MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Pháp luật và Quản lý đô thị
2. Tên môn học
3. Đối tượng
4. Mục tiêu và kết quả môn học
5. Chương trình môn học
6. Phương pháp, thời gian học
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
I. ĐÔ THỊ, LOẠI VÀ CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ
1. Định nghĩa và phân loại, phân cấp quản lý đô thị
2. Sự hình thành và phát triển các đô thị
II. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ
1. Định nghĩa về đô thị hoá
2. Quá trình đô thị hoá
3. Các xu hướng đô thị hoá trên thế giới
4. Tăng trưởng và phát triển đô thị
5. Những thách thức của quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển đô thị
trên thế giới
III. QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
1. Khái niệm về quản lý đô thị
2. Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm về pháp luật
2. Tính chất cơ bản của pháp luật
II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Do Quốc hội ban hành
1.2. Văn bản do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành
1.3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành
2. Nội dung các văn bản pháp luật
2.1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội
2.2. Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
3. Các văn bản quản lý hành chính
4. Văn bản liên quan
5. Văn bản hành chính thông thường
III. LUẬT PHÁP VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC
1. Các bộ luật Quy hoạch xây dựng của nước ngoài.
2. Thể chế quản lý quy hoạch một số nước trên thế giới
2.1. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển ở Mỹ
2.2 Thể chế quản lý quy hoạch Anh quốc
2.3. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Nhật Bản
2.4. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Singapore
Chương III
CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Một số chỉ tiêu đạt được
2. Mạng lưới đô thị cả nước
3. Đặc điểm phân bố dân số đô thị
II. CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
1. Đầu tư phát triển đô thị
2. Kiểm soát phát triển đô thị
3. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đô thị
III. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ.
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị
2. Các chỉ tiêu phát triển
2.1. Mức tăng trưởng dân số đô thị
2.2. Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị
2.3. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị
2.4. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.5. Chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị
3. Một số định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung
3.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước
3.2.1. Mạng lưới đô thị
3.2.2. Các đô thị lớn, cực lớn
3.2.3. Các chuỗi và chùm đô thị
3.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị quốc gia
3.4. Định hướng bảo vệ môi trường, sinh thái và kiến trúc cảnh quan đô thị
4. Giải pháp thực hiện
4.1. Giai đoạn đến năm 2015
4.2. Giai đoạn 2016 đến 2025
4.3. Giai đoạn năm 2026 đến năm 2050
5. Các giải pháp, chính sách chủ yếu phát triển đô thị
5.1. Tổ chức thực hiện
5.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
5.3. Giải pháp khoa học công nghệ - môi trường
5.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
CHƯƠNG IV
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐÔ
THỊ
I. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Các lĩnh vực điều chỉnh của văn bản pháp luật
2. Loại văn bản pháp luật về quản lý xây dựng và phát triển đô thị
3. Các Luật, Ngh ị định hướng dẫn từ năm 2003 đến nay về xây dựng đô thị
4. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn
5. Các định hướng quy hoạch phát triển
II. NỘI DUNG MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ ĐÔ THỊ
1. Hoạt động xây dựng- Luật Xây dựng
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Về đối tượng áp dụng
1.3. Hoạt động xây dựng
1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
1.5. Về phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1.6. Về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
