Huấn luyện viên có thể đảm đương các
nhiệm vụ sau:
– quan sát cách chơi của từng vận động viên
và xác định yêu cầu rèn luyện bổ sung – rèn luyện cáckỹ năng còn yếu và huấn luyện thêm các kỹ năng còn
thiếu – lập kế hoạch các chương trình tập luyện
– giám sát các buổi tập luyện
– theo dõi phát triển thể chất của vận động
viên
– phối hợp công tác với các tổ kỹ thuật viên
thể thao
– sắp xếp việc đưa vận động viên vào các
chương trình thi đấu
– lên kế hoạch và chỉ đạo đấu pháp (game
strategy), có thể tham khảo với tổ huấn luyện viên –
phân tích diễn biến trận đấu và ra dấu hiệu chỉ đạo cho
các vận động viên – làm phân tích sau thi đấu, đánh
giá chiến lược và hiệu quả thi đấu – đảm đương các
nhiệm vụ tổ chức liên quan như đăng ký chỗ, tham
quan đi lại và ngân quỹ
– tìm và tuyển vận động viên hay thuê nhân
viên kỹ thuật bổ sung khi cần Yêu cầu nghề nghiệp:
– có kiến thức chuyên môn sâu về bộ môn thể
thao phụ trách– khả năng truyền đạt rất giỏi, khéo léo trong
giao tiếp
– hiểu biết các yêu cầu phát triển của vận
động viên
– tận tâm, nhiệt tình và gương mẫu
– mềm dẽo và sáng tạo
– sẵn sàng đi công tác xa, dài ngày.
– chấp nhận làm việc ngoài giờ, kể cả ngày
nghỉ cuối tuần
314 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sổ tay hướngnghiệp nghề gì, làm gì?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I (Primary metallurgist)
nghiên cứu việc xử lý và tách ly quặng mỏ: – áp dụng
các phương pháp hóa lý để tách kim loại ở quy mô
thương mại bằng cách nấu chảy ở nhiệt độ cao hoặc
các phương pháp khác – nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp tách vật lý như điện, từ, hay trọng lực để
tách các khoáng vật quý ra khỏi quặng; hoặc áp dụng
các phương pháp hóa học như tuyển lọc và làm nổi
khác nhau – xác định tỷ lệ hỗn hợp nguyên liệu thô,
quy trình nhiệt độ và các thông số kỹ thuật khác – giám
sát công tác lấy mẫu trong từng giai đoạn xử lý để
phân tích và kiểm tra trong phòng thí nghiệm – cố vấn
các nhà điều hành nhà máy về công tác theo dõi chất
lượng, đề nghị những thay đổi cần thiết để đạt được
quy trình hay sản phẩm yêu cầu – tìm kiếm các giải
pháp cải tiến quy trình luyện kim như khử và ô xy hóa
chọn lọc, điện phân, chưng cất để tách nhôm, chì,
đồng, kẽm, ni ken, sắt, vàng và những kim loại khác ra
khỏi quặng – phát triển những qui trình mới tốt hơn để
tách ly kim loại
– nghiên cứu cải thiện quy trình để nâng cao
hiệu quả và tính kinh tế mà không gây hại môi trường
– nghiên cứu, phát triển, vận dụng những phương
pháp tồn trữ và xử lý chất thải từ do quá trình luyện kim
để đảm bảo các quy định bảo vệ môi trường – soạn
thảo các báo cáo kỹ thuật
– giám sát và phối hợp công việc của nhân
viên kỹ thuật và công nhân
Chuyên viên luyện kim cấp một có thể chuyên
ngành luyện kim nhiệt (pyrometallurgy) áp dụng kỹ
thuật nhiệt hoặc luyện kim lưu chất (hydrometallurgy)
sử dụng chất lõng trong xử lý tách quặng.
