Các bước sơ cứu khi trẻ bị co giật
1) Đặt trẻ nằm nghiêng để nước bọt có thể chảy ra được và giữ cho lưỡi không làm tắc nghẽn
đường thở. Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái để làm giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở nếu trẻ nôn
ói.
2) Nới lỏng quần áo. Hà hơi thổi ngạt nếu trẻ tím tái hoặc không thở được
3) Không được đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ.
4) Di chuyển đồ chơi cũng như bàn ghế ra khỏi nơi sơ cứu. Nhờ những người lớn khác giúp giám
sát các trẻ còn lại và giải thích cho bọn trẻ hiểu bạn đang giúp đứa trẻ bị co giật.
5) Để lòng bàn tay của bạn dưới đầu trẻ để bảo vệ trẻ khỏi chấn thương đầu nếu có. Bạn cũng có
thể bảo vệ đầu trẻ bằng khăn lông, mền hay quần áo.
6) Chú ý thời gian cơn co giật bắt đầu và kết thúc, đồng thời quan sát những bộ phận cơ thể bị
ảnh hưởng. Cơn co giật có vẻ kéo dài hơn thời gian co giật thật sự của nó, đặc biệt khi bạn đang
hoảng hốt. Những mô tả cụ thể của bạn về những gì xảy ra trước, trong và sau khi trẻ co giật sẽ
là những thông tin quan trọng cung cấp cho nhân viên y tế.
7) Gọi cấp cứu nếu trẻ chưa từng bị co giật trước đó và bạn không có bất kì hướng dẫn nào cho
biết phải làm gì khi trẻ bị co giật. Thông báo cho cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp biết trẻ bị
co giật, ngay cả khi trẻ được biết là đã từng co giật nhiều lần trước đó.
8) Để trẻ nghỉ ngơi trong tư thế nằm nghiêng một bên (tư thế phục hồi) sau cơn co giật. Sự hồi
phục sau khi co giật thường chậm chạp. Trẻ sẽ ngủ hay cảm thấy buồn ngủ trong một thời gian.
Đôi khi trẻ trở nên tăng động sau khi bị co giật.
Tư thế phục hồi
9) Nếu trẻ bị co giật kèm theo sốt và bạn được cha mẹ, người giám hộ hợp pháp cho phép dùng
thuốc hạ sốt cho trẻ (acetaminophen hay ibuprofen), hãy cho trẻ uống thuốc khi mà trẻ có thể
nuốt chúng một cách an toàn.
10) Cần có một kế hoạch chăm sóc cho trẻ từng bị co giật. Tuân thủ kế hoạch này và gọi cho cha
mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ.
140 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sơ cứu trẻ ở trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sưng nề. Nên có gạc che phủ vùng da có chấn thương khi chườm đá.
Thường hay dùng túi đá để chườm lạnh. Chườm lạnh liên tục mà không có thời gian lấy
ra, có thể gây tổn thương mô.
3. Compression: băng ép. Có thể dùng túi nhựa để băng ép vùng tổn thương. Điều này làm
giới hạn tụ dịch và máu tại vùng thương tổn. Băng ép trên và dưới vùng tổn thương 3 - 5
cm. Băng quấn theo hình xoắn ốc với áp lực vừa đủ, không quá chặt. Nếu trẻ nói ngón tay
và ngón chân bị lạnh, hay cảm thấy châm chích, tê tê, hãy nới lỏng băng quấn.
4. Elevation: kê cao chi. Nâng chi cao hơn vị trí tim bằng cách đặt chi tổn thương lên vài
cái gối. Điều này giúp làm giảm máu đến vùng chấn thương và làm giảm đau.
Nếu có vết thương, thực hiện Quy chuẩn phòng ngừa lây nhiễm, để kiểm soát chảy máu do
gãy xương, đè ép áp lực lên trên và dưới vùng chi bị chấn thương hay trực tiếp lên bất cứ đầu
xương nào đang chảy máu.
Sau khi kiểm soát chảy máu, che phủ vết thương bằng gạc vô trùng hoặc bằng miếng vải sạch
và đủ rộng để giữ vùng thương tổn càng sạch càng tốt.
Chườm lạnh bằng đá hay băng quấn túi đá bằng khăn mỏng để làm giảm sưng và đau. Kê cao
chi được nẹp miễn làm sao không làm đau thêm. Điều này giúp làm giảm sưng và đau.
