I. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SỐ TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 3
1.1. Qui trình ứng dụng KTS trong thiết kế bài giảng điện tử 3
1.2. Các kỹ năng về KTS cần thiết 4
II. CÁC ĐỊNH DẠNG TÀI NGUYÊN THÍCH HỢP TRONG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 6
2.1. Định dạng ảnh thông dụng 6
2.1.1. Một số khái niệm 6
2.1.2. Các định dạng ảnh phổ biến 7
2.1.3. Lựa chọn, chuyển đổi định dạng. 8
2.2. Các định dạng tài nguyên video 9
2.2.1. Một số thuật ngữ và khái niệm 9
2.2.2. Các chuẩn Video 10
2.2.3. Sử dụng phần mềm để mã hóa Video 16
III. KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ 19
3.1 Các chuẩn kết nối 19
3.2 Các bƣớc kết nối 24
3.3 Một số mô hình kết nối 24
IV. MỘT SỐ THIẾT BỊ TẠO TÀI NGUYÊN BÀI GIẢNG 26
4.1 Máy ảnh kỹ thuật số (Digital Camera) 26
4.1.1. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc 26
4.1.2 So sánh giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 28
4.1.3 Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số 31
4.1.4. Cách chụp ảnh 41
4.1.5. Chuyển ảnh từ máy ảnh vào máy tính 42
4.1.6. Một số lưu ý khi chụp ảnh 44
4.1.7 Hướng dẫn bảo quản 47
4.2. Sử dụng máy quay phim kĩ thuật số 50
4.2.1. Một số loại máy quay phim KTS 50
4.2.2.Các thành phần chính của máy quay 51
4.2.3. Vận hành 53
4.2.4. Kết nối 55
4.2.5. Một số chú ý khi quay phim 56
4.2.6. Bảo quản máy quay 58
4.3 Sử dụng máy quét (scanner) 61
4.3.1. Nguyên lí làm việc của máy quét hình 61
4.3.2. Một số loại máy quét hình 62
4.3.3. Kết nối máy quét hình với máy tính 64
4.3.4 Quét tài liệu và phim 672
4.3.5. Lưu hình ảnh từ máy quét 68
V. MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 70
5.1.Các phần mềm chỉnh sửa ảnh 70
5.2.Các phần mềm sáng tác đồ họa 70
5.3. Các phần mềm biên tập video: 70
5.4. Các phần mềm chuyển đổi định dạng video: 70
5.5.Các phần mềm tạo Photo slideshown: 71
5.6.Các phần mềm chụp ảnh màn hình: 71
5.7.Các phần mềm quay phim màn hình: 71
5.8.Các phần mềm tạo hoạt hình 71
5.9.Các phần mềm tạo Flash 72
VI. MỘT SỐ THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRÌNH CHIẾU BÀI GIẢNG 72
6.1 Tivi 72
6.1.1 Những thông số kỹ thuật cơ bản của máy thu vô tuyến truyền hình 73
6.1.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng ti vi 74
6.1.3. Cài đặt chương trình TIVI 79
6.1.4. Kết nối TIVI với các thiết bị khác 81
1.1.5. Cách khắc phục một số hiện tượng hỏng hóc thường gặp 84
6.2. MÁY CHIẾU ĐA NĂNG (MULTIMEDIA PROJECTOR) 89
6.2.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc 89
6.2.2. Hướng dẫn sử dụng 91
6.2.3. Kết nối 102
6.2.4. Vận hành 106
6.2.5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy chiếu đa phương tiện 110
6.3. MÁY CHIẾU VẬT THỂ 114
6.3.1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy chiếu vật thể 115
6.3.2. Các thông số kỹ thuật của máy chiếu vật thể 116
6.3.3. Sử dụng máy chiếu vật thể 116
123 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số phục vụ giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g,
bởi không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Khi lau, cách tốt nhất nên mua bộ
giấy lau ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng ảnh, gồm nước rửa, giấy lau, bình xịt bụi.
Để quá trình lau ống kính không bị xước, trước hết hãy bơm sạch bụi thật mạnh
bằng quả xịt. Sau đó nhỏ dầu lau, thoa đều trên mặt ống kính, dùng giấy lau di theo
đường tròn từ trong ra ngoài nhiều lần cho đến khi khô. Thao tác cuối cùng là xịt bụi lần
nữa để các mẩu vụn của giấy bay đi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc lau rửa ống
kính này nhiều lần vì sẽ không tốt cho chất lượng ảnh.
