mục lục
Viết tắt . 6
Lời tựa đề . 7
Lời cảm ơn. 9
1. Bối cảnh thực tế của TKT tại Việt Nam.13
1.1. Khả năng tiếp cận .13
1.2. Dịch vụ dựa vào cộng đồng và y tế.14
1.3. Giáo dục .14
1.4. Thành lập các cơ sở chăm sóc tập trung .15
1.5. Hệ thống bảo vệ trẻ em.15
1.6. Tham gia của công dân .16
2. Tổng quan Công ước về Quyền của NKT .16
2.1. Tác động của phê chuẩn và tuân thủ với CRPD.16
2.2. Nội dung tổng quát của Công ước về Quyền của Người khuyết tật.17
3. Tổng quan pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT và Dự thảo Luật Người khuyết tật.17
3.1.Cơ sở của pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT .17
4. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử chỉ vì khuyết tật .20
4.1 Định nghĩa khuyết tật .20
4.2. Nâng cao phẩm giá, bình đẳng và không phân biệt đối xử.21
4.3. Môi trường sống phù hợp .22
5. Quyền tiếp cận .22
5.1. Quyền tiếp cận môi trường lý tính và phương tiện giao thông .23
5.2. Quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.24
6. Quyền sống trong cộng đồng.24
6.1. Quyền được gia đình bảo vệ.24
6.2. Quyền được sống trong cộng đồng.25
6.2.1. Quyền được sống trong nền tảng gia đình .26
6.2.2. Quyền được ra khỏi các cơ sở chăm sóc tập trung.27
6.3. Quyền được dịch vụ và đủ tiêu chuẩn cuộc sống.30
6.4. Quyền không bị lạm dụng và bóc lột, và quyền không bị tra tấn, đối xử ác nghiệt, phi nhân bản,
đối xử nhục mạ và trừng phạt.31
7. Quyền được chăm sóc sức khỏe .32
7.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí và đặc biệt.32
7.2. Quyền được phòng ngừa và can thiệp sớm .344
7.3. Quyền được thể hiện ý nguyện bằng lòng, tự quyết và tự lựa chọn .34
8. Quyền được giáo dục .35
8.1 Giáo dục hòa nhập.36
8.1.1. Giáo dục hòa nhập theo luật chung của Việt Nam .37
8.1.2. Giáo dục hòa nhập theo Dự thảo Luật Người khuyết tật của Việt Nam .39
8.2. Môi trường phù hợp trong các chương trình giáo dục .40
9. Quyền về danh tính , khai sinh và năng lực pháp lý .41
9.1. Danh tính và khai sinh .41
9.2. Năng lực pháp lý.42
10. Giám sát & tăng cường .43
10.1. Hệ thống bảo vệ trẻ em .43
10.2. Giám sát thực thi CRPD .44
10.3. Thu thập dữ liệu.45
11. Tham gia công dân .45
12. Kiến nghị cho chính phủ Việt Nam .46
12.1. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử vì khuyết tật .46
12.1.1. Tuyên bố về phân biệt đối xử.46
12.1.2. Tuyên bố về môi trường cư ngụ hợp lý.46
12.2. Quyền tiếp cận.47
12.2.1. Nêu rõ về khái niệm tiếp cận.47
12.2.2. Tăng cường thực hiện những quy định hiện hành.47
12.3. Quyền được sống trong cộng đồng .47
12.3.1. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với gia đình riêng của mình.47
12.3.2. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với một gia đình thay thế .47
12.3.3. Thiết lập một hệ thống toàn diện chăm sóc như gia đình có điều tiết công khai .47
12.3.4. Tạo lập tiêu chuẩn chăm sóc trong các.47
12.3.5. Cấm đưa thêm TKT mới vào các cơ sở chăm sóc tập trung.47
12.3.6. Thiết lập hệ thống bảo vệ trẻ em để phòng ngừa lạm dụng trong gia đình và trong các cơ
sở chăm sóc.48
12.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe .48
12.4.1. Cải thiện tình hình tiếp cận chăm sóc sức khỏe can thiệp sớm .48
12.4.2. Cải thiện tình hình tại những cơ sở và phương tiện thiết bị phục hồi chức năng.48
12.4.3. Tuyên bố về quyền có ý kiến đồng ý .48
12.5. Quyền được giáo dục.48
12.5.1. Yêu cầu pháp lý .485
12.5.2. Khảo sát việc tiếp cận .48
12.5.3. Đào tạo giáo viên.48
12.5.4. Thay đổi thái độ.49
12.5.5. Thu thập dữ liệu.49
12.5.6. Tăng cường việc thi hành Chỉ thị của Thủ tướng số 01/2006/CT-TTg .49
12.5.7. Chính sách đối với các nhà tài trợ quốc tế.49
12.6. Quyền về danh tính.50
12.6.1. Đăng ký khai sinh khi ra đời.50
12.6.2. Tôn trọng năng lực tham gia của TKT.50
12.7. Tăng cường thực hiện và cơ chế giám sát.50
12.7.1. Thiết lập một hệ thống bảo vệ trẻ em.50
12.7.2. Đào tạo cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp .50
12.7.3. Giám sát và thực thi .50
12.7.4. Tham gia công dân .50
13. Kiến nghị cho các nhà tài trợ.50
Phụ bản 1: Ban hành giáo dục hòa nhập ở các nước đang phát triển .52
53 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T thực tế có được quyền này. Trong khi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em Việt Nam khẳng định rằng tất cả trẻ em đều có quyền sống cùng cha mẹ và không ai có quyền
đưa trẻ em rời xa cha mẹ, trừ phi vì lợi ích của trẻ,109 nhưng lại không áp dụng cụ thể riêng cho TKT.
