Trường phái trọng thương (Mercantilism) về mậu dịch quốc tế:
a) Hoàn cảnh ra đời:
Trường phái trọng thương là một trào lưu tư tưởng kinh tế học chính trị tư sản và
chính sách kinh tế của các nước châu Âu, ra đời từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI.
Thời kỳ này, thương mại bắt đầu phát triển do nhiều nguyên nhân như: các phát kiến
địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, sự gia tăng
dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà
sản xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác như: vai trò
của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập
cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về
Thời kì đầu, đại diện phái trọng thương là Xtafơt (W. Stafford) với thuyết cân
đối tiền tệ, chủ trương cấm xuất khẩu tiền ra nước ngoài và phải nhập siêu tiền tệ. Đến
thời kì cuối, đại diện là Mun (T. Mun) với thuyết cân đối mậu dịch, chủ trương phải
xuất siêu trong cán cân thương mại. Từ giữa thế kỉ 17, CNTT bắt đầu tan rã. Sản xuất
tư bản chủ nghĩa phát triển buộc các nhà kinh tế chuyển trọng tâm chú ý sang lĩnh vực
sản xuất.
b) Những nội dung cơ bản:
- Coi trọng xuất nhập khẩu, cho rằng đây là con đường mang lại sự phồn thịnh
cho đất nước; tuy nhiên với phương châm là phải xuất siêu: “Một quốc gia chỉ có thể
thu lợi do ngoại thương nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu”. Các học giả trọng thương lập
luận rằng, đối với một quốc gia, xuất khẩu là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong
nước đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc
gia đó. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia vì làm giảm nhu cầu đối với
hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn tới sự thất thoát của của cải quốc gia do phải
dùng vàng bạc chi trả cho nước ngoài. Như vậy sức mạnh và sự giàu có của quốc gia
sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
- Vàng bạc được coi trọng quá mức: Các nhà trọng thương đo lợi ích của dân tộc
bằng kho dự trữ quý kim mà họ sở hữu: “Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều
thương gia và hàng hoá”. Vào thời gian đó, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là
tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia được coi là giàu có và
hùng mạnh hơn nếu như có được càng nhiều vàng bạc.
Với tư duy đó, các nhà trọng thương đã đề nghị nhà nước can thiệp vào nền kinh
tế thông qua luật pháp và các chính sách kinh tế. Cụ thể là, về mặt chính sách, các học
giả trọng thương kiến nghị nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, theo
đuổi chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Theo đó, nhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu,28
đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách
thương mại như thuế quan, trợ cấp
80 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế quốc tế (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi dào của một
yếu tố sản xuất của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ tương đối chứ không phải bằng số
lượng tuyệt đối.
Khái niệm này chỉ ra sự dồi dào của một quốc gia về một yếu tố sản xuất nào đó,
có thể là lao động hay vốn.
c) Định lý H – O
Năm 1919, Eli Heckscher, nhà kinh tế học Thuỵ Điển đã cho xuất bản một bài
báo nhan đề “Tác động của thương mại quốc tế đến phân phối thu nhập”, ở đó ông đã
phác hoạ một mô hình mậu dịch mới, làm cơ sở để xây dựng lý thuyết hiện đại về mậu
dịch quốc tế sau này. Tuy nhiên, bài báo đó đã không được chú ý lắm trong hơn 10
năm sau. Mãi đầu những năm 30, Bertil Ohlin, nhà kinh tế học Thuỵ Điển, đồng thời
là học trò của Heckscher đã phát triển những ý tưởng của thầy để rồi đến năm 1933
xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Mậu dịch liên vùng và mậu dịch quốc tế”. Ông là bộ
trưởng thương mại Thuỵ Điển trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1977,
Ohlin đã được tặng giải Nobel cho các công trình nghiên cứu khoa học của ông về
kinh tế quốc tế và kinh tế học.
Với các khái niệm cơ bản nêu trên thì nội dung của định lý H - O có thể phát biểu
như sau:
37
Một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng cao yếu tố sản xuất mà quốc
gia đó dồi dào tương đối và nhập khẩu mặt hàng có hàm lượng cao yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó khan hiếm tương đối.