Đối với pin của máy ảnh, hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp bảo quản pin
dùng cho ĐTDĐ và laptop như nạp pin đúng lúc hay tránh sạc chồng nhiều lần khi lượng
điện vẫn còn làm pin dễ bị chai. Nguồn pin tốt không chỉ giúp cho độ bền của nó cao hơn
mà máy ảnh hoạt động cũng được ổn định.
LƢU Ý KHI KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH.
Đối với tất cả các thiết bị điện tử cao cấp cầm tay, khi kết nối máy tính, tránh cắm
cổng USB phía trước case máy - dễ dẫn đến hiện tượng máy tính không nhận diện được
máy ảnh, máy quay,hoặc cháy hỏng. Ta nên lưu ý luôn luôn cắm cổng USB phía sau
máy tính. Khi ngừng kết nối máy tính nên thực hiện đúng thao tác thoát an toàn ( vào
Safely Remove Hardware, chọn thiết bị và nhấn stop để tắt thiết bị). Trong Windows XP,
ta phải đóng các trương trình đang làm việc với các thư mục trong thẻ nhớ hay bộ nhớ
trong đối với máy nghe nhạc MP3trước thì mới có thể tắt được thiết bị. Nếu không
đúng thao tác có thể dẫn đến mất dữ liệu hay hỏng thiết bị.
Không dùng máy tính để FOMAT thẻ nhớ (Memory card).
49
B – Phần thực hành
1. Thực hành sử dụng máy ảnh KTS
Học viên thực hành các thao tác mở-tắt máy, thực hiện chụp ảnh, sử dụng các chức
năng của máy
2. Thực hành bảo dƣỡng máy ảnh KTS
Học viên thực hành bảo dưỡng thường xuyên máy ảnh KTS.
Đánh giá
1. Đánh giá hiểu biết về kiến thức lí thuyết
Đánh giá kiến thức cấu tạo và hoạt động, phân biệt một số loại máy ảnh KTS, các
lưu ý khi lắp đặt và vận hành máy ảnh KTS.
2. Đánh giá kĩ năng thực hành
Đánh giá kĩ năng sử dụng các chức năng của máy ảnh KTS.
50
4.2. Sử dụng máy quay phim kĩ thuật số
GIỚI THIỆU
Bài này nhằm giới thiệu một số thông tin cơ bản về cỏch bảo quản và sử dụng mỏy
quay phim kỹ thuật số trong trường học.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:
- Nhận biết một số loại máy quay phim KTS.
- Biết cách sử dụng, bảo quản máy quay phim KTS.
NỘI DUNG CHÍNH
A – Phần lí thuyết
4.2.1. Một số loại máy quay phim KTS
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy quay phim KTS của nhiều hãng như Sony,
Canon, Panasonic, Sumsung,..Mỗi loại máy có hình dáng, kích thước, tính năng kĩ thuật
khác nhau.
- Máy quay ghi hình lên băng Mini DV
- Máy quay ghi hình trên đĩa ( CD hoặc DVD)
51
- Máy quay ghi hình lên đĩa cứng
Khi trang bị máy quay KTS sẽ bao gồm các linh kiện sau:
+ Máy quay(Dùng băng MiniDV, Đĩa DVD, CD, đĩa cứng)
+ Adapter
+ Pin
+ Thẻ nhớ
+ Điều khiển từ xa
+ Các dây cáp chuyển tín hiệu vào máy tính, TV,
+ Hướng dẫn sử dụng
Với mỗi loại máy các nút chức năng có thể khác nhau. Trước khi sử dụng máy cần
đọc kĩ cuốn sách hướng sử dung được trang bị.
Một số loại máy quay phim của các hãng
4.2.2.Các thành phần chính của máy quay
Máy camcorder gồm ba phần chính: ống kính, thu hình, ghi băng. Ống kính
nhận ánh sáng và hội tụ ánh sáng lên bộ phận thu hình. Bộ phận thu hình (ở những máy
mới thường là bộ cảm biến CCD hay CMOS, còn ở những máy đầu tiên thì là đèn
52
vidcon) đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Cuối cùng bộ ghi băng ghi tín hiệu lại. Riêng
phần quang học và phần thu hình thì gọi là phần camera.
Ống kính là phần đầu tiên trong đường đi của ánh sáng qua camera. Phần quang học của
camera có thể điều chỉnh được các thông số sau: khẩu độ (điều khiển lượng ánh sáng),
zoom (điều khiển khung cảnh được thu), tốc độ. Trong những máy camcorder phổ thông
thì những thông số này được điều chỉnh hoàn toàn tự động bởi mạch điện tử để luôn luôn
tạo ra một hình ảnh đủ sáng. Những máy camcorder hạng chuyên nghiệp cho phép người
dùng chỉnh các thông số quang học (khẩu độ, tốc độ, hội tụ...)
