Giáo trình môn học Microsoft Access

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT ACCESS 1

1.1 Giới thiệu chung 2

1.2 Cài đặt Microsoft Access : 2

1.2.1 Yêu cầu về phần cứng và hệ điều hành 2

1.2.2 Cài đặt Microsoft Access 2

1.3 Thiết kế một cơ sở dữ liệu : 2

1.3.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu. 2

1.3.2 Các bước thiết kế một cơ sở dữ liệu và xác định mục tiêu khai thác. 3

1.3.3 Xác định các bảng cần thiết trong cơ sở dữ liệu. 3

1.3.4 Xác định trường. 3

1.3.5 Xác định các mối quan hệ. 3

1.3.6 Tinh chế lại thiết kế. 3

1.3.7 So sánh quan hệ cơ sở dữ liệu và ứng dụng vào tính 4

1.4 Khởi động và sử dụng các đối tượng trong cơ sở dữ liệu : 4

1.4.1 Khởi động và thoát khỏi Access 4

1.4.2 Tạo mới và mở cơ sở dữ liệu. 6

1.4.3 Sử dụng cửa sổ Database. 7

CHƯƠNG II: BẢNG (TABLE) (7 TIẾT: 2 LT + 5 TH) 9

2.1 Khái niệm về bảng 9

2.2 Tạo bảng mới trong cơ sở dữ liệu: Tạo bảng không dùng Table Wizard 9

2.2.1 Cửa sổ Table trong chế độ Design view 9

2.2.2 Thêm trường vào bảng. 10

2.2.3 Đặt tên trường. 10

2.2.4 Các kiểu dữ liệu và chọn kiểu dữ liệu 10

2.2.5 Mô tả trường. 12

2.2.6 Bố trí lại và xóa trường 12

2.2.7 Đặt khóa chính cho bảng và ghi bảng 12

2.3 Xem và thêm mẫu tin vào bảng. 14

2.4 Quan hệ giữa các bảng 16

2.4.1 Quan hệ giữa các bảng 16

2.4.2 Xem và điều chỉnh các quan hệ đã có trong cơ sở dữ liệu. 19

2.4.3 Tùy chọn Cascade Update và Cascade Delete. 20

CHƯƠNG III: 21

CHỈNH SỬA CẤU TRÚC VÀ TINH CHẾ BẢNG 21

(9 TIẾT: 4 LT + 5 TH) Error! Bookmark not defined.

3.1 Thiết lập các đặc trưng trường (thuộc tính trường) 21

3.1.1 Điều chỉnh kích thước trường (Field Size) : 21

3.1.2 Đặt thuộc tính Format. 21

3.1.3 Tạo mặt nạ nhập cho dữ liệu (Input Mask) : 26

3.1.4 Thuộc tính Required (Trường bắt buộc phải có số liệu) : 27

3.1.5 Thuộc tính Default Value (Giá trị mặc nhiên của trường ) : 27

3.1.6 Giá trị rỗng và chuỗi rỗng: 27

3.1.7 Thuộc tính Validation Ruler và thuộc tính Validation text : 28

3.2 Lập biểu thức hợp lệ giá trị 28

3.3 Thuộc tính bảng 28

3.4 Qui tắc hợp lệ đối với mẫu tin 29

3.5 Tạo chỉ mục: 29

3.6 Thay đổi cấu trúc bảng đã có dữ liệu 29

3.6.1 Cập nhật những đối tượng cơ sở dữ liệu 29

3.6.2 Thay đổi kiểu dữ liệu 30

3.6.2 Các lỗi thường gặp khi thay đổi cấu trúc bảng 30

3.7 Một số hàm thường dùng trong ACCESS : 30

CHƯƠNG IV: TRUY VẤN (QUERY) 31

(14 TIẾT: 4 LT + 10 TH) Error! Bookmark not defined.

4.1 Khái niệm về truy vấn và các loại truy vấn 31

4.1.1 Khái niệm 31

4.1.2 Các loại truy vấn 31

4.2 Cách tạo truy vấn 32

4.2.1 Tạo truy vấn “Query Wizard” 32

4.2.2 Tạo truy vấn “From Scratch Method” 33

4.3 Một số xử lý khi thực hiện truy vấn 34

4.3.1 Chọn trường và thêm trường vào truy vấn 34

4.3.2 Sắp xếp lại, chèn và xóa các trường 35

4.3.3 Điều chỉnh độ rộng cột. 35

4.3.4 Thể hiện tên bảng trong vùng lưới QBE 35

4.3.5 Xem bảng kết quả của truy vấn. 35

4.3.6 Đổi tên trường trong truy vấn. 36

4.3.7 Định thứ tự sắp xếp 36

4.3.8 Lập tiêu chuẩn chọn lựa (Criteria) 37

4.3.9 Phương pháp lập biểu thức 42

4.3.10 Phương pháp đưa giá trị vào để thành lập phép chọn trong Criteria đối với các trường có kiểu dữ liệu khác nhau: 43

