Sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta mà trong đó các chính sách trọng tâm là đổi
mới về kinh tế đã giúp nền kinh tế nước ta vượt qua được những thử thách ban đầu để
thiết lập cho giai đoạn nền móng quyết định của tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua đạt mức bình quân
trên 6%. Tuy nhiên do khởi điểm của nền kinh tế quá thấp nên khối lượng tăng trưởng
tuyệt đối còn rất khiêm tốn (tổng GDP năm 2010 khoảng 102,2 tỷ USD), công nghiệp
là nguồn tăng trưởng chủ yếu và vẫn trong tình trạng chưa vững chắc. Các ngành công
nghiệp có vai trò tạo nền tảng và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hoặc còn non yếu
hoặc chưa hình thành như thép, hóa chất cơ bản những dịch vụ quan trọng để thúc
đẩy kinh tế phát triển chưa chuyển biến mạnh như giao thông vận tải, tài chính ngân
hàng, khoa học kỹ thuật và đào tạo. Mặt khác nhiều năng lực sản xuất còn bị lãng phí
nhiều thế mạnh chưa được phát huy đúng mức, đồng thời hiện tượng ăn sài quá mức
của một bộ phận xã hội vẫn còn tiếp diễn, tệ nạn tham nhũng phá hoại tài sản công và
nạn buôn lậu, trốn thuế đang còn phổ biến.
Tỷ lệ thất nghiệp còn cao 9 - 12%, năng suất lao động chưa được nâng lên đáng
kể, hiện tượng thất nghiệp trá hình còn phổ biến đặc biệt là khu vực nông thôn, lạm
phát tuy có được kiềm chế nhưng vẫn sảy ra những cơn sốt giá kể cả đối những vật tư
hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống như: (phân bón, xi măng, đường ).
61 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chương tiếp theo chúng ta bỏ qua sự
khác biệt giữa các chỉ tiêu GDP, GNP và Y.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
- Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu hành vi của tổng thể nền kinh tế
- Kinh tế vĩ mô bỏ qua những khía cạnh chi tiết riêng lẻ để tập trung vào sự tương tác
của các khu vực rộng lớn trong nền kinh tế. Các hộ gia đình cung cấp các dịch vụ yếu
tố cho các hãng sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Các hãng thanh toán thu nhập yếu tố
cho các hộ gia đình để mua sản lượng của các hãng. Quá trình này gọi là dòng luân
chuyển.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản lượng ròng do các yếu tố sản xuất tạo
ra trong nền kinh tế trong nước. Nó có thể được tính theo ba cách tương đương: luồng
sản phẩm, tính theo thu nhập (chi phí) và phương pháp giá trị gia tăng.
- GDP theo giá thị trường tính theo giá trị sản lượng trong nước theo giá bao gồm cả
thuế gián thu. GDP theo giá cố định đo lường sản lượng trong nước theo giá của 1 năm
lấy làm gốc, không bao gồm thuế gián thu.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) còn được
gọi là tổng thu nhập quốc dân (GNI) điều chỉnh GDP theo khoản thu nhập tài sản ròng
từ nước ngoài.
- Thu nhập quốc dân là sản phẩm quốc dân ròng (NNP) tính theo giá cố định.
NNP = GNP - De
Trên thực tế, nhiều đánh giá về hoạt động kinh tế dựa trên GNP, bởi vì việc tính toán
khấu hao một cách chính xác không phải lúc nào cũng dễ dàng.
- GNP danh nghĩa đo lường sản phẩm theo giá hiện hành. GNP thực tế đo lường sản
lượng theo giá cố định. Do vậy, GNP thực tế điều chỉnh GNP danh nghĩa theo những
thay đổi trong chỉ số điều chỉnh GNP do có lạm phát.
- GNP thực tế bình quân đầu người là GNP thực tế chia cho dân số. Nó cung cấp một
chỉ báo đáng tin cậy hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân trong nền
kinh tế được hưởng.