Kỹ sư luyện kim cấp II (Secondary
metallurgist) – nghiên cứu kim loại và hợp kim trước
và trong quá trình xử lý để xác định các tính chất của
chúng – giám sát kỹ thuật xử lý kim loại để bảo đảm
duy trì phẩm chất hoặc để cải tiến qui trình xử lý, phát
triển những phương pháp mới – thử nghiệm các hợp
kim để nghiên cứu tính chất của chúng
– thu thập ghi chép và làm việc với những
thông tin có được từ quan sát và thí nghiệm – làm việc
với các đồng nghiệp để phát triển những phương pháp
sản xuất hợp kim ít tốn kém, để giảm tối đa sự ô
nhiễm nguồn nước và không khí – thiết lập các thủ tục
thanh tra và kiểm nghiệm
– cố vấn cho người điều hành về phương
pháp sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng – giám
sát và phối hợp công việc của công nhân và nhân viên
kỹ thuật
– nghiên cứu cải thiện quy định để nâng cao
hiệu quả và tính kinh tế mà không gây hại môi trường
– kiểm tra sai hỏng ở các khâu chế biến để xác định
nguyên nhân
– soạn thảo các báo cáo kỹ thuật
Kỹ sư luyện kim cấp hai có thể chuyên ngành
luyện kim hiển vi (metallographer) nghiên cứu hợp kim
bằng các phương tiện tiện quan sát quang học, như kỹ
thuật hiển vi điện tử (electron microscope) hoặc ngành
luyện kim chiếu xạ (radiological met– allurgy) dùng kỹ
thuật X-quang để đánh giá phân tích kim loại.
Yêu cầu cá nhân:
– có khả năng nhận định, phân tích giải quyết
vấn đề
– có khả năng giao tiếp tốt, nói viết và bằng
hình ảnh
– có kỹ năng về tính toán và thiết kế
– thực tế và sáng tạo
– có khả năng làm việc không cần giám sát
– biết nhận lãnh trách nhiệm
Created by AM Word2CHM
SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ
Kỹ sư điện xác định, thiết kế, phá triển và
giám sát việc sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì máy
móc, thiết bị và các hệ thống phát, cung cấp điện cho
các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và kinh doanh.
Kỹ sư điện có thể phụ trách các công việc
sau:
– lập kế hoạch và thiết kế các trạm biến điện
và thiết bị phát điện
– giám sát kế hoạch xây dựng, các quy cách
và lập các hợp đồng
– giám sát đội ngũ vận hành và bảo trì
– sử dụng hệ thống trợ giúp thiết kế bằng vi
tính (Computer Aided Desing) để vẽ và thiết kế các hệ
thống điện phức tạp – áp dụng các tính toán thiết kế
chuyên môn để quyết định kiểu loại và bố trí mạch
điện, biến thế, ngắt mạch, dây dẫn, thiết bị điều khiển
KỸ SƯ ĐIỆN (Electrical Engineer)
và các thiết bị khác – chế tạo và cải tiến các sản phẩm
như động cơ, phụ tùng, thiết bị và dụng cụ điện – soạn
thảo và diễn giải các quy cách, bản vẽ, tiêu chuẩn và
quy phạm về thiết bị điện và cách sử dụng – lập các dự
trù lắp đặt và chuyển giao máy móc, hộp chuyển đổi,
dây dẫn và các phụ kiện – tổ chức và quản lý vật tư
trong sản xuất, phụ tùng điện, máy móc, dụng cụ và
thiết bị điện – kiểm tra các công trình đã hoàn tất để
bảo đảm đúng quy cách và tiêu chuẩn an toàn – thiết
kế, thử nghiệm, lắp đặt phương tiện kiểm soát và báo
hiệu cho giao thông đường bộ, đường sắt hoặc hàng
không – hoạch định, thiết kế các mạng lưới và thiết bị
viễn thông
Kỹ sư điện có thể có các chuyên ngành: kỹ sư
bảo trì, kỹ sư cấp điện, kỹ sư thiết kế điện, kỹ sư thông
tin hay kỹ sư máy tính, hoặc có thể có các chuyên
ngành như thiết kế và điều hành các nhà máy điện,
máy phát, luyện thép, cán thép, động cơ điện và máy
biến thế, nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới
hoặc máy móc sản xuất.