4.3.11 Xem và thiết lập các thuộc tính. 43

4.3.12 Thiết lập các định dạng trình bày số liệu. 44

4.3.13 Mối quan hệ giữa thuộc tính của trường trong truy vấn và trong bảng 44

4.3.14 Không thể hiện một số trường trong Dynaset 44

4.3.15 Thêm và xóa bảng trong truy vấn 44

4.4 Giới thiệu lệnh thực hiện một số loại truy vấn 45

4.4.1 Truy vấn cập nhật dữ liệu (Update Query) 45

4.4.2 Truy vấn tạo bảng (Make Table Query) 46

4.4.3 Truy vấn xóa dữ liệu (Delete Query) 48

4.4.4 Truy vấn trích lưu số liệu (Append Query) 49

4.5 Sử dụng SQL trong Access 53

CHƯƠNG V: MẪU BIỂU (FORM) (8 TIẾT: 3 LT + 5 TH) 54

5.1 Khái niệm 54

5.2 Công dụng của mẫu biểu 54

5.3 Tạo biểu mẫu 54

5.3.1 Tạo mẫu biểu dùng Form Wizard 54

5.4.2 Tạo mẫu biểu không dùng Form Wizard 58

5.5 Sử dụng Combo Box và List Box để cải tiến Access Form 63

5.5.1 Tạo Combo box 63

5.5.2 Tạo List box 67

5.6 MainForm và SubForm 70

5.6.1 Các mối quan hệ giữa MainForm và SubForm 70

5.6.2 Cách chỉ định mối quan hệ 71

5.6.3 Nhúng SubForm vào MainForm 71

CHƯƠNG VI : BÁO BIỂU (REPORT) 73

(13 TIẾT: 3 LT + 10 TH) Error! Bookmark not defined.

6.1 Khái niệm và công dụng của báo biểu 73

6.2 Các loại báo biểu 73

6.2.1 Báo biểu một cột (Single Column) 73

6.2.2 Báo biểu kết nhóm/Tổng cộng (Group/Total) 73

6.2.3 Báo biểu tóm lược (Summary) 73

6.2.4 Báo biểu nhãn (Label) 73

6.2.5 Báo biểu dạng bảng (Tabular) 74

6.2.6 Ghép trộn thư tín với MS-Winword (MS Word Mail Merge) 74

6.2.7 Báo biểu tự động (Auto Report) 74

6.3 Cách tạo báo biểu 74

6.3.1 Sử dụng Report wizard 74

6.3.2 Sử dụng report Design 79

CHƯƠNG VII: MACRO (VĨ MÔ) (8 TIẾT: 3 LT + 5 TH) 86

7.1 Khái niệm về Macro 86

7.2 Thực hiện một Macro 86

7.3 Cách tạo Macro 87

7.3.1 Tạo Macro bằng Command Button Wizard 87

7.3.2 Tạo Option Group thông qua Wizard 88

7.4 Trang trí hình cho Form 91

CHƯƠNG VIII: ĐỒ THỊ VÀ GIAO TIẾP GIỮA ACCESS 92

VÀ CÁC PHẦN MỀM KHÁC (8 TIẾT: 3 LT + 5TH) 92

8.1 Đồ thị 92

8.1.1 Chọn số liệu cho đồ thị 92

8.1.2 Đồ thị tự do và đồ thị nhúng 92

8.1.3 Tạo Freestanding Graph 93

8.1.4 Tạo Embedded Graph 93

8.2 Giao tiếp giữa access và các phần mềm khác 93

8.2.1 Giao tiếp giữa Access và FoxPro : 93

8.2.3 Giao tiếp giữa Access và Winword 94

8.3 Lệnh Attach Table 95

8.4 Tạo Mailing Label 95

CHƯƠNG IX: 97

TẠO THỰC ĐƠN VÀ THANH CÔNG CỤ CHO ỨNG DỤNG 97

(12 tiết: 2 LT + 10TH) Error! Bookmark not defined.

9.1 Tạo thực đơn 97

9.1.1 Khái niệm về thực đơn 97

9.1.2 Các bước thực hiện tạo thực đơn 97

9.2 Tạo thanh công cụ 98

9.2.1 Ý nghĩa 98

9.2.2 Cách tạo 98

CHƯƠNG X : ĐƠN THỂ (MODULE) (8 TIẾT: 4 LT + 4 TH) 99

10.1 Khái niệm: 99

10.2 Một số lệnh và một số quy ước khi lập trình trong Microsoft Access Modules 99

10.3 Cách tạo và sửa một thủ tục biến cố 101

10.4 Hàm người dùng 102

10.4.1 Sự cần thiết của việc tạo hàm người dùng 102

10.4.2 Tạo mới một hàm 103

10.4.3 Biên dịch thủ tục hoặc hàm 103

10.4.4 Sử dụng hàm 103

10.4.5 Ví dụ minh họa 104

10.5 Các nguyên tắc cơ bản trong ngôn ngữ Access Basic 104

10.5.1 Các thành phần trong bộ mã lệnh 104

10.5.2 Tên mặc định và ảnh hưởng của các loại thủ tục 105

10.5.3 Cú pháp khai báo thủ tục và cách sử dụng 105

10.5.4 Cách đặt tên cho các thành phần trong ngôn ngữ Access Basic 106

10.5.5 Sử dụng đối tượng Docmd 107

10.6 Một số cấu trúc thường dùng ngôn ngữ Access Basic 107

10.6.1 Cấu trúc lặp 107

10.6.2 Cấu trúc If . Then . Else 108

10.6.3 Cấu trúc chọn lựa 108

10.7 Làm việc với biến, hằng số, mảng 108

 

