Phân loại theo tính chất của thất nghiệp
a. Thất nghiệp tạm thời (Thất nghiệp cơ học - Frictional Unemployment) còn gọi là thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp bất đồng, thất nghiệp dai dẳng, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp chuyển đổi).
Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng LĐ. Ngoài ra, người ta còn tính cả những người thất nghiệp thời vu và những người TN do tàn tật 1 phần (nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc làm).
b. Thất nghiệp cơ cấu ( StructuralUnemplyment - còn gọi là thất nghiệp bất tương xứng) Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về LĐ. Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân:
+ Thiếu kỹ năng: có thể do sự thay đổi cơ cấu ngành hoặc do công việc yêu cầu trình độ cao hơn đối với người lao động.
+ Khác biệt về địa điểm cư tru: Yếu tố chính là do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, vùng này phát triển nhanh, đang cần nhiều LĐ, trong khi vùng khác phát triển chậm, đang thừa LĐ. Tuy nhiên, người LĐ không dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác để có được việc làm.
c. Thất nghiệp chu kỳ ( CyclicalUnemployment - còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết Keynes) Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền KT, sản lượng tụt xuống thấp hơn SLTN.
Do tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sụt giảm, buộc các DN phải SX ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa. Vì vậy, DN sẽ phải sa thải công nhân, tạo nên TN hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phần biệt TN chu kỳ với các loại TN khác là mức TN gần như ở khắp mọi nơi.
d. Thất nghiệp do cơ chế quản lý lao động tiền lương (Còn gọi là thất nghiệp chờ việc)
Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu của người lao động.
114 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn học Kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cách thứ nhất: Khi sản lượng thực tế thấp hơn Qp là bao nhiêu % thì thất nghiệp sẽ tăng thêm 1%.
- Cách thứ hai: Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế cao hơn tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng bao nhiêu % thì thất nghiệp sẽ giảm bớt 1%.
Þ Định luật Okun:
Cách thứ nhất: Theo P.A.Samuelson và W.D. Nordhaus: "Khi Q thấp hơn Qp 2% thì thất nghiệp sẽ tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên".
Từ đó suy ra: Nếu sản lượng thực tế (Qtt) < Sản lượng tiềm năng (Qp) một lượng X(%) thì thất nghiệp sẽ tăng thêm một lượng:
DU =
X
2
Qp
X =
Qp - Qt
x100
Mà X được xác định bởi:
DU =
Qp - Qt
Qp
x50
Nên:
DU là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thêm do sản lượng thấp hơn mức
tiềm năng.
Do tại mức sản lượng tiềm năng đã có thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên. Cho nên, tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut) phải bằng thất nghiệp tự nhiên (Un) cộng với DU.
Tức là:
Ut =
Un +
Qp - Qt
Qp
x50
b. Chu kỳ kinh tế trong mô hình Keynes
Cần phân biệt quan điểm cổ điển và quan điểm của Keynes về vấn đề xác định sản lượng trên 2 quan điểm:
-Theo quan điểm cổ điển: giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt nên đường tổng cung thẳng đứng. Do đó, với quan điểm này không có thất nghiệp không tự nguyện, chính sách kinh tế vĩ mô không thể tác động đến sản lượng.
- Theo Keynes, giá cả và tiền công không linh hoạt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vì thế đường AS nằm ngang. Trong trường hợp này bất cứ sự thay đổi nào của tổng cầu đều được phản ánh vào sự thay đổi sản lượng thực tế hơn là giá cả.
E1
Y1
AD
AD2
AD
Y
Yp
E0
AD1
Theo ông, đối với nền kinh tế có thất nghiệp cao và dai dẳng, CP có thể có chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích cầu đầu tư và cầu tiêu dùng cải thiện tình hình.
c. Tác động qua lại giữa số nhân Keynes và nhân tố gia tốc
Thuyết mô hình số nhân - gia tốc (Multiplier-Accelerator model Theory) đề xuất cách giải thích chu kỳ dựa vào một cú sốc bên ngoài, được lan truyền bởi số nhân cùng với nhân gia tốc, tạo nên sự dao động lên xuống của SL(Samuelson).
