1.2.3. Khung xương lồng ngực
Khung xương lồng ngực được hợp bởi: 12 đốt sống đoạn ngực ở sau, 12 đôi xương sườn, đầu xương sườn và củ sườn khớp với thân và mỏm ngang đốt sống đoạn ngực đi vòng từ sau ra phía trước, trong đó 7 đôi xương sườn thật khớp với xương ức ở phía trước qua sụn sườn VII, 3 đôi xương sườn giả dính vào sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt không có sụn sườn nối với xương ức. Giữa 2 xương sườn (xương sườn trên và xương sườn dưới) gọi là khoang gian sườn (khoang liên sườn). Trong lồng ngực có chứa đựng phổi và tim cùng với các mạch máu lớn .
35 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Giải phẫu - Sinh lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu cái, 2 xương gò má
* Xương đơn: xương hàm dưới, xương lá mía và xương móng.
- Xương lệ
Là xương rất nhỏ, mỏng hình tứ giác nằm ở phần trước thành trong ổ mắt
- Xương xoăn mũi dưới (Xoăn mũi dưới)
Là xương nhỏ ở trong hốc mũi, dính vào thành ngoài hốc mũi, mặt ngoài lõm
hợp vào thành ngoài hốc mũi gọi là ngách mũi dưới, mặt trong có nhiều lỗ,
12
rãnh cho các mạch máu, thần kinh nằm. Bờ trên không đều tiếp khớp với
xương hàm trên, xương khẩu cái, xương lệ (góp phần tạo lên ống lệ tỵ) và xương
sàng còn bờ dưới tự do, dày hơn.
- Xương mũi
Là xương nhỏ, dài tạo lên sống mũi có 2 mặt, 4 bờ.
- Mặt trước lõm từ trên xuống dưới, mặt sau có rãnh sàng để dây thần kinh
sàng trước đi qua.
- Bờ trên khớp với nửa trong phần mũi xương trán, bờ dưới gắn với sụn lá mía
ngoài, bờ dưới khớp với mỏm trán xương hàm trên còn bờ trong 2 xương mũi tiếp
khớp với nhau dọc theo đường giữa.
- Xương lá mía
Là xương chiếm phần sau của vách mũi, hình tứ giác gồm 2 mặt, 4 bờ.
- Mặt bên được phủ niêm mạc mũi và rãnh thần kinh khẩu cái, động mạch
bướm khẩu cái.
- Bờ trên có rãnh lá mía tiếp khớp với mỏm bướm, 2 bên có 2 mảnh xương gọi
là cánh lá mía, bờ dưới tiếp khớp với mào mũi, bờ sau tự do là giới hạn trong mũi
sau.
- Xương hàm trên: Là xương chính của khối xương mặt tạo lên thành hốc mắt, hốc
mũi và vòm miệng gồm 1 thân, 4 mỏm.
+ Thân: hình tháp 4 mặt, nền quay vào trong tạo thành ổ mắt, đỉnh quay ra ngoài
khớp với xương gò má. Trong thân xương có hốc lớn là xoang hàm trên.
. Mặt ổ mắt hình tam giác nhẵn, tạo thành nền ổ mắt và có rãnh dưới ổ mắt để
dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua.
.Mặt trước ngăn cách với ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt có lỗ dưới ổ mắt và dây thần
kinh dưới ổ mắt thoát ra.
. Mặt dưới thái dương có ụ hàm trên, trên ụ có 4 - 5 lỗ để dây thần kinh huyệt
răng sau đi qua (Hố huyệt răng).
.Mặt mũi có rãnh lệ, lỗ xoang hàm trên và diện khớp với xương khẩu cái
+ Mỏm :
. Mỏm trán khớp với xương trán, có mỏm lệ, khuyết lệ và mào sàng.
.Mỏm gò má khớp với xương gò má.
13
. Mỏm khẩu cái là mỏm nằm ngang tách ra từ phần dưới xương mũi, thân
xương hàm trên cùng với mỏm khẩu cái xương đối diện tạo thành vòm miệng.
- Xương khẩu cái`
Do 2 xương phải và trái tạo thành, mỗi xương có 2 mảnh.
+ Mảnh thẳng có 2 mặt.
. Mặt mũi là phần sau thành mũi ngoài và mào sàng tiếp khớp với xương soăn
giữa, mào soăn với xương xoăn dưới.