doc116 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn học Microsoft Access, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường cần thiết lập trong lưới QBE, chọn lệnh Properties trong menu thả xuống, xuất hiện hộp thoại: Sau đó thiết lập định dạng trình bày số liệu trong ô Format (xem lại phần đặt thuộc tính Format 3.1.2 trong chương III). 4.3.13 Mối quan hệ giữa thuộc tính của trường trong truy vấn và trong bảng - Theo mặc nhiên trường trong truy vấn kế thừa tất cả các thuộc tính của trường trong bảng dữ liệu. Nếu thay đổi thiết kế bảng dữ liệu và sửa lại thuộc tính của trường, thuộc tính mới của trường này được phản ánh trong truy vấn. Tuy nhiên có thể quy đinh lại các thuộc tính của truy vấn bỏ qua tính kế thừa mặc nhiên của bảng dữ liệu. - Trong bảng kết quả của truy vấn có thể tồn tại những trường mà kết quả của những phép tính toán, dữ liệu của nó không phụ thuộc bất ký bảng dữ liệu nào do đó nó không kế thừa thuộc tính từ bảng. 4.3.14 Không thể hiện một số trường trong Dynaset Trong lưới QBE, ở ô Field bạn không chọn những trường không muốn hiển thị, nếu bạn có chọn trường ở ô Field thì trong ô Show bạn đừng đánh dấu chọn. 4.3.15 Thêm và xóa bảng trong truy vấn 1. Thêm bảng vào truy vấn Trong cửa sổ Design của query, vào QUERY->SHOW TABLE, xuất hiện hộp thoại: Chọn table cần thêm vào query, nhấn nút Add. 2. Xoá bảng trong truy vấn: Trong cửa sổ Design của query chọn bảng muốn xoá, nhấn phím Del để xoá 4.4 Giới thiệu lệnh thực hiện một số loại truy vấn 4.4.1 Truy vấn cập nhật dữ liệu (Update Query) Truy vấn Update giúp bạn dễ dàng thay đổi giá trị của bất kỳ trương hợp nào trong cơ sở dữ liệu cho các bản ghi phù hơp với các điều kiện được đặt ra. Để tạo truy vấn Update, trong cửa sổ thiết kế truy vấn, chọn trên menu Query/Update Query. Khi đó cửa sổ thiết kế Qurey thêm mục Update To (xem hình) + Chọn trường cần sửa đổi dữ liệu trong dòng Field và dòng Update To là giá trị hoặc biểu thức cần sửa đổi cho trường tương ứng. Ví dụ: Đổi mã lớp L1 thành ML1 và thay tên lớp thành tên “ TC Tin học NVVP” 4.4.2 Truy vấn tạo bảng (Make Table Query) Loại truy vấn Make-Table tạo một bảng mới chứa toàn bộ thông tin mà truy vấn của bạn thu được. Loại truy vấn này đặc biệt hữu ích cho việc sao chép thông tin. Ví dụ, trước khi bạn xóa toàn bộ các bản ghi trước ngày nào đó, bạn có thể dùng loại truy vấn Make-Table để tạo một bảng riêng biệt chứa thông tin đó. Để tạo truy vấn bảng, trong cửa sổ thiết kế truy vấn chọn trên menu: Query/Make Table cửa sổ Make Table xuất hiện. + Trong bảng Make Table ta đặt tên bảng cần tạo vào mục Table Name. + Chọn mục Current Database để tạo bảng trong CSDL hiện tại. + Chọn mục Another Database để tạo bảng CSDL khác, khi đó phải nhập tên của CSDL chứa bảng cần tạo trong mục Field Name. Giả sử đã tạo được một Select query đưa ra được bảng kết quả như sau: Bài toán đặt ra là: đưa toàn bộ kết quả của query đang hiển thị ra một bảng mới có tên bangluong. Cách làm như sau: Bước 1: mở select query đã tạo được ở chế độ Design View; Bước 2: ra lệnh tạo Make table query bằng cách mở thực đơn QUERIES->MAKE TABLE QUERY, hộp thoại Make table xuất hiện: Hãy nhập vào tên bảng dữ liệu cần lưu vào ô Table Name: Chú ý: - Nếu tên bảng nhập vào là mới, Access sẽ tự động tạo một bảng mới và sao chép toàn bộ dữ liệu mà query kết xuất được ra bảng này; - Nếu tên nhập vào trùng một tên bảng đã có sẵn, khi thi hành Access sẽ xoá bảng cũ và điền vào dữ liệu mới (cần cân nhắc khi đặt tên bảng trùng tên bảng đã tồn tại). Bước 3: thi hành query để nhận kết quả bằng cách: - Nếu query đang ở chế độ thiết kế, nhấn nút Run trên thanh công cụ; - Hoặc nháy đúp chuột lên query cần thực hiện. Khi đó một hộp thoại cảnh báo việc bạn đang ra lệnh thi hành một query có thể làm thay đổi đến dữ liệu trên CSDL. Nhấn Yes để tiếp tục hoặc nhấn No để huỷ bỏ lệnh. - Nếu trên CSDL đã tồn tại một bảng có cùng tên bảng bạn đã chỉ định cho query này lưu dữ liệu, Access sẽ hỏi bạn: Đã tồn tại bảng xxx trên CSDL rồi, nó sẽ bị xoá sạch khi query này thi hành, bạn có muốn tiếp tục không? Nhấn Yes để tiếp tục (tất nhiên bảng dữ liệu đó sẽ bị xoá và thay vào nội dung mới); nhấn No để huỷ bỏ. - Cuối cùng một hộp thoại hỏi một