Bộ phận thu hình là con mắt của máy camcorder, chứa một link kiện điện tử nhạy
sáng. Nó đổi ánh sáng thành tín hiệu video bằng một quá trình phức tạp. Ống kính họ
tụ ánh sáng lên bề mặt bộ thu hình, các dãy tế bào nhạy sáng được rọi sáng. Ánh sáng
được các tế bào đổi thành điện tích. Cuối chu kỳ rọi sáng, bộ thu hình đổi các điện tích
thành ra hiệu điện thế analog. Sau khi các hiệu điện thế được đọc xong, bộ nhạy sáng
được đưa về tình trạng ban đầu để nhận tiếp ánh sáng cho khung hình kế tiếp. Hiệu điện
thế analog của bộ nhạy sáng được đổi thành những mức điện thế rời rạc (digital) bởi bộ
biến đổi analog-digital ADC) trong các máy camcorder digital.
Bộ phận thứ ba, ghi băng, sẽ ghi tín hiệu video lên một vật lưu trữ (như là băng
từ). Trước kia, khi ghi băng, tín hiệu luôn luôn có nhiễu và sai lệch làm cho hình phát trở
lại từ băng không được giống hoàn toàn như ban đầu.
Hầu hết các máy camcorder đều có các chức năng điều khiển phần ghi băng cho
phép quay ngược băng, phát lại.
Máy ghi đĩa DVD
Dòng máy ghi dữ liệu trên đĩa DVD (loại đĩa dành
riêng cho máy quay số, kích thước 8cm, tương thích
với nhiều chuẩn: DVD+/-R, RW...) có nhiều mẫu để
lựa chọn như Sony DCR-SR100/ SR200; Canon
DC22/ DC330/ DC320/ DC310, Hitachi DZ-
HS303SW/ HS301SW và HS500SW... Dùng máy
quay bằng DVD,đơn giản hơn vì sau khi quay, có thể xem ngay trên các đầu đọc DVD
mà không cần chuyển đổi. Riêng các model Hitachi DZ-HS303SW/ HS301SW và
HS500SW vừa có phần ghi đĩa DVD, vừa có ổ cứng 30GB. Ưu điểm của dòng máy này
là dữ liệu tự động chuyển từ ổ cứng sang đĩa DVD khi cho đĩa DVD trắng vào máy và
53
bấm nút ghi. Đĩa DVD độ bền cao . Lưu ý: quay bằng đĩa DVD cần nhiều năng lượng để
“đốt đĩa” (dùng tia laser để ghi dữ liệu lên bề mặt đĩa) nên phải sạc pin thường xuyên.
Máy quay sử dụng ổ cứng
Ổ cứng có kích thước 1 inch (micro drive) và 1,8
inch để ghi dữ liệu xuất hiện trên thị trường trong
vòng hai năm qua. Đây là công nghệ “trung gian”
giữa đĩa DVD và thẻ nhớ flash. Những máy dùng ổ
cứng có ưu điểm là dung lượng lưu trữ lớn (thấp nhất
là 30GB), thời gian quay dài, dễ truy xuất, dễ chép
dữ liệu sang đĩa DVD. Máy quay dùng ổ cứng tốn năng lượng nhiều vì ổ cứng trong
máy cần nguồn năng lượng để đầu ghi và đĩa nhớ hoạt động. Riêng ổ cứng micro drive có
nhược điểm là tích hợp bên trong nên khó nâng cấp dung lượng.
Máy quay sử dụng băng miniDV
Máy quay dùng băng miniDV có giá rẻ như các model
MD265, MD245, MD225... của Canon với thời gian
quay dao động từ 60 - 180 phút. Nhưng máy quay băng
miniDV thường vướng những lỗi sau: khó tìm những
clip đã quay, dễ quay chồng lên nhau vì khó kiểm tra,
băng dễ bị lỗi, mất hình hoặc hình bị carô ngay tại điểm
băng bị lỗi,..