1.7. Các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng
1.8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
2. Về Quy hoạch xây dựng
2.1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
2.2. Về lập, xét duyệt QHXD
2.2.1.Yêu cầu đối với QHXD
2.2. 2.Loại Quy hoạch xây dựng
2.2. 3.Nội dung Quy hoạch xây dựng
2.3. Xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị.
2.3. 1. Thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng
2.4. Triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt
2.4. 1. Công bố quy hoạch
2.4. 2. Cung cấp thông tin về quy hoạch
2.4. 3. Đưa các mốc, chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa
2.5. Theo dõi, điều chỉnh quy hoạch được duyệt
2.6. Kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch
2.6. 1. Lập chương trình và kế hoạch hành động
2.6. 2. Vận động đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư
2.6.3. Quản lý đầu tư và xây dựng
2.6. 4. Giao đất hoặc cho thuê đất xây dựng đô thị
2.6. 5. Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng
2.6. 6. Quản lý khai thác và sử dụng nhà - bất động sản
2.6. 7. Các bước thực hiện đầu tư và xây dựng công trình trong đô thị
2.7. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở đô thị
2.7.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
2.7.2. Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng công trình
2.7.3. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu t ư xây dựng công trình:
2.7.4. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
2.7.5. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
2.7.6. Các hình thức quản lý dự án
2.7.7. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
2.8. Quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị
2.8.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
2.8.2. Nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị
2.9. Thiết kế đô thị và quản lý Kiến trúc đô thị
2.9.1. Văn bản pháp luật liên quan
2.9.2. Một số nội dung chủ yếu
3. Luật Quy hoạch đô thị
3.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
3.2. Nội dung chủ yếu
4. Quản lý đất đô thị theo Luật đất đai
4.1. Phạm vi điều chỉnh
4.2. Đối tượng áp dụng
4.3. Phân loại đất
4.4. Quản lý đất đai
4.5. Văn bản hướng dẫn Luật
5. Phân loại, cấp quản lý hành chính đô thị
5.1. Mục đích phân loại đô thị
5.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
5.3. Loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị
5.4. Tiêu chí phân loại đô thị
5.5. Trình tự lập, thẩm định phân loại đô thị
5.6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
I. THÁCH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Những thách thức trong thực hiện quản lý xây dựng và đô thị
2. Biện pháp tháo gỡ
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Hoàn chỉnh, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị
1.1. Hệ thống đơn vị hành chính đô thị
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, thành viên Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp
1.3. 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
1.3. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp về quản lý nhà nước về xây
dựng và phát triển đô thị:
2. Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương
2.1. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngành
2.2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước
2.3. Nguyên tắc phối hợp:
2.4. Phương thức phối hợp
2.5. Phương thức phối hợp trong kiểm tra việc thực hiện
2. 6. Những quy định khác
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Pháp luật và quản lý đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mang tính chiến lược
hay là Quy hoạch chỉ đạo phát triển có tính thực thi , đều cần phải thông qua công
chúng bàn luận . ý kiến của công chúng đều phải được trình Bộ trưởng Bộ Phát triển
Quốc gia để xử lý thoả đáng . Nếu không thoả mãn với kết quả xem xét xử lý về
kiểm soát phát triển ( bao gồm cả việc thu phí phát triển) có thể khiếu naị tới Bộ
trưởng Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ trưởng sẽ ra quyết định cuối cùng.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 45
Chương III
CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Các chỉ tiêu chung về QHPT đô thị ( 2009)
- Tổng số các đô thị = 754
- Số dân đô thị khoảng 25 triệu người.
- Tỷ lệ đô thị hoá khoảng 29,6%.
- Diện tích đất đô thị năm 2005 là 325.200 ha, chiếm 0,95% diện tích đất tự
nhiên, bình quân 145m2/người.
- Mạng lưới đô thị cả nước:
* Loại đô thị
+ Đô thị loại đặc biệt = 2
+ Đô thị loại I = 7
+ Đô thị loại II = 14
+ Đô thị loại III = 45
+ Đô thị loại IV = 40
- Đô thị loại V = 646.
* Cấp quản lý đô thị
+ Thành phố trực thuộc Trung ương = 5
+ Thành phố, thị xã thuộc tỉnh = 103
+ Thị trấn = 632.
(số liệu về các loại đô thị hiện đang có những thay đổi do nhiều đô thị đang thực
hiện các đề án nâng loại đô thị trình cấp có thẩm quyền quyết định theo Nghị định
42/CP).
2. Đặc điểm phân bố dân số đô thị
- Miền núi phía Bắc và trung du Bắc bộ: 14,95%
- Đồng bằng sông Hồng: 26,14%
- Duyên hải Bắc Trung bộ, Nam trung bộ: 21,63%
- Tây Nguyên: 28,09%
- Đông Nam bộ: 56,29%
- Đồng bằng sông Cửu Long: 20,65%
Tỷ lệ đô thị hoá chưa cân đối với tỷ lệ phân bố dân số và trình độ đô thị hoá các
vùng.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy vùng Đồng bằng Sông
Hồng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 43% dân số của cả nước, trong khi
đó tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình, thấp hơn vùng Tây Nguyên có tỷ lệ dân số
là 19% , với tỷ lệ đô thị hoá đạt 28%. năm 2008.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 46
II. CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
1. Đầu tư phát triển đô thị
Cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo động lực phát triển các đô thị còn yếu; tăng trưởng
kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng dân số; tình trạng phân bổ dân cư và sử dụng đất
nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang trở thành một nguy cơ lớn đối với vấn
đề an toàn lương thực, thực phẩm;
Sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô
thị, hiện mới chỉ đạt mục tiêu là tăng qui mô đất đai, dân số đô thị; cơ cấu tổ chức
không gian hệ thống phân bố dân cư trên địa bàn cả nước đang bị mất cân dối nghiêm
trọng; sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và đang phát triển
còn lớn;
Kết cấu hạ tầng quốc gia nối kết giữa đô thị với đô thị, giữa đô thị với nông thôn
và trong từng đô thị nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi của
một đô thị; hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn;
tỷ lệ đất giao thông trong các đô thị còn thấp so với chỉ tiêu quy định cũng như so với
một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô
thị; tỷ lệ dân đô thị được hưởng các dịch vụ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn quá
thấp và chậm được khắc phục.