Không được xê dịch trẻ mà bạn nghi có chấn thương cổ hoặc tuỷ sống.
Chườm lạnh Băng ép
52
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Mẹo Sơ Cứu
Đừng quấn băng thun quá chặt.
Đánh giá màu sắc vùng da bên dưới chỗ quấn băng thun để không quá chặt
Luôn bảo vệ da bằng cách bọc đá lạnh với miếng vải
Đừng chườm đá lạnh quá 20 – 30 phút mỗi lần, vì có thể tôn thương mô.
Nẹp chi
Nẹp chi nhằm mục đích hạn chế cử động của vùng chi bị chấn thương. Biết nẹp đúng cách
đem lại nhiều hiệu quả. Thế nhưng, giáo viên và người chăm sóc trẻ chỉ tiến hành nẹp chi khi
việc cầm máu và bất động chỗ chấn thương được làm đầy đủ. Và nếu chưa kịp nẹp chi, nhân
viên cấp cứu khi đến hiện trường sẽ làm điều đó. Lý do chờ đợi nhân viên 115 đến để nẹp chi
là:
- Trẻ không hợp tác tốt với bạn khi quá đau đớn.
- Chỉ những người từng được huấn luyện sơ cứu mới có thể tiến hành nẹp đúng cách. Nếu
nẹp sai, quá chặt, nẹp sẽ làm giảm lưu thông máu, gây nhiều tổn thương và đau đớn hơn
- Nhân viên cấp cứu biết cách nẹp chính xác từng dạng chấn thương
- Di chuyển chi để nẹp có thể làm vết thương tồi tệ hơn
- Theo lẽ tự nhiên, trẻ sẽ “tự nẹp” chỗ chấn thương bằng cách không cử động gì cả do quá
đau đớn.
Mẹo sơ cứu
Thông thường, tốt nhất là đợi nhân viên cấp cứu đến để nẹp chi cho trẻ. Nhưng bạn có thể nẹp
chỗ chấn thương để kiểm soát chảy máu hay khi phải di chuyển trẻ sang chỗ khác an toàn hơn.
Cách nẹp chỗ tổn thương:
- Nẹp tựa vào chỗ không chấn thương. Chẳng hạn, bạn nẹp ngón tay gãy vào ngón tay còn
lành lặn kế bên (gọi vui là nẹp-bạn-thân)
- Sử dụng thanh cứng để áp vào khớp xương phía trên và khớp xương phía dưới chỗ chấn
thương. Tựa thanh cứng vào chỗ chấn thương, dùng băng vải hay băng keo cố định lại.
53
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Điều này sẽ giúp chỗ chấn thương không di động.
Mẹo sơ cứu
1. Đừng cố gắng lau sạch vết thương hở, nếu bạn thấy có
xương lộ ra.
2. Khi trẻ có gãy xương, không cho trẻ ăn hay uống bất cứ gì.
3. Không di chuyển bất cứ trẻ nào khi bạn nghi ngờ có chấn
thương cột sống hay chấn thương cổ
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG:
Điều Bạn CầnBI ẾT:
Cột sống bao quanh và bảo vệ thần kinh tủy. Chấn thương tủy là tổn thương tủy sống. Thần kinh
tủy sống chi phối cảm giác và vận động khắp cơ thể. Bất cứ chấn thương nặng nào đến tuỷ sống
và thần kinh tuỷ có thể gây liệt dưới vùng chấn thương. Liệt là mất vĩnh viễn cảm giác và vận
động.
Gãy xương ộc t sống không thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, bất cứ trẻ nào không đáp ứng với sau
một chấn thương cột sống nên được xử trí như chấn thương tủy sống. Nếu trẻ chấn thương cột
sống được đỡ ngồi dậy hay xoay trở không đúng, có thể gây tổn thương thần kinh tủy và gây liệt,
thậm chí tử vong.
Bạn có biết?
Trẻ khi 4 tuổi thường tham gia vào các hoạt động thể thao tập thể hay thể thao cá nhân. Ở
Mỹ, hàng năm có khoảng 8 triệu trẻ cần được nhân viên y tế thăm khám để đánh giá và
khoảng 4 triệu trẻ đến khoa cấp cứu của các bệnh viện để điều trị các chấn thương do chơi
thể thao.
