Thuyết giao tử thuần khiết
Hiện tượng :
Phân tích sự di truyền các tính trạng trong trường hợp lai đơn ,người ta có thể đi
tới một kết luận quan trọng nữa .
Như trên đã thấy ,nếu như ở cây lai F1,trong hai tính trạng tương ứng (hai allel)thì
một tính trạng trôi là được biểu hiện ra kiểu hình ,thì đến F2 tính trạng lặn bắt đầư được
biểu hiện cũng hoàn toàn dưới dạng in hệt như trong thế hệ bố mẹ xuất phát ,nghĩa là ở
trong cây dị hợp thể ,các allel A và a không hoà lẫn vào nhau .Nói cách khác , ở F2 mỗi
một gene ,trội cũng như lặn ,kiểm tra các tính trạng khác nhau , đều được biểu hiện như ở
dạng thuần khiết .
Hiện tượng không hoà lẫn nhau của các gene đối với những cặp tính trang
tương ứng trong giao tửcủa cơ thể lai được gọi là hiện tượng giao tử thuần khiết
( Nghĩa là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.)
Giải thích :
Trong các cơ thể thuần chủng ,gene tồn tại thành từng cặp ,khi hình thành tế bào
sinh dục ,xảy ra sự tách nhau ,tức sự phân ly của các gene ,mỗi gene đi về một giao tử
.Kết quả là mỗi giao tử có một gene và chỉ có một gene mà thôi đối với mỗi cặp .
Khi giao tử phối hợp nhau trong thụ tinh để tạo thành hợp tử ,thì các gene tương
ứng lại kết hợp nhau thành từng đôi ,làm xuất hiện một tính trạng nào đó ,từ đó mà có
danh từ phân ly tính chất để chỉ sự khác nhau trong cơ thể cây lai trong F2.
16 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình môn Lai một cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MENDEL
Gregor Mendel (1822-1884)
Ngày nay ông được công nhận là cha đẻ của ngành Di truyền học, nhưng những
công trình của ông lúc bấy giờ giới khoa học không mấy chú ý lắm. Năm 1866, ông cho
in bài báo nói về kinh nghiệm trong mười năm gây lai giống các thực vật của ông và gởi
cho những cơ quan khoa học trên thế giới nhưng không ai chú ý đến cả. Thế giới khoa
học lúc bấy giờ chưa sẵn sàng đễ công nhận điều quan trọng của những kết quả mà ông
đã tìm ra. Mãi đến năm 1900 mới có 3 bài báo của Hugo de Vries, Carl Correns và Erich
von Tschermark công bố những kết quả tương tự như của Mendel. Ba nhà khoa học
công nhận công trính của nhà tu Mendel nên thuyết Mendel mới ra đời được. Tại Pháp có
nhá khoa học Cunio và Hòa Lan có Bateson đã đem những định luật của Mendel để áp
dụng vào sự lai giống cho động vật (chuột) và thấy kết quả cũng giống như thực vật (đậu
hòa lan)
Gregor Mendel (tên khai sinh là Johann Mendel) Sinh ngày 22-07-1822 tại Heisendorf,
một làng nhỏ nước Moravie (Tiệp Khắc). Cậu học trò đặc biệt giỏi này đã gây sự chú ý
của một vị tu sĩ của làng và được ông này cho đi xa tiếp tục học. Mendel phải vừa làm
việc vừa học vì tiền trợ cấp gia đình không đủ sống. Năm 1840 ông vào viện Triết học
Olomouc để học hai năm dự bị lên đại học. Lúc bấy giờ Mendel phải nhờ nửa số tiền
hồi môn của người chị gái đã trợ cấp cho Mendel tiếp tục đi học. Sau hai năm học, ông
chán nản vì thiếu tài chánh nên cuối cùng ông nghe lời một trong các giáo sư của ông là
nhờ cha Napp giới thiệu ông vào dòng tu để có thể tiếp tục học. Năm 1843 ông được
nhận vô dòng tu Brno và được lên chức linh mục năm 1848.