4.2.3. Vận hành
a) Lắp pin
b)Lắp thẻ nhớ
54
c) Lắp băng
d) Quay phim
1)Mở nắp ống kính
2)Mở màn hình LCD
3)Mở công tắc nguồn
4)Nhấn nút bắt đầu ghi hình
Muốn dừng quay nhán vào (4)
55
e) Chụp ảnh trên thẻ nhớ
1)Mở ống kính
2)Mở màn hình LCD
3)Bật công tắc nguồn đến vị trí
CAMERA-MEMORY đèn sáng
4)Nhấn nút PHOTO nhẹ
5)Giữ nút PHOTO tới khi có âm
thanh báo chụp xong
f) Xem lại đoạn phim vừa quay
rtên màn hình LCD
1)Bật công tắc xuống đến vị trí
đèn PLAY/EDIT sáng
2)Nhấn nhẹ (2) trên màn hình
3) Khi tua băng xong muốn xem nhấn
nút PLAY(3)
4)Dừng xem nhấn nút STOP
Khi không dùng máy ta tắt nguồn,
đóng nắp ống kính và nắp màn hình
4.2.4. Kết nối
a) Kết nối với dầu VCRs hoặc TVS
Dùng dây A/V kết nối máy quay với ti vi theo hình sau
56
b) Kết nối với máy tính
Dùng cáp D/C kết nối với máy tính, để chuyển ảnh hoặc phim vào lưu trữ trong máy.
Để biên tập phim cần có những phần mềm chuyên dụng.
Nếu đơn giản ta có thể dùng phần mêm Windows Movie Maker có trên máy để biên tập
4.2.5. Một số chú ý khi quay phim
a) C n b ng trắng: Cân bằng trắng không chỉ đơn thuần là đưa máy quay của bạn vào
một vật gì đó màu trắng và nhấn một cái nút.Vị trí và góc độ của bề mặt màu trắng đó
cũng rất quan trọng.Nguồn sáng chính của bạn là cái gì,đến từ đâu Từ bóng đèn bên trên
hay từ ánh sáng mặt trời ngoài cửa sổ Hãy điều chỉnh vị trí của việc cân bằng trắng của
bạn theo những yếu tố đó.Một vài thay đổi nhỏ về cách làm thế nào và nơi nào đựoc chọn
cho việc cân bằng trắng của bạn có thể hoàn toàn thay đổi giá trị của hình ảnh bạn thu
được.
b) Sử dụng ch n máy :Một số người cho rằng máy quay không nên zoom lia nếu nó
không được đạt trên một chân máy ổn định.Ở một thái cực khác nhiều người lại cảm thấy
thoải mái khi sử dụng camera cầm tay mà theo họ những hình ảnh di động là rất có ý
nghĩa.Có một thái cực trung gian hơn.Nếu bạn không có ý định di chuyển camera (lia hay
cho máy chạy) thì chẳng có lý do gì không đặt máy quay của bạn lên trên một bệ đỡ ổn
định (chân máy ,bàn hoặc sàn nhà)
c) ắng nghe m thanh tự nhiên: Truyền hình không chỉ là hình ảnh mà còn là âm
thanh.Theo dõi những âm thanh hấp dẫn của tự nhiên và thông thường đó là những nơi
mà ta có thể kiếm được những hình ảnh tốt.
57
d) o dài cảnh quay: Kéo dài cảnh quay đủ để sau này có thể biên tập lại chúng. Hãy
đặt một khuôn hình tốt và đếm đến 10 trước khi chuyển sang một cảnh mới.
e) Đừng ghi hình những cảnh quay đơn thuần-Hãy ghi lại một trường đoạn : Đừng
nghĩ đến những hình ảnh đơn lẻ ngoại trừ những hình ảnh cùng xảy ra một thời điểm.Hãy
ghi hình một đọan phim có Toàn cảnh ,Trung cảnh và Cận cảnh .Hãy để mọi người đi
vào và đi ra trong khuôn hình.Hãy để cho mọi người không thể nhận ra việc biên tập hình
ảnh của bạn.Hãy để người xem cảm nhận họ là một phần của những hành động đó.
f) Zoom b ng ch n chứ kh ng phải ống kính: Mắt người không có chức năng zoom vậy
nên máy quay của bạn cũng không nên zoom .Hãy di chuyển máy quay đến gần vật thể
thay cho việc đứng từ xa zoom vào nó.
g) ránh sử dụng đ n máy quay b ng mọi giá : Ánh sáng tệ nhất là thứ ánh sáng rọi
cùng theo góc với máy quay của bạn. Nó làm cho vật thể bị bẹt đi và làm cho vật thể của
chúng ta sẽ bị quá sáng không ăn nhập với background .Đơn giản là hãy di chuyển đèn tí
chút sang một phía và bạn sẽ nhận được những hiệu quả ngạc nhiên .Tốt nhất là hãy sử
dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể .bạn không cần thiết phải sủ dụng tới ba đèn
công suất lớn để chỉ chiếu sáng một vật nhỏ.
