Giáo trình môn học Luật liên quan đến tàu cá

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU . 1

MỤC LỤC . 3

MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ .8

Bài 1: LUẬT BIỂN .9

Giới thiệu:. 9

Mục tiêu:. 9

A. Nội dung . 9

1. Giới thiệu Luật Biển. 9

1.1. Giới thiệu tổng quát. 9

1.2. Ý nghĩa của Luật Biển. 9

2. Nội dung liên quan: . 9

2.1. Đường cơ sở. 9

2.2. Nội thủy: . 13

2.3. Lãnh hải: . 13

2.4. Vùng tiếp giáp . 14

2.5. Vùng kinh tế đặc quyền . 14

2.6. Thềm lục địa. 15

2.7. Biển quốc tế (biển cả):. 15

2.8. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển: . 17

2.9. Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển. 18

B. Câu hỏi và bài tập . 18

1. Câu hỏi:. 18

2. Bài tập:. 18

C. Ghi nhớ . 18

Bài 2 : LUẬT TRÁNH VA .19

Giới thiệu:. 19

Mục tiêu:. 19

A. Nội dung . 196

1. Giới thiệu Luật Tránh va: . 19

1.1 Giới thiệu tổng quát. 19

1.2. Ý nghĩa. 19

2. Nội dung liên quan:. 19

2.1. Khi tàu hoạt động trên biển ta phải làm gì? . 19

2.2. Trách nhiệm trong quan hệ về vị trí giữa các tàu . 20

2.3. Hành động của tàu nhường đường và của tàu được nhường đường . 20

2.4. Thứ tự ưu tiên giữa các tàu trên biển . 21

2.5. Sử dụng đèn tín hiệu và dấu hiệu. 21

2.6. Sử dụng còi . 27

2.7. Tín hiệu cấp cứu. 28

2.8. Những điều cần biết để tránh va . 30

B. Câu hỏi và bài tập. 32

1. Câu hỏi:. 32

2. Bài tập:. 32

C. Ghi nhớ . 32

Bài 3: LUẬT THÔNG TÍN HIỆU.33

Giới thiệu . 33

Mục tiêu:. 33

A. Nội dung. 33

1. Giới thiệu Luật Thông tín hiệu: . 33

1.1. Giới thiệu tổng quát:. 33

1.2. Ý nghĩa của Luật Thông tín hiệu: . 33

2. Nội dung liên quan:. 33

2.1. Những phương pháp thông tin:. 33

2.2. Những vấn đề chung về thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế: . 34

2.3. Thông tin bằng cờ chữ:. 35

2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại: . 39

2.5. Thông tin bằng cờ tay (Semaphore). 417

B. Câu hỏi và bài tập . 44

1. Câu hỏi:. 44

2. Bài tập:. 44

C. Ghi nhớ . 44

Bài 4: LUẬT HÀNG HẢI .45

Giới thiệu:. 45

Mục tiêu:. 45

A. Nội dung . 45

1. Giới thiệu Luật Hàng hải . 45

1.1. Giới thiệu tổng quát. 45

1.2. Ý nghĩa của Luật Hàng hải . 45

2. Nội dung liên quan . 45

2.1. Báo hiệu hàng hải. 45

2.2. Hải đăng . 48

2.3. Tìm kiếm và cứu nạn. 50

2.4. Tai nạn hàng hải . 50

2.5. Kháng nghị hàng hải. 51

2.6. Bảo hiểm hàng hải. 53

B. Câu hỏi và bài tập . 54

1. Câu hỏi:. 54

2. Bài tập:. 55

C. Ghi nhớ . 55

Bài 5: LUẬT THỦY SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN .56

Giới thiệu:. 56

Mục tiêu:. 56

A. Nội dung . 56

1. Giới thiệu Luật Thủy sản và các quy định liên quan:. 56

1.1. Giới thiệu tổng quát. 56

1.2. Ý nghĩa của Luật Thủy sản và các quy định liên quan: . 568

2. Nội dung liên quan . 57

2.1. Chức trách thuyền viên tàu cá. 57

2.2. Chứ c trách, nhiệm vụ của thuyề n trưởng tàu cá . 58

2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác . 59

2.4. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong hoạt động khai thác thủy sản . 60