Kỹ sư điện làm việc với các nhà quản trị cấp
cao, các kỹ sư cơ khí và dân dụng, các nhà chuyên gia
máy tính cũng như các chuyên viên trong ngành, các
nhà xây dựng và kiến tạo. Họ tham vấn với các nhà
khoa học, thiết kế công nghiệp và kiến trúc sư, tư vấn
cho những người sử dụng lao động, các hiệp hội hoặc
khách hàng.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có khả năng nhận định, phân tích và giải
quyết vấn đề
– có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết
– có kỹ năng về thiết kế và vi tính
– có óc sáng tạo và tính thực tế
– có thể làm việc không cần giám sát
– biết nhận lãnh trách nhiệm
KỸ SƯ ĐIỆN TỬ (Electronics Engineer) Kỹ sư
điện tử thiết kế phát triển, giám sát và quản lý việc sản
xuất thử nghiệm, lắp đặt, bảo trì và cải tiến các thiết b ị
điện tử và hệ thống dùng trong máy tính, thông tin,
hàng hải, công nghiệp và giải trí.
Kỹ sư điện tử có thể làm việc trong các ngành
thông tin, phát thanh, hàng không, quốc phòng, kỹ
thuật rô–bô, máy điện toán, khí tượng và kỹ thuật y
sinh học.
Công việc của kỹ sư điện tử như sau:
– thiết kế mạch điện cho các hệ thống và thiết
bị kiểm soát
– lập trình và sử dụng máy tính trong các tính
toán phức tạp
– xác định kiểu loại, cách thiết trí các bộ phận
mạch điện, phát triển các phương pháp và thiếl bị thử
nghiệm – phân tích lưu lượng thông tin, loại dịch vụ
cần lắp đặt Xác định phương tiện, vị trí lắp đặt, cách
thiết trí và môi trường truyền tải – thiết lập, giám sát
vận hành việc thực hiện các tiêu chuẩn an toàn và các
phương pháp cải tiến, bảo trì, sửa chữa – kiểm tra việc
lắp đặt để bảo đảm theo đúng điều kiện của hợp đồng
– nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật mới
– liên hệ với các khách hàng, làm việc cùng
với các đồng nghiệp, các chuyên viên, nhân viên kỹ
thuật, thợ và công nhân khác Kỹ sư điện tử có thể đi
chuyên các ngành như kỹ sư trưởng, kỹ sư thông tin, kỹ
sư máy tính, kỹ sư kiểm soát qui trình thiết kế bảng
điều khiển và theo dõi qui trình hoạt động (Process
con-trol engineers), kỹ sư vô tuyến, kỹ sư phần mềm
hoặc kỹ sư viễn thông.
Kỹ sư điện tử có thể được đề bạt giữ các chức
vụ quản trị cao cấp đối với các hoạt động trong ngành.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có khả năng chỉ huy và lãnh đạo
– có khả năng xác định, phân tích và giải
quyết vấn đề
– có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết.
– khả năng tính toán và thiết kế
– thực tế và sáng tạo
– có khả năng làm việc không cần giám sát
(hoặc làm việc độc lập)
– biết nhận lãnh trách nhiệm
KỸ SƯ ĐỊA CHẤT (Geological Engineer) Kỹ sư
địa chất ứng dụng những nguyên lý của khoa học về
trái đất để giải quyết những vấn đề liên quan đến đất,
đá, nước ngầm và thiết kế những cấu trúc trong và
bên dưới lòng đất.
Họ làm việc với những nhà chuyên môn
khác, kết hợp các hiểu b iết chuyên môn để giải quyết
những vấn đề đặc thù. Ví dụ: họ có thể làm việc với
những nhà khoa học môi trường, nhà địa chất, chuyên
gia đại thủy học (hydrologist) để giải quyết các vấn đề
suy thoái đất, nước ngầm và nhiễm mặn; làm việc với
những kỹ sư dân dụng để thiết kế và xây dựng những
thông lộ giao thông tối ưu, hoặc với những kỹ sư hầm
mỏ để thiết kế các mỏ lộ thiên hoặc trong lòng đất,
phục hồi môi trường đất ở những khu mỏ sau khai
thác.
