MỤC LỤC .- 1 -
CHƯƠNG I. SINH HỌC TẾ BÀO.- 4 -
1.1 Đại cương về tế bào.- 4 -
1.1.1. Những đặc trưng cơ bản của sự sống.- 4 -
1.1.2. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào.- 5 -
1.1.3. Thành phần hóa học của tế bào. .- 6 -
1.2. Cấu trúc tế bào ở các sinh vật procaryote.- 14 -
1.2.1. Phân biệt hai nhóm sinh vật procaryote và eucaryote. .- 14 -
1.2.2. Cấu trúc tế bào ở nhóm sinh vật procaryote. .- 15 -
1.3. Cấu trúc tế bào ở nhóm sinh vật eucaryote.- 18 -
1.3.1. Cấu trúc và chức năng của màng tế bào. .- 19 -
1.3.2. Cấu trúc và chức năng của một số bào quan chủ yếu. .- 22 -
1.3.3. Nhân tế bào.- 27 -
1.4. Quá trình vận chuyển các chất qua màng. .- 30 -
1.4.1. Khuếch tán đơn giản. .- 31 -
1.4.2. Vận chuyển nhờ chất tải đặc hiệu.- 31 -
1.4.3. Ẩm bào và thực bào. .- 32 -
1.5. Sự tiếp nhận thông tin qua màng và các cơ chế hấp thụ. .- 33 -
1.5.1. Các loại thụ thể trên bề mặt tế bào (receptor).- 33 -
1.5.2. Nhận biết thông tin miễn dịch ở các tế bào có chức năng miễn dịch. - 34
1.5.3. Nhận biết thông tin về mùi hương ở các tế bào thần kinh.- 35 -
1.5.4. Sự hấp phụ của tế bào lên giá thể rắn.- 36 -
CHƯƠNG 2. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.- 38 -
2.1. Khái niệm về trao Đổi chất và năng lượng. .- 38 -
2.1.1. Các bộ phận hợp thành của trao đổi chất. .- 38 -
2.1.2. Biến thiên năng lượng tự do của phản ứng hóa học và các phản ứng hóa
sinh trong tế bào. .- 40 -
2.1.3. Oxy hóa - khử sinh học. .- 44 -
2.2. Enzyme.- 48 -
2.2.1. Năng lượng hoạt hóa và tác dụng xúc tác của enzyme. .- 48 -
2.2.2. Cấu tạo của enzyme.- 49 -
2.2.3. Cơ chế hoạt động và tính đặc hiệu của enzyme.- 50 -
2.3. Hô hấp tế bào.- 55 -
2.3.1. Glycolys và các quá trình lên men kỵ khí trong tế bào.- 59 -
2.3.2. Phân giải hiếu khí glucose. Chu trình Krebs.- 60 -
2.4. Quang hợp.- 62 -
2.4.1. Khái niệm về quang hợp và chu trình carbon trong tự nhiên. .- 62 -
2.4.2. Các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng trong quang hợp. .- 63 -
2.4.3. Vận chuyển điện tử trong quang hợp và quang phosphoryl-hóa.- 66 -
2.4.4. Cố định CO2 trong pha tối của quang hợp.- 69 -
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA DI TRUYỀN HỌC.- 71 -
3.1. thành phần cấu tạo của acid nucleic. .- 71 -
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh họcSinh học đại cương - 2 -
3.1.1. monosaccharide. .- 71 -
3.1.2. Nucleoside và nucleotide.- 71 -
3.1.3. Một số nucleotide và dinucleotide có chức năng đặc biệt. .- 75 -
3.2. Polynucleotide và cấu trúc phân tử của ADN: Liên kết giữa các nucleotide
trong ADN và ARN. Mô hình Watson-Crick.- 77 -
3.2.1. Polynucleotide .- 77 -
3.2.2. ADN và mật mã di truyền.- 78 -
3.2.3. Cấu trúc nhiễm sắc thể. .- 82 -
3.2.4. Replication - quá trình sao mã . .- 84 -
3.3. Các loại ARN. Cấu trúc và chức năng của chúng.- 86 -
3.3.1. ARN thông tin (mARN). .- 86 -
3.3.2. ARN vận chuyển (tARN).- 86 -
3.3.3. ARN ribosome (rARN). .- 87 -
3.4. Sinh tổng hợp protein trong tế bào.- 88 -
3.4.1. mARN và quá trình chuyển thông tin di truyền từ ADN đến ribosome
trong quá trình sinh tổng hợp protein.- 88 -
3.4.2. Các yếu tố cần thiết cho sinh tổng hợp protein và các giai đoạn của quá
trình sinh tổng hợp protein.- 90 -
3.4.3. Điều hòa sinh tổng hợp protein.; mô hình operon và lý thuyết điều hòa
của Jacob và Monod. .- 93 -
