_ Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá.
_ Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng
_ Qua tiêu thụ, DN sẽ chứng tỏ được năng lực kinh doanh của mình và thể hiện kết của của công tác nghiên cứu thị trường
_ Mặt khác, qua tiêu thụ DN không những thu hồi được chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thu được lợi nhuận. Đây là nguồn vốn quan trọng để tích luỹ vào các quỹ của DN nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
_ Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ bao gồm:
+ Đánh giá tình hình tiêu thụ của từng loại SP và toàn bộ DN, đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt hàng chủ yếu.
+ Đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ.
+ Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ SP.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm hơn kỳ KH
Đánh giá chung tất cả sản phẩm: so sánh tỉ lệ SP hỏng thực tế bình quân với tỷ lệ SP hỏng bình quân kế hoạch.
_ H1bq < H0bq : Tốt
_ H1bq > H0bq : không tốt
Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tỉ lệ SP hỏng bình quân.
Tỷ lệ SP hỏng bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : kết cấu mặt hàng và tỷ lệ SP hỏng cá biệt từng SP.
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng:
_ Mỗi loại SP có tỷ lệ SP hỏng khác nhau nên khi kết cấu SPSX TT khác kết cấu SPSX KH thì tỷ lệ SP hỏng TT bình quân sẽ thay đổi mặc dù tỷ lệ SP hỏng TT và tỷ lệ SP hỏng KH của từng SP không thay đổi. Sự thay đổi không phải do nâng cao chất lượng SP mà do thay đổi kết cấu SP.
_ Để xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng cần thiết phải tính tỷ lệ SP hỏng bình quân KH trong trường hợp kết cấu mặt hàng thực tế.
TL SP hỏng
KH tính theo
kết cấu =
mặt hàng TT
_ Mức độ ảnh hưởng kết cấu mặt hàng đến tỷ lệ SP hỏng bình quân:
TL SP hỏngKH tính theo Tỷ lệ SP hỏng
kết cấu mặt hàng TT _ bình quân KH
Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ SP hỏng cá biệt từng SP
Tỷ lệ SP hỏng TL SP hỏngKH tính theo
bình quân TT _ kết cấu mặt hàng TT
Ví Dụ: Tại một cty có tài liệu : (triệu đồng)
Sản phẩm
Chi phí sản xuất
CP SX SP hỏngkhông SC được
Chi phí SC SP hỏngSC được
KH
TT
KH
TT
KH
TT
A
800
600
60
35
5
16
B
600
1400
10
25
2
10
Xác định tỷ lệ SP hỏng kỳ trước:
_ Của SP A : x 100% = 8.125%
_ Của SP B : x 100% = 2.4%
_ Của công ty: x 100% = 5.92%
Xác định tỷ lệ SP hỏng kỳ này:
_ Của SP A : x 100% = 8.5%
_ Của SP B : x 100% = 2.5%
_ Của công ty: x 100% = 4.3%
Như vậy, tỷ lệ SP hỏng của cty biến động: 4.3% - 5.92% = -1.62%. Tỷ lệ của SP hỏng của SP A tăng 0.375%, B tăng 0.1% điều này chứng tỏ xu hướng biến động chất lượng Sp A,B giảm. Tuy nhiên tỷ lệ SP toàn cty giảm 1.62%, nếu đánh giá xu hướng biến động chất lượng SP toàn cty tăng là điều vô lý. Để thấy rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này phải xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tỷ lệ SP hỏng bình quân của cty.
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng.
Tỷ lệ SP hỏng KH
Tính theo kết cấu = x100% = 4.1175%
mặt hàng TT
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến tỷ lệ SP hỏng bình quân:
4.1125% - 5.92% = - 1.8025%
Do cty thay đổi kết cấu mặt hàng, cụ thể là tăng tỷ trọng SP B từ 38.5% lên 70%. Giảm tỷ trọng SP A từ 61.5% xuống còn 30% nên tỷ lệ Sp hỏng bình quân giảm 1.8025%
Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ SP hỏng cá biệt từng Sp
4.3% - 4.1125% = 0.1825%
Do tỷ lệ SP hỏng A,B tăng nên tỷ lệ SP bình quân của cty tăng 0.1825%
Kết luận chung:
_ Tỷ lệ SP hỏng bình quân của cty giảm 1.62% chủ yếu do thay đổi kết cấu mặt hàng, còn các tỷ lệ Sp hỏng cá biệt của Sp A,B đều tăng làm tỷ lệ Sp hỏng bình quân tăng.