Kỹ sư địa chất có thể đảm đương những
công việc sau:
– điều tra tính khả thi của các chương trình
phát triển mới về đất đá và nước ngầm – hoạch định
và tiến hành điều tra thực địa những công trình kỹ thuật
quan trọng như cầu cống, đê đập (dam) và đường
hầm (tunnel) – đề xuất những biện pháp cải tạo đất
nhiễm bẩn và nhiễm mặn
– thiết kế các cấu trúc quan trọng trong núi đá
như đường hầm, hầm ngầm, giếng mỏ (shaft) – giám
sát việc xây dựng và thực hiện những công trình kỹ
thuật chính liên quan đến nền đất – thiết kế các
phương án kiểm soát và phòng ngừa hiện tượng đất
trượt (landslide) và những khu vực địa chất không ổn
định – thực hiện những nghiên cứu về các lĩnh vực
hoạt động trên với tư cách là cố vấn hoặc nhà nghiên
cứu – đảm đương nhiệm vụ quản lý và chịu trách
nhiệm phối hợp các nhóm nghiên cứu đa ngành,
tuyển dụng nhân viên và những vấn đề tổ chức công
việc – tiến hành phân tích trên máy tính, sử dụng cơ sở
dữ liệu và tạo ra những thiết kế bằng máy tính để hỗ
trợ những công việc trên Ngành kỹ thuật địa chất bao
gồm một số chuyên môn kỹ thuật về đất như kỹ thuật
địa chất, cải tạo đất, cơ khí đất đá, thủy học nước
ngầm và kỹ thuật địa chất.
Công việc điều tra kỹ thuật địa chất thường
phải tiến hành ngoài trời. Kỹ sư địa chất thường sử
dụng hầu hết thời gian làm công tác điều tra thực địa
và giám sát việc xây dựng những thiết kế.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có khả năng nhận định, phân tích và giải
quyết vấn đề
– kỹ năng giao tiếp tốt, nói và viết
– có kỹ năng về thiết kế và máy tính
– thực tế và sáng tạo
– có thể làm việc không cần giám sát
– biết chịu trách nhiệm
– thích làm việc ngoài trời
Created by AM Word2CHM
SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ
Kỹ thuật viên âm thanh vận hành các thiết b ị
để khuyếch đại, thu, trộn và tạo ra hiệu quả âm thanh
phụ họa cho các buổi phần trình diễn.
Kỹ thuật viên âm thanh có thể thuộc các loại
hình khác nhau: phát thanh, truyền hình và phòng thu
(recording studio). Họ cũng làm việc cho các nhà hát
và các điểm trình diễn, ca nhạc sống.
Kỹ thuật viên âm thanh có thể đảm nhận các
công việc sau:
– xác định các yêu cầu về âm thanh
– dựng đặt, kiểm tra và cho hoạt động các
thiết bị âm thanh để phù hợp với các đặc tính âm học
của điểm trình diễn; chọn, đặt và điều chỉnh các micro-
phone đạt mức âm thanh phù hợp – thông tin hướng
dẫn cho các diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ cách sử dụng
micrô và các thiết bị âm thanh trên sàn diễn – theo dõi
các tín hiệu âm thanh để phát hiện các sai lệch về chất
KỸ THUẬT VIÊN ÂM THANH (Sound
Technician)
lượng âm thanh hoặc những trục trặc kỹ thuật – cung
cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành ampli, tuner, máy thu
các hệ thống âm thanh số (digital audio system), quay
đĩa, quay băng, và pick–up, máy ghi âm cassette và hệ
thống loa – chế tạo và lắp đặt các hệ thống âm thanh
– in sang băng
Kỹ thuật viên âm thanh có khi làm việc cho
các buổi hòa nhạc ngoài trời, phải chịu các thay đổi
thất thường của chương trình biểu diễn cũng như thời
tiết. Họ thường phải làm việc thêm giờ, quá giờ, suốt
các buổi tối hay ngày nghỉ.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có thính giác thật tốt đối với các đặc tính
khác nhau của âm thanh – nhiệt tình với công việc
– có động cơ làm việc tốt
– có thể làm việc dưới sức ép công việc
KỸ THUẬT VIÊN MÁY TÍNH (Computer Service
Technician) Kỹ thuật viên máy tính lắp đặt, kiểm tra và
sửa chữa phần cứng (hardware) của máy tính và các
thiết b ị liên quan như ổ đĩa (disk drive), máy in, màn
hình, CD ROM và thiết b ị giao diện (inter– face
equipment) cho các chương trình ứng dụng
(applications) và hệ thống điều hành máy tính nối
mạng.
