MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
ĐỀ CƯƠNG .2
I. TÊN CHỦ ĐỀ: “NĂNG ĐỘNG NHÓM” . 3
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ. 3
III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY . 3
IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày. 3
V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ . 3
VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. 4
VII. YÊU CẦU HỌC TẬP . 4
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 4
TÀI LIỆU PHÁT .5
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM .6
I. KHÁI NIỆM VỀ NHÓM – NĂNG ĐỘNG NHÓM. 6
II. CƠ CẤU CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC. 7
III. QUI MÔ NHÓM VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN. 8
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÓM NHỎ TRONG CUỘC SỐNG . 9
Bài 2: THÀNH LẬP NHÓM.11
I. TẠI SAO CẦN CÓ NHÓM?. 11
II. TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP NHÓM. 12
Bài 3: VAI TRÒ, HÀNH VI NHÓM.17
I. KHÁI NIỆM: . 17
II. CÁC VAI TRÒ, HÀNH VI ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NHÓM NHỎ . 17
Bài 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM.19
I. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH: Qui tụ, tạo nhóm. 19
II. GIAI ĐOẠN BÃO TỐ: Cạnh tranh và liên kết. 19
III. GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH: Thân mật . 19
IV. GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH: Phát huy tối đa năng suất. 19
V. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC . 20
Bài 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG TẠO THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM.21
I. KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRONG NHÓM . 21
II. KỸ NĂNG ĐIỀU ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM. 22
III. KỸ NĂNG LẤY QUYẾT ĐỊNH THEO NHÓM. 24
IV. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN. 26
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 28
30 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Năng động nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN TRỌNG CỦA NHÓM NHỎ TRONG CUỘC SỐNG
1. Nhóm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân
Nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của cá nhân.
Khi ta gia nhập nhóm và sinh hoạt, những mối tương tác về mặt tình cảm một cách
gắn bó giữa các nhóm viên đã thúc đẩy ta dễ dàng bộc lộ về mình, về những tâm tư
tình cảm, chia sẻ và thông cảm với các thành viên khác.
Vì vậy, môi trường nhóm cũng là môi trường đáp ứng các nhu cầu của cá nhân như:
- Được công nhận, được chấp nhận,
- Được tình bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp,
- Được quan tâm,
- Được an toàn, được bảo vệ,
- Được cảm giác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm”),
- Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, nghệ thuật
hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v...),
- Được tự khẳng định mình v.v...
2. Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi
Khi tham gia sinh hoạt nhóm, sự tác động và mối liên kết giữa các thành viên
trong nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý ở mỗi cá nhân.
Nhóm giúp phát triển những cá tính, có khuynh hướng làm cho nhóm khác biệt
với những nhóm khác và là đặc trưng riêng biệt.
Cá nhân khi tham gia nhóm cố gắng thay đổi hành vi (tích cực cũng như tiêu cực)
để thích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm.
Các yếu tố làm cho cá nhân thay đổi hành vi khi tham gia nhóm:
- Cố gắng thích nghi để thuộc về nhóm, cố tạo uy tín, ảnh hưởng trong nhóm.
- Qui tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên, áp lực ràng buộc, sợ bị phạt, tuân thủ
để được chấp nhận, tuân theo giá trị tập thể.
- Tự bộc lộ chia sẻ để được được chấp nhận, được yêu thương, được an toàn.
- Nhu cầu kiểm chứng những thắc mắc và củng cố niềm tin. Nhóm là chỗ dựa khi cá
nhân cảm thấy mất phương hướng.
- Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình, hình ảnh của mình
qua người khác, khác hẳn không như mình tưởng, khác với mặt nạ mà ta đang đeo,
giúp ta nhận thức rõ chính ta hơn (giảm cơ chế phòng vệ).
- Bắt chước người khác: bắt chước thái độ, cách ăn mặc, cách nói, tuân theo giá trị
tập thể, theo một khuôn mẫu hành động... (cái TÔI được đồng hóa với nhóm).
