MỤC LỤC
I VÌ SAO CHỌN PP GDHĐ? 4
1 PP GDHĐ là gì? 4
2 Vì sao chọn GDHĐ ? 4
3 Những nguyên tắc của pp GDHĐ 4
II TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG PP GDHĐ 4
1 Bước 1: Xác định ai sẽ đơn vị đầu mối 4
2 Bước 2: xác định địa bàn thực hiện và nhân rộng 4
3 Bước 3: Thảo luận với chính quyền địa phương 4
4 Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch và chi phí chi tiết 4
5 Bước 5: Thuê chuyên gia tập huấn 4
6 Bước 6: Thiết kế bảng kiểm định hộ gia đình 4
7 Bước 7: Lựa chọn và tập huấn cho tuyên truyền viên (TTV) địa phương 4
8 Bước 8: TTV tổ chức các cuộc họp hộ gia đình 4
9 Bước 9: Giám sát hỗ trợ tiến trình ở cộng đồng 4
10 Bước 10: hội thảo đánh giá và rút kinh nhiệm cải thiện 4
III CÁC THÔNG TIN KHÁC 4
1 Câu hỏi và trả lời ở chương trình WIND ở Tiền Giang 4
2 Thực hiện ở Tiền Giang 4
3 Nguồn lực khác
22 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp giáo dục hành động trong cấp nước và vệ sinh hộ gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Các nguyên tắc chính của pp GDHĐ
Các nguyên tắc chính của pp GDHĐ là:
Dựa vào thực tế địa phương – Lựa chọn các giải pháp cải thiện sãn có ở chính địa phương (hoặc giống địa phương đó).
Tập trung vào khía cạnh tích cực của sự cải thiện và nêu bật điểm mạnh trong mỗi hộ gia đình để thường xuyên cải thiện trang bị trong gia đình (không có điểm xấu, chỉ có điểm cần cải thiện)
Liên kết việc cải thiện cấp nước, vệ sinh với cải thiện sức khoẻ và điều kiện sống của toàn bộ gia đình.
Học tập thông qua việc làm – Tập trung vào thực hành hơn là tập huấn lý thuyết tại lớp và tìm kiếm các giải pháp thông minh.
Khuyến khích mọi người và cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm của họ - Đây có thể là nhưng phát hiện mang tính cá nhân và khuyến khích lòng nhiệt tình của mọi người đến và chia sẻ ý kiến và các giải pháp khác nhau.
Khuyến khích mọi người tham gia – Chính mọi người ở địa phương mới hiểu rõ điều kiện và khó khăn của họ tốt nhất từ đó chính họ có những giải pháp phù hợp nhất cho gia đình họ.
Tài liệu này sẽ chỉ cho bạn các bước để theo đó mà hực hiện pp GDHĐ cùng với sự hỗ trợ của các giảng viên / người điều hành có kinh nghiệm.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN PP GDHĐ
Việc thực hiện pp GDH Đ cần theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Xác định đơn vị đầu mối:
Việc xác định ai là đơn vị đầu mối là rất quan trọng vì họ có trách nhiệm triển khai từ ý tưởng của pp GDHĐ đến thực tế. Điều này không chỉ là vấn đề kinh phí mà việc giành thời gian và khả năng triển khai tập huấn, hướng dẫn TTV, giám sát thực hiện ở cộng đồng... Tuy nhiên bất cứ đơn vị nào cũng phải có vai trò đầu mối xem xét cẩn thận giáo trình GDH Đ trước, chuẩn bị để đầu tư thời gian, kinh phí và những cố gắng trong quá trình thực hiện mô hình này đi đến những thành công. Đơn vị đầu mối có thể là TT Y tế dự phòng hoặc Hội phụ nữ hoặc TT nước sach & VSMTNT.
Ở Tiền giang, sở công nghệ môi trường, chi cục thuỷ lợi, trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn là đơn vị cấp kinh phí còn Hội lien hiệp phụ nữ tỉnh là đơn vị đầu mối và cũng là đơn vị thực hiện.
Ở Ninh Thuận và Đắc Lắc, kinh phí là của chương trình mục tiêu quốc gia về CN&VSMT NT, đơn vị thực hiện ở Đắc lắc là TTN&VSMT nông thôn, ở Ninh Thuận là TT Y tế dự phòng phối hợp với HLHPN thực hiện.