Hiện nay, cách làm tách biệt TKT ra khỏi cha mẹ chúng phần nào vẫn đang tiếp tục diễn ra vì dịch vụ
dựa vào cộng đồng hiện nay chưa đủ để cho phép thực hiện quyền này.110 Việt Nam với cơ chế còn bị
102 Như trên
103 Ý kiến nhận xét chung 9, U.N. CRC, Phiên họp 43, đoạn 47 U.N. Doc. CRC/C/GC/9 (2006).
104 Như trên
105 Như trên
106 CRPD, 22-10-2007, tại Điều 19.
107 Như trên tại Điều 23(5).
108 Ý kiến nhận xét chung 9, U.N. CRC, 43rd Sess., at 790, U.N. Doc. CRC/C/GC/9 (2006).
109 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, No.25/2004/QH 11 June, 2004, điều 13.
110 Phân tích tình hình các cơ sở và chương trình chăm sóc thay thế tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 17, tại 38-39.
27
hạn chế để cung cấp tài chính và các dạng hỗ trợ khác cho những gia đình có TKT.111 Luật Việt Nam có
một số điều khoản cho chăm sóc dựa vào cộng đồng thông qua (1) bà con họ hàng, (2) người bảo trợ,
(3) nhận con nuôi, (4) cơ sở chăm sóc như gia đình, và (5) các cơ sở chăm sóc tập trung.112 Tuy nhiên,
vẫn thiếu hệ thống chăm sóc như gia đình được điều tiết công khai cho những tình huống mà gia đình
không thể nuôi dưỡng con cái bị khuyết tật.113 Nên chỉnh sửa những thiếu sót này để bảo đảm TKT có
quyền sống trong một nền tảng gia đình.
6.2.2. Quyền được ra khỏi các cơ sở chăm sóc tập trung
Hơn 50 năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã thu thập tài liệu về hậu quả đưa trẻ em vào các trại.114 Trong
khi nguy hiểm đặc biệt lớn đối với tuổi ấu thơ, thì các cháu già dặn hơn cũng dễ bị tổn thương.115 Những
nguy hiểm này gồm vấn đề nhận thức, rối loạn hành vi và tình cảm nghiêm trọng, hội chứng bắt chước
tự kỷ, những vấn đề nhập loạn giác quan, chậm nói và khả năng ngôn ngữ, bệnh tật, và thiếu chất phát
triển thể chất.116 Trong khi trẻ em có thể hồi phục khỏi nhiều yếu tố cản trở phát triển do các trại gây ra,
tổn thương tâm lý do trại gây ra chắc sẽ tồn tại suốt đời.117
Cao ủy LHQ về Nhân quyền đã dứt khoát khẳng định rằng “Nhất định phải bãi bỏ pháp chế cho quyền
đưa những NKT vào trại vì họ khuyết tật mà không được sự đồng ý và tự do lựa chọn của họ.”118 Bổ
sung vào việc đơn thuần bãi bỏ kiểu đưa NKT vào trại mà không được họ đồng ý, Điều 19 của CRPD
tạo nghĩa vụ tích cực cho chính phủ cần lập kế hoạch đưa NKT ra khỏi các cơ sở chăm sóc tập trung và
tạo ra những dịch vụ cần thiết làm phương án thay thế dựa vào cộng đồng có ý nghĩa hơn so với các trại.
Như Cao ủy LHQ về Nhân quyền nêu rõ, một chính sách được khẳng định để đưa người ra khỏi trại là
chưa đủ:
“Các khoản của Điều 19 của Công ước mang theo nhiều hàm ý xa vời đối với tất cả
hình thức chăm sóc NKT trong trại. Sự công nhận quyền của NKT được sống độc
lập và hòa nhập cộng đồng đòi hỏi sự chuyển biến của những chính sách chính phủ
từ việc chăm sóc trong các trại sang những dịch vụ hỗ trợ dựa vào cộng đồng và tại
gia đình. Yếu tố cơ bản của bất cứ sự can thiệp nào nhằm vào tác động đến quyền
111 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 24.