CHƯƠNG 4 DI TRUYỀN HỌC .- 96 -
4.1. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.- 96 -
4.1.1. Khái niệm chung.- 96 -
4.1.2. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên nhiễm
(mitose).- 97 -
4.1.3. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào giảm nhiễm. -
101 -
4.2. Một số khái niệm cơ bản của di truyền học. .- 107 -
4.3. Các định luật di truyền Mendel .- 111 -
4.3.1. Phương pháp phân tích di truyền giống lai của Mendel.- 111 -
4.3.2. Các quy luật của Mendel trong lai một cặp tính trạng.- 112 -
4.3.3. Quy luật phân ly độc lập của Mendel trong lai 2 tính.- 113 -
4.3.4. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Mendel.- 114 -
4.4. Các quy luật tương tác gen. .- 115 -
4.4.1. Tương tác phối hợp : (TTPH).- 115 -
4.4.2. Tương tác bổ trợ (TTBT).- 116 -
4.4.3. Tương tác át chế.- 117 -
4.4.4. Tương tác đa alen.- 120 -
4.4.5. Tương tác đa gen và sự di truyền các tính trạng số lượng .- 121 -
4.5. Quy luật liên kết gen và hoán vị gen.- 123 -
4.5.1. Phát hiện của Morgan. .- 123 -
4.5.2. Liên kết gen và hoán vị gen: .- 124 -
4.6. Di truyền giới tính và sự truyền các tính trạng liên kết với giới .- 127 -
4.6.1. Xác định giới tính theo thể nhiễm sắc.- 127 -
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh họcSinh học đại cương - 3 -
4.6.2. Sự di truyền của các gen liên kết với giới tính:.- 128 -
CHƯƠNG 5. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA .- 133 -
5.1. Các quan điểm siêu hình về tiến hóa của sinh giới. .- 133 -
5.1.1. Những quan điểm của tôn giáo và quan niệm hoang đường trong thần
thoại về tiến hóa. .- 133 -
5.1.2. Các học thuyết duy tâm siêu hình về tiến hóa. .- 134 -
5.2. Học thuyết tiến hóa của Lamark.- 136 -
5.2.1. Những quan điểm tiến hóa của Lamark.- 136 -
5.2.2 Đánh giá chung về học thuyết tiến hóa Lamark. .- 139 -
5.3. Học thuyết tiến hóa của Darwin. .- 139 -
5.3.1. Sự ra đời của học thuyết Darwin.- 139 -
5.3.2. Học thuyết Darwin về chọn lọc tự nhiên.- 140 -
5.3.3. Đánh giá học thuyết về chọn lọc tự nhiên của Darwin. .- 143 -
145 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Sinh học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến đổi hóa họa
khác nhau. Như vậy, chu trình Krebs là mắt xích liên hợp, là giao
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 62 -
điểm của nhiều con đường phân giải và tổng hợp. Nó là trung tâm
của các quá trình trao đổi chất.
Hình 2.17. Chu trình Krebs
(Chu trình acid tricarboxylic, chu trình citrate)
2.4. Quang hợp.
2.4.1. Khái niệm về quang hợp và chu trình carbon trong tự nhiên.
Quang hợp là quá trình tổng hợp glucid và các hợp chất hữu
cơ khác nhau nhờ năng lượng của ánh sáng. Khả năng quang hợp
không những có ở thực vật bậc cao, mà ở nhiều cơ thể bậc thấp
như tảo và một số vi khuẩn cũng có khả năng quang hợp.
Xét về mặt năng lượng, quang hợp là quá trình biến đổi năng
lượng của ánh sáng thành năng lượng của các hợp chất hữu cơ.
Đây là một quá trình phức tạp, trong đó có sự tham gia của các
sắc tố quang hợp (chlorophyll, phycobilin, carotenoid) và hệ thống
các chất vận chuyển điện tử trong quang hợp.
Phương trình tổng quát của quang hợp như sau:
ánh sáng
6CO2 + 6H2O ⎯⎯⎯⎯⎯→ C6H12O6 + 6O2 (22)
Tất cả các tế bào có thể được chia thành hai nhóm lớn phụ
thuộc vào nguồn carbon mà nó sử dụng từ môi trường xung quanh.
