Giáo trình môn học Kinh tế chính trị

Chu chuyển của tư bản:

 Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu sự vận động của tư bản về mặt lượng, tức là thời gian và tốc độ vận động của tư bản.

a) Thời gian chu chuyển của tư bản:

 Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét đó là quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại không ngừng.

 Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới hình thức nhất định đến khi nó được quay trở lại dưới hình thức đó nhưng có thêm m

 Thời gian chu chuyển của tư bản = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông

 Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn + Thời gian dự trữ

 Thời gian lưu thông = Thời gian mua hàng + Thời gian bán hàng + Thời gian hàng hoá trên đường vận chuyển.

* Vòng chu chuyển của Tư bản (Tốc độ):

n: Số vòng chu chuyển Tư bản trong một năm,

CH: Thời gian chu chuyển Tư bản trong một năm (365 ngày),

ch: Thời gian chu chuyển tư bản một vòng.

b. Tư bản cố định và Tư bản lưu động:

Trong quá trình sản xuất, các bộ phận Tư bản có đặc điểm chu chuyển khác nhau, căn cứ vào phương thức chu chuyển Tư bản thì Tư bản được chia thành tư bản cố định và Tư bản lưu động.

- Tư bản cố định là bộ phận Tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, thiết bị, nhà xưởng. nó tham gia toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm theo số năm sử dụng. Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn. Có hai hình thức hao mòn: Hao mòn hữu hình là do sử dụng vào sản xuất và tác động của tự nhiên, hao mòn vô hình là do phát triển của khoa học công nghệ, máy móc mới hiện đại hơn làm cho máy móc cũ bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.

Để khôi phục lại tư bản cố định cả về hiện vật và giá trị phải trích lập khấu hao, khấu hao phải phản ánh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản dưới hình thái nguyên vật liệu và giá trị sức lao động, nó tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị chuyển ngay một lần vào sản phẩm, sau quá trình sản xuất được trả lại dưới hình thức tiền tệ.

 