_ Do vậy có thể nói mặc dù tỷ lệ SP hỏng bình quân của cty giảm nhưng cty không đảm bảo được chất lượng SP.
BÀI TẬP CHƯƠNG II.
BÀI TẬP 1.
Căn cứ vào tài liệu sau, phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng.
Sản phẩm
Chi phí sản xuất
CP SX SP hỏngkhông SC được
Chi phí SC SP hỏngSC được
KH
TT
KH
TT
KH
TT
A
35000
44400
700
1110
350
666
B
40000
36000
2000
2160
1200
360
C
25000
39600
375
1188
125
792
Năm nay cty có tuyển thêm công nhân mới trình độ còn thấp.
BÀI TẬP 2
Căn cứ vào tài liệu sau, phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất và nói rõ ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh doanh.
Kế hoạch:
_ Số lượng SPSX : 250 SP
_ Số lượng chi tiết để lấp 1 SP
+ Chi tiết A : 2
+ Chi tiết B : 1
+ Chi tiết C : 4
_ Số lượng chi tiết cần dự trữ cho mỗi năm đủ lắp 20 Sp.
Thực tế:
_ Số lượng SPSX : 235 SP
_ Số lượng chi tiết sx:
+ Chi tiết A : 600
+ Chi tiết B : 300
+ Chi tiết C : 900
_ Số lượng chi tiết tồn kho đầu năm:
+ Chi tiết A : 27
+ Chi tiết B : 30
+ Chi tiết C : 40
Giả định nguyên nhân.
BÀI TẬP 3
Một DN sản xuất kinh doanh 1 loại Sp R có các thứ hạng chất lượng khác nhau gồm : loại 1, loại 2 và loại 3 có các mức giá đơn vị tương ứng là 100.000đ, 80.000đ, 50.000đ. Trong quý 3 DN dự kiến sx 20.000 sp trong đó loại 1 chiếm 70%, loại 2 chiếm 20%. Thực tế trong quý này DN đã sx được 16100 Sp loại 1, 9500 Sp loại 3.
Hãy phân tích hệ số phẩm cấp của SP R biết rằng tỷ lệ hoàn thành KH sản xuất chung cho các loại SP nói trên tính theo thước đo giá trị là 120%.
BÀI TẬP 4
Tại 1 DN kinh doanh SP A có các thứ hạng SP khác nhau gồm loại 1,2 và 3 với các mức giá đơn vị tương ứng là 10.000đ, 8.000đ, 5000đ. Trong quý 2 DN dự kiến SX 30.000sp trong đó loại 1 chiếm 65%, loại 3 chiếm 10%. Thực tế trong quý này DN đã SX được 23100 Sp loại 1, 6600 Sp loại 2 và hoàn thành kế hoạch số lượng sản xuất chung cho các loại SP nói trên về khối lượng là : 120%
Hãy đánh giá tình hình thực hiện chất lượng SP của DN trong quý 2.
BÀI TẬP 5
Cty thuỷ tinh C sản xuất 2 loại sản phẩm thuỷ tinh và bóng đèn Neon. Số liệu KH và thực tế về tình hình chi phí được thể hiện như sau:
Sản phẩm
Chi phí SX
Chi phí phế phẩm
KH
TT
KH
TT
Ly thuỷ tinh
10000
13000
1000
1040
Đèn Neon
15000
17000
8000
1530
Hãy phân tích tình hình chất lượng SP của cty C theo chỉ tiêu tỷ lệ phế phẩm (tỷ lệ sai hỏng SP) so sánh giữa thực tế và kế hoạch trong năm.
BÀI TẬP 6
Cty ST sản xuất 2 loại sản phẩm. Số liệu kế hoạch và thực tế về tình hình chi phí được thể hiện như sau:
Sản phẩm
Chi phí sản xuất
Tỉ lệ phế phẩm cá biệt (%)
KH
TT
KH
TT
A
1400
1600
7
8
B
1200
1150
9
6
Hãy phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của cty theo chỉ tiêu tỷ lệ phế phẩm bình quân. Nhận xét và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
BÀI TẬP 7
Căn cứ tài liệu sau, phân tích kết quả sản xuất về chất lượng, mỗi nhân tố ảnh hưởng giả định một nguyên nhân và đề xuất một biện pháp khắc phục.