Quá trình đô thị hoá không được kiểm soát trên từng vùng lãnh thổ và cả nước;
nạn phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và sự gia tăng lượng các
chất thải độc hại, lỏng, khí, rắn,... xả vào môi trường sống đang dẫn đến tình trạng phá
vỡ cân bằng sinh thái đô thị, làm đảo lộn quy luật tự nhiên, có tác hại trực tiếp đến
cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của các đô thị.
Việc đầu tư và phát triển đô thị còn nhiều khó khăn; nhu cầu vốn đầu tư cho hạ
tầng kĩ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội
còn hạn chế. Thị trường bất động sản và tài chính phát triển không lành mạnh, có ảnh
hưởng rất lớn tình hình đầu tư phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế
giới hiện nay.
Bên cạnh các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như
dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm, phát triển vùng ven đô, liên
kết đô thị-nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên các đô thị Việt Nam còn
đang đứng trước nhiều thách thức mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh
tranh đô thị; biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, phát triển bền vững.
2. Kiểm soát phát triển đô thị
Sự phối hợp đa ngành, liên vùng, địa phương kém: quản lý quy hoạch xây dựng
và phát triển đô thị có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và địa phương, nhưng
khung thể chế chưa được làm rõ về sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị.
Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính
quyền địa phương. Năng lực quản lí đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực
tế.Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu mối các cơ quan quản lý chuyên
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 47
môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp, đặc biệt cấp cơ sở chưa đồng bộ, năng lực yếu,
manh mún, đã dẫn đến tình trạng xây dựng đô thị thiếu trật tự kỷ cương, phá vỡ quy
hoạch, trái quy hoạch.
3. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đô thị
Khung pháp luật để quản lý xây dựng và phát triển đô thị liên qua nđến nhiều
lĩnh vực quản lý: kiến trúc - quy hoạch, đầu tư và xây dựng, quản lý kinh doanh bất
động sản, sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng đô thị. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật
còn chồng chéo, xung đột nhau về nội dung; chưa đáp ứng được yêu cầu thống nhất
quản lý và phát triển đô thị phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước.
Ngoài ra, việc đầu tư nghiên cứu xây dựng mới hệ thống các quy trình, quy
phạm, tiêu chuẩn kể cả sổ tay thiết kế trong lĩnh vực thiết kế quy họach và quản lý đô
thị chưa có hệ thống, phù hợp với yêu cầu hoà nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay
và tương lai. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành kém hiệu quả.
Chất lượng quy hoạch đô thị còn yếu về những nội dung kinh tế, pháp luật, sinh
thái, môi trường và xã hội, chưa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở quản lý phát triển đô thị
trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
III. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định chiến lược phát triển đất nước
là đến năm 2020 phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá.
Như trên đã phân tích, công nghiệp hoá là tiền đề, động lực vừa là hệ quả của
tiến trình đô thị hoá, do đô thị hoá là nội hàm của tiến trình phát triển kinh tế-xã hội
của mỗi quốc gia. Theo kinh nghiệm các nước, nước bắt đầu công nghiệp hoá thì mức
độ đô thị hoá là từ 20 - 40%; nước công nghiệp phát triển thì mức độ đô thị hoá từ 40 -
70%.