112 Như trên at 31.
113 Như trên
114 Charles H. Zeanah và tất cả., Nghiên cứu thiết kế để tìm hiểu tác động của cuộc sống trong trại lên não bộ và phát triển hành
vi: dự án can thiệp sớm Bukaret, 15 Phát triển và Bệnh học tâm lý 885, 886 (2003) (tổng kết 5 thập niên nghiên cứu
tài liệu về tác hại của cuộc sống trong trại); D.A. Frank và tất cả. Nhi đồng và trẻ nhỏ tuổi trong các trại trẻ em mồ côi:
Một quan điểm từ các nhà tâm lý trẻ em và nhi khoa, 95 Nhi khoa (1996); JAMES CONROY và VALERY BRADLEY,
Nghiên cứu ngành dọc PENNHURST: Báo cáo 5 năm Nghiên cứu và Phân tích (1985).
115 Dana Johnson, Trình tự y tế và phát triển của việc đưa trẻ em nhỏ tuổi vào trại tại các cơ sở nhận nuôi dưỡng trẻ em Đông
Âu, trong cuốn Tác động bất lợi sớm lên phát triển thần kinh 147 (C. Nelson, xuất bản., 2000).
116 Zeanah và tất cả., như đã trích dẫn chú giải 114, tại 15. Xem Kim Chisholm, Báo cáo 3 năm theo dõi tình trạng lệ
thuộc và phân biệt đối xử quan hệ bạn bè trong số trẻ em tại các trại trẻ mồ côi ở Ru-ma-ni, 69 Phát triển của trẻ em
1092 (1998); Megan Gunner, Jacqueline Bruse, và Harold Grotevant, Nhận làm con nuôi quốc tế các cháu được nuôi
dưỡng trong các trại: Nghiên cứu và chính sách, 12 Phát triển và Nghiên cứu bệnh tâm lý 677 (2000); Dana Johnson,
Những vấn đề y học trong nhận con nuôi quốc tế: Những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trước khi được nhận, 30
Những gia đình nhận con nuôi 18 (1997); T.C. Benoit, và tất cả., Tình hình nhận con nuôi tại Ru-ma-ni: Kinh nghiệm
Manitoba, 150 Hồ sơ lưu trữ về y học tuổi nhi đồng và tuổi dậy thì 1278 (1996); Michael Rutter, và tất cả., Kiểu tự kỷ
ám thị sau tình hình sớm bị tước đoạt nặng nề, 40 Tạp chí Tâm lý trẻ em và Nhi khoa và những nguyên lý ứng dụng 547
(1999).
117 Johnson, như đã trích dẫn chú giải 115, at 147
118 Báo cáo thường niên của Cao ủy LHQ về Nhân quyền và Báo cáo của văn phòng Cao ủy và Tổng thư ký, như đã trích
dẫn chú giải 40 đoạn 49.
28
được sống độc lập và hòa nhập cộng đồng là sự công nhận pháp lý rõ ràng về quyền
của NKT được quyết định cho mình sống ở đâu và sống với ai. Sự công nhận này
cũng nên phản ánh công khai việc thu xếp bố trí chăm sóc nội trú không đúng luật
đã đi ngược lại với mong mỏi của NKT.”119
“Việc đưa NKT ra khỏi cơ sở chăm sóc tập trung là cần thiết nhưng không đủ để đạt
được mục đích sống độc lập. Trong nhiều trường hợp, chiến lược quốc gia là phối
kết hợp can thiệp vào những lĩnh vực dịch vụ xã hội, sức khỏe, nhà ở và việc làm, ở
mức độ rất tối thiểu, sẽ là cần thiết. Để thực hiện hiệu quả những chiến lược như vậy
điều cần thiết là nguyên tắc sống độc lập cần phải bắt nguồn trong khuôn khổ pháp
lý được thiết lập rõ ràng là một quyền pháp lý và đến lượt nó đặt trách nhiệm vào
chính quyền và các nhà cung cấp dịch vụ, trong khi đó cũng cho phép việc cầu viện
trong trường hợp vi phạm. Những khuôn khổ pháp lý như vậy sẽ gồm có công nhận
quyền tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ cần thiết để cho phép sống độc lập và hòa nhập
cuộc sống cộng đồng và bảo đảm rằng hỗ trợ sống độc lập được sắp xếp bố trí trên
cơ sở lựa chọn và mong muốn cá nhân, theo đúng với những nguyên tắc của Công
ước.”120
Vậy mà bất chấp cách nói này, những chính sách hiện nay tại Việt Nam không giải quyết tình huống
của trẻ em đang sống trong các trại, và không có chiến lược quốc gia để đưa các em ra khỏi trại. Theo
UNICEF và Bộ LĐTB&XH, TKT tại Việt Nam thường được đưa vào các trại là theo một quy trình tiêu
chuẩn.121 Hơn thế nữa các em phải ở một thời gian lâu, thường là cho tới tận năm 18 tuổi và ngoài tuổi
đó.122 Việc đưa các em vào trại hiếm khi được tổng kết, và khi có tổng kết thì trọng tâm lại đặt vào điều
kiện vật chất của trẻ.123 Như vậy là chính phủ Việt Nam sau này nên chấm dứt việc đưa thêm các cháu
khuyết tật vào các cơ sở tập trung. Trong thời gian này, cũng nên đề ra một lịch biểu để giảm dần việc
sử dụng các trại hiện nay và đưa các em đang ở cơ sở đó về với gia đình trong cộng đồng.