Có một điều không kém phần quan trọng là tìm các đơn vị hỗ trợ thực hiện pp GDHĐ. Thí dụ như hội phụ nữ, thông qua các hoạt động, chương trình riêng của hội sẽ đóng vai trò quan trọng cho các vấn đề sử dụng nguồn nước an toàn, vệ sinh hộ gia đình, xem những công việc này có nằm trong một phàn nhiệm vụ của họ không? Ý kiến rất hay đó là thảo luận với Hôi phụ nữ cấp tỉnh để họ có thể có sự hỗ trợ làm sao triển khai pp này.
UBND xã cũng đóng vai trò quan trọng, họ cần phải hoàn toàn tham gia vào hoạt động ngay từ đầu và theo dõi tiến trình thực hiện tai xã họ.
Bước 2: Xác định địa bàn và nhân rông mô hình GDHĐ
Sẽ áp dụng mô hình GDH Đ ở đâu và vì sao? Có khởi đầu thực hiện ở 2 xã và lập kế hoạch nhân rộng sang các xã trong huyện và các huyện khác trong tương lai không?. Làm sao xác định những ưu tiên nơi thực hiện trước? mô hình này có được áp dụng ở những xã nghèo, xa trung tâm không hay chỉ những xã dễ dàng cho đơn vị thực hiện đến thăm? Một quyết định cần thiết nữa là vấn đề nhân rông mô hình và nơi nào sẽ thực hiện trước để điều này tác động đến số lượng ngân sách, nguồn nhân lực là rất cần thiết.
Về nguyên tắc chung thì tốt nhất nên áp dụng nhỏ và rút kinh nghiệm trong quá tròng triển khai hơn là áp dụng quá nhiều nơi cùng một lúc do sự khó khăn để hỗ trợ và khuyến khích quá nhiều xã trong cùng thời gian.
Bước 3: Thảo luận với chính quyền địa phương
Điều quan trọng là thảo luận về kế hoạch với chính quyền cấp huyện, xã để họ hiểu mục đích của mô hình GDHĐ và làm sao họ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện. Những cuộc thảo luận này cần được tiến hành rất sớm trong giai đoạn lập kế hoạch. Những hiểu biết về địa phương sẽ giúp bạn lập kế hoạch và hiểu sâu về các vấn đề địa phương, những khó khăn và nhu cầu của địa phương cũng như sự khác nhau giữa các xã. Chính quyền địa phương cần góp ý để thống nhất kế hoạch thực hiện, lựa chọn cán bộ cấp xã và tuyên truyền viên.
UBND xã là cơ quan quan trọng cho hoạt động mô hinh GDHĐ tại địa phương. Do đó cán bộ cấp xã cần giành thời gian, trách nhiệm đi tham quan, theo dõi địa bàn và giải thích động viên, ghi chép làm sao cho mô hình GDHĐ hoạt động tốt.
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch và ngân sách chi tiết
Bây giờ là thời gian để bạn lập kế hoạch trên giấy tờ và dự trù kinh phí cho hoạt động. Kế hoạch bao gồm cả kế hoạch theo thời gian, các hoạt động cũng như những hạng mục cần thiết để đưa vào bảng kinh phí phòng khi phát sinh. Kinh phí thực hiện mô hình này phải được xem như kinh phí hoạt động của đơn vị đầu mối và cũng phải tuân thủ các nguyên tắc thủ tục tài chính chung.
Bảng dự trù kinh phí sẽ bao gồm:
Kinh phí cho chuẩn bị:
Kinh phí đi lại cho nhân viên (đơn vị đầu mối) đi tham quan địa bàn, họp với chính quyền địa phương bàn kế hoạch và chọn cán bộ cấp xã và TTV.chuẩn kế hoạch, mua máy ảnh kỷ thuật số.
Thuê chuyên gia: đi làm tài liệu (bảng kiểm định), và tập huấn cho TTV. Chi phí này thường bao gồm: thời gian, đi lại, khách sạn cho chuyên gia và tính bằng hợp đồng tư vấn (Kinh phí này thường từ phần kinh phi hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chương trình)
In ấn bảng kiểm định hộ gia đình (mỗi hộ gia đình 1 bảng kiểm định), in sổ tay TTV (mỗi TTV một cuốn).