Chúng ta biết, số nhân Keynes là hệ số phản ánh lượng thay đổi của SL khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị. Một trong các yếu tố năng động làm thay đổi tổng cầu là đầu tư của tư nhân (I). Theo Samuelson, sự thay đổi trong đầu tư vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chu kỳ kinh doanh. Là nguyên nhân bởi vì việc gia tăng hay giảm bớt đầu tư sẽ dẫn đến sự gia tăng hay sụt giảm của sản lượng. Tác động này được thể hiện bằng mô hình số nhân DY = m’.DAD. Là kết quả vì trong các chu kỳ KD, SL liên tục tăng lên và giảm xuống. Khi SL thay đổi đầu tư cũng thay đổi theo. Tác động của SL làm thay đổi đầu tư được gọi là nhân tố gia tốc. Samuelson cho rằng sự tương tác giữa số nhân và gia tốc tạo ra chu kỳ kinh doanh.
Từ thuyết đó, ngoài những nhân tố tác động đến đầu tư đã nêu trong chương 3, việc tăng vốn, tăng đầu tư còn xảy ra khi sản lượng tăng. Hơn nữa, sản lượng phải liên tục tăng cùng nhịp độ mới đảm bảo cho vốn đầu tư không đổi. Kết quả là, khi sản lượng ngừng tăng, thì đầu tư ròng ( đầu tư tăng thêm vốn tư bản) giảm đến 0 và tổng đầu tư chỉ bằng đầu tư để duy trì năng lực sản xuất hiện có.
Ngược lại, khi sản lượng giảm, đầu tư sẽ giảm xuống dưới 0 trong thời gian dài.
Cơ chế phối hợp nhân tố gia tốc và mô hình số nhân có thể mô tả
như sau (cơ chế hình thành chu kỳ kinh doanh):
Đầu tư tăng Þ sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) Þ đầu tư tăng( theo số nhân gia tốc)Þ sản lượng tăng,.. đạt đỉnh chu ky.
Tiếp đến:
Sản lượng ngừng tăng Þ đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc)Þ sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) Þ đầu tư giảm ( theo nhân tố gia tốc) Þ sản lượng giảm,... chạm đáy chu ky. Tiếp đến, đầu tư tăng lên và chu kỳ lại bắt đầu từ đầu.
2.6. Tác động của Chính phủ vào chu kỳ kinh tế
Tác động vào chu kỳ kinh tế thực chất là để loại bỏ suy thoái. Việc ngăn chặn suy thoái chỉ có thể do Chính phủ thực hiện. Chính phủ cần:
- Hiểu và nắm được chu kỳ của những lực tác động bên trong và bên ngoài, từ đó CP tìm cách khai thác nền kinh tế sao cho hoạt động ở mức SL tiềm năng trong thời gian dài.
- Theo dõi và dự báo các diễn biến kinh tế để có giải pháp phòng ngừa.
Bởi lẽ đơn giản, nếu như các nhà kinh doanh được dự báo rằng sắp tới nền kinh tế sẽ đi xuống, thì họ sẽ ý thức được rằng cần phải giảm bớt hàng tồn kho.
Tương tự như vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế thấy trước sắp có một thời kỳ phồn thịnh về kinh tế, họ có thể có những biện pháp tiền tệ hoặc thuế khoa để hạn chế chi tiêu.
- Sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của CP như chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả để điều tiết các biến động.
- Ap dụng chính sách kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng đồng bộ và phù hợp với mặt bằng kinh tế tạo ra sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
- Cải cách các cơ cấu kinh tế để chống lại khủng hoảng.
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Định nghĩa
Là sự gia tăng lực lượng kinh tế của năm này so với năm trước hoặc năm được chọn làm xuất phát điểm của chu kỳ nghiên cứu.
Hoặc: Là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.
Chỉ tiêu năm (t) - chỉ tiêu năm (t-1)
Chỉ tiêu năm (t-1)
x100
Vt =
Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước.
Vt là tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó năm t
Chỉ tiêu năm t và năm (t –1) có thể là GNP hoặc GDP.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng trưởng KTQD
2.1. Tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng
- Khi tăng tích lũy, giảm tiêu dùng sẽ hạn chế tăng trưởng.
- Nếu tăng tiêu dùng sẽ tăng sản xuất.
