Một khảo sát cho thấy rằng các vật nuôi góp phần vào sinh kế của
ít nhất 70% người nghèo vùng nông thôn trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều
giống vật nuôi đang trong tình trạng bị đe doạ về sự thoái hoá di truyền, vì
vậy cần được quan tâm để đảm bảo không liên quan đến các mục tiêu phát
triển trong tương lai. Hơn nữa, sự tác động của việc thay đổi cơ cấu năng
suất vật nuôi lên môi trường cũng như những vấn đề liên quan cần được
quan tâm.
Các loài động vật đã được thuần hoá từ 12 nghìn năm trước. trong
số 40 nghìn loài có xương sống trên trái đất, có 40 loài đã được chọn sử
dụng cho các mục đích khác nhau của con người trong nuôi dưỡng và
thuần hoá. Trong đó chỉ có 14 loài cho năng suất hơn 90% năng suất vật
nuôi toàncầu.
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình sinh học - Đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm đau và thuốc trị ung thư. Các vi sinh vật ngoài ra rất
quan trọng đối với sức khoẻ con người- như thuốc kháng sinh penicillin là
rất phổ biến. Các sản phẩm tự nhiên còn có giá trị quan trọng như thuốc
diệt côn trùng, góp phần cho sức khoẻ con người thông qua việc nâng cao
năng suất nông nghiệp và trong kiểm soát các bệnh do con trùng gây ra.
Đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh tật và sự chết
chóc ở vị thành niên và trẻ em. Ví dụ:
+ Hàng loạt các chất kháng sinh được lấy từ các vi sinh vật
sống trong đất của vùng nhiệt đới như: tetracycline và erythromycin,
chúng được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh dịch ở tuổi vị thành niên và
trẻ em. Khi các vi khuẩn phát triển trở nên kháng thuốc mạnh với các
kháng sinh đang dùng thì việc nghiên cứu tìm kiếm một loại mới là hết
sức cấp bách.
+ Sự đau ốm lan tràn, bệnh hemolytic ở trẻ sơ sinh đã được
chế ngự bởi sự hiểu biết về cơ chế xung khắc của nhân tố rezut (Rh) trong
máu giữa Rh âm tính của mẹ Rh dương tính trong bào thai - sự hiểu biết
52
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đó được lấy từ kinh nghiệm trong nghiên cứu ở khỉ Rhesus và các loài linh
trưởng khác.
+ Bệnh sán máng ký sinh đã trở thành dịch ở 74 nước đang phát
triển, gây nhiễm hơn 200 triệu người ở vùng nông nghiệp nông thôn ven
đô thị. Sán máng xuất hiện trong nước ngọt qua vật chủ trung gian là ốc.
Con người bị nhiễm bởi việc tiếp xúc với nước nơi có ốc bị nhiễm sinh
sống.
Các cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống góp phần bảo vệ
sức khỏe cho hơn 80% dân số trên thế giới, ước tính khoảng 4,5 tỷ người.
57% của hơn 150 phương thuốc điều trị có nguồn gốc từ sinh vật trong tự
nhiên. Nếu đa dạng sinh học của các hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng
đến việc cung cấp lương thực thực phẩm, nước hay vệ sinh sẽ làm giảm
khả năng đề kháng và gây nguy cơ dịch bệnh cho con người.
4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đa dạng sinh học
Hệ thống giao thông thường có phạm vi phân bố rộng hoặc hình
thành mạng lưới rộng khắp, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của địa
phương hoặc vùng. Những tác động trực tiếp bao gồm giết chết sinh vật
trên đường (hầu hết là thú), làm xáo trộn (đốn ngã cây ven đường, tăng
tiếng ồn,...). Hầu hết các tác động như vậy xuất hiện trong giai đoạn xây
dựng hoặc kết quả từ hoạt động giao thông. Những tác động gián tiếp
thông thường trầm trọng hơn đối với đa dạng sinh học, như tăng cường
khai thác ở những vùng hẻo lánh thường dẫn đến khai thác tài nguyên
không bền vững, thay đổi quần thể và sử dụng đất.
Xây dựng cơ sở hạ tầng thường có những tác động lớn đến đa dạng
sinh học như sau:
+ Nơi ở bị mất và xáo trộn: Hầu hết các dự án giao thông là làm
giảm diện tích nơi ở tự nhiên. Mất nơi ở xuất hiện trong vùng sử dụng lâu
dài cho cơ sở hạ tầng và trong những vùng khai thác cho xây dựng hoặc
chứa đựng vật liệu. Nơi ở bị mất thường xuất hiện trong thời gian xây
dựng, còn sự xáo trộn xuất hiện cả trong thời gian xây dựng và hoạt động.
Các cấp độ xáo trộn nguyên nhân từ tiếng ồn trong giao thông cao và có
xu hướng tăng lên theo thời gian, ngăn cản động vật hoang dã xuất hiện
trong những vùng xáo động mạnh (ở những con đường có cường độ hoạt
động giao thông cao, thường các loài động vật hoang dã xuất hiện cách
đường xa hơn 400mét).
53
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Tác động ngăn cách: xuất hiện khi các loài không có khả năng
hoặc bất đắt dĩ phải băng qua đường giao thông, sự ngăn cách như vậy làm
cản trở dòng di truyền trong một quần thể. Đường bộ, đường sắt và đường
thuỷ đều có tác động ngăn cách, vì vậy cầu cống, đường hầm và đường đi
của động vật hoang dã là quan trọng.
+ Nơi ở bị chia cắt hoặc cô lập: xuất hiện khi nơi ở tự nhiên bị chia
cắt, nơi ở chật hơn và bị vây quanh bởi một nơi không thể trú ngụ được.
Thông thường, các khối liên tục tạo nên nơi ở ổn định hơn, nuôi dưỡng
nhiều loài hơn một vùng tương đương mà nơi ở bị chia cắt thành từng
phần. Nơi ở bị chia cắt tỷ lệ với sự xáo trộn, ô nhiễm và sự xâm chiếm của
loài ngoại lai.
+ Tỷ lệ tử vong có lẽ do nhiều nguyên nhân: Một số lớn thú đang
bị săn bắt gần những nơi có công trình xây dựng hoặc dễ dàng bắt giữ, săn
bắn, bẫy bất cứ ở đâu mà hệ thống giao thông được nâng cấp tạo điều kiện
thuận lợi để vào nơi ở của động vật hoang dã và thị trường. Ngoài ra, sự
va chạm giữa động vật hoang dã với phương tiện giao thông cũng là
nguyên nhân gây chết các loài động vật.
+ Sự ô nhiễm: có thể ảnh hưởng đến không khí, đất, nước. Sự lắng
đọng các chất ô nhiễm trong khí quyển và tích luỹ trong đất là nguyên
nhân làm thay đổi các loài thực vật dọc theo các tuyến đường bộ, đường
sắt và hàng không.
+ Sự chiếm cứ của các loài ngoại lai: liên quan đến những nơi có
hành lang giao thông, thường là không cố ý. Các loài cỏ dại phát tán dọc
theo đường bộ đường sắt và các loài ký sinh, ăn thịt hoặc phá huỷ sinh vật
dọc theo đường thuỷ. Sự định cư dọc theo các hành lang giao thông có thể
là kết quả từ sự cạnh tranh giữa vật nuôi và vật hoang dại, sự phát tán dịch
bệnh hay những thay đổi cục bộ trong các vụ mùa.
4.4. Du lịch và đa dạng sinh học
Chất lượng môi trường tự nhiên của chúng ta mang lại cho nhiều
nước đang phát triển những lợi thế tương đối trong du lịch. Du lịch có thể
thu nhận được một số sự chi trả của toàn cầu cho đa dạng sinh học bằng
cách nâng cao quĩ đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững, có thể nâng
cao nhận thức cho các nước đang phát triển về giá trị của đa dạng sinh
học. Nhưng du lịch cũng có thể đe doạ đến tài nguyên sinh học do những
hoạt động kinh tế kèm theo. Vì vậy, một thách thức lớn là nâng cao lợi ích
54
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
kinh tế nhưng phải giới hạn những tác động tiêu cực đến môi trường và xã
hội.
Du lịch là một phần quan trọng của kinh tế toàn cầu. Theo Hội
đồng du lịch và lữ hành thế giới, du lịch và lữ hành toàn cầu trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo ra 11% GDP toàn cầu. Cung cấp 200 triệu việc làm, chiếm
8% tổng công việc trên thế giới; ước tính 5,5% triệu việc làm mới sẽ được
tạo ra mỗi năm trong ngành du lịch tính đến năm 2010.