h) Sắp đặt cuộc ph ng vấn : Bỏ ra chút thời gian để sắp xếp nhân vật của bạn cho đúng
môi trường hoàn cảnh.Đừng đặt họ cạnh những bức tường .Hãy sắp xếp có tiền cảnh và
hậu cảnh trong cảnh quay của bạn để tạo ra chiều sâu cho khuôn hình .Sắp xếp các chủ
thể của bạn ở phía phải hoặc phía trái khuôn hình sao cho khi chuyển cảnh những chủ thể
này không nằm cùng một phía trên màn hình
g) Nắm được c u chuyện và lắng nghe cuộc ph ng vấn ; Hãy nói chuyện với người
phóng viên để có thể biết hướng mà câu chuyện sẽ đi theo.Hãy thoải mái góp ý nếu góp ý
của bạn làm cho mọi việc tốt hơn.Hãy lắng nghe vấn đề chính của cuộc phỏng vấn và tìm
ra những câu phát biểu mang tính mấu chốt của cuộc phỏng vấn.Hãy chắc chắn là bạn đã
có những hình ảnh để thể hiện nội dung mà cuộc phỏng vấn bàn luận đến .Kiểm soát và
chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng
h) Sáng tạo: Một phần của việc tôi yêu thích công việc trở thành phóng viên truyền hình
đó là việc tôi có thể làm cho mọi người trên thế giới được thể hiện ở những góc độ mà họ
chưa bao giờ nghĩ đến hoặc được nhìn thấy trước đó.Một khi bạn đã có được những cảnh
quay an toàn rồi bạn có thể thử những góc quay mới hay những cách di chuyển camera
khác lạ.Cưỡi một con voi trong rạp xiếc hay góc nhìn của một con chó trong chuồng
58
4.2.6. Bảo quản máy quay
- Tránh cho máy thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Không lưu cất máy ở nơi có độ ẩm cao (Ngăn tủ, ngăn quần áo, phòng lạnh),
nóng rung hay va chạm.
- Trong trường hợp sử dụng ở môi trường có hơi nước cao (bãi biển, thác nước,
băng đăng..), sau khi sử dụng nên đưa đi bảo trì máy.
- Không được quay phim, chụp ảnh trực diện với nguồn ánh sáng mạnh hoặc với
mặt trời (CCD sẽ bị hỏng - máy sẽ không được bảo hành).
- Với điều kiện khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao của Việt Nam, nên có loại tủ chống
ẩm, mốc (hoặc gói hút ẩm) để bảo quản máy.
- Nếu không có nhu cầu sử dụng thường xuyên, hàng tháng ta nên lấy máy ra để nơi
khô, thoáng khoảng 30 phút và vận hành 10 phút, vệ sinh máynhằm giảm bớt lượng
hơi nước tích tụ trong máy.)
Khi đã sở hữu một thiết bị vô cùng hữu dụng như máy quay phim số, ta cần tham
khảo những phương pháp chăm chút, bảo quản làm tăng tuổi thọ cho công cụ này. Cũng
như những thiết bị điện tử khác, người sử dụng máy quay phim không nên bật lên, tắt đi
liên tục. Với máy quay phim số làm như vậy dễ bị hỏng bộ cảm biến hoặc cháy màn hình.
Sử dụng đúng quy cách
Trong quá trình quay, không nên bấm liên tục nhiều lần dễ gây hại cho máy, màn
hình cũng vì thế dễ bị ảnh hưởng và có thể trục trặc bất cứ lúc nào. Không nên dùng máy
quay phim kỹ thuật số ở những nơi có độ ẩm cao, hoặc dùng xong thì phải đem sấy ngay
và cho vào hộp chống ẩm. Đặc biệt không nên cho camera vào tủ quần áo vì đó là nơi có
nhiều hơi nước dễ làm ẩm máy quay phim.
Nơi cất giữ máy quay phim số cũng tránh ở môi trường có độ ẩm cao. Trường hợp
khi máy quay phim vừa dính nước mưa, ta nên dùng máy sấy tóc với khoảng cách tối
thiểu từ 40 cm vì để gần sẽ quá nóng không tốt cho linh kiện điện tử bên trong.
Để bảo quản máy quay phim một cách tốt hơn khi không dùng đến, ta nên mua
hộp đựng máy ở các hiệu bán máy quay phim. Các hộp này thường làm bằng nhựa trong
và kín, bên trong có sẵn các gói thuốc chống ẩm.
Nếu có điều kiện hơn ta có thể mua tủ đựng thiết bị số có nguồn điện sấy. Bảo
quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có
59
đồng hồ đo và nguyên l ý họat động rõ ràng, giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm
USD.
Đơn giản hơn, ta có thể áp dụng biện pháp bảo quản mang tính truyền thống hơn
bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo
nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp
dùng hạt hút ẩm.