doc128 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn học Kinh tế chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏc là chủ nghĩa tư bản được điều chỉnh để thớch ứng với lực lượng sản xuất xó hội húa. - Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền với nhà nước tư bản thành một tổ chức thống nhất trong đó nhà nước phụ thuộc vào độc quyền, phục vụ mục đích cho các tổ chức độc quyền. - Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hệ thống cỏc quan hệ kinh tế chớnh trị biểu hiện thành đường lối, các chính sách đối nội, đối ngoại, chớnh sỏch kinh tế xó hội. - Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước vào cỏc mặt của đời sống xó hội bằng một hệ thống điều chỉnh làm dịu đi các mâu thuẫn nhưng không làm thay đổi bản chất chủ nghĩa tư bản. b) Biểu hiện của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: 3. Thế nào là tư bản thương nghiệp? Trình bày sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản (cho 1 ví dụ để chứng minh). - Bản chất tư bản thương nghiệp: Trong lịch sử tư bản thương nghiệp xuất hiện từ rất sớm, nó có trước cả tư bản công nghiệp nhưng đó là tư bản mua rẻ bán đắt theo kiểm cổ xưa. Còn tư bản thương nghiệp dưới CNTB lại là một bộ phận của TBCN tách rời ra làm chức năng thực hiện giá trị hay tiêu thụ khối lượng sản phẩm mà TBCN đã sản xuất ra nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. TCN --------à HTLSXSLĐ sản xuất . H’ -----T’ 01.01.02 (1) (3) (2) 31.12.02 CNTB tách rời ra TCN = TCN + Denta T Công thức vận động của TBCN là T-H-T’ - Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?: Theo học thuyết giá trị thặng dư của Mác thì giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua việc bóc lột lao động làm thuê. Các Mác cũng đã khẳng định lưu thông chỉ là thực hiện giá trị chứ không thể sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Vậy nhà tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông sẽ thu được một khoản tiền lời là lợi nhuận thương nghiệp, vì vậy lợi nhuận thương nghiệp được sinh ra từ đâu? (T’ = T + denta T) TTN = T + PTN Trả lời vấn đề này Các Mác đã chỉ rõ: Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp đã bóc lột của công nhân làm thuê trong quá trình sản xuất và nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp vì - Nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhận khâu tiêu thụ sản phẩm để cho nhà tư bản công nghiệp rảnh tay chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất do đó trình độ chuyên môn hoá sẽ được nâng cao, năng suất lao động tăng lên và làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống bản thân nhà tư bản công nghiệp về mặt này có rất nhiều lợi ích. - Khi tư bản thương nghiệp đứng ra kinh doanh thì cũng phải ứng vốn cho quá trình lưu thông của mình vì vậy vốn của nhà tư bản công nghiệp sẽ rút ngắn vòng tuần hoàn từ 3 giai đoạn xuống còn 2 giai đoạn vì vậy tốc độ chu chuyển vốn trong 1 năm sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ ngày càng cao. Về mặt này nhà tư bản cũng có lợi. Nói tóm lại việc tư bản công nghiệp nhường một phần m cho tư bản thương nghiệp thì cả tư bản thương nghiệp lẫn tư bản công nghiệp đều có lợi ích. Việc nhường một phầm m của TBCN cho tư bản thương nghiệp được tiến hành bằng cách tư bản công nghiệp bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp theo giá bán buôn hay giá thành công nghiệp và giá đó bằng chi phí của nhà tư bản công nghiệp + lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp và giá bán buôn bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị hàng hoá. Pbb= C+V+PCN Nhà tư bản thương nghiệp đem bán hàng hoá cho người tiêu dùng theo giá bán lẻ bằng chi phí sản xuất công nghiệp + Lợi nhuận công nghiệp + lợi nhuận thương nghiệp. Mức giá bán lẻ bao giờ cũng bằng giá trị hàng hoá. Pblẻ = PCN + PTN + C +V = C + V + m Khoảng chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá mua buôn công nghiệp chính là lợi nhuận của Tư bản thương nghiệp. Một lân nữa cần khẳng định nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là giá trị thặng dư do lao động làm thuê sáng tạo ra trong quá trình sản xuất bằng bóc lột công nhân làm thuê. Ví dụ: Có 1 nhà tư bản công nghiệp ứng ra 1 số vốn là 800 tư bản và có trình độ bốc lột m’ = 100% nhà