MỤC LỤC 1
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 6
1.1. Giới thiệu 6
1.1.1. Máy tính là gì ? 6
1.1.2. Máy tính cá nhân gì ? 6
1.1.3. Các loại máy tính khác 8
1.2. Các khối phần cứng máy tính 11
1.3. Phần mềm máy tính 13
1.3.1 Hệ điều hành: 13
1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) 14
1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software) 15
1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) 15
1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính 16
1.4.1 Sơ đồ khối máy tính: 16
1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính 16
1.4.3. Nguyên lý hoạt động 17
1.4.4. Xử lý dữ liệu 18
1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính 18
BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 22
2.1. Bo mạch chủ 22
2.1.1. Giới thiệu 22
2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ 23
Các Chips trên bo mạch chủ 23
Cổng kết nối 24
Khe cắm trên bo mạch chủ 25
Bảng kết nối 25
System Bus and Bandwidth 27
2.1.3. ROM BIOS 27
2.1.4. Chipsets 28
2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ 33
2.1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bo mạch chủ 35
2.2.1. Giới thiệu 36
2.2.2. Đặc tính của bộ vi xử lý 36
2.2.3. Sức mạnh của bộ vi xử lý 38
Các bộ vi xử lý của Intel, AMD 38
2.2.5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ vi xử lý 41
2.3. Bộ nhớ chính - RAM 41
2.3.1. Giới thiệu 41
2.3.2. Đặc tính của bộ nhớ RAM 42
2.3.3. Phân loại bộ nhớ RAM 42
2.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nhớ RAM 44
2.4. Bộ nhớ phụ 45
2.4.1. Giới thiệu 45
2.4.2. Ổ đĩa cứng 45
2.4.3. Đĩa quang và ổ đĩa quang 51
2.5. Bộ nguồn và thùng máy 55
2.5.1. Giới thiệu 55
2.5.2. Bộ nguồn 56
2.5.4. Thùng máy 58
2.6. Màn hình máy tính 59
2.6.1. Giới thiệu 59
2.6.2. Màn hình CRT 59
2.6.3. Màn hình LCD 61
2.6.4. Sử dụng các nút chức năng của màn hình 65
2.7. Bàn phím 66
2.8. Chuột 69
2.9. Card màn hình 71
2.9.1. Giới thiệu 71
2.9.2. Thành phần và thông số Card màn hình 71
2.9.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card màn hình 77
2.10. Card âm thanh 78
2.11. Loa máy tính 79
BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH 84
3.1. Lựa chọn cấu hình 84
3.2. Lắp ráp máy tính 87
3.2.1. Chuẩn bị lắp ráp 87
3.2.2. Qui trình lắp ráp 88
3.2.3. CMOS Setup Utility 97
3.2.4. Một số lưu ý trong quá trình lắp ráp máy tính 104
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH 106
4.1. DOS 106
4.1.1. DOS 106
4.1.2. Các công cụ tiện ích trong đĩa cứu hộ Hirent’s Boot 107
4.2. Phân vùng ổ cứng 110
4.2.1. Giới thiệu: 110
4.2.2. Các công cụ phân vùng ổ cứng 110
4.2.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố phân vùng ổ cứng 115
4.3. Cài đặt hệ điều hành 115
4.3.1. Lựa chọn và các bước chuẩn bị 115
4.3.2. Quá trình cài đặt 116
4.3.3. Chuẩn đoán và khắc phục sự cố cài đặt 126
4.4. Chương trình GHOST 127
4.4.1. Giới thiệu: 127
4.4.2. Cài đặt hệ thống máy tính với GHOST 127
4.4.3. Sao lưu và phục hồi 129
4.5. Cài đặt trình điều khiển thiết bị 135
4.5.1. Xác định thông số thiết bị và trình điều khiển 135
4.5.2. Cài đặt và nâng cấp trình điều khiển thiết bị 135
4.5.3. Sao lưu và phục hồi Driver 139
4.5.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố trình điều khiển thiết bị 143
4.6. Cài đặt nhiều hệ điều hành 143
4.6.1. Mục đích và giải pháp 143
4.6.2. Phân vùng ổ đĩa cho việc cài đặt nhiều HĐH 144
4.6.3. Cài đặt HĐH có hỗ trợ Multi-Boot 145
4.6.4. Cài đặt hệ điều hành có hỗ trợ của chương trình BootMagic 147
4.6.5. Các vấn đề cần lưu ý khi cài đặt nhiều hệ điều hành 148
4.6.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố 148
BÀI 5: THIẾT BỊ NGOẠI VI THÔNG DỤNG 151
5.1. Thiết bị kỹ thuật số 151
5.1.1. Thiết bị ghi hình 151
5.1.2. Thiết bị nghe nhạc – ghi âm 155
5.2. Thiết bị văn phòng 157
5.2.1. Máy quét 157
5.2.2. Máy Fax 158
5.2.3. Máy chiếu 159
5.3. Thiết bị khác 161