Sản phẩm
Chi phí sản xuất
Chi phí thiệt hại do SP hỏng
Kỳ trước
kỳ này
Kỳ trước
kỳ này
A
40000
40000
1200
1240
B
40000
20000
2000
1020
C
30000
60000
300
720
Sản phẩm A, B, C chỉ có một loại thứ hạng chất lượng
BÀI TẬP 8
Căn cứ tài liệu sau, phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất, nói rõ ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh doanh của năm phân tích và năm sau (đề xuất biện pháp khắc phục)
Kế hoạch:
_ Số lượng SP sản xuất: 250 sp
_ Số lượng chi tiết cần dự trữ cho đầu năm đủ lắp 10 sp
_ Số lượng chi tiết để lấp 1 sp : chi tiết A: 2, chi tiết C : 4
_ Số lượng chi tiết cần dự trữ cho năm sau đủ lắp 20 sp
Thực tế:
_ Số lượng SP sản xuất : 235 sp
_ Số lượng chi tiết sản xuất: chi tiết A: 600, C: 900
_ Số lượng chi tiết tồn kho đầu năm : chi tiết A :27, C: 40
_ Nguyên liệu cung ứng cho sản xuất chi tiết C không đủ, vì thay đổi thủ tục nhận hàng ở cảng phải mất nhiều thời gian hơn trước đây.
Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH.
_ Chi phí sx trong DN là biểu hiện bằng tiền, của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
_ Giá thành sx sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm, dịch vụ mà DN đã hoàn thành. Nó là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh mọi ưu nhược điểm trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất ở DN.
_ Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để không ngừng nâng cao lợi nhuận là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại DN. Trong nền KT thị trường yêu cầu này càng gắt gao hơn. Thông qua giá thành, sự biến động của thị trường về giá cả, DN sẽ xác định được số lượng sản phẩm cần SX và tiêu thụ để đạt lợi nhuận tối đa.
_ Giá thành SP có ý nghĩa rất quan trọng, Vì vậy, thông qua phân tích tình hình thực hiện giá thành sẽ giúp các DN nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí, thấy được các nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành từ đó đánh giá đúng hiệu quả của công tác quản lý chi phí tại DN.
_ Phân tích tình hình thực hiện giá thành có các nhiệm vụ sau:
+ Đánh giá khái quát và toàn diện tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm cũng như giá thành toàn bộ và các khoản mục giá thành.
+ Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên.
+ Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, khai thác tốt các nguồn lực trong sx một cách tối đa.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC.
_ Mục tiêu của các DN là phấn đấu hạ thấp giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất lượng SP không đổi là phương pháp phấn đấu cho tất cả các DN.
_ Sản phẩm có giá thành so sánh được là sản phẩm đã sản xuất kỳ trước và có tính giá thành.
Phân tích chung.
Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.
_ Mức hạ giá thành (M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của DN .
_ Tỷ lệ hạ giá thành (T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh hay chậm và mức phấn đấu hạ thấp giá thành.
_ Phân tích chung là xác định được sự biến động giữa thực tế hạ giá thành với kế hoạch hạ giá thành của toàn bộ sản phẩm so sánh được nhằm đánh giá khái quát kết quả hạ giá thành của DN.
_ Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.
Ta dùng ký hiệu:
_ QK, QT : sản lượng SP sản xuất kỳ kế hoạch, thực tế.
_ ZK, ZT: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, thực tế.
_ ZNT: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế năm trước.
Các bước phân tích như sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ (kế hoạch) hạ giá thành
_ Mức hạ giá thành kế hoạch (MK):
MK =
_ Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch (TK):
TK =
Bước 2: Xác định kết quả (thực tế) hạ giá thành.
_ Mức hạ giá thành thực tế (MT):
MT =
_ Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (TT):
TT =
Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch hạ giá thành
M = MT – MK
T = TT - TK
Ví dụ: Tại DN T&T có tài liệu phân tích như sau:
ĐVT: 1000đ
SP so sánh được
SL kế hoạch tính theo
Kế hoạchhạ Z
SL thực tế tính theo
Thực tế hạ Z
ZNT
ZK
MK
TK
ZNT
ZK
ZT
MT
TT
A
38000
37600
-400
-1,05
34200
33840
34560
360
1,05
B
36750
35250
-1500
-4,08
40425
38775
38049
-2376
-5,88
C
15200
14100
-1100
-7,24
18696
17343
1628
-1968
-10,53
Cộng
89950
86950
-3000
-3,33
93321
89958
89337
-3984
-4,27
Căn cứ vào số liệu bảng này ta có đối tượng phân tích như sau:
M = MT – MK = (-3984) – (-3000) = -984
T = TT - TK = (-4.27%) – (-3.33%) = -0.94%
Đánh gía khái quát:
DN nhìn chung đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ thấp giá thành SP so sánh được biểu hiện ở cả 2 chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ điều giảm. Trong đó, SP B và SP C đều có mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành giảm so với kế hoạch, còn SP A thì ko hoàn thành KH . Tuy nhiên để có thể kết luận chính xác hơn ta sẽ đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành.