Từ lúc vô dòng tu, ông vừa lòng vì có đủ điều kiện để nghiên cứu về Khoa học Tự
nhiên. Song song với việc học, ông đi dạy các trường trung học. Nhưng năm 1849 đạo
luật bắt các giáo sư phải có ngạch đại học. Nhờ cha Napp giúp, Mendel được vào Ðại
học Vienne năm 1851 để tiếp tục học. Khi trở về Vienne, Mendel lập ra một vườn khảo
cứu và bắt đầu những thí nghiệm về sự lai giống
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Vườn thực nghiệm của Mendel nơi sân của tu viện Brno Đâu Hà Lan (Pisum sativum)
Người đã đặt nền móng vững chắc cho di truyền hoc bằng ba định luật nổi tiếng.. chỉ
bằng những phép lai đơn giản cũng đủ làm nên một cuộc cách mạng về sinh học,nó
đã đánh đổ hoàn toàn thuyết "Dung hợp"của quan điểm duy tâm.Mendel cho
rằng:tính trạng của cơ thể sinh vật được qui định bởi các nhân tố di truyền(mà sau này
chúng ta gọi bằng gen).
Ngày nay chúng ta có thể giải thích đơn giản hiện tượng di truyền học của các
đinh luật Mendel.Nhưng vì khoa học đương thời chưa phát triển,chưa hiểu rõ về vật
chất di truyền trong cơ thể,nên để đi đến giả thiết này,Mendel đã phải có sự tư duy vô
cùng chặt chẽ cùng với sự phán đoán thiên tài của mình vói những kết quả lai từ cây
đậu Hà Lan,ông đã đi trước sự tiến bộ của khoa học,đi trước sự tiến bộ của loài
người.Vì vậy,mãi cho đến đầu thế kỉ 20,những công trình nghiên cứu của ông mới
được con người hiểu rõ,Mendel vẫn là "ông tổ "của nghành di truyên học.Môt nghành
khoa học phát triển bậc nhất trong thế kỉ
Đối tượng nghiên cứu:
Ông chọn cây đậu Hà Lan (Pisum sativum) làm đối tượng thí
nghiệm .
Vì: các thứ của chúng hoàn toàn khác biệt nhau, không có các
dạng trung gian ,cây có hoa nở rất kin đáo , không xòe rộng như
hoa hông hay hoa mướp, mỗi hoa gồm nhiều nhị mang bao phấn
cạnh nhụy hoa . khi bao phấn chín nó sẽ tung phấn vào nhụy cua
chính hoa đó chứ không bay sang hoa khác , có thể tiếp tục trồng
qua nhiều thế hệ sau khi đã cho lai.
Phương pháp nghiên cứu:
Ông có thể ngắt bỏ toàn bộ nhị hoa khi nó còn xanh và thụ phấn cho hoa đó bằng phấn
của cây hoa khác mà không có sự nhầm lẫn phấn hoa lạ bay vào . khi lai hoa đó ra hạt
ông đem so sánh hạt với hạt tự thụ phấn ông làm rất nhiều để kiểm tra lại.
Ông sử dụng phương pháp toán sat xuất thống kê để đếm các hạt .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
LAI 1 CẶP TÍNH TRẠNG VÀ THUYẾT GIAO TỬ THUẦN KHIẾT
Dàn bài
I. Các thí nghiệm của Mendel
II. Khái niệm lai 1 cặp tính trạng
II. Định luật 1 và định luật 2 của Menđen
III. Giải thích định luật 1 và 2 của Menđen bằng thuyết NST
IV. Trội không hoàn toàn
V. Điều kiện nghiệm đúng của định luật 1 và 2 của Menđen
VI. Ý nghĩa của định luật 1 và 2 của Menđen
VII. Thuyết giao tử thuần khiết
I Các thí nghiệm của Mendel
Mendel tiến hành thí nghiệm với các dòng đậu, phần lớn được mua từ các nguồn
khác nhau. Ông trồng riêng từng dòng trong nhiều năm để chọn ra các dòng thuần chủng
(nghĩa là những dòng nầy cho ra con cái giống hệt chúng). Trong số các đặc điểm được
nghiên cứu, Mendel quan tâm đến 7 đặc điểm. Ông lưu ý rằng mỗi một trong số bảy đặc
điểm nầy chỉ xuất hiện ở hai dạng tương phản: hạt tròn hoặc nhăn, hoa đỏ hoặc trắng...