5.3.1. Flash Disk – USB Disk 161
5.3.2. Modem 162
5.3.3. Card mạng – Switch 163
5.3.4. Card Tivi 163
BÀI 6: MÁY IN 166
6.1. Giới thiệu 166
6.2. Phân loại máy in 166
6.2.1. Máy in kim 166
6.2.2. Máy in phun 168
6.2.3. Máy in Laser 168
6.2.4. Máy in đa chức năng 170
6.3. Các vấn đề về máy in 170
6.3.1. Lựa chọn máy in 171
6.3.2. Cài đặt và gỡ bỏ máy in 171
6.3.3. Nạp mực máy in 177
6.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy in 180
BÀI 7: BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP MÁY TÍNH 183
7.1. Bảo trì máy tính 183
7.1.1. Nguyên nhân và mục đích 183
7.1.2. Dụng cụ bảo trì 183
7.1.3. Thực hiện bảo trì 184
7.1.4. Các lưu ý về bảo trì máy tính 190
7.2. Nâng cấp máy tính 192
7.2.1. Nhận biết dấu hiệu nâng cấp 192
7.2.2. Nâng cấp thiết bị 192
7.2.3. Các lưu ý về nâng cấp máy tính 199
BÀI 8: MÁY TÍNH XÁCH TAY 201
8.1 Giới thiệu 201
8.2. Phân loại máy tính xách tay 201
8.2.1. Máy Laptop 201
8.2.2. Máy Desknote 202
8.2.3. Máy Palm/Pocket PC 203
8.3. Đặc trưng của máy Laptop 203
8.3.1. Các đặc trưng về cấu hình phần cứng 203
8.3.2. Chọn mua và sử dụng đúng cách 204
8.3.3. Công nghệ Centrino 215
8.4. Bảo dưỡng máy Laptop 217
8.4.1. Vệ sinh máy Laptop 217
8.4.2. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy Laptop 218
BÀI 9: CỨU DỮ LIỆU 221
9.1. Vấn đề về dữ liệu và lưu trữ dữ liệu 221
9.1.1. Dữ liệu và lưu trữ dữ liệu 221
9.1.2. Nguyên nhân mất dữ liệu 222
9.2. Cứu dữ liệu 223
9.2.1. Cơ chế khôi phục dữ liệu 223
9.2.2. Chương trình cứu dữ liệu 224
9.2.3. Sửa lỗi dữ liệu sau khi khôi phục 234
9.3. Các lưu ý về lưu trữ dữ liệu và cứu dữ liệu 234
9.3.1 Lưu trữ dữ liệu an toàn 234
9.3.2. Các nguyên nhân không cứu được dữ liệu 237
9.3.3. Các lưu ý trong quá trình cứu dữ liệu 238
PHỤ LỤC 240
246 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Phần cứng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình B 4.10: Nhấn F8 để tiếp tục cài đặt
Bước 7: Chọn phân vùng cần cài đặt hệ điều hành, có các sự chọn lựa như sau:
ENTER : cài đặt vào phân vùng bạn chọn.
Create : tạo mới phân vùng.
Del : xoá phân vùng .
Bạn chọn ENTER để tiếp tục cài đặt.
Lưu ý: Nếu cài máy mới hoàn toàn, bạn có thể tạo mới phân vùng và chọn dung lượng phù hợp cho phân vùng đã chọn và sau đó chọn ENTER để tiếp tục cài đặt.
Nếu máy tính cài lại hệ điều hành thì bạn cần quan tâm đến việc backup dữ liệu ra bên ngoài trước khi tiến hành cài đặt.
Hình B 4.11: Lựa chọn phân vùng cài đặt hệ điều hành
Bước 8: Bạn cần phải định dạng (format) ổ cứng:
Chọn bảng FAT32 hoặc NTFS.( nên chọn định dạng NTFS) với việc định dạng nhanh (Quick) hoặc bình thường (thời gian định dạng sẽ lâu hơn, nhưng nên chọn cách thức này)
Tiếp theo chọn ENTER để tiếp tục.
Hình B 4.12: Định dạng phân vùng cài đặt hệ điều hành
Bước 9: Các tập tin của hệ điều hành được chép vào ổ đĩa cứng, máy sẽ tự khởi động lại để máy tiếp tục cài đặt.
Hình B 4.13: Quá trình sao chép tập tin hệ thống
Bước 10: Lựa chọn ngôn ngữ và khu vực địa lý.
Vào "CUSTOMIZE" chọn ngôn ngữ và các kiểu ngày giờ hệ thống, đơn vị tiền tệ, kiểu bàn phím..sau đó chọn Next để tiếp tục.
Bước 11: Điền thông tin người sử dụng, tổ chức hoặc đơn vị đăng ký bản quyền của hệ điều hành. Sau đó chọn Next.
Hình B 4.14: Điền tên và tổ chức người sử dụng
Bước 12: Điền đầy đủ thông tin Product Key đăng ký bản quyền do Microsoft cung cấp theo mỗi sản phẩm. sau đó chọn Next .
Hình B 4.15: Nhập Key sản phẩm kèm theo đĩa cài đặt
Bước 13: Đặt tên máy tính và mật khẩu cho tài khoản quản trị máy tính. Sau đó chọn Next
Bước 14: Cài đặt ngày giờ hệ thống và múi giờ quốc tế, sau đó chọn Next.
Hình B 4.17: Xác lập ngày tháng và múi giờ hiện tại
Bước 15: Cài đặt các dịch vụ mạng.có hai sự lựa chọn:
Typical setting : cài mặc định một số dịch vụ mạng cần thiết ( TCP/IP,network adapter)
Custom settings : cho phép bạn bỏ một số thành phần dịch vụ mạng .
Sau đó chọn Next.