Những điều sau giúp bạn phòng ngừa những rủi ro xảy ra cho trẻ:
- Huấn luyện viên, thầy cô dạy thể thao cần có kinh nghiệm, được huấn luyện và có
kiến thức nhận biết các nguy cơ sức khỏe có thể có khi tập luyện quá mức cho đứa trẻ
- Tất cả những người đó, dù chính thức hay tình nguyện viên, đều được biết kỹ năng sơ
54
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
cứu.
- Trẻ nên có bảng khám sức khỏe trước khi tham gia thể thao
- Điều cần thiết là hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng dụng cụ an toàn, và tuân thủ nghiêm
túc. Các công cụ tập luyện cũng nên phù hợp với kích cở cho trẻ em.
- Sân tập luyện không có mối nguy hiểm nào.
- Luôn có phần khởi động và giãn cơ sau tập
- “Đau” là dấu báo hiệu có điều gì đó đang xảy ra. Không được phớt lờ và yêu cầu trẻ
“cứ làm đi”
Điều Bạn CầnTÌM :
- Trẻ không còn đáp ứng khi bạn kích thích
- Trẻ không thể đi lại hay thỉnh thoảng có biểu hiện gồng cơ
- Đau lưng và đau cổ
- Tăng cảm giác, phù nề, bầm mô mềm khu trú ở một chỗ.
- Đau đầu: trẻ than phiền đau dọc theo vai
- Trẻ không thể cử động tay chân
- Mất vận động: trẻ không muốn xoay cổ
Điều bạn cầnLÀM
1. Đảm bảo trẻ nằm bất động và cũng không ai di chuyển trẻ. Đừng vật lộn với trẻ hay ép
trẻ nằm xuống. Trẻ một khi có chấn thương cột sống sẽ không di chuyển gì và trẻ biết
nếu di chuyển sẽ rất đau nên tự nằm bất động
2. Gọi cấp cứu để có xe chuyển trẻ đi bệnh viện.
55
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
LƯU ĐỒ
Sơ cứu Chấn thương cơ, xương, khớp
Nghi ngờ chấn thương cơ, xương, khớp hay cột sống
Đánh giá
- Deformity - biến dạng
- Open injury - vết thương hở
- Tenderness - tăng cảm giác
- Swelling - phù nề
Chấn thương nhẹ, không ảnh hưỏng Chấn thương nặng, làm ảnh hưỏng
khả năng vận động, hay chấn thương khả năng vận động, hay chấn thương
chỉ ở ngón tay ngón chân cả ngoài ngón tay ngón chân
RICE Gọi cấp cứu
Rest - nghỉ ngơi
Ice - chườm lạnh Giữ yên chỗ chấn thương, chờ đội cấp cứu
Compression - băng ép
Elevation - kê cao chi Nếu chảy máy, kiểm soát chảy máu trước.
Chườm lạnh chỗ tổn thương
56
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
CHƯƠNG 6: BẤT TỈNH, NGẤT XỈU VÀ CHẤN THƯƠNG ĐẦU
Mục tiêu học tập:
- Nhận biết được các nguyên nhân, biểu hiện và triệu chứng của ngất xỉu.
- Mô tả được các bước sơ cứu khi trẻ ngất xỉu
- Xác định được một số nguyên nhân dẫn đến bất tỉnh
- Phân biệt được hạ đường huyết và tăng đường huyết
- Nhận biết được một số yếu tố nguy cơ dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ em
- Mô tả được các biểu hiện và triệu chứng của chấn động não/ choáng não
- Nhận biết được các biểu hiện của một chấn thương nội sọ cần được chăm sóc bởi các
nhân viên y tế ngay lập tức
- Mô tả được các bước sơ cứu trẻ bị chấn thương đầu
Giới thiệu:
Bất tỉnh có thể xuất hiện với nhiều lý do. Chấn thương, lượng đường trong máu thấp,
stress, những phản ứng dị ứng nghiêm trọng và thậm chí ngưng thở có thể liên quan tới việc bất
tỉnh ở trẻ. Ngất xỉu là một dạng của bất tỉnh không do chấn thương gây ra. Chấn thương đầu ở trẻ
em có thể là hậu quả của ngất xỉu.