Kỹ thuật viên máy tính thực hiện các công
tác sau:
– cài đặt thiết bị máy tính, bảo đảm an toàn
cho thiết bị, môi trường và người sử dụng máy – nối
dây hoàn chỉnh liên kết các bộ phận của hệ thống máy
tính
– chạy thử toàn bộ hệ thống thiết bị trước khi
bàn giao cho người sử dụng – xác định nơi hư hỏng
của hệ thống bằng cách áp dụng các phương pháp
kiểm tra hay phần mềm chẩn đoán, thủ tục kiểm tra
chuẩn (standard test), thiết bị kiểm tra như dao động
ký (oscilloscope), bộ phân tích logic (logic analyser),
đồng hồ vạn năng, đầu dò logic (logic probe) – chạy
các chương trình kiểm tra để bảo đảm thiết bị làm việc
tốt và ổn định sau khi sửa chữa hoặc thay thế
– đấu lại các đường dây bên trong máy tính và
điều chỉnh cho lắp ráp các bộ phận – tiến hành bảo
dưỡng định kỳ để thiết bị làm việc tốt và có hiệu quả,
giảm rủi ro sự cố hay hư hỏng – tổ chức hệ thống máy
tính để hỗ trợ hoạt động kinh doanh
– cung cấp các phần mềm hỗ trợ ban đầu kể
cả cấu hình và cài đặt phần mềm Kỹ thuật viên máy
tính có thể chuyên trách về phần cứng của một nhà
sản xuất nhất định (vd. IBM. Compaq, v.v..) hoặc các hệ
thống máy điện toán khác nhau như máy tính lớn
(main– frame), máy vi tính, hoặc các thiết bị chuyên
dùng cho điểm bán hàng (equipment) Phần lớn thời
gian của kỹ thuật viên là tìm kiếm và sửa lỗi máy. Họ
thường giao tiếp rộng rãi với mọi người bên ngoài vì
phải làm việc trực tiếp tại nơi cần sửa chữa.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– yêu thích máy tính, thiết bị điện tử và điện cơ
– thị giác tốt và khả năng nhìn màu bình
thường
– khéo tay để làm việc với các bản mạch tinh
vi
– làm việc và giao tiếp với khách hàng có hiệu
quả
KỸ THUẬT VIÊN XÂY DỰNG (Building
Technician) Kỹ thuật viên xây dựng có thể là nhà xây
cất, người giám sát hoặc đốc công (foreman) xây dựng
thực hiện công việc xây cất, duy tu nhà ở hoặc những
công trình thương mại.
Kỹ thuật viên xây dựng có thể đảm đương
những công việc sau:
– xây dựng những công trình dân dụng như
nhà cửa
– hỗ trợ tay nghề kỹ thuật cho những nhà xây
cất và đốc công bằng cách diễn giải, chỉ đạo kế hoạch
và tổ chức các công trình xây dựng – diễn giải các bản
vẽ và quy phạm xây dựng cũng như các thông lệ xây
cất để hướng dẫn thi công, bảo đảm việc xây dựng
đúng quy cách, vật liệu đúng quy chuẩn, thi công đúng
phương pháp – tính toán chi phí, dự tính thời gian
hoàn tất để chuẩn bị cho đấu thầu (tender) và hỗ trợ
việc lên hợp đồng thầu xây dựng – lo liệu việc cung
cấp vật tư và thiết bị
– lập những chương trình chi tiết cho công
việc trên công trường và điều phối thợ thi công
(tradepeople) – hướng dẫn và ghi chép tiến độ thi
công và những thay đổi đối với bản thiết kế hay qui
cách – thương lượng với các nhà thầu phụ
– báo cáo công việc cho các chủ công trình
xây dựng hoặc kiến trúc sư
Kỹ thuật viên xây dựng có thể là nhà hoạch
định dự án, nhà dự toán, quản trị dự án hoặc đại diện
bán hàng kỹ thuật. Có khi họ cũng làm giám sát xây
dựng (buiding surveyor) bảo đảm xây dựng đúng kỹ
thuật hoặc làm đốc công tại công trường cho những
dự án thương mại lớn. Kỹ thuật viên xây dựng thường
làm việc tại công trường. Có một số tự đứng ra làm
nhà thầu xây dựng (Buiding contractor) Yêu cầu nghề
nghiệp:
– năng lực tổ chức tốt
– có giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề
– có khả năng diễn giải các sơ đồ, bản vẽ
Created by AM Word2CHM
SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ
Người lái máy cẩu điều khiển các loại cẩu di
động hoặc tĩnh tại, để nâng chuyển và đặt các vật
nặng vào vị trí yêu cầu trong các công trường xây
dựng, bến cảng hoặc cầu tàu. Lái máy cẩu sử dụng
các loại cần cẩu khác nhau như: cẩu công ten nơ
(gantry crane); cần cẩu tháp (tower crane) có thể lắp
ráp và tháo dỡ tại công trường; máy cẩu dùng trong
nhà máy, phân xưởng hoặc cẩu di động trên xe tải.