Trong ví dụ nghiên cứu trước đây của chúng ta, quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X
vì X là sản phẩm có hàm lượng lao động cao mà trong khi đó lao động là yếu tố dồi
dào tương đối ở quốc gia 1. Còn quốc gia 2 xuất khẩu sản phẩm Y vì Y là sản phẩm có
hàm lượng vốn cao mà vốn là yếu tố dồi dào tương đối ở quốc gia 2. Ngược lại, quốc
gia 1 nhập khẩu Y vì Y là sản phẩm có hàm lượng vốn cao trong khi vốn là yếu tố dồi
dào tương đối ở quốc gia này. Còn quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm X vì X là sản
phẩm có hàm lượng lao động cao mà lao động là yếu tố khan hiếm tương đối của quốc
gia này. (có thể nhắc lại các con số của ví dụ này và tính các tỷ lệ để xác định mặt
hàng nào có hàm lượng yếu tố sản xuất nào cao, quốc gia nào có yếu tố nào là dối dào
hoặc khan hiếm tương đối để sinh viên dễ hiểu và làm bài tập sau này).
Như vậy, lý thuyết H - O đã giải thích sự khác nhau trong mức giá tương quan
hay lợi thế so sánh giữa các quốc gia chính là sự khác nhau giữa các yếu tố sản xuất
dồi dào hoặc khan hiếm tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia.
Để hiểu rõ hơn bản chất của lý thuyết H - O, chúng ta minh hoạ nó qua biểu đồ
sau:
Hình vẽ miêu tả hai đường PPF của quốc gia 1 và quốc gia 2. Vì X có hàm lượng
lao động cao và quốc gia 1 dồi dào tương đối về lao động nên đường PPF của quốc gia
1 thoải về trục hoành. Còn Y có hàm lượng vốn cao và quốc gia 2 dồi dào tương đối về
vốn nên đường PPF của quốc gia 2 thoải về trục tung. Theo giả thiết, hai quốc gia có
thị hiếu như nhau nên họ có đường bàng quan như nhau (tức là cùng một nhóm các
đường bàng quan).
Đường bàng quan chung I của hai quốc gia tiếp tuyến với đường PPF của quốc
gia 1 tại A và quốc gia 2 tại A’. Điểm A và A’ thể hiện những điểm cân bằng giữa sản
xuất và tiêu dùng của hai quốc gia khi chưa có trao đổi thương mại. Độ dốc các đường
tiếp tuyến với đường bàng quan I tại A và A’ chỉ ra mức giá tương quan giữa X và Y ở
hai nước. Rõ ràng tiếp tuyến đi quan A có độ dốc thoải hơn tiếp tuyến đi quan A’ cho
nên X ở quốc gia 1 rẻ hơn một cách tương đối so với ở quốc gia do đó quốc gia 1 có
lợi thế so sánh về X. Tương tự, quốc gia 2 có lợi thế so sánh về Y. Khi đó, từng quốc
gia sẽ thực hiện chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh.
Y B’
QG 2
A’ E’
C’
E III
PB’ II
QG 1 I
A
C B
P
B X
38
Khi có thương mại, quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất X và quốc gia 2 chuyên
môn hoá sản xuất Y. Quá trình chuyên môn hoá tiếp tục cho đến khi quốc gia 1 đạt tới
điểm B và quốc gia 2 đạt tới điểm B’ trên các đường PPF. Tại đây, mức giá tương
quan giữa X và Y ở hai nước trở nên cân bằng (PB // PB’). Tiêu dùng của hai quốc gia
đã tăng lên và thể hiện tại điểm E và E’ trên đường bàng quan II và III.
Tại mức giá cân bằng quốc tế, quốc gia 1 bây giờ sẽ xuất khẩu BC sản phẩm X để
đổi lấy EC sản phẩm Y từ quốc gia 2 và quốc gia 2 sẽ xuất khẩu B’C’ sản phẩm Y để
đổi lấy E’C’ sản phẩm X từ quốc gia 1. Chú ý rằng xuất khẩu X của quốc gia 1 bằng
nhập khẩu X của quốc gia 2 (BC = E’C’), xuất khẩu Y của quốc gia 2 đúng bằng nhập
khẩu Y của quốc gia 1 (B’C’ = EC). Do đó, hai tam giác thương mại của quốc gia 1 và
quốc gia 2 là bằng nhau.
* Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin.
Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin được hình dung và
tóm tắt trong hình 2.5. Bắt đầu tại góc phải phía dưới của sơ đồ, ta thấy rằng sở thích
và sự phân phối theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (nghĩa là phân phối thu nhập)
xác định nhu cầu hàng hoá. Nhu cầu hàng hoá xác định nhu cầu dẫn xuất về yếu tố cầu
để sản xuất chung. Lượng cầu về các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định
giá cả và yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả các yếu tố sản
xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá cả của hàng hoá cuối cùng. Sự khác biệt về
giá tương đối cuối cùng của hàng hoá giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô
hình thương mại (nghĩa là nước nào sản xuất hàng hoá gì).
Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin
GIÁ CẢ HÀNG HÓA
Giá cả các yếu tố
Công nghệ
Nhu cầu dẫn xuất về yếu tố
Nhu cầu về hàng hoá cuối cùng
Cung về yếu tố
Phân phối theo sở hữu
Sở thích
về yếu tố của sản xuất
Hình chỉ rõ tất cả các lực lượng cùng với nhau quyết định giá cả hàng hoá như
thế nào. Đây chính là cái mà chúng ta nói rằng mô hình Heckscher – Ohlin là mô hình
cân bằng chung. Tuy nhiên, trong số tất cả các lực lượng tương tác này, định lý
Heckscher – Ohlin tách riêng sự khác biệt về khả năng vật chất hay khả năng cung cấp
các yếu tố sản xuất giữa các nước (với sở thích và công nghệ như nhau) để giải thích
sự khác biệt về giá tương đối của hàng hoá và thương mại giữa các nước. Đặc biệt
Ohlin giải thích sở thích (và phân phối thu nhập) giống nhau giữa các nước. Điều này
dẫn đến nhu cầu giống nhau về hàng hoá cuối cùng và yếu tố sản xuất ở các nước khác
nhau. Do đó, sự khác biệt về việc cung các yếu tố sản xuất ở các nước khác nhau là
39
nguyên nhân của sự khác biệt yếu tố khác nhau dẫn đến giá tương đối của hàng hoá
khác nhau và diễn ra thương mại giữa các nước. Sự khác biệt về khả năng cung cấp
tương đối các yếu tố dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố và giá cả
hàng hoá mà chúng được chỉ ra bởi những đường đậm trong hình vẽ.
2.2.6 Một số lý thuyết hiện đại:
a) Lý thuyết hương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô
Đối với những nước có điều kiện sản xuất giống nhau, một trong những lý do
quan trọng dẫn đến trao đổi thương mại quốc tế là tính hiệu quả tăng dần theo quy mô.
Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó, một
sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao hơn.
Lưu ý rằng, các mô hình thương mại H - O và Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu
suất không đổi theo quy mô. Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giới hạn
khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ, khi đó, chi phí cơ
hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn
ra và các bên cùng có lợi.
b) Lý thuyết về khoảng cách công nghệ:
Trong lý thuyết Ricardo, thương mại hình thành do có sự khác biệt về năng suất
lao động giữa các quốc gia. Về phần mình, sự khác biệt về năng suất lao dộng lại là kết
quả của sự khác biệt về công nghệ sản xuất. Thực chất thì các lý thuyết thương mại
liên quan đến công nghệ theo đuổi cách tiếp cận chủ yếu của lý thuyết Ricardo, nhưng
điểm khác là ở chổ sự khác biệt về công nghệ được coi không phải là yếu tố tĩnh và
tồn tại mãi mãi; nó chỉ là hiện tượng tạm thời và gắn liền với một quá trình động, liên
tục phát triển.
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được Posner đưa ra vào năm 1961. Nó dựa
trên ý tưởng công nghệ luôn luôn thay đổi dưới hình thức ra đời các phát minh, sáng
chế, điều này tác động đến xuất khẩu của quốc gia. Sau khi một phát minh ra đời, một
sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt
đối tạm thời. Ban đầu hãng phát minh sản phẩm giữ vị trí độc quyền, sản phẩm được
tiêu thụ trên thị trường nội địa. Sau một thời gian, nhu cầu từ phía nước ngoài xuất
hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. Dần dần các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt
chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài một cách có hiệu quả
hơn. Khi đó, lợi thế so sánh về sản phẩm này lại thuộc về các quốc gia khác. Nhưng, ở
quốc gia phát minh một sản phẩm mới khác có thể ra đời và quá trình mô tả ở trên
được lặp lại. Lưu ý, trong mô hình này sản phẩm được bắt chước ở nước ngoài phải
dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu của nước ngoài về sản phẩm.
Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai dạng thương mại.
- Thứ nhất, nếu cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể
hình thành thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó sẽ đối lại
được trò tiên phong của nước kia trong một lĩnh vực khác. Dạng thương mại này
thường diễn ra giữa các nước phát triển.
- Thứ hai, thương mại được hình thành khi một nước tỏ ra năng động hơn về công
nghệ so với nước kia. Khi đó, nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới và
phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ hai. Dần dần, các mặt
hàng mới này trở nên chuẩn hóa, nhưng với tính chất ưu việt về công nghệ cho nên
nước thứ nhất lại cho ra đời các sản phẩm mới khác.
40
Trong thực tế, những yếu tố quyết định vai trò tiên phong của một nước trong
lĩnh vực công nghệ hay khiến cho một nước có thể tiến hành nghiên cứu và phát triển
tốt hơn các nước khác thường là:
- Sự khác biệt về thể chế: chẳng hạn công tác nghiên cứu và phát triển của một nước
có thể được khuyến khích bởi những bộ luật thích hợp về phát minh và sáng chế, bản
quyền và thuế.
- Có những nguồn lực thích hợp cho công tác nghiên cứu và phát triển: chẳng hạn như
nguồn lực hùng hậu các nhà khoa học và kỹ sư, nguồn tài chính dồi dào, ...
- Trong nước tồn tại thị trường thích hợp đối với sản phẩm mới. Thị trường đó thường
có qui mô lớn và sức mua cao vì trong giai đoạn đầu các sản phẩm mới thường được
sản xuất với chi phí rất cao.
Tất cả những yếu tố trên cho thấy rằng, các phát minh, sáng chế thường ra đời ở
các nước giàu có và phát triển.
c) Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Về thực chất, lý thuyết vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyết khoảng
cách công nghệ. Các phát minh, sáng chế có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó
không có nghĩa là quá trình sản xuất chỉ diễn ra ở các nước đó mà thôi. Lý thuyết
khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh ra
sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu
tố sản xuất ) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966) các nhân tố cần thiết cho sản
xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời sản phẩm.
Lý thuyết này đưa ra cách giải thích khác về động cơ buôn bán giữa các nước,
xem xét khả năng xuất khẩu tiềm tàng của sản phẩm gắn liền với 4 pha trong chu kỳ
sống của nó: giai đoạn đổi mới sản phẩm; giai đoạn tăng trưởng sản phẩm; giai đoạn
chín muồi bão hoà và giai đoạn suy giảm – triệt tiêu. Đầu tiên, khi sản phẩm mới được
giới thiệu, việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều
vào nguồn cung cấp công nhân lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị trường. Lúc
đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu
có. Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và
được phát triển rộng rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức
sản xuất trên qui mô lớn với chi phí thấp. Các quốc gia khác, thường là những nước
tương đối dồi dào về vốn, có thể bắt chước công nghệ sản xuất, do đó lợi thế so sánh
được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể
chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Cuối cùng, khi công nghệ
trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất có thể được chia thành nhiều
công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những
nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp và những
nước này trở thành nước xuất khẩu ròng.
Tóm lược
Các lý thuyết thương mại quốc tế ra đời trong những điều kiện thương mại quốc
tế khác nhau, nhằm thực hiện các mục đích nhất định nên chỉ đúng trong những điều
kiện lịch sử nhất định. Hiện vẫn chưa có một lý thuyết nào giải thích một cách đầy đủ
về bản chất của thương mại quốc tế. Do vậy, các lý thuyết này còn được bổ sung, hoàn
chỉnh và kiểm nghiệm trong thực tiễn.
41
Câu hỏi tự luận
Câu 3: Hãy trình bày những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 học thuyết về
thương mại quốc tế của Adam Smith và của David Ricardo?
2.3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giới thiệu
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế – xã hội
của Nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước. Nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân
công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến chính sách thương mại quốc tế giúp các quốc gia hoạch định đúng đắn đường lối
phát triển thương mại quốc tế.
Nội dung
Phần này tập trung nghiên cứu khái niệm, nội dung, vai trò,mục tiêu và hình
thức của chính sách thương mại trong đó mỗi chính sách thương mại quốc tế được đưa
ra đều có những ưu, nhược điểm của nó.