Tập huấn cho TTV: Tập huấn 3 ngày cho TTV (trong đó có ½ ngày cho TTV thực hiện cuộc họp nhóm các hộ gia đình)
Hỗ trợ cho TTV tổ chức các cuộc họp nhóm hộ gia đình; mỗi TTV sẽ phụ trách khoảng 50 hộ gia đình và tổ chức khoảng 10 cuộc họp. Kinh phí này là kinh phí nước uống cho cuộc họp tại các hộ gia đình (thời gian cho cuộc họp khoảng 1-1,5 giờ). (Để bảo đảm các cuộc họp vẫn được triển khai sau khi không có sự hỗ trợ của chương trình thì nên lồng ghép vào các cuộc họp thường xuyên của tổ chức hội hay cộng đồng như họp nhóm hội nông dân, phụ nữ, họp thôn ).
Kinh phí hỗ trợ TTV hàng tháng: để tổ chức cuộc họp, thăm hộ gia đình, ghi chép báo cáo. (Nên gắn nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ của TTV thì khi chương trình kết thúc thì hoạt động vẫn được thực hiện thường xuyên)
Kinh phí giám sát đánh giá: đi lại cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đi giám sát hỗ trợ TTV thực hiện và ghi nhận hình ảnh để tổ chức cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm. (Nên đưa các danh muạc này vào bảng nhiệm vụ của cán bộ khi đi giám sát các hoạt động thường xuyên của tổ chức thì hoạt động này sẽ bền vững hơn)
Hội thảo đánh giá chia sẻ kinh nghiệm và lập kế hoạch tiếp theo (sẽ thực hiện trong 1 ngày tại xã, thường thực hiện sau 6 tháng hoặc 1 năm, nên có kinh phí quà tặng những hộ gia đình điển hình, làm tốt nhiều cải thiện).
Tham quan học hỏi kinh nghiệm: với những xã mới có thể tổ chức cho TTV đi tham quan những xã đã thực hiện tốt để về triển khai tại xã mình.
Bước 5: Thuê chuyên gia tập huấn về pp GDHĐ
Không phải ai cũng có thể trở thành giảng viên GDHĐ được. Giảng viên/ chuyên gia này cần phải có những kỹ năng giảng dạy, kỹ năng phát triển khuyến khích người dân địa phương, phải có kinh nghiệm về phát triển cộng đòng và nhất là phương pháp GDHĐ để hướng dẫn bạn cả các quá trình thực hiện. Thực tế đây không phải là cách dạy bình thường mà cần áp dụng triệt để phương pháp có sự tham gia, tôn trọng những ý kiến của người dân ở trong cộng đồng.
Bạn có thể xem phần phụ lục để biết về các chuyên gia/ giảng viên có kinh nghiệm.
Bước 6: Phát triển bảng kiểm định hộ gia đình- in ấn tài liệu
Thiết kế và sản xuất cho GDHĐ là bước quan trọng đầu tiên.
Bạn cần chuyên gia hỗ trợ bạn để tìm và chụp các hình ảnh (bao gồm hình ảnh hiện trạng và các hình ảnh cải thiện phù hợp tại địa phương để làm tài liệu và so sánh tiến trình thay đổi trong quá trình thực hiện mô hình GDHĐ tại địa phương). Chuyên gia sẽ đi cùng bạn và cùng với các cán bộ địa phương như Y tế xã, hội phụ nữ, hội nông dân, chính quyền địa phương và hướng dẫn bạn làm bảng kiểm định, thống nhất với nhóm về các vấn đề ưu tiên cần cải thiện đối với từng địa phương để đưa vào bảng kiểm định hộ gia đình. Thí dụ nơi chưa có cấp nước đường ống thì các giải pháp làm giếng đào, bể chứa nước mưa, bể lọc nước, hố xí, thùng đựng rác, hố xử lý rác hữu cơ.
Điều quan trọng là lựa chọn các giải pháp cải thiện giá rẻ để làm mẫu. Khi mọi người đến tham quan xem, dễ thấy, dễ làm thì họ có thể về thực hiện được tại gia đình họ. Những giải pháp đơn giản sẽ khuyến khích mọi người cải thiện ngay, còn các giải pháp lớn như xây dựng nhà tiêu thì cần có thời gian và nguồn kinh phí khác thì các hộ mới có thể thực hiện được.
Các hình ảnh mẫu cải thiện sẽ đóng vai trò quan trọng trong pp GDHĐ. Toàn bộ khoá tập huấn phụ thuộc rất lớn vào các hình ảnh mẫu một cách rõ ràng, vì vậy tốt nhất là giảng viên nên là người chụp các hình ảnh đó để hiểu hết giá trị của sự cải thiện nằm trong các hình ảnh đó.