- GNP thực tế và GNP thực tế bình quân đầu người vẫn chỉ là những thước đo sơ lược
về phúc lợi kinh tế quốc dân và cá nhân. Chúng không tính đến những hoạt động phi
thị trường, những sản phẩm có hại như ô nhiễm và những hoạt động có giá trị như việc
24
làm ở nhà, hoạt động sản xuất mà những người trốn thuế không báo cáo. GNP cũng
không tính giá trị của sự nhàn rỗi.
- Vì việc tính toán thường xuyên và chính xác tất cả những hoạt động kinh tế này
thường tốn kém và đôi khi không thực hiện được, nên trên thực tế, GNP là thước đo
hoạt động kinh tế quốc dân được sử dụng rộng rãi nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao phân biệt giữa thước đo thu nhập quốc dân danh nghĩa và thu nhập quốc dân
thực tế lại rất quan trọng?
2. Ở nhiều nước kém phát triển, phần lớn các hoạt động kinh tế được diễn ra trong khu
vực nông nghiệp quy mô nhỏ, tự cấp tự túc? Theo anh chị, điều này ảnh hưởng như thế
nào tới sự so sánh mức sống căn cứ vào GNP? Theo anh chị, còn có những khó khăn
nào khác nữa trong việc so sánh mức sống giữa các nước trên thế giới?
3. Nếu GNP danh nghĩa là 6000 và GNP thực tế là 4500, giá trị của chỉ số giảm phát là
bao nhiêu?
4. Giả sử một doanh nghiệp sản xuất được 400 vỏ xe và bán cho công ty sản xuất ô tô
với giá 1,2 triệu đồng/chiếc vào tháng 12/N. Đến tháng 02/N+1, công ty sản xuất ô tô
lắp vào 100 xe mới sản xuất và bán mỗi xe 80 triệu. Những giao dịch này đóng góp gì
vào GDP năm N và năm N+1?
5. Các khoản sau, khoản nào được tính vào GDP, giải thích:
a. Thu nhập của một bác sĩ do khám bệnh mà có.
b. Học bổng của một sinh viên.
CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG SAI
1. Giả thiết chúng ta có thể tính đủ và chính xác, thì sẽ có cùng một con số ước tính về
toàn bộ hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào việc chúng ta xác định giá trị của sản
lượng đầu ra, mức thu nhập theo các yếu tố hoặc chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.
2. Tính giá trị gia tăng là một cách đo sản lượng tránh được sự tính lặp.
3. Tổng sản phẩm trong nước tính theo giá cố định bằng GDP tính theo giá thị trường
cộng với thuế gián thu ròng.
4. Khấu hao là một loại chi phí kinh tế, vì nó đo nguồn lực đã được sử dụng hết trong
quá trình sản xuất.
5. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá cố định không phải là thước đo hữu ích về
phúc lợi kinh tế, vì nó bỏ qua nhiều thành tố quan trọng của phúc lợi.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu:
a. Các thị trường cụ thể như kinh tế vi mô
b. Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, một hệ thống lớn
c. Các tổng lượng lớn phản ánh hoạt động tổng hợp của một nền kinh tế
d. Tất cả các điều trên
e. Chỉ có b và c
2. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:
a. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
b. Chính sách thương mại và tỷ giá hối đoái
c. Chính sách thu nhập
25
d. Tất cả các chính sách trên
e. Không phải là các chính sách trên
3. Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:
a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thoả mãn
cao nhất nhu cầu của xã hội.
b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
c. Tăng trưởng kinh tế để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
d. Tất cả các câu trên đều đúng
4. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
a. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
b. Cao nhất của một quốc gia không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
c. Cao nhất của một quốc gia đạt được
d. Câu a và b đúng
5. "Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam tăng khoảng 20% mỗi năm trong giai đoạn
2000 - 2005", câu nói này thuộc:
a. Kinh tế vi mô và thực chứng
b. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
c. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
d. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
6. Khoản mục nào không được tính vào GDP của năm 2005? Doanh thu của:
a. một chiếc xe Honda sản xuất năm 2005 tại Vĩnh Phúc
b. dịch vụ cắt tóc
c. dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
d. một ngôi nhà được xây dựng năm 2004 và được bán lần đầu tiên trong năm 2005
e. tất cả những khoản mục trên đều được tính vào GDP năm 2005
7. Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam, thì:
a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhiều hơn so với giá trị sản
xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
b. Giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản
xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam.
c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
d. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa
e. Giá trị hàng hoá trung gian lớn hơn giá trị hàng hoá cuối cùng.