2.5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản: . 61

2.5. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn. 71

2.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá. 71

2.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển. 75

B. Câu hỏi và bài tập. 76

1. Câu hỏi:. 76

2. Bài tập:. 76

C. Ghi nhớ . 76

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC .77

I. Vị trí, tính chất của mô đun :. 77

II. Mục tiêu: . 77

III. Nội dung chính của mô đun. 77

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập . 78

Bài 1: Luật Biển . 78

Bài tập 1: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng

vùng nước đó. . 78

Bài 2: Luật Tránh va . 79

Bài tập 2: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? . 79

Bài 3. Luật thông tín hiệu. 79

Bài tập 3-1. Phát tín hiệu bằng cờ chữ:. 79

Bài 4. Luật Hàng hải . 80

Bài tập 4-1. Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập

Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan

chức năng. 80

1. Bài 5. Luật thủy sản và các quy định có liên quan . 819

Bài tập 5. Học viên xác định những việc cấm trong hoạt động khai thác thủy

sản. 81

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 81

Bài 1:. 81

Bài 2:. 81

Bài 3:. 82

Bài tập 3-2. 82

Bài 4. 82

Bài 5. 83

VI. Tài liệu tham khảo: . 83

pdf87 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn học Luật liên quan đến tàu cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình thông tin. Ví dụ: bên phát kết thúc bản tin phát tín hiệu ―AR‖, bên nhận trả lời ―R‖. Bảng 3 1. Tín hiệu thủ tục Tín hiệu thủ tục cho các phương pháp thông tin Tín hiệu Ý nghĩa AA Tất cả sau. (RPT AA Nhắc lại tất cả sau ) AB Tất cả trước. (RPT AB ) AR Tín hiệu kết thúc (khi kết thúc 1 bản điện/nhóm tín hiệu) AS Chờ đợi hoặc phân cách BN Tất cả khoảng giữa từ .. đến (RPT BN .) C Tín hiệu khẳng định CS Tên/hiệu gọi của tàu anh là gì? IE Gửi từ (IE Hạ Long: Gửi từ tàu Hạ Long) K Tôi muốn liên lạc với anh N Tín hiệu phủ định/nhóm tín hiệu trước nó hiểu ở dạng phủ định OK Công nhận sự nhắc lại tốt RQ Hỏi/tín hiệu ở trước nó hiểu ở dạng câu hỏi R Đã thu xong RPT Nhắc lại/Tôi xin nhắc lại/Anh hãy nhắc lại WA Một từ/một nhóm sau (RPT WA: Nhắc lại nhóm sau ) 37 WB Một từ/một nhóm trước (RPT WB: Nhắc lại nhóm trước ) Tín hiệu thủ tục dùng trong vô tuyến điện thoại INTERCO Những nhóm sau mã hóa theo Luật tín hiệu quốc tế STOP Chấm (dấu ngắt câu) Decimal (đọc là DAY-SEE-MAL): Dấu thập phân Correction (đọc là KOR-REK-SHUN): Hãy bỏ từ/nhóm vừa phát, thay bằng từ/nhóm sau Chú ý: Các tín hiệu C, N (NO), RQ không dùng chung với tín hiệu 1 chữ. Trong khi đàm thoại những tín hiệu chữ cái phải phát âm theo quy định (ví dụ: A đọc là alfa), riêng chữ N đọc là NO. Mỗi tín hiệu đều có 1 nghĩa hoàn chỉnh được quy định tại Quốc tế mã thư. Ví dụ: - Tín hiệu 1 chữ là tín hiệu được chuyển đi bằng 1 mẫu tự; - Tín hiệu 2 chữ là tín hiệu được chuyển đi bằng 2 mẫu tự; - Tín hiệu 3 chữ, bắt đầu bằng chữ M được dùng để trao đổi thông tin về y tế. 2.3. Thông tin bằng cờ chữ: Cách thông tin bằng cờ tín hiệu quốc tế: 2.3.1. Tổng quát - Mỗi lá cờ hay nhóm lá cờ khi kéo lên, phải giữ trên cột cờ cho đến khi tàu bạn báo nhận; - Khi trên dây có nhiều nhóm cờ, thì giữa 2 nhóm cách nhau 1 đoạn dây cờ để phân biệt; - Phải treo cờ sao cho tàu bạn thấy được rõ nhất (không bị vật khác che khuất). 