉnh dây của đoàn. Công việc an toàn. 5. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai kéo. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày phương pháp điều động tàu lai vào bắt dây lai? Câu 2: Trình bày cách điều chỉnh dây của đoàn? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu lai vào bắt dây lai, điều chỉnh dây của đoàn Mã bài: MD10-4.3 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Điều động tàu lai vào bắt dây lai. - - - 3 Điều chỉnh dây của đoàn. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - BÀI 4 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI KÉO Mã bài: MD10-4.4 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được phương pháp điều động đoàn lai kéo rời, cập cầu và trong những trường hợp đặc biệt Thực hành điều động đoàn lai kéo rời, cập cầu và trong những trường hợp đặc biệt một cách an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: Điều động đoàn lai kéo rời cầu. Điều động đoàn lai kéo cập cầu. Điều động đoàn lai kéo trong những trường hợp đặc biệt HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động đoàn tàu kéo rời cầu khi có nước chảy từ mũi về lái 1.1. Đi theo hướng đậu: Để lại dây chéo lái của sà lan cuối, đặt đệm va lái, cho tàu kéo kéo đầu đoàn từ từ ngả ra. Khi mũi đoàn ngả ra khoảng được 300, tàu kéo giữ máy tới chậm, cho mở dây, bẻ lái sà lan cuối vào trong, nhờ nước tác động vào mặt bánh lái và mạn sà lan phía trong, làm cho đuôi đoàn ngả ra, khi đoàn đã song song với cầu thì tăng máy kéo đoàn đi. 1.2. Quay ngược hướng đậu: Chuyển dây chéo lái của sà lan cuối ra cọc bích mạn ngoài, đặt đệm va lái, mở các dây khác, tàu kéo kéo đoàn từ từ ngả ra, khi đoàn ngả được góc khoảng 100-1200, cho mở dây, bẻ lái sà lan cuối vào trong cầu, tăng máy tàu kéo để rút đoàn tránh cho đuôi đoàn không bị va vào cầu, khi 22 đoàn đã rời xa cầu an toàn, giảm máy ổn định đoàn rồi tăng máy kéo đoàn đi. 2. . Điều động đoàn tàu kéo rời cầu khi có nước chảy từ lái về mũi 2.1. Đi theo hướng đậu: Để lại dây chéo mũi của sà lan đầu, đặt đệm va mũi, bẻ lái sà lan cuối ra ngoài, mở các dây khác, nhờ nước tác động vào mặt bánh lái làm cho lái đoàn từ từ ngả ra (nếu nước chảy mạnh, để thêm dây ngang hoặc dọc lái của sà lan cuối, xông ra từ từ, để điều chỉnh tốc độ và góc độ rời cầu của đuôi đoàn). Khi đuôi đoàn ngả được góc khoảng 300, mở dây, tàu kéo bẻ lái ra ngoài, cho máy tới, kéo cho đầu đoàn ngả ra, đồng thời bẻ lái sà lan cuối vào trong để tránh cho đuôi đoàn không bị dạt vào cầu. Khi đoàn đã rời xa cầu, giảm máy ổn định đoàn, rồi tăng máy kéo đoàn đi. 2.2. Quay ngược hướng đậu: Trong trường hợp này không thể ra cầu như trường hợp nước chảy từ mũi về lái mà kéo đoàn ra cầu những cách sau: - Điều động đoàn rời cầu xuôi nước sau đó kéo đoàn quay trở. - Tháo rời đoàn và đưa từng chiếc ra ngoài thả neo ghép đoàn.Hình 11 - Nếu các sà lan trong đoàn như nhau thì tháo rời đoàn và cho từng chiếc quay trở tại cầu bằng phương pháp không dùng máy, sau đó ghép lại đoàn rồi kéo đoàn rời cầu ngược nước. 400- 500 3. Điều động đoàn lai kéo rời cầu khi có gió ngoài cầu thổi vào Để lại dây chéo lái của sà lan cuối, đặt đệm va lái, cho tàu kéo kéo đầu đoàn từ từ ngả ra. Khi mũi đoàn ngả ra khoảng được 400- 500, tàu kéo giữ máy tới, cho mở dây, Tàu kéo bẻ lái vào phía trong cầu, tăng mạnh máy để rút đoàn và giư đuôi đoàn, sà lan cuối cũng bẻ lái vào trong cầu, làm như vậy đuôi đoàn sẽ ngả ra, không va vào cầu. Khi đoàn đã rời xa cầu an toàn thì giảm máy ổn định đoàn rồi mới tăng máy kéo đoàn đi. 4. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước ngược Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới cầu, tàu kéo giảm tốc độ, thu ngắn dây, kéo đoàn vào cầu với góc khoảng 300, hướng mũi tàu kéo lên phía đầu nước để trừ hao độ dạt của đoàn, khi sà lan đầu chạy gần tới cầu, tàu kéo bẻ lái ra ngoài và tăng nhẹ máy, theo quán tính cả đoàn sẽ từ từ ép vào cầu. Khi mũi sà lan đầu vào sát cầu thì nhanh chóng đặt đệm va và bắt dây dọc mũi, bẻ lái sà lan cuối ra ngoài nhờ nước ép đuôi đoàn. Khi đoàn đã vào sát cầu, cho đặt đệm va và bắt các dây. Trường hợp tới cầu mà mũi đoàn còn cách xa cầu không bắt được dây, thì cho xông dây mạn trong sẽ làm cho mũi sà lan đầu ngả vào cầu. Nếu vẫn không vào được thì tàu kéo tăng máy, kéo đoàn vượt lên một ít, tàu kéo nhanh chóng tháo dây, quay lại đẩy sà lan đầu vào. 5. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước xuôi Khi gần tới cầu thì giảm tốc độ, thu ngắn dây, vào cầu với góc độ nhỏ, khi gần tới cầu, tàu kéo đánh lái ra ngoài, kéo cho mũi đoàn ngả ra, theo quán tính đuôi đoàn tàu sẽ ép nhẹ vào cầu, nhanh chóng đặt đệm va, bắt dây dọc lái. Nếu đuôi đoàn tàu còn cách xa cầu không bắt được dây thì tàu kéo phải nhanh chóng tháo dây lai quay lại đẩy đuôi đoàn vào, cho bắt dây dọc lái, bẻ lái sà lan đầu ra ngoài nhờ nước đưa đoàn vào, bắt các dây cần thiết. Trường hợp nước xuôi mạnh: -Tàu kéo kéo đoàn vượt qua cầu, điều động đoàn quay trở rồi điều động đoàn cập cầu ngược nước. -Khi đoàn chạy gần tới cầu tàu kéo tháo dây cho tàu lại quay lại cập mạn ngoài của sà lan cuối để đẩy đuôi đoàn vào hoặc bắt dây lai để kéo đoàn thả lùi dần vào cập cầu. -Nếu sà lan cuối có neo lái hoặc sà lan cuối đã quay mũi ngược lại thì khi gần tới cầu cho thả neo mạn ngoài, xông dần dây neo, tàu kéo tháo dây lai quay lại đẩy tiếp đuôi đoàn vào, bắt dọc dây dọc lái và các dây. 6. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước ngược, gió ngang 6.1. Gió trong cầu thổi ra Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới cầu, tàu kéo giảm tốc độ, thu ngắn dây, kéo đoàn vào cầu với góc khoảng 200 - 250. Nếu sà lan đầu chạy đến cầu mà không bắt được dây thì tàu kéo phải nhanh chóng tháo dây lai và quay trở lại đẩy đầu đoàn vào bắt dây ngang và dọc mũi, sau đó quay xuống, đẩy tiếp đuôi đoàn vào rồi bắt dây ngang lái và các dây 6.2. Gió ngoài cầu thổi vào Nếu gió yếu thì kéo đoàn vào cầu như nước ngược nhưng phải chú ý đệm va cho tốt. Nếu gió mạnh thì kéo đoàn vượt qua khoảng định cập rồi giảm máy để thả đoàn lùi dần vào cầu, khi đoàn gần tới cầu, nhanh chóng đặt đệm va, bắt dây dọc mũi và các dây khác. 7. Điều động đoàn tàu kéo chạy qua ngã ba sông Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới ngã ba sông (cách khoảng 500 mét) tàu kéo giảm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mon_dao_tao_thuyen_truong_hang_ba.doc
Tài liệu liên quan