8. Khi tính GNP hoặc GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
a. Chi tiêu của Chính phủ với tiền lương
b. Lợi nhuận của Công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền
c. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ
d. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ
9. Nếu tiết kiệm là khoản rút khỏi vòng chu chuyển thì khoản mục nào sau đây là khoản
bơm vào tương ứng với nó?
a. Chi tiêu cho đầu tư
b. Chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ
c. Trợ cấp thất nghiệp
d. Tất cả các khoản trên
e. Chỉ có a và b.
26
10. Sự khác nhau giữa tổng sản phẩm quốc dân với sản phẩm quốc dân ròng là ở:
a. Chi tiêu cho đầu tư
b. Xuất khẩu ròng
c. Khấu hao
d. Tiết kiệm
e. Phương pháp tính
BÀI TẬP
Bài 1. Trên lãnh thổ 1 quốc gia có các chỉ tiêu sau:
1. Tiền lương 420 12. Xuất khẩu ròng 35
2. Tiền thuê 90 13. Thuế doanh thu 22
3. Tiền lãi 60 14. Thuế XNK 10
4. Đầu tư ròng 40 15. Thuế tiêu thụ đặc biệt 8
5. Khấu hao 160 16. Thuế thu nhập 18
6. Lợi tức chủ doanh nghiệp 30 17. Thuế di sản 12
7. Lợi tức cổ phần 85 18. Trợ cấp hưu trí 16
8. Lợi tức không chia 20 19. Trợ cấp học bổng 4
9. Thuế lợi tức 45 20. Bù lỗ XNQD 5
10. Tiêu dùng hộ gia đình 600 21. Thu nhập ròng từ
11. Tiêu dùng chính phủ 65 tài sản nước ngoài 50
22. Đầu tư chính phủ 50
Yêu cầu:
1. Tính tổng đầu tư.
2. Tính mức thuế gián thu, thuế trực thu và tổng lượng thuế của nền kinh tế.
3. Tính chi tiêu hàng hóa dịch vụ của chính phủ.
4. Hãy tính GDP của quốc gia trên theo 2 phương pháp
5. Tính GNP từ đó tính NNP, Y, YD.
Bài 2: GNP theo giá thị trường là 300 tỷ bảng. Khấu hao là 30 tỷ bảng và thuế gián thu
là 20 tỷ bảng.
a. Thu nhập quốc dân là bao nhiêu?
b. Tại sao khấu hao tạo ra sự chênh lệch giữa GNP và thu nhập quốc dân?
c. Tại sao phải tính thuế gián thu?
27
CHƯƠNG II
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Chương này giúp người đọc khái quát được thế nào là tăng trưởng kinh tế, phân
biệt sự giống và khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đưa ra được bản đồ
tăng trưởng kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam thời gian qua cũng như nêu ra các yếu
tố quyết định tăng trưởng kinh tế và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
NỘI DUNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.1. Khái niệm
Khái niệm tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm hay
mở rộng về quy mô của một hiện tượng hay một hệ thống nào đó.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế hiểu theo nghĩa rộng: là sự tăng theo quy mô sản
lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất
và dịch vụ trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà
kinh tế thường cho rằng tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm
năng, mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ hay tăng trưởng
kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
gian. Theo quan điểm này chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất, thì nền
kinh tế mới có thể sản xuất ra một mức sản lượng cao hơn so với trước. Quan điểm này
đúng khi nó thoả mãn một trong ba điều kiện sau:
- Bỏ qua những dao động ngắn hạn của sản lượng thực tế.
