Giáo trình Quản trị học - Chương 1: Quản trị và nhà quản trị

Quá trình kiểm soát chất lượng

Quá trình kiểm soát chất lượng tập trung chủ yếu vào việc đo lường đầu vào (bao gồm

nhu cầu và mong muốn của khách hàng), hoạt động chuyển đổi và đầu ra. Kết quả của những

đo lường này cho phép các nhà quản trị và các nhân viên đưa ra các quyết định về chất lượng

sản phẩm hay dịch vụ trong mỗi giai đoạn của quá trình biến đổi.

a Đầu vào.

Hầu hết việc kiểm soát chất lượng đều bắt đầu từ đầu vào, đặc biệt là những nguyên liệu

thô và thiết bị được dùng đến trong quá trình chế biến. Đối với dịch vụ, đầu vào là những thông

tin cơ bản được cung cấp từ khách hàng.

Một trong những dấu hiệu tốt nhất về lòng trung thành của khách hàng là việc sử dụng

dich vụ. Trong nhiều hoạt động kinh doanh, những dịch vụ này cũng là nguồn đem lại lợi

nhuận rất lớn.

b Các hoạt động biến đổi.

Sự kiểm soát chất lượng được thực hiện liên tục và trong suốt các giai đoạn của quá

trình biến đổi. Kiểm soát quá trình (WIP) có thể dẫn đến việc thực hiện lại hay loại bỏ một chi

tiết trước khi chuyển nó đến hoạt động khác.

Sử dụng kiểm soát tiến trình bằng thống kê là một trong những qui tắc chính của Deming.

Kiểm soát quá trình bằng thống kê là dùng những phương pháp định lượng và các thủ tục để

quyết định liệu quá trình chuyển đổi đã được thực hiện đúng chưa, để phát hiện ra bất cứ sự sai

lệch nào, và nếu điều đó xảy ra thì phải tìm kiếm và đánh giá nguyên nhân của nó. Phương pháp

kiểm soát quá trình bằng công cụ thống kê thích hợp đã có từ hàng thập kỉ trước nhưng chỉ trên

20 năm gần đây chúng mới được dùng để đánh giá. Chúng đáp ứng chủ yếu như là biện pháp

ngăn ngừa.

c Đầu ra

Cách thức kiểm tra chất lượng truyền thống phần lớn là sự ước tính xem hoàn thành bao

nhiêu phần trong tổng số sản phẩm hoàn thành hoặc dịch vụ cung cấp. Đối với hàng hoá công

Harrington, “The Big Ideas.”Chương II - Sự phát triển của tư tưởng quản trị - 41 -

tác kiểm tra chất lượng chỉ được thực hiện trước khi vận chuyển hàng đến cho khách hàng.

Những loại hàng nào bị khách hàng trả lại vì lỗi sản xuất hoặc các vấn dề khác đều là một trong

những biểu hiện kém hiệu quả của qui trình kiểm tra chất lượng. Đối với các nhà cung cấp dịch

vụ như các nhà làm tóc thì công tác này thường phải bao gồm khách hàng cùng kiểm tra chất

lượng dịch vụ bằng cách hỏi khách hàng đến khi mọi thứ đã được vừa ý. Tuy nhiên, sự thoả

mãn cho khách hàng khi cung cấp các dịch vụ thường khó ước tính hơn khi cung cấp hàng hoá

sản phẩm hữu hình cho họ.