Những tế bào tự dưỡng (autotroph) là những tế bào có thể sử dụng
CO2 để xây dựng bộ khung carbon trong các hợp chất hữu cơ của
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 63 -
mình. Ngược lại, các tế bào dị dưỡng (heterotroph) không có khả
năng đồng hóa CO2, nguồn carbon cần thiết phải lấy từ các hợp
chất hữu cơ phức tạp, ví dụ như glucose. Tất cả các tế bào quang
hợp, kể cả một số vi sinh vật, là những ví dụ điển hình cho nhóm
tế bào tự dưỡng; còn tế bào động vật và đa số vi sinh vật là những
tế bào dị dưỡng.
Dấu hiệu thứ hai để phân loại tế bào là quan hệ giữa tế bào
với nguồn cung cấp năng lượng. Những tế bào có khả năng sử dụng
năng lượng của ánh sáng được gọi là tế bào quang dưỡng
(phototroph), còn những tế bào thu nhận năng lượng từ các phản
ứng oxy-hóa các hợp chất hữu cơ là mhững tế bào hóa dưỡng
(chemotroph).
Tất cả các cơ thể sống trong tự nhiên đều liên hệ với nhau về
mặt dinh dưỡng, tạo thành chu trình carbon trong tự nhiên (hình
2.18).
Glucose
Năng lượng
mặt trời O2
Tế bào quang hợp Tế bào dị dưỡng
H2O
CO2
Hình 2.18. Chu trình carbon trong tự nhiên.
Chu trình carbon cho chúng ta thấy, năng lượng mặt trời, xét
cho cùng, là nguồn năng lượng của mọi sinh vật và quá trình tổng
hợp glucid trong quang hợp là nguồn chủ yếu tạo nên các hợp chất
hữu cơ khác nhau.
2.4.2. Các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng trong quang hợp.
Tất cả các tế bào quang hợp đều chứa một hoặc một số nhóm
sắc tố màu lục gọi là chlorophyll. Tuy nhiên, ngoài chlorophyll
trong quang hợp còn có sự tham gia của một số sắc tố khác:
carotenoid và phycobilin. Chlorophyll là sắc tố quang hợp chủ yếu
của thực vật. Có nhiều loại chlorophyll khác nhau, nhưng ở thực
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 64 -
vật bậc cao chủ yếu gồm hai loại: chlorophyll a và chlorophyll b.
Cấu trúc hóa học của chúng được mô tả trong hình 2.19.
Phân tử chlorophyll được cấu tạo từ 4 vòng pyrrol liên kết
với nhau, tạo thành nhân porphyrine với nguyên tử manhê nằmở
trung tâm. Mạch bên của chlorophyll có chứa gốc rượu phytol
làm cho nó có tính kỵ nước.
Trong phân tử chlorophyll có một hệ thống liên kết đôi liên
hợp. Hệ thống này mang các điện tử pi (π) linh động, dễ dàng bị
năng lượng ánh sáng đẩy ra các quỹ đạo phía ngoài với mức năng
lượng cao hơn và nhờ đó phân tử chlorophyll hấp thụ được năng
lượng ánh sáng, trở thành một chất có thế khử cao (hình 2.20).
Chlorophyll trong tế bào chủ yếu hấp thụ các tia 672 và 583 nm.
Hình 2.19. Cấu tạo hóa học của chlorophyll :
Chlorophyll a: X = -CH3 ;
Chlorophyll b: X =-CHO.
Ngoài chlorophyll a và b, trong một số loại tảo còn có một
số dạng chlorophyll khác: chlorophyll c (trong tảo nâu, tảo
diatome), chlorophyll d (trong tảo đỏ); ở vi khuẩn có
bacteriochlorphyll.
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 65 -
Số lượng năng lượng được
chlorophyll hấp thụ bằng hiệu số năng
lượng giữa hai mức qũy đạo của điện tử
trước và sau khi chịu tác động kích
thích của ánh sáng. Sau khi điện tử
chuyển lên trạng thái kích thích (e-*),
nó sẽ quay trở lại trạng thái cơ bản ban
đầu. Như vậy, khi điện tử chuyển từ qũy
đạo có mức năng lượng cao xuống quỹ
đạo có mức năng lượng thấp, năng lượng
sẽ được giải phóng. Nhờ một hệ thống
chất vận chuyển trong lục lạp (cơ quan
quang hợp của tế bào) năng lượng này có thể được sử dụng để
biến thành năng lượng hóa học sau này.