Chấn thương đầu rất thường gặp ở trẻ em. Mỗi năm cứ 100.000 trẻ dưới 5 tuổi thì có 82
bé bị chấn thương đầu. Hầu hết những chấn thương này là do té ngã. Em bé mới biết đi có tỷ lệ
đầu lớn so với thân mình nên dễ bị chấn thương đầu hơn. Sau nguyên nhân té ngã, nguyên nhân
thứ hai thường gặp của chấn thương đầu là tai nạn giao thông.
Hầu hết chấn thương đầu không gây tổn thương não, nhưng có thể để lại vết bầm hay
sưng một cục trên đầu thường gọi là “trứng ngỗng”. Kích thước của “trứng ngỗng” không tương
quan đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu .
Quan tâm chủ yếu trong chấn thương đầu là xem có xuất huyết hay phù não bên trong
hộp sọ không. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi xương sọ có vẻ như không bị tổn thương gì.
Một số chấn thương đầu có thể nghiêm trọng đến mức gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc thậm
chí tử vong.
57
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Đầu của trẻ mới biết
đi tương đối lớn so
với thân mình nên trẻ
dễ bị chấn thương đầu
NGẤT XỈU
Điều bạn cầnẾ BI T
Ngất xỉu là hiện tượng bất tỉnh đột ngột hoặc tạm thời , nguyên nhân là do thiếu lượng
máu và oxy đến não. Ngất xỉu không phải do chấn thương gây ra mà do phản ứng của não trước
những kích thích như sợ hãi, đau đớn hoặc xúc động mạnh. Thỉnh thoảng đứng lâu trong môi
trường ấm cũng gây ra ngất xỉu. Ngất xỉu thường không nghiêm trọng. Đa số trẻ sẽ nhanh chóng
tỉnh dậy chỉ sau vài phút mà không cần can thiệp.
Nằm đầu thấp hơn tim hoặc đưa chân cao lên qua ngực có thể giúp phòng ngừa việc ngất
xỉu vì lúc này máu được lưu thông nhiều đến não hơn. Một số trẻ ngất xỉu có tư thế bất thường
trong lúc bị bất tỉnh. Những trẻ này có thể gập cổ tay và cứng đờ chân, nhưng không có những
cử động co giật như động kinh.
Điều bạn cần TÌM
- Chóng mặt.
- Choáng váng.
- Nôn mửa.
- Da tái nhợt.
- Đổ mồ hôi.
58
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Điều bạn cần LÀM
8 bước sơ cứu cho trẻ
Bước 1: Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị ngất: xung quanh có an toàn hay không,
Quan sát hiện trường có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra.
Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở,
Bước 2:
Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây
Đánh giá ABC
hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không.
Bước 3: Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi
Giám sát người khác.
Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần
Bước 4:
hoàn, Disability - thần kinh và Everything else - những điều khác, để
Đánh giá ABCDE
quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì.
Bước 5:
Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật.
Sơ cứu
Bước 6: Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp
Thông báo của trẻ càng sớm càng tốt.
Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có
Bước 7:
thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc
Giải thích và trấn an
chấn thương cũng như quá trình sơ cứu.
Bước 8:
Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra.
Hồ sơ
59
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Điều bạn cần LÀM
Tiến hành sơ cứu trẻ bị ngất xỉu
Đặt trẻ nằmố xu ng để phòng ngừa té ngã. Nếu trẻ đã ngất, để trẻ ở tư thế nằm ngửa và
kiểm tra hơi thở. Nếu bé ngưng thở, thực hiện những bước đã được học ở chương 3 (Trẻ khó
thở)
Nâng chân trẻ lên từ 20 – 30cm để tăng lượng máu đến não.
Nới lỏng quần áo.
Gọi cấp cứu nếu trẻ vẫn bất tỉnh hơn 1 phút hoặc sau khi đã nâng hai chân trẻ lên.
Tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn của việc bất tỉnh. Xem xét những những khả năng sau:
- Chấn thương
- Mất máu.
- Uống nhầm thuốc hoặc chất độc
60
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
- Dị ứng.
- Sốt cao.
- Kiệt sức
- Bệnh tật
- Stress
- Nhịn ăn
- Đứng lâu trong thời gian dài.