pdf91 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị học - Chương 1: Quản trị và nhà quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội của chúng ta". Chủ nghĩa cá nhân ủng hộ và duy trì một hệ thống kinh tế cạnh tranh dựa vào thị trường. Và điều này còn dẫn đến việc đánh giá cao công trạng của từng cá nhân trong kết quả cuối cùng. d Quyền lực thuộc về nam giới: Khái niệm này được đề cập trong nghiên cứu của Hofstede phản ánh sự phân chia giữa lực lượng lao động nam giới và nữ giới cũng như mức độ khác biệt trong chất lượng sống của họ. Ở các quốc gia mà quyền lực tập trung quá lớn vào người đàn ông (Mêxico, Nhật Bản, Áo và Ý), phụ nữ vẫn chưa được công nhận với vai trò quản lý tổ chức. Đàn ông làm chủ mọi hoạt động và mọi thành viên đều thừa nhận điều đó. Niềm tin phổ biến ở các quốc gia Hồi Giáo là phụ nữ phải lệ thuộc vào người đàn ông ở bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống. 1 Quản trị học - 68 - e Học thuyết Khổng Phu Tử: Khổng Tử là người Trung Hoa sống vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên. Ông nổi tiếng là người học nhiều hiểu rộng, có trí tuệ uyên bác. Học thuyết của ông gần gũi với cuộc sống đời thường, đi sâu vào phân tích cách đối nhân xử thế và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với mọi người xung quanh. Chúng tôi sẽ minh họa học thuyết của ông qua những nguyên tắc dưới đây. Thứ nhất, học thuyết Khổng Tử đi vào việc nghiên cứu tính bền vững của xã hội. Theo ông chỉ có thể duy trì tính bền vững này một khi giữa các cá nhân có mối quan hệ theo đẳng cấp rõ ràng. Do vậy, những nhà quản trị cấp thấp phải thể hiện sự tôn trọng và tuân phục với nhà quản lý cấp cao. Thứ hai, gia đình là nguyên mẫu của tất cả tổ chức trong xã hội. Do đó, mỗi cá nhân phải tìm cách duy trì sự phát triển hài hòa của tổ chức bằng cách cho phép những người khác bộc lộ bản chất của mình như phẩm chất, lòng tự trọng và uy tín, đặc biệt trong công việc. Thứ ba, mọi người phải đối xử với nhau như chính bản thân mình. Do vậy, những nhà quản trị cấp cao phải khuyến khích các nhân viên cũng như các nhà quản trị cấp trung gian nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của toàn tổ chức. Cuối cùng, mỗi cá nhân trong cuộc sống phải có trách nhiệm học tập mở mang kiến thức, làm việc chăm chỉ, không tiêu xài xa xỉ, rèn luyện đức kiên nhẫn và gìn giữ những giá trị truyền thống của xã hội. Ở các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Khổng Tử như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc, thực hành quản trị một cách cần kiệm, sự lịch thiệp trong xã giao, tư cách đạo đức tốt luôn được đánh giá cao. Cần kiệm dẫn đến tiết kiệm từ đó mang lại của cải để tái đầu tư. Những lời phát ngôn của các thành viên lớn tuổi được tôn trọng và việc tặng quà cho nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc kinh doanh. Thâm niên trong công việc luôn được đề cao và có liên quan chặt chẽ với địa vị, lương bổng và các đặc quyền khác của cá nhân trong tổ chức. Những điều này nhấn mạnh mối quan hệ bền vững và sự tôn trọng lẫn nhau. Thế nhưng tại Mỹ và Canada, những nguyên tắc trên lại không được đánh giá cao. 4. Kinh tế. Khía cạnh kinh tế đại diện cho tình trạng kinh tế của một quốc gia hoặc vùng, nơi mà tổ chức hoạt động. Tiền lương cho người lao động, lạm phát, thuế, chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và giá cả của hàng hoá, dịch vụ đựơc bán ra; sự cạnh tranh tự do trên thị trường, sự kích thích về lợi nhuận, tiến bộ kỹ thuật công nghệ và lực luợng lao động được tổ chức với các quyền thương lượng tập thể... là các yếu tố thiết yếu tạo nên nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngày nay, do các tổ chức hoạt động trong môi trường toàn cầu, yếu tố kinh tể càng phức tạp hơn và ít chắc chắn hơn cho các nhà quản trị. Nền kinh tế của các quốc gia quan hệ chặt chẽ với nhau nhiều hơn. Ví dụ tình trạng suy thoái kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của khách hàng sau vụ khủng bố ngày 11-9 đã tác động đến các nền kinh tế và các tổ chức trên khắp thế giới. Tương tự, những khó khăn kinh tế ở châu Á và châu Âu ảnh hưởng lớn đến các công ty và thị trường chứng khoán Mỹ. Tư duy của các nhà quản trị cũng đang dần thay đổi, họ tìm cách sáng tạo ra giá trị cho tổ chức bằng cách nâng cao sự hiểu biết của mình. Với một nền kinh tế đang trở nên ít dần việc trao đổi các hàng hoá hữu hình, thay vào đó là sự trao đổi thông tin và dịch vụ, các công ty trong thời đại mới sẽ đầu tư cho ý tưởng và bắt đầu tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết. Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa tập đoàn bán lẻ Wal - Mart và tập đoàn P&G, Wal - mart là nhà cung cấp những thông tin hằng ngày về các loại hàng hoá của P&G tại các cửa hàng của mình. Ngược lại, khi cần thiết P&G sẽ hỗ trợ việc lưu trữ hàng hoá cho Wal -Mart. Như vậy, Wal - Mart đạt đựoc doanh số bán cao hơn nhờ hàng hoá của P&G không bao giờ bị cạn dự trữ khi nhu cầu của khách hàng tăng cao và tiết kiệm đựơc chi phí lưu kho. P&G gia tăng được tốc độ Chương III- Môi trường của tổ chức - 69 - lưu thông tiền tệ khi nó đảm bảo cung ứng chính xác vào thời điểm các điểm bán lẻ của Wal - Mart có nhu cầu và như thế loại bỏ được những chi phí phân phối không cần thiết. Những thị trường mới. Những giới hạn về biên giới giữa các quốc gia đang dần bị xoá mờ. Các công ty hiện nay có thể gia tăng việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà không cần phải bận tâm họ đang ở đâu trên trái đất. Chỉ cần một thao tác click chuột, một công ty sẽ có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình. Chính vì vậy, Internet đựoc đánh giá là một cuộc cách mạng thực sự do khả năng ứng dụng cao và cắt giảm chi phí giao dịch giữa các cá nhân một cách đáng kinh ngạc. Các hãng hoạt động trong các ngành khác như : Travelocity (trong ngành du lịch), InsWeb (trang Web bảo hiểm), Well- Fargo (ngành ngân hàng), Charles Schwab (nhà đầu tư) va Amazon.com (bán sách) cũng thực hiện kinh doanh chủ yếu qua mạng và điều này đang thách thức các nhà phân phối, các nhà bán lẻ truyền thống và cả những cách trở về địa lý. Khách hàng ngày nay dễ dàng tìm kiếm, đánh giá, thương lượng, thoả thuận giá cả và nhận hàng ở bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ nhà cung ứng nào. Nền kinh tế mới cũng làm xuất hiện những công ty chuyên làm chức năng cung cấp thông tin và tư vấn cho các công ty khác trong quá trình ra quyết định. Mọi người có thể truy cập vào địa chỉ để được tư vấn về tất cả những gì liên quan đến lễ cưới từ thiếp mời, quà tặng cho đến các chuyến du lịch hưởng tuần trăng mật. Trang Web cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho những ai ưa thích công việc làm vườn như cách thiết kế, những lời khuyên từ các chuyên gia ...Theo nghiên cứu, hơn 70% lượng xe hơi mới đựơc bán ra hằng năm có liên quan đến việc truy cập trang web Edmund's hay Carpoint của người dùng. Tất cả các vấn đề từ tài chính, mua hàng cho đến bảo hiểm cho một chiếc xe đều được thực hiện chỉ qua những thao tác hết sức đơn giản là Click chuột! 5. Chính trị- luật pháp. Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp đối với các hoạt động kinh doanh thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống luật pháp được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm, và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Sự ổn định về chính trị, vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế, những định hướng chung của nền kinh tế, hệ thống pháp luật hiện hành là những nội dung chính cần xem xét khi nghiên cứu yếu tố chính trị - pháp luật trong môi trường vĩ mô. Các nhà quản trị cũng phải nhận thức được các nhóm áp lực trong khuôn khổ chính trị- luật pháp ảnh hưởng đến các công ty về lối hành xử theo trách nhiệm xã hội. Các công ty thuốc lá ngày nay đang cảm nhận sức ảnh hưởng rộng của các nhóm bài trừ thuốc lá. Hai trong số các vấn đề nóng bỏng nhất đối với các nhóm áp lực cũng liên quan đến yếu tố môi trường là công nghệ sinh học và thương mại quốc tế. 6. Môi trường tự nhiên Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm và môi trường tự nhiên bị xâm hại nghiêm trọng trong quá trình phát triển khiến cho áp lực bảo vệ môi trường và chú trọng phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Xu hướng nổi bật hiện nay đối với vấn đề môi trường chính là áp lực quản lý và bảo vệ môi trường và trách nhiệm của các tổ chức đối với vấn đề này cũng ngày càng nâng cao. Các nhà khoa học ước tính khoảng 25 tỷ tấn đá sỏi bề mặt quả đất bị xói mòn hằng năm, hiện tượng xâm thực làm tăng độ mặn trong đất và sự biến mất của nhiều vùng đất trên thế giới. Không khí bị nhiễm bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm..., hậu quả là nhiều loài động vật bị tuyệt Quản trị học - 70 - chủng. Các nhà khoa học lo ngại rằng nếu như không có sự bảo tồn ngay từ bây giờ, trái đất sẽ không còn tồn tại khi số dân đã trên 6 tỷ hiện nay sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường đòi hỏi các nhà quản trị phải tăng cường 3 năng lực quản trị. Thứ nhất, họ cần phải gia tăng năng lực nhận thức toàn cầu bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm cho thị trường thế giới. Thứ hai, các nhà quản trị phải phân phối nguồn lực của tổ chức để bắt kịp với những thay đổi của công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của khoa học mạnh mẽ hơn nữa. Chẳng hạn trong ngành sản xuất nông nhiệp, các kỹ sư của Monsanto đã phát triển những sản phẩm mới như các loại sợi và khoai tây có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và yêu cầu chính phủ cho phép nhân rộng gieo trồng các sản phẩm này ở các quốc gia khác mặc dù còn có nhiều ý kiến phản đối khác nhau xung quanh vấn đề này. Cuối cùng, việc quản trị ở tổ chức phải phát triển chiến lược nhằm chống lại sự cạnh tranh của các tổ chức khác trên toàn thế giới. a Tránh sự mâu thuẫn với các tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tổ chức cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát ô nhiễm của Chính phủ, của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời cũng nên chủ động kiểm soát ô nhiễm từ phía tổ chức để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái do hoạt động kinh doanh gây ra. b Bồi thường cho các tác động gây nguy hiểm cho môi trường. Theo tổ chức Ngân hàng thế giới, 2/3 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm khai thác từ rừng nhiệt đới đang dần cạn kiệt tài nguyên. Ở Trung Mỹ, hàng ngàn hecta rừng đã bị chặt phá. Haiti giờ đây hầu như không còn cây xanh và El Salvador đã trở thành "bán sa mạc". Temple - Inland, nhà sản xuất các container (corrugated container) khi tiến hành hoạt động ở cả miền Nam và Bắc nước Mỹ đã thực hiện việc tuyển chọn cây trước khi hạ xuống làm nguyên liệu giấy. Tất cả những cây sau khi bị đốn đi phải được thay thế bằng cây giống ngay lập tức để trong vòng 15 năm