Giáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

MỤC LỤC

CHƯƠNG I.2

I. Quan hệ Mỹ – Nhật thế kỉ XIX đến những thập niên đầu XX.2

II. Quan hệ Mỹ – Nhật giai đoạn đầu thế kỷ XX đến kết thúc chiến tranh thế giới

thứ nhất.4

III. Quan hệ Mỹ – Nhật thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 –1939). 5

CHƯƠNG II. 9

I. Quan điểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề Nhật Bản” sau chiến tranh thế

giới thứ II (1945-1949). 9

II. Quan hệ Mỹ Nhật giai đoạn đầu thập niên năm mươi đến kết thúc chiến tranh

lạnh. 10

1. Sự ra đời Liên minh Mỹ – Nhật. 10

2. Liên minh an ninh quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản trong chiếntranh lạnh. 12

3. Quan hệ kinh tế Nhật – Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. 15

CHƯƠNG III. 18

I. Những biến đổi tình hình quốc tế. 18

1. Chấm dứt sự đối đầu giữa hai siêu cường. 18

2. Vấn đề nhận thức quan hệ Mỹ – Nhật Bản. 19

II. Quan hệ hợp tác an ninh - quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản thời kì sau chiến tranh

lạnh. 20

1. Hợp tác trong lĩnh vực quân sự. 20

2. Quan hệ Mỹ – Nhật trong lĩnh vực an ninh. 22

III. Quan hệ kinh tế Mỹ –Nhật Bản thới kỳ sau chiến tranh lạnh. 27

1. Quan hệ Mỹ – Nhật trên lĩnh vực thương mại. 28

2. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư. 35

KẾT LUẬN. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 42

pdf43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhờ những khoản lợi thu được nhờ phục vụ cuộc chiến tranh này. Nhờ những yếu tố trên đã giúp cho nền kinh tế của Nhật đạt được sự tăng trưởng cao trong những năm 1952 – 1973, trước sự ngạc nhiên của thế giới (tốc độ thần kì), trung bình mỗi năm kinh tế tăng trưởng 10%. Về giá trị tuyệt đối, năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật mới đạt 24 tỷ USD nhỏ hơn bất kì một phương Tây nào, và chỉ bằng vài phần trăm so với tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Tới năm 1968, sau khi lần lượt vượt qua các nước tư bản phát triển như Canada, Pháp, Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ. Trong đầu thập niên 70, khi thế giới vấp phải cuộc khủng hoảng năng lượng, Nhật Bản đã kịp thời tự điều chỉnh chiến lược của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, tuy tốc độ phát triển giảm (1974-1991, kinh tế tăng trưởng bình quân 4%) nhưng Nhật Bản vẫn đạt là nước đi đầu trong những ngành có hàm lượng cao về công nghệ và tư bản. Cụ thể năm 1977, xe hơi của Nhật đã thay thế thép trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đến 1980, Nhật trở thành nước sản xuất nhiều xe hơi nhất thế giới cạnh tranh quyết liệt với ngành sản xuất ô tô của Mỹ. ODA của Nhật cũng tăng liên tục và trở thành nước dẫn đầu thế giới vào năm 1991. Trong bối cảnh xuất siêu tăng nhanh, dẫn đến mâu thuẫn mậu dịch Nhật Mỹ lên đỉnh cao. Nhật đã điều chỉnh đồng yên (tăng giá vào tháng 9-1985). Chỉ trong hai năm đồng Yên tăng từ 244 yên đến 160 yên /USD. Để đối phó với tình hình này từ tháng 1-1986. Nhật liên tiếp giảm lãi suất và đưa ra chính sách kích thích tăng trưởng bằng các kế hoạch chi tiêu công cộng. Kết quả thực hiện các chính sách kinh tế này thúc đẩy kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh trong thời gian từ 11-1986 đến 3-1991, dẫn đến giá chứng khoán và giá đất tăng mạnh, thúc đẩy quá trình di chuyển nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp từ Nhật sang các nước Châu Á. Tóm lại, quan hệ Nhật – Mỹ thời kì chiến tranh lạnh còn mang tính lệ thuộc một chiều. Trong đó Nhật không có một chính sách đối ngoại độc lập mà là phụ thuộc vào Mỹ. Nhờ chiếc ô đảm bảo an ninh của Mỹ, và trong thời kì dài, Tôkyô đã tập trung vào phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 18 -- CHƯƠNG III QUAN HỆ MỸ – NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY I. Những biến đổi tình hình quốc tế Cuối những năm 80 đầu thập niên 90, tình hình quốc tế diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới sinh hoạt quốc tế tới mọi quốc gia. Tình hình đó dẫn đến sự thay đổi về chất trong mối quan hệ Mỹ – Nhật. 1. Chấm dứt sự đối đầu giữa hai siêu cường Trước cuộc chiến tranh lạnh, nếu xem thế giới là một dàn nhạc giao hưởng chia thành hai bè thì Mỹ và Liên Xô trong hơn 45 năm tồn tại chưa bao giờ cùng chơi chung một bản hòa tấu . Sau khi Liên Xô sụp đổ, chỉ còn lại người nhạc trưởng duy nhất là Mỹ điều khiển dàn đồng ca. Như vậy, chiến tranh lạnh chấm dứt đồng nghĩa với việc chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống về quân sự, chính trị tư tưởng và ngoại giao. Sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô và các nuớc XHCN Đông Aâu làm nảy sinh những vấn đề buộc Mỹ và Nhật phải đối phó, đó là: - Vấn đề gìn giữ hòa bình: trước khi chiến tranh lạnh kết thúc trên thế giới xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nóng và các bên tham chiếm có điều kiện để lựa chọn đồng minh. Sau chiến tranh lạnh, việc tăng cường đóng góp về người và ủng hộ tài chính cho hoạt động gìn giữ hòa bình là một thách thức đối với Nhật Bản và Mỹ. Vai trò của Nhật trong hoạt động này được nâng cao và sự phối hợp hành động với Mỹ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết - Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự mất đi của “mối đe dọa Xô viết” đã đặt quan hệ Nhật Mỹ trước những thử thách mới. Lãnh đạo hai nước đều có sự nhìn nhận lại vai trò của nhau trong tình hình mới khi mà tầm quan trọng của nhân tố an ninh quân sự có phần giảm đi và nhân tố kinh tế ngày càng trở nên quan trọng - Trong thời gian chiến tranh lạnh có thể chia quan hệ Nhật – Mỹ thành hai loại : “ưu tiên cao” và “ưu tiên thấp”. - Những vấn đề “ưu tiên cao” nằm trong chính sách liên quan đến ổn định khu vực và ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 19 -- - Những vấn đề “ưu tiên thấp” bao gồm quan hệ tay đôi mà chủ yếu là quan hệ buôn bán và mậu dịch, cả hai bên dù có bất đồng buôn bán nghiêm trọng đến đâu cũng không được làm tổn hại đến quan hệ chiến lược thuộc ưu tiên cao. - Khi chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự mất đi của mối ưu tiên cao thì vấn đề ưu tiên thấp trở thành nổi bật lên và biến thành ưu tiên cao trong quan hệ hai nước 2. Vấn đề nhận thức quan hệ Mỹ – Nhật Bản Trong thời kỳ chiến lạnh dư luận trong công chúng hai nước tương đối đồng nhất về sự cần thiết về mối quan hệ về sự cần thiết phối hợp hành động quốc tế. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, diễn ra sự bất đồng trong nhận thức về quan hệ Mỹ – Nhật Bản như sau: - Vấn đề tham gia chiến tranh vùng vịnh: qua cuộc chiến tranh này Mỹ muốn xác lập lại vai trò lãnh đạo trong một trật tự thế giới mới. Mỹ xem đó như là một thử nghiệm để tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của mình và làm một cuộc thử sức của liên quân đồng minh Mỹ. Mỹ đã tập hợp sức mạnh quốc tế để thực hiện một sự can thiệp trực tiếp khi cần. Đồng thời qua đó để Mỹ xác định lại vai trò của các đồng minh trong một trật tự thế giới mới Nhật Bản đã không tham gia vào liên quân vùng Vịnh như yêu cầu của Mỹ. Nhật Bản đã từ chối một cách tế nhị là trong chương 9 Hiến pháp của họ cấm đưa quân đội ra nước ngoài. Thế nhưng Mỹ gây sức ép buộc Nhật phải đóng góp về tài chính thay thế cho đóng góp về người. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tham dự hạn chế vào cuộc xung đột quân sự nhưng không theo yêu cầu của Mỹ. Điều đó làm nảy sinh căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên. Việc Mỹ gây sức ép buộc Nhật Bản phải đóng góp trong khi công luận ở Nhật Bản cho rằng cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh là một cuộc “chiến tranh xâm lược”, vì thế người Nhật ác cảm hơn đối với Mỹ. Họ cho rằng Mỹ không tôn trọng Nhật Bản do đó trong quan hệ với Mỹ cần phải có giới hạn và độc lập hơn so với trước đây. - Mặt khác, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế cho nên công chúng Nhật cho rằng Nhật phải tự chủ hơn trong quan niệm chính trị và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Nhật cần phải khẳng định vai trò của mình trước cộng đồng thế giới. Một số công chúng Nhật vẫn không quên được tội ác của Mỹ gây cho họ trong quá khứ và hai chính phủ không xin lỗi nhau như người dân của hai nước mong muốn. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 20 -- Tóm lại,sau khi Liên Xô tan rã, các nước Đông Aâu chuyển sang con đường phát triển kinh tế thị trường và thực hiện chế độ chính trị đa nguyên , thì sự đối đầu về quân sự – chính trị chuyển sang một sự thách thức mới đối với Mỹ và các nước dồng minh của Mỹ. Đó là sự thách thức của tình trạng bất ổn định về chính trị và khủng hoảng kinh tế –hậu quả của chiến tranh lạnh , Mỹ không thể hành động một mình mà phải phối hợp hành động với các đồng minh của mình . Sự chia sẽ trách nhiệm với Nhật không còn gói gọn trong chi phí quốc phòng nữa mà mở rộng ra hầu hết các hoạt động quốc tế khác. II. Quan hệ hợp tác an ninh - quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh 1. Hợp tác trong lĩnh vực quân sự Hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản là một biểu hiện hết sức quan trọng đã diễn ra trong quá trình quan hệ giữa hai nước trong nhiều thập kỉ qua. Từ năm 1991, trước nhiều thách thức bởi những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau chiến tranh lạnh, quan hệ quân sự giữa hai nước diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ sự phụ thuộc một chiều của Nhật Bản vào Mỹ dẫn đến sự hợp tác chia sẽ trách nhiệm ngày càng cao của Nhật Bản. Thời kì từ sau chiến tranh lạnh đến nay, vấn đề chuyển giao kĩ thuật quân sự giữa hai nước là một mặt hết sức quan trọng trong hợp tác quân sự song phương Mỹ – Nhật Bản. Đầu những năm 90, lợi nhuận Nhật Bản thu được trong quân sự tăng lên đó là sự đảm bảo cao về thị trường tiêu thụ của cục phòng vệ Nhật Bản; nhờ sự phối hợp hành động có hiệu quả của các công ti kinh doanh vũ khí của Mỹ thông qua chuyển giao kỹ thuật quân sự và nhờ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Nhật Bản. Từ 1993 trở đi, suy thoái kinh tế diễn ra làm cho khu vực sản xuất quân sự của Nhật gặp khó khăn dẫn đến tốc độ triển khai các kĩ thuật quốc phòng từ phía Mỹ. Mỹ lo lắng việc chuyển giao kĩ thuật quân sự sẽ làm sói mòn khả năng cạnh tranh của các công ti sản xuất hàng quân sự của Mỹ và sẽ tác động xấu đến lợi ích an ninh của Mỹ. Hai bên cùng hợp tác sản xuất loại máy bay chiến đấu FSX. Mỹ chuyển giao cho các công ty quân sự Nhật Bản một công nghệ mới để từ đó sản xuất ra các loại máy bay quân sự hiện đại; tạo cơ hội cho Nhật Bản chế tạo các thiết bị hành không vũ trụ trong tương lai. Điếu đó làm tăng lên khả năng vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp quân sự giữa hai bên. Một đặc trưng của quá trình hợp tác quân sự Mỹ – Nhật là sự hợp tác giữa các công ty thay thế cho nhà nước, hai bên cùng có lợi trở thành nguyên tắc số một. Ví dụ, Nhật tiếp thu được những công nghệ mới trong lĩnh vực quốc phòng từ phía Mỹ thì đổi _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 21 -- lại Mỹ sẽ nhận được sự giúp đỡ đối với quân đội Mỹ ở trên nước Nhật và Mỹ được xây dựng một căn cứ không quân mới ở Nhật. Ngoài ra, hai nước còn cùng triển khai nhiều chương trình khác để hiện đại hóa hệ thống vũ khí. Ví dụ, phối hợp sản xuất máy bay tấn công mới AWACS , cùng triển khai nghiên cứu phát triển kĩ thuật tên lửa có điều khiển. Tháng 4-1996, Nhật, Mỹ đã thỏa thuận về vấn đề căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa. Hai