Hình B 4.18: Tuỳ chọn về mạng nhấn Enter để tiếp tục
Bước 16: Chọn lựa gia nhập vào Domain hoặc Workgroup? Bạn chọn Workgroup và chọn Next .
Bước 17: Windows sẽ tiến hành cài đặt, sau khi cài đặt xong máy tính sẽ khởi động lại và hoàn tất quá trình cài đặt.
Hình B 4.19: Windows tự điều chỉnh độ phân giải của màn hình ấn ok
Hình B 4.20: Quá trình cài đặt HĐH hoàn tất
4.3.3. Chuẩn đoán và khắc phục sự cố cài đặt
Các sự cố có thể xảy ra
Cách khắc phục
Máy tính không BOOT được từ điã CDROM
Vào CMOS kiểm tra ổ đĩa CDROM.
Kiểm tra chuẩn kết nối và cáp nguồn cung cấp cho CDROM
Kiểm tra ổ đĩa CDROM.
Trong quá trình cài đặt máy báo không đọc được file trên đĩa CDROM
Lỗi đĩa CDROM, bạn cần thay đĩa khác tốt hơn.
Hoặc ổ đĩa CDROM bị hư trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình cài đặt máy báo không đủ bộ nhớ.
Cần phải nâng cấp bộ nhớ RAM.
Trong quá trình cài đặt máy báo không tìm thấy ổ đĩa cứng
Bạn cần kiểm tra cáp nguồn và cáp dữ liệu của ổ cứng.
Vào CMOS kiểm tra HDD có nhận chưa?
khi đang cài đặt máy tự động tắt
Có thể do quạt CPU không đủ tản nhiệt nên máy tự tắt. bạn cần kiểm tra bộ phận tản nhiệt của CPU.
Kiểm tra lại nguồn cung cấp cho máy tính.
4.4. Chương trình GHOST
4.4.1. Giới thiệu:
Chức năng chương trình Norton Ghost là sao lưu và phục hồi dữ liệu toàn bộ hệ thống hay từng phân vùng riêng biệt trên các ổ cứng khác nhau hay trên cùng một ổ cứng. Ngòai ra Norton Ghost còn được dùng như là một cách thức có thể khôi phục nhanh tòan bộ hệ thống máy tính bao gồm hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm máy tính có sẵn từ tập tin ảnh mà không cần phải cài đặt lại từng phần. Norton Ghost có các phiên bản khác nhau có thể chạy trên nền hệ điều hành Windows hoặc DOS.
4.4.2. Cài đặt hệ thống máy tính với GHOST
Cài đặt bằng chương trình Ghost:
Để tiết kiệm thời gian trong quá trình cài đặt hệ điều hành, bạn có thể chọn giải pháp dùng bản Ghost từ đĩa CDROM hoặc từ tập tin ảnh có sẵn trên đĩa cứng.
Các bước thực hiện phục hồi toàn bộ hệ thống từ đĩa CDROM có sẵn tập tin ảnh:
Cách 1: Các bộ đĩa Ghost hệ điều hành được làm ra bao gồm luôn phần tự động khởi động vào DOS với phần chọn lựa phục hồi toàn bộ phân vùng đầu tiên với tập tin ảnh có sẵn trên bộ đĩa CDs.
Bước 1: Vào trong CMOS Setup Utility chọn thiết bị khởi động đầu tiên là CDROM
Hình B 4.21: Chọn khởi động từ ổ đĩa CD-ROM
Bước 2: Chọn số 1 nhấn Enter để phục hồi toàn bộ tập tin ảnh lên phần vùng ổ C đầu tiên, hoặc chọn số 2 để phục hồi cho toàn ổ cứng.
Hình B 4.22: Lựa chọn phương thức Ghost
Cách này chỉ sử dụng cho các máy tính mới lần đầu tiên cài đặt. Với máy tính cài đặt lại thì nên sử dụng cách 2.
Cách 2: Tham khảo các bước phục hồi lại phân vùng từ tập tin ảnh ở phần – Phục hồi phân vùng từ tập tin ảnh, chỉ thay thể phân vùng cần phục hồi là phân vùng Primary Active và chỉ đường dẫn đến tập tin ảnh nằm trên đĩa CD Ghost.
Lưu ý: Bạn chọn đúng phân vùng cần bung tập tin ảnh, nếu máy tính mới hoàn toàn thì bạn chỉ cần tạo phân vùng mới và bung tập tin ảnh ra.
Ngược lại nếu máy tính có chứa dữ liệu, cần sao lưu dữ liệu ra bên ngoài và chọn đúng phân vùng cần bung tập tin ảnh vì khi bung tập tin ảnh ra ở phân vùng nào thì dữ liệu trên phân vùng đó sẽ bị xóa.
4.4.3. Sao lưu và phục hồi
+ Cách tạo tập tin ảnh cho phân vùng
Bước 1: Boot từ điã CDROM (Hiren’s Boot), chọn Disk Clone Tools, chọn Norton Ghost 11.0, chọn chế độ bình thường (Normal)
Bước 2: chọn Local-> Partition-> To Image.
Hình B 4.23: Các tuỳ chọn của Ghost
Bước 3: chọn ổ đĩa nguồn có chứa phân vùng cần tạo ảnh và chọn phân vùng cần tạo tập tin ảnh ( ví dụ: ổ C ).
Bước 4: chọn vị trí lưu tập tin ảnh
Look in: chọn ổ đĩa để lưu tập tin ảnh .
File name: đặt tên cho tập tin ảnh.