Mặc dù dự thảo Luật Người khuyết tật nêu rằng các cơ sở chăm sóc, trại cần phải đề cao cuộc sống cộng
đồng và gia đình cho trẻ em và người lớn khuyết tật,124 không có vẻ chắc chắn là việc này sẽ có tác động
trong thực hành bởi vì một số lý do. Thứ nhất các trại này có thể có lợi ích khi giữ người tại đó để họ duy
trì đội ngũ nhân viên và ngân sách của trại. Lý do thứ hai, một khi những cá nhân sống trong một cơ sở
chăm sóc tập trung một thời gian khá lâu, họ trở nên bị “trại hóa”, hay nói cách khác là quen sống trong
cơ sở tập trung và như vậy họ thường sợ bị thả ra thế giới bên ngoài nơi mà họ không hề hiểu biết. Hơn
nữa, dự thảo Luật Người khuyết tật lại không gồm có tiêu chuẩn liên quan đến ai là người quyết định
bệnh nhân nào là “đủ tiêu chuẩn” và “sẵn lòng” rời khỏi cơ sở tập trung. Nếu không có những tiêu chí
như vậy, quyết định cho ra khỏi cơ sở chăm sóc tập trung là do đội ngũ cán bộ chuyên môn điều trị phán
xét, mà việc này có thể khác với ý kiến của gia đình hoặc của người trong cơ sở. Trong những trường
hợp như vậy, phán xét của đội ngũ cán bộ ở cơ sở thường chiếm ưu thế. Như vậy, Chính phủ Việt Nam
nên chú trọng tạo ra một chiến lược để cung cấp những lựa chọn khác dựa vào cộng đồng thực sự thay
thế cho chăm sóc trong cơ sở tập trung, thay thế cho việc tiếp tục thực hiện chăm sóc trong cơ sở tập
trung.
119 Như trên ở đoạn 50.
120 Như trên ở đoạn 51.
121 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 33.
122 Như trên
123 Như trên
124 Dự thảo Luật Người khuyết tật, 5-10-2009, điều. 37(5). Luật khẳng định rằng các cơ sở chịu trách nhiệm nuôi dưỡng
người khuyết tật phải “cộng tác với UBND cấp xã/phường nơi người khuyết tật cư trú để đưa trở về gia đình hoặc
cộng đồng những ai đủ trình độ và sẵn lòng ra khỏi các trung tâm bảo trợ xã hội về với gia đình và cộng đồng.”
29
Còn đối với việc tạo ra một chiến lược để cung cấp việc chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng, hiện nay
tại Việt Nam chưa tồn tại hệ thống chăm sóc như gia đình dược điều tiết công khai. Tuy nhiên Việt Nam
đã bắt đầu quá độ từ các thể chế trại sang chăm sóc dựa vào gia đình.125 Vào ngày 25/3/2005, Thủ tướng
ra quyết định số 65/2005/QĐ-TTg, đệ trình một kế hoạch “chăm sóc dựa vào cộng đồng trẻ em mồ côi
vô gia cư, trẻ em bị bỏ rơi, TKT nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em sống chung với
HIV/AID cho giai đoạn 2005 - 2010”126 Quyết định này có những kế hoạch làm những việc sau đây: thí
điểm đưa trẻ em trong những hoàn cảnh đặc biệt hiện đang được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã
hội của nhà nước về với cộng đồng theo hình thức những gia đình chăm sóc, cán bộ chăm sóc như cha
mẹ hoặc chăm sóc tại nhà xã hội ; phát triển mô hình nhà xã hội thí điểm để chăm sóc trẻ em có những
hoàn cảnh đặc biệt tại cấp xã ; thí điểm việc chuyển từ chăm sóc trong cơ sở trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ở những trung tâm bảo trợ xã hội nhà nước sang hình thức chăm sóc tập trung với “gia đình quy mô
nhỏ” trong các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước.”127
Định hướng chính sách chung do quyết định số 65/2005/QĐ-TTg đề ra là một bước tích cực trong
việc chuyển đổi sang hệ thống chăm sóc như gia đình có điều tiết công khai. Là một biện pháp đảm
bảo quyền được sống với một gia đình, cố gắng cung cấp những phương án lựa chọn dựa vào cộng đồng
được thiết lập trong chương trình thí điểm triển khai theo quyết định số 65/2005/QĐ-TTg nên được áp
dụng cho tất cả TKT và thực thi đầy đủ. Trẻ em hiện nay đang sống trong các trại nên được hòa nhập trở
lại vào xã hội mà không trì hoãn nữa.
Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg là đưa trẻ em Việt Nam “trong các trung tâm bảo trợ xã hội vào “gia
đình quy mô nhỏ” nằm bên trong những trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước.”128 Mô hình này dường
như đơn thuần là hình thức thay thế một cơ sở tập trung to bằng một cơ sở nhỏ. Kinh nghiệm quốc tế
cho thấy những mối nguy hiểm đối với trẻ em sống trong bối cảnh tập trung như vậy, thậm chí dù những
trại đó nhỏ hơn và sạch sẽ.129 Những môi trường “giống gia đình” nằm bên trong những bức tường của
trại không thể thay thế được những gia đình thực sự.130 Thậm chí khi nhiều nguồn lực được đầu tư vào
đội ngũ nhân viên nhiều hơn hoặc các trại sạch sẽ hơn, trẻ em vẫn phải trải qua hao tổn tâm lý và chậm
phát triển do lớn lên trong một bối cảnh tụ hợp.131 Như UNICEF đã phát hiện trong văn bản “Phân tích
tình hình các chương trình chăm sóc ở trại và chăm sóc thay thế” 2004, các nhà tài trợ nước ngoài tại Việt
Nam thể hiện ý muốn đầu tư vào việc chỉnh sửa nâng cấp các trại này hơn là đầu tư vào hỗ trợ hình thức
hay thế dựa vào cộng đồng.132 Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài nên tránh mắc lỗi này
bằng việc chuyển hướng hỗ trợ cho trẻ em tại các gia đình có con khuyết tật và cung cấp dịch vụ trong
một bối cảnh tập trung hơn trong những cộng đồng địa phương.
Một trong những sai lầm mà các nước khác đã mắc phải khi họ cải cách đã bắt đầu bằng việc phục vụ trẻ
em ít khiếm khuyết nhất, để mặc trẻ em khiếm khuyết nhiều sống trong các trại hoặc bị chia tách khỏi
xã hội ngay trong nhà của chúng. Điều không may là cải cách thường diễn ra lâu hơn mong đợi và TKT
nặng bị lãng quên và sống trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất việc chăm sóc trong các trại góp phần thậm
chí làm tồi tệ hơn tình trạng khuyết tật. Nếu Việt Nam bắt đầu tiến trình cải cách bằng việc đáp ứng nhu
125 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, at 31.
126 Quyết định số 65/2006/QD-TTg, 25-3-2005.
127 Như trên
128 Quyết định số 65/2006/QD-TTg, 25-3-2005.
129 Xem ví dụ. Nỗi đau khổ âm thầm: Chia tách và lạm dụng nhi đồng ở Ru-ma-ni, MDRI 20 (Washington DC), 2006.
130 Như trên
131 Như trên
132 Phân tích tình hình các chương trình thay thế và cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú
giải 17, tại 14.
30
cầu của TKT nặng nhất trước tiên, việc đó sẽ thể hiện rằng tất cả TKT có thể được hòa nhập vào cộng
đồng. Giải pháp cho trẻ em hiện đang sống nội trú trong các trại về cơ bản cũng như đối với tất cả TKT
trong xã hội Việt Nam.
6.3. Quyền được dịch vụ và đủ tiêu chuẩn cuộc sống
Dịch vụ và tiêu chuẩn sống đầy đủ là cần thiết cho trẻ em và NKT được sống trong gia đình hoặc bối
cảnh cộng đồng nằm bên ngoài một cơ sở chăm sóc tập trung. Không có dịch vụ và tiêu chuẩn sống đầy
đủ, sẽ không thực hiện được quyền của trẻ em và NKT. Như vậy, CRPD khẳng định rằng các quốc gia
thành viên phải đảm bảo rằng “NKT tiếp cận được một loạt điều kiện tại gia, nội trú và hỗ trợ cộng đồng
khác để sống và hòa nhập vào cộng đồng, và để ngăn ngừa sự cách ly hoặc chia tách khỏi cộng đồng.”