- Các chính sách kinh tế có khả năng kiểm soát và duy trì sản lượng ở mức tiềm năng.
- Xét trong thời gian đủ dài để nền kinh tế có thể tự điều chỉnh trở về trạng thái
cân bằng dài hạn ứng với mức sản lượng tiềm năng.
Ưu điểm của quan điểm này là ở chỗ, nó khẳng định nguồn gốc của tăng trưởng
là do việc tạo ra các nguồn lực mới.
2.1.2. Thước đo, chỉ số tăng trưởng
Để đo sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng các thước đo sau đây:
* Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
* Tổng sản phẩm trong nước hay quốc nội (GDP
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là những
thước đo cơ bản đánh giá hoạt động của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa thường tăng nhanh hơn tổng sản phẩm quốc dân
thực tế. Sự khác nhau đó là do giá của hàng hoá và dịch vụ đã tăng do nền kinh tế có lạm phát,
còn tổng sản phẩm quốc dân thực tế tăng lên là do:
- Số lượng nguồn lực (tư bản, lao động, tài nguyên) trong nền kinh tế đã tăng lên.
- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó cũng tăng lên.
Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân thưc tế, gọi là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.
* Mức tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế của một nước có thể được tính bằng cả số tuyệt đối và
cả bằng số tương đối (%) của giá trị sản lượng thời kỳ sau so với thời kỳ trước.
28
Mức tăng trưởng tuyệt đối = GNP1 - GNP0
Mức tăng trưởng tương đối = GNP1(%) - GNP0(%)
Trong đó: GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước hay còn gọi là năm gốc, còn
GNP1 là tổng sản phẩm quốc dân năm sau (hay năm xét tốc độ tăng trưởng).
Mức tăng trưởng kinh tế có thể tính theo chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hay mức sản lượng bình quân tính theo đầu người của một quốc gia, hay từng ngành, từng
vùng, từng địa phương.
Vấn đề đặt ra là chọn một hay một số chỉ tiêu để phản ánh quá trình tăng trưởng.
Tuy hiện nay có nhiều chỉ tiêu kinh tế có thể phản ánh kết quả hoạt động của nền kinh tế,
nhưng nhìn chung các nhà kinh tế có xu hướng chọn một chỉ tiêu đặc trưng là GDP thực tế
để phản ánh tăng trưởng. Các chỉ tiêu khác như GNP, NI, đều có thể tính toán trên cơ
sở chỉ tiêu GDP.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng nhanh hay chậm, được phản ánh ở
mức (%) tăng thêm sản lượng hàng năm hay so với năm gốc.
Có thể tính theo công thức:
GNP1 GNP0 GDP1 GDP0
gp = *100% Hoặc gp = *100%
GNP0 GDP0
Trong đó: gp: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GNP0: Tổng sản phẩm quốc dân năm trước (năm gốc)
GNP1: Tổng sản phẩm quốc dân năm sau (năm tính tốc độ tăng trưởng)
GDP0: Tổng sản phẩm quốc nội năm trước (năm gốc)
GDP1: Tổng sản phẩm quốc nội năm sau (năm tính tốc độ tăng trưởng)
Chú ý: GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là chúng ta không tính
đến biến động của giá theo thời gian.
Trong thập kỷ gần đây có thể thấy mức tăng trưởng kinh tế của các nhóm nước đạt
được: các nước có nền kinh tế phát triển thường đạt khoảng 3 - 4%; các nước công nghiệp
mới Châu Á khoảng từ 7 - 8%.
Thước đo trên có thể không chính xác do hiện nay tốc độ dân số tăng nhanh trong
khi GDP thực tế lại tăng rất chậm. Vì vậy, để có một thước đo chính xác người ta tính tốc
độ tăng trưởng dựa trên GDP bình quân đầu người, được ký hiệu là Y:
YY
g = 1 0 *100%
Y0
2.2. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế trên thế giới
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới có tăng trưởng, suy thoái và theo một chu
kỳ nhất định và sự tăng trưởng hay suy thoái đó diễn ra ở các quốc gia là khác nhau.