. Mặt hàm trên là thành trong hố châm bướm - khẩu cái, dưới tiếp khớp với củ
hàm, ở giữa rãnh khẩu cái lớn hợp với rãnh xương hàm trên tạo thành ống khẩu cái.
+ Mảnh ngang hình hơi vuông có 2 mặt.
- Mặt mũi ở trên nhẵn là nền ổ nhĩ.
- Mặt khẩu cái là phần sau của vòm miệng.
- Xương gò má
Là xương nhô ra ở 2 bên mặt, đi từ xương thái dương đến xương hàm trên gồm
3 mặt, 2 mỏm và 1 diện tiếp khớp với xương hàm trên.
* Mặt ngoài có vài cơ bám da mặt bám vào, mặt thái dương liên quan với hố thái
dương, mặt ổ mắt là thành ngoài ổ mắt đồng thời 3 mặt đều có lỗ: lỗ xương gò má,
lỗ xương thái dương, lỗ ổ mắt và mặt.
* Mỏm thái dương tiếp khớp với mỏm gò má xương thái dương còn mỏm trán tiếp
khớp với mỏm gò má của xương trá
- Xương hàm dưới
Là xương di động duy nhất của khối xương mặt, có răng hàm dưới cắm vào
huyệt răng, khớp với hố hàm dưới của xương thái dương tạo thành khớp thái dương -
hàm dưới, xương hàm dưới có thân hình móng ngựa và có 2 ngành hàm đi lên gần
như thẳng đứng.
.Mặt ngoài ở giữa là lồi cầu. 2 bên có đường chéo và trên đường chéo gần răng
hàm bé thứ 2 có lỗ cằm để cho mạch máu thần kinh đi qua.
.Mặt trong ở giữa có 4 gai cằm, đường hàm móng ở 2 bên và trên có hõm dưới
lưỡi, dưới gần răng hàm bé thứ 2 có hõm dưới hàm còn bờ trên có nhiều huyết răng
để răng cắm vào và bờ dưới liên tiếp với ngành hàm và thân xương hàm có một
rãnh nhỏ để động mạch mắt đi qua.
- Xương móng
14
Là xương nhỏ hình móng ngựa, nằm ở cổ, trên sụn giáp thanh quản
** Tóm lại: Xương đầu - mặt gồm 2 khối là khối xương sọ và khối xương mặt.
+ Khối xương sọ chia làm 2 phần : Vòm sọ và nền sọ.
- Vòm sọ do các phần đứng xương trán ở trước, phần đứng 2 xương thái dương
ở hai bên. 2 xương đỉnh ở trên và phần đứng xương chẩm ở sau, tiếp khớp với nhau
bới khớp răng cưa hoặc khớp sợi tạo thành khớp bất động.
- Nền sọ do phần ngang xương trán, xương sàng, xương bướm, phần ngang 2
xương thái dương và phần ngang xương chẩm, các xương này liên kết với nhau tạo
thành khớp bất động, đồng thời tạo thành các lỗ, rãnh và khe để các thành phần từ
trong sọ đi ra và ngoài sọ đi vào và có lỗ thông với các hốc tự nhiên ở khối xương
mặt.
** Vì vậy khi chấn thương vỡ nền sọ thì thường gây tụ máu hoặc chảy ra các lỗ và
hốc tự nhiên ở vùng mặt.
+ Khối xương mặt gồm 15 xương liên kết với nhau bởi khớp bất động, trừ khớp
thái dương hàm là khớp bán động, đồng thời tạo thành các hốc tự nhiên như hốc
15
mắt, hốc mũi, khoang miệng và ống tai, trong đó có chứa các tạng của cơ quan thị
giác, thính giác, khứu giác, tiêu hoá và một số xương có xoang như xương hàm
trên, xương sàng
1.2. Xương thân mình
Xương thân người gồm: Cột sống như một trục chính đỡ thân mình, xương
ức và các xương sườn hợp với các đốt cột sống tạo thành khung xương lồng ngực.
1.2.1. Cột sống
Cột sống gồm 26 xương xếp chồng lên nhau thành một cột xương dài, uốn
cong vẹo từ mặt dưới xương chẩm đến tận xương cụt giống hình chữ S và bao bọc
bảo vệ tủy sống.
24 đốt sống trên được chia ra 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt
lưng, còn các đốt sống dưới tiếp theo đốt sống thắt lưng có 5 đốt dính vào nhau
thành xương cùng và 3- 4 đốt sống cuối rất nhỏ dính với nhau thành xương cụt.