Sử dụng máy chụp ảnh kỷ thuật số chụp các hình ảnh để làm hình ảnh mẫu. Trước khi chụp cần phải hiểu chính xác “thông điệp”. Hình ảnh của pp GDHĐ cung cấp cho mọi người hình ảnh thực tế, tập trung vào điểm chính để giúp mọi người dễ nhận ra điểm tích cực từ đó đưa ra giải pháp thực hiện. Không nên đưa hình ảnh phức tạp có nhiều chi tiết làm cho mọi người hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng cần xin phép người dân và giải thích cho họ về mục đích chụp ảnh để họ đồng ý và hợp tác tốt. Người dân vùng nông thôn thường rất thích được chụp ảnh và sẵn sàng hợp tác với bạn.
Lựa chọn những bức ảnh phù hợp nhất để đưa vào hình ảnh mẫu trong bảng kiểm định hộ gia đình, các hình ảnh khác vẫn có thể sử dụng cho các giải pháp khác nhau trong quá trình tập huấn.
Tất cả tài liệu như: bảng kiểm định hộ gia đình, sổ tay TTV cần phải in đầy đủ cho cuộc tập huấn TTV.
Các hình ảnh cũng như các số liệu hiện có của thôn, xã về các công trình nước và vệ sinh cũng là những dữ liệu quan trọng ban đầu cho bạn trong hội thảo hay làm báo cáo tiến trình thực hiện mô hình GDHĐ tại mỗi địa phương.
Bước 7: Lựa chọn và tập huấn cho TTV.
Cần tổ chức một cuộc họp để thảo luận kỹ với chính quyền xã, các đại diện của hội phụ nữ, hội nông dân, y tế về mục tiêu của chương trình, các hoạt động, theo dõi hỗ trợ để tất cả mọi người nắm được, tham gia đóng góp ý kiến và lựa chọn các Tuyên Truyền Viên (TTV) thực hiện. Cần quán triệt cho mọi người hiểu về tính bền vững của các hoạt động sau khi không có sự hỗ trợ của chương trình.
Các TTV nên chọn là những người năng động, muốn cải thiện điều kiện nước và vệ sinh tại gia đình mình và hỗ trợ các hộ chung quanh cùng thực hiện. Sau khi được tập huấn những TTV này phải là những người gương mẫu thực hiện trước và sẽ tổ chức các cuộc họp với các hộ chung quanh ngay tại nhà mình hoặc chọn một gia đình thực hiện tốt để họp. Việc chọn họp tại gia đình là có mục đích tiện lợi cho các thành viên các họ khác quan sát và chia sẻ kinh nghiệm.
Các TTV cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình trước khi tập huấn. Khi họ hiểu vai trò nhiệm vụ của họ thì họ mới tập trung vào các nội dung của cuộc tập huấn và chú ý đế những việc họ sẽ phải làm sau khi tập huấn.
Khoá tập huấn cho TTV sẽ được chuyên gia có kinh nghiệm tiến hành tại xã với ít nhất 3 ngày, trong đó TTV vừa được tập huấn kiến thức, kỹ năng, đóng vai ở lớp, thăm hộ gia đình để điền vào bảng kiểm định vừa được thực hiện tổ chức điều hành cuộc họp mẫu với các hộ gia đình. Các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã sẽ cũng được tập huấn, theo sát và tham gia các phần của nội dung tập huấn (dưới sự hỗ trợ của chuyên gia/ giảng viên) để có thể hiểu các bước, các hoạt động để quản lý hỗ trợ sau này và cũng có thể tự thực hiện ở các xã khác.
Bước 8: Tổ chức các cuộc họp và thăm hộ gia đình
Sau khi được tập huấn, các TTV sẽ chủ động tổ chức các cuộc họp với các hộ gia đình mà mình phụ trách. Mỗi cuộc họp nên mời 5 hộ (nên mời cả chồng và vợ cùng tham gia thì sẽ tốt hơn) và cuộc đầu tiên sẽ làm ở nhà TTV, những cuộc sau thì tổ chức ở hộ gia đình nào mà có nhiều cải thiện nhất. Vì mục đích là vừa tiện lợi cho sự đi lại của các hộ gia đình và vừa tiện cho việc quan sát các mô hình đã cải thiện để chia sẻ kinh nghiệm tại chỗ.