Có: YD = C + S
E
C
C= C + MPC.Y
Y
C
45o
-C
S= -C + MPS.Y
Y
2.2. Tích lũy, đầu tư và để dành
Để dành chỉ đơn giản là không tiêu dùng hết thu nhập, muốn dành lại một phần để đề phòng rủi ro hoặc chưa biết dùng số tiền đó vào việc gì do bão hòa về nhu cầu tiêu dùng.
Tích lũy là sự để dành có mục đích đầu tư, chờ cơ hội, chờ đủ sức sẽ đầu tư.
Đầu tư là biến tích lũy thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự tăng trưởng kinh tế.
S1
I (i)
I
i
S2 (Quốc dân)
i1
E
C
I
Y
I, S
-C
S= -C + MPS.Y
Y
Y*
i2
Sự tác động của tiết kiệm và đầu tư đến thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tại điểm E mức tiết kiệm mong muốn bằng mức đầu tư mong muốn.
3. Các dạng tăng trưởng kinh tế
3.1. Tăng trưởng kiểu “bong bóng xà phòng”
Đó là sự tăng trường nhanh và kém bền vững.
Đặc điểm:
- Có khát vọng tăng trưởng nhanh, dẫn đến đầu tư ồ ạt, đầu tư không những bằng vốn vay dài hạn mà còn bằng vốn vay ngắn và trung hạn. Điều đó dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính, và kết cục là sự suy thoái kinh tế.
- Vay nợ nước ngoài lớn nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả.(Điển hình là Achentina)
-Chỉ tập trung đầu tư một số ngành, nên khi những ngành này thất bại trong cạnh tranh quốc tế, nền kinh tế đất nước sẽ sụp đổ nhanh chóng.
3.2. Tăng trưởng kinh tế nóng
Đó là sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải trả giá quá lớn về nhiều mặt, như về môi trường, dân số, cơ sở hạ tầng, đồng thời đó là sự phát triển phiến diện về kinh tế, không xuất phát từ tiềm năng của đất nước.
3.3. Tăng trưởng cân đối
Đó là sự tăng trưởng kinh tế trong khi giữ nguyên cơ cấu sử dụng thu nhập quốc dân.
Tăng trưởng cân đối khác với tăng trưởng đều đặn. Tăng trưởng đều đặn nói đến việc tăng trưởng đều đặn với nhịp độ không đổi, liên tục trong nhiều năm của GNP, và GDP.
3.4. Tăng trưởng tối ưu
Tăng trưởng tối ưu là vị trí nền kinh tế nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng. Tại đó mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên.
4. Các biểu hiện điển hình về kinh tế trong sự tăng trưởng
4.1. Giá cả tăng do đó lạm phát tăng
P tăng do một số nguyên nhân sau:
- Do mở rộng SXKD Þ nhu cầu về TLSX Ý ÞP Ý
- Do giá cả hàng hóa đầu vào tăng nên giá thành, giá cả đầu ra phải tăng.
- Do sự kì vọng về lợi nhuận của các nhà đầu tư tăng ÞIÝÞADÝ.
- Xuất khẩu tăng ÞADÝ
Tóm lại, ADÝ dẫn đến PÝ.
4.2. Đầu tư tăng
IÝÞADÝ.
4.3. Lãi suất ngân hàng tăng (iÝ)
IÝ ÞMD ÝÞi Ý.
4.4. Sự chu chuyển của vốn tăng
4.5. Những biến động bất thường về mức độ chi tiêu, tích lũy và đầu tư
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm sẽ tạo nên tâm lý lạc quan, từ đó dẫn đến C>S, đầu tư ồ ạt,
CHƯƠNG V
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
I. THẤT NGHIỆP
1. Tác hại của thất nghiệp
Thứ nhất, đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: Đời sống của họ sẽ tồi tệ hơn do mất nguồn thu nhập, kỹ năng chuyên môn bị sói mòn, mất niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật tăng lên, hạnh phúc gia đình bị đe doạ, con cái chịu nhiều thiệt thòi.
Thứ hai, đối với xã hội: Phải chi phí cho đội quân thất nghiệp (nhất là ở các nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp); phải chi nhiều tiền hơn cho bệnh tật; phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, do người thất nghiệp gây ra; phải chi nhiều tiền hơn cho việc xử lý tội phạm.