lần cuối xem bạn có đồng ý dán xxx bản ghi vào bảng đã chỉ định hay không? Nhấn Yes để đồng ý, No để huỷ bỏ. Thi hành xong hãy mở bảng vừa tạo được để kiểm tra kết quả. 4.4.3 Truy vấn xóa dữ liệu (Delete Query) Cần thận trọng khi sử dụng truy vấn Delete. Nó sẽ khỏi bảng toàn bộ các bản ghi phù hợp với các điều kiện. Truy vấn này có thể hữu ích trong trường hợp bạn muốn bỏ tất cả những bản ghi cũ khỏi cơ sở dữ liệu được tạo trước ngày nào đó. Nhưng có thể rất nguy hiểm nếu bạn nhầm lẫn khi bạn xác định các điều kiện. Để tạo truy vấn Delete, trong cửa sổ thiết kế truy vấn, chọn trên menu Query/Delete. Khi đó cửa sổ thiết kế truy vấn sẽ xuất hiện thêm dòng Delete Query Dưới đây là hướng dẫn tạo một Detele query xoá đi những cán bộ đến tuổi nghỉ hưu ra khỏi CSDL Quản lý lương cán bộ. Khi query này thi hành, danh sách các cán bộ đến tuổi hưu sẽ bị xoá khỏi bảng canbo. Cách tạo query này như sau: Bước 1: Tạo một Select query như sau: Bước 2: đổi query hiện hành thành Delete query bằng cách mở thực đơn Queries -> Delete Query Để thi hành việc xoá cán bộ, nhấn nút Run trên thanh công cụ. Khi đó một hộp thoại cảnh báo xuất hiện: Nhấn Yes để đồng ý xoá đi các bản ghi (bản ghi đã xoá không thể phục hồi lại được); nhấn No để huỷ bỏ lệnh. Phải cẩn trọng trước khi quyết định lệnh xoá dữ liệu. 4.4.4 Truy vấn trích lưu số liệu (Append Query) Giống như loại truy vấn Make-Table, loại truy vấn Append sao chép truy vấn các bản ghi từ một bảng (hoặc từ tập hợp các bảng) tới vị trí mới. Tuy nhiên loại truy vấn này không tạo bảng mới, mà thêm các trường được xác định trong truy vấn vào bảng hiện có. Bạn thường dùng truy vấn này khi muốn thêm một loạt các bản ghi mới để cập nhật một bảng hoặc cơ sở dữ liệu hiện có. Để tạo truy vấn Append, trong cửa sổ thiết kế truy vấn, ta chọn lựa trên menu Query/Append, sẽ xuất hiện cửa sổ hội thoại Append. Trong cửa sổ Append chọn tên bảng cần bổ sung dữ liệu trong mục Table Name và chọn mục Currrent Database nếu bảng bổ sung trong cơ sở dữ liệu hiện hành; trong trường hợp bảng bổ sung dữ liệu không nằm trong CSDL hiện hành thì chọn mục Another Database và chọn tên tệp CSDL trong hộp File Name Cửa sổ thiết kế truy vấn bổ sung thêm dòng Append To. Trong mục Append To, chọn các trường cần lấy kết quả bổ sung vào bảng đích (lưu ý: chọn các trường phải đúng thứ tự và kiểu như trong bảng đích). * Tạo truy vấn thông số: Những truy vấn trên có hạn chế là các điều kiện của truy vấn là cố định trong mỗi truy vấn. Chẳng hạn để lọc danh sách của nhân viên theo phòng, ứng với mỗi phòng ta phải chọn 1 truy vấn có cấu trúc giống nhau, chỉ khác nhau ở phòng cụ thể cần lọc. Trong phần này sẽ trình bày một truy vấn khắc phục một phần hạn chế trên. Với truy vấn lọc danh sách phòng nếu sử dụng truy vấn thông số chỉ cần lập một truy vấn và mỗi khi thi hành truy vấn ta chỉ cần nhập vào phòng cần xem. Truy vấn thông số được xây dựng giống như cách xây dựng đã trình bày ở trên. Trong điều kiện truy vấn ở vùng Criteria, với những hằng cần gắn với thông số ta đặt vào cặp dấu ngoặc vuông []. Khi thực hiện truy vấn, Access yêu cầu nhập dữ liệu cho thông số tương ứng, nội dung trong dấu ngoặc vuông sẽ được hiển thị trên cửa sổ như một dòng thông báo. Khi đó nhập dữ liệu vào (là hằng) sẽ được thay vào ví trí của thông số và truy vấn thực hiện theo hằng cụ thể này. Ví dụ: Truy vấn thông số xem danh sách nhân viên của từng phòng, ta thiết kế như sau (xem hình) Khi thực hiện truy vấn thông số, sẽ xuất hiện yêu cầu nhập dữ liệu cho từng thông số (xem hình) Chú ý: Với truy vấn thông số, mỗi thông số sẽ có một cửa sổ nhập giá trị khi thực hiện. Nếu trong truy vấn có nhiều thông số thì sẽ xuất hiện lần lượt từng cửa sổ ứng với mỗi thông số. Truy vấn thông số có thể kết hợp với mẫu biểu (Form) để nhập dữ liệu vào các thông số trên một biểu mẫu. Tên thông số đặt trong dấu ngoặc vuông không được trùng với tên trường của bảng làm nguồn cho truy vấn, không bắt đầu bằng khoảng trống. * Tạo truy vấn tham khảo chéo (Crosstab Query) Truy vấn tham khảo chéo dùng để tạo những bảng thống kê hai chiều: + Các dòng thống kê là nhóm cần thống kê, chẳng hạn như thống kê theo phòng. + Các cột là tiêu chí cần thống kê. Ví dụ: Thống kê trình