Ngoài chlorophyll, tham gia trong quá trình quang hợp còn có
hai loại sắc tố khác là phycobilin và carotenoid. Phycobilin là sắc
tố quang hợp của tảo lam (Cyanophyta) và tảo đỏ (Rhodophyta).
Phycobilin cũng được cấu tạo trên cơ sở 4 vòng pyrrol, nhưng
khác với chlorophyll, 4 vòng pyrrol này không tạo thành nhân
porphyrin vàø không chứa manhê. Phycobilin bao gồm hai loại:
phyco-eritrobilin và phycocianobilin (hình 2.21).
ình 2.21
H . Công thức cấu tạo của phycoeritrobilin (R = -CH=CH2 )
rong tế bào pycobilin tồn tại dưới dạng phức hợp đặc trưng
và b
và của phycocianobilin (R = -CH2 -CH3 )
T
ền vững với protein ở hai dạng tương ứng là pycoeritrin và
phycocianin. Nhờ hệ thống liên kết đôi liên hợp trong phân tử,
phycobilin cũng có khả năng hấp thụ năng lượng của ánh sáng, vì
vậy, nó giữ vai trò hỗ trợ cho chlorophyll trong quá trình quang
hợp.
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 66 -
Carotenoid là nhóm sắc tố có màu da cam, vàng hoặc đỏ và
rất phổ biến ở thực vật. Phân tử của chúng thường bao gồm 40
nguyên tử carbon với đơn vị cấu trúc là isopren (-CH2-CH=C-CH2-
)
CH3
Phần trung tâm của phân tử là mạch polyisoprenoid dài 18
nguyên tử carbon với hệ thống liên kết đôi liên hợp và 4 nhóm
methyl. Ở hai đầu của mạch thường có một hoặc hai vòng ionol
(α- hoặc β-ionon). Một số carotenoid điển hình được giới thiệu
trong hình 2.22.
Trong lục lạp, carotenoid nằm trong pha ưa béo, liên kết với
lipid và protein. Khác với chlorophyll hấp thụ ánh sáng đỏ,
carotenoid hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn hơn (tia lam,
tím) gần vùng tử ngoại giàu năng lượng. Ngoài chức năng hỗ trợ
cho chlorophyll, nó còn bảo vệ cho chlorophyll và các sắc tố khác
của tế bào khỏi tác dụng thái qúa của ánh sáng. Người ta còn cho
rằng một số carotenoid chứa oxy có thể tham gia vào phản ứng
quang phân ly nước.
Hình 2.22 . Cấu tạo của một số carotenoid phổ biến.
2.4.3. Vận chuyển điện tử trong quang hợp và quang phosphoryl-hóa.
Từ lâu người ta đã giả thiết rằng quang hợp bao gồm hai
giai đoạn khác nhau. Đó là pha sáng trực tiếp liên quan đến
việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học, và pha tối liên quan đến việc sử dụng số năng lượng đã cố
định được trong pha sáng để khử CO2 thành glucose và các hợp
chất hữu cơ khác. Kết qủa thực nghiệm đã chứng minh điều đó.
Năm 1937 Hill đã chiếu sáng lục lạp tách ra từ tế bào quang
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 67 -
hợp, trong đó có chứa các chất vận chuyển điện tử nhân tạo
(Fe3+). Kết quả của thí nghiệm cho thấy oxy được giải phóng và
chất nhận điện tử bị khử theo phương trình:
ánh sáng
2H2O + 2A ⎯⎯⎯⎯⎯→ 2AH2 + O2 (23)
nhân
Hill.
+ + O2 (24)
g lục
lạp
rong lục lạp của thực vật các sắc tố quang hợp kết hợp với
một chuỗi vận chuyển điện tử xác định tạo thành hai hệ thống
Phản ứng trên được gọi là phản ứng Hill và A là tác
So sánh phương trình (22) và (23), chúng ta thấy trong phản
ứng Hill không có sự tham gia của CO2. Như vậy, phương trình
Hill đã chứng minh được quá trình giải phóng oxy và quá trình
khử CO2 trong quang hợp xảy ra một cách riêng biệt. Ochoa đã
chứng minh được rằng đóng vai trò của tác nhân Hill trong tế
bào chính là NADP+, và phản ứng Hill có thể viết như sau:
ánh sáng
2H2O + NADP+ ⎯⎯⎯⎯⎯→ 2NADP.H + 2H
Arnon cũng đã xác định được rằng, khi chiếu sán
trong sự có mặt của ADP và phosphate vô cơ thì ATP
được hình thành. Như vậy, pha sáng của quá trình quang hợp
có chức năng tổng hợp ATP và NADP.H.