2.3.2. Cách gọi - Bên tàu phát kéo cờ tín hiệu là tên của tàu nhận (nếu không thì có nghĩa là tất cả các tàu nhìn thấy là tàu nhận); - Nếu tàu phát không biết tên tàu nhận thì kéo nhóm cờ ―VF‖ (Hãy báo hô hiệu tàu anh) hoặc ―CS‖ (Tàu anh tên gì?); - Tàu phát kéo cờ tên gọi của mình. 2.3.3. Cách trả lời và trao đổi thông tin 38 - Tàu nhận trả lời bằng cách kéo cờ trả lời lên ½ cột cờ; sau khi hiểu rõ nghĩa tín hiệu của bên tàu phát thì kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ; - Tàu phát khi thấy tàu nhận kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ thì kéo nhóm cờ tín hiệu xuống; - Khi thấy tàu phát kéo cờ tín hiệu xuống, tàu nhận kéo cờ trả lời xuống ½ cột cờ. Hình 3-1. Bộ cờ tín hiệu quốc tế 2.3.4. Cách kết thúc - Sau khi phát xong nhóm tín hiệu cuối, tàu phát kéo riêng cờ trả lời lên đỉnh cột để báo bản tin đã hết; 39 - Tàu nhận cũng kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ; - Hai bên cùng hạ cờ trả lời xuống: Kết thúc việc trao đổi thông tin. 2.3.5. Cách làm khi không hiểu cờ hiệu bên phát tin Tàu nhận tin nếu không hiểu cờ hiệu của tàu phát tin thì để cờ trả lời ở ½ cột cờ; đồng thời ở dây cờ khác treo cờ ―ZQ‖ (Tín hiệu của anh dường như không đúng, anh hãy kiểm tra lại) hoặc cờ ―ZL‖ (Tín hiệu của anh tôi nhận được, nhưng không hiểu nghĩa). 2.3.6. Sử dụng cờ thế Cờ thay thế (cờ thế) được dùng để thay thế cờ chữ hay cờ số trong trường hợp chữ hay số lập lại một hay nhiều lần trong cùng một nhóm tín hiệu, khi tàu chỉ có một bộ cờ. Cờ thế 1: thay thế cho lá cờ thứ 1, cùng loại, đứng trước nó Cờ thế 2: thay thế cho lá cờ thứ 2, cùng loại, đứng trước nó Cờ thế 3: thay thế cho lá cờ thứ 3, cùng loại, đứng trước nó Hình 3-2. Cờ thế Ví dụ về sử dụng cờ thế: ―N‖ ―O‖ ―NO‖ ―NON‖ 40 Hình 3-3. Sử dụng cờ thế Chú ý: Khi dùng cờ trả lời làm dấu thập phân, cờ trả lời không liên quan đến cờ thế. Dùng tín hiệu 1 chữ cái, ý nghĩa được quy định như dưới đây: Bảng 3-2: Ý nghĩa tín hiệu 1 chữ cái Chữ Cờ Ý nghĩa A PT đang chạy thử máy, thử tốc độ B PT đang chở chất nổ, chất dễ cháy O PT có người rơi xuống nước, xin cấp cứu ―NOO‖ ―NOON‖ ―NONO‖ ―NONON‖ 41 K Trạm kiểm soát gọi PT đến kiểm tra (ban đêm: 2 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, trắng dưới) Xanh ve PT xin cảnh sát giao thông lên tàu ( ban đêm 3 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, đỏ giữa, trắng dưới) Q PT có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm L N PT bị nạn xin cấp cứu C Ghi chú: PT là phương tiện (tàu, thuyền) 2.3.7. Cách đánh vần cờ hiệu Khi thông tin các tên như: tên tàu, tên vị trí địa lý, phải báo cho người nhận hiểu theo cách đánh vần, bằng cách kéo tín hiệu ―YZ‖ (Những từ sau đây là những từ rõ, không có mã hóa). 2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại: Trong trường hợp khác ngôn ngữ, việc dùng vô tuyến điện thoại để thông tin phải tuân thủ các quy định về thông tin vô tuyến điện quốc tế. 2.4.1. Cách gọi 42 - 3 lần gọi tên tàu nhận + 3 lần DE (Dalta Echo) + 3 lần tên tàu phát. - Tên tàu gọi hay tên tàu nhận nếu khó đọc thì phát bằng cách đánh vần. - Sau khi bắt được liên lạc, tên gọi chỉ đọc 1 lần. 2.4.2. Cách trả lời 3 lần gọi tên tàu phát + 3 lần DE (Dalta Echo) + 3 lần tên tàu nhận 2.4.3. Gọi tất cả các trạm trong vùng 3 lần CQ (Charlie Quebec) + ―INTERCO‖ + Nhóm tín hiệu nội dung (theo Quốc tế mã thư), nếu có từ rõ trong nội dung, trước khi phát từ rõ, đọc YZ (Yankee Zulu) 2.4.4. Cách