- Khám phá những giá trị mới (giá trị của nhóm), những giá trị mới, những thái
độ mới, khác với mình mà mình chưa nghĩ đến hoặc không thể có được. Những
cái mới này giúp cá nhân điều chỉnh hành vi.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân
theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực
Nhóm là “tác nhân đổi mới” và là “môi
trường tạo ra sự đổi mới”.
Trường hợp điển cứu về Tương tác nhóm giúp thay đổi hành vi
Câu chuyện chế biến lòng bò
Sau Thế chiến thứ II, thực phẩm trở nên vô cùng khan hiếm. Một nguồn đáng
kể bị lãng phí là lòng bò mà các bà nội trợ phương Tây chê không chịu dùng.
Để góp phần làm thay đổi thói quen dinh dưỡng này, một thói quen khó thay
đổi nhất, người ta tiến hành một cuộc thực nghiệm sau đây:
Một số bà nội trợ có đặc điểm về trình độ kinh tế xã hội tương đương được
mời tới nghe thuyết trình về giá trị dinh dưỡng của lòng bò. Khi ra về họ được
phát các tờ bướm dạy cách chế biến để tránh những mùi vị mà trước đây họ
không thích và làm cho món ăn hợp khẩu vị hơn. Một thời gian sau các nhà
nghiên cứu kiểm tra tình hình và kết quả là 3% các bà đã sử dụng lòng bò.
Song song đó với một nhóm khác tương đương về số lượng và đặc điểm kinh
tế xã hội được chia thành nhiều nhóm thảo luận. Dưới sự hướng dẫn của các
nhà tâm lý, các bà tha hồ trao đổi, nêu thắc mắc. Sau khi các bà được đả
thông tư tưởng, người ta mới phát các tờ bướm chỉ cách chế biến lòng bò.
Cùng thời gian sau kiểm tra lại, kết quả là 32% các bà đòi sử dụng lòng bò.
Nguyễn Thị Oanh.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Bài 2: THÀNH LẬP NHÓM
I. TẠI SAO CẦN CÓ NHÓM?
1. Ví dụ
Nếu những con kiến chỉ biết tranh giành,
không biết đoàn kết tìm cách giúp đỡ
nhau, thì không hái được trái ngọt.
Nếu như những con kiến biết họp lại thành
nhóm, biết bàn nhau cách hái quả ngọt
Kiến biết tổ chức làm việc theo nhóm.
Kiến sẽ hái được quả ngọt
và kiến sẽ có cái ăn no.
2. Tại sao chúng ta cần vào nhóm?
- Từ xa xưa ông cha ta nhắc nhở rằng, cá nhân đơn thân độc mã sẽ chẳng làm
được điều gì có ý nghĩa. Còn khoa học thì nhấn mạnh về bản chất xã hội của
loài người. Một cá nhân không thể thành người nếu lớn lên trong một môi
trường không có con người. Chúng ta không thể lớn lên, học tập, lao động sản
xuất, vui chơi giải trí mà không thông qua một nhóm. Và mỗi chúng ta là thành
viên của nhiều nhóm khác nhau mang tính tự nhiên hay được thành lập. (NTO).
- Mọi cá nhân đều tham gia các nhóm để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, đó là để:
Được công nhận: Tất cả chúng ta đều cần được người khác biết tới mình,
tên tuổi mình, công lao của mình. Vậy mà trong đời sống thường ngày nhu
cầu này hay bị bỏ quên.
- Trong một lớp học quá đông học sinh, trẻ được xem như cá mè một lứa. Tham
gia sinh hoạt đội, được anh chị phụ trách biết tên, khen ngợi về một hành vi
tích cực, các em sẽ thích biết bao.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
- Cụ ông nọ thui thủi một mình, con cháu đi suốt ngày không ngó ngàng tới. Vào
CLB dưỡng sinh cụ được người khác nghe cụ nói chuyện. Sự buồn tủi vơi đi
phần nào. Được người ta biết tới mình, ai cũng cần mà ai cũng quên đáp ứng
cho người khác. Trong nhóm ít người, điều đó dễ thực hiện hơn.