Các cơ hội phát triển du lịch tiếp tục được mở rộng khi số du
khách đang tăng lên, nhưng các hoạt động du lịch không cân bằng giữa
các vùng khác nhau và các lục địa khác nhau. Ở châu Phi, khoảng 50% du
khách chỉ đến thăm phía Bắc và hầu hết nghỉ ngơi để đến phía Nam và
Tây châu Phi.
Lợi ích của du lịch:
Các nước vùng nhiệt đới cần phải sử dụng lợi ích của du lịch để
khuyến khích cộng đồng địa phương duy trì bảo tồn đa dạng sinh học và
quản lý bền vững. Đây là một trong những thách thức lớn nhất để phát
triển, vấn đề này có thể được làm đặc biệt ở nơi mà:
+ tương đối an toàn hoặc có quyền nắm giữ toàn bộ tài
nguyên đất đai và sinh học - đây là vấn đề cơ bản để các cộng đồng địa
phương có khả năng tham gia vào quyết định và hưởng lợi từ du lịch;
+ các cộng đồng địa phương có các kỹ năng tham gia quản
lý và kinh doanh trong du lịch;
+ quan hệ trực tiếp đến kinh tế thông qua việc làm của lao
động địa phương hoặc hưởng lợi từ hàng hoá và dịch vụ;
Mối liên hệ giữa cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế có thể
thay đổi mô hình khuyến khích cải thiện sử dụng đa dạng sinh học. Nơi
mà cộng đồng địa phương kiếm được thu nhập đáng kể thông qua tham
gia vào du lịch, du lịch có thể thay thé chiến lược sinh kế tránh khỏi sử
dụng không bền vững tài nguyên sinh học. Nhưng ở những mà lợi ích từ
du lịch thấp hơn, họ có thể đầu tư cho những hoạt động không hổ trợ cho
đa dạng sinh học hoặc đe doạ đến đa dạng sinh học.
55
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Du lịch có thể làm giảm tài nguyên thiên nhiên của địa phương, ví
dụ, nơi dùng để nhìn ngắm có xu hướng làm thu hẹp đến nghiêm ngặt ở
những vùng mà dân cư địa phương có thể khai thác tài nguyên hoang dã.
Đây có thể là những tác động tiêu cực lên tài nguyên đa dạng sinh học do
việc tập trung khai thác tài nguyên của địa phương trong một diện tích nhỏ
hơn hoặc do sự yếu kém trong hệ thống quản lý của địa phương. Cơ hội
nâng cao sinh kế thông qua du lịch vì vậy rất hay thay đổi cũng như tác
động của nó.
Tác động của du lịch:
Du lịch số đông với điểm đến là đô thị hoặc vùng nghỉ dưỡng
thường tác động nhỏ đến đa dạng sinh học, đặc biệt là những điểm đến
hoàn toàn đã được phát triển. Nhưng tất cả các dạng du lịch số đông phụ
thuộc một vài phạm vi của các quá trình môi trường và chức năng hệ sinh
thái. Du lịch số đông có thể tác động đáng kể thông quả sử dụng tài
nguyên quá mức, ô nhiễm và các công trình xây dựng
Du lịch dựa vào thiên nhiên: các du khách bị hấp dẫn bởi các hệ
sinh thái mỏng manh và vì vậy phải chịu thương tổn đáng kể từ việc làm
giảm hoặc xáo trộn nơi ở của sinh vật hoang dã. Số lượng du khách tăng
lên tác động đến tập tính của động vật hoang dã chưa được nghiên cứu
nhiều nhưng là bằng chứng cần thiết để lo lắng về vấn đề này.
4.5. Vật nuôi và đa dạng sinh học
Một khảo sát cho thấy rằng các vật nuôi góp phần vào sinh kế của
ít nhất 70% người nghèo vùng nông thôn trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều
giống vật nuôi đang trong tình trạng bị đe doạ về sự thoái hoá di truyền, vì
vậy cần được quan tâm để đảm bảo không liên quan đến các mục tiêu phát
triển trong tương lai. Hơn nữa, sự tác động của việc thay đổi cơ cấu năng
suất vật nuôi lên môi trường cũng như những vấn đề liên quan cần được
quan tâm.
Các loài động vật đã được thuần hoá từ 12 nghìn năm trước. trong
số 40 nghìn loài có xương sống trên trái đất, có 40 loài đã được chọn sử
dụng cho các mục đích khác nhau của con người trong nuôi dưỡng và
thuần hoá. Trong đó chỉ có 14 loài cho năng suất hơn 90% năng suất vật
nuôi toàn cầu.