Thứ ba, đối với hiệu quả nền kinh tế: TN cao làm cho nền kinh tế h/đ không có hiệu quả.
2. Một số khái niệm cơ sở
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
Ở VN, những người đang làm việc có thể nằm trong tuổi lao động hoặc ngoài tuổi LĐ. Số người ngoài tuổi LĐ có việc làm được tính vào lực lượng lao động theo giới hạn (>13 và <65). Như vậy lực lượng lao động gồm 2 thành phần:
+ Những người trong tuổi lao động đang làm việc hay đang thất nghiệp.
+ Những người ngoài tuổi lao động những nằm trong khoảng 13 -16 tuổi đang có việc làm.
- Số người thất nghiệp gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.
Theo định nghĩa trên, những người ngoài tuổi LĐ, cho dù đang tìm việc và không có việc làm thì cũng không được xem là TN. Hoặc 1 người trong tuổi LĐ, có khả năng LĐ, nhưng không hề có hành động tìm việc thì cũng không phải là người TN. Những thành phần nêu trên được xếp ngoài lực lượng LĐ.
- Người có việc làm là những người đang làm cho các các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn hoá, xã hội,...
- Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình,... và một bộ phận không muốn tìm việc làm vì các lý do khác nhau.
3. Dấu hiệu thất nghiệp
- Trong độ tuổi lao động.
- Có khả năng, có nhu cầu, có nghĩa vụ lao động.
- Đang không tìm được việc làm, có việc làm nhưng không ổn định.
Dân số
Trong độ tuổi
lao động
Lực lượng lao động
Có việc
Thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao động ("ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc)
Ngoài độ tuổi
lao động
Sơ đồ miêu tả nội dung các khái niệm
4. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp
4.1. Số người thất nghiệp
Được tính theo 2 cách:
- Thống kê theo các dấu hiệu thất nghiệp, đã nêu ở trên.
- Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm.
Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách lao động của các đơn vị lao động
4.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp(%) =
Số người thất nghiệp
Lực lượng lao động
x100
Để đo lường mức thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất nghiệp”:
4.3. Thời gian thất nghiệp
Thời gian thất nghiệp bao giờ cũng được hiểu là thời gian trung bình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
4.4.Tần số thất nghiệp
Là số lần trung bình 1 người lao động bị TN trong 1 thời kỳ nhất định (ví dụ: 1 năm bị thất nghiệp 3 lần).
Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu LĐ của các DN.
+ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng LĐ.
Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số TN bị đẩy lên nhanh. Tần số TN lớn, có nghĩa là thường xuyên có số TN nhiều, tỷ lệ TN sẽ cao.
Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định KT là hướng đi quan trọng giữ cho tần số TN ở mức thấp.
5. Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp
5.1. Phân theo đặc tính của người thất nghiệp
Phân theo các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí tuổi tác.
- Tiêu chí giới tính.
- Tiêu chí ngành nghề.
- Tiêu chí lãnh thổ.
- Tiêu chí dân tộc.
5.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc
- Mất việc
- Chưa có việc
- Ngoại lệ
5.3. Phân loại theo tính chất của thất nghiệp
a. Thất nghiệp tạm thời (Thất nghiệp cơ học - Frictional Unemployment) còn gọi là thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp bất đồng, thất nghiệp dai dẳng, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp chuyển đổi).
Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng LĐ. Ngoài ra, người ta còn tính cả những người thất nghiệp thời vu và những người TN do tàn tật 1 phần (nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc làm).
b. Thất nghiệp cơ cấu ( StructuralUnemplyment - còn gọi là thất nghiệp bất tương xứng) Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về LĐ. Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân:
+ Thiếu kỹ năng: có thể do sự thay đổi cơ cấu ngành hoặc do công việc yêu cầu trình độ cao hơn đối với người lao động.
+ Khác biệt về địa điểm cư tru: Yếu tố chính là do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, vùng này phát triển nhanh, đang cần nhiều LĐ, trong khi vùng khác phát triển chậm, đang thừa LĐ. Tuy nhiên, người LĐ không dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác để có được việc làm.
c. Thất nghiệp chu kỳ ( CyclicalUnemployment - còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết Keynes) Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền KT, sản lượng tụt xuống thấp hơn SLTN.