- Tự ngưng thở
Ghi chi tiết hồ sơ của sự việc bao gồm: thời gian trẻ bất tỉnh, nguyên nhân có thể, triệu
chứng và biểu hiện (Ví dụ: buồn nôn, nôn mửa, kém hoạt bát, kém đáp ứng, đổ mồ hôi), cơ
chế té ngã và khoảng thời gian xảy từng triệu chứng.
Thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khi trẻ bị ngất xỉu, bởi vì trẻ có thể
cần được thăm khám bởi nhân viên y tế.
Bạn có biết ?
TỰ NGƯNG THỞ
Một số trẻ nhỏ có thể tự gây ngất xỉu bằng cách ngưng thở. Chán nản, giận dữ và sợ hãi ở
trẻ nhỏ đôi lúc có thể dẫn đến ngưng thở. Thông thường, trước khi ngưng thở, trẻ khóc mà không
dỗ nín được.Tùy theo kiểu ngất xỉu, trẻ sẽ bất tỉnh trong vòng 20 – 45 giây. Sau đó trẻ bắt đầu
thở lại bình thường, và tỉnh lại. Thầy cô, những người chăm sóc, cha mẹ, hoặc người giám hộ
hợp pháp có thể cố gắng dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc để giảm xảy ra sự việc. Tuy nhiên, vấn
đề này thường biến mất khi trẻ lớn lên và học được những kỹ năng đương đầu với khó khăn tốt
hơn.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Điều bạn cầnẾ BI T
Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Đây
là bệnh lý mà cơ thể không thể điều tiết lượng đường trong máu. Việc mất khả năng điều tiết
lượng đường là do cơ thể mất khả năng sản sinh ra hoóc môn insulin hoặc phản ứng lại với hoóc
môn insulin.
Có hai loại tiểu đường:
Loại 1 - ( Xảy ra ở trẻ em và người trẻ <30 tuổi)
61
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Trẻ em bị bệnh tiểu đường thuộc loại 1 không sản sinh đủ lượng hoóc môn insulin để
điều tiết lượng đường trong máu. Những trẻ này phải bổ sung hoóc môn insulin bằng cách tiêm
truyền hoóc môn insulin vào cơ thể.
Loại 2 – (Thường gặp ở lứa tuổi trên 40)
Loại 2 là hình thức phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể sản
xuất không đủ lượng insulin cần dùng hoặc kém đápứ ng với insulin.
Khi nói về bệnh tiểu đường, cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tăng và giảm
đường huyết. Giảm đường huyết là tình trạng cơ thể không có đủ lượng đường. Nếu không có đủ
lượng đường cơ thể không thể hoạt động hiệu quả, bởi vì đường rất cần để tạo ra năng lượng.
Tình trạng này xuất hiện khi bé biếng ăn, tiêm nhiều hoóc môn insulin, hoạt động nhiều, bị say
nóng hoặc do bị bệnh. Ngược lại với giảm đường huyết là tăng đường huyết. Tăng đường huyết
là tình trạng cơ thể có quá nhiều đường trong máu, nguyên nhân là do không đủ hoóc môn
insulin, ăn quá nhiều, lười hoạt động, bệnh, stress hoặc là kết hợp tất cả những yếu tố này.
Điều bạn cần TÌM
- Biểu hiện của giảm đường huyết gồm:
Nói líu nhíu, nói lắp bắp
Buồn ngủ, ngủ gà, uể oải
Xanh xao
Lú lẫn
Run
Choáng váng
Phối hợp kém
Đi đứng loạng choạng
Gắt gỏng, dễ cáu kỉnh
Đổ mồ hôi nhiều
Cuối cùng là bất tỉnh
- Biểu hiện của tăng đường huyết:
Khát nước nhiều
Buồn ngủ, ngủ gà, uể oải
Mùi trái cây trong hơi thở của trẻ
Thở nhanh.
Da khô, ấm.
Thường xuyên đi tiểu
Nôn mửa
Cuối cùng là bất tỉnh
62
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Điều bạn cần LÀM
Đối với giảm đường huyết , điều trị bằng cách cung cấp đường (cho trẻ ngậm
đường dạng hạt trên lưỡi hoặc dưới lưỡi, hoặc cho trẻ uống nước cam). Nếu trẻ không
hoạt động như bình thường, hãy gọi cấp cứu và cho trẻ uống nhiều đường hơn. Trong
trường hợp tăng đường huyết thì nên gọi cấp cứu. Nếu bạn không chắc chắn bệnh của trẻ
là tăng hay giảm đường huyết, thì hãy thử cung cấp đường cho trẻ, và xem việc này có
hiệu quả không, trẻ có tỉnh táo lại sau khi uống nước đường không.