Được quan tâm chăm sóc: trẻ hay già, khỏe mạnh hay đau yếu, nam hay
nữ, chúng ta cần được quan tâm chăm sóc như hơi thở.
Được chia sẻ tình bạn: nhất là ở tuổi trẻ, và tuổi già khi ta cần được sự
nâng đỡ tinh thần hay ít còn cơ hội đi đứng, gặp gỡ ở tuổi lao động.
Được học tập: ta cần nâng cao hiểu biết và kỹ năng suốt đời để đối phó
với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Sau khi rời ghế nhà trường học
kinh nghiệm của bạn là rất cần thiết và hiệu quả.
Được đóng góp cho xã hội: một xu hướng phổ biến nhưng sai lầm của
những người làm CTXH là hay giúp bằng cách ban bố, làm giùm, làm
thay. Họ quên rằng ở mọi người nhu cầu được cho cũng quan trọng như
nhu cầu được nhận. Cụ già yếu đuối, em bé khuyết tật, đứa trẻ bụi đời, một
cô gái lỡ lầm sẽ không tự vươn lên bằng những lời giảng đạo đức hay lời
khuyên tốt đẹp, họ chỉ thật sự thay đổi khi họ được tạo điều kiện để làm
điều gì đó có ích cho người khác. Qua đó họ lấy lại niềm tự tin, thấy được
giá trị của mình để lấy đó làm bệ phóng cho sự vươn lên cao hơn nữa. Ai
trong chúng ta cũng thích là người có ích. Để thỏa mãn những nhu cầu kể
trên của con người, người ta lập ra các nhóm CTXH để trị liệu, để giúp khả
năng thích nghi, hòa đồng với xã hội, lấy lại niềm tin, để đóng góp cho
cộng đồng.
II. TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP NHÓM
1. Thành lập nhóm
- Mục đích thành lập nhóm phải rõ rệt và được mọi người chia sẻ:
Người phụ trách phải biết mình thành lập nhóm nhằm mục đích nào: Giáo
dục thay đổi hành vi, xã hội hóa, trị liệu, hành động...? Mục đích này rất cơ
bản nhưng phải được cụ thể hóa với sự tham gia của nhóm viên. Ví dụ
nhóm Phát thanh Măng Non là nhằm giúp cho các em học sinh chia sẻ
thông tin, giáo dục các em qua những câu chuyện, bài viết về gương tốt...
Đội banh cho trẻ em quậy phá nhằm mục đích xã hội hóa nên nhóm phải
đồng ý ngoài thi đấu, nhóm phải nhất trí về một số nguyên tắc kỷ luật,
tương thân tương trợ v.v...
Nếu không có sự trao đổi cặn kẽ thì nhóm viên sẽ không xem đó là mục
đích của mình và không dấn thân thực hiện.
Ví dụ với ý đồ thành lập một đội banh, khi tập hợp trẻ lại thì chúng nó có
vẻ thờ ơ và có vài em đề nghị lập một đội rối. Thảo luận một hồi đa số
thống nhất lập đội rối. Đây là ý của trẻ và chúng sẽ thực hiện với sự hỗ trợ
của NVCTXH. Ý đồ giáo dục nhân cách vẫn thực hiện được.
Mục tiêu có thể được điều chỉnh qua quá trình làm việc.
Ví dụ: Tiểu ban vệ sinh môi trường trong quá trình làm việc cảm thấy nên
giáo dục ý thức cho học sinh về sức khỏe. Họ từ từ chuyển thành tiểu ban
giáo dục vệ sinh môi trường.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Mỗi cá nhân có mục đích riêng (m) có khi trùng lắp, có khi chưa trùng lắp
với mục đích chung của nhóm (M).
Ví dụ, bé Dũng chẳng quan tâm gì tới bóng đá hay múa rối, mà chỉ ham có
bạn để chơi. Nhưng sinh hoạt nhóm một thời gian, bé trở thành một diễn
viên rối rất linh hoạt. Cô gái kia ở nhà buồn, tham gia đội CTXH cho vui
thôi, sau một thời gian cô ý thức sâu sắc về bất công xã hội và trở thành
một đội viên tích cực.