(Bảng 1).
Khi Mendel cho lai giữa hai dòng thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì tất cả các cá thể con (thế hệ F1) đều giống nhau và giống với một trong
hai cá thể bố mẹ. Thí dụ: cho lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng và cây hoa trắng thuần
chủng, tất cả các cây F1 đều có hoa đỏ.
Rõ ràng là ở thế hệ F1 chỉ có một trong hai tính trạng của bố hoặc mẹ được biểu
hiện. Mendel gọi tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội và tính trạng không biểu
hiện ở thế hệ nầy là tính trạng lặn.
Tiếp tục cho các cây F1 (tất cả đều có hoa đỏ) tự thụ phấn, ở thế hệ tiếp theo (F2)
cả hai thứ hoa đỏ và hoa trắng đều xuất hiện: 705 cây hoa đỏ và 224 cây hoa trắng. Tính
trạng lặn đã xuất hiện trở lại ở thế hệ F2 với tỉ lệ xấp xỉ 1/4. Kết quả cũng tương tự đối
với sáu tính trạng khác được nghiên cứu (bảng 7.1), các tính trạng lặn biếm mất ở F1,
nhưng xuất hiện trở lại với tỉ lệ khoảng 1/4 ở F2. Chúng ta có thể tóm tắt kết quả thí
nghiệm về màu hoa như sau:
P Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 Tất cả đều có hoa đỏ
F2 3/4 hoa đỏ 1/4 hoa trắng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bảng 1: Kết quả các phép lai đơn tính của Mendel
P F1(100%) F2 Tỉ lệ F2
Hạt tròn x Hạt nhăn Tròn 5474 tròn:1850 nhăn 2.96:1
Hạt vàng x Hạt lục Vàng 6022 vàng : 2001 lục 3.01:1
Hoa đỏ x Hoa Trắng Đỏ 705 đỏ :224 trắng 3.15:1
Quả thẳng x Quả
thắt eo
Thẳng 882 thẳng: 299 thắt eo 2.95:1
Hoa ở nách x Hoa ở
ngọn
Hoa ở nách 651 hoa nách: 207 hoa
ngọn
3.14:1
Thân cao x Thân
Thấp
Cao 787 cao: 277 thấp 2.84:1
1 số tính trạng của đậu Hà Lan đuợc Mendel nghiên cứu
b. Giải thích và kết luận
Từ những thí nghiệm nầy Mendel đã đưa ra kết luận quan trọng là mỗi cây đậu
đều có hai nhân tố di truyền (hereditary factor) cho mỗi tính trạng. Khi giao tử được
thành lập, hai nhân tố phân ly và đi về hai giao tử riêng biệt, mỗi giao tử chỉ mang một
nhân tố cho mỗi tính trạng. Vì vậy mỗi cây phải nhận một nhân tố từ cây mẹ và một
nhân tố từ cây bố. Sự kiện hai tính trạng tương phản của bố mẹ (hoa đỏ và hoa trắng) có
thể cùng xuất hiện ở F2 cho thấy các nhân tố di truyền phải tồn tại như các phần tử riêng
biệt trong tế bào, chúng không hòa trộn lẫn nhau. Vì vậy, theo Mendel mỗi cây F1 có
chứa một nhân tố cho hoa đỏ (là trội) và một nhân tố cho hoa trắng (là lặn). Hai nhân tố
nầy cùng nằm trong nhân tế bào, chúng tồn tại riêng biệt và phân ly khi giao tử được
thành lập. Nguyên lý nầy được xem như là dịnh luật thứ nhất của Mendel, định luật phân
ly (law of segregation):
Mỗi cá thể có hai nhân tố di truyền cho mỗi tính trạng, trong quá trình thành
lập giao tử hai nhân tố nầy phân ly về hai giao tử khác nhau nên mỗi giao tử chỉ có
một nhân tố. Khi các giao tử phối hợp nhau trong thụ tinh, cặp nhân tố được khôi
phục lại trong hợp tử
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Kết luận của Mendel phù hợp với những gì chúng ta đã biết vể nhiễm sắc thể và
hoạt động của chúng trong giảm phân. Nhân lưỡng bội có hai nhiễm sắc thể của mỗi cặp
tương đồng, chứa hai gen cho mỗi cặp tính trạng. Vì vậy, tế bào lưỡng bội có hai bản sao
(giống hoặc khác nhau) của mỗi gen, chúng chính là hai nhân tố di truyền mà Mendel đã
mô tả. Vì mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều phân ly trong giảm phân, giao tử chỉ có