CHẤN THƯƠNG ĐẦU
Điều bạn cầnẾ BI T
Chấn thương đầu thường ảnh hưởng đến da đầu. Da đầu chứa nhiều mạch máu nên thậm
chí những vết cắt nhỏ cũng có thể gây chảy máu nhiều. Sau một chấn thương, da đầu sưng lên
như cái trứng ngỗng, chỗ sưng này khoảng vài ngày hoặc vài tuần mới lành.
Chấn thương nội sọ những chấn thương gây tổn thương não. Khi có một cú đánh mạnh
vào đầu, não va chạm mặt trong xương sọ, gây ra nhiều mức độ tổn thương. Thêm vào đó, máu
và những dịch khác có thể tích trữ trong sọ, làm tăng áp lực lên não.
Bạn có biết?
Trẻ nhũ nhi có những khoảng hở ở xương sọ gọi là thóp.
Những vùng này thường được biết đến như “những điểm mềm”
Mặc dù không có xương sọ che phủ nhưng não ở vùng này được
bảo vệ bằng một lớp mô rất chắc. Tổn thương não ở vùng thóp rất
hiếm nhưng nếu thóp phồng là dấu hiệu cho biết có áp lực bất
thường trong sọ.
63
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Sờ thóp của trẻ
Chấn động não là một thuật ngữ chỉ triệu chứng chóng mặt và nôn ói, có hoặc không có
kèm theo bất tỉnh, xảy ra sau một chấn động mạnh của não.
Điều bạn cần TÌM
- Chảy máu từ bất kỳ phần nào trên đầu
- Bất tỉnh. Choáng váng vài giây sau một chấn thương đầu thì không gọi là bất tỉnh.
Bất tỉnh có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc lâu đến nhiều ngày. Khóc ngay sau khi bị
chấn thương là một dấu hiệu tốt.
- Biểu hiện lú ẫl n hoặc mất trí nhớ. Trẻ nên biết trẻ đang ở đâu, hồi tưởng lại được
sự việc ngay cả khi bé bị hoảng loạn sau chấn thương.
- Tái nhợt, vã mồ hôi.
- Nhức đầu trầm trọng.
- Buồn nôn hoặc nôn ói nhiều lần.
- Tiêu tiểu không tự chủ (đối với trẻ đã biết đi tiêu đi tiểu đúng chỗ)
- Mờ mắt
- Buồn ngủ bất thường, thờ ơ, kém linh hoạt, uể oải.
Dãn đồng tử Co đồng tử Hai đồng tử không đều nhau
- Bối rối, hiếu chiến, thích gây gỗ, gắt gỏng, cáu kỉnh
64
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
- Kích cỡ của hai đồng tử không đều nhau. Kiểm tra phản xạ ánh sáng của đồng tử
(đồng tử trở nên nhỏ hơn) khi bị chiếu sáng
- Khó khăn trong việc đi lại, nói năng hoặc giữ thăng bằng
- Co giật
- Thóp phồng
- Chảy dịch (nước trong hoặc có máu) từ trong mũi hoặc từ trong tai ra.
- Thay đổi cách ăn ngủ và ngay cả cách bé chơi (chẳng hạn như không thích món
đồ chơi hoặc các hoạt động trẻ vốn ưa thích nữa)
- Mất đi kỹ năng trẻ mới học được như nói, đi lại, và đi vệ sinh đúng nơi đúng lúc
Bạn có biết ?
Nếu bé nôn mửa trước khi hoàn toàn tỉnh táo trở lại, bạn nên đặt
toàn bộ cơ thể và đầu trẻ nằm nghiêng sang bên trái. Đặt trẻ nghiêng sang
bên trái giúp giảm nôn ói. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên giúp tránh nghẹt
thở trong lúc nôn mửa. Xoay toàn bộ cơ thể và đầu của bé cùng lúc với
nhau giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chấn thương cổ hoặc cột sống nặng hơn
nếu có.