2.3.1 Khái niệm và nội dung của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là tập hợp các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc
tế của nước đó trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - chính
trị - xã hội.
Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao gồm nhiều bộ phận khác
nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và
chính sách hỗ trợ.
Chính sách mặt hàng bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc
xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế
đất nước cũng như những mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất – nhập khẩu,
trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.
Chính sách thị trường bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường,
xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại
giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các
hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều
kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội .
Chính sách hỗ trợ bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động
một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính
sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như chính sách sử dụng các
đòn bẩy kinh tế Các chính sách này có thể gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự
phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
2.3.2 Vai trò và mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế – xã hội
của Nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước. Nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân
42
công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Ngoài ra, chính sách thương mại quốc tế
có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước,
phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế chỉ phát huy vai trò tích cực của mình
khi nó được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ
các bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát
triển của nền kinh tế trong nước, tuân theo các quy luật khách quan trong sự vận động
của các quan hệ kinh tế quốc tế và thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp
với những biến đổi của thực tiễn.
Môi trường kinh tế thế giới chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ
chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của
mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ của chính
sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua các thời kỳ khác nhau
nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế
theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, chính
sách thương mại quốc tế của các quốc gia đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào
phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh
của nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, chính sách này còn hướng tới mục tiêu bảo
vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và
vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc
gia.
2.3.3 Các loại chính sách thương mại quốc tế
a) Chính sách mậu dịch tự do
* Khái niệm:
Là chính sách thương mại mà trong đó Nhà nước không hoặc giảm thiểu can
thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, mở cửa thị trường nội địa để cho hàng hoá,
dịch vụ, vốn, và sức lao động được tự do lưu thông trong và ngoài nước tạo điều kiện
cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.
Tùy theo mức độ mở cửa thị trường, chính sách thương mại tự do bao gồm :
- Chính sách thương mại tự do hoàn toàn: Nhà nước mở cửa hoàn toàn thị trường
nội địa, không sử dụng bất kỳ công cụ hoặc biện pháp nào can thiệp vào hoạt động
thương mại quốc tế và thị trường thực sự điều tiết hoàn toàn bởi các quy luật thị
trường.
- Chính sách thương mại tự do có hạn chế: nhà nước không mở cửa hoàn toàn thị
trường nội địa, sử dụng công cụ và biện pháp điều tiết hoạt động thương mại quốc tế
có lợi cho nền kinh tế biểu hiện:
+ Nhà nước thực hiện thương mại tự do, mở cửa thị trường nội địa với một số
nước trong quan hệ song phương, đa phương.
+ Nhà nước thực hiện thương mại tự do chỉ với một số mặt hàng.
+ Nhà nước thực hiện các công cụ và biện pháp điều tiết thương mại quốc tế.
* Đặc điểm:
43
- Nhà nước giảm thiểu sử dụng công cụ và biện pháp kinh tế để can thiệp trực
tiếp vào hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
- Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do.
- Quy luật tự do cạnh tranh và các quy luật của kinh tế thị trường điều tiết sự
hoạt động của sản xuất, hoạt động tài chính và thương mại trong nước.
* Nội dung chính sách thương mại tự do:
- Về mặt hàng, nhà nước đưa ra danh mục hàng hóa tự do là danh mục các loại
hàng hóa có thể nhập khẩu không phải nộp thuế Hải quan hoặc những hàng hóa không
thuộc đối tượng phải có giấy phép nhập khẩu.
- Về thị trường, Nhà nước mở cửa thị trường nội địa, dành cho các nhà kinh
doanh nước ngoài những ưu đãi về tiếp cận thị trường, được tự do kinh doanh trên thị
trường nội địa.
- Nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế là nguyên tắc không phân biệt đối
xử.
* Ưu điểm:
- Mọi trở ngại trong thương mại quốc tế được loại bỏ, tạo điều kiện thúc đẩy sự
tự do hoá lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia.
- Làm thị trường nội địa phong phú hàng hoá hơn, người tiêu dùng có điều kiện
thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
- Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà
sản xuất phát triển và hoàn thiện.
- Làm suy yếu hoặc xóa bỏ chính sách bảo hộ thương mại của các nước khác, tạo
cơ sở cho các nhà sản xuất trong nước dễ dàng thâm nhập và phát triển thị trường mới,
vươn ra nước ngoài.