Công việc của tài xế cần cẩu như sau:
– kiểm tra nền đất (vd. ở công trường) trước
khi lắp đặt cần cẩu
– đặt các vật lót dưới các chân đỡ đúng vị trí
(thường dùng gỗ hoặc các tấm kim loại tùy vào điều
kiện nền) – kiểm tra cần cẩu nằm vững trên các chân
đỡ trước khi cho tiến hành bốc dỡ
– đánh giá ước lượng trọng lượng vật nâng
cẩu đảm bảo trong giới hạn tải trọng cho phép của
LÁI MÁY CẨU (Cranne Operator)
máy cẩu, có tính đến điều kiện thời tiết (vd. hướng gió)
để bảo đảm an toàn – đảm bảo tình trạng sẵn sàng
làm việc của cần cẩu bằng cách theo dõi các bảng
điều khiển, trang thiết bị, các đồng hồ báo – di chuyển
cần cẩu và định vị móc để người phụ cẩu (dogger) gắn
móc, dây nâng hoặc xích vào kiện hàng – kiểm tra
đồng hồ tải trọng trên bảng điều khiển để bảo đảm
trọng lượng hàng hóa nằm trong giới hạn an toàn làm
việc – quan sát và theo dõi các ra hiệu của phụ cẩu
điều khiển việc di chuyển và đặt để kiện hàng chính
xác và an toàn – khi phá huỷ bỏ kiến trúc nhà cửa để
xây dựng mới, người lái cho gắn khối cầu sắt vào đầu
đây và điều khiển cẩu văng nó vào tường hay kiến trúc
cần phả bỏ
– dùng các đầu khoan lớn gắn vào máy cẩu
để khoét lỗ hoặc phá móng
– bảo trì cần cẩu bằng cách kiểm tra các chỗ
mòn vẹt, bôi trơn dây cáp, trục quay và thay thế các dây
cáp dã mòn Tài xế cần cẩu thường phải làm việc trong
điều kiện nóng, bụi và ồn ào trên công trường xây
dựng.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có năng khiếu cơ khí
– có năng lực lập trung tốt
– có khả năng phán đoán tình huống
– có thị lực và kỹ năng phối hợp tốt
– có khả năng theo dõi các hướng dẫn bằng
miệng
– có thể làm việc ở độ cao
– thỏa mãn điều kiện về tuổi tác
LÁI MÁY ỦI (Bulldozer operator) Nhân viên lái
máy ủi điều khiển xe ủi (bulldozer) với lưỡi ủi (b lade)
và những bộ phập lắp thêm để đẩy hay cào vật liệu
trong xây dựng, lâm nghiệp, hầm mỏ và những công
trình khác.
Nhân viên lái máy ủi thực hiện những công
việc sau:
– Chuẩn bị máy ủi để hoạt động bằng cách
nối những dây đai. ống thủy lực, nối kết cơ khí hoặc
các thiết bị khác – vận hành máy ủi để chuyển hoặc
đẩy đất, đá, cây cối hay những vật liệu khác bằng cách
nâng, hạ hoặc xoay nghiêng lưỡi ủi để đắp bồi hoặc
san phẳng nền đất – sử dụng các bộ lắp ghép đặc biệt
như tời kéo (wich), lưỡi cào (scrub), dàn quét (clearer),
hoặc máng ủi (pushing scrap– per) để chuyển khối
lượng đất lớn – điều chỉnh và sửa chữa thiết bị, thực
hiện các bảo trì cơ bản
Nhân viên lái máy ủi thường làm việc trong
những điều kiện nóng bức, ồn ào, bụi bặm, bùn lầy.