độ từng đơn vị theo mẫu Mã phòng Số lượng TS PTS ThS ĐH CĐ TC CN . . .. .. .. .. .. Mỗi dòng là số lượng nhân viên có trình độ tương ứng của 1 phòng Truy vấn tham khảo chéo gồm các thành phần bắt buộc như sau: Các trường dùng để phân nhóm tổng hợp theo dòng, cột. Có thể dùng nhiều trường để phân nhóm theo dòng nhưng chỉ một trường duy nhất cho phân nhóm thống kê theo cột. Trường dùng để lấy số liệu tính toán, thống kê. Ngoài ra còn có thể có các trường khác như: Trường dùng để điều kiện chọn cho truy vấn. Các trường mà dữ liệu thống kê theo nhóm trong truy vấn. Thao tác tạo Crosstab Query: Trong cửa sổ thiết kế truy vấn chọn trên menu Query/Crosstab Qurey, cửa sổ thiết kế truy vấn sẽ xuất hiện hai dòng Total và Crosstab (xem hình) Chọn các trường cần thiết kế cho truy vấn Với các trường dùng để phân nhóm theo dòng hoặc cột trong mục Total chọn mục Group By Với các trường phân nhóm theo dòng, chọn mục Crosstab chọn mục Row Heading chọn chức năng thống kê tương ứng : Sum, Avg,(nếu có trường tính toán thì chọn Expression) và chọn mục Crosstab Value. Với những trường dùng làm điều kiện cho truy vấn trong mục Total chọn Where Quy định thứ tự trong tiêu đề cột Các trường dùng để phân nhóm thống kê theo dòng và theo cột ngầm định được sắp xếp theo truy vấn kết quả. Trong trường hợp cần thay đổi thứ tự các cột trong truy vấn kết quả thì ta làm như sau: + Trong cửa sổ thiết kế truy vấn, đặt con trỏ vào trường dùng làm phân nhóm theo cột trên menu View/Properties xuất hiện + Trong mục Column Heading gõ vào thứ tự các cột trong truy vấn kết quả (phải gõ chính xác dữ liệu của trường phân nhóm cột) 4.5 Sử dụng SQL trong Access Bước 1: Tạo một query mới nhưng đóng cửa sổ “show table” mà không chọn bảng nào. Bước 2: Vào VIEW->SQL để chuyển sang SQL editor. Một câu lệnh SQL phổ biến có dạng: SELECT FROM WHERE GROUP BY ORDER BY ; Ví dụ: Tìm danh sách những sinh viên có mã lớp là L2, sắp xếp danh sách tìm được tăng dần theo Masv. Câu lệnh SQL như sau: SELECT MASV, HOTENSV, MALOP FROM DSSV WHERE (MALOP="L2") ORDER BY MASV; CHƯƠNG V: MẪU BIỂU (FORM) 5.1 Khái niệm Khi sử dụng một ứng dụng, đa phần công việc của người dùng làm trên các hộp thoại (Dialogue), cửa sổ (Windows). Cả 2 thành phần này trong lập trình đều được gọi là Form. Với người dùng, Form là giao diện để sử dụng phần mềm; còn với những người phát triển phần mềm, Form là những cái mà họ phải nghĩ, phải thiết kế và tạo ra sao cho người dùng họ cảm thấy rất thoải mái, phù hợp và dễ dùng. 5.2 Công dụng của mẫu biểu - Dùng làm màn hình nhập liệu. - Dùng làm màn hình tra cứu thông tin - Tạo các màn hình giới thiệu, trợ giúp. - Thiết kế menu. 5.3 Tạo biểu mẫu 5.3.1 Tạo mẫu biểu dùng Form Wizard Form wizard là công cụ giúp người dùng nhanh chóng tạo ra một Form dùng làm giao diện nhập dữ liệu cho các bảng trên CSDL. Dưới đây trình bày các bước để tạo một form làm giao diện nhập dữ liệu cho bảng CANBO trong CSDL Quản lý lương cán bộ. (bạn phải chắc chắn đã tạo hoàn chỉnh cấu trúc CSDL trên): Bước 1: Kích hoạt trình Form Wizard Ở thẻ Forms, nhấn nút New, chọn Form Wizard, nhấn OK; Hoặc có thể nhấn đúp chuột lên Shortcut Creat Form by using Form wizard Bước 2: Chọn các thông tin cần đưa lên form. Đây là bước quan trọng nhất để khai báo những trường dữ liệu nào của form sẽ có thể được nhập dữ liệu thông qua form đang tạo. Học viên phải cực kỳ cân nhắc các thông tin ở đây: chọn bảng nàovà chọn những trường nào cho đúng? - Chọn bảng - nơi có trường cần đưa lên form để nhập dữ liệu ở hộp Tables/Queries; - Tiếp theo đưa các trường cần nhập dữ liệu lên form từ danh sách Available Fields: sang danh sách Selected Fields: bằng các nút lệnh: >, >>, <, <<; - Hãy làm lần lượt đến khi chọn được đủ các trường cần nhập dữ liệu lên form. Để tiếp tục nhấn Next; Bước 3: Chọn bố cục (Layout) cho form. Có 4 kiểu bố cục có thể thiết lập được cho form là: Columnar; Tabular; Datasheet và Justified. Hãy lần lượt nhấn lên từng kiểu bố cục (hình dưới) và xem kết quả minh hoạ (Preview) ở hộp chữ nhật bên trái hộp thoại để quyết định nên chọn loại nào: Chọn xong nhấn Next để tiếp tục; Bước 4: Chọn kiểu dáng (Style) cho form. Có một danh sách các kiểu dáng để chọn. Hãy thử từng kiểu dáng và chọn