tư bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo cấu tạo hữu cơ 700 C + 100 V + 100m = 900 đơn vị Tư bản Nếu nhà tư bản công nghiệp thực hiện tất cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thf tỷ suất lợi nhuận mà nhà tư bản công công nghiệp sẽ được hưởng là P’ = m/(c+v) x100% = 100/800x100% = 12,5% Nếu có một nhà tư bản thương nghiệp đứng ra cùng kinh doanh với tư bản công nghiệp và cùng ứng ra một lượng vốn là 200 đơn vị tư bản. Lúc này nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp sẽ phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận P’ ngang = tổng m/tổng(c+v) x 100% = 100/(800+200) x100% = 10% Từ đó có thể tính PCN = 800*10% = 80 đơn vị tư bản Ta xác định được PbbuônCN = CPSXCN + LNCN = 800 + 80 = 880 Ta thấy 800 < 900 LNTN – 200x10% = 20 đơn vị tư bản. Giá bán lẻ = giá bán buôn + LN thương nghiệp = 880+20 = 900 Giá bán lẻ (900) = giá trị hành hoá (900). 4. Thế nào là chi phí lưu thông dưới chủ nghĩa tư bản? nhân viên thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông có bị bóc lột thặng dư không? * Bản chất của chi phí lao động: Theo học thuyết giá trị lao động của Mác thì tất cả các hoạt động phục vụ cho sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đều phải bỏ ra những chi phí nhất định vì vậy hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiêu thụ sản phẩm nhà tư bản thương nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí như tất cả các nhà tư bản khác. Chi phí lưu thông được Mác khái quát thành 2 loại là chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. + Chi phí lưu thông thuần tuý Là chi phí để xây dựng cửa hàng, mua sắm quầy hàng, chi phí cho nghiệp vụ bán hàng như sổ sách, chứng từ, hoá đơn và các phương tiện bán hàng khác, chi phí thuê nhân viên bán hàng, chi phí quản cáo, marketing, giao dịch. Tất cả các chi phí lưu thông thuần uý là hết sức cần thiết cho quá trình lưu thông nhưng bản thân nó không làm cho giá trị sản phẩm tăng lên trong lưu thông. +) Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông (chi phí bổ sung) Đây là chi phí cho việc gói bọc sản phẩm. Bảo quản sản phẩm, chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường. Chi phí bổ sung làm gia tăng chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông tất cả những chi phí này đều được biểu hiện ở ngoài lưu thông hàng hoá bỏ thêm một lượng kd cho các công việc diễn ra trong lưu thông vì vậy Các Mác khẳng định bộ phận chi phí này tham gia vào việc tăng giá trị của sản phẩm ngay trong quá trình lưu thông. * Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp là hoạt động để thực hiện giá trị của khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là tư giá trị thặng dư mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp vì tư bản thương nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm nhưng trong quá trình hoạt động thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản thì bản thân nhà tư bản thương nghiệp không phải là người trực tiếp đứng ra bán hàng mà họ thuê nhân viên thương nghiệp. Nhân viên thương nghiệp sau quá trình làm việc (bán hàng) cho nhà tư bản nhận khoản thu nhập dưới hình thức tiền công và khoản tiền công ngày thực chất là một phần của giá trị thặng dư nằm trong lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp và lượng tiền công đó bao giờ cũng nhỏ hơn lợi nhuận thương nghiệp hoặc phần thặng dư tư bản công nghiệp đã nhường. Như vậy bản thân nhân viên hoạt đông trong lĩnh vực thương nghiệp và bị bóc lột vì ngày làm việc của họ trong cửa hàng của nhà tư bản cũng được chia thành 2 phần, 1 phân ngày là thời gian lao động cần thiết. Trong thời gian này họ bán được một lượng hàng, họ nhận được tiền công, tiền công đó tương đương 1 phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, phần thời gian còn lại trong ngày là thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian này người nhân viên thương nghiệp lại bán được một lượng hàng và tạo ra được một lượng giá trị tương đương phần còn lại của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp. Bộ phận giá trị này không thuộc nhân viện thương nghiệp mà thuộc về nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy Mác kết luận mặc dù hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hoặc thương nghiệp thì người nhân viên thương nghiệp vẫn là người làm thuê do đó lao động của họ vẫn là lao động bị bóc lột và lao động của họ là nguồn gốc tạo ra thu nhập không lao động cho tư bản thương nghiệp. 