Ống kính của máy quay phim hay bị mờ, có vết vân tay hoặc bụi. Đừng lo lắng, ta
cứ quay bình thường, bởi không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Khi lau, cách
tốt nhất là nên mua bộ giấy lau ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng ảnh, gồm nước
rửa, giấy lau, bình xịt bụi.
Để quá trình lau ống kính không bị xước, trước hết hãy bơm sạch bụi thật mạnh
bằng quả xịt. Sau đó nhỏ dầu lau, thoa đều trên mặt ống kính, dùng giấy lau di theo
đường tròn từ trong ra ngoài nhiều lần cho đến khi khô. Thao tác cuối cùng là xịt bụi lần
nữa để các mẩu vụn của giấy bay đi. Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng việc lau rửa ống
kính này nhiều lần vì sẽ không tốt cho chất lượng ảnh.
Đối với pin của máy quay phim, ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp bảo
quản pin dùng cho ĐTDĐ và laptop như nạp pin đúng lúc hay tránh sạc chồng nhiều lần
khi lượng điện vẫn còn làm pin dễ bị chai. Nguồn pin tốt không chỉ giúp cho độ bền của
nó cao hơn mà máy quay phim hoạt động cũng được ổn định.
LƢU Ý KHI KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH.
Đối với tất cả các thiết bị điện tử cao cấp cầm tay, khi kết nối máy tính, tránh cắm
cổng USB phía trước case máy - dễ dẫn đến hiện tượng máy tính không nhận diện được
máy quay phim, máy quay,hoặc cháy hỏng. Ta nên lưu ý luôn luôn cắm cổng USB
phía sau máy tính. Khi ngừng kết nối máy tính nên thực hiện đúng thao tác thoát an toàn (
vào Safely Remove Hardware, chọn thiết bị và nhấn stop để tắt thiết bị). Trong Windows
XP, ta phải đóng các trương trình đang làm việc với các thư mục trong thẻ nhớ hay bộ
nhớ trong đối với máy nghe nhạc MP3trước thì mới có thể tắt được thiết bị. Nếu không
đúng thao tác có thể dẫn đến mất dữ liệu hay hỏng thiết bị.
Không dùng máy tính để FOMAT thẻ nhớ (Memory card).
B – Phần thực hành
1. Thực hành sử dụng máy quay phim KTS
60
Học viên thực hành các thao tác mở-tắt máy, thực hiện quay phim, sử dụng các
chức năng của máy
2. Thực hành bảo dƣỡng máy quay phim KTS
Học viên thực hành bảo dưỡng thường xuyên máy quay phim KTS.
Đánh giá
1. Đánh giá hiểu biết về kiến thức lí thuyết
Đánh giá kiến thức phân loại máy quay phim KTS theo cách lưu trữ, các lưu ý khi
lắp đặt và vận hành máy quay phim KTS.
2. Đánh giá kĩ năng thực hành
Đánh giá kĩ năng sử dụng các chức năng của máy quay phim KTS nhất định.
61
4.3 Sử dụng máy quét (scanner)
GIỚI THIỆU
Bài này nhằm giới thiệu một số thông tin cơ bản về cách bảo quản và sử dụng máy
quét (scaner, còn gọi là máy quét hình) trong trường học.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:
- Biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy quét hình.
- Biết cách kết nối máy quét hình với máy tính, cài đặt được chương trình điều
khiển của máy quét hình.
- Cài đặt và sử dụng được các phần mềm xử lý ảnh kèm theo máy quét hình.
- Biết cách sử dụng, bảo quản máy quét hình.
NỘI DUNG CHÍNH
A – PHẦN LÍ THUYẾT
4.3.1. Nguyên lí làm việc của máy quét hình
Máy quét hình tương tự như máy sao chụp (Photocopy). Một thiết bị tích điện kép
(Charge-Coupled Device - CCD) sẽ thu lấy hình ảnh điện tử trên trang giấy bằng cách
biến cường độ sáng phản xạ từ đó lên thành thông tin số. Có thể lưu bằng phương pháp
điện tử những thông tin này trên đĩa, dưới dạng một tập tin, rồi đưa nó ra máy in, hoặc
dùng nó như ảnh bitmap để chèn vào một chương trình ấn loát văn phòng. Ta cũng có thể
gửi trực tiếp các tài liệu quét vào một chương trình fax, hoặc dùng phần mềm nhận dạng
ký tự bằng quang học (optical character recognition - OCR) chuyển chúng thành văn bản
62
ASCII để có thể đưa vào trình xử lý văn bản yêu thích của mình. Nói chung, cấu tạo của
máy quét hình gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy cho phép
có thể tiến hành quét ở một vùng xác định trên trang, và mạch logic điện tử dùng để biến
đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử.