sau nơi đó tiếp tục là một khu rừng khai thác mới. Cho đến nay công ty này đã trồng đựoc 30 triệu cây giống các loại. c Chấp hành ngay những quy định của Chính phủ. Các tổ chức phải tốn rất nhiều chi phí nếu không thực hiện kịp thời những quy định về môi trường của Chính phủ. Những hành động đáp ứng sớm này sẽ giúp công ty có khả năng gia tăng thị phần, lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong tương lai. d Cắt giảm hành động gây nguy hiểm cho môi trường. Tại Bắc Mỹ người ta cho rằng khí SO2 được thải ra từ các nhà máy chạy bằng năng lượng than đá là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn mưa axit huỷ hoại nhiều đầm hồ và cây cối. e Tăng cường ứng dụng công nghệ mới. Khi tầng ozon bảo vệ quả đất ngày một giảm dần hãng Elextrolux nhận thấy rằng lợi nhuận đem lại từ loại sản phẩm máy xén cỏ chạy bằng năng lượng mặt trời có các lưỡi cưa được bôi trơn bằng dầu thực vật và các loại máy giặt tiết kiệm nước là lớn hơn 3,8% so với lợi nhuận của các sản phẩm truyền thống. Tương tự như vậy, Dixon Ticonderoga, nhà sản xuất bút sáp màu Crayon vừa mới tung ra một sản phẩm mới được chế tạo từ nguyên liệu đậu nnh. Đây là nguồn nguyên liệu hoàn toàn mới thay thế cho loại sáp parafin là sản phẩm điều chế từ ngành công nghiệp lọc dầu giúp cho màu sắc của các loại bút sáp trở nên sáng và đậm nét hơn. f Tái chế rác thải. Hơn 200 tỷ can, chai, thùng nhựa và ly giấy bị thải ra môi trường hàng năm ở các nước phát triển. Nhiều thành phố đã tiến hành những chương trình tái chế để giảm lượng rác thải đang gia tăng nhanh chóng. Các công ty tư nhân cũng tham gia vào chương trình này. Chẳng Chương III- Môi trường của tổ chức - 71 - hạn như Sonoco Product Com, một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất bao bì đã tái sử dụng các bao bì sau khi thu lại từ khách hàng. Do đó khách hàng của Sonoco không phải lo lắng khi vứt bỏ các bao bì. Lợi ích mang lại là công ty đã tiết kiệm đượcc 2/3 nguyên liệu nhờ sử dụng bao bì tái chế. g Các kế hoạch hành động. Các nhà quản trị có thể tiến hành một số hoạt động đặc biệt để thể hiện mối quan tâm của tổ chức đối với vấn đề môi trường như: • Định rõ trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường cho một số nhà quản trị cấp thấp hơn. Điều này nhằm gắn các vấn đề môi trường như là một nội dung của chiến lược của tổ chức. • Đo lường lượng chất thải, việc sử dụng năng lượng và các phương tiện giao thông cá nhân... thiết lập mục tiêu có thể đo lường và ấn định thời hạn cho việc cải thiện môi trường. Kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện. • Xem xét các sản phẩm tái chế nhằm hạn chế lượng hoá chất độc hại tồn tại trong quá trình sản xuất và làm vệ sinh môi trường. Cố gắng sử dụng các loại nguyên liệu không gây hại cho môi trường để chế biến bao bì, những thứ mà khách hàng loại ra khi sử dụng sản phẩm. • Xem xét các cơ hội kinh doanh từ việc tái chế hay các sản phẩm chỉ sử dụng qua một lần bao gồm việc thu hồi chúng sau khi khách hàng đã sử dụng. • Cần nhận thức rằng các quy định bảo vệ môi trường luôn tồn tại và ngày càng chặt chẽ hơn. Sự hiểu biết và hành vi giữ gìn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của công ty trong tương lai. Cần phải lập kế hoạch cho tương lai bằng hiểu biết và hành động trong hiện tại. III. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP (MÔI TRƯỜNG VI MÔ) Như được đề cập ở phần trước, môi trường tác nghiệp bao gồm những nhân tố có mối quan hệ trực tiếp với tổ chức như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và thị trường lao động. 1. Khách hàng. Những cá nhân và tổ chức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty là khách hàng của công ty. Như là người thụ hưởng từ đầu ra của tổ chức, khách hàng là quan trọng bởi vì chúng quyết định sự thành công của tổ chức. Bệnh nhân là khách hàng của bệnh viện, sinh viên là khách hàng của trường học, người du lịch là khách hàng của các hãng máy bay. Các công ty may mặc phải nhận thức được những thay đổi nhanh chóng từ thị hiếu của người tiêu dùng. Levi Strauss đã gặp khó khăn khi không phản ứng nhanh nhạy với các khuynh hướng thời trang chẳng hạn như quần ống loe, quần đùi rộng Những khách hàng trẻ, yêu thích thời trang nghĩ Levis' như chỉ dành cho thế hệ lớn tuổi, giống như dành cho người trung niên. Abercrombie & Fitch theo kịp xu hướng này và đưa ra nhiều sản phẩm thời thượng . Một trong những vấn đề đối với các nhà quản trị hiện nay là Internet mang lại nhiều khả năng cho khách hàng trong việc ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức. Ví dụ các trang than phiền chẳng hạn như Walmart-sucks.com, nơi khách hàng và các hiệp hội thương mại biết nhà bán lẻ lớn nhất quốc gia. Kyle Shannon, tổng giám đốc của công ty tư vấn thường mại điện tử Agency.com, phát biểu “Trong môi trường thông tin mới này, bạn phải nên biết rằng khách hàng biết mọi điều”. Quản trị học - 72 - 2. Đối thủ cạnh tranh. Các công ty khác trong cùng ngành hoặc cùng loại kinh doanh cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ như công ty cho khách hàng được xem như là đối thủ cạnh tranh. Mỗi ngành có những vấn đề cạnh tranh cụ thể. Ngành thu thanh khác với ngành thép và ngành dược phẩm. Sự cạnh tranh đang trở nên gay gắt trên phạm vi toàn cầu trong tất cả các ngành. Coke và Pepsi tiếp tục cạnh tranh trên thị trường nước giải khát. Các tổ chức cần có được những thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách thức khác nhau để hỗ trợ trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh. Không những thế, cần phải nhận diện các đối thủ cạnh tranh hiện tại và những người gia nhập mới, vì những đe dọa của họ đối với hoạt động của tổ chức. 3. Những người mới thâm nhập (đối thủ cạnh tranh mới) Mối đe dọa thực tế cho các công ty hoạt động trong cùng ngành còn bao gồm sự dễ dàng hay khó khăn khi thâm nhập của các công ty vừa mới tham gia thị trường. Những ngành có rào cản thâm nhập thấp chẳng hạn như ngành Photocopy hoặc thức ăn nhanh, sự cạnh tranh ở đó rất dữ dội. Hiệu quả theo quy mô, tính đa dạng hóa sản phẩm, những đòi hỏi về nguồn vốn và các quy định của chính phủ chính là 4 nhân tố quan trọng nhất có tác động đến việc chẩn đoán những rào cản thâm nhập của tổ chức. Hiệu quả theo quy mô: hiệu quả đạt được do sản xuất với quy mô lớn và nhờ vậy mà tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí cố định. Hiệu quả theo quy mô càng cao thì tính hấp dẫn của ngành càng lớn và do vậy mức độ thu hút những người mới càng cao. Sự đa dạng hóa sản phẩm: Đó là sự cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm độc đáo về chất lượng, giá cả, mẫu thiết kế và dịch vụ hậu mãi. Một bằng phát minh sáng chế sẽ hết hiệu lực sau một số năm. Lúc đó, những sản phẩm tương tự sẽ xuất hiện tràn ngập trên thị trường và kéo giá cả sụt giảm làm cho lợi nhuận của công ty cũng suy giảm nhanh chóng. Do các sản phẩm này không chịu những chi phí lớn như R&D, chi phí quảng cáo nên chúng có thể đem lại cho khách hàng những khoản chiết khấu từ 50 - 90% so với sản phẩm của các hãng có tên tuổi. Yêu cầu về vốn: là khoản tài chính cần thiết cho trang thiết bị, nguyên liệu, quảng cáo, R&D và những chi phí khác của một hãng. Yêu cầu về vốn càng cao thì rào cản thâm nhập càng lớn. Các quy định của chính phủ: cũng là một loại rào cản đối với các công ty mới muốn thâm nhập thị trường (chẳng hạn ở Việt Nam là các quy định về những ngành kinh doanh có điều kiện, hoặc các ngành ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân hay quốc phòng, an ninh). 