Cuối cùng chọn Save.
Hình B 4.24: Lựa chọn nơi lưu trữ tập tin ảnh Ghost
Bước 5: chọn cấp độ nén cho ảnh ghost
NO: không nén
Fast: nén trung bình
Hight: nén tối đa.
Chọn Fast.
Hình B 4.25: Lựa chọn ổ đĩa nguồn cần sao lưu
Bước 6: quá trình ghost sẽ bắt đầu thực hiện tạo tập tin ảnh.
No: không đồng ý thực hiện
Yes: đồng ý thực hiện.
Sau đó khởi động lại máy tính.
Hình B 4.26: Quá trình sao lưu hoàn tất, khởi động lại máy
+ Cách phục hồi phân vùng từ tập tin ảnh
Bước 1: Boot từ đĩa CDROM ( Hiren’s boot), vào Dos và gõ vào X:\ghost.exe và bấm Enter.
Bước 2: chọn Local->Partition -> From Image.
Hình B 4.27: Chọn From Image để phục hồi hệ điều hành
Bước 3: chọn tập tin ảnh cần phục hồi và chọn open.
Hình B 4.28: Chọn tập tin ảnh ghost cần phục hồi
Bước 4: chọn ổ cứng và phân vùng sẽ phục hồi file ảnh của hệ điều hành (ví dụ chọn Primary) và chọn ok.
Hình B 4.29: Chọn phân vùng đích để phục hồi
Bước 6: chương trình Ghost thông báo sẽ phục hồi file ảnh, chọn YES. Sau đó khởi động lại máy tính.
Hình B 4.30: Chọn Yes để thực hiện quá trình khôi phục
4.5. Cài đặt trình điều khiển thiết bị
Hiện nay, một số hệ điều hành có tích hợp sẵn một số các trình điều khiển thông dụng của các thiết bị máy tính và trong quá trình cài đặt các trình điều khiển này đã được cài đặt sẵn. Tuy nhiên một số thiết bị không có sẵn Dirver tích hợp trong hệ điều hành thì bắt buộc phải tìm kiếm Driver cho thiết bị từ đĩa CD Driver kèm theo thiết bị hoặc tải từ trang web của nhà sản xuất thiết bị về máy để cài vào hệ thống cho phù hợp. Thiết bị sẽ không hoạt động hoặc hoạt động không đúng nếu thiếu Driver hoặc cài Driver sai.
4.5.1. Xác định thông số thiết bị và trình điều khiển
Thông thường khi mới cài đặt xong hệ điều hành hoặc gắn thêm vào máy tính bất kỳ thiết bị nào thì hệ điều hành sẽ tự động cập nhật và tìm kiếm Driver cho thiết bị, nếu hệ điều hành không có thì sẽ thông báo yêu cầu chỉ đường dẫn đến vị trí có chứa Driver.
Một cách khác là vào mục Device Manager để kiểm tra thiết bị, các thiết bị chưa có Driver sẽ được liệt kê trong phần other device hoặc thông tin chung của thiết bị với màu vàng cảnh báo.
Các thiết bị cần cài đặt Driver phổ biến trong máy tính:
Chipsets của bo mạch chủ.
Các card màn hình, âm thanh, mạng rời hoặc ONBOARD.
Các card mở rộng khác: card tivi, modem, card kỹ xảo,
Các thiết bị ngoại vi như: máy in, máy scanner, webcam,
4.5.2. Cài đặt và nâng cấp trình điều khiển thiết bị
Thông thường khi cài Driver cho thiết bị thì chỉ cần mở tập tin Setup.exe trên đĩa CD Driver hoặc trên trang Web của nhà sản xuất, chương trình sẽ cài đặt tự động Dirver thiết bị vào máy tính.
Ví dụ: Cài Driver Chipsets, thường là cài đặt từ đĩa CDROM do nhà cung cấp sản phẩm kèm theo. Hoặc bạn có thể tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Vào Device Manager.
Trên màn hình Desktop, click phải biểu tượng My Computer, chọn Manage
Trong hộp thoại Computer Management , chọn Device Manager. Bên phải là danh sách các thiết bị có trong máy tính.
Bước 2: Tìm và chọn thiết bị cần cài đặt Driver (lưu ý: các thiết bị chưa được cài drivers có hình dấu chấm hỏi màu vàng), chọn Install Driver hoặc Update Driver.
Bước 3: chọn phương thức cài đặt.
Install the software automatically: để Windows tự dò tìm và cài đặt Driver cho thiết bị.
Cho đĩa CD Driver của thiết bị vào ổ đĩa CD, chọn cài tự động và chọn Next.
Hình B 4.31: Chọn Next để cài đặt driver
Hình B 4.32: Chọn phương thức cài đặt
Hình B 4.33: Quá trình cài đặt tự động
Install from a list or specific location: cài đặt Driver cho thiết bị từ vị trí nào do bạn chỉ định.
Chỉ dẫn nơi lưu trữ các tập tin Driver trên đĩa CD Driver hoặc thư mục lưu trữ trên ổ cứng và chọn Next.
Hình B 4.34: Cài đặt bằng tay
Hình B 4.35: Xác định vị trí driver cần cài đặt
Bước 4: Kết thúc
Click Finish để kết thúc việc cài đặt Driver.
4.5.3. Sao lưu và phục hồi Driver
Sao lưu Driver cho máy tính
Bước 1: Chọn thiết bị cần sao lưu.