Với các công nghệ thiết kế khác nhau, máy quét có thể ghi lại các hình đen-trắng,
theo thang độ xám, hoặc màu của nguồn sáng phản xạ. Các máy quét đơn giản nhất thì
ghi hình theo dạng thức đen - trắng, loại tinh vi hơn có thể ghi các mức màu xám khác
nhau hoặc ghi màu. Máy quét đen trắng chỉ ghi sự khác biệt về cường độ sáng bằng hai
trạng thái: có chấm hoặc không (đen hoặc trắng). Với cùng bức ảnh đó, các máy quét
thang màu xám biến đổi cường độ ánh sáng phản xạ thành một loạt các điểm (pixel) có
độ xám khác nhau. Tương tự như card video, máy quét hình có thể cho số lượng mức
xám từ 4 đến hơn 16 triệu mức.
Máy quét màu cũ dùng cơ chế quét ba lần để ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần
lượt lên tài liệu các nguồn sáng đó, lục và xanh. Máy quét kiểu mới dùng công nghệ quét
một lần hiệu quả hơn. Thông tin màu thu được thông qua các bộ lọc đặc biệt trong CCD
hoặc nhờ các lăng kính ba màu có thiết kế đặc biệt .
Thành phần quan trọng thứ hai của máy quét là cơ cấu phân phối tài liệu vào bộ
phận cảm biến quang. Các phần tử cảm biến quang chạy trên mặt giấy là một quá trình
cơ học có thể gây ra méo hình điện tử. Có một số kiểu phân phối giấy được dùng trong ba
loại máy quét phổ biến.
Bộ phận quan trọng thứ ba của máy quét là mạch logic dùng để chuyển đổi các
thông tin quét được thành ảnh số. Tuỳ mục đích sử dụng, có thể quét một hình với các độ
phân giải khác nhau để truyền fax, để biến đổi văn bản bằng OCR, hoặc để dùng với
chương trình chế bản. Các thuật toán cài bên trong máy quét sẽ gọt giũa kết cấu tổng thể
của hình ảnh này bằng cách sửa các chi tiết và loại trừ méo dạng do quá trình quét cơ học
gây ra.
4.3.2. Một số loại máy quét hình
Máy quét dùng cho PC có ba cấu hình phổ biến: loại cầm tay (hand-held), loại nạp
giấy (sheet-fed) và loại phẳng (flatbed). Mỗi loại đều có những ưu điểm và những hạn
chế.
- Máy quét cầm tay là loại đơn giản và rẻ nhất. Thông thường chúng giống như thiết
bị chuột máy tính và được gắn vào cổng song song hay nối tiếp. Bằng cách di chuyển
máy quét trên mặt trang giấy, ta sẽ thu được nội dung của nó dưới dạng một bức ảnh điện
63
tử. Máy quét cầm tay phổ biến trong những năm trước đây do giá cả của loại nạp giấy và
quét phẳng quá cao. Hiện nay giá cả các loại máy quét cao cấp đã giảm nên kiểu cầm tay
không còn mấy hấp dẫn.
Với máy quét cầm tay, ta phải dùng tay để di chuyển bộ phận cảm quang trên mặt
giấy nên ảnh nhận được dễ bị méo dạng. Máy cầm tay còn bị hạn chế do kích thước hình
ảnh mà nó thu được chỉ là một phần nhỏ của trang giấy (thường lớn nhất là 4x6 inch).
Mặc dù ta có thể quét liên tiếp nhiều lần rồi ghép các mẩu trang lại với nhau, nhưng kết
quả không đủ chính xác cho phần mềm OCR sử dụng. Kết quả ghép nối các hình bitmap
còn kém hơn.
Máy quét cầm tay loại cũ hầu hết có độ phân giải hạn chế dưới 200 dpi (số chấm
trên mỗi inch) và đen-trắng 2 bit. Chất lượng này có thể thoả mãn đối với việc thu các
hình một nét đơn giản hoặc truyền các bản fax bitmap, nhưng không đủ đối với OCR
hoặc đối với các ảnh nghệ thuật.
Một số loại máy quét cầm tay kiểu mới có thể tái tạo các hình với 15 hoặc 256 mức
màu xám và độ phân giải 400 dpi. Máy quét ScanMan Color 2000 của Logitech thậm chí
còn ghi được ảnh màu. Tuy nhiên, các kiểu đó vẫn bị hạn chế do phải kết nối ảnh và thao
tác thủ công.