Nhìn chung sự tăng trưởng hay suy thoái này tao ra khoảng cách thu nhập bình quân
đầu người giữa các nước giàu và các nước nghèo là khá lớn.
Để cụ thể vấn đề này ta nhìn vào (bảng 2.1), ta thấy người dân trung lưu ở những
nước giàu như Mỹ, Nhật hay Đức có thu nhập cao gấp 10 lần người dân trung lưu ở Ấn
độ, Inđônêsia. Mức chênh lệch lớn như vậy phản ánh mức chênh lệch lớn về chất lượng
cuộc sống. Người dân ở các nước giàu có có nhiều Ôtô hơn, nhiều điện thoại, ti vi hơn
chế độ dinh dưỡng tốt hơn nhà cửa sang trọng hơn, được chăm sóc y tế và có tuổi thọ
cao hơn.
29
Bảng 2.1. Sự khác biệt về tăng trưởng trên thế giới
Thu nhập thực tế Thu nhập thực tế
STT Tên nước Thời kỳ bq đầu người đầu bq đầu người
kỳ(USD) cuối kỳ(USD)
1 Nhật Bản 1997-2010 23.400 36.952
2 Braxin 1997-2010 6.240 10.866
3 Đức 1997-2010 21.300 44.525
4 Canada 1997-2010 21.860 36.603
5 Trung Quốc 1997-2010 2.570 4.000
6 Mỹ 1997-2010 28.740 43.563
7 Inđônêsia 1997-2010 3.450 4.230
8 Ấn Độ 1997-2010 1.950 4.031
9 Anh 1997-2010 20.520 34.209
10 Pakixtan 1997-2010 1.590 1.957
(Nguồn: Viện phát triển quốc tế Harvard, 03/2011)
Số liệu bình quân về thu nhập đầu người cho thấy mức sống ở các nước rất khác
nhau. Thu nhập bình quân ở Mỹ gấp 11 lần thu nhập bình quân ở Trung Quốc và
khoảng 23 lần ở Pakixtan. Những nước nghèo nhất có thu nhập bình quân đầu người
rất thấp chỉ bằn mức của nước Mỹ vài chục năm về trước. Một người Trung Quốc
trung lưu vào năm 2010 có thu nhập ngang với người Mỹ trung lưu vào năm 1890. Thu
nhập thực tế của 1 người Pakixtan trung lưu vào năm 2010 chỉ bằng thu nhập thực tế
của người Mỹ trung lưu 100 năm về trước.
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta mà trong đó các chính sách trọng tâm là đổi
mới về kinh tế đã giúp nền kinh tế nước ta vượt qua được những thử thách ban đầu để
thiết lập cho giai đoạn nền móng quyết định của tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua đạt mức bình quân
trên 6%. Tuy nhiên do khởi điểm của nền kinh tế quá thấp nên khối lượng tăng trưởng
tuyệt đối còn rất khiêm tốn (tổng GDP năm 2010 khoảng 102,2 tỷ USD), công nghiệp
là nguồn tăng trưởng chủ yếu và vẫn trong tình trạng chưa vững chắc. Các ngành công
nghiệp có vai trò tạo nền tảng và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hoặc còn non yếu
hoặc chưa hình thành như thép, hóa chất cơ bản những dịch vụ quan trọng để thúc
đẩy kinh tế phát triển chưa chuyển biến mạnh như giao thông vận tải, tài chính ngân
hàng, khoa học kỹ thuật và đào tạo. Mặt khác nhiều năng lực sản xuất còn bị lãng phí
nhiều thế mạnh chưa được phát huy đúng mức, đồng thời hiện tượng ăn sài quá mức
của một bộ phận xã hội vẫn còn tiếp diễn, tệ nạn tham nhũng phá hoại tài sản công và
nạn buôn lậu, trốn thuế đang còn phổ biến.