5) Thế nào là tư bản cho vay? Trình bày bản chất hoặc nguồn gốc của lợi ích cho vay? * Bản chất của Tư bản cho vay. Tư bản cho vay xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, nó có trước cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp nhưng đó là tư bản cho vay nặng lãi theo kiểu cổ xưa. Còn trong nền kinh tế tư bản lại luôn diễn ra một hiện tượng: có một số nhà tư bản hoạt động như tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp có một số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến như tiền khấu hao tài sản cố định nhưng chưa hết, tiền tích luỹ để mở rộng sản xuất nhưng chưa đủ, tiền mua nguyên, nhiên vật liệu và trả công cho người lao động nhưng chưa đến kỳ tất cả những khoản tiền này đang nằm ùn một chỗ và không sinh lới cho chủ sở hữu. Nhưng cũng trong giao đoạn đó lại có một số nhà tư bản hoạt động khác ký được hợp đồng mới có nhu cầu đổi mới tư bản cố định mở rộng quy mô sản xuất nhưng chưa tích luỹ kịp vốn. Từ đó làm xuất hiện trong xã hội tư bản một quan hệ tín dụng vay mượn lẫn nhau giữa các nhà tư bản và hình thành ra một loại tư bản mới CM gọi đó là tư bản cho vay và định nghĩa + Tư bản cho vay: là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho 1 nhà tư bản khác trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức cho vay. Công thức vận động TCvay ---- T’ cho vay T’cho vay = TCV + Z (lợi tức) Nếu nhìn vào công thức vận động của tư bản cho vay nhà tư bản cho vay khẳng định hắn không bóc lột lao động làm thuê mà lợi tức hắn thu được là do nguồn lực tự nhiên của đồng tiền mà hắn là chủ sở hữu. Về vấn đề này CMác đã chỉ rõ nhà tư bản cho vay cũng tham gia vào quá trình bóc lột lao động làm thuê của công nhân nhưng gián tiếp thông qua bàn tay của nhà tư bản hoạt động hoặc tư bản đi vay. Vì vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản cho vay phải là TChovay—{TCN-(tư liệu sản xuất+ SLĐ) – sản xuất- H’-T’CN}- T’cv Tcho vay -> T’cho vay (rút gọn). Bản chất và nguồn gốc của lợi tức cho vay: Qua phân tích Mac chỉ rõ: lợi thức cho vay thực chất là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay đã trả cho nhà tư bản cho vay vì tư bản cho vay đã nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho nhà tư bản đi vay trong một thời gian nhất định. Các Mác cũng chỉ rõ lợi tức cho vay xét về mặt nguồn gốc nó là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua việc bóc lột công nhân làm thuê. *) Tỷ suất lợi tức cho vay: Hoạt động trong lĩnh vực cho vay hoặc tín dụng là nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức. Nhưng trong thực tiễn khi hình thành quan hệ tín dụng thì kể cả người đi vay và người cho vay chưa quan tâm đến lợi tức mà lại quan tâm trước hết đến tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức là tỷ số tính theo tỷ lệ giữa mức lợi túc mà nhà tư bản thu được so với tổng tư bản cho vay và được tính theo công thức: Z’ = (Z/Tư Bản cho vay) x 100% 6. Thế nào là tư bản Ngân hàng, trình bày sự hình thành lợi nhuận ngân hàng. Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay. * Bản chất tư bản ngân hàng và sự hình thành lợi nhuận ngân hàng: Dưới Chủ nghĩa tư bản quy mô sản xuất của các nhà tư bản ngày càng mở rộng vì vậy nguồn vốn tự có của các nhà tư bản gặp phải những hạn chế nhất định do đó hoạt động tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản là 1 tất yếu khách quan. Tư bản ngân hàng là một tư bản hoạt động, nó cũng giống như tư bản công nghiệp, thương nghiệp đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi nhuận ngân hàng. Bản chất của tư bản ngân hàng còn được Các Mác chỉ rõ ở 2 chức năng cơ bản của ngân hàng đó là Khác tư bản cho vay là tư bản tạm thời nhàn rỗi, ngân hàng sử dụng tiền của mình để cho vay. + Ngân hàng là một trung tâm tín dụng – xã hội với chức năng này ngân hàng thực hiện 2 nhiệm vụ: nhận gửi và cho vay. Khi ngân hàng thực hiện nhiệm vụ gửi có nghĩa là ngân hàng thực hiện chức năng huy động nguồn vốn trong xã hội và khi làm nhiệm vụ này ngân hàng cam kết với người gửi tiền hoàn trả người gửi