T
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 68 -
chức
øo
quan
uinone,
fered
chuyển sang trạng thái kích thích (Eo'=-
0,6V
au. Khi chuyển từ mức năng lượng cao
xuốn
trở về P700 được gọi là dòng điện tử kín.
Quan
năng có tên là quang hệ thống I và quang hệ thống II. Phản
ứng được cảm ứng bởi ánh sáng có bước sóng dài là quang hệ
thống I; hoạt động của nó liên quan đến chlorophyll a và không
giải phóng oxy. Oxy được giải phóng do hoạt động của quang hệ
thống II, vốn được hoạt hóa bởi các tia có bước sóng ngắn hơn.
Trong quang hệ thống II, ngoài chlorophyll a còn có sự tham
gia của các sắc tố khác như chlorophyll b, c... Tất cả các tế ba
g hợp giải phóng oxy đều chứa cả hai quang hệ thống; tế bào
quang hợp không giải phóng oxy chỉ có quang hệ thống I.
Trong lục lạp có một hệ thống các chất vận chuyển điện tử,
trong đó có sự tham gia của một số cytochrome, plastoq
oxin... Nhờ năng lượng của ánh sáng, cùng với sự tham gia
của chlorophyll và hệ thống vận chuyển điện tử trung gian này,
điện tử được chuyển từ nước đến NADP+ ngược chiều gradient thế
khử tiêu chuẩn (hình 2.23).
Khi P700 (trung tâm quang hóa của quang hệ thống I) hấp thụ
năng lượng ánh sáng, nó
) và dễ dàng nhường điện tử để khử NADP+ qua các chất vận
chuyển điện tử trung gian. Trở về trạng thái cơ bản, nó bị mất hai
điện tử. Lỗ hổng điện tử trong P700 được lấp đầy do hoạt động của
quang hệ thống II. Khi P680 (trung tâm quang hóa của quang hệ
thống II) hấp thụ năng lượng ánh sáng, nó nhường điện tử của
mình cho các chất vận chuyển điện tử trung gian khác để cuối
cùng lấp đầy lỗ hổng điện tử trong P700. Đến lượt P680 mất điện tử,
nhưng nó sẽ được đền bù bằng các điện tử xuất hiện trong quá
trình quang oxy hóa nước.
Trong pha sáng của quang hợp điện tử được vận chuyển qua
các chất trung gian khác nh
g mức năng lượng thấp sẽ kèm theo giải phóng năng lượng.
Năng lượng này dùng để tổng hợp ATP từ ADP và phosphate vô cơ.
Đó chính là quá trình quang phosphoryl-hóa. Quang phosphoryl-
hóa có thể gắn với các dòng điện tử khác nhau ở quang hệ thống I
và quang hệ thống II.
Dòng điện tử từ P700 lên trạng thái kích thích rồi theo các chất
vận chuyển trung gian
g phosphoryl-hóa gắn liền với dòng điện tử kín này được gọi
là qang phosphoryl-hóa vòng (hay quang phosphoryl-hóa chu kỳ).
Dòng điện tử từ nước qua quang hệ thống II đến quang hệ thống I,
cuối cùng được chuyển đến NADP+ được gọi là dòng điện tử hở.
Quang phosphoryl-hóa gắn liền với dòng điện tử này có tên gọi là
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 69 -
quang phosphoryl-hóa không vòng (hay quang phosphoryl-hóa
không chu kỳ).
Như vậy, NADP.H và ATP là những sản phẩm cuối cùng được
hình
ủa quang hợp.
Ngươ
thành trong pha sáng của quang hợp. Chúng sẽ được sử dụng
để khử CO2 trong pha tối tiếp theo của quang hợp.
Trên đây là những nét cơ bản của pha sáng c
øi ta vẫn chưa biết đầy đủ cơ chế của quá trình hình thành
NADP.H và ATP cũng như quá trình quang phân ly nước.