cho form một phong cách phù hợp: Chọn xong nhấn Next: Bước 5: Hoàn thiện công việc: Bạn có thể gõ vào tên gọi cũng như tiêu đề cho form ở hộp What title do you want for your form? - Có thể tuỳ chọn kích hoạt ngay form vừa tạo nếu chọn Open the form to view or enter information hoặc mở form ra ở chế độ Design view để sửa cấu trúc nếu chọn mục Modify the form’s design; - Nhấn Finish để hoàn tất toàn bộ công việc. Sử dụng form đã tạo được vào việc nhập dữ liệu: Chọn form, nhấn nút Open. Nếu form đang ở chế độ thiết kế có thể nhấn nút View trên thanh công cụ. Lúc này có thể sử dụng form để cập nhật dữ liệu: Tại mỗi thời điểm, form nhập dữ liệu chỉ hiển thị giá trị của một bản ghi. Bạn có thể nhập, sửa trực tiếp các trường của bản ghi hiện tại trên form này. Thanh định hướng (Navigator bar) sẽ giúp xử lý một số thao tác trên form 5.4.2 Tạo mẫu biểu không dùng Form Wizard Để tạo ra được form mang tính chuyên nghiệp và đáp ứng được sát yêu cầu thực tế bắt buộc phải sử dụng đến Form Design View. Nói như vậy không có nghĩa là không dùng Form Wizard để tạo form, mà trong nhiều tính huống vẫn dùng Form Wizard rồi sử dụng đến Form Design View để tiếp tục hoàn thiện yêu cầu. Nội dung mục này trình bày môi trường thiết kế form cũng như cách tạo một số kiểu form từ đơn giản đến phức tạp sử dụng Form Design View. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thiết kế một form nhập dữ liệu đơn giản thông qua yêu cầu: tạo form dùng làm mẫu nhập dữ liệu cho bảng CANBO. Bước 1: Ở thẻ Form, nhấn New, chọn Design View Hoặc nhấn biểu tượng trên cửa sổ QLL Database. Môi trường thiết kế form xuất hiện: 1 3 2 Có 3 thành phần quan trọng để làm việc: (1) Cửa sổ Form – nơi sẽ thiết kế và xây dựng các thông tin cần thiết theo yêu cầu bài toán. Cấu trúc form gồm 3 phần: - Form Header - phần tiêu đề đầu form; - Form Footer - phần tiêu đề cuối; - Detail - phần thân form.. Toàn bộ các thông tin trên form đều được chứa trong các đối tượng điều khiển (Control), các đối tượng này được lấy từ thanh công cụ Toolbox sẽ trình bày phần tiếp sau. (2) Thanh công cụ Toolbox – nơi chứa những đối tượng, những công cụ có thể đưa lên form với mục đích thiết kế giao diện và điều khiển dữ liệu theo bài toán. Ví dụ: muốn tạo ô nhập Họ tên trên form có thể dùng đối tượng Textbox, muốn đưa một chú thích (nhãn hiển thị) có thể dùng Label, muốn tạo một nút lệnh có thể dùng CommandButton, Mỗi đối tượng sẽ có tập hợp các thuộc tính (Properties) và tập các sự kiện (Events). Thuộc tính để mô tả tính chất cho đối tượng đó, ví dụ như: màu sắc, kích thước, tính chất dữ liệu,.. Sự kiện- nơi có thể gắn các mã lệnh VBA hoặc gắn các Macro lệnh để xử lý những công việc nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ việc sử dụng các sự kiện trong phần lập trình VBA. (3) Cửa cổ Properties – nơi có thể thiết lập các thuộc tính (properties) cho form cũng như các đối tượng trên form; Bước 2: Thiết lập nguồn dữ liệu cho form ở thuộc tính Record Source. Form đang thiết kế là loại để nhập dữ liệu, bước này để xác định nguồn dữ liệu để form làm việc. Vì chỉ để nhập dữ liệu cho bảng CANBO, nên nguồn dữ liệu sẽ là bảng cán bộ. Cách thiết lập thuộc tính này như sau: - Chọn thuộc tính form bằng cách chọn tên đối tượng Form ở hộp chọn Object trên thanh công cụ Formatting: Hoặc nhấn chuột lên ô vuông- vị trí giao giữa 2 thước kẻ ngang-dọc của form đang thiết kế. Làm sao khi tiêu đề cửa sổ Properties là Form là ok. - Thiết lập thuộc tính Record Source cho form bằng cách chọn tên bảng CANBO ở hộp Record Source. Có thể tìm thuộc tính này ở thẻ Data - chỉ những thuộc tính liên quan đến dữ liệu; hoặc thẻ All- có đầy đủ tất cả các thuộc tính và sự kiện: Bước 3: Mở cửa sổ Field List. Cửa sổ Field List có chứa danh sách các trường trên CSDL có trong nguồn dữ liệu của Form. Nó hỗ trợ việc đưa những trường dữ liệu này lên form để nhập và hiển thị dữ liệu rất tốt. Trong trường hợp này ta dùng để đưa những trường ần nhập dữ liệu từ bảng CANBO lên form. Nếu chưa thấy cửa sổ này xuất hiện, hãy thực hiện hiển thị nó bằng cách mở thực đơn View | Field List hoặc nhấn nút Field List trên thanh công cụ chuẩn. Bước 4: Đưa những trường cần nhập dữ liệu từ cửa sổ Field List lên Form đang