4. Nhà cung cấp. Nguyên vật liệu mà tổ chức sử dụng để sản xuất sản phẩm được cung cấp bởi nhà cung ứng. Các xưởng thép cần quặng sắt, máy móc và nguồn lực tài chính. Trường đại học tư có thể cần hàng trăm nhà cung ứng cho giấy, bút chì, máy vi tính, xe tải, nhiên liệu, điện và sách. Các công ty lớn chẳng hạn như General Motors, Westinghouse và Exxon lệ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng, khoảng trên 5000 nhà cung ứng. Tuy nhiên, nhiều công ty sử dụng ít nhà cung ứng hơn và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với họ để nhận được nguồn cung ứng chất lượng cao với giá thành thấp. Mối quan hệ giữa người sản xuất và nhà cung ứng truyền thống đã từng là đối thủ với nhau, nhưng nhiều công ty đang tìm kiếm sự hợp tác như là chìa khóa để tiết kiệm tiền, duy trì chất lượng và cung ứng nhanh sản phẩm cho thị trường. Chương III- Môi trường của tổ chức - 73 - 5. Thị trường lao động. Thị trường lao động đề cập đến những người được thuê mướn làm việc cho tổ chức. Thị trường lao động tác động đến tổ chức bao gồm (1) nhu cầu sự gia tăng nhu cầu về công nhân thành thạo máy vi tính, (2) sự cần thiết cho việc đầu tư liên tục vào nguồn nhân lực thông qua chiêu mộ, giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường không biên giới và (3) tác động của bảo hộ thương mại, tự động hóa và dịch chuyển nhà máy từ vị trí này sang vị trí khác, tạo ra nhu cầu lực lượng lao động không thường xuyên ở một số khu vực và sự thiếu hụt ở một số nơi khác. Các công ty phải quan tâm nhiều đến môi trường bên ngoài vì chúng tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà quản trị của tổ chức và phải thiết kế tổ chức cũng như những chiến lược, chính sách để thích nghi với môi trường. IV. QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU Hoạt động trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hoá, các nhà quản trị và tổ chức cần chuẩn bị các khả năng để thích ứng với những biến đổi và ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu cũng như sẵn sàng cho những chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế. 1. Những xu hướng của kinh tế toàn cầu Khi nghiên cứu các đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, các nhà kinh tế đã tổng hợp thành một số xu hướng chính sau: • Cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu • Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng được rút ngắn • Tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu được nâng cao • Công nghệ thông tin mang tính toàn cầu • Sự xuất hiện của những thị trường mới • Sự hình thành các tổ chức không biên giới • Lực lượng lao động toàn cầu 2. Chiến lược kinh doanh quốc tế Phần này sẽ mô tả các chiến lược thường được các tổ chức áp dụng để tiến hành kinh doanh trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 6 chiến lược này và chúng được sắp xếp từ thấp đến cao về mức độ linh động và sự đòi hỏi nguồn lực. Hình III- 3 mô tả các chiến lược kinh doanh quốc tế - Mức độ linh hoạt: xem xét đến cấu trúc của tổ chức (ví dụ : số lượng các cấp quản trị của tổ chức, số lượng đội ngũ nhân viên và phòng ban), khối lượng những sự phối hợp cần thiết để đem một sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. - Giới hạn nguồn lực: cho biết mức độ tài sản tài chính và hệ thống hỗ trợ thông tin được tổ chức sử dụng cho chiến lược kinh doanh toàn cầu. Các