133Các quốc gia thành viên cũng phải “thực hiện cung cấp thông tin toàn diện sớm, dịch vụ và hỗ trợ
TKT và gia đình của trẻ.”134
Dự thảo Luật Người khuyết tật đặt ra công tác hỗ trợ xã hội dựa vào cộng đồng cho những NKT và liệt
kê những người được hưởng một khoản trợ cấp hàng tháng gồm cả những người “khuyết tật nặng”.135
Nó khẳng định rằng “những NKT nặng không có ai hỗ trợ hoặc không có khả năng sống với gia đình
hoặc trong cộng đồng sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính trong những dịch vụ nuôi dưỡng và chăm
sóc tại những cơ sở bảo trợ xã hội.”136 Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg tìm cách xóa đói giảm nghèo
trong những cộng đồng nghèo và hộ gia đình nghèo có trẻ em và NKT. Nghị định số 67/NĐ-CP ngày
13/4/2007 đề ra những chính sách hỗ trợ công tác bảo trợ xã hội cho những NKT nặng, đã nêu đại
cương về những khoản trợ cấp hàng tháng, và cung cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, những phiên bản
cũ của Nghị định này lại không gồm trẻ em dưới 15 tuổi là những đối tượng được hưởng, và một số tỉnh
vẫn tiếp tục sử dụng những phiên bản cũ để áp dụng.137 Như vậy, tất cả các tỉnh cần phải thực hiện theo
Nghị định mới đây nhất.
Dự thảo Luật Người khuyết tật và những chỉ thị nêu trên đang tìm cách cung cấp tiêu chuẩn sống đầy
đủ, nhưng những chỉ thị trên cũng cần được thay đổi sao cho quyền được dịch vụ và tiêu chuẩn sống
đầy đủ không chỉ nằm ở phía khuyết tật “nặng”. Tới mức độ như nêu ở Điều 34 và 35 của dự thảo Luật
Người khuyết tật dựng lên những hệ thống riêng tách biệt của dịch vụ, hỗ trợ, trường học, các chương
trình nội trú và các trại cho NKT “nặng”, nó không nhất quán với CRPD. Mặt khác nếu Luật được điều
chỉnh để có được hỗ trợ tài chính cho tất cả những NKT được cộng đồng hỗ trợ, thì điều khoản này sẽ
tuân theo đúng với CRPD bởi vì CRPD ủng hộ sống trong cộng đồng hơn là sống trong các cơ sở tập
trung và các chương trình nội trú.
Chương của Dự thảo Luật Người khuyết tật về bảo trợ an sinh xã hội cũng nên khẳng định bằng ngôn từ
chắc chắn rằng NKT có quyền sống trong cộng đồng và an sinh xã hội để công tác bảo trợ sẽ giúp cho
họ có khả năng sống được trong cộng đồng, và quyền sống trong cộng đồng không phụ thuộc vào tình
trạng khuyết tật nặng. Trong tình huống NKT bị giữ trong các trại bảo trợ xã hội, ta phải thiết lập những
tiêu chuẩn để đảm bảo rằng họ có được dịch vụ và tiêu chuẩn sống đầy đủ.
133 CRPD. 22-10-2007, điều 19(b).
134 Như trên tại Điều 23(3).
135 Dự thảo Luật Người khuyết tật, 5-10-2009, điều. 34.
136 Như trên tại Điều 35(1).
137 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, at 47.
31
6.4. Quyền không bị lạm dụng và bóc lột, và quyền không bị tra tấn, đối xử ác nghiệt, phi
nhân bản, đối xử nhục mạ và trừng phạt
CRPD khẳng định dứt khoát rằng “không ai bị tra tấn hoặc đối xử ác nghiệt, phi nhân bản hoặc nhục mạ
hoặc bị trừng phạt.”138 Công ước này cũng ủy quyền là những quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các
biện pháp để “ngăn ngừa việc NKT, trên cơ sở bình đẳng, bị tra tấn đối xử ác nghiệt, phi nhân bản hoặc
nhục mạ hoặc trừng phạt.”139 Thông tín viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về điều tra tra tấn đã nêu rằng
một số tập quán y tế nhất định có thể cấu thành tra tấn, như là (i) thí nghiệm khoa học và y học và (ii) can
thiệp y tế, như là nạo phá thai và triệt sản, liệu pháp sốc điện, can thiệp tâm thần cưỡng bức, bắt cam kết
vào các trại tâm thần không tự nguyện.140 Ông cũng lưu ý rằng tập quán sử dụng kiểu cấm đoán về lý tính
lâu dài đối với trẻ em trong các trại tế bần cũng cấu thành một hình thức “điều trị tồi tệ hoặc tra tấn.”141
Những nguyên tắc của Liên hiệp quốc bảo vệ người bệnh tâm thần đã cho những hướng dẫn chi tiết về
quy trình bảo vệ cần thiết nhằm bảo đảm rằng những người bị nhốt cách ly không bị lạm dụng.142
CRPD yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để “bảo vệ NKT
chống lại tất cả những hình thức bóc lột, bạo lực và lạm dụng, kể cả những vai trò dựa vào giới tính của
họ.”143 Hơn thế nữa, các quốc gia thành viên còn phải thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để
phòng ngừa những hình thức hỗ trợ giúp đỡ nhạy cảm về giới tính và lứa tuổi đối với NKT và gia đình
của họ và những người chăm sóc. Thông tín viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tra tấn144 và Thông tín
viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền được chăm sóc sức khỏe145 cả hai người đều chỉ ra rằng những
cá nhân khuyết tật đặc biệt bị rủi ro lạm dụng khi họ ở những vị trí không có quyền lực điển hình thấy
được khi họ bị giữ trong các trại nội trú. Vì trẻ em và người lớn khuyết tật trong các trại dễ bị tổn thương
hơn, quyền được bảo vệ của họ không bị lạm dụng và bóc lột phải được bảo vệ đầy đủ.