Giữ cho mục tiêu nhóm (M) luôn cụ thể, sinh động, hấp dẫn và làm sao
cho mục tiêu của từng cá nhân gắn với mục tiêu nhóm sẽ góp phần duy trì
sức sống của nhóm.
Mục tiêu mà mọi người chia sẻ, gắn bó họ với nhau và là động lực thúc
giục họ hành động. Tác viên luôn luôn cần quan tâm đến điều này.
- Thành phần nhóm
Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm. Số lượng thành viên
được qui định bởi mục tiêu của nhóm. Ví dụ:
+ Lập một đội bóng trẻ em không nên đưa trẻ yếu ớt, thiếu sức khỏe.
+ Trong nhóm học vẽ có một em không thể ngồi yên 5 phút là
thất bại.
+ Thảo luận chính sách bảo vệ trẻ em mà vắng cán bộ chính sách
thì vô ích.
+ Để diễn một vở kịch chọn số người theo số vai diễn và những
người biết nhập vai.
Tương đồng và bổ sung
Cần tập hợp những người có nhu cầu giống nhau, trình độ kinh nghiệm
tương đương thì dễ thông cảm, chia sẻ hơn. Nhưng họ phải bổ sung nhau
để làm cho nhóm phong phú. Ví dụ:
+ Có nam có nữ
+ Người dở người giỏi
+ Người thụ động người tích cực
+ Người ít nói, kẻ hay bông đùa...
Tránh một số sai lầm phổ biến
Hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội cho mọi người tham gia nên cần quan
tâm tránh những việc sau đây:
+ Đưa một giáo viên hay một học sinh giỏi vượt trội vào một
nhóm học tập của sinh viên, làm các em thụ động vì mặc cảm
thầy trò, thua thiệt...
+ Đưa hai người đang có mâu thuẫn sâu sắc trong đời thường, họ
sẽ tiếp tục đấu tranh trong nhóm và dành hết thời gian của
nhóm để cãi nhau.
+ Đưa một cặp “bài trùng” vào một nhóm họ sẽ ngồi bên nhau tỉ
tê suốt buổi họp khiến cho nhân viên khác lo ra, bực bội.
Cần nắm vững một số yếu tố về tâm lý nhóm để tránh những vấn đề có thể
nảy sinh trong nhóm.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
2. Lập nội quy nhóm
Khi cùng sinh sống chung trong một nhóm, không thể mỗi người tự do làm theo ý
riêng của mình. Như thế sẽ gây nên mất trật tự, mất đoàn kết, không thực hiện mong
muốn của nhóm là cuộc sống của thành viên sẽ tốt hơn.
Nhóm cần phải có hệ thống các quy tắc, qui định của nhóm. Những quy tắc này do
nhóm đặt ra, có thể được thông báo chính thức, hoặc mặc nhiên chấp nhận không
cần văn bản.
Quy tắc có thể được áp đặt từ bên ngoài lên nhóm (ví dụ những qui định của dự
án) hay phát triển từ nội bộ nhóm. Nhóm thường có sức ép mạnh mẽ trên nhóm viên
và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến cho nhóm viên phải tuân thủ các qui
định, luật lệ chung.
Nội quy nhóm giúp cho các nhóm viên thống nhất hành động, cùng làm, cùng hưởng.
- Bản nội qui nhóm gồm có những điểm căn bản như sau:
Các qui định về sinh hoạt
+ Thời gian họp nhóm (thường kỳ) một lần, khi cần thiết nhóm họp
đột xuất.
+ Đảm bảo sinh hoạt đông đủ và đúng giờ.
+ Qui định nhiệm kỳ của ban cán sự lớp
+ Khi họp lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau.
Tương trợ (giúp đỡ nhau trong nhóm)
Nếp sống mới
+ Học sinh nam cũng như nữ bình đẳng trong mọi hoạt động nhóm.
+ Khi đi họp không đánh nhau, gây rối loạn trong nhóm.
Khen thưởng và kỷ luật
- Những điều nên và không nên khi lập nội quy
Nên
+ Có sự tham gia thảo luận và quyết định của nhóm viên.