2.4.4. Cố định CO2 trong pha tối của quang hợp.
Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ, năm 1951 Calvin và các
tác g
COO - CH2
Ribulo Acid 3-Phosphoglyceric
của quá trình
glyco
số thực vật nhiệt đới (mía, nhô, cao lương...) ngoài con
đườn
iả khác đã xác định chất nhận CO2 đầu tiên trong quá trình
quang hợp là ribuloso-1,5-diphosphate theo phản ứng:
CH2 -O- P
C=O -O- P
CO2 + HCOH ⎯⎯⎯⎯⎯→ CHOH + CHOH
HCOH CH2 -O- P COO-
CH2 -O- P
so-1,5-diphosphate
Acid 3-phosphoglycerate là sản phẩm trung gian
lys. Từ đó ngược theo các phản ứng của glycolys (tất nhiên
các phản ứng không thuận nghịch được thay thế bằng các phản
ứng khác phù hợp về mặt nhiệt động học) sẽ dẫn đến sự hình
thành glucose. Để chứng minh cả 6 nguyên tử carbon của glucose
đều có nguồn gốc từ CO2, Calvin đã giả thiết rằng quá trình khử
CO2 thành glucose có dạng chu kỳ khép kín. Theo chu trình này,
mà ngày nay được biết dưới tên gọi là chu trình Calvin, phân tử
ribuloso-1,5-diphosphate được tái tạo sau khi khử một phân tử
CO2. Do sản phẩm xuất hiện đầu tiên trong quá trình khử CO2 là
một hợp chất 3 carbon, nên chu trình Calvin còn được gọi là chu
trình C3.
Ở một
g C3 như đã mô tả còn tồn tại một con đường khử CO2 khác
có tên là con đường C4, hay chu trình Hatch-Slake. Khác với con
đường C3, ở con đường C4 chất nhận CO2 đầu tiên không phải là
ribuloso-1, 5-diphosphate mà là acid phosphoenolpyruvic (PEP). Sau
khi tiếp nhận CO2, PEP biến thành hợp chất 4 carbon là acid
oxalo-acetic. Chất này có thể tiếp tục bị khử thành acid malic.
Acid oxaloacetic và acid malic là nguồn cung cấp CO2 bổ sung cho
chu trình Calvin. Nhờ có nguồn CO2 bổ sung này mà thực vật C4 có
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 70 -
thể thực hiện quang hợp cả trong trường hợp khí khổng đóng do
nhiệt độ cao để hạn chế thoát hơi nước. Vì vậy mà thực vật C4 có
hiệu suất quang hợp cao và tính chịu hạn tốt hơn thực vật C3. Sơ
đồ khái quát của các chu trình C3, C4 và mối quan hệ giữa chúng
được mô tả trong hình 2.24.
Ế BÀO MESOPHYLL Tinh bột
ADP-Glucose
Glucoso-1-phosphate
Glucoso-6-phosphate
Fructoso-6-phosphate
,6-diphosphate
ATP Glyceraldehyde-3-phosphate
Ribuloso
DP.H
ate
ình 2.24
T
CO2 ATP
PEP
Oxaloacetate Pyruvate
Oxaloacetate Pyruvate
Ribuloso-5-
phosphate Fructoso-1
PEP
-1,5-
diphosphate NA
ATP
CO2 3-Phosphoglycer
H . Sơ đồ mô tả khái quát chu trình C3, chu trình C4,
và mối quan hệ giữa chúng.
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 71 -
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA DI TRUYỀN HỌC
3.1. thành phần cấu tạo của acid nucleic.
Acid nucleic được chia thành hai nhóm lớn. Đó là acid
ribonucleic (ARN) và acid deoxyribonucleic (ADN). Đại bộ phận acid
nucleic (cả ADN và ARN) là những biopolymer dạng sợi hình thành
từ các đơn vị cấu tạo (monomer) có tên chung là (mono)nucleotide.
Mỗi nucleotide được cấu tạo từ ba thành phần: monosaccharide,
base nitơ và acid phosphoric.
3.1.1. monosaccharide.
Tất cả các nucleotide tham gia cấu tạo nên acid nucleic đều
chứa một trong hai loại monosaccharide: β-D-ribose hoặc 2-β-D-
deoxyribose.
Cả hai loại pentose này đều có dạng cấu trúc vòng furanose.
Cần lưu ý rằng, khi ở dạng tự do các nguyên tử carbon trong phân
tử được đánh số từ 1 đến 5, nhưng khi trở thành một bộ phận của
của phân tử nucleotide, chúng phải được đánh số từ 1' đến 5' (để
phân biệt với các nguyên tử carbon trong base nitơ).
Ngoài ribose và deoxyribose, ribitol - sản phẩm khử của ribose
- cũng có thể tham gia trong thành phần cấu tạo của một số
nucleotide đặc biệt.
3.1.2. Nucleoside và nucleotide.
Trong các nucleoside thường gặp ribose hoặc deoxyribose liên
kết với một base nitơ bằng liên kết N-glycoside.