số lượng tiền gửi kèm theo lợi tức tiền gửi. Còn khi ngân hàng thực hiện nhiệm vụ cho vay tức là ngân hàng cung ứng vốn cho các chủ thể. Khi làm nhiệm vụ cho vay ngân hàng yêu cầu các chủ thể vay tiền phải cam kết với ngân hàng phải hoàn trả lại ngân hàng số tiền vay kèm theo lợi tức tiền vay đúng kỳ hạn. Bao giờ lợi tức cho vay của ngân hàng cũng lớn hơn lợi tức ngân hàng nhận gửi, khoản chênh lệch giữa 2 mức lợi tức sau khi trừ đi những chi phí nghiệp vụ ngân hàng, cộng với những nguồn thu khác trong nghiệp vụ của ngân hàng sẽ hình thành ra lợi nhuận ngân hàng. Như vậy bản chất của lợi nhuận ngân hàng, nó là một phần của lợi nhuận mà các nhà tư bản hoạt động trích ra để trả cho tư bản ngân hàng vì tư bản ngân hàng đã nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho họ trong một thời gian nhất định. Như vậy nguồn gốc lợi ngân hàng cũng là một phần của giá trị thặng dư do bóc lột công nhân làm thuê mà có. + Ngân hàng còn có chức năng là trung tâm thanh toán xã hội, là nơi phát hành tiền mặt và thực hiện các chính sách tài chính của Nhà nước. Tại các ngân hàng đều giữa các tài khoản tiền gửi dự trữ của các chủ thể và thông qua một hệ thống các lệnh bằng séc thanh toan, ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán giữa các chủ thể có tài khoản mở tại ngân hàng. đồng thời ngân hàng trung ương là một cơ quan đốc quyền phát hành tiền mặt và thực hiện chính sách tài chính của chính phủ như phát hành trái phiếu, trái khoản của chính phủ để thực hiện các mục đích quản lý tài chính của chính phủ. * Sự khác nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản cho vay? (trình bày 2 loại tư bản trước) Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay - Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục đích thu được tiền lời dưới hình thức lợi nhuận ngân hàng. Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho một nhà tư bản khác trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức cho vay. Phân tích bản chất của tư bản ngân hàng và tư bản cho vay CMác đã chỉ rõ giữa chúng có sự giống và khác nhau sau: + Giống: cả 2 hình thức tư bản đều kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức nhất định như lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay. Nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng cũng như lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư do bóc lột công nhân mà có. Nhưng giữa chúng có dự khác nhau rất cơ bản đó là + Khác: . Nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn củ tư bản ngân hàng đó là vốn hoạt động, cũng giống như vốn của tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp ngược lại vốn của tư bản cho vay lạo là vốn tạm thời nhàn rỗi (hay vốn tiềm thế) . Kết quả hoạt động: lợi nhuận ngân hàng chính là lợi nhuận bình quân nó phản ánh kết quả của quá trinh sản xuất kinh doanh của tư bản ngân hàng trong điều kiện có sự cạnh tranh với các nhà tư bản hoạt động khác. Ngược lại lợi tức cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trích ra từ lợi nhuận bình quân của mình để trả cho nhà tư bản cho vay. Nói cách khác lợi tức cho vay luôn < lợi nhuận ngân hàng. . Đặc điểm hoạt động (Tư BảN NH có tham gia bq lợi nhuận không). Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động vì vậy sau quá trình hoạt động kinh doanh tư bản ngân hàng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh với các ngành khác để phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại tư bản cho vay không phải là tư bản hoạt động, nó chỉ là tư bản phục vụ cho các nhà tư bản hoạt đông về vốn tiền tệ vì vậy tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Chính vì vậy C Mác đã khẳng định tư bản cho vay là tư bản thực lợi nhất (căn bản nhất). 