Hình B 4.37: Chọn thiết bị cần sao lưu driver
Bước 2: chọn vị trí lưu tập tin Driver cần sao lưu, mặc định là thư mục DriverBackup lưu trong ổ đĩa D. Có thể đặt tên và lưu vào vị trí khác.
Bước 3: chọn Start để tiến hành sao lưu
Hình B 4.38: Quá trình sao lưu bắt đầu
Bước 4: Sao lưu hoàn thành. Chọn Ok
+ Phục hồi Driver cho máy tính.
Bước 1: chọn Restore và bảng thông báo xuất hiện, yêu cầu bạn chỉ đường dẫn đến vị trí lưu tập tin Driver sao lưu và chọn Ok.
Hình B 4.39: Chọn tập tin chứa driver cần phục hồi driver
Bước 2: chọn Driver cần phục hồi và chọn Start Restore.
Hình B 4.40: Chọn thiết bị cần phục hồi driver
Bước 3: kết thúc phục hồi Driver, khởi động lại máy tính.
4.5.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố trình điều khiển thiết bị
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình cài đặt driver
Cách khắc phục
Sau khi cài driver, máy bị “Dump”
Do dirver không phù hợp với thiết bị, bạn cần uninstall driver và cài driver khác phù hợp với thiết bị.
Máy báo lỗi sau khi cài driver
Kiểm tra ổ đĩa CDROM hoặc DVD.
Lỗi không tìm thấy driver trong suốt quá trình cài đặt.
Bạn chỉ đúng đường dẫn đến vị trí lưu driver của thiết bị.
4.6. Cài đặt nhiều hệ điều hành
4.6.1. Mục đích và giải pháp
Cài nhiều hệ điều hành nhằm mục đích gì?
Học tập, nghiên cứu: nhu cầu sử dụng nhiều hệ điều hành trên một máy cho mục đích học tập, thực hành cài đặt, nghiên cứu cách thức cài đặt nhiều hệ điều hành, phương pháp tạo đĩa A khởi động trong windows 98, ...
Giải trí: một số chương trình game chỉ chạy được trên những hệ điều hành có hỗ trợ Dos thực như windows 98.
Bảo mật dự phòng: khi một trong các hệ điều hành có sự cố thì vẫn có thể khởi động vào các hệ điều hành khác.
Giảm chi phí: thay vì phải mua hai máy tính để cài 2 hệ điều hành (ví dụ: windows 2000 và windows XP). Việc này khá tốn kém và không thiết thực vì có thể thực hiện chỉ trên một máy tính.
Giải pháp thực hiện là gì?
Tiến hành cài đặt hai hay nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy có menu lựa chọn khi khởi động.
Khi khởi động vào hệ điều hành này vẫn có thể nhìn thấy tập tin của phân vùng chứa hệ điều hành còn lại (Multi-Boot).
Không thể nhìn thấy các phân vùng chứa những hệ điều hành còn lại (BootMagic).
4.6.2. Phân vùng ổ đĩa cho việc cài đặt nhiều HĐH
Làm gì để cài đặt nhiều hệ điều hành?
Để có thể cài nhiều hệ điều hành trên một máy tính thì phải phân chia phân vùng cho ổ đĩa cứng.
Phân vùng để cài hai hệ điều hành có hỗ trợ Multi-Boot:
Tạo ổ C loại phân vùng là primary (15GB), phân vùng extended có dung lượng còn lại, trong phân vùng extended tiến hành phân chia làm hai phân vùng logical (D 15GB, E có dung lượng còn lại).
Định dạng (format) phân vùng theo hệ tập tin FAT32 hay NTFS, nếu muốn cài hệ điều hành windows 98 thì phân vùng đó phải định dạng FAT32.
Hình B 4.41: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng MultiBoot
Phân vùng để cài hai hệ điều hành có hỗ trợ Boot-Magic:
Phân chia ổ cứng thành hai phân vùng chính (primary) bao gồm ổ C 15GB để cài đặt windows 2000, ổ D 20GB để cài đặt windows XP.
Phân vùng mở rộng có dung lượng còn lại, trong phân vùng này có thể phân chia nhiều đĩa logical tuỳ dung lượng và mục đích của người sử dụng. Định dạng (format) ổ C và D theo hệ tập tin FAT32 vì Boot-Magic không hỗ trợ ẩn phân vùng NTFS.
Hình B 4.42: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng BootMagic
4.6.3. Cài đặt HĐH có hỗ trợ Multi-Boot
Nguyên tắc cài đặt:
Hệ điều hành có phiên bản trước thì phải được cài đặt trước, ví dụ: 1. Windows 2000, 2. Windows XP, ...
Hệ điều hành thứ nhất cài đặt lên phân vùng primary đã được kích hoạt (Active) để khởi động (ở đây là ổ C).
Hệ điều hành thứ hai cài lên phân vùng logical kế tiếp (ở đây là ổ D), hệ điều hành này phải hỗ trợ Multi-Boot (từ windows 2000 Professional trở về sau).
Nhược điểm:
Do hai hệ điều hành này sử dụng chung một boot sector trên phân vùng chính để khởi động nên khi ổ C bị định dạng hay lỗi phân vùng này thì hệ điều hành còn lại sẽ không thể khởi động được.