Điều bạnầ c n LÀM
Tiến hành sơ ức u trẻ bị chấn thương nội sọ ( hoặc nghi ngờ chấn thương nội sọ)
Nếu trẻ bị bất tỉnh, hãy sơ cứu trẻ như thể trẻ cũng có chấn thương cột sống kèm theo.
Nếu trẻ tỉnh táo, hãy nhìn đồng tử của trẻ. Đồng tử mở to trong tối và thu nhỏ lại khi gặp ánh
sáng. Quan sát xem đồng tử có tròn không, có giống với đồng tử bên mắt kia không, và kích cỡ
có tương đương với đồng tử của những trẻ khác trong cùng độ sáng không.
Gọi cấp cứu nếu bé có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng chấn thương nội sọ đã ợđư c nói ở
trên hoặc nếu trẻ bất tỉnh.
Nếu thấy không có gì nghiêm trọng, bé cần được theo dõi sát trong vòng 6 tiếng sau
chấn thương, sau đó tiếp tục theo dõi bất cứ sự thay đổi trong hành vi của bé trong vài ngày
tới. Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ nên nhờ nhân viên y tế tư vấn và hướng
65
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
dẫn cách theo dõi các triệu chứng, biểu hiện của tổn thương não cũng như vạch ra kế hoạch
cần thực hiện nếu bệnh tình của trẻ diễn tiến bất thườngs.
Sơ cứu chấn thương đầu hở.
Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản.
Ấn nhẹ vết thương để kiểm soát việc chảy máu. Ấn nhẹ tốt hơn ấn mạnh nếu xương sọ bị
nứt gãy.
Băng sạch vết thương khi máu đã ngừng chảy. Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu sau
khi ấn liên tục, hãy gọi cấp cứu.
Đặt túi chườm lạnh lên chỗ bị thương trong 10 – 15 phút (bạn có thể làm túi chườm lạnh
bằng cách dung vải mỏng bọc đá lạnh bên trong, không đặt đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vết
thương vì có thể gây tổn thương nhiều hơn.
Lời khuyên về sơ cứu
Ngủ sau chấn thương đầu
Cho trẻ ngủ nếu không có biểu hiện hoặc triệu chứng nào khác của chấn thương nội sọ và
đó là thời gian ngủ nghỉ bình thường của trẻ.
Nếu trước khi ngủ trẻ vẫn hoạt động bình thường, hãy cho trẻ ngủ 2 tiếng. Sau đó, hãy
đánh thức bé dậy xem trẻ có thức dậy dễ dàng như mọi lần không. Nếu trẻ không hoạt động
bình thường, hãy đưa trẻ đi khám bệnh.
Lưu ý rằng việc ngủ không làm chấn thương đầu nặng hơn. Điều đáng lo ngại là không
thể quan sát được những thay đổi trong hành vi hoặc mức độ ý thức ở trẻ đang ngủ.
Lưu đồ
Sơ cứu trẻ bị ngất xỉu
Trẻ có tỉnh táo không ?
66
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
1 19
2 KHÔNG 20 CÓ
3 21
4 Kiểm tra hơi thở 22 Nâng hai chân lên 20 – 30cm
5 23
6 Nâng hai chân lên 20 – 30cm 24 Nới lỏng quần áo
7 25
8 Nới lỏng quần áo. 26 Kiểm tra chấn thương.
9 27
10 Kiểm tra xem có chấn thương không 28 Tìm những nguyên nhân tiếm ẩn.
11 29
12 Gọi cấp cứu nếu trẻ vẫn chưa tỉnh sau khi đã 30 Ghi lại chi tiết của sự việc.
13 nâng chân lên khoảng 1 phút 31
14 32
15 Tìm những nguyên nhân tiềm ẩn 33
16 34
17 Ghi lại chi tiết của sự việc. 35
18
67
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Sơ cứu trẻ bị chấn thương nội sọ
Trẻ có tỉnh táo
không?
1 CÓ 8 KHÔNG
2 9
3 Kiểm tra đồng tử và tìm các biểu 10 Xử trí trẻ như thể có chấn thương cột sống
4 hiện của chấn thương nội sọ 11 kèm theo
5 12
6 Gọi cấp cứu nếu bé có biểu hiện của 13 Gọi cấp cứu.
7 chấn thương nội sọ 14
15
16
Sơ cứu trẻ bị chấn thương đầu hở.
Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản
Ân nhẹ lên vết thương để cầm máu
Máu có cầm được không sau khi ấn nhẹ liên tục
1 CÓ 6 KHÔNG
2 7
3 Băng sạch vết thương 8 Gọi cấp cứu.
4 Đặt túi chườm lạnh lên chỗ bị thương trong 9
5 vòng 10 – 15 phút.
10
11
12
13
14 Câu hỏi lượng giá
68
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
15 Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi sơ cứu trẻ bị ngất xỉu?
16 e) Nâng chân trẻ lên cách mặt đất khoảng 30 cm
17 f) Nới lỏng quần áo
18 g) Đặt túi chườm lạnh lên mặt trẻ
19 h) Kiểm tra xem trẻ có bị thương không.
20 Điều nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân gây ra bất tỉnh?
21 e) Uống nhầm chất độc hoặc uống thuốc quá liều.
22 f) Ngưng thở
23 g) Đứng lâu trong thời gian dài.
24 h) Ăn quá nhiều.
25 Điều nào sau đây là đúng khi nói về chấn động não ?
26 e) Không gọi là chấn động não nếu trẻ không có bất tỉnh tạm thời.
27 f) Đầu bị sưng u như trứng ngỗng sau khi té là dấu hiệu trẻ bị chấn động não
28 g) Trẻ có nhiều máu ở tóc sau khi bị chấn thương đầu có thể sẽ bị chấn động não
29 h) Mất trí nhớ và lú lẫn là những triệu chứng của chấn động não sau khi té ngã.
30 Điều nào sau đây KHÔNG được xem là biểu hiện và triệu chứng của chấn động não?
31 e) Lú lẫn.
32 f) Quên những sự việc xảy ra sau chấn thương đầu.
33 g) Nhức đầu, buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
34 h) Sau khi té trẻ im lặng một lúc rồi khóc.
35
36 Từ khóa:
37
38 Chấn động não: thường chỉ triệu chứng chóng mặt và nôn ói, có hoặc không có kèm theo bất
39 tỉnh, xảy ra sau một chấn động mạnh lên não.
40 Bệnh tiểu đường: là bệnh mà cơ thể không thể điều tiết lượng đường một cách bình thường bởi
41 vì thiếu hoóc mon insulin hoặc không có khả năng đáp ứng lại với insulin.
42 Ngất xỉu: là bất tỉnh đột ngột hoặc tạm thời do thiếu lượng máu và oxy đến não
43 Thóp: những khoảng hở trong xương sọ của trẻ nhũ nhi
44 Tăng đường huyết: lượng đường trong máu cao bất thường
45 Giảm đường huyết: lượng đường trong máu thấp bất thường
69
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
46 Chấn thương nội sọ: gây tổn thương não. Khi có một cú đánh mạnh vào đầu, não va chạm mặt
47 trong xương sọ, gây ra nhiều mức độ tổn thương.
70
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
CHƯƠNG 7: CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH
Mục tiêu học tập
- Nhận biết động kinh thể co giật và không co giật
- Xác định các bước sơ cứu thích hợp cho trường hợp động kinh thể co giật hoặc không co
giật
ĐỘNG KINH
Giới thiệu
Động kinh bị gây ra bởi sự nhiễu loạn trong các xung điện của não. Những sự nhiễu loạn này dẫn
đến các đáp ứng đa dạng của cơ thể. Những biểu hiện có thể rất nhẹ, chẳng hạn nhìn chằm chằm trong vài
phút hay nặng hơn như bất tỉnh hoặc co giật.
Động kinh có thể có co giật hoặc không. Động kinh co giật biểu hiện bằng sự co cơ và sự cử
động không chủ ý của cơ thể. Động kinh không co giật thì có liên quan tới sự lú lẫn hay mất ý thức.
71
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
Điều bạn cần BIẾT
Động kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: rối loạn di truyền, sốt cao, chấn thương
đầu, bệnh nặng hay nhiễm độc. Trẻ bị co giật lần đầu tiên cần luôn được sơ cứu ngay lập tức.
Đôi khi tìm được nguyên nhân gây động kinh. Tuy nhiên, đến nay nguyên nhân gây động kinh
vẫn chưa được biết rõ. Ngay cả khi không biết chính xác nguyên nhân gây ra độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_so_cuu_tre_o_truong.pdf