đề nghị chờ: Tàu nhận nếu không trả lời được ngay thì phát AS (Alfa Sierra) + Số phút phải chờ 2.4.5. Cách yêu cầu nhắc lại Sau khi nhận 1 phần hoặc toàn bộ bản điện, bên nhận có thể yêu cầu nhắc lại như sau: - RPT (Romeo Papa Tango) + AA (Alfa Alfa) + .. Yêu cầu nhắc lại tất cả sau .. - RPT (Romeo Papa Tango) + AB (Alfa Bravo) + ..Yêu cầu nhắc lại tất cả trước..... - RPT (Romeo Papa Tango) + BN (Bravo November) + .. Yêu cầu nhắc lại tất cả các khoảng giữa từ .. đến - RPT (Romeo Papa Tango) + WA (Whisky Alfa) + .. Yêu cầu nhắc lại một từ hoặc nhóm sau .. - RPT (Romeo Papa Tango) + WB (Whisky Bravo) + .. Yêu cầu nhắc lại một từ hoặc nhóm trước .. 2.4.6. Cách kết thúc Khi nhóm cuối cùng của bản điện phát và thu xong, thì: - Tàu phát: AR (Alfa Romeo) - Tàu nhận: A (Alfa) 2.4.7. Sử dụng vô tuyến điện thoại xin cấp cứu Dùng tần số cấp cứu VHF 156.800 MHz (kênh 16) Máy vô tuyến điên thoại phổ biến trên tàu cá hiện nay là IC-718 (Icom) Cách gọi: 43 3 lần MAYDAY + 3 lần (THIS IS + Tên tàu bị nạn) + MAYDAY + Tên tàu bị nạn + MY POSSITION (Vị trí tàu bị nạn. Ví dụ: INTERCO B – Vĩ độ 12030’N, kinh độ 106033’E) + NATURE OF DISTRESS (Tính chất tai nạn. Ví dụ: CB6: Tàu bị cháy; CB4: Tàu mắc cạn; CB7: Tàu bị thủng) + OVER (kết thúc cuộc gọi) 2.5. Thông tin bằng cờ tay (Semaphore) 2.5.1. Cách nhận biết Semaphore Hình 3-3. Các tư thế phát các chữ cái bằng cờ tay Chú ý: A – I  Sồ 1 – 9; K  Số 0 Kích thước cờ: Cờ Semaphore được quy định là một hình vuông có cạnh 40cm, do 2 tam giác vuông cân mang 2 màu: sáng và tối ghép lại với nhau tạo thành cờ Semaphore. Cán cờ phần nhô ra khỏi lá cờ dài khoảng từ 10 – 15cm. Tín hiệu các mẫu tự Semaphore được quy định bởi hai tay, phối hợp cầm cờ và phất cờ đúng theo các góc độ mà quốc tế qui định như: 450, 900, 1350, 1800,... 44 Chú ý: Khi phất cờ cánh tay và cán cờ phải luôn luôn là một đường thẳng. Người phát tin cần chọn cho mình một vị trí đứng thích hợp để số người nhận tin đều được quan sát rõ (thường là phải đứng trên cao, tránh hướng ánh sáng của mặt trời chói vào mắt người nhận) 2.5.2. Tư thế của người phát tin - Tư thế ban đầu: Tư thế đứng nghiêm hai tay bắt chéo cờ buông thẳng trước thân người. - Bắt đầu phát tin: (quá trình báo hiệu chuẩn bị nhận tin): Hai tay cầm cờ dang ngang vai, đánh cờ lượn vòng số 8, sau đó trở về lại tư thế ban đầu để phát tin. - Quá trình phát tin: Phát chuẩn, đúng góc độ từng mẫu tự. Một bản tin có thể được phát 3 lần, tiến hành từ chậm đến nhanh. - Hết bản tin: Hai tay cờ trở về tư thế ban đầu, đồng thời giữ nguyên tư thế này đưa cờ thẳng lên cao và hạ xuống nhiều lần. 2.5.2. Một số tín hiệu đặc biệt - Phất cờ đối với chữ L: xóa 1 kí tự - Phất cờ đối với chữ T: báo đánh số - Cách đánh số từ 1, 2 , 3, 0 sẽ được qui định theo thứ tự từ A, B, C, J. Nghĩa là chữ A sẽ tương xứng với 1, B với 2, C với 3, K với 0. Nghỉ /Cách khoảng Phát bằng số Sai Hủy bỏ Phủ nhận Xác nhận Hình 3-4. Các tín hiệu thủ tục 2.5.3. Cách học đánh cờ tay Để dễ hiểu và nhớ tín hiệu Semaphore một cách sâu sắc, chúng ta có thể chia ra làm 3 cách học như sau - Cách học 1: Học theo bảng chữ cái Alphabet: Đây là cách học theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C - Cách học 2: Học theo các vòng phối hợp: 45 Cách học này các mẫu tự được chia ra làm 6 vòng dựa theo sự phối hợp liên tục của các động tác phất cờ. Riêng vòng 1 có động tác phất cờ bằng 1 cánh tay, 5 vòng còn lại động