chiến lược của tổ chức có thể được thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào kinh nghiệm mà họ trải qua trên thương trường. Chẳng hạn, Celanese Chemical Corporation lựa chọn chiến lược xuất khẩu để thâm nhập các thị trường như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia Đông nam Á khác từ những năm đàu tiên của thập kỷ 90. Thông qua một cá nhân hay tổ chức có quyền lực và do đó cần rất ít sự hỗ trợ từ văn phòng trung tâm ở Dallas, Texas. Khi ngành kinh doanh hoá chất phát triển mạnh trong suốt những năm 90, Celanese đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình và phát triển thành một tập đoàn kinh doanh hoá chất quy mô toàn cầu .Khi đó cấu trúc tổ chức của tập đoàn cũng bắt đầu trở nên phức tạp và cần đến nhiều nguồn lực hơn cho sự phát triển vượt bậc của tổ chức. Tập đoàn này đã đầu tư Quản trị học - 74 - hơn 300 triệu đôla để xây dựng một nhà máy ở Singapore và thuê 100 nhân viên người bản xứ để quản lý hoạt động của nó. Đầu ra của nhà máy này được kết hợp với sản phẩm của các nhà máy khác ở Texas, Canada và California để cung cấp sản phẩm hoá chất cho thị trường thế giới. Hình III-2: Các chiến lược kinh doanh quốc tế1 a Chiến lược xuất khẩu: Chiến lược này bao gồm việc duy trì hệ thống máy móc thiết bị của công ty ngay tại quốc gia của mình và tiến hành việc vận chuyển hàng hoá và dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Khi một hãng nội địa định hướng hoạt động kinh doanh ra thị trường bên ngoài, bước đi đầu tiên của nó là xây dựng một nền tảng về khách hàng toàn cầu. Một dạng khác của hoạt động xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) là hình thức mậu dịch đối lưu, đây là thoả thuận đòi hỏi các công ty của quốc gia xuất khẩu phải mua lại một khối lượng sản phẩm ngang bằng về giá trị xuất khẩu từ quốc gia nhập khẩu. Mậu dịch đối lưu có tác động đến trên 30% giá trị thương mại toàn thế giới. b Chiến lược cấp phép: Chiến lược cấp phép liên quan đến việc một hãng (nhà cấp phép) ở một quốc gia cho phép các hãng nội địa hay nước ngoài (người được cấp phép) sử dụng các quyền khai thác một quy trình sản xuất, một nhãn hiệu, một sáng chế hay bí quyết kinh doanh có giá trị thương mại, đổi lại người được cấp phép phải trả các khoản phí hoặc một số quyền lợi đặc biệt nào đó cho nhà cấp phép. Những người tham gia cấp phép có thể bao gồm nhà sản xuất, các chuyên gia kỹ thuật hoặc chuyên gia Marketing. Một thoả thuận cấp phép đơn giản nhất có thể lấy ví dụ về việc cấp phép khai thác bản quyền sách giữa nhà xuất bản Mỹ và Canada cho phép các nhà xuất bản nước ngoài quyền được dịch các quyển sách sang ngôn ngữ khác, sau đó xuất bản, tiến hành các hoạt động marketing và phân phối. Lợi ích của hình thức cấp phép là nhà cấp phép không cần phải lo lắng trong việc đầu tư nguồn lực lớn ra nước ngoài hoặc các vấn đề sản xuât, 1 Susan E. Jackson, Don Hellriegel and John W. Slocum, “Management- A competetency based approach, 10th ed, Copyright ©2005 by Thomson South-Western, p. 109 Thấp Cao Thấp Cao Cam kết nguồn lực T ín h ph ức tạ p Xuất khẩu Cấp phép Nhượng quyền Liên minh Đa nội địa Toàn cầu Chương III- Môi trường của tổ chức - 75 - marketing hay quản trị hàng ngày. Pepsi Co và CocaCola sử dụng chiến lược này để gia tăng lợi nhuận mà không phải tiến hành các hoạt động đầu tư với các khoản chi phí tốn kém cho nhà phân phối hay đóng chai ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. c Chiến lược nhượng quyền kinh doanh Là quá trình công ty mẹ (người nhượng quyền)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_hoc_chuong_1_quan_tri_va_nha_quan_tri.pdf
Tài liệu liên quan