_ Dễ dàng nhận thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả so sánh giữa thực tế hạ giá thành với kế hoạch hạ giá thành là:
+ Sản lượng sản phẩm
+ Kết cấu mặt hàng
+ Giá thành đơn vị
_ Phương pháp phân tích: phương pháp thay thế liên hoàn.
Nhân tố sản lượng sản phẩm
_ Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng SP ta phải xét trong đk giả định chỉ có sản lượng Sp thay đổi còn các nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng và giá thành đơn vị không đổi)
_ Khi sản lượng thay đổi, tỷ lệ hạ giá thành không đổi chỉ có mức hạ giá thành thay đổi mà thôi.
_ Gọi Mq, Tq là mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng SP đến chỉ tiêu mức hạ Z và tỷ lệ hạ Z, Ta có:
Mq = (ß – 1)MK
ß : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng của DN
ß =
_ Tq = 0 . Vì tỷ lệ hạ Z không phụ phuộc vào sự thay đổi của sản lượng sản xuất.
Ví dụ: sử dụng lại VD trên.
_ Tỷ lệ hoàn thành KH sản lượng:
ß = = x 100% = 103.75%
è Mq = (ß -1)MK = (103.75% -1)(-3000) = -112.5 (ngàn đồng)
Như vậy khi sản lượng sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng 3.75% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm 112.5 ngàn đồng , còn tỷ lệ hạ giá thành không đổi.
Nhân tố kết cấu mặt hàng
_ Do mỗi mặt hàng đều có mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành khác nhau nên nếu kết cấu mặt hàng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành chung thay đổi theo.
_ Kết cấu mặt hàng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao, giảm tỷ trọng loại SP có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp thì sẽ làm cho mức hạ Z và tỷ lệ hạ Z chung hạ thêm hoặc ngược lại.
_ Để xác định ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng, ta không giả định các loại SP đều có mắc hoàn thành kế hoạch bằng nhau như ở bước trước mà phải xét các SP với mắc sản lượng thực tế riêng biệt của nó. Như vậy lúc này giả định sản lượng SP và kết cấu mặt hàng đều thay đổi ở kỳ thực tế sẽ được thoả mãn
_ Nếu gọi Mc , Tc là mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng đến chỉ tiêu mức hạ Z và tỷ lệ hạ Z, ta có:
Mc =
Tc =
Ví dụ: minh hoạ bằng cách tiếp tục ví dụ trên:
Mc = =
= -3363 – (-3112,5) = - 250,5 (ngàn đồng)
Tc = = = -0,27%
Như vậy kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho chỉ tiêu mức hạ giá thành hạ thêm 250,5 ngàn đồng và tỷ lệ hạ Z đã hạ thêm 0,26%.
Nhân tố giá thành đơn vị
_ Giá thành đơn vị SP thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ Z chung.
_ Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ta cũng giả định là thay thế giá thành đơn vị ở kỳ thực tế . Như vậy lúc này cả sản lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng và giá thành đơn vị đều ở kỳ thực tế . Nếu gọi MZ, TZ là mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị đến chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ. Ta có:
MZ = MT – =
TZ =
Ví dụ: minh hoạ bằng cách tiếp tục ví dụ trên:
MZ = = 89337 – 89958 = -621 (ngàn đồng)
TZ = = = -0,67%
Do giá thành đơn vị nói chung thay đổi đã làm mức hạ giá thành hạ thêm 621 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ hạ thêm là 0,67%.
Tóm lại:
Nhìn chung DN đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành ở cả 2 chỉ tiêu:
_ Mức hạ giá thành đã hạ thêm 984 ngàn đồng
_ Tỷ lệ hạ giá thành đã hạ thêm 0,94%
Đây là biểu hiện tốt thể hiện sự cố gắng của DN trong việc quản lý và phấn đấu hạ giá thành SP. Nếu chất lượng sản phẩm không thay đổi thì đây là khả năng tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho DN
Để có kết luận cụ thể hơn ta sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng như sau:
_ Do DN hoàn thành tốt kế hoạch sản lượng, tăng 3,75% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm 112,5 ngàn đồng. Đây là sự cố gắng của DN trong khâu sx, tăng khối lượng SP để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên nếu xét riêng thì mặt hàng A đã giảm sản lượng đáng kể (KH: 20000 SP, TT:18000 SP). DN cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, còn nếu do nhu cầu thị trường giảm mà DN điều chỉnh ở khâu sản xuất thì đây là điều hợp lý.