thiết kế bằng cách: Dùng chuột kéo từng trường muốn thiết kế lên form từ cửa sổ Field List thả lên vị trí hợp lý trên form (với bài này phải kéo toàn bộ các trường lên form).Lúc này cửa sổ thiết kế form có dạng: Mỗi khi kéo một trường từ Field List lên form, Access sẽ tự động tạo một đối tượng gắn kết tới trường dữ liệu tương ứng, đối tượng này có thể là Textbox, Combobox hay đối tượng khác tuỳ thuộc vào kiểu dữ liệu của trường tương ứng; và đối tượng Label đi kèm nhằm tạo nhãn chú thích cho trường dữ liệu. Đến đây đã tạo xong form nhập dữ liệu đơn giản cho một bảng. * Tinh chỉnh cấu trúc Form Khi thiết kế một form, đòi hỏi lập trình viên không những phải tạo ra được form đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xử lý dữ liệu của bài toán, mà còn phải đáp ứng tính thẩm mỹ. Thế nào là form có thẩm mỹ cao? Câu hỏi này rất khó! Tuỳ thuộc vào bài toán, vào đối tượng người sử dụng mà thiết kế những kiểu giao diện thân thiện. Thanh công cụ Toolbox và cửa sổ Properties là những công cụ cần thiết để thiết kế giao diện. a. Sửa thuộc tính Mở form để sửa ở chế độ thiết kế (Design view) bằng cách: chọn form, nhấn nút Design; hoặc nhấn nút Design trên thanh công cụ. Màn hình thiết kế form xuất hiện: Tuỳ từng mục đích, đối tượng làm việc cụ thể mà có các cách làm việc khác nhau. b. Sửa nhãn (Label): Label là đối tượng tạo ra dòng chữ chú thích trên form. Dòng chữ này (nhãn) phải được nhập trực tiếp từ bàn phím làm sao thật ngắn gọn, xúc tích để người dùng có thể hiểu được bản chất cũng như ý nghĩa của việc bạn đang giải thích. Giá trị hiển thị trên nhãn chính là giá trị của thuộc tính Caption. Sửa nhãn là sửa thuộc tính Caption hoặc có thể bấm chuột trực tiếp lên nhãn để sử giá trị. c. Thay đổi kích thước đối tượng (Resize): Kích thước của đối tượng thường được mô tả ở thuộc tính: Height - chiều cao và With - chiều rộng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi kích thước đối tượng một cách trực quan bằng chuột. Cách làm tương tự như việc thay đổi kích thước một đối tượng đồ hoạ (Graphic) trên Word. Cụ thể như sau: Khi trỏ chuột (chọn) lên đối tượng cần thay đổi, xẽ xuất hiện 6 điểm trên đối tượng: Khi đó có thể đặt chuột lên từng điểm (khi nào con trỏ chuột chuyển thành mũi tên 2 đầu) để điều chỉnh độ lớn bằng cách giữ và di chuột. d. Di chuyển đối tượng: Mỗi đối tượng nằm trên form đều được xác định bởi một toạ độ, toạ độ này được thể hiện qua 2 thuộc tính: Top - khoảng cách từ tiêu đề form đến đối tượng và Left - khoảng cách từ mép form bên trái đến đối tượng. Tuy nhiên bạn nên di chuyển đối tượng bằng cách trực quan sử dụng chuột với thao tác kéo-thả. Chỉ trong những trường hợp đòi hỏi phải di chuyển đối tượng đến các vị trí chính xác mới cần dùng đến 2 thuộc tính Top và Left để thiết lập. e. Thay đổi Font chữ: Những đối tượng có hiển thị chữ (Text) hoàn toàn có thể thay đổi được phông chữ. Giá trị này được miêu tả ở thuộc tính Font Name. Tuy nhiên bạn hoàn toàn sửu dụng hộp Font trên thanh công cụ Formatting để thiết lập nhanh. f. Thay đổi màu nền: Mỗi đối tượng thường có thể thiết lập được màu nền, chúng thể hiện ở thuộc tính BackColor. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thiết lập màu nền một cách nhanh chóng ở hộp Fill\Back Color trên thanh Formatting. g. Thay đổi màu chữ: Mỗi đối tượng thường hiển thị chữ có thể thiết lập được màu chữ, chúng thể hiện ở thuộc tính ForeColor. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thiết lập màu chữ một cách nhanh chóng ở hộp Font\Fore Color trên thanh Formatting Ngoài ra có thể sử dụng thuộc tính Format và InputMark để định dạng dữ liệu khi hiển thị cũng như mặt nạ khi nhập dữ liệu. Xin tham khảo cách làm này ở phần các thuộc tính của bảng dữ liệu (Chương 1; mục 2- Xây dựng cấu trúc bảng). Hãy sử dụng các tính năng định dạng như trên một cách phù hợp, hoàn toàn có thể đưa form ban đầu về dạng dễ nhìn, dễ sử dụng hơn như sau: 5.5 Sử dụng Combo Box và List Box để cải tiến Access Form 5.5.1 Tạo Combo box Để sử dụng công cụ Wizard. Nếu nút Control Wizards trên thanh công cụ chưa được chọn thì ta nhắp chuột vào nút Control Wizard trên thanh công cụ. Nhắp chuột vào nút Combo Box trên thanh công cụ, sau đó xác định vị trí, độ lớn của ô điều khiển. Rồi lần lượt trả lời các câu hỏi của Control Wizards qua các bước sau: Bước 1: Chọn loại danh sách chứa trong Combo Box , bao gồm: - Chọn mục “I want ..” nếu danh sách được lấy trong bảng hoặc truy vấn. - Chọn mục “I will type” nếu danh sách chọn gồm một số giá trị được nhập vào - Chọn mục “Find a record.” nếu danh sách chọn là một giá trị trong một trường nào đó của bảng hoặc truy vấn hiện tại. - Chọn next chuyển sang bước sau.. Nếu mục chọn danh sách lấy từ một bảng hoặc một bảng thì bước 2 thực hiện như sau: Bước 2: Chọn bảng hay truy vấn của nguồn dữ liệu cho danh sách của Combo Box Bước 3: Chọn các trường cần xuất hiện trong Combo Box. Bước 4: Điều chỉnh độ rộng của các cột sẽ hiển thị trong danh sách chọn. Bước 5 : Chọn các cột chứa giá trị cần gắn với biến hoặc trường. Bước 6: Chọn loại biến lưu giá trị chọn của danh sách là một trường hay một biến nhớ. Nếu lưu vào trường thì chọn tên trường trong mục “ Store that value in this field” Bước 7: Đặt nhãn cho ô điều khiển. Chọn nút Finish để hoàn thành 5.5.2 Tạo List box - Nhắp chuột vào nút List Box trên thanh công cụ, sau đó xác định vị trí, độ lớn của ô điều khiển. Rồi lần lượt trả lời các câu hỏi của Control Wizards qua các bước sau: Bước 1: Chọn loại danh sách chứa trong List Box , bao gồm: Chọn mục “I want ..” nếu danh sách được lấy trong bảng hoặc truy vấn.Chọn mục “I will type” nếu danh sách chọn gồm một số giá trị được nhập vào Chọn mục “Find a record.” nếu danh sách chọn là một giá trị trong một trường nào đó của bảng hoặc truy vấn hiện tại. Chọn next chuyển sang bước sau.. Nếu mục chọn danh sách lấy từ một bảng hoặc một bảng thì bước 2 thực hiện như sau: Bước 2: Chọn bảng hay truy vấn của nguồn dữ liệu cho danh sách của List Box Bước 3: Chọn các trường cần xuất hiện trong Combo Box. Bước 4: Chọn trường cần sắp xếp trong List Box Bước 5: Điều chỉnh độ rộng của các cột sẽ hiển thị trong danh sách chọn. Bước 6: Đặt nhãn cho ô điều khiển. Chọn nút Finish để hoàn thành 5.6 MainForm và SubForm 5.6.1 Các mối quan hệ giữa MainForm và SubForm Kỹ thuật thiết kế form đã trình bày ở các phần trên có thể gọi là Single-form. Sub-form là kỹ thuật thiết kế giao diện rất mạnh, đáp ứng được những yêu cầu xử lý dữ liệu phức tạp mà kỹ thuật Single-form chưa thể đáp ứng. Có thể hiểu Sub-form là việc form này lồng trong form kia (có thể lồng trong nhau nhiều lớp). Form chứa gọi là form mẹ (Main form); form được lồng vào gọi là form con (Sub-form). Việc xử lý dữ liệu trên từng form có thể xử lý độc lập hoặc có quan hệ với nhau tuỳ theo mục đích công việc.Sub-form có thể được sử dụng trong các loại form nhập dữ liệu, hoặc sử dụng để hiển thị dữ liệu. Ví dụ: Giả sử khi quản lý nhân viên ta cần lưu dữ liệu về trình độ ngoại ngữ của từng nhân viên, trong đó mỗi nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ với các trình độ khác nhau. Để tiện trong việc lưu trữ, ta tổ chức một bảng TDNN (trình độ ngoại ngữ) gồm các trường: MaNV , NGOAINGU, TRINHDO. Vấn đề làm sao tổ chức một biểu mẫu để nhập dữ liệu vào cả hai bảng một cách chính xác (ngoại ngữ của người nào thì lưu đúng người đó). Ta có thể hình dung một biểu mẫu có dạng sau: Để tạo biểu mẫu dạng này ta phải dùng biểu mẫu dạng Main-Sub Form 5.6.2 Cách chỉ định mối quan hệ Trong trường hợp Subform và Mainform có quan hệ với nhau thì phải làm quy định trường khóa quan hệ của hai bảng Để quy định chọn bảng các thuộc tính của biểu mẫu con trong biểu mẫu chính rồi quy định thuộc tính. Thuộc tính Link Child Fields: Gồm những trường ở biểu mẫu con có quan hệ với biểu mẫu chính. Thuộc tính Link Master Fields: Gốm các trường ở biểu mẫu chính có liên hệ với biểu mẫu con. Các trường này phải tương ứng với các trường ở thuộc tính trên. Trong trường hợp hai bảng dữ liệu nguồn đã thiết lập quan hệ thì trường quan hệ sẽ tự động đưa vào các thuộc tính này 5.6.3 Nhúng SubForm vào MainForm Để tạo biểu mẫu dạng Main/Sub đầu tiên ta tạo biểu mẫu con. Trong biểu mẫu con, để dể dang trình bày chúng với biểu mẫu chính thông thường ta chọn thuộc tính Default View DataSheet. Tạo một biểu mẫu khác làm biểu mẫu chính và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_microsoft_access.doc
Tài liệu liên quan