Ở hệ điều hành này vẫn có thể nhìn thấy phân vùng chứa hệ điều hành còn lại, do đó có thể xoá nhầm tập tin hệ thống của hệ điều hành còn lại (ở đây là ổ D).
Cài đặt như thế nào?
Các bước cài đặt tương tự như cài đặt một hệ điều hành, tuy nhiên phải chọn phân vùng cài đặt là ổ D cho hệ điều hành thứ hai.
Hình B 4.43: Menu lựa chọn hệ điều hành dạng MultiBoot
Nếu cài đặt thành công khi khởi động máy tính sẽ hiện menu 2 hệ điều hành cho phép người sử dụng lựa chọn.
4.6.4. Cài đặt hệ điều hành có hỗ trợ của chương trình BootMagic
Sau khi cài hệ điều hành thứ nhất lên phân vùng ổ đĩa C. Tiến hành ẩn (hidden) phân vùng ổ C bằng chương trình Partition Magic, lúc này ổ D sẽ được hiển thị (Unhidden), phải kích hoạt (Active) ổ D để có thể khởi động khi cài hệ điều hành thứ hai trên ổ này.
Máy tính sẽ tự khởi động vào hệ điều hành thứ hai sau khi quá trình cài đặt hệ điều hành thứ hai trên ổ D hoàn tất.
Lúc này không có menu để lựa chọn hệ điều hành nên phải cài đặt chương trình hỗ trợ Boot-Magic.
Hình B 4.44: Cấu hình Menu lựa chọn hệ điều hành dạng BootMagic
Tiến hành cài đặt: chạy tập tin Setup để cài đặt, sau khi hoàn tất có thể vào chương trình này để xác lập menu khởi động, lưu và khởi động lại máy.
Ưu điểm: có thể cài nhiều hệ điều hành khác nhau, độc lập hoàn toàn với nhau do đó khi phân vùng đầu tiên bị định dạng lại thì không ảnh hưởng gì đến các hệ điều hành khác.
4.6.5. Các vấn đề cần lưu ý khi cài đặt nhiều hệ điều hành
Chỉ nên cài hệ điều hành từ đĩa CD – ROM không sử dụng chương trình Ghost.
Không xoá hoặc sửa một số thông tin trong Boot.ini nếu không menu Multi-Boot sẽ không hiển thị khi khởi động.
Phải định dạng các phân vùng chứa hệ điều hành là FAT32 để được hỗ trợ Boot-Magic.
Do Boot-Magic được ghi vào Master Boot Record nên trong một số trường hợp phải sửa Master Boot Record. Ví dụ: phân chia cài lại hệ điều hành mới.
4.6.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố
Phân vùng ổ cứng
Lỗi phân vùng
Không phân vùng được
Dùng chương trình sửa lỗi ổ cứng
Thử dùng một chương trình phần vùng khác
Cài hệ điều hành
Mất tập tin cài đặt
Treo máy
Đổi đĩa cài đặt, kiểm tra mắt đọc ổ quang
Kiểm tra RAM, ổ cứng, nguồn
Ghost
Lỗi tập tin ghost
Chương trình và tập tin không tương thích
Không thể ghost được
Không thể khởi động vào hệ điều hành
Ghost vào bị dump
Đỗi đĩa Ghost, kiểm tra mắt đọc ổ quang
Kiểm tra RAM, ổ cứng, Repair lại HĐH bằng đĩa cài đặt
Cài đặt trình điều khiển
Cài đặt không đúng Driver
Không thể cài đặt driver bằng phương pháp thông thường
Kiểm tra đĩa Driver
Vào Device Manager cài Install
Cài đặt nhiều HĐH
Cài đặt không đúng nguyên tắc
Cài đặt lên phân vùng chưa
Kiểm tra lại các phân vùng
Sửa lỗi phân vùng
BÀI TẬP LỚN
1. Sử dụng Dos để làm gì ?. Nêu chi tiết các công cụ trong đĩa Hiren's BootCD và những công cụ đó có chức năng gì trong quá trình làm kỹ thuật.
2. Những công cụ nào dùng để phân vùng ổ cứng và khi phân vùng ổ cúng bạn cần quan tâm nhất là những điểm nào. Trên một ổ đĩa bạn có thể phân được bao nhiêu vùng chính trên ổ đĩa đó.
3. Để cài đặc được một Windows bạn cần quan tâm nhất là những điểm nào. Trình bày ngắn gọn quá trình cài đặc Windows.
4. Bạn hãy nghiên cứu kỹ quá trình tự tạo đĩa Ghost trên nhiều cấu hình trên máy tính. Trình bày ngắn gọn quá trình bun Ghost và Ghost.
5. Để cài đặc Driver cho máy tính bạn cần quan tâm nhất là đều gì?. Trình bài ngắn gọn quá trình cài đặc Driver và Backup Driver.
6. Tại sau phải cài đặc nhiều HĐH ?. Nêu ngắn gọn quá trình cài đặc nhiều HĐH và sử dụng chương trình nào có thể quản lý 2 HĐH đó.
BÀI TẬP ÔN
1. Disk Clone Tools dùng để làm gì ?
2. Norton Ghost 8.3 dùng để làm gì ?
3. Chương trình Partition Magic dùng để chia đĩa đúng hay sai
4. Format dùng để:
5. Set Active dùng để:
6. Create as dùng để:
7. Để cài đặt Windows từ Boot CD trước tiên làm gì ?