+ Các điều khoản phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh.
Không nên
+ Áp đặt một nội qui xa lạ với sinh hoạt và đời sống của học sinh.
+ Nặng về hình phạt, mà nặng về giáo dục, xây dựng.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
3. Duy trì nhóm
Thành lập nhóm tương đối dễ, duy trì các nhóm tốt không dễ dàng chút nào. Biết
bao nhiêu nhóm bắt đầu đầu voi nhưng kết thúc thì đuôi chuột. Trong chúng ta ai
cũng có vài lần bỏ cuộc trong một nhóm vì nó không đem lợi ích nào mà có khi
còn gây buồn phiền nữa. Bởi lẽ nhóm như con người, nếu không phát triển đúng
theo quy luật cũng trở nên còm cỏi, bệnh tật rồi chết yểu. Nhóm có vấn đề làm tổn
thương nhân cách, làm trì trệ sản xuất, thậm chí làm chậm bước tiến của cả một
dân tộc.
Gia đình, khi các thành viên xâu xé nhau, không còn là mái ấm, mà đẩy trẻ em ra
đường phố sống lang thang. Chất keo sơn của nhóm bạn thanh niên thay vì đem lại
sự an toàn tâm lý lại trở thành áp lực khiến em sa vào nạn ma túy.
- Công việc và con người.
Đôi khi người ta lao vào hoàn thành mục đích chuyên môn cho bằng được
và không quan tâm đến tâm tư, tình cảm của con người trong cuộc.
Khoa học về nhóm cho thấy muốn duy trì nhóm và hoàn thành mục đích
đề ra thì phải coi trọng cả hai khía cạnh như nhau. Vì nhóm viên phải thỏa
mãn, đoàn kết mới duy trì được nhóm để hoàn thành mục đích cuối cùng.
Nếu hy sinh con người vì mục đích chuyên môn thì có khi hoàn thành
xong công việc thì nhóm tan rã.
Trong CTXH thì con người quan trọng hơn vì mục đích là giúp họ phát
triển, phục hồi nhân cách hay nâng cao năng lực. Ví dụ, có hai nhóm trẻ
cùng một mục đích là xây dựng và diễn một vở kịch. Nhóm A có người
trưởng nhóm mạnh, thích sĩ diện và bằng mọi giá muốn cho nhóm mình
đoạt giải. Anh ta áp đặt từ nội dung đến việc chọn vai diễn dù nhiều nhóm
viên chưa đồng ý hay chưa sẵn sàng. Một số bỏ nhóm từ đầu. Số còn lại cố
gắng tuân thủ mệnh lệnh của anh ta để diễn thật đạt. Nhóm nhận giải,
nhưng xong việc không ai còn muốn gắn bó với anh trưởng nhóm độc tài.
Nhóm tan rã.
Trưởng nhóm B xem đây là dịp để tạo cơ hội cho mọi người thi thố tài
năng, nhất là các bạn nhút nhát tập xuất hiện trước công chúng. Trên hết là
tập đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tập dượt. Nhóm diễn hơi
vụng về, dù không đoạt giải nhưng được phụ huynh cổ vũ vì tất cả các em
đều sắm vai. Còn các em thì rất vui, kéo nhau đi ăn kem và quyết định tập
một vở khác.
- Chương trình hoạt động
Vở kịch đối với nhóm B là công cụ giáo dục nhân cách. Mọi nhóm đều có
chương trình hoạt động định kỳ như: tập vẽ, tập hát, họp nhóm tín dụng, dạy
học cho trẻ em nghèo, chăm sóc các cụ neo đơn. Hoạt động là cơ hội tập hợp,
tạo sự tương tác qua sinh hoạt chung. Chương trình phải có nội dung, hình
thức hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu, trình độ của nhóm viên. Chương trình
càng lý thú khi nhắm tới một mục tiêu cụ thể:
Các em gái lớp may, đến cuối giai đoạn phải tập may chiếc áo Tết của mình.