bên dàn xếp về việc trao trả 11 căn cứ quân sự của Mỹ ở đây. Theo thỏa thuận, các khu vực căn cứ gồm sân bay, quân cảng , trại binh… sẽ được di chuyển khỏi đảo Okinawa trao trả đất cho Nhật. Nhật chịu chi phí tài chính cho việc di chuyển khoảng 10 tỷ đôla. Hai bên thỏa thuận hợp tác giúp đỡ giữa quân đội Mỹ Nhật như cung cấp hậu cần cho các cuộc tập trận chung hoặc sự tham gia của hai nước vào hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hiệp quốc. Phạm vi hợp tác hậu cần giữa các lực lượng của Mỹ, Nhật được mở rộng ra ngoài các căm cứ trên lãnh thổ Nhật. Tháng 6-1997, Mỹ, Nhật công bố báo cáo về việc xem xét lại phương hướng hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ đã ký từ 1978, hai bên thỏa thuận sẽ thiết lập sơ cấu điều chỉnh hợp tác trong các vấn đề như vạch kế hoạch chung để đảm bảo phối hợp có hiệu quả trong bất kì cuộc tấn công vũ tranh nào nhằm vào Nhật Bản. Hai bên tăng cường trao đổi tin tức tình báo, thi hành nhanh chóng cơ chế phối hợp tay đôi khi Nhật Bản bị tấn công thì Mỹ sẽ có sự hỗ trợ thích hợp. Khi có khủng hoảng xảy ra chính phủ hai nước sẽ xem xét kế hoạch hợp tác trên sáu lĩnh vực: hoạt động nhân đạo, vấn đề dân tị nạn, tìm kiếm và cứu nạn, bảo đảm sự thi hành trừng phạt kinh tế của Liên hiệp quốc, Nhật Bản cung cấp cho Mỹ sử dụng căn cứ trên đất Nhật, Nhật Bản cung cấp hậu cần cho các lực lượng Mỹ. Như vậy, nhu cầu mới của phạm vi chính sách an ninh của Nhật đã được thừa nhận, vai trò của Nhật trong liên minh quân sự được điều chỉnh và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, được xác định một cách cơ bản. Năm đầu tiên của thế kỉ 21, đặc biệt sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ các quan hệ vế an ninh quân sự Mỹ – Nhật được nâng cao lên, mở đầu bằng cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động. Chính phủ Nhật cam kết sẳn sàng hổ trợ Mỹ và cùng với Mỹ đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố do Mỹ khởi xướng ở Afganixtan. Ngày 1-10-2001, tàu chiến của Mỹ đã rời cảng Yocosuca tiến vào vùng vịnh. Lực lượng phòng vệ Nhật đã huy động 24 tàu tuần tra, 3 máy bay lên thẳng, một lực lượng đặc nhiệm để hộ tống và bảo vệ. Sau đó quốc hội Nhật Bản thông qua một dự luật mới cung cấp cả dịch vụ y tế và hậu cần cho quân đội Mỹ đang tham chiến ở Afganixtan. Đó là một sự thay đổi về chất, một bước ngoặt lớn trong phương châm phòng vệ của Nhật Bản. Ngày 9/11/2001, bốn chiến hạm của quân đội Nhật đã tiến vào Aán Độ Dương để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ quân đội Mỹ. Về đóng góp tài chính trong hợp tác quân sự, sau nhiều lần thương lượng Nhật Bản đồng ý tăng ngân quỹ trợ giúp cho các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ trên _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 22 -- đất Nhật bằng 50% tổng chi phí của chính phủ Mỹ. Như thế hàng năm Nhật phải đóng 4 tỷ USA vào kinh phí của lính Mỹ trên đất Nhật. Trong cuộc khủng hoảng vùng vịnh lần 2, Nhật đã chia rẽ chi phí chiền tranh vùng vịnh khoảng 13 tỉ đôla, điều đó chứng tỏ vai trò quân sự của Nhật đã vượt khỏi ảnh hưởng của khu vực Thái Bình Dương và lan tỏa mang tính toàn cầu. Tóm lại, hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất của Liên minh Mỹ – Nhật. Nó có tác động ảnh hưởng đến các mặt hợp tác khác. Quá trình hợp tác trên lĩnh vực này của hai nước phát triển đi lên từ chỗ phụ thuộc một chiều đến quan hệ hai chiều cùng có lợi, cùng chia sẽ trách nhiệm. Xu hướng này tiếp tục chi phối quan hệ Mỹ – Nhật trong hiện tại và tương lai. Quy mô của sự hợp tác chuyển sang chú trọng về chất lượng. Sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ trên đất Nhật sẽ giảm xuống. Hai bên cùng phôi hợp hoạt động để xây dựng một chiến lược an ninh tập thể mang tính khu vực. 2. Quan hệ Mỹ – Nhật trong lĩnh vực an ninh Quan hệ an ninh Nhật –Mỹ đựơc hình thành khởi đầu bằng việc kí kết hiệp ước an ninh năm 1951 Sau chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ vẫn cam kết tiếp tục duy trì các lực lượng của mình ở khu vực Đông Á. Lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực Đông A ùlà nhằm đạt được thế cân bằng tương đối về lực lượng giữa các trung tâm quyền lực ở khu vực theo nghĩa không có cường quốc nào chiếm địa vị thống trị ở đây ngoài Mỹ. Tổng thống Clin ton khi xác định quan điểm của mình về một “cộng đồng Thái Bình Dương “ mới đã tuyên bố rằng : các lực lượng triển khai tuyến trước của Mỹ ở châu Á là một trong những trụ cột chủ yếu . Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1996, Tổng thống Clinton nhấn mạnh ba mục tiêu trung tâm là: - Duy trì an ninh của Mỹ với các lưc lượng quân sự luôn luôn sẵn sàng chiến đấu - Tăng cường khôi phục tính sống động của nền kinh tế Mỹ - Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài Mặc dù chính quyền Mỹ bị sức ép chính trị từ nhiều phía nhưng vẫn không dễ dàng từ bỏ được vì tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược ngày càng tăng của khu vực này. Mỹ mong đợi ở Nhật Bản hỗ trợ cho những nỗ lực của Mỹ trong việc tiến hành chiến tranh trong khi Mỹ vẫn đóng quân tại các căn cứ của Nhật bản . Mỹ mong đợi Nhật sẽ giữ vai trò bảo vệ và giám sát đường biển tích cực, nỗ lực bảo vệ tên lửa, triển khai lên phía trước các tàu phòng vệ trong vùng biển Nhật Bản. Phía Nhật Bản mặc dù vẫn coi trọng quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ song Nhật Bản đã đặt mối quan hệ ấy trong hướng ưu tiên chung cho lợi ích quốc gia. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 23 -- Điều đó được thể hiện qua việc Nhật Bản từng bước bình thường hóa đi đến mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới và không cần tính đến Mỹ có đồng ý hay không. Ví dụ, Nhật Bản tăng cường quan hệ với Việt Nam ngay từ những năm đầu của thập kỉ 90 bất chấp chính sách bao vây cấm vận Việt Nam của Mỹ; hoặc Nhật đẩy mạnh các hoạt động mở rộng quan hệ với nhiều nước vốn tồn tại nhiều bất đồng với Mỹ như Aán Độ, Iran, Pakixtan, Malaysia. Nhật Bản muốn thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, một mặt vẫn muốn duy trì quyền lợi có được trong quan hệ, nhưng mặt khác cũng không muốn bị ràng buộc chặt bởi “Hiệp ước an ninh Nhật –Mỹ”. Nhật đã tiến hành xem xét lại Hiệp ước này, so với thời kì chiến tranh lạnh vai trò của Nhật Bản trong Hiệp ước được nâng cao hơn, có tính độc lập, bình đẳng hơn so với Mỹ. Ngoài những đóng góp chi phí quân sự cho quân Mỹ và các hoạt động phối hợp diễn tập của liên quân hai nước, Nhật còn tự đảm nhận việc bảo đảm an ninh thông thường, có quyền tự do trong phòng vệ và xử lí các công việc có liên quan đến an ninh của Nhật và của khu vực, thế giới. Chẳng hạn như, Nhật không đồng tình với Mỹ về việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia( NMD) hoặc Nhật đã phê phán chính sách cứng rắn của chính quyền Bush trong quan hệ với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên nói riêng và việc giải quyết vấn đề hoà bình trên bán đảo Triều Tiên nói chung. Nhật còn tích cực đóng góp kinh phí và tham gia các hoạt động trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế như ASEAN + 3. APEC, WTO… Nhật đẩy mạnh các hoạt độn gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc tổ chức. Ví dụ, Nhật cử 700 quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Campuchia, chi 13 tỉ USD cho liên quân chống Irac, đóng góp nguồn ngân sách cho Liên hợp quốc chiếm 21% trong tổng ngân sách hàng năm của tổ chức này. Những hoạt động trên của Nhật Bản thời gian qua chứng tỏ Nhật đang từng bước khôi phục lại tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm quốc tế vốn lâu nay đã bị mờ nhạt do