8. Chọn Local-> Partition-> To Image làm gì ?
9. Chọn Local->Partition -> From Image làm gì ?
10. Vào Device Manager để cài đặt và kiểm tra Driver đúng hay sai
11. Sau lưu và phục hồi Driver bằng chương trình
12. Cài đặt nhiều hệ điều hành dùng để làm gì ?
13. Cài đặt nhiều hệ điều hành có mấy cách
14. Cài 2 hệ điều hành cần mấy vùng Partition Primary
15. Cài đặt với HĐH có hỗ trợ Multi-Boot có nhược điểm gì ?
16. Cài đặt với sự hỗ trợ của chương trình BootMagic có ưu điểm gì ?
BÀI 5: THIẾT BỊ NGOẠI VI THÔNG DỤNG
Mục tiêu:
Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Kiến thức tổng quát về các thiết bị kỹ thuật số:
Thiết bị ghi hình
Thiết bị nghe nhạc – ghi âm
Kiến thức tổng quát về các thiết bị văn phòng:
Máy quét
Máy Fax
Máy chiếu
Các thiết bị ngoại vi khác như:
Flash Disk
Modem
Card mạng /Card Tivi
5.1. Thiết bị kỹ thuật số
5.1.1. Thiết bị ghi hình
Máy quay phim
Máy quay phim hiện nay rất thông dụng và được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Một số hãng sản xuất máy quay phim trên thị trường như SONY, JVC,
Máy quay phim giúp ghi lại những hình ảnh hoặc những cảnh quý giá cần lưu giữ trong đời sống hằng ngày hoặc những tư liệu,hỗ trợ thẻ nhớ ngoài. Màn hình LCD độ phân giải cao.
Hình B 5.1: Máy quay phim của hãng Sony
Các đặc tính của máy quay phim Sony DCR-DVD705E DVD Handycam CCD 1/5.5 1.0 Mega Pixels
Tổng 1,07 MP, ảnh tĩnh 1.0Mp
CZ Vario Tessar Ðường kính 25
Zoom quang 12X/ KTS 800X
Kính ngắm màu
LCD WIDE hybrid 2.7 inch
Màn hình cảm ứng/ ACTIVE Menu
Pin Stamina series P
DVD+RW/-RW/-R
Start/Stop trên LCD / Easy Handycam
Super NightShot Plus / Super SteadyShot
Máy chụp ảnh
Xu hướng phát triển sản phẩm là thiết kế thời trang, vỏ bằng kim loại và hướng đến người dùng phổ thông với các chế độ chụp tối ưu , hoàn toàn tự động. Độ phân giải cao.
Sản phẩm dành cho người dùng phổ thông thường có ống kính zoom quang 3x (tương đương khoảng 38-114mm).
Đa số máy ảnh đều dùng pin sạc riêng (lithium ion) thường dùng pin sạc AA với khả năng chụp trung bình khoảng 100-200 ảnh/lần sạc. có ống ngắm quang ngoài LCD, có khả năng tinh chỉnh.
Khả năng quay phim chụp hình và quay phim cũng được nâng cao về chất lượng với độ phân giải VGA (640x480), có âm thanh và độ dài tùy thuộc bộ nhớ.
Ngòai ra một số hãng sản xuất như Nikon tích hợp kết nối không dây.
Chức năng chính là chụp hình và quay phim. Nhằm phục vụ vào các nhu cầu và mục đích khác nhau của người tiêu dùng.
Công nghệ hỗ trợ: màn hình LCD, hỗ trợ thẻ nhớ, đèn flash và zoom tự động
Các tính năng của máy chụp ảnh Sony CyberShot DSC-H2
Hình B 5.2: Máy chụp ảnh của hãng Sony
6.0 MegaPixels
Ống kính Carl-Zeiss Vario-Tessar
Zoom quang học 12x
Ðộ nhạy sáng cao ISO 1000
Màn hình LCD 2.0”
32Mb bộ nhớ trong
Quay phim chuẩn Movie VX
Chống rung hình ảnh bằng Super Steady Shot
7 chế độ chụp chọn cảnh
Hiệu ứng ảnh phong phú (Trắng & Ðen, Nâu đỏ, Sống động, Thiên nhiên)
Sử dụng thẻ Memory Stick Duo/Memory Stick Duo Pro
Sử dụng pin NiMH AA
Kích thước: 113.2 x 83.0 x 94.0mm
Trọng lượng: 389gr
Webcam
WEBCAM là thiết bị ngoại vi, dùng để đưa hình ảnh vào máy tính. Webcam được nối vào máy tính thông qua cổng USB có trên mainboard. Webcam họat động được thì máy tính cần phải được cài đặt đúng driver.Webcam được cung cấp nguồn trực tiếp từ cổng USB.
Ngày nay có một số webcam có thêm chức năng quay phim và chụp lại hình ảnh theo yêu cầu của người sử dụng.hiện nay Webcam với độ phân giải 100K pixels, kiểu dáng nhỏ gọn và hợp thời trang, tốc độ truyền ảnh 30 hình/giây, góc nhìn của thấu kính là 52°, có khả năng convert file video từ AVI sang MPEG1.
Hình B 5.3: Webcam
5.1.2. Thiết bị nghe nhạc – ghi âm
Pocket MP3
Hình B 5.4: Thiết bị nghe nhạc MP3
Thiết bị cằm tay, dùng nghe nhạc MP3, kích thước nhỏ gọn thuận tiện khi duy chuyển.