Nhóm kịch tập dượt để công diễn vào dịp nào đó.
Nội dung chương trình cũng phải được xây dựng với sự tham gia tối đa của
nhân viên từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện mới tạo sự lý thú.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Để lên một chương trình có nội dung thiết thực, sát với nhu cầu của học sinh,
tác viên nhóm cần lắng nghe nhu cầu và nguyện vọng của người học, không
nên áp đặt theo ý kiến chủ quan của mình.
- Kế hoạch hoạt động
Thành lập nhóm là để nhằm các mục tiêu thay đổi thái độ và hành vi, xã hội
hóa, trị liệu hay hành động. Đã đề ra mục tiêu thì phải đạt tới, với mốc thời
gian cụ thể và phương tiện chính là chương trình hoạt động. Kế hoạch hóa là
đề ra các nội dung hoạt động, phân phối ở các khoảng thời gian nhất định. Ví
dụ, lớp may của nhóm nữ là 6 tháng, ngoài việc học may, cứ hai tuần các em
sinh hoạt một lần về nội dung chuẩn bị hôn nhân gia đình, cách trang phục đi
đứng, tổ chức nội thất sạch đẹp. Đội thiếu niên có 3 tháng để tập kịch, mỗi khi
tập có nội dung sinh hoạt phù hợp với nhu cầu. Kế hoạch như tấm bản đồ giúp
nhóm biết mình đã đi tới đâu và phải đi về đâu.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Bài 3: VAI TRÒ, HÀNH VI NHÓM
I. KHÁI NIỆM
Vai trò của cá nhân trong nhóm là hàng loạt những hành động, hành vi được cá nhân
thực hiện để diễn đạt sự tương tác, thể hiện chức năng của mình đối với nhóm.
Song song vai trò là vị trí: vị trí lãnh đạo là người điều hành; vị trí thành viên là
người tuân thủ.
Một số nhóm có thứ bậc tôn ti rõ ràng và rất quan tâm đến vị trí, cũng có nhóm thì
mọi nhóm viên đều có vị trí như nhau (trường hợp nhóm trưởng thành, ai cũng có thể là
người lãnh đạo).
Vai trò luôn thay đổi theo thời gian. Một người có thể đóng nhiều vai trò khác nhau
trong các nhóm khác nhau.
Một nhóm được gọi là năng động hay không tùy thuộc vào mức độ có hay không sự
chuyển dịch về vai trò và vị trí của từng nhóm viên, và sự chuyển dịch này có hay
không lại thuộc về khả năng của người lãnh đạo.
Vai trò và trách nhiệm rõ ràng:
- Mỗi thành viên trong nhóm đều phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình
và của tất cả các thành viên khác, kể cả lãnh đạo của nhóm.
- Khi các thành viên trong nhóm hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của nhau, họ biết
họ được mong đợi làm gì và những thành viên khác có nhiệm vụ làm gì. Họ có
thể biết rõ ai có thể giúp họ và họ có thể giúp ai, giúp gì trong nhóm của mình.
II. CÁC VAI TRÒ, HÀNH VI ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NHÓM NHỎ
- Mỗi cá nhân trong nhóm đều có nhiều vai trò được thể hiện.
- Nhóm hoạt động hiệu quả khi các thành viên biết linh hoạt đương đầu với những
bất trắc xảy ra nhờ vào khả năng thích ứng của họ.
- Khả năng thích ứng chính là sản phẩm của sự tăng cường và phát triển. Sự chấp
nhận thay đổi là thực chất của sự thích ứng.
- Chúng ta có thể phân biệt hai loại vai trò trong nhóm: vai trò hỗ trợ và vai trò cản
trở, nhưng cũng cần lưu ý là có những vai trò trong tình huống này là hỗ trợ nhưng
trong tình huống khác lại là cản trở.
- Trong sinh hoạt nhóm, nhóm viên thường bộc lộ những vai trò, hành vi hướng về
công việc, hoặc có hành vi củng cố nhóm, hoặc những hành vi hướng về cá nhân.