56
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Gần 1,96 tỷ người sống dựa vào sự cung cấp của các vật nuôi cho
những nhu cầu cần thiết hàng ngày. Các vật nuôi và sản phẩm của nó cung
cấp ít nhất 30% nhu cầu của con người làm thực phẩm và sản xuất nông
nghiệp ở những dạng khác nhau như: thịt, sữa, các sản phầm từ sửa, trứng,
lông,....Khoảng 250 triệu cá thể động vật cung cấp 60% năng lượng thô
cho đất nông nghiệp, trong đó lớn nhất là ở châu Phi và Nam Mỹ, phân
của vật nuôi bổ sung khoảng 70% dinh dưỡng cho đất ở các nước đang
phát triển.
Các vật nuôi không chỉ cung cấp cho các tiểu nông nguồn thực
phẩm mà còn thu nhập của họ. Ở Mali, 78% thu nhập nhận được từ các
trang trại hỗn hợp nhỏ có nuôi động vật. Năng suất thịt toàn cầu cho thấy
54% là từ vật nuôi trong các đồng cỏ, 37% từ hệ thống nuôi công nghiệp
và 9% từ hệ thống trang trại hỗn hợp. Các loài vật nuôi có thể thực hiện
thành công ở những vùng đất khô hạn hoặc bán khô hạn, nơi mà không
phù hợp cho nông nghiệp, năng suất vật nuôi liên tục tăng trong vùng đất
khô hạn nhờ các chủ trang trại đã có các phương tiện và áp dụng tốt nhất
cho hoạt động đó vừa làm phục hồi các hệ sinh thái.
Trong số 14 loài được thuần dưỡng có 3831 giống được tạo ra
trong thế kỷ 20. Trong đó có 618 giống chiếm 16% đã bị tuyệt chủng và
15% xếp vào loại nguy cấp. Sự mất mát này là quan trọng. Nhóm gen của
vật nuôi là nhỏ bởi vì chỉ có một ít có quan hệ với vật hoang dã, nghĩa là
những nhóm bị mất đi có thể không được bù đắp từ các nguồn gen khác.
Sự suy thoái di truyền của vật nuôi có nguyên nhân từ việc thay thế
các giống đang được nuôi với một sự chọn lọc nhỏ từ các giống có năng
suất cao. Nguyên nhân này không chỉ từ sự thay thế mà còn từ sự tạp giao
chéo, sự loại giống thông qua thay đổi hệ thống sản phấm. Sự hạn chế
hoặc khuyến khích sử dụng các vật nuôi nào đó hoặc hệ thống sản xuất đã
dẫn đến thay đổi giống vật nuôi có tính chiến lược đã làm mất đi các giống
địa phương hoặc làm mất các đặc trưng thích nghi của chúng.
Các vật nuôi có thể tác động có lợi cho các đồng cỏ trong những
điều kiện tối ưu như:
+ Các loài ăn cỏ có thể làm đa dạng lớp thực vật bề mặt của
các vùng đất hoặc đồng cỏ.
+ Hoạt động của vật ăn cỏ thấp hoặc có mức độ ở những
vùng bán khô hạn làm tăng khả năng thấm nước trong đất.
57
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tuy nhiên, chúng cũng có những tác động tiêu cực:
+ Ở những vùng bán khô hạn, cỏ bị suy giảm và đất bị xói
mòn có nguyên nhân từ việc chăn thả và sử dụng cỏ quá mức do quần thể
vật nuôi quá cao. Điều này có liên quan đến sự tăng định cư của con người
đã gây nhiều ảnh hưởng như: tăng cường canh tác lên vùng đất sử dụng
cho vật ăn cỏ, khai thác nhiên liệu gổ củi, khai thác quá mức lên vùng đất
phục hồi và làm giảm hoạt động của các đàn gia súc.
Ở những nơi có mật độ dân số cao như Đông Á, ở đó mật đô dân
số và vật nuôi đều cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cao,
nguồn dinh dưỡng thu được từ năng suất nuôi công nghiệp và chất thải
động vật đã vượt quá khả năng hấp thu của đất và nước, kết quả làm mất
đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ngầm, gây phú dưỡng hệ thống thuỷ vực
và ô nhiễm đất. Ngược lại, số lượng vật nuôi cao trong hệ thống nuôi trồng
của các tiểu nông ở Đông Phi và Đông Nam Á lại góp phần tích cực cho
sự ổn định của nông nghiệp nhờ vào việc nâng cao dinh dưỡng cho đất và
năng lượng thô thông qua sự cung cấp phân từ vật nuôi.