Tuy nhiên một số xe ủi hiện đại có ca bin điều khiển
với hệ thống cách âm,và điều hòa nhiệt độ.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– có thể lực
– có thể thực hiện chính xác các yêu cầu công
việc
– thị lực và ước lượng khoảng cách không
gian tốt
– kỹ năng giao tiếp tốt
– có thể làm việc với tập thể
LUẬT SƯ (Barrister) Là người giúp ý kiến,
bênh vực hoặc thay mặt cho người có chuyện liên
quan đến việc xử án bởi luật sư là người hiểu biết
hoàn toàn về luật lệ và hoạt động của tòa án.
Luật sư, nhà luật học, có tên trong luật đoàn
được quyền mở văn phòng tư vấn để tiếp nhận khách
hàng. Luật sư cho khách hàng những lời khuyên pháp
lý và giải quyết các vụ tranh chấp có hay không có liên
quan tới việc xét xử. Luật sư biện hộ bênh vực cho bị
can trước tòa. Luật sư có quyền đưa ra bản biện hộ
sau cùng sau khi biện lý đưa ra bản buộc tội.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– trí nhớ, tưởng tượng, thông minh, hùng
biện, phản ứng nhanh, trực giác, lanh trí, có bằng đại
học, kỷ luật, tôn trọng luật lệ hiểu biết luật.
LỤC SỰ (Law Clerk/ Paralegal) Người lục sự
đảm trách công việc giấy tờ của công việc ngành luật
dưới sự điều hành của một luật sư toa án (barister,
solicltor) hay thư ký tòa án (clerk of court). Tùy theo
lãnh vực chuyên môn của công ty hay tổ chức mà tính
chất công việc của người lục sự có thể khác nhau. Nói
chung họ trợ giúp cho luật sư chủ quản tất cả các công
tác chứng từ pháp lý khác nhau. Từ công việc xác
minh (probate) di chúc, chuyển nhượng tài sản (con–
veyance of property), các vụ bình sự và tranh tụng dân
sự (civil litigation).
Người lục sự có thể đảm đương các công
việc sau:
– làm việc với khách hàng để nắm các yêu
cầu và tên phả thảo (draft) các điều khoản hợp đồng
(clauses for a contract) – sao lục chứng từ bằng khoán
đất (land title), xác định ranh giới sở hữu cũng như
quyền sở hữu (ownership of property) – theo dõi các
thương thỏa (setlements) mua bán đất đai
– xem xét các hợp đồng và thu thập dữ kiện
hoặc soạn chứng từ cho hợp đồng để hỗ trợ cho luật
sư trong việc hoàn chỉnh (finalisation) hợp đồng – điền
các mẫu đơn từ, tài liệu pháp lý và chuyển gởi lên các
cơ quan chính quyền liên quan – ghi các lời khai bằng
cớ (stataments of evidence) của nhân chứng
(witness), soạn chứng từ cho luật sư tranh biện tại tòa
– hỗ trợ các luật sư tố tụng hay biện hộ (phục vụ thân
chủ là bên nguyên hay bên bị), sắp xếp việc có mặt
của các nhân chứng – tham gia các ghi chép điều tra
về doanh nghiệp, các vụ phá sản của công ty – đảm
đương công việc chung của văn phòng luật sư, kiêm
cả công tác sổ sách Yêu cầu nghề nghiệp:
– tính cẩn trọng và chính xác
– khả năng phán đoán và phân tích hợp lý
– chuẩn xác về ngôn từ, viết và nói
– khả năng giao tiếp tốt
– yêu thích ngành luật
Created by AM Word2CHM
SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ
Người mẫu làm công việc giới thiệu, b iểu
diễn hay trưng bày hàng hóa và dịch vụ sao cho nó
được hấp dẫn đối với người xem và thúc đẩy hoạt
động bán hàng. Người mẫu có thể làm việc trong lĩnh
vực thời trang (fashion modelling), nhiếp ảnh (photo–
graphic modelling) hay khuyến mãi (commercial
modelling). Họ phải có hiểu b iết về thời trang, hàng
hóa hay dịch vụ mà họ làm khuyến mãi vì họ thường
được khách hàng gọi đến để hỏi các chi tiết về sản
phẩm hay dịch vụ.