1. Các vai trò, hành vi hướng về công việc, cố hoàn thành nhiệm vụ:
- Cho và nhận thông tin: “Cấp trên có nói là”, “Có thông báo là”
- Cho và nhận ý kiến riêng: “Bạn nghĩ sao ”, “Tôi không chắc lắm, nhưng tôi
nghĩ là”
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
- Phân tích, giải thích, phối hợp: “Vậy nền tảng chung của vấn đề là”
- Bắt đầu, tóm lược, kết thúc (vai trò thường có ở người lãnh đạo): “Ta bắt đầu
như thế này nhé”, “ Ta kết luận như thế này”
- Thúc đẩy, nhắc nhở: “Hơi lạc đề rồi đó”, “Có phải như thế không?”
- Trắc nghiệm sự nhất trí: “Có ai thắc mắc không?”, “Tất cả đồng ý chứ?”
- Làm rõ mục tiêu: “ Chúng ta ở đây không phải để chơi”
2. Các vai trò củng cố nhóm: duy trì, tạo sự gắn bó và ngăn chặn sự rạn nứt của nhóm
- Khuyến khích: “Cứ tự nhiên nói, Ô hay đó!, Bạn có kinh nghiệm về vấn đề này
đó, bạn cho ý kiến đi”
- Tạo sự hài hòa, hòa giải: “Tôi thấy hơi căng về vấn đề này”, “Hai ý kiến mới
nghe có mâu thuẫn nhau, nhưng có vài điểm giống nhau là”
- Theo đuôi/hưởng ứng: “Ý kiến của anh B hay, tôi theo đó”
- Nhìn nhận sai lầm: “A, tôi tưởng là ...”
- Xác định quy chuẩn: “Làm vậy có được không?”, “người ta đâu có làm thế?”
- Đánh giá: “Quyết định này có đạt mục tiêu của mình đề ra không?”
- Giữ cửa: “Các bạn nghĩ chúng ta phải làm thế nào để không mất đoàn kết?”
3. Các vai trò, hành vi liên quan đến nhu cầu cá nhân:
- Gây hấn: “Nghe đây, bạn lập lại một lần nữa vấn đề ấy thì coi chừng đó”
- Cản trở, gây rối: “Sao lại theo ý kiến kỳ lạ như vậy”. Thường đi muộn, bỏ
họp, đùn công việc dang dở cho người khác, lý lẽ, biện hộ.
- Cạnh tranh: “Tôi tin là các bạn tán đồng ý kiến của tôi”
- Thích lập lại ý kiến riêng: “Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi”
- Nói về mình: “Tôi tin chắc rằng không ai làm tốt hơn tôi”. Tâm sự dài dòng.
- Gây gián đoạn: “Đừng! Đừng! Tôi nghĩ chuyện này rất quan trọng”
- Tìm cảm tình: “Tôi cảm thấy mình vô tích sự, buồn quá!”
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Bài 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM
I. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH: Qui tụ, tạo nhóm
- Nhóm viên có cơ chế phòng vệ do mới biết nhau, giữ khoảng cách, ít bộc lộ, khó chia
sẻ với nhau và thiếu sự thống nhất, đang thăm dò nhau, không muốn mạo hiểm.
- Cá nhân muốn khẳng định cá tính trong nhóm và muốn gây ấn tượng.
- Mỗi nhóm viên tìm kiếm những điểm tương đồng nơi người khác liên quan đến giá
trị, thái độ, để từ đó xác định vai trò sẽ đảm nhận của mình trong mối quan hệ so
với nhiệm vụ chung của nhóm.
- Sự tham gia bị hạn chế vì các cá nhân còn bận rộn làm quen với môi trường chung
quanh, với cán bộ hỗ trợ nhóm, và làm quen nhau.
- Giai đoạn này chấm dứt khi các thành viên cảm thấy an toàn và thoải mái trong nhóm.
II. GIAI ĐOẠN BÃO TỐ: Cạnh tranh và liên kết
- Đây là giai đoạn bắt đầu công việc, sự thống nhất và mối quan hệ bắt đầu tăng lên.
- Các thành viên tìm cách đóng góp cho nhóm và thích nghi với nhau.