Kinh tế cấp độ lớn bị khủng hoảng trong thời gian từ 1970 đên
1980 đã dẫn đến mất một diện tích lớn của rừng từ sự thay đổi trong chăn
nuôi. Ước tính 44% rừng bị tàn phá ở Trung Mỹ là kết quả từ các nông trại
ở vùng giáp rừng.
Ở mức độ toàn cầu, hoạt động chăn nuôi góp phần đáng kể các khí
CO2, NO2, và CH4, đó là những khí nhà kính gây hiện tượng ấm lên toàn
cầu.
4.6. Nghề cá và đa dạng sinh học
Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng
đối với các nước đang phát triển trên toàn cầu. Vai trò của nghề cá trong
việc cung cấp sinh kế cho cộng đồng ở vùng nông thôn cũng không kém
phần quan trọng. Khoảng 75% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, có
khoảng 28.000 loài cá được ghi nhận sống trong môi trường nước trong đó
40% sống ở nước ngọt. Khoảng 25% các loài cá biển sống trong các rạn
san hô. Các loài thuỷ sản đã cung cấp cho con người các nguồn thực phẩm
cốt yếu: protein, mỡ, dầu, vitamin và khoáng chất. Khoảng 60% protein
động vật ở Indonesia và 50% ở Ghana được cung cấp từ cá. Hơn 13 triệu
người trong vùng đồng bằng cửa sông ở Bangladesh có tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào nghề cá ở một vài thời điểm trong năm, ở đây hầu hết
58
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
các loại cá đều được tiêu thụ, không kể nhỏ. Trong hai thập kỷ qua, năng
suất đánh bắt thuỷ sản trên thế giới tương đối ổn định. Hiện nay, khoảng
44% năng suất của biển đã được khai thác, trong đó 25% là cá. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên này đang bị đe doạ bởi sức ép từ sự khai thác quá mức
đến ô nhiễm các thuỷ vực.
Việc khai thác quá mức đã tác động lớn đến đa dạng sinh học dẫn
đến kiệt quệ nguồn cá khai thác. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các
khía cạnh khác của hệ sinh thái biển, bao gồm cả năng suất. Do đó cần
phải có các qui tắc và khuyến khích về đạo đức nghề cá, duy trì năng suất,
đa dạng sinh học và môi trường. Tuy nhiên, cá là một nguồn tài nguyên
mở và di chuyển, do vậy việc xây dựng các khái niệm và áp chế là một
vấn đề hạn chế. Đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi thiếu các thông tin
chính xác để thiết lập các quy tắc và thoả thuận nghề cá quốc tế, điều này
đã góp phần tiếp tục khai thác quá mức. Những vấn đề đó đã bị bỏ qua do
những thành tựu kinh tế đạt được từ nghề cá, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Những tác động lên năng suất cá và môi trường biển thường
dẫn đến những xung đột với các sinh kế thủ công ở vùng ven bờ.
Vì vậy, quản lý đa dạng sinh học và nghề cá tự nó phải dựa vào sự
sở hữu các thông tin chính xác, các nước đang phát triển cần phải chấp
nhận các thể chế phù hợp nhất ở các mức độ: cộng đồng, quốc gia và
vùng. Việc xây dựng năng lực về thông tin, giáo dục và khả năng nghiên
cứu ở các nước đang phát triển là đặt biệt quan trọng.
4.7. Đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá
Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và mất đa dạng sinh học không chỉ
đơn thuần là do nhu cầu phát triển kinh tế, hay do áp lực dân số ngày càng
tăng lên mà còn là vấn đế rất phức tạp liên quan đến lối sống của con người,
phong tục tập quán, thái độ hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng, dân
tộc. Hay nói cách khác là truyền thống văn hoá. Truyền thống văn hoá được
hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi
trường và xã hội, được hình thành dưới nhiều dạng khác nhau, được truyền
từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã
hội.