Kết nối với máy tính thông qua cổng USB hoặc IEEE 1394.có khả năng lưu trữ dữ liệu. hỗ trợ màn hình LCD và được cung cấp nguồn bởi pin hoặc trực tiếp từ cổng USB.
Các đặc tính của máy MP3 CREATIVE:
Dung lượng: 1GB
Nghe nhạc MP3, WMA
Ghi âm
Lưu trữ dữ liệu (flash drive)
Màn hình LCD with blue backlight, reversible for left/right handed operation and Lyrics Display Support
Lưu trữ: 500 bài hát
Kích thước: 74.5 x 36.5 x 15mm
Nguồn: pin AAA
Thời gian dùng pin: lên tới 18 giờ
Giao tiếp máy tính: USB
Pocket MP4
Hình B 5.5: Thiết bị nghe nhạc MP4
Khác với pocket MP3, pocket MP4 có hỗ trợ chức năng xem phim và radio, ngoài ra có chức năng ghi âm và lưu trữ dữ liệu. Màn hình LCD có độ phân giải cao, thời gian sử dụng pin lâu hơn máy MP3 và có bộ nhớ cao hơn.
Các đặc tính của MP4 Creative MuVo VIDZ 1GB
Dung lượng: 1GB
Nghe nhạc MP3, WMA
Xem phim MP4
Nghe và thu FM
Ghi âm
Lưu trữ dữ liệu (flash drive)
Màn hình LCD 1.18 inche OLED widescreen, 65.536 màu
Lưu trữ: 8 giờ Video/500 bài hát/hàng trăm bức ảnh
Kích thước: 32 x 66 x 15.7mm
Nguồn: Li-ion Polymer
Thời gian dùng pin: lên tới 10 giờ
Giao tiếp máy tính: USB 2.0
Máy ghi âm
Thiết bị dùng để lưu âm thanh, ghi lại giọng nói hoặc bài hát,
Kết nối với máy tính thông qua cổng USB hoặc IEEE 1394. thiết bị được cung cấp nguồn bởi cổng USB trên mainboard hoặc trực tiếp từ pin gắn kèm trong thiết bị.Hỗ trợ tay nghe ngoài và màn hình LCD , kích thước nhỏ gọn thuận tiện duy chuyển và giao diện dễ sử dụng.
Các đặc điểm của máy ghi âm Sony ICD-P320 Digital Voice Recorder w/ PC conectivity
Hình B 5.6: Máy ghi âm của hãng Sony
Thời gian ghi âm hơn 32 giờ (chế độ LP)
Kết nối USB với tốc độ truyền dữ liệu cao
Phần mềm "Digital Voice Editor 2" - xử lý tập tin trên PC
Tự động ghi âm theo giọng nói – VOR
Cho phép ghi chồng lên các tập tin
Chức năng ngắt đoạn, chèn tập tin, phát liên tục, cài đặt giờ phát,...
Bộ nhớ trong 64MB
Tuổi thọ pin: 22 giờ ghi hoặc 20 giờ phát (LP mode).
5.2. Thiết bị văn phòng
5.2.1. Máy quét
Máy quét là thiết bị phân tích hình ảnh, đoạn văn bản hoặc hình ảnh và chuyển đổi sang ảnh kỹ thuật số.
Khi quyết định trang bị may quét cần dựa vào các tiêu chí sau:
Độ phân giải: quét văn bản cần chọn độ phân giải 300 dpi, quét hình ảnh chọn chế độ 1200 dpi sẽ thuận tiện cho việc tinh chỉnh hình ảnh sau này. Lưu ý khi chọn độ phân giải càng cao thi thời gian quét sẽ lâu và dung lượng hình sẽ lớn và chiếm nhiều dung lượng trên ỗ đĩa cứng.
Giao tiếp: các máy quét sau này thường dùng cổng USB 2.0. Ngoài ra máy quét có sử dụng cổng giao tiếp FireWire có tốc độ nhanh hơn không nhiều so với cổng USB.
Độ sâu màu: Là số dữ kiện màu (và sắc xám) mà máy quét có thể ghi nhận và lưu lại trên máy, độ sâu màu được đo bằng số bit trên mỗi điểm ảnh. Thông thường card đồ họa chỉ cần 24-bit màu thực là đủ đáp ứng nhu cầu công việc.
Công nghệ cảm biến: hiện nay máy quét thường sử dụng một trong hai công nghệ cảm biến: charge-couple device (CCD) và contact image sensor (CIS). Công nghệ CCD có trước, giúp phát hiện các mức độ chuyển màu tốt hơn và làm tăng độ nét của ảnh quét. Công nghệ cảm biến CIS được cải tiến trong máy quét giúp làm tăng tốc độ quét, tuy nhiên công nghệ CIS lại làm giảm độ nét so với CCD.
Phần mềm điều khiển và driver: Tất cả máy quét được bán đi kèm với phần mềm để điều khiển quét hình và chuyển dữ liệu vào máy tính.phần mềm dùng để thay đổi màu sắc hoặc dung lượng hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.
Hình B 5.7: Máy quét (scanner)
Ngoài ra máy quét còn hỗ trợ các tính năng như: FAX, photocopy, Email, in,
5.2.2. Máy Fax
Máy fax , thiết bị xuất dùng để chuyển hình ảnh hoặc văn bản qua đường line điện thoại chuyển cho người nhận, gọi điện thoại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_phan_cung_may_tinh.doc