Cách tiến hành một cuộc họp, TTV đã được tập huấn ở lớp, nó bao gồm các bước sau:
Chào hỏi, giới thiệu mục đích cuộc họp
Giới thiệu các nội dung trong bảng kiểm định hộ gia đình
Tham quan các mô hình trong hộ gia đình và so sánh với bảng kiểm định
Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm quá trình cải thiện.
Hướng dẫn các hộ điền thực thế các công trình của gia đình mình vào bảng kiểm định và đăng ký cải thiện. TTV ghi chép vào sổ tay theo dõi.
Kế hoạch thăm hộ gia đình khuyến khích các hộ chia sẻ kinh nghiệm với các hộ chung quanh.
Thăm hộ gia đình:
Dựa vào sự đăng ký cải thiện của các hộ mà TTV ghi chép trong cuốn sổ tay ở cuộc họp, TTV sẽ sắp xếp thời gian đi thăm các hộ gia đình để động viên, nhắc nhở thực hiện. Thông qua thăm hộ, TTV cũng có thể giới thiệu, chia sẻ các mô hình cải thiện giữa các hộ để các hộ có thể tự đi tham quan học tập cách làm. Khi đi thăm hộ TTV nhớ ghi nhận sự cải thiện vào sổ theo dõi để báo cáo lên cán bộ phụ trách chương trình cấp xã.
Bước 9: Giám sát tiến trình thực hiện
Hai vấn đề quan trọng là giám sát cả tiến trình thực hiện mô hình GDHĐ và ghi nhận sự cải thiện của người dân. Hoạt động giám sát ở đây bao gồm hỗ trợ kinh phí cũng như hỗ trợ thực hiện cho cán bộ cấp xã, thôn nhằm bảo đảm các dữ liệu được thu thập một cách thường xuyên trong quá trình thực hiện. Những dữ liệu cần thu thập như số hộ đăng ký cải thiện, số công trình trong các gia đình đã được cải thiện và kế hoạch thời gian cho các cải thiện đó. Một bảng khảo sát cần được tiến hành ít nhất 2 lần nhằm để đánh giá hiệu quả của hoạt động chương trình vừa có tác dụng chuẩn bị cho hội thảo đánh giá (xem bước 10). Bảng khảo sát này bao gồm cả những dữ liệu định lượng như số lượng công trình được cải thiện và cả những dữ liệu định tính (như phỏng vấn các hộ gia đình) nhằm để tìm ra các yếu tố tích cực và chưa tích cực của chương trình GDHĐ.
Bước 10: Giám sát /Đánh giá hoạt động/ hệ thống báo cáo
Hoạt động giám sát với mục đích tìm ra các vấn đề nào hoạt động tốt, hoạt động nào hoạt động chưa tốt và vì sao sẽ giúp cho việc điều chỉnh nội dung cho phù hợp và hiệu quả hơn. Từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể (thí dụ tập huấn bổ sung cho TTV ).
Đánh giá: Cần phải có báo cáo đánh giá toàn bộ hoạt động chương trình GDHĐ và những kết quả đó sẽ được trình bày ở hội thảo đánh giá (có thể kết hợp tập huấn bổ sung với hội thảo vào một ngày để giảm chi phí và thời gian). Hội thảo này cũng là thời gian quan trọng cho các đơn vị đang thực hiện lập kế hoạch hoạt động thếp theo và cũng cho đơn vị đầu mối lập kế hoạch nhân rộng mô hình GDHĐ này ra các địa bàn khác.
Vì pp GDHĐ là phương pháp tập trung vào thực hành nên khi cán bộ đi thực địa cần có máy ảnh kỹ thuật số chụp nghi lại những cải thiện để so sánh sự cải thiện của người dân theo thời gian.
Lưu ý: Báo cáo trình bày tại hội thảo bao gồm cả số lượng cải thiện và các hình ảnh minh hoạ, không cần nhiều lời mà cần nhiều hình ảnh.
Hệ thống báo cáo: Với mô hình GDHĐ chúng tôi đã thiết kế một mẫu báo cáo thống nhất, đơn gian dễ thực hiện. Mẫu báo cáo này tuỳ thuộc vào các vấn đề trong bảng kiểm định hộ gia đình và được TTV ghi chép trong quá trình thực hiện. Lịch báo cáo tuỳ thuộc vào cơ quan đầu mối quyết định và nên lồng ghép vào hệ thông báo cáo của đơn vị thực hiện để có tính bền vững. Có thể sau 3, 6, 9, 12 tháng thì TTV mới báo cáo lên cán bộ cấp xã một lần. Cán bộ cấp xã sẽ tổng hợp các số liệu của TTV và báo lên các cấp trên.