_Do kết cấu mặt hàng thay đổi làm mức hạ giá thành hạ thêm 250,5 ngàn đồng và tỷ lệ hạ thêm tương ứng là 0,27%. Kết quả này là do DN tăng tỷ trọng sx sản phẩm B và C (là những Sp có mức hạ và tỷ lệ hạ Z cao), giảm tỷ trọng SP A (là Sp có mức hạ và tỷ lệ hạ Z thấp). Kết cấu mặt hàng này thay đổi là hợp lý hay không cần phải có thêm thông tin về nhu cầu thị trường đối với từng loại SP nhất là đối với SP A.
_ Do giá thành đơn vị nói chung giảm đã làm mức hạ và tỷ lệ hạ giảm thêm một lượng lớn nhất (giảm 621 ngàn đồng, tỷ lệ 0,67%). Đây là nhân tố đóng vai trò tích cực nhất trong việc giảm giá thành. Điều này chứng tỏ DN đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch giá thành của DN chưa toàn diện, chỉ có giá thành SP B và C là giảm so với kế hoạch, còn SP A thì cao hơn so với KH . Cần đi sâu xem xét các khoản mục giá thành SP A để có biện pháp giảm giá thành một cách hợp lý .
Tóm lại cả 3 nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực trong việc DN hoàn thành tốt kế hoạch hạ giá thành . Trong đó giá thành đơn vị có mức đóng góp tốt nhất, điều này thể hiện phương hướng phấn đấu đúng của DN . Tuy nhiên để có kết quả tốt hơn DN nên tìm hiểu, đề ra biện pháp tăng sản lượng SP A (nếu thị trường yêu cầu) và giảm giá thành đơn vị SP A.
PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRÊN 1000Đ SP HÀNG HOÁ.
_ Để đánh giá đúng sự cố gắng phấn đấu tiết kiệm chi phí với kết quả kinh doanh trong kỳ của DN thì việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được chưa đáp ứng đủ. Vì vậy ta phải phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá.
_ Chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu phản ánh mức chi phí chi ra để sản xuất và tiêu thụ 1000đ SP hàng hoá. Chỉ tiêu được thể hiện như sau:
FK =
FT =
Trong đó: FK : Chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá kỳ kế hoạch
FT : Chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá kỳ thực tế
Q: sản lượng hàng hoá của từng loại SP
Z: Giá thành sản xuất đơn vị của từng loại Sp
G: Giá bán đơn vị của từng loại SP
Nếu: F = FT – FK 0 thì được đánh giá chung là tốt, chứng tỏ DN đã hoàn thành tốt kế hoạch chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá
_ Chỉ tiêu F có thể được xác định riêng cho từng loại SP hoặc tính bình quân cho tất cả các loại SP mà DN sản xuất
_ Nội dung phân tích bao gồm cả việc xác định biến động của chỉ tiêu F giữa các kỳ cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất và chi phí của một DN như sau:
Sản phẩm
Sản lượng SP
Z đơn vị SP (đ)
Đơn giá bán (đ)
KH
TT
KH
TT
KH
TT
A
10000
12000
400
390
500
500
B
8000
7200
300
310
400
420
C
6000
6000
200
200
300
315
Từ tài liệu trên ta lập bảng phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá như sau:
Sản phẩm
SL kế hoạch tính theo
FK
SL thực tế tính theo
FT
ZK
GK
ZK
GK
ZT
GT
A
4000
5000
800
4800
6000
4680
6000
780
B
2400
3200
750
2160
2880
2232
3024
738
C
1200
1800
1200
1200
1800
1200
1890
635
Cộng
7600
10000
8160
8160
10680
8112
10914
743
FK = = x 1000 = 760đ
FT = = x 1000 = 743đ
F = FT – FK = 743 – 760 = -17đ
Vậy chi phí trên 1000đ giá trị SP hàng hoá bình quân thực tế sp với kế hoạch giảm 17đ . Đây là một biểu hiện tốt cho DN , nó chỉ ra khả năng tưng thêm lợi nhuận trong 1000đ giá trị SP hàng hoa . Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đã nêu trên.
a .Nhân tố số lượng SP sản xuất.