Trong hai loại acid nucleic - acid ribonucleic và acid deoxy-
ribonucleic - có 5 loại base nitơ thường gặp, 3 loại chung cho cả
ADN và ARN (adenine, guanine và cytosine), loại thứ tư (uracil) đặc
trưng cho ARN, còn loại thứ 5 (thymine) hầu như chỉ có mặt trong
ADN.
Adenine và guanine là dẫn xuất của purine và do đó được xếp
vào nhóm base purine; 3 base còn lại là dẫn xuất của pyrimidine
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 72 -
và do đó được xếp vào nhóm base pyrimidine. Ngoài các base chủ
yếu nói trên, trong một số loại acid nucleic, đặc biệt là trong ARN
vận chuyển (tARN) và ARN ribosom (rARN), còn hay gặp một số
base khác với hàm lượng không lớn. Chúng được gọi là các base
thứ yếu, phần lớn là các dẫn xuất hydrogen-hóa, methyl-hóa,
oxymethyl- hóa của các base chủ yếu, ví dụ dihydrouracil (UH2), 2-
methyladenine (A-CH3), 5-oxymethylcytosine (C-OCH3) v.v...
Thymine cũng được xem là một base thứ yếu trong thành phần cấu
tạo cảa ARN, ngược lại, uracil là base thứ yếu trong ADN. Cấu trúc
của các base chủ yếu được trình bày trong hình 3.1. Cách đánh
số các nguyên tử carbon và nitơ trong mỗi phân tử base được giới
thiệu qua các đại diện là purine và pyrimidine. Từ công thức cấu
tạo của các base chủ yếu ta có thể dễ dàng viết công thức cấu tạo
của các base thứ yếu trên cơ sở tên gọi của chúng.
Hình 3.1. Công thức cấu tạo của các base nitơ chủ yếu.
Tùy thuộc ở chỗ loại pentose nào và loại base nào tham gia
cấu tạo nên nucleoside mà mỗi loại có tên gọi riêng của mình.
Trên cơ sở thành phần pentose người ta phân biệt hai loại
nucleoside là ribonucleoside (pentose là ribose) và
deoxyribonucleoside (pentose là deoxyribose). Ở cách nhìn khác,
các nucleoside lại được phân biệt là purin nucleoside hay
pyrimidine nucleoside tùy thuộc ở chỗ base purine hay base
pyrimidine tham gia trong thành phần cấu tạo của chúng. Cần
lưu ý rằng trong các purine-nucleoside liên kết glycoside hình
thành giữa C-1' với N-9, trong khi đó các pyrimidine nucleoside -
giữa C-1' với N-1. Công thức cấu tạo của một số nucleoside điển
hình được giới thiệu trong hình 3.2. Thông qua các công thức cấu
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 73 -
tạo này ta có thể hình dung công thức cấu tạo của các nucleoside
khác.
Nucleoside được gọi tên theo base nitơ theo nguyên tắc:
- Nếu base là dẫn xuất của purine thì đuôi "- ine" được đổi
thành "-osine", ví dụ: adenosine, guanosine;
- Nếu base là dẫn xuất của pyrimidine thì đuôi "-acil" hoặc
"-ine" được đổi thành "-idine", ví dụ: cytidine, uridine, thymidine.
Pseudouridine (ψ) trong hình 3.2 là một trường hợp đặc biệt,
hầu như chỉ gặp trong tARN với tỉ lệ rất thấp. Khi một nucleoside
kết hợp với một gốc phosphate bằng liên kết ester thông qua một
trong các nhóm -OH còn lại của gốc pentose sẽ tạo ra một
nucleotide tương ứng. Điều đó có nghĩa là mỗi ribonucleoside có
thể tạo ra ba loại nucleotide, trong đó gốc phosphate có thể gắn
tại C-2', C-3' hoặc C-5'; trong khi đó mỗi deoxyribonucleoside chỉ
tạo ra hai loại nucleotide tương ứng vì tại C-2' không có nhóm -OH
để tương tác với phosphate. Tùy thuộc vào vị trí gắn gốc phosphate
mà sản phẩm được gọi là 2'-, 3'- hay 5'-nucleotide. Chúng cũng còn
được gọi tương ứng là 2'-, 3'- hay 5'-nucleoside monophosphate,
viết tắt là 2'-NMP, 3'-NMP và 5'-NMP. Trong tế bào chủ yếu tồn tại
các loại 3'- và 5'-nucleotide. Cấu tạo của các loại nucleotid này
được giới thiệu trong hình 3.3 với base nitơ là adenine.