Trong mối quan hệ giữa văn hoá với tài nguyên thiên nhiên, bản sắc
văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện ở thế ứng xử của dân tộc ấy. Mỗi tộc
người có một nền văn hoá riêng và quan niệm riêng về tài nguyên thiên
nhiên; trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy,
59
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên quan với nhau. Những khu
vực nhiệt đới rừng thiêng nước độc trên thế giới, nơi tập trung cao mật độ
các loài cũng thường là những nơi con người có sự phong phú đa dạng nhất
về ngôn ngữ và văn hóa. Những sự tách biệt về địa lý do núi, sông thường
thuận lợi cho nhiều loài phát triển và cũng thuận lợi cho sự khác biệt giữa
các nền văn hóa nhân loại. Sự đa dạng văn hóa tìm thấy được ở những nơi
như Trung Phi, Amazôn, Niu Ghinê và Đông Nam Á đại diện cho một trong
những di sản văn hóa của xã hội loài người, cung cấp cái nhìn toàn diện cho
triết học, tôn giáo học, âm nhạc, nghệ thuật, quản lý tài nguyên và tâm lý
học. Việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống đó trong môi trường tự
nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích: bảo vệ đa dạng sinh
học và duy trì đa dạng văn hóa.
Đa dạng văn hóa gắn bó chặt chẽ với đa dạng gen của nhiều loại
cây trồng. Đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị cách biệt
bởi nhân tố địa lý, cho phép phát triển nhiều giống cây bản địa; những cây
trồng này thích ứng với khí hậu, đất và các loài sâu hại địa phương và rất
phù hợp với khẩu vị của dân cư ở đây. Những quỹ gen của các cây này có
một ý nghĩa to lớn cho nền nông nghiệp hiện đại trên toàn cầu bởi vì
chúng chứa đựng những tiềm năng cho việc cải thiện những giống cây
trồng mới.
4.8. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương.
Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với
thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên. Người dân bản địa
truyền thống thường góp phần quan trọng vào việc duy trì nhiều hệ sinh thái
nhạy cảm trên trái đất thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên theo
truyền thống và nền văn hoá dựa vào sự tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, sẽ
không có những xung đột gắn liền với mục tiêu của khu vực bảo tồn và sự
hiện diện của những người bản địa truyền thống trong và ngoài phạm vi khu
vực. Hơn nữa, họ sẽ nhận thấy sự đúng đắn và công bằng của các bên tham
gia trong việc phát triển và thực thi các chiến lược bảo tồn ảnh hưởng đến
đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ
và đặc biệt trong việc thiết lập và quản lý các khu bảo vệ.
Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các
cơ quan quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành
lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền
lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và
bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên
60
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khác của họ. Đồng thời, các thoả thuận như thế cũng sẽ thừa nhận trách
nhiệm của dân bản địa họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, tính thống
nhất sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong các khu bảo
vệ đó.
Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự
minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội
dung đi đôi với lợi ích hai bên của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống.
Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và
công bằng các lợi ích với khu bảo tồn dựa vào sự công nhận các quyền hạn
của các đối tác hợp pháp.
Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối
liên hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất,
lãnh thổ, nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu
hay sử dụng vượt qua biên giới nhiều quốc gia.
5.2.5. Một số nghiên cứu điển hình
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất
quan trọng đối với sự sống còn của các cộng đồng bản địa truyền thống.
Trong vòng 15 năm qua, các cộng đồng truyền thống là những người đóng
vai trò quan trọng trong việc sở hữu và quản lý các vùng cảnh quan tương
đối ít bị xáo động. IUCN 2000 đã nêu ra 11 nghiên cứu điển hình được trình
bày sau đây để minh hoạ các kinh nghiệm trên thế giới trong vấn đề quản lý
tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh
thổ của các cộng đồng bản địa. Đó là:
• Vườn Quốc gia Kaa -Iya del Gran Chaco (KIGC, Bolivia)
• Khu bảo tồn sinh học biển Cayos Miskitos và Fraja Costera
(RBMCM, Nicaragua)
• Vườn Quốc gia Sarstoon-Tomash (SINP, Belize)
• Vườn Quốc gia Wood Buffalo (WBNP, Canada)
• Khu bảo vệ Lapponian (LAPP, Thuỵ Điển)
• Vườn Quốc Gia Simen Moutain (SMNP, Ethiopia)
61
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
• Vườn Quốc gia Sagarmatha (SNP, Nepal)
• Vườn Quốc gia Doi Inthanon (DINP, Thailand)
• Khu bảo tồn thiên nhiên Xishuangbanna (XNR, Trung
Quốc)
• Khu dự trữ tài nguyên Kytalyk (KRR, Nga)
• Vườn Quốc gia Kakadu (KNP, Úc)
Các nghiên cứu điển hình này được chọn sau khi xem xét các thông
tin về mối tương tác giữa cộng đồng bản địa và vườn quốc gia hay chính
quyền địa phương có trách nhiệm quản lý khu bảo vệ trong mỗi quốc gia.