_ Nhân tố sản lượng SP thay đổi trong điều kiện kết cấu mặt hàng và các nhân tố khác không đổi sẽ không ảnh hưởng đến chi phí trên 1000đ giá trị SP hàng hoá bình quân. Điều này được chứng minh như sau:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung =
Nếu sản lượng của tất cả các loại SP đều thay đổi theo cùng một tỷ lệ trên ( để đảm bảo giữ nguyên kết cấu mặt hàng KH) thì tổng giá thành lúc này sẽ là:
, do vậy chỉ tiêu F lúc này sẽ là:
FK
Điều này chứng tỏ khi sản lượng sản phẩm thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá
Nhân tố kết cấu mặt hàng.
_ Mỗi một mặt hàng sx và tiêu thụ có mức chi phí khác nhau. Do vậy nếu thay đổi kết cấu mặt hàng sẽ làm chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá bình quân thay đổi.
_ Ở đây ta nghiên cứu trong điều kiện giả định chỉ có kết cấu mặt hàng thay đổi (giá thành đơn vị và đơn giá bán không đổi). Lúc này gọi FC là chỉ tiêu chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá, ta có :
FC =
Ví dụ : sử dụng lại ví dụ trên ta có:
FC == đ
è Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng = 764 -760 = 4đ
Kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm chi phí bình quân trên 1000đ sản phẩm hàng hoá tăng thêm 4đ . Việc tăng này là do DN tăng tỷ trọng Sp A, giảm tỷ trọng SP B và C mà SP A là SP có chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hoá cao . SP B và C là SP có chi phí trên 1000đ SP hàng hoá thấp. Sự thay đổi kết cấu này nhìn chung ko có lợi cho DN vi ø nó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận
Nhân tố giá thành đơn vị.
_ Giá thành đơn vị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí bình quân trên 1000đ sản phẩm hàng hoá. Ở đây ta xét trong điều kiện Z đơn vị thay đổi còn kết cấu mặt hàng và đơn giá bán không đổi. Lúc này chỉ tiêu F được tính lại như sau:
FZ =
Ví dụ: tiếp tục ví dụ trên, ta có:
FZ = = 759,5đ
èMức ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị = 759,5 – 764 = -4,5đ
Như vậy do gía thành đơn vị thay đổi đã làm cho chi phí bình quân trên 1000đ sản phẩm hàng hoá giảm 4,5đ. Đây là biểu hiện tốt của công tác quản lý chi phí tại DN, nó sẽ tạo điều kiện để tăng thêm lợi nhuận cho DN . Tuy nhiên ở đây chỉ có giá thành của SP A là giảm, còn giá thành của SP B thì tăng so với kế hoạch đề ra. DN cần đi sâu nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân làm giá thành SP B tăng để có biện pháp khắc phục.
Nhân tố giá bán đơn vị.
_ Đơn giá bán SP thay đổi cũng làm chi phí bình quân trên 1000đ SP hàng hoá thay đổi . Xét trong điều kiện giá bán thay đổi, giá thành đơn vị và kết cấu hàng bán không đổi, ta có chỉ tiêu F lúc này:
FG =
Ví dụ: tiếp tục ví dụ trên ta có:
FG = = FT = 743đ
èMức ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán = 743 – 759,5 = -16,5đ
Vậy đơn giá bán thay đổi mà cụ thể là đơn giá SP B và C tăng so với kế hoạch, giá bán SP A bằng kế hoạch đã làm chi phí bình quân trên 1000đ sản phẩm hàng hoá giảm 16,5đ. Đây là biểu hiện thuận lợi cho DN. Tuy nhiên để đánh giá chính xác tác động của DN trong việc tăng giá này như thế nào, ta xem xét 2 trương hợp sau:
_ Nếu DN cải tiến nâng cao chất lượng SP, thay đổi mẫu mã, bao bì đẹp, thu hút được người tiêu dùng …….làm giá bán SP tăng thì đây là biểu hiện tích cực
_ Nếu do các nguyên nhân khách quan làm giá bán tăng như chính sách giá cả của Nhà Nước, do quan hệ cung cầu mà DN điều chỉnh giá bán thì đây là nhân tố khách quan.
Tóm lại, DN đã giảm được chi phí bình quân trên 1000đ sản lượng hàng hoá. Việc giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán sản phẩm và giảm giá thành đơn vị. Nếu việc tăng đơn gía bán là nguyên nhân chủ quan thì đây là một biểu hiện rất tốt trong công tác tổ chức quản lý sản xuất và ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PTHDKD.doc