Giáo trình môn Kinh tế quốc tế (Phần 2)

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 01

1.1 Nền kinh tế thế giới và cơ cấu nền kinh tế thế giới 01

1.2 Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế 14

1.3 Những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về

phát triển kinh tế đối ngoại

17

CHƯƠNG 2. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 21

2.1. Lý luận chung về thương mại quốc tế 21

2.2 Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 24

2.3 Chính sách thương mại quốc tế 40

2.4. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 44

2.5 Thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam 47

CHƯƠNG 3. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 54

3.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư quốc tế 54

3.2 Đầu tư gián tiếp trong đầu tư quốc tế 58

3.3 Đầu tư trực tiếp trong đầu tư quốc tế 64

3.4 Đầu tư nước ngoài của Việt Nam 68

CHƯƠNG 4. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN

QUỐC TẾ

79

4.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế 79

4.2. Tỷ giá hối đoái 86

4.3. Thị trường ngoại hối: 98

4.4. Cán cân thanh toán quốc tế (overall balance of payment - BP) 104

CHƯƠNG 5. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH

TẾ QUỐC TẾ

111165

5.1. Liên kết kinh tế quốc tế 111

5.2. Các tổ chức kinh tế quốc tế 115

5.3. ASEAN, AFTA và Việt Nam 126

CHƯƠNG 6. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 136

6.1 Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế 136

6.2. Các nguồn lực phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam 139

6.3. Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 145

6.4. Những cơ hội, thách thức và giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

pdf85 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế quốc tế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bán quốc tế. Trong quá trình hoạt động, GATT đã tổ chức được nhiều hội nghị và nhiều vòng đàm phán quan trọng, thương lượng về việc giảm biểu thuế quan của nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau. Ví dụ một số vòng đàm phán quan trọng như: vòng đàm phán Kennedy (1964- 1967), vòng đàm phán Tokyo (1973- 1979) và vòng đàm phán Uruguay (1986- 1994). Qua các vòng đàm phán, hàng rào thuế quan đối với mậu dịch thế giới đã được cải thiện, ví dụ vòng đàm phán Kennedy (1964 - 1967) đã làm giảm được 50% thuế quan đánh trên mặt hàng công nghiệp; kết thúc vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994), các nước phát triển sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng công nghiệp trên 1/3 và trên 40% hàng nhập khẩu sẽ được miễn thuế. Ngoài ra, GATT cũng đã soạn thảo và giới thiệu được một bộ luật thương mại quốc tế làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Tuy nhiên hoạt động của GATT cũng có nhiều hạn chế, ví dụ như GATT không điều chỉnh mậu dịch hàng hoá vô hình, những khó khăn mới về chính sách mậu dịch đối với sản phẩm nông nghiệp của các nước, những quyết định của GATT chỉ có tính chất khuyến nghị đối với các nước, .... Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại quốc tế, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Maroc), các nước thành viên của GATT đã ký hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO). Ngày 1/1/1995 tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức đi vào hoạt động thay thế cho tổ chức GATT với tư cách là một tổ chức hoạt động độc lập với hệ thống Liên hợp quốc. Đến nay WTO có 153 nước thành viên chính thức (Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007). WTO có chức năng tập hợp các quốc gia để đi tới một nền thương mại tự do có tính chất toàn cầu, nó điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo hướng ngăn chặn các hoạt động buôn bán thiếu lành mạnh. WTO có bộ phận thường trực đứng đầu là Tổng thư ký có trụ sở tại Giơnevơ. Cơ chế hoạt động của WTO có những điểm mới so với GATT để tăng thêm hiệu lực hoạt động của tổ chức này, cụ thể là: 121 - GATT là một loạt các quy định, hiệp định đa biên, không có nền tảng về thể chế. Điều hành nó chỉ là một ban thư ký nhỏ gắn nó với mục đích