THÔNG TIN BỔ SUNG
Câu hỏi và trả lời khi tham quan chương trình cải thiện điều kiện lao động ở Tiền Giang (WIND).
Trước khi triển khai áp dụng thí điểm ở Ninh Thuận và Đắc lắc, các đại diện của các đơn vị thực hiện chương trình của các tỉnh đã đến tham quan Tiền Giang nơi mà mô hình GDHĐ về cải thiện điều kiện làm việc, thiết bị cấp nước và vệ sinh hộ gia đình đã và đang thực (gọi là chương trình WIND (Work Improvement in Neighbourhoods). Những câu hỏi và trả lời sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi giới thiệu mô hình GDHĐ, tuy nhiên các mục tiêu này có thể khác nhau.
Câu hỏi:
1. Làm sao để kêu gọi sự phối hợp giữa các ban ngành trong phương pháp giáo dục hành động?
Hội phụ nữ làm thế nào để có sự phối hợp với Giáo dục trong việc thực hiện chương trình?
Trả lời:
Khi thực hiện Chương trình WIND tại Tiền Giang, ban đầu chỉ có hai đơn vị là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tỉnh thực hiện. Hai đơn vị này chỉ đạo theo ngành dọc và Hội Phụ nữ (tỉnh à huyện à xã) phối hợp với Hội Nông dân (tỉnh à huyện à xã) để thực hiện.
Tỉnh Tiền giang lấy Tp Mỹ Tho là nơi triển khai mô hình điểm. Khi triển khai mô hình xuống cơ sở, Hội PN, ND đã làm việc với UBND, báo cáo với cấp ủy địa phương để nếu có khó khăn gì trong thực hiện Chương trình thì sẽ được hỗ trợ.
Câu hỏi:
2. Làm sao để thực hiện chương trình WIND nếu chỉ có vợ hoặc chồng đồng ý thực hiện?
Làm sao để có những giải pháp truyền thông tốt nhất đối với những đối tượng khác nhau? Nếu gặp sự chống đối thì phải làm thế nào? Cách truyền thông đối với đối tượng mù chữ?
Tiêu chí để chọn đối tượng tham gia chương trình?
Trả lời:
Trong quá trình thực hiện, các cán bộ cũng gặp trường hợp hộ gia đình không hợp tác vì khi đi xem xét hộ gia đình, đoàn cán bộ phải đi xem kỹ từ trong nhà, ngoài vườn... để nắm tình hình thực tế và nhiều người dân thì chưa được hiểu rõ về Chương trình.
Như vậy, đối với các trường hợp chống đối hoặc chỉ có vợ hoặc chồng đồng ý tham gia thì sẽ chọn hộ gia đình khác vì trong Chương trình này chú trọng đến vấn đề tự nguyện và bình đẳng nam nữ.
Đối với các đối tượng mù chữ: riêng đối tượng này thì Tp Mỹ Tho không có nên cũng chưa có kinh nghiệm để chia sẻ. Tuy nhiên, có thể sẽ có phương pháp hướng dẫn riêng cho đối tượng này. Đặc biệt, Chương trình này cũng không nhiều lý thuyết mà chủ yếu là các hình ảnh trực quan nên dễ tiếp cận với mọi đối tượng.
Câu hỏi:
3. Phương pháp tiếp cận của chương trình WIND? Quy trình thực hiện?
Mỗi xã có bao nhiêu tình nguyện viên? Mỗi tình nguyện viên quản lý bao nhiêu hộ gia đình?
Trả lời:
Các đơn vị được chỉ đạo theo ngành dọc và có báo cáo với cấp ủy để được hỗ trợ.
Mỗi đơn vị thôn/buôn/ấp chọn ra một số tình nguyện viên để đào tạo. Thông thường, mỗi thôn/ấp... có 3 tình nguyện viên.
Sau khi tình nguyện viên được đào tạo sẽ mở lớp WIND Mini tại thôn/buôn/ấp... Đối tượng tham dự của lớp WIND Mini này là các hộ gia đình (phải đủ cả vợ và chồng tham gia). Tùy điều kiện địa phương mà một lớp WIND Mini do tình nguyện viên phụ trách có thể từ 5 – 10 hộ gia đình.