Do tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sụt giảm, buộc các DN phải SX ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa. Vì vậy, DN sẽ phải sa thải công nhân, tạo nên TN hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phần biệt TN chu kỳ với các loại TN khác là mức TN gần như ở khắp mọi nơi.
d. Thất nghiệp do cơ chế quản lý lao động tiền lương (Còn gọi là thất nghiệp chờ việc)
Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu của người lao động.
Lao động (L)
L*
Tiền lương cân bằng
W
Tiền lương cân bằng
LD
LS
e. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu lao động.
Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. Từ giả thiết này, có thể xây dựng được hai đường cung: một đường cung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động; một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện (hình 7.2).
Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường LS' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, GF là con số thất nghiệp tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Mức lương
Lượng
lao động
LS
L
G
E
G
LD
LD '
W1
W*
F
LS '
Nếu x/h có chế độ quy định mức lương tối thiểu, g/s ở w1 cao hơn mức lương cơ bản của T/T lao động (W*).
Ở mức lương W1, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (LS’) sẽ lớn hơn cầu LĐ. Sự chênh lệch này được biểu hiện bằng đoạn AB. Đó chính là số người TN theo “lý thuyết cổ điển” thì đó là bộ phận thất nghiệp TN, bởi TN tự nhiên bởi xh chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn (W1).
TN không tự nguyện là TN do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu sụt giảm, SX bị đình trệ, mất việc, ở trên hình trên hình vẽ là đoạn GE.
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp và phương hướng cơ bản nhằm hạn chế thất nghiệp và tác hại của thất nghiệp
6.1. Sự đổi mới và nâng cao nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Công nghệ hiện đại khi được đưa vào sản xuất sẽ thay thế nhiều lao động thủ công vào tạo ra thất nghiệp từ bộ phận này.
- CN hiện đại khi được đưa vào SX sẽ làm cho bộ phận LĐ cũ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mới.
- CM KHCN cùng với hội nhập kinh tế quốc tế Þ thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng chuyên môn hóa Þ xuất hiện nhu cầu về lực lượng lao động mới mà lao động hiện có không phù hợp.
6.2. Sự bất đồng giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Để giữ cân bằng về việc làm trong điều kiện không đổi về công nghệ SX, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số nhiều lần.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển hiện nay chưa thể thực hiện được điều này bởi vì tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có nhanh nhưng tốc độ tăng dân số tăng cũng không kém.
6.3. phương hướng cơ bản nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đối với thất nghiệp chu kỳ: dùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích sự gia tăng của tổng cầu, kéo sản lượng lên mức sản lượng tiềm năng.
Đối với thất nghiệp tự nhiên:
Trong vài thập niên gần đây, tỷ lệ TNTN có khuynh hướng tăng lên ở một số nước. Có 3 lý do: Một là, sự thay đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng thành phần thất nghiệp cao. Hai la, sự thay đổi cơ cấu KT làm tăng thành phần thất nghiệp cơ cấu do thiếu kỹ năng. Ba là, chế độ trợ cấp TN ở một số nước làm cho người LĐ không tích cực tìm việc hoặc không chấp nhận công việc có mức lương thấp. Vậy phải chăng việc giảm tỷ lệ TN TN có vẻ như hoang tưởng? Thực tế không phải như vậy, các biện pháp tích cực luôn có tác dụng tốt, nếu như không làm giảm thì cũng sẽ hạn chế được mức độ gia tăng trong tỷ lệ TNTN.
Có thể khắc phục bằng cách tăng cường đào tạo, mở rộng hệ thống thông tin về việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển nơi cư trú,...
II. LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên(trong một thời gian nhất định).
Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống (Sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa.
Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát phản ánh tốc độ tăng giá ở thời điểm này so với thời điểm trước đó (có thể tính theo năm, quý,).
Mức giá chung (General Price) là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có thể viết như sau:
G = å Gi.fi
Trong đó: G - chỉ số giá chung (có thể viết là CPI)
Gi - chỉ số giá cả từng loại hàng.
fi - tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ (với åfi = 1 ). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
2. Tiêu chí đo lường tình trạng lạm phát
2.1.Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
gp
Gi
Go
=
x100
- 1)
(
gp (nL) - tỷ lệ lạm phát (%)
Gi - chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
Go - chỉ số giá cả thời kỳ trước đó được chọn làm gốc để so sánh.