một nhiễm sắc thể mỗi loại và vì vậy chỉ có một bản sao của mỗi gen.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát lại phép lai của Mendel ở các cây đậu có màu hoa
khác nhau và giải thích các kết quả nầy bằng thuật ngữ hiện đại. Ở đậu có hai dạng khác
nhau của gen qui định màu hoa, một cho ra hoa đỏ và một cho ra hoa trắng. Khi một gen
tồn tại nhiểu dạng khác nhau, mỗi dạng được gọi là một alen (allele). Hai alen của một
gen nằm ở cùng một vị trí gọi là locus trên hai nhiễm sắc thể của một cặp tương đồng. Ở
gen qui định màu hoa đậu, alen qui định màu hoa đỏ là trội trong khi alen qui định màu
hoa trắng là lặn. Người ta thường qui định gen bằng chữ cái: chữ hoa cho alen trội và
chữ thường cho alen lặn. Do đó ta có thể qui ước D: hoa đỏ, d : hoa trắng. Vì tế bào
lưỡng bội có hai bản sao của mỗi gen, nó có thể có hai bản sao của cùng một alen hoặc
của hai alen khác nhau. Như vậy, mỗi tế bào của một cây đậu có thể có hai bản sao của
alen hoa đỏ (DD), hoặc hai bản sao của alen hoa trắng (dd), hoặc một bản sao của alen
hoa đỏ và một bản sao của alen hoa trắng (Dd). Những tế bào có hai alen giống nhau gọi
là đồng hợp tử (homozygous), những tế bào có hai alen khác nhau gọi là dị hợp tử
(heterozygous).
Cần lưu ý là người ta không thể quan sát bằng mắt để kết luận một cây là đồng
hợp tử về alen trội (DD) hay dị hợp tử (Dd) vì cả hai cây nầy đều cùng có hoa đỏ. Nói
cách khác, một alen trội hoàn toàn lấn át alen lặn và một cơ thể dị hợp sẽ có tính trạng
được qui định bởi alen trội. Ðiều này có nghĩa là không có quan hệ một đối một giữa các
tổ hợp di truyền khác nhau (kiểu gen) với các tính trạng được biểu hiện (kiểu hình) của
sinh vật. Trong thí dụ về màu hoa đậu, có ba kiểu gen DD,Dd, dd, hai kiểu hình hoa đỏ
và hoa trắng.
Chúng ta có thể viết lại tóm tắt thí nghiệm của Mendel như sau:
P DD x dd
Hoa đỏ Hoa trắng
F1 Dd
100% Hoa đỏ
F1 x F1 Dd x Dd
F2 DD Dd Dd dd
Ðỏ Ðỏ Ðỏ Trắng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
c. Hiện tượng trội không hoàn toàn và đồng trội
Ở cả bảy tính trạng trên các cây đậu mà Mendel nghiên cứu, mỗi tính trạng đều có
một alen trội hoàn toàn (complete dominance) so với alen còn lại. Trong trường hợp trội
không hoàn toàn (incomplete dominance), cá thể dị hợp sẽ có kiểu hình trung gian giữa
hai kiểu hình của hai cá thể bố mẹ đồng hợp. Thí dụ: lai giữa hai thứ hoa mõm chó thuần
chủng hoa màu đỏ và hoa màu trắng, F1 đồng loạt có hoa màu hồng, F2 phân ly theo tỉ lệ
1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : hoa trắng. Kết quả phép lai có thể minh hoạ như sau:
P RR x R’R’
Hoa đỏ Hoa trắng
F1 RR’
100% Hoa hồng
F1 x F1 RR’ x RR’
F2 RR RR’ RR’ R’R’
đỏ hồng hồng trắng
Thuật ngữ đồng trội (codominance) được dùng để mô tả một trường hợp trong đó
hai alen được biểu hiện độc lập nhau trong cơ thể dị hợp. Cơ thể dị hợp có kiểu hình
khác với cơ thể dồng hợp nhưng không phải là kiểu hình trung gian. Một thí dụ về hiện
tượng đồng trội được tìm thấy ở nhóm máu A-B-O của người. Người mang nhóm máu A
có alen A và chỉ biểu hiện glycoprotein A trên tế bào hồng cầu, người mang nhóm máu B
có alen B và chỉ biểu hiện glycoprotein B. Tuy nhiên, người mang nhóm máu AB có cả
hai alen A và B và biểu hiện cả hai glycoprotein, vì vậy kiểu hình của họ khác biệt so với
hai kiểu hình trên. Trong trường hợp nầy, cả hai alen A và B đều có biểu hiện như nhau.