Tại lớp WIND Mini, sau khi các hộ gia đình đã đi và trực tiếp đánh giá từng hộ sẽ thảo luận và chọn ra những vấn đề cần cải tiến của gia đình mình (nên đưa ra 5 hoặc 6 vấn đề, không nên đưa ra nhiều vì trong một lúc rất khó thực hiện), lựa chọn vấn đề ưu tiên, cái nào thực hiện trước, cái nào thực hiện sau (trong thời gian 1 tháng, 3 tháng...).
Khi các hộ gia đình đã đăng ký cải thiện, các tình nguyện viên sắp xếp thời gian để đi thăm ngẫu nhiên hộ gia đình và đánh giá thực hiện.
Câu hỏi:
4. Việc mắc màn cho heo, bò có bền vững không? Nếu số lượng heo/bò quá nhiều?
Cách thực hiện của chương trình đối với vấn đề xử lý rác thải nông thôn?
Trả lời:
Phương pháp Giáo dục hành động là một phương pháp thúc đẩy cộng đồng thông qua lựa chọn ưu tiên, sử dụng những vật dụng và kỹ năng sẵn có để thực hiện các giải pháp hay, ít tốn kém
Và nguyên tắc để thực hiện phương pháp này là:
- Đặt trọng tâm vào những giải pháp thiết thực
- Liên tục hành động từng bước để hoàn thiện dần
- Đa dạng hóa các biện pháp tháo gỡ.
Vì vậy, chúng ta chỉ hướng dẫn mô hình chứ không đưa ra giải pháp cho người dân. Các hộ gia đình sẽ tùy vào điều kiện gia đình, tập quán địa phương mà đưa ra các giải pháp.
Câu hỏi:
5. Làm sao để nhân rộng mô hình này trong cộng đồng? Mô hình này có bền vững không?
Làm sao để duy trì đội ngũ cộng tác viên sau khi chương trình kết thúc?
Trả lời:
Thực tế tại Tiền Giang thì các tình nguyện viên không được hỗ trợ kinh phí mà hoạt động bằng sự nhiệt tình.
Đối với các hộ gia đình thì ngoài các hộ đã được dự lớp WIND Mini và đăng ký cải thiện thì các hộ gia đình xung quanh cũng có sự cải thiện ít nhiều do trực tiếp tiếp cận với Chương trình (từ sự thay đổi của gia đình WIND) và do được các hộ WIND hướng dẫn.
Như vậy, chương trình này có sự lan tỏa. Và sự lan tỏa này là trực quan chứ không phải lý thuyết suông nên sự lan tỏa này sẽ bền vững.
Câu hỏi:
6. Có thể đưa chương trình WIND này làm một trong các tiêu chí của Gia đình văn hóa?
Trả lời:
Tiêu chí đế thực hiện Gia đình văn hóa (trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa) đã có, do Bộ Văn hóa Thông tin quy định, cũng như các tiêu chí để xây dựng Gia đình sức khỏe do Bộ Y tế đưa ra. Các tiêu chí này đã được cụ thể hóa bằng Văn bản, chúng ta không thể đưa yếu tố này hoặc yếu tố kia vào làm tiêu chí tiếp theo.
Tuy nhiên, có thể áp dung phương pháp này như một con đường phấn đấu Gia đình Văn hóa (Gia đình sức khỏe) do các thay đổi tích cực nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình.
Thực hiện ở Tiền Giang
Sau đây là mô tả một số đặc điểm của chương trình WIND ở Tiền Giang.
Nhận thức và hành vi của Tuyên truyền viên (TTV): TTV nhiệt tình, có trách nhiệm cao, họ xem việc cải thiện điều kiện vệ sinh như là một nhiệm vụ của họ và họ tự hào về với những công việc để cho vệ sinh sạch sẽ môi trường.
Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: Các thành viên của chính quyền địa phương ở cấp xã, thôn rất quan tâm đến các hoạt động vệ sinh môi trường. Họ xem vệ sinh môi trường ở các hộ gia đình như một tiêu chí để đánh giá bình bầu gia đình văn hoá. Vệ sinh ở nơi công cộng như là một tiêu chí của làng, xã văn hoá.