1.2.1.1. Thân đốt sống. Hình trụ, có 2 mặt (Trên và dưới) hơi lõm ở giữa và có vành
xương đặc ở xung quanh.
1.2.1.2. Cung đốt sống. Cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt ống sống, cung đốt là 2
mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. Bờ trên và dưới mỗi cuống có
khuyết đốt sống (Trên và dưới), khi các đốt sông tiếp khớp với nhau tạo thành lỗ
liên hợp để cho dây thần kinh tủy sống chui qua
1.2.1.3. Các mỏm đốt sống:
- Mỏm gai từ giữa mặt sau cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới.
- Mỏm ngang từ chỗ nối giữa cung đốt và thân xương đi ngang ra phía ngoài.
- Mỏm tiếp gồm 4 mỏm tiếp: 2 mỏm trên và 2 mỏm dưới từ chỗ nối giữa cuống
và mảnh xương cung đốt. Mỗi mỏm đều có diện khớp tiếp khớp với mỏm tiếp của
đốt sống kế cận.
1.2.1.4. Lỗ đốt sống. Giới hạn ở trước là mặt sau thân đốt, 2 bên và phía sau bởi
cung đốt sống. Khi các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ đốt
sống tạo thành lỗ ống sống trong có chứa tủy sống.
1.2.2. Xương sườn và xương ức
1.2.2.1. Xương sườn
Có 12 đôi xương sườn thuộc loại xương dài, dẹt, cong ở 2 bên lồng ngực được
phân ra: 7 đôi xương sườn thật (từ đôi xương sườn I- VII) nối với xương ức bởi sụn
16
sườn, 3 đôi xương sườn giả (đôi xương sườn VIII- IX- X) Nối với xương ức nhờ
sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt (đôi xương sườn XI- XII) không có sụn sườn
nối với xương ức.
Mỗi xương sườn có 1 đầu, 1 cổ và 1 thân.
* Đầu xương sườn (chỏm) có diện khớp với diện khớp thân đốt sống ngực.
* Cổ xương sườn nối giữa đầu xương sườn với củ xương sườn.
* Củ xương sườn ở phía sau nối giữa cổ sườn với thân xương sườn, có diện
khớp, khớp với mỏm ngang đốt sống ngực.
* Thân xương sườn dài, dẹt, rất mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, mặt trong
lõm dọc theo phía bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh liên sườn nằm.
1.2.2.2. Xương ức: Là một xương dẹt, dài, nằm ở phía trước của lồng ngực gồm 3
phần: Cán ức, thân ức và mũi ức.
Đặc điểm:
+ Mặt trước hơi cong, lồi ra trước, có mào ngang, mặt sau nhẵn cong lõm ra
sau và 2 bờ bên của thân xương có 7 diện khớp (Khuyết sườn) để tiếp khớp với 7
sụn sườn.
+ Nền (đáy) xương ức có khuyết tĩnh mạch cảnh, 2 bên có diện khớp (Khuyết
đòn) tiếp khớp với diện khớp đầu trong xương đòn.
+ Đỉnh mỏng, nhọn gọi là mũi ức cấu tạo toàn sụn.
1.2.3. Khung xương lồng ngực
Khung xương lồng ngực được hợp bởi: 12 đốt sống đoạn ngực ở sau, 12 đôi
xương sườn, đầu xương sườn và củ sườn khớp với thân và mỏm ngang đốt sống
đoạn ngực đi vòng từ sau ra phía trước, trong đó 7 đôi xương sườn thật khớp với
xương ức ở phía trước qua sụn sườn VII, 3 đôi xương sườn giả dính vào sụn sườn
VII và 2 đôi xương sườn cụt không có sụn sườn nối với xương ức. Giữa 2 xương
sườn (xương sườn trên và xương sườn dưới) gọi là khoang gian sườn (khoang liên
sườn). Trong lồng ngực có chứa đựng phổi và tim cùng với các mạch máu lớn.
1.3.Xương chân tay (xương bên)
Gồm xương bên chi trên và xương bên chi dưới.
1. 3.1. Xương bên chi trên :
Mỗi xương bên chi trên gồm 32 xương và chia ra: Đai vai (đai ngực) thuộc phần
cố định do xương đòn ở trước, xương bả vai ở sau. Khớp với nhau ở trước bởi khớp
17
cùng vai- đòn và tiếp khớp với hệ xương trục bởi khớp ức- đòn là nơi chi trên dính
với thân xương.