Phòng ngừa lạm dụng và đối xử tàn tệ đối với trẻ em và người lớn khuyết tật cần phải là một ưu tiên trong
thực tế là trẻ em và người lớn khuyết tật trong các trại đặc biệt dễ bị tổn thương. Như vậy, hiến pháp Việt
Nam khẳng định: “Công dân phải được thừa hưởng những yêu cầu không được xâm phạm về thân thể
và được luật pháp bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, danh dự và phẩm giá. Nghiêm cấm sử dụng những hình
thức quấy rối, ép buộc, tra tấn, xâm phạm danh dự, phẩm giá của công dân.”146 Việt Nam có những luật
trong nước bảo vệ trẻ em không bị lạm dụng và bóc lột,147 và Dự thảo Luật Người khuyết tật chứa đựng
138 CRPD, 22-10-2007, điều 15(1).
139 Như trên tại Điều 15(2).
140 Đề cao và bảo vệ nhân quyền: Tra tấn và đối xử ác nghiệt, phi nhân tính và nhục mạ hoặc trừng phạt: Ghi chú của
Tổng thư ký LHQ G.A.O.R. 63 Sess., Item 67(a), at para. 58-65, U.N. Doc. A/63/175 (2008).
141 Như trên khổ đoạn. 55.
142 G.A. Res. 46/119, U.N. GAOR, Nguyên lý bảo vệ người thiểu năng thần kinh, phiên họp lần thứ 75,bản in 11(11),
tài liệu LHQ. A/RES/46/119 (1991).
143 CRPD, 22-10-2007, điều 16(a).
144 Tra tấn và đối xử ác nghiệt, phi nhân tính và nhục mạ hoặc trừng phạt:, tài liệu LHQ. A/63/175 (2008), như đã trích
dẫn chú giải 140, khổ đoạn 50 .
145 Báo cáo của Thông tín viên đặc biệt về quyền của mọi người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được của
sức khỏe thể chất và tinh thần, Hội đồng kinh tế và xã hội LHQ chương, mục 10, khổ đoạn 8, tài liệu LHQ E/
CN.4/2005/51 (2005).
146 Hiến pháp Việt Nam. (1992), điều 71.
147 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em bảo vệ trẻ em chống các kiểu lạm dụng, tắc trách, và bóc lột. Thêm vào đó,
Nghị định Chính phủ số 114//2006/ND-CP gồm quy định xử phạt vi phạm và lạm dụng trẻ em, phạt tiền và truy tố
hình sự những ai vi phạm. Năm 1999, chính phủ cũng ban hành Luật xử phạt, ngăn cấm một số tội chống lại trẻ em.
Mới đây hơn, chương trình quốc gia Hành động vì trẻ em Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2010, được Thủ tướng phê
duyệt theo Quyết định số 23/2001/QD-TTg ngày 26/02/2001, đề ra “những mục tiêu cụ thể bảo vệ trẻ em khỏi tệ
nạn xã hội, phòng ngừa bạo lực chống lại trẻ em, chống phân biệt đối xử chống trẻ em, phòng ngừa thương tích trẻ
em, đề cao xúc tiến chăm sóc trẻ em khuyết tật.”