ban đầu là cố gắng thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) vào những năm 40. WTO là một tổ chức thường trú có ban thư ký riêng với 450 nhân viên được lãnh đạo bởi một tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc. - Các hiệp định của GATT mang tính tạm thời được thay đổi bổ sung qua các vòng đàm phán thương mại. Trong khi đó, các hiệp định của WTO mang tính cam kết cố định và vĩnh viễn. - Các quy định của GATT được áp dụng cho thương mại hàng hoá. Nhưng WTO còn bao hàm cả thương mại dịch vụ và các khía cạnh liên quan đến thương mại như vấn đề sở hữu trí tuệ, hoạt động đầu tư - Trong khi GATT là một công cụ đa biên, đến những năm 80 nhiều hiệp định mới được bổ sung có tính chất đa phương, do đó mang tính chọn lọc và tự nhiên. Các hiệp định của WTO phần lớn là đa biên và do đó bao gồm các cam kết của các nước để trở thành thành viên đầy đủ. - Hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO nhanh hơn, tự động hơn và ít bị tắc nghẽn so với hệ thống cũ của GATT. Việc thực hiện các phán quyết về giải quyết tranh chấp cũng dễ dàng đảm bảo hơn (các quyết định của WTO được thông qua sẽ có hiệu lực ngay, không đòi hỏi sự thông qua của Quốc hội các nước thành viên như trong tổ chức GATT). - WTO là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.  Bộ máy tổ chức của WTO: Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, nhóm họp ít nhất 2 năm/ 1 lần. Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng 12 năm 1996; lần thứ hai tổ chức tại Geneve tháng 5/1998 và lần 3 là tại Seattle (Mỹ) vào cuối năm 1999. Giữa 2 kỳ hội nghị, Đại hội đồng (bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên) có chức năng thường trực và báo cáo lên Hội nghị bộ trưởng. Đại hội đồng đồng thời đóng vai trò là một “cơ quan giải quyết tranh chấp” và “cơ quan rà soát chính sách” của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng về thương mại hàng hoá, Hội đồng về thương mại dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các Hội đồng trên chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên. Hội đồng hàng hoá điều hành công việc của 11 ủy ban và cơ quan giám sát hàng dệt. Hội đồng dịch vụ gồm các ủy ban về dịch vụ tài chính và ủy ban về các cam kết cụ thể. Ngoài ra còn có các nhóm công tác chuyên trách một số lĩnh vực. Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. 122  Nguyên tắc hoạt động của WTO: Cơ chế điều tiết hoạt động của WTO được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: - Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện qua 2 quy chế; + Quy chế Tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN): là quy chế mỗi nước thuộc WTO phải giành cho sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ một nước thứ ba khác. + Quy chế đối xử quốc gia (National Treatment – NT): là quy chế mà mỗi nước thành viên WTO không giành cho sản phẩm nội địa (do các doanh nghiệp trong nước sản xuất) những ưu đãi hơn so với sản phẩm của nước ngoài (ưu đãi về thuế, các điều kiện vệ sinh, điều kiện kinh doanh ) Lưu ý: sản phẩm của người nước ngoài được hiểu là sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sản xuất. - Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán: Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan theo thỏa thuận đã thông qua ở các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hóa thương mại. Trong trường hợp này phải xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. - Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán: Với nguyên tắc này, chính phủ của các nước thành viên thuộc WTO không thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, trong đó có hàng rào thương mại một cách tùy tiện gây khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu trong việc thực hiện các chính sách kinh doanh dài hạn của mình. - Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh bình đẳng: Theo nguyên tắc này, chính phủ ở các quốc gia thuộc WTO ngoài thực hiện nghiêm chỉnh 2 cơ chế MFN và NT thì còn phải giảm việc áp dụng các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như: trợ giá, trợ cấp xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp giành đặc quyền đặc lợi trong kinh doanh cho một nhóm doanh nghiệp (ví dụ như doanh nghiệp nhà nước). - Nguyên tắc giành một số ưu đãi về thương mại cho các nước đang phát triển: WTO áp dụng nguyên tắc này thông qua các biện pháp: + Giành ưu đãi về thuế nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường các nước công nghiệp phát triển (GSP). + Không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của WTO như các nước công nghiệp phát triển. + Thời gian quá độ để điều chỉnh các chính sách kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của WTO dài hơn. 123 Ví dụ từ năm 1995 đến năm 2000, các nước đang phát triển, đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế dựa trên cơ sở thị trường chỉ phải giảm thuế quan trung bình đối với hàng công nghiệp từ 15,3% xuống còn 12% trong khi các nước phát triển phải giảm từ 6,3% xuống còn 3,9%. Đối với việc xóa bỏ các biện pháp đầu tư có ảnh hưởng tới thương mại thì các nước đang phát triển được thực hiện trong 5 năm tới kể từ khi WTO đi vào hoạt động (1995) còn các nước phát triển cần thực hiện trong vòng 2 năm.  Điều kiện và thủ tục gia nhập WTO và rút khỏi WTO: Bất cứ một quốc gia hay lãnh thổ nào có quyền độc lập về chính sách thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế, đều có quyền xin gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều kiện đầu tiên của một nước muốn tham gia WTO là phải công nhận tất cả các kết quả đạt được trong vòng đàm phán Uruguay của GATT, không có ngoại lệ. Tất cả các hiệp định và văn kiện pháp lý, kể cả các phụ lục 1,2,3 kèm theo Hiệp định thành lập WTO, là những nội dung cấu thành cơ bản và bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, Nghị quyết về kết nạp hội viên WTO do hội nghị các bộ trưởng đại diện các nước thành viên quyết định với 2/3 số phiếu thuận được coi là hợp lệ. Các nước thành viên GATT tham gia các vòng đàm phán từ 1947 đến nay, công nhận Hiệp định thành lập GATT và các hiệp định thỏa thuận ở vòng đàm phán Uruguay, được công nhận là những thành viên sáng lập ra WTO kể từ ngày WTO WTO bắt đầu hoạt động (1/1/1995), nếu quốc hội các nước này thông qua hiệp định. Việc công nhận hiệp định WTO sẽ bỏ ngỏ đối với các nước thành viên GATT trong vòng 2 năm kể từ ngày 1/1/1995, để các nước này tiếp tục làm thủ tục công nhận. Một nước thành viên muốn rút ra khỏi WTO chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Tổng giám đốc WTO trước 6 tháng.  Lợi ích của việc trở thành thành viên WTO: - Việc thực hiện các Hiệp định WTO nhìn chung mở rộng cơ hội thương mại cho các nước thành viên. - Các nguyên tắc đa phương chặt chẽ đảm bảo một môi trường thương mại ổn định có thể tiên liệu được và tạo mối quan hệ thương mại chắc chắn. - Chỉ các nước thành viên WTO có khả năng hưởng các quyền được ghi trong các Hiệp định WTO. - Các hiệp định WTO không ngừng nâng cao tính trong sáng minh bạch của chính sách thương mại và tập quán thương mại, điều này làm tăng cường sự ổn định trong quan hệ thương mại. - Các nước thành viên tiếp cận với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích và quyền lợi thương mại của mình. - Việc trở thành thành viên sẽ tạo ra các công cụ để nâng cao lợi ích kinh tế của các thành viên thông qua việc tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại đa biên. Chính do những lợi ích cơ bản trên là nguyên nhân chính khiến nhiều nước kiên trì tìm mọi cách nhân nhượng và khôn khéo trong đàm phán để gia nhập WTO. 124 Khi là thành viên chính thức của WTO, các nước sẽ tạo dựng cho mình một vị trí trong tiến trình quốc tế hóa toàn cầu về kinh tế, ngoài ra có điều kiện thuận lợi để hợp tác, đấu tranh và bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. Đó cũng là lý do chẳng những các nước kinh tế phát triển mà còn các nước chậm và đang phát triển (chiếm 2/3 số thành viên của WTO), chẳng hạn như Trung Quốc kể từ năm 1986 đã bắt đầu đàm phán và 16 năm sau (tháng 11/2001) mới gia nhập WTO, hay Nga hơn 10 năm qua kể từ năm 1993 vẫn tích cực đàm phán để gia nhập tổ chức này.  