Hình 3.2 . Cấu tạo của một số nucleoside điển hình.
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 74 -
Từ các công thức cấu tạo trong hình 3.3 ta có thể hình dung
công thức cấu taọ của các nucleotide khác với sự tham gia của
guanine, cytidine, uracil, thymin v.v...
Trong bảng 3.1 giới thiệu tên gọi và cách viết tắt của một số
ribonucleoside và ribonucleotide phổ biến. Trong trường hợp gốc
monosaccharide là deoxyribose, tên gọi của các nucleoside và
nucleotide được thêm tiếp đầu ngữ "deoxy-", và trước các ký hiệu
viết tắt thêm chữ "d", ví dụ deoxyadenosine, acid deoxyadenylic,
deoxyadenosine monophosphate, dAMP,dA.
Trong khi các nucleotide giới thiệu trong mục 3.1.2 có chức năng chủ yếu là
tham gia cấu tạo nên các đại phân tử acid nucleic, còn có một số nucleotide khác
có các vai trò quan trọng khác trong đời sống của tế bào.
Trước hết, đó là các nucleotide vòng, những nucleotide loại
này hình thành khi gốc phosphate liên kết ester đồng thời với hai
nhóm -OH của gốc ribose. Ví dụ điển hình là hai loại AMP vòng
(cAMP). Đó là 2'-3'-cAMP và 3'-5'-AMP (hình 3.4). 3'-5'- cAMP đóng
vai trò quan trọng trong một số quá trình điều hòa trao đổi chất,
còn 2'-3'-cAMP là sản phẩm trung gian của quá trình phân giải
ARN dưới tác dụng của một số enzyme ribonuclease.
Bảng 3.1. Tên gọi và cách viết tắt của một số nucleotide.
Base nitơ Nucleoside Nucleotide Viết tắt
Adenine Adenosine acid adenylic
Adenosine monophosphate
AMP, A
Guanine Guanosine acid guanilic
Guanosine monophosphate
GMP, G
Cytosine Cytidine acid cytidilic
Cytidine monophosphate
CMP, C
Uracil Uridin acid uridilic
Uridine monophosphate
UMP, U
Thymine Thymidine acid thymidilic
(Deoxy)Thymidine momophosphate
dTMP, T
Nhóm nucleotide đặc biệt thứ hai là các nucleoside polyphos-phate, bao gồm
nucleoside diphosphate (NDP), ví dụ ATP, và nucle-oside triphosphate (NTP), ví
dụ ATP. Tính chất đặc biệt của các NDP và NTP là ở chỗ một hoặc hai gốc
phosphate nữa được gắn vào phân tử nucleoside monophosphate bằng các liên kết
giàu năng lượng (liên kết cao năng) mà người ta thường ký hiệu bằng dấu ~, như
mô tả trong hình 3.4. Nhờ sự tồn tại của các liên kết cao năng này nên các NDP và
đặc biệt là các NTP đóng vai trò quan trọng trong trao đổi năng lượng của tế bào
và tham gia hoạt hóa nhiều hợp chất trung gian của các quá trình trao đổi chất.
GS.TS. Mai Xuân Lương – ThS. Hoàng Viết Hậu Khoa Sinh học
Sinh học đại cương - 75 -
3.1.3. Một số nucleotide và dinucleotide có chức năng đặc biệt.
Nhóm nucleotide đặc biệt thứ ba bao gồm những hợp chất
mà thành phần base nitơ và monosacchride của chúng thường
không giống như đã mô tả trong mục 3.1.2. Ví dụ điển hình cho
nhóm nucleotide đặc biệt này là nicotinamide mononucleotide
(NMN), flavine mononucleotide (FMN) và coenzyme A (CoA-SH) mà
công thức cấu tạo của chúng được giới thiệu trong hình 3.4. Do có
khả năng oxy hóa-khử thuận nghịch, nên NMN và FAD tham gia
trong hàng loạt các enzyme oxyhóa-khử với tư cách là coenzyme.
Trong khi đó CoA-SH đóng vai trò rất quan trọng trong trao đổi
lipid và một số quá trình trao đổi chất khác. FMN còn là thành
phần cấu tạo của các coenzyme oxyhóa-khử phức tạp hơn. Đó là
các dinucleotide NAD+, NADP+ và FAD (hình 3.5).
Hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_sinh_hoc_dai_cuong.pdf