32
những điều khoản bảo vệ NKR không bị lạm dụng do phân biệt đối xử.148 Việt Nam cũng đã phê chuẩn
một vài công ước quốc tế bảo vệ quyền của trẻ em chống lạm dụng, bạo lực và bóc lột.149
Thế nhưng bất chấp có vô số luật nghiêm cấm lạm dụng, không có văn bản luật nào của Việt Nam đặc
biệt bảo vệ TKT khỏi lạm dụng, đối xử tàn tệ, bạo lực và bóc lột đặc biệt trong bối cảnh sống nội trú và
trong các trung tâm chăm sóc tập trung. Điều 13 của Dự thảo Luật Người khuyết tật nên gồm có một
điều khoản mới đặc biệt nghiêm cấm cách cư xử như vậy, và tất cả những Luật liên quan khác nêu ở trên
cũng cần phải được điều chỉnh để áp dụng đặc biệt cho TKT. những biện pháp cũng cần phải được thi
hành để tăng cường quyền không bị lạm dụng và bóc lột bằng cách xây dựng những dịch vụ bảo vệ trẻ
em. Điều này nghĩa là dịch vụ bảo vệ trẻ em nên được thiết lập cho phép người dân báo cáo những vụ
lạm dụng, những vụ lạm dụng cần phải được điều tra, và phải có phản ứng tức thì để chấm dứt lạm dụng.
Các cán bộ bảo trợ xã hội phải được đào tạo để xử lý những báo cáo và để tự mình báo cáo những tình
huống lạm dụng như vậy. Để tìm hiểu thêm thông tin về bảo trợ trẻ em, xem thêm mục 12.7.1 của bản
báo cáo này có tiêu đề Thiết lập một hệ thống bảo trợ trẻ em.
7. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trong khi luật Việt Nam công nhận quyền được chăm sóc sức khỏe và cung cấp những dịch vụ phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng, còn nhiều TKT tại Việt nam chưa tiếp cận được với chăm sóc sức khỏe.
Số lượng trẻ em được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng rất thấp, với mức xấp xỉ 1/3 gia đình có
TKT chưa bao giờ nhận được điều trị cho con mình.150 Đối với những gia đình nào tìm kiếm được điều
trị cho con mình, 50% được thừa hưởng từ chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, trong khi
đó 38% tiếp cận được khám bệnh và điều trị miễn phí.151 45% nhận được thẻ bảo hiểm y tế.152 Như vậy,
quyền được chăm sóc sức khỏe cần phải được thực thi theo cách thức có ý nghĩa là cung cấp cho NKT
loại hình chăm sóc mà họ yêu cầu.
Dự thảo Luật Người khuyết tật đưa ra một loạt những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng
cho NKT rất có giá trị. Luật lại không nêu quyền phục hồi trí tuệ mà điều này rất thiết yếu đối với những
NKT trí tuệ hoặc những trường hợp khuyết tật nặng khác để xây dựng hoặc duy trì những kỹ năng sống
trong cộng đồng và kỹ năng tự chăm sóc. Cũng cần đặc biệt tham khảo quyền được dịch vụ phục hồi chức
năng tâm lý dựa vào cộng đồng, mà đây là những yếu tố thiết yếu cho trẻ em thiểu năng trí tuệ sống trong
cộng đồng. Cuối cùng, Dự thảo Luật Người khuyết tật không bảo vệ quyền tự chủ của cá nhân, quyền tự
quyết và quyền tự lựa chọn dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế như đòi hỏi của CRPD. Chính phủ Việt Nam
cũng nên bổ sung một chương vào Dự thảo Luật Người khuyết tật để bảo vệ quyền của NKT đối với ý
nguyện của họ, tự quyết và tự lựa chọn. Cần có những điều khoản bảo vệ đặc biệt chống lại việc điều trị
ép buộc đặc biệt trong bối cảnh của các cơ sở chăm sóc tập trung và chăm sóc sức khỏe tâm thần.
7.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí và đặc biệt
CRPD yêu cầu các quốc gia thành viên “cung cấp cho NKT cùng hạng loại, cùng chất lượng và tiêu
chuẩn chăm sóc và những chương trình sức khỏe miễn phí hoặc có thể chi trả được như đối với những
148 Dự thảo Luật Người Khuyết tật 2009, điều 13.
149 Những công ước này gồm Công ước về quyền trẻ em và Nghị định thư tùy nhiệm, Công ước Tổ chức Lao động quốc
tế số 138 (1973) liên quan đến độ tuổi tối thiểu được nhận làm việc, và Công ước ILO số 182 (1999) liên quan đến
Nghiêm cấm và Thi hành ngay lập tức để chấm dứt tất cả các dạng thức Lao động trẻ em.
150 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 80.
151 Như trên
152 Như trên
33
người khác.”153 Các quốc gia thành viên cũng phải “cung cấp những dịch vụ tăng cường sức khỏe cần
thiết cho NKT, đặc biệt bởi vì những khuyết tật của họ.”154 CRC cũng đưa ra quyền của TKT đối vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_quyen_cua_tre_em_khuyet_tat_tai_viet_nam.pdf