Đối với Việt Nam, mức độ đô thị hoá của một nước cơ bản CNH dao động
trong khoảng 40-50%. Chỉ tiêu phát triển trên được cụ thể hoá trong chính sách phát
triển đô thị Việt nam đến năm 2020 và tương lai xa hơn tại Quyết định số
10/1998/QĐ-TTg về Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến
năm 2020; Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg về Điều chỉnh Định hướng Qui hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị
1.1. Quan điểm:
- Đến năm 2020: " từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được
phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị theo vị trí và
chức năng của mình, phát huy được đầy đủ thế mạnh để phát triển bền vững, góp phần
thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc".
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 48
- Đến năm 2025 và 2050:" Phát triển đô thị phải tạo ra nguồn lực để phát triển
kinh tế-xã hội; phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất cả n-
ước, phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và xu hướng hội nhập khu vực và
quốc tế của Việt Nam."
1.2. Mục tiêu:
- Đô thị Việt Nam phát triển bền vững; đảm bảo chất lượng sống của người dân
đô thị ngày một được nâng cao; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội phù hợp, đồng bộ,
hiện đại; có môi trường sống trong sạch, an toàn; có nền kiến trúc đô thị tiến tiến, giàu
bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và quốc tế; đồng thời, đến năm 2050 đô thị Việt
Nam phát triển mạnh theo mô hình mạng lưới đô thị;
- Các vùng đô thị hóa phát triển năng động, thịnh vượng, sáng tạo, kinh tế vững
mạnh, đảm bảo mối liên kết phát triển hài hoà trên toàn quốc, giữa các vùng; giữa miền
Bắc, miền Trung và miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây; giữa khu vực đô thị và
nông thôn;
- Các đô thị lớn (loại đặc biệt, loại I), các đô thị trung bình và nhỏ (loại II loại III,
loại IV đến loại V) có tính chất, chức năng phù hợp, là động lực, cực tăng trưởng chủ
đạo quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của từng
địa phương, từng vùng lãnh thổ và trong phạm vi cả nước;
- Chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ có vai trò là
đô thị trung tâm, đô thị chính tại các vùng đô thị hóa cơ bản, vùng tỉnh, đảm bảo việc
phân bố hợp lí hệ thống đô thị giữa các vùng, giữa khu vực đô thị và nông thôn;
- Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị,
chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị (nhất là các đô thị lớn, đô thị cực
lớn), hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và giải quyết cơ bản vấn đề
thoát nước và xử lí chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; đảm bảo đô thị có môi
trường trong sạch, an toàn. Đồng thời, xây dựng nền kiến trúc đô thị hiện đại, có bản
sắc;
2. Các chỉ tiêu phát triển
2.1. Mức tăng trưởng dân số đô thị:
Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38/%
dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân
số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số
đô thị cả nước.
2.2. Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị:
- Năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị
đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 (nâng 06 đô thị từ loại II lên loại I), loại II là 23
(nâng15 đô thị từ loại III lên loại II), loại III là 65 (nâng 38 đô thị từ loại IV lên loại
III), loại IV là 79 (nâng 79 đô thị từ loại I lên loại IV) và loại V là 687.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 49
- Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng gần 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ
loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô
thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V.
2.3. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị:
Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện
tích tự nhiên cả nước, chỉ tiêu trung bình 95m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng
đô thị khoảng 400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình
90m2/người; năm 2025, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4%
diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 85m2/người.
2.4. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Tại các đô thị lớn, cực lớn (đô thị đặc biệt, đô thị loại I và II) có tỉ lệ đất giao
thông chiếm từ 20-25% đất xây dựng đô thị, các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị loại
III trở lên) chiếm từ 15-18% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở
các đô thị lớn đạt trên 25% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2025.
- Năm 2015 đạt trên 80%, năm 2025 trên 90% dân số đô thị được cấp nước
sạch; 100% các đô thị được cấp điện sinh hoạt vào năm 2015; trên 80% các tuyến phố
chính đô thị được chiếu sáng và trên 50% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025;
đảm bảo nước thải và chất thảỉ rắn đô thị được thu gom và xử lí triệt để đạt tiêu chuẩn
theo qui định.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu
phát triển của đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025
đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử,
công dân đô thị điện tử.
- Các chỉ tiêu hạ tầng kĩ thuật khác phải đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng và
các quy định pháp luật của Việt Nam.
2.5. Chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị:
- Năm 2015, bình quân đạt trên 15 m2/người;
- Năm 2025, đạt bình quân 20 m2/người.