Tóm lại phương thức trội không hoàn toàn và đồng trội khác với trội hoàn toàn ở
hai điểm chính: (1) Thế hệ F1 của một phép lai đơn tính giữa hai cá thể bố mẹ thuần
chủng sẽ có kiểu hình khác với bố mẹ; (2) Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1:2:1 (giống với tỉ lệ
kiểu gen) thay vì 3:1.
II.Khái niệm về lai 1 cặp tính trạng
Lai 1 cặp tính trạng là phép lai trong đó:
+Cặp bố mẹ thuần chủng
+Khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản.
X Pt/c
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
III. Định luật 1 và định luật 2 của Men Đen
1. 1số khái niệm
-Phép lai thuận nghịch là phép lai có sự thay đổi vị trí của bố mẹ.
2 phép lai có sự thay đổi vị trí làm bố và mẹ
Trong thí nghiệm của Men Đen, phép lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau.
Định luật 1:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì
các cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ.
Pt/c Pt/c X X
F1: 253 hạt vàng
F2: 5474 hạt vàng
1850 hạt xanh
~ ~
3
1
F1: 253 hạt vàng
F2: 5474 hạt vàng
1850 hạt xanh
~ ~
3
1
A B
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Định luật 1 gọi là định luật đồng tính vì ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1
bên bố hoặc mẹ.
Tính trạng được biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội. -Tính trạng không
được biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng lặn.
Định luật 2:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, cho
cây F1 tự thụ phấn được thế hệ F2 phân ly theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn
Định luật 2 gọi là định luật phân tính vì ở thế hệ F2 xuất hiện cả tính trạng trội và
tính trạng lặn.
* Những tiên đoán của Men Đen
+Các tính trạng được xác định bởi các nhân tố di truyền(gen)
Men đen quy định các nhân tố di truyền quy định tính trạng của cơ thể bằng các chữ cái.
Trong đó chữ in hoa A, B, C... quy định tính trạng trội
Chữ in thường a, b, c... quy định tính trạng lặn.
+Có hiện tượng giao tử thuần khiết.(Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thì vật chất di truyền của cơ
thể bố mẹ không hoà lẫn vào nhau ở đời con )
IV. Giải thích định luật 1 và 2 của Menđen theo thuyết NST
P: Hạt vàng x hạt xanh
AA aa
GP A a
F1 Aa (100% hạt vàng)
F1x F1 hạt vàng x hạt vàng
Aa Aa
GF1 0,5A:0,5a 0,5A:0,5a
F2
kiểu gen: 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa
Kiểu hình: 0,75 hạt vàng: 0,25 hạt xanh
0,5A 0,5a
0,5A
0,5a
0,25AA 0,25Aa
0,25Aa 0,25aa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
V. Trội không hoàn toàn
Hiện tượng trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai
F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
Sơ đồ lai thể hiện trội không hoàn toàn.
Quy ước gen: AA quy định hoa đỏ
Aa quy định hoa hồng
aa quy định hoa trắng
VI. Điều kiện nghiệm đúng của định luật 1 và 2 của Men đen
+Các cặp bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai
+Tính trội phải trội hoàn toàn
+Số cá thể đem phân tích phải lớn.
VII. Ý nghĩa của định luật 1 và 2 của Men Đen
1 Định luật này được áp dụng đối với mọi sinh vật sinh sản hữu tính với sự hình
thành giao tử và hợp tử (NST lưỡng bội ),vì vậy định luật này có tính chất sinh học
nói chung .
2 Quy luật phân ly được xuất hiện trên nhiều tính trạng ờ ngươì ,Vd:những người
mắt nâu lấy nhau (có bố hoặc mẹ mắt xanh ) thì con đẻ ra 75% mắt nâu ,25 % mắt
xanh .
3 Quy luật Mendel ngày càng được vận dung nhiều trong công tác chọn giống cây
trồng và vật nuôi , trong công tác lai tạo giống mới, cũng như trong lĩnh vực di truyền
y học, nghiên cứu về giới tính , di trưyền giới tính v.v Định luật di truyền Mendel
có thệ vận dụng giải nhiều hiện tượng phân ly trong thực tế. Những hiện tượng bố mẹ
da bình thường nhưng sinh con bi bệnh bạch tạng đều có thể giải thích bằng hiện
tượng phân ly gene lặn
4..Phép lai phân tích
Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể con ở đời F1 với cơ thể mang tính trạng
lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể con đời F1.
P: Hạt vàng x hạt xanh
AA aa
Gp A a
F1: Aa
100% hạt vàng
P: Hạt vàng x hạt xanh
Aa aa
Gp A : a a
F1: Aa : aa
50% hạt vàng :50% hạt xanh
Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
GP A a
F1 Aa (100% hoa hồng)
F1xF1 hoa hồng x Hoa trắng
Aa aa
GF1 0,5A: 0,5a a
F2 0,5Aa :0,5aa
0,5 hoa hồng: 0,5 hoa trắng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
5.Hiện tượng ưu thế lai
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường dùng nhiều giống khác nhau cho lai với nhau
để tập trung tính trội của bố và mẹ cho cơ thể lai F1. Đây là 1 trong những nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng ưu thế lai. Người ta không dùng cơ thể F 1 để nhân giống vì tính di
truyền không ổn định, thế hệ sau sẽ phân li.
VIII Thuyết giao tử thuần khiết
Hiện tượng :
Phân tích sự di truyền các tính trạng trong trường hợp lai đơn ,người ta có thể đi
tới một kết luận quan trọng nữa .
Như trên đã thấy ,nếu như ở cây lai F1,trong hai tính trạng tương ứng (hai allel)thì
một tính trạng trôi là được biểu hiện ra kiểu hình ,thì đến F2 tính trạng lặn bắt đầư được
biểu hiện cũng hoàn toàn dưới dạng in hệt như trong thế hệ bố mẹ xuất phát ,nghĩa là ở
trong cây dị hợp thể ,các allel A và a không hoà lẫn vào nhau .Nói cách khác , ở F2 mỗi
một gene ,trội cũng như lặn ,kiểm tra các tính trạng khác nhau , đều được biểu hiện như ở
dạng thuần khiết .
Hiện tượng không hoà lẫn nhau của các gene đối với những cặp tính trang
tương ứng trong giao tửcủa cơ thể lai được gọi là hiện tượng giao tử thuần khiết
( Nghĩa là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.)
Giải thích :
Trong các cơ thể thuần chủng ,gene tồn tại thành từng cặp ,khi hình thành tế bào
sinh dục ,xảy ra sự tách nhau ,tức sự phân ly của các gene ,mỗi gene đi về một giao tử
.Kết quả là mỗi giao tử có một gene và chỉ có một gene mà thôi đối với mỗi cặp .
Khi giao tử phối hợp nhau trong thụ tinh để tạo thành hợp tử ,thì các gene tương
ứng lại kết hợp nhau thành từng đôi ,làm xuất hiện một tính trạng nào đó ,từ đó mà có
danh từ phân ly tính chất để chỉ sự khác nhau trong cơ thể cây lai trong F2.
Nguồn tham khảo
1. Lê Ngọc Tú, Đỗ Ngọc Liên, Đặng Thị Thu (2002), Tế bào và các quá trình sinh
học, Nxb KH&KT, Hà nội.
2. Hoàng Trọng Phán (2005), Di truyền học, TTĐTTX-Đại học Huế/NXB Đà
Nẵng.
3. Phan Cự Nhân (chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Nguyễn Minh Công (1999): Di
truyền học, NXB Giáo Dục.