tác phất cờ được quy định bằng cách phối hợp cả 2 tay. Trong đó có một tay được sử dụng làm cánh tay trụ, tay còn lại sẽ di chuyển bắt đầu lần lượt từ góc độ gần nhất sau cánh tay trụ trở đi. Tay trụ từ vòng này chuyển sang vòng khác theo thứ tự sẽ được di chuyển cách nhau một góc 450. Nghĩa là điểm xuất phát của cánh tay trụ sẽ được bắt đầu từ A chuyển sang B chuyển sang C Hình 3-5. Cách học đánh cờ tay theo các vòng phối hợp - Cách học 3: Học theo chữ đối: 46 Học cách này cần nắm vững từng cặp mẫu tự có động tác phất cờ đối nhau. Do đó, cần phải phân biệt kỹ động tác bên phải và bên trái để tránh nhầm lẫn các mẫu tự. Sở dĩ trong cách học này thiếu các mẫu tự như D, N, R, U vì các mẫu tự này động tác phất cờ của từng mẫu tự mang tính cân đối. 2.5.4. Cách thiết lập quan hệ giữa bên phát và bên nhận Bên phát bằng bất cứ phương tiện thông tin nào, phát tín hiệu ―K1‖ (Kilo una one): Tôi muốn liên lạc với anh bằng tín hiệu cờ tay. Bên nhận phát tín hiệu ―YS1‖: Tôi có thể liên lạc với anh bằng tín hiệu cờ tay. Cách phát nội dung bản điện: Bản điện phát bằng cờ tay luôn là bản điện rõ, những số trong bảng điện phát bằng đánh vần. Khi phát xong 1 từ, hai tay đưa về tư thế nghỉ. Khi phát sai thì dùng tín hiệu: EEEEE Cách thu: Khi nhận xong 1 từ, báo nhận bằng cách phát chữ ―C‖, không thu được thì không báo gì cả. Khi không thấy bên thu báo nhận, bên phát phải báo lại. Cách kết thúc: Bản điện kết thúc bằng tín hiệu ―AR‖. 2.5.5. Phát tín hiệu cấp cứu bằng cờ tay Hình 3-6. Phát tín hiệu cấp cứu SOS B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Có bao nhiêu phương pháp thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế? - Trình bày 10 tín hiệu thủ tục? - So sánh hiệu quả giữa các phương pháp thông tin: cờ chữ/vô tuyến điện thoại/cờ tay? 2. Bài tập: Đề bài tập: Phát tín hiệu bằng cờ chữ C. Ghi nhớ - Tín hiệu cấp cứu của các phương pháp thông tin - Thủ tục trao đổi thông tin - Bảng thông tin 1 chữ cái 47 Bài 4: LUẬT HÀNG HẢI Giới thiệu: Khi tham gia hoạt động trên biển, tàu đánh cá ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Biển, Luật Tránh va,... còn phải tuân thủ một số các quy định theo Luật Hàng hải khi gặp phải những vấn đề như gặp tai nạn, bảo hiểm, cứu hộ... Mục tiêu: - Trình bày được các quy định trong Luật Hàng hải có liên quan đến tàu đánh cá; - Áp dụng các quy định của Luật nhằm đảm bảo an toàn cho tàu mình và cho tàu khác. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Hàng hải 1.1. Giới thiệu tổng quát Luật Hàng hải nước ta do Chủ tịch Quốc hội Khóa XI, ký ngày 14 tháng 6 năm 2005. Luật có 18 chương với 261 điều. Luật này quy định về hoạt động hàng hải; bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này. 1.2. Ý nghĩa của Luật Hàng hải Luật Hàng hải quy định những vấn đề nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa các tàu biển. 2. Nội dung liên quan 2.1. Báo hiệu hàng hải Theo Luật Hàng hải, tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va. Báo hiệu hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu biển. 48 Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên các đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật và các công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập các báo hiệu hàng hải. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác. Bảng4-1: Một số báo hiệu hàng hải Tác dụng Hình dáng & màu sắc báo hiệu Đặc tính ánh sáng 1. Báo hiệu hai bên luồng Báo hiệu phía phải luồng Ánh sáng xanh lục, chớp đơn, chu kỳ 2,5 giây, 3 giây hoặc 4 giây Báo hiệu phía trái luồng Ánh sáng đỏ, chớp đơn, chu kỳ 2,5 giây, 3 giây hoặc 4 giây Báo hiệu luồng chính ở phía phải Ánh sáng xanh lục, chớp nhóm (2+1), chu kỳ 5 giây, 6 giây, 10 giây hay 13 giây Báo hiệu luồng chính ở phía trái Ánh sáng đỏ, chớp nhóm (2+1), chu kỳ 5 giây, 6 giây, 10 giây hay 13 giây 49 2. Báo hiệu chướng ngại vật riêng biệt Báo hiệu chướng ngại vật riêng biệt Ánh sáng trắng, chớp nhóm 2, chu kỳ 5 giây 3. Báo hiệu hướng đi an toàn Báo hiệu hướng đi an toàn Ánh sáng trắng, chớp đơn dài, chớp che đơn hoặc chớp đều, chu kỳ 10 giây hoặc chớp theo tín hiệu morse 4. Báo hiệu phương vị Báo hiệu phương vị: Báo hiệu an toàn phía Bắc Báo hiệu an toàn phía Đông Báo hiệu an toàn phía Nam Báo hiệu an toàn phía Tây Bắc: Ánh sáng trắng, chớp nháy đơn nhanh, chu kỳ 1 giây Đông: Ánh sáng trắng, chớp nháy nhanh nhóm 3, chu kỳ 10 giây Nam: Ánh sáng trắng, chớp nháy nhanh nhóm 6, chu kỳ 15 giây Tây: Ánh sáng trắng, chớp nháy nhanh nhóm 9, chu kỳ 15 giây 5. Luồng chạy tàu 50 2.2. Hải đăng Hải đăng là một ngọn tháp (nhà hoặc khung) được thiết kế để chiếu sáng từ một hệ thống đèn và thấu kính, với mục đích hỗ trợ cho các tàu thuyền trên biển định hướng và tìm đường. Hải đăng được dùng để đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, các lối an toàn vào cảng. Một hải đăng thường có các số liệu sau: - Tác dụng; - Tầm hoạt động; - Chiều cao; - Đặc tính ánh sáng; - Đặc tính chớp; - Màu sắc thân đèn; - Loại đèn; - Năm thiết lập. Ví dụ hải đăng Vũng Tàu có các số liệu như sau: Tác dụng: Chỉ vị trí mũi Ô Cấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đèn nhập bờ giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng ra vào vịnh Gành Rái. Tọa độ: 100 20' 4" N -- 1070 4' 38" E Tầm hiệu lực: - Ban ngày: 34 hải lý - Ban đêm: 23 hải lý Chiều cao - Tháp đèn: 18m - Tâm sáng: 193m Đặc tính ánh sáng: Màu sắc: Ánh sáng trắng 51 Hình 4-1. Hải đăng Viẹt Nam 52 Đăc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 12s Màu sắc thân đèn: Trắng Loại đèn - Đèn chính: BBT 300 - Đèn phụ: TRB 220 - Racon: 1 chiếc Năm thiết lập: 1910 2.3. Tìm kiếm và cứu nạn Hình 4-2. Tín hiệu cấp cứu SOS Hình 4-3. Phát tín hiệu SOS bằng morse cờ tay Theo Luật Hàng hải: tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định; khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình, thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người hoặc tàu gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết. 2.4. Tai nạn hàng hải Tai nạn hàng hải là tai nạn do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá hủy, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. 53 Hình 4-4. Tàu cá bị tàu buôn đâm chìm Hình 4-5. Tàu cá bị mắc cạn Khi tai nạn hàng hải xảy ra, thuyền trưởng các tàu liên quan có nghĩa vụ: - Cứu người và tài sản; - Thông báo cho nhau tên tàu, hô hiệu, cảng đăng ký, cảng đi, cảng đến (nếu là tai nạn đâm va); - Lập biên bản đầu tiên nếu tai nạn xảy ra tại khu vực cảng hoặc vùng nước hẹp và nếu tàu có khả năng dừng lại; - Gọi cấp cứu (SOS) nếu tai nạn nghiêm trọng; - Khi đến cảng, thuyền trưởng làm kháng nghị hàng hải về tai nạn, thông báo cho chủ tàu, bảo hiểm, cảng vụ và làm thủ tục trình kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng; - Sau khi có kết luận của cảng vụ về tai nạn, các bên