3. Một số định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung:
Hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phát triển
theo từng giai đoạn bảo đảm sự kế thừa các ưu điểm của Định hướng quy hoạch tổng
thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
năm 1998, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng
thời kỳ và hội nhập kinh tế quốc tế.
Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm
phát triển hợp lí các vùng đô thị hóa cơ bản, được xác định dựa trên cơ sở 6 vùng kinh
tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía
Tây, gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời
đảm bảo phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 50
Cụ thể là từ nay đến 2015 ưu tiên 1 cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm,
các vùng đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ
đạo cấp quốc gia; từ năm 2015 đến 2025 ưu tiên 2 cho phát triển vùng đô thị hóa cơ
bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển dần sang
phát triển theo mạng lưới đô thị ở mức ưu tiên 3 vào giai đoạn từ năm 2026 đến năm
2050.
3.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước:
3.2.1. Mạng lưới đô thị:
Mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung
tâm cấp quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp
tỉnh; các đô thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông
thôn (gọi tắt là đô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới.
Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị
trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; thành phố
trung tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh,
Nha Trang, Qui Nhơn, Buôn Ma thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ; các thành
phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và
quốc tế, 12 đô thị là trung tâm cấp vùng đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ
khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là
vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm
các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô
thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn.
- Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã
hội quốc gia là:
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình và Phú Thọ; trong đó được phân thành các tiểu
vùng nhỏ hơn, bao gồm: vùng núi Đông Bắc Bộ; vùng núi Bắc Bắc Bộ và vùng núi
Tây Bắc Bộ;
+ Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Vình Phúc,
Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;
+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố:
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và
Bình Thuận; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: Vùng Bắc
Trung Bộ; Vùng Trung Trung Bộ và Vùng Nam Trung Bộ.
+ Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đắk Nông và
Lâm Đồng;
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh;
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 51
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 12 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Bến Tre, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
3.2.2. Các đô thị lớn, cực lớn:
Các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cần Thơ... được tổ chức phát triển theo mô
hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối
đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng Thủ đô Hà
Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh là các vùng đô thị lớn, trong đó Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh là các đô thị trung tâm.
3.2.3. Các chuỗi và chùm đô thị:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, các mối quan hệ và nguồn lực
phát triển, các chuỗi và chùm đô thị được bố trí hợp lý tại các vùng đô thị hóa cơ bản;
dọc hành lang biên giới, ven biển, hải đảo và trên các tuyến hành lang Đông-Tây, tạo
mối liên kết hợp lý trong mỗi vùng và trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, gắn phát triển
kinh tế-xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng.
3.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị quốc gia
3.3.1. Tổ chức không gian hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm
vi vùng hoặc liên vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bảo đảm mối liên kết giữa các vùng trong nước
và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng mới hoặc cải
tạo nâng cấp các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên
vùng như các tuyến đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng hàng không, cảng biển trong
đó có các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, xây dựng mới các tuyến
nhánh nối các đô thị với các vùng đô thị hóa cơ bản và các hành lang biên giới, ven
biển, hải đảo.
Trong từng vùng lãnh thổ phải cân đối việc cấp năng lượng, cấp nước, giao
thông, thông tin và truyền thông, thoát nước mặt, nước bẩn, vệ sinh môi trường, đáp
ứng yêu cầu và mức độ phát triển của vùng và của đô thị.
3.3.2. Cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong các đô thị theo
hướng đồng bộ, hiện đại tuỳ theo yêu cầu và mức độ phát triển của từng đô thị. Chống
lũ, lụt từ xa cho các đô thị; kết hợp quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện
trên các lưu vực sông, trong đó khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thuỷ lợi,
thuỷ điện đầu nguồn.
3.4. Định hướng bảo vệ môi trường, sinh thái và kiến trúc cảnh quan đô thị
3.4.1. Xác định, bảo vệ và duy trì hệ khung thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ, hệ thống vườn quốc gia, cây xanh mặt nước v.v... gắn với đặc điểm của điều
kiện tự nhiên trên địa bàn cả nước, trong từng vùng và trong mỗi đô thị.
3.4.2. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm
năng lượng, nguồn nước, khoáng sản, rừng, v.v... vào mục đích cải tạo và xây dựng đô
thị.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 52
3.4.3. Quy hoạch cấu trúc đô thị hợp lí, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở,
chỗ làm việc, đi lại, nghỉ ngơi giải trí cho người dân và toàn xã hội; đảm bảo tiêu chí
đô thị xanh, sạch, đẹp.