GDHĐ và các phương pháp thực hiện: Hội liên hiệp phụ nữ đã có một mạng lưới tổ chức để thực hiện các hoạt động như: tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã, tập huấn cho TTV (phụ nữ hay hội nông dân xã, thôn). HPN hỗ trợ các TTV tổ chức các cuộc họp các hộ gia đình. Kinh nghiệm là nên mời cả vợ và chồng cùng tham dự họp thì mới có sự trao đổi và thống nhất trong quyết định thay đổi tại gia đình họ (nếu chỉ một người đi thìữe khá khó khăn khi đưa ra các quyết định lớn như xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước Để cuốn hút sự tham gia nhiệt tình của các hộ gia đình thì TTV cần phải sử dụng các kỹ năng truyền thông trực tiếp thông qua các cuộc họp nhóm nhỏ, kỹ năng khuyến khích mọi người, trình bày các hình ảnh thực tế. Các cuộc họp thường được tổ chức ngay tại các hộ gia đình nên vừa tiện lợi cho việc đi lại của các hộ gia đình vừa tiện cho quan sát để áp dụng các điều kiện tại hộ gia đình họ. Điều này còn mang lại yếu tố ảnh hưởng tích cực tới các hộ chung quanh. Các hộ gia đình bắt đầu thay đổi bằng các cải thiện nhỏ, dễ nhưng điều quan trọng nhất là nó sẽ làm thay đổi về nhận thức của mọi người để có cuộc sống tốt hơn.
Tài liệu: Tài liệu sự dụng cho pp này là các hình ảnh thực tế và các mô hình được chọn lựa theo các chủ đề thí dụ bảo vệ ngườn nước sạch bằng dụng cụ che bể chứa nước; sắp xép dụng cụ xong nồi gọn gàng sạch sẽ. Các tài liệu này rất dễ làm để mọi người có thể tự làm được (tuy nhiên làm tài liệu sẽ được các cán bộ cấp huyện trở lên thực hiện). Chỉ cần một máy ảnh kỹ thuật số và một máy tính là có thể làm được tài liệu.
Tập huấn cho TTV: TTV sẽ được học về một số kiến thức về sức khoẻ, các vấn đề chung liên quan đến cấp nước và vệ sinh, phần chính là các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng tổ chức điều hành cuộc họp nhóm nhỏ các hộ gia đình, kỹ năng thăm hộ gia đình, sử dụng công cụ trực quan để khuyến khích tăng cường sự tham gia của mọi người thông qua thực hành đóng vai và thực tế ngay tại các hộ gia đình. Vì được học thực hành nên sau khoá tập huất các TTV sẽ đủ tự tin triển khai các cuộc họp, thăm hộ gia đình, ghi chép sổ sách, báo cáo ngay tại địa bàn mà họ phụ trách.
Kinh phí: Khó có thể so sánh kinh phí vì hầu hết chương trình là kết hợp với các hoạt động có sẵn tại địa phương như: họp nhóm phụ nữ, nông dân và các hộ tham gia một cách tự nguyện. Các kinh phí như kinh phí tập huấn đều dựa vào chính sách của nhà nước và địa phương.
Áp dụng và nhân rộng: mô hình GDHĐ có thể áp dụng ở mọi địa bàn nhưng đặc biệt thích hợp là ở vùng nông thôn, cho vùng người dân tộc. Vì chương trình tập trung vào các hoạt động của nhóm nhỏ và từ đó nhân rộng ra các vùng chung quanh, người tham gia thì bị hạn chế, vì thế nên tiến trình thực hiện cần phải chậm theo có thời gian. Mô hình GDHĐ có thể được sử dụng tốt cho các đơn vị đến thăm, học hỏi và áp dụng cho đơn vị làm việc của họ (thí dụ như ngành y tế, giáo dục, hội phụ nữ). Vì vậy, các đơn vị có thể áp dụng phương pháp này một cách linh hoạt dựa vào tình hình địa phương và các chủ đề thực tế của đơn vị mình.
Để có kết quả và mang tính bền vững thì phương pháp GDHĐ cần kết hợp vào các hoạt động hiện có của cộng đồng như: các cuộc họp của hội phụ nữ, các cuộc họp của hội nông dân và thậm chí các cuộc thăm hộ gia đình (Ở Tiền giang, các hộ viên HPN thăm hộ gia đình đã mang lại kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phuong_phap_giao_duc_hanh_dong_trong_cap_nuoc_va.doc