Những công việc thông thường của người
mẫu có thể là:
– đi biểu diễn (catwalk), dừng ở các tư thế
(pose) để trình bày quần áo thời trang và các trang
phục đi kèm – ngồi hay đứng trước ống kính quay
phim hay chụp ảnh với y phục thời trang để thực hiện
quảng cáo trên báo, tạp chí, biểu quảng cáo (billboard)
hay phim quảng cáo thương mại (commercial) – tham
NGƯỜI MẪU (Model)
gia vào diễn xuất cho các phim và truyền hình thương
mại
– biểu diễn các dịch vụ và sản phẩm mới
trong các cuộc trưng bày (exhibition) và hội chợ công
nghiệp (industrial shows) – phân phát các tập giới
thiệu (pamphlets) hay các vật mẫu của sản phẩm
quảng cáo tại các cuộc trưng bày hay hội chợ
Các người mẫu có thể làm việc trong từng
lãnh vực khác nhau như người mẫu thương mại vd:
phim, TV, ảnh chụp với sản phẩm thương mại, người
mẫu biểu diễn thời trang (catwork modelling) hoặc
người mẫu cho ấn phẩm (editorial modelling) cho
sách báo, ấn phẩm. Các người mẫu chuyên nghiệp
nhiều kinh nghiệm có thể làm việc với tư cách giáo
viên nghề làm mẫu trong một số trường liên quan.
Người mẫu thường phải làm việc dưới các
đèn chiếu nóng và chói chang, có lúc phải mặc áo thời
trang mùa đông trong mùa hè nóng bức hay ngược lại.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– tận tụy và kiên trì
– cao ráo, thân hình cân đối (chiều cao không
quan trọng đối với các người mẫu TV, quảng cáo
thương mại hay nhiếp ảnh) – có khuôn mặt cân đối,
làn da đẹp, hấp dẫn
– có cá tính, cởi mở và tự tin
– khả năng giao tiếp tốt cần thiết cho các
người mẫu làm công tác khuyến mãi NHÂN VIÊN
QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (Office Manager) Quản trị là
việc tổ chức hoạt động, sản xuất, tiếp thị, phân phối
hằng hóa, dịch vụ do một công ty thương mại, công
nghiệp hay tổ chức khác đưa ra. Các chức năng bao
gồm quản trị nhận sự (Human resource
management), dự trù và kiểm soát ngân sách, ghi
chép sổ sách quản lý tài sản cơ sở vật chất, các tiện
nghi ăn ở. Chức năng này quản trị có thể ở nhiều mức
độ khắc nhau từ những sơ cấp cho đến cấp cao hơn.
Nhân viên quản trị văn phòng đảm đương các
công việc giấy tờ, thư ký hoặc tốc ký, để hỗ trợ các nhà
chuyên môn, cán bộ quản lý và điều hành.
Nhân viên quản trị văn phòng có thể đảm
trách những nhiệm vụ sau:
– hỗ trợ công tác thư ký và điều hành cho
công ty
– giám sát và phối hợp các hoạt động của đội
ngũ nhân viên
– tham gia vào việc phát triển và huấn luyện
nhân viên
– thực hiện các chương trình định hướng cho
nhân viên mới
– soạn các mô tả công việc (iob description),
đánh giá và đề bạt nhân viên – phát lương và cấp giấy
nghĩ phép
– lập dự toán chi tiêu (expenditure) hàng
năm, theo dõi hàng lưu kho và ngân sách, đề xuất với
ban lãnh đạo những biện pháp cần thiết – xem và trả
lời thư tín
– phỏng vấn người xin việc
– lựa chọn nơi thích hợp, thương lượng các
hợp đồng thuê mướn bảo quản hệ thống thông tin
quản lý (bằng tay hay bằng máy tính) Nhân viên quản
trị văn phòng có lúc phải làm nhiều giờ hoặc phải đi lại
nhiều nơi do công việc đòi hỏi.
Yêu cầu nghề nghiệp:
– kỹ năng giao tiếp tốt, nói và viết
– có khả năng giám sát
– có kinh nghiệm về quản trị văn phòng
– năng lực tổ chức tốt
– sử dụng vi tính thành thạo
NHÂN VIÊN TIẾP TÂN (Receptionist) Nhân
viên tiếp tân phần lớn là nữ giới, phụ trách hướng dẫn
cho khách đến giao dịch tại văn phòng công ty, trả lời
các cuộc điện thoại gọi đến từ bên ngoài. Họ có thể
làm việc tại văn phòng công ty, các hãng du lịch, các
nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, các trung tâm y
khoa, thẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_huongnghiep_nghe_gi_lam_gi.pdf