liên quan tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại. 2.5. Kháng nghị hàng hải 2.5.1. Lập Kháng nghị hàng hải Khi tàu gặp những hoàn cảnh, tình huống có thể gây ra hư hỏng cho tàu hoặc hàng hóa, thuyền trưởng cần viết Kháng nghị hàng hải. Mục đích viết Kháng nghị hàng hải là để: bảo vệ quyền lợi chủ tàu, miễn trừ trách nhiệm cho thuyền trưởng, đòi bảo hiểm. 2.5.2. Nội dung của Kháng nghị hàng hải Phần 1: Giới thiệu nhân thân - Tên thuyền trưởng; - Tên tàu; - Quốc tịch tàu; 54 - Tên Chủ tàu; - Cảng đăng ký; - Chở hàng gì; - Cảng đi; - Cảng đến. Phần 2: Nêu diễn biến rủi ro và sự sẵn sàng ứng phó - Ngày và địa điểm xảy ra sự cố; - Diễn biến sự việc; - Sự ứng phó rủi ro của Thuyền trưởng và thuyền viên; - Hậu quả của rủi ro phát hiện được. - Phần 3: Tuyên bố Kháng nghị hàng hải - Thông báo kháng nghị liên quan đến tổn thất và hậu quả của rủi ro; - Thông báo khả năng mở rộng kháng nghị liên quan đế hậu quả tổn thất mà thuyền trưởng chưa phát hiện được. Phần 4: Chữ ký của thuyền trưởng, máy trưởng, sĩ quan trực/thủy thủ với tư cách là người làm chứng. 2.5.3. Yêu cầu khi viết Kháng nghị hàng hải Khẳng định rằng thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu đã làm hết sức mình để phòng ngừa và ứng cứu rủi ro một cách hợp lý; Có bằng chứng chứng tỏ sự mẫn cán hợp lí, sự ứng cứu rủi ro thích hợp của thuyền trưởng và thuyền viên. Mẫn cán là những hoạt động trên tàu liên quan đến việc chuẩn bị và kiểm tra an toàn trước khi thực hiện một công việc hay phòng ngừa một rủi ro nào đó. Nó được thể hiện trong nhật kí hàng hải hàng ngày. Nội dung mẫn cán này phải xuyên suốt trong mọi ca trực trên tàu. Ứng cứu thích hợp là cách ứng cứu tốt nhất có thể, nhằm giảm thiểu những hậu quả do rủi ro gây nên. Giành quyền bổ sung trong Kháng nghị hàng hải; Cần viết kháng cáo Kháng nghị hàng hải trên cơ sở thực tế, mô tả các sự kiện có liên quan tới chủ đề của kháng nghị. Không đựợc bịa đặt. 2.5.4. Trình kháng nghị hàng hải Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục có giá trị chứng cứ pháp lý khi giải quyết các tranh chấp có liên quan. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục không miễn trừ trách nhiệm pháp lý của thuyền trưởng đối với các sự kiện có liên quan. Trình kháng nghị hàng hải cho một trong những cơ quan sau đây, để xác nhận: Cảng vụ hàng hải, Phòng Công chứng Nhà nước, Ủy ban nhân nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất. 55 Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng. Nếu không thể trình Kháng nghị hàng hải trong thời hạn quy định thì trong Kháng nghị hàng hải phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ đó. 2.5.5. Các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi trình Kháng nghị hàng hải Thuyền trưởng phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: - Các giấy tờ phải nộp: - Kháng nghị hàng hải (02 bản); - Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản); - Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản). - Các giấy tờ xuất trình: - Nhật ký hàng hải (bản chính); - Hải đồ liên quan đến vụ việc (bản chính). 2.6. Bảo hiểm hàng hải 2.6.1. Khái niệm Môi trường làm việc trên tàu biển nói chung và tàu cá nói riêng dễ phát sinh các tai nạn và sự cố. Tai nạn trên tàu thường lớn và đôi khi vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Bởi thế, để tránh bị phá sản do tổn thất khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra, các Chủ tàu phải tham gia bảo hiểm các rủi ro liên quan. Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) bồi thường cho người được bảo hiểm (chủ tàu, ) về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và đã nộp phí bảo hiểm. Trên tàu cá hiện nay, có các loại bảo hiểm sau: - Bảo hiểm thân tàu cá; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cá; 56 - Bảo hiểm thuyền viên. 2.6.2. Thủ tục bảo hiểm thân tàu cá Chủ tàu nộp cho công ty bảo hiểm những giấy tờ sau (bản photo): - Giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu của công ty bảo hiểm); - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nghề cá; - Sổ đăng kiểm tàu cá; - Biên bản kiểm tra tàu khi giao nhận/Biên bản kiểm tra từng phần của đăng kiểm; - Báo cáo tình hình tổn thất của tàu xảy ra trước đó và đơn bảo hiểm cũ (nếu có); - Tài liệu chứng minh giá trị của tàu (nếu có); - Bảng kê khai chi tiết ngư lưới cụ nhận bảo hiểm (nếu có) 2.6.3. Hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường Khi tai nạn xảy ra, thuyền trưởng phải báo chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản và thông báo bằng điện thoại cho đại lý của công ty bảo hiểm nơi gần nhất, để được hướng dẫn. Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm: - Giấy yêu cầu bồi thường; - Biên bản giám định của công ty bảo hiểm; - Giấy chứng nhận mất tàu/giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu (nếu có); - Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương/công an lập; Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí đòi bồi thường; - Kháng nghị hàng hải; báo cáo tai nạn tàu hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn/bến đến đầu tiên; - Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến bên thứ ba (nếu có); - Những chứng từ khác như: trích sao Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Sổ thuyền viên) B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Công dụng của báo hiệu hàng hải? - Công dụng của hải đăng? - Trách nhiệm của thuyền trưởng khi tàu bị nạn? - Trách nhiệm của thuyền trưởng khi nhận tín hiệu cấp cứu? - Khi nào phải lập Kháng nghị hàng hải? - Thuyền trưởng phải làm gì khi tai nạn đâm va xảy ra? 57 2. Bài tập: Đề bài tập: Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng. C. Ghi nhớ - Tàu đánh cá không phải thực hiện toàn bộ nội dung của Luật Hàng hải. - Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, thuyền trưởng phải kịp thời đến cứu giúp, trừ trường hợp bất khả kháng. - Các thủ tục lập Kháng nghị hàng hải. - Các thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường tổn thất. 58 Bài 5: LUẬT THỦY SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN Giới thiệu: Thuyền trưởng tàu đánh cá cần phải biết Luật Thủy sản và các quy định có liên quan để hoạt động khai thác thủy sản đúng luật, nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả của chính con tàu của mình, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển, góp phần đảm an toàn cho tàu khác và bảo vệ quyền lợi của quốc gia trên biển. Mục tiêu: - Trình bày được các quy định về khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; - Thực hiện được các quy định có liên quan của Nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Thủy sản và các quy định liên quan: 1.1. Giới thiệu tổng quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_luat_lien_quan_den_tau_ca.pdf