* Nhược điểm:
- Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh nên nền
kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, phát triển không ổn định.
- Các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển không đủ mạnh thì dễ dàng
bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.
b) Chính sách bảo hộ thương mại
* Khái niệm:
Chính sách bảo hộ thương mại là chính sách thương mại thông qua đó nhà nước
sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng
hóa nhập khẩu. Đồng thời nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước có điều
kiện mở rộng kinh doanh ở thị trường nước ngoài.
Tùy thuộc vào mức độ bảo hộ của nền sản xuất trong nước, chính sách bảo hộ
thương mại bao gồm:
- Chính sách bảo hộ thương mại hoàn toàn: nhà nước đóng cửa hoàn toàn thị
trường nội địa, cấm hẳn không cho phép các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài kinh
doanh trên thị trường nội địa.
44
- Chính sách bảo hộ thương mại có giới hạn: nhà nước chỉ bảo hộ thương mại
đối với một số mặt hàng, trên một số thị trường khu vực. Ngoài ra, nhà nước thực hiện
các công cụ và biện pháp can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn
cho các nhà kinh doanh nước ngoài.
* Đặc điểm:
- Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp vào quá trình nhập khẩu,
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa.
- Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước có
khả năng cạnh tranh được với các nhà kinh doanh nước ngoài và mở rộng xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài.
* Nội dung của chính sách bảo hộ thương mại:
- Về mặt hàng: Giới hạn số lượng hàng xuất nhập khẩu, đưa ra danh mục hàng
hóa không cho phép xuất nhập khẩu nhằn ngăn cản sự cạnh tranh của hàng hóa nhập
khẩu trên thị trường nội địa.
- Về thị trường: nhà nước cho phép hoặc hạn chế các nhà doanh nghiệp nước
ngoài kinh doanh trên thị trường nội địa.
- Nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế là nguyên tắc có sự phân biệt đối xử
giữa các nhà kinh doanh nước ngoài với nhà kinh doanh trong nước. Với mục đích tạo
thuận lợi cho các nhà kinh doanh trong nước, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh
nước ngoài.
* Ưu điểm:
- Giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
- Bảo vệ các ngành sản xuất trong nước nhằm duy trì sự phát triển trước sự đe
dọa cuả hàng nhập khẩu và tình trạng phân phối laị thu nhập từ những ngành có lợi thế
cạnh tranh nhiều hơn sang những ngành ít có khả năng cạnh tranh.
- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của
quốc gia.
* Nhược điểm:
- Kinh tế của đất nước bị cô lập, đi ngược lại với xu thế của thời đại ngày nay là
toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Bảo hộ thương mại dẫn tới sự trì trệ và bảo thủ của các nhà kinh doanh nội địa.
Thiếu động lực thúc đẩy phát triển và hoàn thiện kinh tế trong nước.
- Bảo hộ thương mại làm thiệt thòi cho người tiêu dùng trong nước.
c) Chính sách mậu dịch công bằng:
Chính sách này nhằm chống laị thực tế mậu dịch không công bằng do những
nước khác gây ra mậu dịch không công bằng có thể do trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp cho
sản xuất, bán phá giá, tạo ra những phân biệt đối xử đối với những nhà xuất khẩu. Về
cơ bản chính sách mậu dịch công bằng có thể mang laị lợi ích cho cả nhà sản xuất và
người tiêu dùng nói chung bởi vì chính sách này khôi phục lại những điều kiện tự do
mậu dịch. Tuy nhiên, thực tế rất khó xác định được khi nào là mậu dịch công bằng và
45
khi nào là mậu dịch không công bằng và những người làm chính sách dễ bị chi phối
cuả các nhóm đặc lợi có thế lực chính trị mạnh. Trong trường hợp này chính sách mậu
dịch chỉ là hình thức biến tướng cuả chính sách bảo hộ.
d) Chính sách thay thế nhập khẩu:
Mục tiêu của chính sách này là nhằm cải thiện cán cân thanh toán và tiết kiệm
ngoaị hối bằng cách thiết lập taị chỗ một bộ máy sản xuất ra hàng hoá thay thế cho
hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại lợi thế so sánh và cuối
cùng là thất bại. Giải pháp thay thế là đẩy mạnh xuất khẩu.
e) Chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_kinh_te_quoc_te_phan_1.pdf