Phần tự do gồm: 1 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay (xương quay ở ngoài,
xương trụ ở trong), 8 xương nhỏ cổ tay xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 xương, 5
xương bàn tay đánh số từ ngón I(cái) - V(út) và 14 xương đốt ngón tay (mỗi ngón
tay có 3 đốt xương ngón tay trừ ngón I có 2 đốt xương ngón tay).
1.3.1.1. Đai vai (đai ngực)
Gồm xương bả vai và xương đòn tạo thành
- Xương bả vai
Là xương dẹt, mỏng hình tam giác, úp vào phía sau trên của khung xương lồng
ngực có 2 mặt. 3 bờ và 3 góc.
+ Mặt: 2 mặt.
Mặt trước (mặt sườn) lõm là hố dưới vai có cơ dưới vai bám.
Mặt sau lồi có gờ nổi lên gọi là sống vai (gai vai) hướng lên trên ra ngoài, tận
cùng là mỏm dẹt gọi là mỏm cùng vai, đồng thời chia mặt sau thành hố trên sống
và hố dưới sống, để cho các cơ trên sống và dưới sống bám vào. Mỏm cùng vai có
diện tiếp khớp với diện khớp của đầu ngoài xương đòn.
+ Bờ: 3 bờ.
Bờ trong: dày, song song với cột sống (trên khung xương).
Bờ ngoài phía trên dày, phía dưới mỏng có cơ tròn bé, tròn to bám vào.
Bờ trên mỏng, sắc có khuyết vai (khuyết quạ) để mạch máu, thần kinh vai trên
đi qua, phía ngoài có mỏm quạ để cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ ngực bé bám vào.
+ Góc: 3 góc.
Góc trên trong gần vuông có cơ nâng vai bám.
Góc trên ngoài có hõm khớp (ổ chảo) hình bầu dục khớp với chỏm xương cánh
tay thành khớp vai. Khớp này nông nên dễ trật khớp khi bị chấn thương.
Góc dưới: hơi nhọn
** Định hướng xương bả vai.
- Ổ chảo lên trên ra ngoài.
- Sống vai (gai vai) ra sau
18
1.3.2. Xương đòn
Xương dài, hình chữ S nằm phía trước trên lồng ngực. Nhìn thấy và sờ được
trên người sống gồm có 1 thân và 2 đầu.
1.3.2.1. Thân xương.
Có 2 mặt và 2 bờ.
+ Mặt trên phẳng ở ngoài, lồi ở trong và nhẵn ở giữa, Phía trong có cơ ức - đòn
chũm bám, phía ngoài có cơ Delta, cơ thang bám
+ Mặt dưới gồ ghề theo thân xương có rãnh cơ dưới đòn.
+ Bờ trước mỏng, cong lõm ở ngoài cơ Delta bám và cong lồi ở trong cơ ngực
to bám.
+ Bờ sau lồi, gồ ghề ở ngoài cơ thang bám, lõm ở trong cơ ức - đòn chũm bám.
1.3.2.2. Đầu xương có 2 đầu.
+ Đầu trong (Đầu ức) to, dày có diện khớp tiếp khớp với xương ức.
+ Đầu ngoài (Đầu cùng vai) dẹt, rộng có diện khớp tiếp mỏm cùng xương vai.
** Định hướng xương đòn:
- Đầu dẹt ra ngoài
- Bờ lõm của đầu này ra trước
- Mặt có rãnh xuống dưới
** Chú ý. Do tiếp khớp của xương đòn nên ít di động, khi bị ngã chống khuỷu tay
hay vai xuống trọng lượng cơ thể dồn vào xương vai, xương đòn sẽ thường bị gẫy
xương đòn.
Xương bả vai
19
1.3.2. Xương cánh tay
Là xương dài có 1 thân, 2 đầu: đầu trên khớp với ổ chảo xương bả vai, đầu
dưới khớp với diện khớp đầu trên 2 xương cẳng tay.
1.3.2.1. Thân xương Có 3 mặt, 3 bờ.
1.2.1.1. Mặt: có 3 mặt
+ Mặt trước trong phẳng, nhẵn giữa có lỗ nuôi xương, mào củ bé ở 1/3 trên,
phía dưới có cơ quạ cánh tay bám.
+ Mặt trước ngoài ở gần giữa có ấn Delta hình chữ V để cơ Delta bám, dưới có
cơ cánh tay bám.
+ Mặt sau có rãnh xoắn chếch xuống dưới, ra ngoài (hay gọi rãnh thần kinh
quay) có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu nằm. Nên khi gẫy, hoặc
tiêm bắp ở 1/3 giữa cánh tay sau dễ gây tổn thương dây thần kinh quay.