- Trong tiến trình này, bắt đầu có sự cạnh tranh với nhau để thiết lập vị trí và vai trò của
mình trong nhóm và từ đó hình thành các quy tắc, phương pháp làm việc, mối liên kết
giữa các thành viên tương hợp (cơ cấu phi chính thức). Sự cạnh tranh và liên kết này
nhằm để tìm kiếm quyền lực, ảnh hưởng và để tự bảo vệ, tìm sự hỗ trợ, khen thưởng
của nhóm.
- Vai trò của lãnh đạo là giúp các thành viên tương tác tích cực, tái lập sự cân bằng và
giải quyết mâu thuẫn. Nếu giải quyết được, nhóm sẽ ổn định, các thành viên tin
tưởng và gắn bó với nhau hơn. Nếu không, nhóm có nguy cơ tan rã ở giai đoạn này.
III. GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH: Thân mật
- Nhóm có bầu không khí thân thiện: các thành viên chịu lắng nghe nhau và chấp nhận
tính khí của nhau, phân công trách nhiệm và quyền lợi, cởi mở và thẳng thắn hơn khi
thảo luận.
- Nhóm trở thành nơi tăng trưởng và thay đổi hành vi: nhóm viên cố gắng thay đổi
chính mình để phù hợp với sự mong đợi của nhóm và hòa hợp với mục tiêu chung của
nhóm vì có sự đồng hóa giữa họ và nhóm (nhóm là mình, mình là nhóm). Lòng trung
thành với nhóm được phát triển và phấn đấu để duy trì lòng trung thành này.
- Phát triển tinh thần nhóm, sự hài hòa trở thành một yếu tố quan trọng.
IV. GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH: Phát huy tối đa năng suất
- Giai đoạn này có đặc điểm là mục đích rõ ràng hơn, nhóm có ảnh hưởng mạnh đến
các thành viên, đoàn kết chặt chẽ và cơ cấu ổn định.
- Nhóm hoạt động hiệu quả và linh hoạt trong giải quyết vấn đề.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
- Các thành viên hợp tác trong nhiệm vụ của nhóm và chia sẻ quyền lực lãnh đạo từ
những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và sức lực.
- Các thành viên cảm thấy tự do trong biểu hiện nhân cách của mình.
- Năng lượng của nhóm tập trung vào các công việc đề ra.
- Thông tin nội bộ cao và bình đẳng.
- Xuất hiện những cách nhìn và cách giải quyết mới.
V. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC
- Nhóm chấm dứt hoạt động vì đã hoàn thành mục tiêu.
- Nhóm viên cảm thấy khó khăn phải chia tay, chống lại sự tan rã.
- Nếu nhóm muốn duy trì hoạt động thì phải đề ra mục tiêu mới.
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
Tài liệu phát - Năng Động Nhóm
SDRC - CFSI
Bài 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG TẠO THUẬN LỢI
CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM
I. KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRONG NHÓM
Truyền thông trong nhóm càng tốt thì hoạt động của nhóm càng thuận lợi. Thông tin
càng rộng rãi, các thành viên càng hưởng ứng, thúc đẩy tổ chức nhóm mau đạt được
mục tiêu chung.
1. Vấn đề truyền thông trong nhóm - Cải tiến
- Những vấn đề truyền thông trong nhóm:
Không rõ ràng trong việc giao nhiệm vụ.
Lượng thông tin nhiều nhưng thiếu văn bản rõ ràng, chỉ thoả thuận
bằng miệng
Thiếu sự quan tâm lắng nghe nhau.
Nói không đúng thân chủ, rỉ tai gây mất đoàn kết.
Nói qua trung gian, thông tin bị sai lạc.
Do thành kiến.
Thông tin không đến được mọi thành viên, có những thành viên không nhận
được thông tin một cách chính thức mà chỉ được nghe qua tin “hành lang”.
- Cải tiến vấn đề truyền thông trong nhóm:
Cần rõ ràng trong việc giao nhiệm vụ, công việc không trùng lắp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nang_dong_nhom.pdf