4. Phạm Thành Hổ (2000), Di truyền học, NXB Giáo Dục.
5. Brooker, R.J. (1999), Genetics: Analysis and Principles.
Benjamin/Cummings Publishing Company, Inc., Menlo Park, CA.
6. Tamarin R.H. (1999), Principles of Genetics. 6th ed. McGraw-Hill, Inc., NY.
7. Weaver R.F. and Hedrick P.W. (1997), Genetics. 3rd edn, Wm, C.Browm
Publishers, Dubuque, Iowa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
BÁO CÁO SEMINAR MÔN HỌC DI TRUYỀN HỌC
Câu hỏi: Phát biểu và chứng minh định luật III Mendel . Ý nghĩa của định
luật. Dự đoán kết quả của lai nhiều tính trạng.
Tài liệu tham khảo:
Phạm Thành Hổ, Di truyền học, NXB Giáo dục 2007
Sinh học 11, NXB Giáo dục, 2001.
Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2001.
Nhóm 5:
1.Nguyễn Thúy Kiều
2.Nguyễn Hoàng Ngân
3.Trần Thị Thanh Phấn
4.Trần Thị Quế
5.Trần Thị Ngọc Quỳnh
Nội dung bao gồm:
I. Thí nghiệm dẫn đến định luật III Mendel
II. Giải thích định luật
III. Dự đoán kết quả
IV. Ý nghĩa định luật
I. THÍ NGHIỆM DẪN ĐẾN ĐỊNH LUẬT III MEMDEL:
Mendel cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp
tính trạng tương phản : một thứ có hạt màu vàng, vỏ trơn và một thứ có hạt
màu xanh, vỏ nhăn. Ở F1 thu được đồng loạt các cây có hạt màu vàng, vỏ
trơn. F1 có hiện tượng đồng tính.
Cho 15 cây F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau, ở F2 Mendel thu
được 556 hạt gồm 4 loại kiểu hình như sau:
315 hạt có màu vàng, vỏ trơn
101 hạt có màu vàng, vỏ nhăn
108 hạt có màu xanh, vỏ trơn
32 hạt có màu xanh, vỏ nhăn
Kết quả về tỷ lệ kiểu hình của 2 cặp tính trạng là xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1
Kết quả phân tích từng cặp tính trạng ở F2 như sau :
Về màu sắc hạt :
Hạt vàng/ Hạt xanh = (315 + 101)/(108 + 32) = 416/140 xấp xỉ 3/1
Về hình dạng hạt :
Hạt trơn/Hạt nhăn = (315 + 108)/(101 + 32) = 423/133 xấp xỉ 3/1
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy mỗi cặp tính trạng tương phản đều phân ly theo đúng định
luật phân tính, cho thấy hai cặp tính trạng về màu của hạt và dạng hạt không
phụ thuộc vào nhau.
Phát biểu định luật III Mendel:
“Khi cho lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay
nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này
không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.”
II.GIẢI THÍCH ĐỊNH LUẬT :
1. Giải thích định luật dựa trên cơ sở tế bào học:
• Giả sử ở đậu hòa lan 2n=4 NST
F1( vàng trơn X xanh nhăn ) xuất hiện toàn
vàng trơn
Ảnh 2 : thí nghiệm dẫn đến định luật III Mendel
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
• Vậy vàng trơn là hai tính trạng trội
• Xanh nhăn là hai tính trạng lặn
• Quy định gen : gen A: vàng B: trơn
a: xanh b: nhăn
• Mà Ptc vàng trơn có kiểu gen AABB
xanh nhăn có kiểu gen aabb
(hai gen không alen nằm trên hai nhiễm sắc thể khác
nhau)
• Trong quá trình giảm phân của thế hệ P có sự PLĐL từng cặp
NST tương đồng dẫn đến sự PLĐL từng cặp gen giống nhau và sự tổ
hợp tự do giữa các gen cho ra một loại giao tử qua thụ tinh tạo thành
hợp tử.
• Trong quá trình giảm phân của thế hệ F1 vàng trơn kiểu gen AaBb
cũng có sự PLĐL từng cặp gen đối lặp nhau và sự tổ hợp tự do giữa
các gen cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau qua thụ tinh tạo thành
hợp tử
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2. Điều kiện để nghiệm đúng định luật III của Mendel
Số lượng cá thể phải nhiều.