Tỷ lệ thất nghiệp còn cao 9 - 12%, năng suất lao động chưa được nâng lên đáng
kể, hiện tượng thất nghiệp trá hình còn phổ biến đặc biệt là khu vực nông thôn, lạm
phát tuy có được kiềm chế nhưng vẫn sảy ra những cơn sốt giá kể cả đối những vật tư
hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống như: (phân bón, xi măng, đường).
2.3. CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.3.1. Tư bản hiện vật
Là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động
được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và
30
tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy
sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn,
những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao
và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho
sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương
mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như
không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do
chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất: đường giao thông, mạng lưới điện
quốc gia, sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
Công nhân làm việc với năng suất lao động cao hơn nếu họ có nhiều công cụ lao
động hơn (khối lượng trang thiết bị cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ được gọi là tư bản hiện vật).
Ví dụ: Người thợ mộc làm việc anh ta cần có cưa, đục, bào, máy tiệnViệc có nhiều
công cụ hơn cho phép người thợ làm việc nhanh và chính xác hơn. Nghĩa là trong vòng
1 tuần một người thợ mộc với vài dụng cụ thô sơ sẽ làm được ít đồ gỗ hơn so với người
thợ mộc được trang bị công cụ tinh vi chuyên dụng cho nghề mộc.
Ta biết yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ như lao động, tư bản
được gọi là nhân tố sản xuất. Một đặc tín quan trọng của tư bản biểu thị ở chỗ nó là
nhân tố sản xuất được sản xuất ra. Nghĩa là nó biểu thị ở yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất mà trước đó đã là sản lượng của quá trình sản xuất khác.
Ví dụ: Người thợ mộc sử dụng máy tiện để làm chân bàn, trước đó chiếc máy tiện
đã là sản phẩm của nhà sản xuất máy tiện, nhà sản xuất máy tiện lại phải sử dụng công
cụ và trang thiết bị khác để làm ra máy tiện.
Như vậy tư bản là yếu tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả các hàng hóa và
dịch vụ trong đó có tư bản hiện vật.
2.3.2. Vốn nhân lực
Vốn nhân lực là thuật ngữ dùng để chỉ kiến thức và kỹ năng mà người công nhân
thu được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm
những kiến thức kỹ năng tích lũy được từ thời kỳ đi học phổ thông cơ sở, phổ thông
trung học, đại học và các chương trình đào tạo nghề dành cho người lớn trong độ tuổi
lao động.
Mặc dù giáo dục đào tạo và kinh nghiệm không dễ cảm nhận như máy tiện, xe ủi
đất hay nhà xưởng nhưng vốn nhân lực và tư bản hiện vật có nhiều điểm tương đồng.
Giống như tư bản hiện vật vốn nhân lực làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch
vụ của đất nước và nó là nhân tố được quá trình sản xuất tạo ra. Việc sản xuất ra vốn
nhân lực đòi hỏi các yếu tố đầu vào dưới dạng giáo viên, thư viện và thời gian nghiên
cứu. Có thể coi sinh viên như những công nhân có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất ra
vốn nhân lực nhằm phục vụ cho sản xuất trong tương lai.
Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ
lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác
như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng
nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi
đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế
nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc
31
dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn
có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.
Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại
chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức
vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm
1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước
Đức thời hậu chiến."
2.3.3. Tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố thứ 3 quyết định đến tăng trưởng kinh tế là tài nguyên thiên nhiên. Tài
nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại
như: đất đai, sông ngòi, khoáng sảncó hai loại tài nguyên thiên nhiên đó là: tài
nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được và tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.
Khi một cây gỗ bị đốn người ta có thể trồng một cây mới để thu hoạch trong
tương lai đó là tài nguyên được tái tạo, còn dầu mỏ là ví dụ về loại tài nguyên không
được tái tạo.
Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra sự khác biệt về mức sống
trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ bắt đầu từ cung đất đai mệnh
mông thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Ngay nay ở một số quốc gia Trung Đông
như: Cô oét và Ả rập xê út rất giàu bởi vì vô tình họ sống trên những giếng dàu lớn
nhất thế giới.
Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng nhưng đó không nhất
thiết là nguyên nhân làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Chẳng hạn Nhật
Bản là một nước thuộc loại giàu nhất thế giới mặc dù là một nước nghèo về tài nguyên
thiên nhiên, thương mại quốc tế là nguyên nhân thành công của Nhật Bản. Nhật Bản
nhập khẩu nhiều loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết như dầu mỏ và xuất khẩu hàng
công nghiệp sang các nước có nhiều tài nguyên.
2.3.4. Tri thức công nghệ
Nhân tố thứ tư quyết định đến tăng trưởng kinh tế là tri thức công nghệ, tức là
những hiểu biết về cách thức tốt nhất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Như chúng ta
đã biết cách đây 1 thế kỷ đa số người Mỹ là nông dân bởi vì kỹ thuật trồng trọt hồi ấy
đòi hỏi nhiều đầu vào lao động để làm ra lương thực cần thiết cho mọi người, ngày nay
nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật trồng trọt, chỉ một phần nhỏ dân số làm trong nông
nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn bộ xã hội. Sự thay đổi về công nghệ như thế cho phép
chuyển lao dộng sang các ngành sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. Tri thức công
nghệ có nhiều dạng, một số công nghệ là tri thức chung - nghĩa là khi một người sử
dụng nó thì những người khác cũng nhận thức được nó.
Ví dụ: Henry Ford áp dụng thành công cách sản xuất bằng dây truyền lắp ráp, các
nhà sản xuất xe hơi khác cũng nhanh chóng áp dụng công nghệ này.
- Các công nghệ khác là công nghệ độc quyền - chỉ có công ty phát minh ra nó
biết.
Ví dụ: Chỉ duy nhất cocacola biết công thức là lấy mật để pha chế loại nước gải
khát nổi tiếng của nó.
- Một số công nghệ khác mang tính độc quyền chỉ trong thời gian ngắn. Khi công
ty bào chế dược phẩm phát minh ra một loại thuốc mới hệ thống bản quyền cho phép
nó có quyền tạm thời là nhà sản xuất duy nhất loại thuốc đặc liệu đó. Song khi bản
32
quyền đó hết hạn các công ty khác cũng được phép sản xuất loại thuốc đó. Tất cả các
dạng tri thức công nghệ như trên đều có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
Cần phân biệt giữa tri thức công nghệ và vốn nhân lực, mặc dù hai khái niệm này
khá gần nhau nhưng chúng có một khác biệt quan trọng đó là: Tri thức công nghệ phản
ánh kiến thức xã hội trong việc nhận thức thế giới vận hành ra sao, vốn nhân lực phản
ánh mức độ lực lượng lao động hấp thụ và tiếp nhận nguồn tri thức trên như thế nào?
Sử dụng lời nói ẩn dụ chúng ta có thể coi tri thức là cuốn sách giáo khoa xã hội, trong
khi vốn nhân lực là lượng thời gian mà các thành viên xã hội bỏ ra để đọc cuốn sách
đó. Năng suất của công nhân phụ thuộc cả chất lượng cuốn sách lẫn thời gian anh ta bỏ
ra để đọc nó.
2.4. CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Mức sống của xã hội phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
của nó và rằng năng suất của nó phụ thuộc vào tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài
nguyên thiên nhiên và trí thức công nghệ. Bây giờ ta chuyển sang câu hỏi mà tất cả các
nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đều muốn giải đáp: "Chính sách nào của
chính phủ có thể làm tăng năng suất và mức sống".
2.4.1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Tư bản là nhân tố được sản xuất ra cho nên xã hội có thể làm thay đổi khối lượng
tư bản của mình. Nếu hôm nay đất nước sản xuất ra nhiều hàng hóa thì ngày mai nó sẽ có
nhiều nguồn lực tư bản hơn và có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do đó để
tăng trưởng kinh tế trong tương lai thì đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_kinh_te_vi_mo_phan_1.pdf