- Máy quét nạp giấy, còn gọi máy quét cá nhân, là bước kế tiếp sau loại máy quét
cầm tay. Với thiết bị này, khi ta đút một tờ giấy vào khe máy, ở đó các con lăn cơ học sẽ
tiếp nhận và tự động chuyển nó đi ngang qua bộ phận cảm biến quang của máy quét. Một
số Công ty cung cấp các loại máy chiếm rất ít chỗ trên bàn làm việc, gọi là "no footprint".
Chẳng hạn như Paperport IX của hãng Visioneer kết hợp máy quét với bàn phím PC.
Máy này có thể xử lý tài liệu rộng 8,5 inch dài 30 inch. Storm Primax EasyPhoto Reader
còn có kiểu nhỏ đủ để gắn được vào khoang ổ đĩa của máy tính, nhưng không phù hợp
với các ảnh chụp hay tài liệu lớn hơn 4x6 inch.
Máy quét cá nhân có tốc độ nhanh hơn các kiểu cầm tay và nói chung cho kết quả
tốt hơn. Đây là loại phù hợp để chuyển đổi OCR với số lượng lớn các trang 8,5 x 11 inch,
đặc biệt là khi có khay đầu vào chứa nhiều tờ giống như ở máy photocopy. Với giá hơi
cao hơn một chút, máy còn được kèm theo phần mềm xử lý tài liệu và biên tập ảnh. Hạn
chế của loại máy quét cá nhân này là không tái tạo được các trang từ sách và tạp chí đóng
thành quyển. Với loại tài liệu này cần phải có máy quét phẳng.
- Máy quét phẳng là kiểu linh hoạt và chất lượng làm việc tốt nhất so với hai loại
trên. Tuy vậy, nó chiếm chỗ trên mặt bàn nhiều hơn và giá cả đắt hơn, mặc dù khoảng
64
cách giữa giá cả và công nghệ đang được thu hẹp một cách nhanh chóng. Giống như máy
photocopy bình thường, khi dùng máy quét này, ta áp mặt các trang rời, tạp chí... xuống
một mặt thuỷ tinh hữu cơ trong suốt. Khi đóng nắp máy, các cảm biến quang sẽ tự động
quét ngang tài liệu. Vì máy quét phẳng được thiết kế cho các ứng dụng cao cấp, nên đa số
có độ màu và độ phân giải tốt hơn.
Máy quét phẳng nói chung có độ tin cậy về mặt cơ học cao hơn loại cầm tay hay
loại nạp giấy, đơn giản vì chúng ít cần đến tác động của người dùng. Với loại máy này,
không còn phải lo ngại việc có thể đưa lệch, hay giấy bị kẹt giữa các con lăn do nhăn
hoặc bẩn. Ngoài ra, do tài liệu gốc đứng yên trong khi bộ phận cảm quang dịch chuyển
lên xuống để quét, nên không bị ảnh hưởng của loại giấy đưa vào dù là loại mỏng hay
láng.
4.3.3. Kết nối máy quét hình với máy tính
a. Lắp đặt máy quét
- Nguồn cho máy quét: có 3 kiểu cấp nguồn cho máy quét :
+ Có loại máy quét được cấp nguồn trực tiếp từ nguồn xoay chiều (AC) 100-240V,
khi đó để cấp nguồn cho máy quét ta cắm dây cấp nguồn của máy quét vào ổ điện xoay
chiều, bật công tắc nguồn của máy quét.
+ Một số các loại máy quét được cấp nguồn qua một bộ đổi nguồn (Adaptor) đi
kèm theo máy. Bộ đổi nguồn này có nhiệm vụ đổi nguồn điện xoay chiều (AC) 100-240V
sang điện áp 1 chiều (DC) 12V. Để cấp nguồn cho máy quét ta cắm đầu DC 12V vào
máy quét cắm đầu AC của Adaptor và cắm phích cắm vào ổ điện (hình 3.1) vào ổ điện,
sau , bật công tắc nguồn của máy quét.
+ Một số loại máy quét khác lại được cấp nguồn trực tiếp qua cổng USB, khi đó ta
không cần cấp nguồn bên ngoài cho máy quét nữa.
65
Hình 3.1. Cấp nguồn cho máy quét qua Adaptor
+ Một số máy quét có chức năng quét slide và phim âm bản cần cấp nguồn cho hệ thống
đèn chiếu trên lắp đậy. Khi đó ta cần cắm dây nguồn của lắp đậy vào máy quét (hình 3.2)
- Các loại cáp kết nối: Phần lớn các máy quét hiện nay đều dùng kết nối qua cổng USB
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_dung_cac_phuong_tien_ky_thuat_so_phuc_vu_giang.pdf