lệ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tiếp tục coi Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình sau chiến tranh lạnh, tiếp tục dựa vào Mỹ một mặt do những ràng buộc hòa bình của Hiếp pháp 1947 quy định chưa sửa đổi, mặt khác mặc dù hiện thời Nhật không có kẻ thù trực đe dọa trực tiếp như trong thời kì chiến tranh lạnh, nhưng trong thực tế theo đáng giá của Nhật, ít ra có 3 vấn đề có khả năng đe dọa an ninh Nhật Bản đó là: - Vấn đề bán đảo Triều Tiên - Tiềm năng quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của Nga - Sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc Nhật bản khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á là “điều cần thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định”. Thời báo New York đã bình luận : Một mình _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 24 -- Nhật Bản không thể bắt tay Trung Quốc , một mình Nhật Bản không thể bắt tay Triều Tiên thống nhất, một mình Nhật Bản không thể bảo vệ đường biển của chính nó – Vì tất cả những lý do này , chúng ta cần liên minh với Mỹ. Sức mạnh phòng vệ của Nhật Bản nếu không liên minh với Mỹ sẽ là “gót chân Asin” của Nhật Bản .Vì thế cả hai phía phải tiến đến một liên minh Nhật –Mỹ ở mức cao hơn cả thời kỳ chiến tranh lạnh , điều đó đã buộc chặt Nhật Bản vào sự phụ thuộc chiến lược của Mỹ mà Nhật Bản không thể làm gì khác hơn trước một thực tế là Trung Quốc đang nỗi lên như một cường quốc thật sự cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Quan hệ an ninh Mỹ – Nhật thường xuyên được điều chỉnh theo hướng nâng cấp vị trí và vai trò của Nhật Bản trong liên minh với Mỹ thể hiện qua các giai đoạn với các văn bản đã kí kết: - Từ Hiệp ước an ninh 1951 đến “Liên minh chiến lược hướng tới thế kỉ XXI”, tháng 4-1996 do cựu Thủ tướng Nhật bản là Hashimoto và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký kết tại Tokyo - Từ đạo luật cơ sở Nhật – NATO kí tháng 5-1997 đến phương hướng hợp tác phòng thủ mới Nhật – Mỹ công bố 23-9-1997. Đến đây Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ đã được mở rộng bao trùm lên toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản đóng vai trò quân sự ở khu vực. Cả Nhật Bản và Mỹ đã điều chỉnh quan hệ an ninh theo hướng nâng cao chất lượng hợp tác thể thiện qua một số sự kiện chính như sau: - Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ G.W. Bush và thủ tướng Nhật Bản Ymori diễn ra ngày 19-3-2001, mục đích chính của cuộc gặp này là cả hai muốn hâm nóng lại các cam kết song phương nhất là trong lĩnh vực an ninh đã được kí kết trước đây; đồng thời trấn an các nhà đầu tư của cả hai nước và làm dịu những căng thẳng do vụ đắm tàu đánh cá của Nhật Bản ở gần Hawai (tháng 2-2001)và vụ phạm tội của một số quân nhân Mỹ ở Nhật Bản. Cả hai cho rằng việc Mỹ tiếp tục có mặt tại Nhật Bản không chỉ là nhu cầu của nước này mà còn là sự cần thiết đảm bảo an ninh Đông Bắc Á; Liên minh Nhật – Mỹ là nền tảng của hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên đề cập tới mối đe dọa của vũ khí hủy diệt và tên lửa đạn đạo (gián tiếp đề cập tới kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc và tên lửa đạn đạo của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên). Đó được coi là lí do chính mà Mỹ đưa ra để lí giải cho việc phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ (MND) của Mỹ. _____________________________________________________________ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Quan hệ Mỹ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đến nay - 25 -- Kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh này được thể hiện qua tuyên bố chung Nhật Bản – Mỹ, trong đó nhấn mạnh đến 6 nội dung chính: + Gia tăng đối thoại để xử lí các sự cố và tăng cường hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.pdf
Tài liệu liên quan