- Các bờ gồm 3 bờ:
+Bờ trước ở giữa tròn, ở dưới kéo dài tới một gờ nhỏ giữa hố vẹt và hố quay.
+Bờ ngoài có vách gian cơ ngoài bám.
+Bờ trong có vách gian cơ trong bám.
1.3.2.2. Đầu xương
- Đầu trên: Có chỏm xương hình 1/3 khối cầu hướng chếch lên trên, vào trong tiếp
khớp với ổ chảo xương bả vai. Cổ giải phẫu là chỗ thắt hẹp giữa chỏm xương tiếp
20
với đầu trên, ngoài chỏm và cổ giải phẫu có mấu động lớn (củ lớn) ở ngoài và mấu
động nhỏ (củ nhỏ) ở trong, giữa 2 mấu động là rãnh nhị đầu (rãnh củ) có phần dài
cân cơ nhị đầu nằm. Cổ phẫu thuật nơi nối giữa thân xương và đầu xương thắt hẹp
không rõ ràng là điểm yếu dễ bị gẫy khi bị chấn thương. Trục của đầu trên hợp với
trục thân xương góc khoảng 1300.
- Đầu dưới: Dẹt, bè ngang sang 2 bên cấu tạo bởi một khối có diện khớp, các hố và
mỏm đi kèm theo.
Khối có diện khớp gọi là lồi cầu xương cánh tay gồm: Lồi cầu nhỏ (chỏm) ở
ngoài tiếp khớp với đài quay (chỏm xương quay), ròng rọc ở trong tiếp khớp với
hõm xích- ma lớn (khuyết ròng rọc) đầu trên xương trụ. Trước lồi cầu nhỏ có hố
quay và trước ròng rọc có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu. 2 bên lồi cầu xương cánh
tay có 2 mỏm trên lồi cầu (ngoài và trong).
Xương cánh tay mặt trước Xương cánh tay mặt sau
21
1.3.3. Xương cẳng tay
Gồm có 2 xương, thuộc loại xương dài, xương quay nằm ở ngoài, xương trụ
nằm ở trong giữa 2 xương có màng liên cốt bám, nhưng đầu dưới xương quay thấp
hơn đầu dưới xương trụ nên khi ngã chống bàn tay xuống đất toàn bộ trọng lượng
cơ thể dồn vào đầu dưới xương quay và làm gẫy đầu này (Pautoucol)
1.3.3.1. Xương quay
Là xương dài: 1 thân, 2 đầu.
- Thân xương: Hình trụ tam giác hơi cong ra ngoài có 3 mặt, 3 bờ.
+ Các mặt: Có 3 mặt
- Mặt trước phẳng, rộng dần ở dưới, ở giữa có lỗ nuôi xương. Phía trên cơ dài
gấp ngón I bám, phía dưới cơ sấp vuông bám.
- Mặt sau ở trên tròn cơ ngửa bám, ở dưới lõm thành rãnh cơ dạng, duỗi ngắn
ngón I bám.
- Mặt ngoài: không có đặc điểm gì đặc biệt.
+ Bờ có 3 bờ:
- Bờ trong ( bờ gian cốt) mỏng, sắc có màng gian cốt bám.
- Bờ trước đi từ lồi
củ quay, hướng
chếch xuống dưới,
ra ngoài càng
xuống dưới càng
mờ dần và cơ gấp
chung nông các
ngón tay bám vào
bờ này.
- Bờ sau mờ không
có gì đặc biệt.
Trục của cổ và trục
thân xương quay hợp
thành góc 1600 là yếu tố
quan trọng để xương
quay, quay quanh xương
22
trụ làm cho cẳng tay và bàn tay có thể sấp ngửa được.
- Đầu xương: có 2 đầu:
+ Đầu trên nhỏ gọi là chỏm xương quay gồm: Mặt trên có hõm khớp tiếp khớp với
lồi cầu nhỏ xương cánh tay, vành khăn bao quanh hõm khớp tiếp khớp với hõm
xích- ma bé (khuyết quay) của xương trụ, cổ xương quay là chỗ thắt hẹp ở dưới
vành khăn dài khoảng 10-12 mm và chỗ lồi ở góc giữa cổ và thân vào phía trong gọi
là lồi củ quay có gân cơ nhị đầu cánh tay bám.
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
giao_trinh_mon_giai_phau_sinh_ly.pdf