3.4.4. Tổng thể kiến trúc cảnh quan của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc
riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số-xã hội, trình độ khoa học, kỹ
thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Tổng
thể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi
mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống.
3.4.5. Hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị mới hiện đại, có bản sắc,
góp phần tạo nên hình ảnh đô thị tương xứng với tầm vóc đất nước của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thiết kế đô thị nhằm
nâng cao chất lượng không gian, chất lượng kiến trúc cảnh quan cho từng đô thị nói
chung, không gian các khu vực trung tâm, các tuyến phố chính đô thị nói riêng.
3.4.6. Đặc biệt quan tâm đến kiến trúc các đô thị là trung tâm cấp quốc gia, khu
vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; bảo vệ, tôn tạo kiến trúc
cảnh quan tại các đô thị di sản, đô thị đặc thù như Huế, Hội An, Đà Lạt, SaPa; các khu
phố cổ, phố cũ; các di sản lịch sử, văn hóa và các công trình kiến trúc cảnh quan có giá
trị...
4. Giải pháp thực hiện
4.1. Giai đoạn đến năm 2015
- Ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế ven biển, hải
đảo, cửa khẩu biên giới đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo, hoặc cực tăng trưởng
thứ cấp quốc gia. Phát huy thế mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng
góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của đất nước và trợ giúp các vùng khó
khăn, có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế với qui mô lớn và trình độ cao. Tập trung
thu hút vốn đầu tư, phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn đóng vai trò là hạt nhân,
động lực phát triển chính của vùng, tạo ra thế phát triển cân bằng trên các vùng lãnh
thổ quốc gia để góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.
- Thúc đẩy phát triển các đô thị là cực tăng trưởng thứ cấp tại các vùng Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó chú
trọng việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp,
dịch vụ thương mại là trung tâm thu hút lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế đô thị,
ổn định, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tăng thu ngân sách và tạo ra việc làm cho người lao động.
- Dành nguồn lực phù hợp để đầu tư, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ,
trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ
nhau làm cho tất cả các vùng đều phát triển.
- Đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, tạo môi trường thu hút
đầu tư, cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và thúc đẩy quá trình đô thị
hoá và phát triển nông thôn mới.
- Ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị lan toả thiếu kiểm soát, sử dụng hợp lý
tài nguyên, đất đai, hạn chế san gạt lớn làm biến dạng địa hình, cảnh quan gây sạt lở, lũ
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 53
lụt. Đầu tư cải thiện một bước về vệ sinh môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử của
mỗi đô thị, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái đô thị và xây dựng các đô thị xanh,
sạch, đẹp.
4.2. Giai đoạn 2016 đến 2025
- Thúc đẩy các vùng đô thị hóa cơ bản phát triển năng động, kinh tế vững mạnh,
đảm bảo mối liên kết phát triển hài hoà giữa các vùng; giữa các miền Bắc, miền Trung
và niềm Nam, giữa phía Đông và phía Tây; giữa khu vực đô thị và nông thôn.
- Các đô thị đóng vai trò là trung tâm vùng, tiểu vùng, các chuỗi và chùm đô thị
tại các vùng đô thị hóa cơ bản được đầu tư xây dựng, nâng cấp, xây dựng mới tương
xứng với vị thế, vai trò, chức năng của từng đô thị, đảm bảo là nguồn lực trong phát
triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng.
4.3. Giai đoạn năm 2026 đến năm 2050
Thúc đẩy việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo
mô hình mạng lưới đô thị; có tỷ lệ và chất lượng đô thị hoá cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,
xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có nền kiến trúc đô thị tiến tiến, giàu bản sắc; có
mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội
quốc gia, khu vực và quốc tế.
5. Các giải pháp, chính sách chủ yếu phát triển đô thị
5.1. Tổ chức thực hiện
- Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lí nhà
nước; quản lý qui hoạch; quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý khai thác
sử dụng công trình đô thị, tạo ra sự thay đổi cơ bản đối với hệ thống đô thị cả nước.
- Nâng cao vai trò chức năng và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương
trong tổ chức, thực hiện, quản lý phát triển đô thị. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị;
nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp.
5.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Tăng cường công tác tài chính đô thị và nguồn lực, xây dựng hệ thống các quỹ
phát triể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_va_quan_ly_do_thi_0363.pdf