P thuần chủng có n cặp tính trạng tương phản.
1 gen quy định một tính trạng.
Tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Các gen không alen nằm trên các NST khác nhau PLĐL,
tổ hợp tự do tác động riêng lẻ.
Ảnh 3 : Chứng minh dịnh luật III Mendel
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tính trạng mà ta nghiên cứu phải ổn định ít chịu ảnh
hưởng của điều kiện môi trường
III. DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ LAI NHIỀU TÍNH TRẠNG
Khi so sánh lai một cặp tính trạng và hai cặp tính trạng ta thấy rằng
trong lai một cặp tính trạng F2 phân ly thành hai kiểu hình có tỷ lệ 3:1, trong
khi ở lai 2 cặp tính trạng chúng phân ly thành bốn loại kiểu hình theo tỷ lệ
9:3:3:1. Tỷ lệ này ứng với bình phương của biểu thức ( 3+1).
Từ đó có thể nhận xét khái quát: Trong lai n cặp tính trạng thì tỷ lệ
phân ly kiểu hình của F2 ứng với công thức ( 3+1)n
* Ta có bảng sau :
Chỉ tiêu cần tính
Kiểu lai
1 cặp
tính trạng
2 cặp
tính
trạng
Nhiều cặp
tính
trạng (n cặp)
Số loại giao tử tạo thành từ con lai
F1
2 22 2n
Số kiểu tổ hợp giao tử tạo thành ở
F2
4 42 4n
Số các kiểu hình ở F2 2 22 2n
Số các kiểu gen ở F2 3 32 3n
Số phân ly theo kiểu hình ở F2 3+1 (3+1)2 (3+1)n
Sự phân ly theo kiểu gen ở F2 1+2+1 (1+2+1)2 (1+2+1)n
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH LUẬT III MENDEL VÀ BIẾN DỊ TỔ HỢP:
Định luật giúp ta hiểu rõ biến dị tổ hợp và có thể rút ra định nghĩa:
Biến dị tổ hợp là sự tái tổ hợp các gen đã có của bố mẹ để tạo ra kiểu gen
khác ở đời con làm biểu hiện kiểu hình mới với điều kiện các gen ban đầu
nằm trên những NST khác nhau.
Sự sắp xếp lại các gen do tái tổ hợp và sự phân ly ngẫu nhiên của NST
không làm thay đổi tần số gen. Điều này tạo cảm giác dường như không gây
hiệu quả tiến hóa. Tuy nhiên, hiệu quả của tái tổ hợp trong tiến hóa được coi
là quan trọng hơn quá trình đột biến vì nó phát sinh vô số kiểu gen mới.
Nguồn biến dị di truyền căn bản của quần thể không do các đột biến mới
xuất hiện ở mọi thế hệ, mà do sự tổ chức lại các đột biến đã có từ trước bằng
quá trình tái tổ hợp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chọn lọc tự nhiên không chỉ dựa vào “một gen trần trụi” theo quan
niệm của Darwin mà dựa vào cả kiểu hình. Tức là sự biểu hiện của bộ kiểu
gen. Kiểu gen là một tập hợp nhiều gen nhưng số tổ hợp có thể có được từ
một số ít gen là một con số khổng lồ. Ví dụ : ở người có 23 cặp NST tương
đồng chứa 30000 gen có thể hợp thành vô số kiểu gen khác nhau. Chính vì
vậy chúng ta không thể tìm được hai người có kiểu gen hoàn toàn giống
nhau (trừ sinh đôi cùng trứng).
Số lượng lớn của biến dị kiểu gen có ý nghĩa quyết định đối với
tiến hóa. Trong khi đó, các đột biến chỉ là những sự kiện hiếm hoi và đóng
góp một ít allel mới vào sự dự trữ biến dị di truyền to lớn đã có sẵn.
Trong thực tiễn, nhờ lai giống mà người ta có thể tổ hợp lai các gen để
tạo nhiều giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt.
Từ những điểm trên, tái tổ hợp rõ ràng là nguồn quan trọng nhất của
biến dị di truyền tức nguồn cung cấp chất liệu quan trọng nhất cho chọn lọc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_lai_mot_cap_tinh_trang.pdf