Hầu hết các trường hợp được đưa ra ở đây đều có sự hợp tác quản lý, hay ở
những nơi mà luật pháp hay các cơ chế chính thức được thiết lập để xúc tiến
việc cùng quản lý. Tuy vậy, một ít trong các trường hợp mô tả tình trạng mà
ở đấy mối liên hệ giữa cộng đồng truyền thống và nhà chức trách bảo tồn
không được suông sẻ với những tác động tiêu cực trong việc thực hiện bảo
tồn.
5.2.5.1. Các đặc điểm chung
Các điểm được chọn rất đa dạng về nơi ở, từ các vùng ven viển và
biển đến các vùng núi cao 5.000 m, từ vùng bắc cực đến môi trường nhiệt
đới. Tổng diện tích các địa điểm 151.010 km2, trong đó lớn nhất là WBNP
với 44.800 km2 và nhỏ nhất là SMNP 136 km2.
Tất cả các địa điểm đều có độ đa dạng cao và quan trọng về mặt sinh
thái với khu hệ động vật, thực vật cần bảo tồn như hổ, báo tuyết, cáo Simen,
các loài rùa biển, nhiều loài chim và cá. Một số điểm là bãi đẻ của các loài
hoang dã hay bán hoang dã có giá trị kinh tế như tuần lộc, bò bison, tôm sú,
tôm hùm. Mục tiêu bảo vệ của các địa điểm này cũng khác nhau, từ các khu
bảo vệ nghiêm ngặt (hạng I, II, III theo IUCN) đến các khu bảo tồn ở các
mức độ sử dụng bền vững cho phép (hạng IV đến VI theo IUCN). Tuổi của
các khu này cũng khác, được thành lập từ rất sớm như LAPP năm 1909 hay
trẻ nhất là KIGC được hình thành năm 1995.
Có hơn 32 cộng đồng truyền thống cùng với các nhóm dân thiểu số
sống trong hay gần khu bảo vệ. Tổng số người cư ngụ (bao gồm cả nhân
62
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
viên bảo vệ) thay đổi từ không đến 25.000 (RBMCM). Mật độ dân số thay
đổi từ 0,3 người/km2 đến 73,5 người/km2.
Tất cả các điểm bảo vệ trong các nghiên cứu điển hình đều cho
phép dân bản địa truyền thống sử dụng bền vững tài nguyên ở các mức độ
khác nhau. Săn bắt và đánh cá là hoạt động thường gặp, ngoài ra ở đây còn
có trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Du lịch cho đến nay là hoạt động
kinh tế nổi bật trong SNP và quan trong trong các địa điểm khác, săn bắt
tôm hùm cũng là hoạt động kinh tế nổi trội ở RBMCM.
5.2.5.2. Các hoạt động liên quan đến quản lý
Các tiếp cận quản lý trong các nghiên cứu điển hình gồm 3 loại:
Đồng quản lý không hạn chế: có sự tham gia toàn diện của cộng
đồng truyền thống trong các chương trình quản lý thuộc các địa điểm
KIGC, RBMCM, KRR và KNP. Sự tham gia bao gồm tất cả mọi mặt của
tiến trình quản lý bao gồm kế hoạch và thực hiện các qui hoạch và hoạt
động quản lý. Đặc biệt dân bản địa truyền thống trở thành bộ phận trong
hội đồng quản lý hay các tổ chức tương tự. Thường là các thành viên của
cộng đồng địa phương có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý đặc
thù.
Đồng quản lý có hạn chế: cộng đồng truyền thống tham gia có giới
hạn trong hoạt động quản lý (WBNP, LAPP và SNP). Trong trường hợp
này, vấn đề hợp tác quản lý giới hạn trong một số hoạt động như nuôi
Tuần Lộc ở LAPP, quản lý các đàn bò hoang Bison (WBNP) và du lịch
(SNP). Trong XNR, sự tham gia của cộng đồng truyền thống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da_dang_sh_0863.pdf