2.2. Quy mô lạm phát
Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể chia thành ba loại:
Lạm phát vừa phải ( moderate inflation - một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định.
Lạm phát phi mã(galloping inflation - ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống.
Siêu lạm phát ( Hyper inflation - trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
Căn cứ vào thời gian lạm phát:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%
một năm.
3. Tác hại của lạm phát
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với ai giữ nhiều tài sản dưới hình thức tiền mặt thì họ sẽ bị thiệt hại rất lớn.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp, thậm chí phá sản.
4. Các lý thuyết về lạm phát
Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát.
4.1. Lạm phát cầu kéo(Demand - pull inflation)
Xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải.
Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
ASLR
ASSR
E1
P
Y
Y1
P1
AD1
AD2
Y2
E2
P2
Lạm phát
4.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy , Cost - Push inflation)
Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng ( đường ASSR dịch chuyển lên trên) hoặc năng lực sản xuất giảm (đường ASSR dịch chuyển sang trái)(hình b và c).
Cụ thể:
Chi phí sx tăng, có thể do sự gia tăng tiền lương danh nghĩa, giá nguyên liệu, thuế,. Lúc đó các DN có khuynh hướng tăng giá bán để bù đắp phần tăng của CPSX. Kết quả là đường ASSR dịch chuyển lên trên. Khi các DN tăng giá bán, AD sẽ giảm bớt (từ E Þ E2). Vậy ASSR cũng giảm theo (từ F ÞE2). Kết quả cuối cùng là nền KT C/B tại mức mức giá cao hơn và SL thấp hơn (hình b).
ASLR
ASSR1
E1
P
Y
Y1
P1
AD
Y2
E2
P2
ASSR2
F
Hình c: Năng lực sản xuất giảm
ASLR
ASSR1
E1
P
Y
Y1
P1
AD
Y2
Hình b: Chi phí sản xuất tăng
E2
P2
ASSR2
F
Đồ thị:
Năng lực sx giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia tăng trong tỷ lệ TNTN; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng. Tác động này làm AS dịch sang trái cùng với mức giảm của SL tiềm năng (Y1Þ Y2).
Khả năng cung ứng giảm trong khi mức cầu vẫn còn cao, hàng hoá trở nên khan hiếm (thiếu 1 lượng hàng E1F trên hình 7.3c), P bắt đầu Ý. PÝ làm cho cầuß và cung tăng(di chuyển trên đường cầu và đường cung). Cuối cùng, AD và AS cân bằng tại mức giá cao hơn.
Tóm lại, cả 2 trường hợp LP do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái, mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế vừa bị LP, vừa bị sụt giảm SL. Tình trạng này thường được gọi là LP đình đốn. Mức độ LP và đình đốn sx nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ LP càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn SX càng trầm trọng.
4.3.Lạm phát dự kiến (expected inflation)
Là tỷ lệ LP hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên được gọi là lạm phát dự kiến.
Hình 7.4 cho thấy LP dự kiến xảy ra ntn. Đó là đường AD và đường AS dịch chuyển lên trên cùng 1 tốc độ. Vì LP đã được dự kiến nên chi phí sx (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ LP. Như vậy, SL vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian . Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ.
ASLR
ASSR1
E2
P
Y
Y*
P1
AD1
E1
P3
ASSR2
E3
ASSR3
AD3
AD2
P2
4.4.Lạm phát và tiền tệ
Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức (M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng.
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = YP), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ.
Điều này xảy ra trong thực tế khi nền KT gặp phải 1 cơn sốc (VD: giá dầu tăng) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. CP cần tăng MSn để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Nhưng vì SL và việc làm không đổi, chỉ có MSn, giá cả và tiền lương danh nghĩa tăng lên.
Khi NS thâm hụt lớn, các CP có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là 1 nguyên nhân gây ra LP (như LP cầu kéo). Và một khi giá cả đã tăng lên thì thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm 1 lượng tiền mới và LP tiếp tục tăng vọt. Ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_hoc_kinh_te_vi_mo.doc