7. Thế nào là công ty cổ phần, tư bản giả, và thì trường chứng khoán? * Bản chất của công ty cổ phần: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Nguồn vốn hoặc tư bản cá biệt của từng nhà tư bản không đáp ứng được nhu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất vì vậy dẫn đến một xu thế tất yếu là hình thành ra các công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một doanh nghiệp tư bản công nghiệp lớn là nguồn vốn của nó được hình thành dựa trên cơ sở huy động vốn từ trong xã hội thông qua việc phát hành các cổ phiếu công ty. Người mua cổ phiếu của các công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có các quyền lợi : được tham gia trong đại hội cổ đông để bầu ra hội đồng quản trị đồng thời được nhận một phần thu nhập căn cứ vào cổ tức của từng cổ phần (mức cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty). * Bản chất của tư bản giả Tư bản giả là những chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái khoán chính phủ. Sở dĩ gọi là tư bản giả bởi vì những chứng chỉ này ghi nhận một số tiền nhất định được ghi trên cổ phiếu thường gọi là mệnh giá cổ phiếu, mệnh giá trái phiếu. Đồng thời những chứng chỉ này được mua bán một cách tự do trên thị trường dưới sự tác động của các quy luật thị trường. Tất cả những cổ phiếu, trái phiếu được mua bán trên thị trường căn cứ vào thị giá của cổ phiếu: thị giá cổ phiếu không phải là số tiền ghi trên cổ phiếu mà thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: cổ tức của cổ phiếu, mức lãi suất Ngân hàng mà nếu người có cổ phiếu không mua cổ phiếu dùng tiền đó gửi vào ngân hàng cũng sẽ thu được một mức lợi tức ngang với cổ tức của cổ phiếu. * Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là một thị trường trong cơ cấu thị trường đa dạng của nền kinh tê. Trên thị trường chứng khoán người ra mua bán trao đổi những chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu của các công ty, trái phiếu, trái khoán chính phủ. Thị trường chứng khoán có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, chủ yếu hoạt động của thị trường sơ cấp là thông qua các sở giao dịch và cơ quan môi giới giao dịch. thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức quan trọng có dung lượng giao dịch trao đổi lớn. Vì vậy tác dụng của nó là hết sức to lớn nhưng sự đổ bể của thị trường chứng khoán thì cũng gây nên những tàn phá khôn lường cho nền kinh tế. IV tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa 1. Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến? * Bản chất đại tô tư bản: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không hình thành trong lĩnh vực công nghiệp mà ngày càng phát triển và hình thành rộng khắp trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngoài một số những người tiểu thủ nông kinh doanh trên ruộng đất của mình thì trong nông nghiệp xuất hiện mói quan hệ giữa 3 giai cấp đó là địa chủ (là nhưng người sở hữu đối với đát đai), tư bản kinh doanh nông nghiệp (là nhà tư bản hoạt động) nhưng bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận ngang bằng lợi nhuận các nhà tư bản hoạt động khác), công nhân nông nghiệp (là những người lao động làm thuê không có tư liệu sản xuất). Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp bắt buộc phảI thu được một khoản lợi nhuận bình quân như các nhà tư bản khác. Nhưng kinh doanh nông nghiệp lại là kinh doanh trên đất đai vì vậy nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phảI thuê ruộng đất của địa chủ (vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) Để có thể sử dụng đất đai thuộc quyền sở hữu của đại chủ. Thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ một khoản thu nhập vì vậy nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải tìm cách bóc lột công nhân nông nghiệp nhiều hơn để thu được một khoản giá trị thặng dư, dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, bộ phận giá trị thặng dư đó được gọi là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này được chuyển hoá thành địa tô để trả cho chủ ruộng. Từ đó CMác đã đi đến kết luận: bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần của giá trị thặng dư dôi ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp để trả cho đại chủ, là người chủ sở hữu đối với đất đai. * Phân biệt: Địa tô tư bản và địa tô phong kiến đều là 2 phạm trù kinh tế tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp, giữa chúng có sự giống nhau - Cả 2 loại địa tô đầu phản ánh quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản địa chủ với những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. - Đều phản ánh sự tách biệt giữa quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng ruộng đất. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau - Khác nhau về chất: khi nói đến đại tô phong kiến, phản ánh quan hệ bóc lột trực tiếp giữa 2 giai cấp: địa chủ – nông dân. Ngược lại khi nói đến địa tô tư bản -> phản ánh quan hệ bóc lột gián tiếp, địa chủ – tư bản kinh doanh nông nghiệp – công nhân nông nghiệp. - Khác nhau về lượng: địa tô phong kiến bao gồm tất cả phần sản phẩm thặng dư mà người nông dân đã tạo ra trong quá trình sản xuất, đôi khi nó cần lấn sang phần sản phẩm cần thiết nếu như mức tô quá cao. Ngược lại địa tô tư bản chỉ là một phần của giá trị thặng dư sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp hoặc nói cách khác địa tô tư bản bao giờ cũng ít hơn địa tô phong kiến. 2. Phân tích các loại địa tô dưới chủ nghĩa tư bản? (Thế nào là địa tô chênh lệch, thế nào là đại tô tuyệt đối, phân biệt địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối) * Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tư bản làm xuất hiện 2 loại hình địa tô cơ bản đó là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. a) Địa tô chênh lệch: - Khái niệm: địa tô chênh lệch là khoản địa tô thu được do có sự khác nhau về độ màu mỡ của đất đai, vị trí của ruộng đất so với thị trường tiêu thụ sản phẩm và do kết quả đầu tư thâm canh trên ruộng đất mà có. - Đặc điểm kinh doanh nông nghiệp: kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là kinh doanh trên ruộng đát mà ruộng đất, số lượng thì có hạn và tính chất hoặc độ màu mỡ không giống nhau trong đó có ruộng tốt, ruộng trung bình, ruộng xấu mà theo CMác chủ yếu ruộng đất trong nông nghiệp chủ yếu là ruộng xấu vì kinh doanh trong nông nghiệp là bóc lột đất đai, hơn nữa ruộng đát là sản phẩm của tự nhiên vì vậy vị trí của nó so với thị trường tiêu thụ sản phẩm được hình thành cố định ngay từ khi xuất hiện. Kinh doanh trong nông nghiệp có một đặc điểm khác với kinh doanh trong công nghiệp đó là đặc điểm về hình thành giá cả nông phẩm: + Giá cả hàng hoá công nghiệp phẩm như đã nghiên cứu bao giờ cũng được hình thành bởi điều kiện sản xuất trung bình của tất cả những người sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường và Mac đã khẳng định giá trị thị trường của sản phẩm công nghiệp là lượng lao động mang tính xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Nhưng ngược lại kinh doanh trong nông nghiệp là kinh doanh ruộng đất mà ruộng đất thì tính chất và độ màu mỡ khác gần ruộng tốt, ruộng trung bình và ruộng xấu. Nếu giá trị nông phẩm cũng được xác định như giá trị của hàng hoá công nghệ phẩm có nghĩa là nó được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình trên ruộng đất thì sẽ không có một nhà tư bản nào kinh doanh trên ruộng xấu (mà ruộng xấu lại là chủ yếu). Vì vậy giá cả nông sản phẩm bao giờ cũng được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất vì: . Dù kinh doanh trên ruộng đát xấu thì các nhà tư bản cũng phải đảm bảo có doanh lợi (lãi) vì vậy nếu giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình thì sẽ mâu thuẫn với mục đích kinh doanh của các nhà tư bản. . Nhu cầu nông sản ngày cáng phát triển vì tốc độ phát triển dân số do đó đòi hỏi phải kinh doanh trên tất cả ruộng đất mới đủ khối lượng nông phẩm. . Ruộng đất là tư liệu sản xuất của nông nghiệp và nó đã có chủ sở hữu ngay từ đầu vì vậy đã ngăn cản các nhà tư bản chuyển từ kinh doanh ruộng xấu sang trung bình hoặc tốt. Từ những lý do đó khẳng định rằng giá cả nông phẩm chỉ có thể quyết định bởi điều kiện sản xuất ở ruộng xấu, có như vậy mới có quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất tư bản trong nông nghiệp. - Các loại địa tô chênh lệch Địa tô chênh lệch được chia làm 2 loại đó là Địa tô chênh lệch một: đó là địa tô thu được ở những ruộng đát có độ màu mỡ trung bình và tốt so với kinh doanh trên ruộng xấu và thu được do vị trí ruộng đất gần thị trường tiêu thụ. Sở dĩ những người kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình thu được địa tô chênh lệch một bởi vì do độ màu mỡ của ruộng đất tốt lớn hơn ruộng loại xấu vì vậy năng suất và sản lượng cao hơn do đó cùng một lượng vốn đầu tư thì hiệu quả kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình sẽ cao hơn so với ruộng xấu. Giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất là ruộng xấu vì vậy khoảng chênh lệch do sự k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_kinh_te_chinh_tri.doc
Tài liệu liên quan