Nội dung chính của các hiệp định WTO: Hiệp định GATT là văn bản đồ sộ, bao gồm nhiều lĩnh vực, những nội dung cốt lõi của Hiệp định bao gồm 4 vấn đề cơ bản thể hiện trong 4 Hiệp định: - Thương mại hàng hoá - GATT. - Thương mại dịch vụ – GATS. - Sở hữu trí tuệ – TRIPS. - Quan hệ đầu tư – TRIMS. Những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO: Thực tế cho thấy, việc gia nhập WTO là xu thế khách quan phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên thế giới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Đến nay đã có 153 nước gia nhập WTO. Điều đó cho thấy, WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại thế giới và có sức hấp dẫn lớn đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Mặc dù các Hội nghị thượng đỉnh tại Xi-a-tơn (Mỹ) và Can cun (Mê-hi-cô) thất bại, song tiến trình Đôha vẫn được tiếp tục. Nhiều nước chậm phát triển như Cam-pu-chia và Nê-pan cũng đã trở thành thành viên của tổ chức này vào tháng 9-2003. Nhiều khả năng Liên bang Nga cũng sẽ sớm trở thành thành viên WTO trong thời gian tới. Đối với Việt Nam, gia nhập WTO đem lại cả những thời cơ thuận lợi và thách thức, khó khăn. * Thuận lợi: - Gia nhập WTO thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và cải cách thể chế; trước hết, thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của nước ta, tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Trước mắt, để hội nhập, chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế của mình cho phù hợp với luật chơi chung quốc tế. Đương nhiên, cần nghiên cứu đáp ứng những điều kiện, chấp nhận những nguyên tắc của WTO, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với lợi ích phát triển lâu dài của đất nước. Việc thay đổi thể chế và pháp luật của Việt Nam theo các tiêu chuẩn chung quốc tế để tạo ra hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam được coi là cơ sở nền tảng cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, tham gia hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. - Việc gia nhập WTO thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ; thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương của nước ta với các nước trên thế giới. Thông qua việc mở các thị trường hàng hóa, dịch 125 vụ, đầu tư, giảm những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, những biện pháp hạn chế về định lượng và hàng rào kỹ thuật, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng thị trường do được tiếp cận với nhiều thị trường và bạn hàng mới để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trở thành thành viên đầy đủ của WTO, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam khi thâm nhập thị trường của các nước thành viên khác được đối xử bình đẳng như hàng hoá và dịch vụ của nước sở tại (nguyên tắc NT). Việt Nam được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện kết quả thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO qua hơn 50 năm nỗ lực thực hiện khi xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang các nước thành viên khác. Do đó, chúng ta ẽ có điều kiện tăng nhanh kim ngạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như may mặc, giầy da, thủy sản, gạo, đổ thủ công mỹ nghệ, những mặt hàng mới như xuất khẩu phần mềm: xuất khẩu lao động, phát triển du lịch. ... ; đặc biệt, các mặt hàng nông thủy sản sẽ có vị thế lớn hơn trên thị trường thế giới. Điều này góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân. Việc gia nhập WTO cũng làm gia tăng cơ hội cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là ngành dệt may. - Trở thành thành viên WTO, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI và các hình thức đầu tư gián tiếp) thông qua mở rộng diện các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, những cải cách trong nước về thủ tục hành chính, về cơ chế và chính sách, giảm chi phí đầu vào, mở rộng lĩnh vực và phân vi đầu tư theo lộ trình hội nhập sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta so với các nước trong khu vực, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam để phục vụ cho sự phát triển kinh tế. - Việt Nam có lợi hơn trong việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình khi đàm phán giải quyết các tranh chấp thương mại nảy sinh. Đồng thời chúng ta cũng tận dụng được vai trò của WTO là diễn đàn cho các cuộc thảo luận đa phương hay riêng lẻ về các vấn đề thương mại. - WTO có những nguyên tắc ưu đãi riêng đối với nước đang phát triển. Việt Nam là nước có thu nhập thấp (có mức thu nhập GDP bình quân khoảng 1200 USD/người), do đó sẽ nhận được những đối xử đặc biệt, được miễn trừ sự ngăn cản hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa là loại cạnh tranh cao, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong vòng 8 năm. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển. Ngoài ra Việt Nam còn được phép duy trì các loại trợ cấp xuất khẩu bị cấm đối với đa số các nước thành viên WTO khác. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục và chi phí khi tiếp cận với thị trường thế giới trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Gia nhập WTO tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, thích nghi với những tiêu chuẩn và tập quán mới, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thuế nhập khẩu mới sẽ giúp nền kinh tế và các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả hơn. Cạnh tranh phát triển và thuế nhập khẩu giảm giúp chi phí nguyên liệu, máy móc nhập khẩu giảm, giá thành sản phẩm hạ do đó các sản phẩm do Việt Nam sản xuất sẽ mang tính cạnh tranh về giá hơn. Ngoài ra, khi cạnh tranh phát triển, các hoạt động thương mại và dịch vụ có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu 126 dùng được sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt, hưởng các dịch vụ có chất lượng cao hơn, phong phú hơn và rẻ hơn; nhờ đó chi phí kinh doanh hạ, mức sống của người lao động tăng lên. - Các bằng cấp, chứng chỉ do ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam cấp ra được thừa nhận ở các nước thành viên WTO (theo nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau) nhờ đó mà nguồn nhân lực Việt Nam có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, các tác phẩm, sáng chế, thương hiệu và kiểu dáng của sản phẩm Việt Nam được thừa nhận và được bảo hộ trên thị trường trong và ngoài nước. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, việc gia nhập WTO đang đặt ra những thách thức và khó khăn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, cụ thể là: - Phải thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết liên quan đến các lĩnh vực thương mại hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO; phải tiến hành cải cách kinh tế, bỏ ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước sẽ mất đi những đặc quyền, đặc lợi trong hoạt động thương mại và dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối. Chúng ta phải tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ ưu đãi từ phía Nhà nước với các nhà thương mại và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới. - Việt Nam phải mở cửa thị trường, hàng hóa dịch vụ cho các thành viên WTO khác (nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ cao cấp như: ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, tài chính, kiểm toán...) bằng cách giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế, trao quy chế tối huệ quốc cho các thành viên WTO khi họ đưa hàng hoá và dịch vụ vào Việt Nam kinh doanh. Và như vậy, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam phải trực diện đối đầu cạnh tranh với hàng xuất khẩu và các loại dịch vụ do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước, một số ngành hàng phải thu hẹp thị phần, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khả năng cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản. - Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền tương tự như mình: cơ chế một giá được xác lập, quyền tự do đầu tư nhiều hơn, thuế tương tự - Một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi quyền sử dụng phát minh, sáng chế, công thức chế tạo, thương hiệu của nước ngoài bất hợp pháp. Họ phải tự xác lập thương hiệu, thiết kế, kiểu dáng riêng hoặc mua quyền sở hữu về trí tuệ do đó chi phí sản xuất sẽ tăng hơn, khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm. - Tham gia WTO, chúng ta phải đảm bảo hệ thống chính sách phù hợp với quy định của WTO (minh bạch và công khai các chính sách), hệ thống thể chế bộ máy (cả hành pháp, tư pháp và luật pháp) hoạt động hiệu quả, không trái với yêu cầu của tổ chức này. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều yếu kém như: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhất là theo hướng hiện đại hóa còn chậm.Việc thực hiện chính sách phát triển các thành phân kinh tế tuy đã có tiến 127 bộ, nhưng thiếu nhất quán, chưa khai thác tốt các nguồn nội lực, nhất là trong dân. Còn thiếu chủ động trong việc chuẩn bị để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp khó khăn, do môi trường đầu tư chưa đủ thông thoáng; việc xúc tiến các công đoạn theo lộ trình hội nhập, việc thực hiện các cam kết song phương, đa phương còn chậm và chưa bảo đảm độ tin cậy. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hình thành đồng bộ. Hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước còn thấp, chức năng của Nhà nước trong nền kình tế thị trương định hướng XHCN còn chậm được xác định rõ Câu hỏi tự luận Câu 3: Phân tích những cơ hội, thách thức đặt ra đối với nền kinh tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Câu 4: Đánh giá sự tác động của WTO đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 5.3. ASEAN, AFTA VÀ VIỆT NAM 5.3.1. Vài nét khái quát về ASEAN. * Quá trình hình thành và phát triển ASEAN Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử lâu đời và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các nước trong khu vực có sự tương đồng cao trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết các nước trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á lại càng trở nên bức thiết. Ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc, Thái Lan, các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cho chính phủ của năm nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan đã họp mặt và đi đến ký kết một văn kiện quan trọng, bản Tuyên bố Băng Cốc, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN - The Association of Southeast Asian Nations). Trong nội dung của Tuyên bố Băng Cốc, các mục tiêu và mục đích của Hiệp hội được xác định là hợp tác để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực có mối quan tâm và quyền lợi chung của tất cả các nước trong khu vực: ''Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần công bằng và phối hợp là nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng của các nước Đông Nam Á.'' Có thể nói, ngay từ khi ra đời, ASEAN đã hoạch định phạm vi liên kết của mình không chỉ ở các nước sáng lập viên, mà ở tất cả các nước khác trong khu vực, xác định mục tiêu xây dựng Đông Nam Á trở thành một khụ vực đoàn kết, gắn bó để cùng chung sống hoà bình, thịnh vượng. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cho đến nay kỳ vọng này đã trở thành hiện thực với sự hội tụ của đầy đủ mười nước trong ASEAN. Thời điểm gia nhập chính thức của các thành viên mới của Hiệp hội như sau: - Ngày 7-l-1984, Brunây gia nhập - thành viên thứ sáu. - Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập - thành viên thứ bảy. 128 - Ngày 28-7-1997, Lào và Mianma gia nhập – thành viên thứ tám và chín. - Ngày 30-4-1999 Campuchia gia nhập - thành viên thứ mười. Với sự tham gia của các thành viên mới, ASEAN thực sự đã trở thành một khu vực thị trường lớn với số dân đông đảo và là một khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao. ASEAN ra đời trong bối cảnh nội bộ các nước thành viên còn nhiều phức tạp, cuộc chiến ở Việt Nam - Đông Dương đang diễn ra ác liệt, lôi kéo cả sự tham gia của một số nước Đông Nam Á vào cuộc chiến. Các cường quốc khác lại gia tăng hoạt động và ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Trong khi đó, các nước trong khu vực vừa phải đối phó với nhiều thách thức về chính trị, kinh tế trong nội bộ vừa phải giải quyết những khó khăn, thậm chí cả xung đột, nảy sinh trong quan hệ giữa họ với nhau. Trong tình hình đó, sự ra đời của ASEAN phần nào là để đối phó với cả các khó khăn bên trong và các diễn biễn ở bên ngoài. Trong thời kỳ đầu, ASEAN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_quoc_te_phan_2.pdf