EX là một chương trình được thiết kế bởi nhà toán học Mỹ Donald E. Knuth (vào
năm 1977) nhằm phục vụ cho việc soạn thảo các văn bản thông thường và các công thức
toán học. Năm 1982 bản TEX ổn định được công bố và năm 1989 một số nâng cấp đã
được bổ sung để hỗ trợ tốt hơn cho các kí tự 8-bit và đa ngôn ngữ. Ngày nay, TEX đã
phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Những người học toán, những nhà in sách, tạp chí
toán nổi tiếng, hàng đầu trên thế giới đều dùng TEX làm tiêu chuẩn chế bản. Các phiên
bản của TEX đang dần tiến đến số π và phiên bản hiện nay là 3.141592.
Ngày nay, có rất nhiều phương án và đề xuất để mở rộng TEX, chúng ta có thể kể
đến:
• AMSTEX do Michael Spivak xây dựng, là một hệ các macro viết bổ sung cho
TEX nhằm sử dụng TEX dễ dàng hơn.
• LATEX được viết bởi Leslie Lamport, là một gói các tập lệnh dùng công cụ định
dạng của TEX để làm hạt nhân cơ bản phục vụ cho việc định dạng tài liệu.
Có nhiều chương trình soạn thảo và biên dịch TEX:
• PCTEX là một phần mềm tích hợp cả chương trình biên dịch TEX, LATEX,
AMSTEX và hệ soạn thảo theo các phông TrueType.
• MIKTEX là chương trình biên dịch TEX và LATEX mã nguồn mở gồm nhiều gói
lệnh và macro cho phép biên dịch tệp nguồn ra các định dạng dvi, ps và pdf một cách dễ
dàng.
Sau đây là một số lý do để chúng ta sử dụng TEX:
• TEX hỗ trợ tối đa cho việc soạn thảo các tài liệu khoa học và toán học với chất
lượng bản in cao.
• Các cấu trúc phức tạp như chú thích, tham chiếu, biểu bảng, mục lục. được tạo
một cách dễ dàng.
• Có thể sử dụng nhiều gói lệnh thêm vào (add-on packages) để bổ sung những tính
năng mà TEX không hỗ trợ một cách trực tiếp.
• Có thể đọc được các tài liệu soạn bởi TEX trên nền tảng nhiều hệ điều hành khác
nhau với các định dạng không thay đổi.
• Cấu trúc và môi trường trong TEX rất sáng sủa, dễ hiểu và người dùng có thể tạo
ra những lệnh riêng cho mình.
• Những chương trình như là công cụ toán học Maple, Mathematica đều cung cấp
các chuyển đổi sang TEX.
52 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sử dụng máy tính trong dạy học Toán (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa phép quay quanh
trục.
Hình 3.14
4. Phép vị tự trong không gian
- Mở trang mới.
- Tạo thanh trượt tỉ số vị tự k:
* Dựng đường thẳng Ox là đường thẳng có giá trùng với giá của vector 1e
uur
,
* Lấy điểm K thuộc đường thẳng Ox, đo toạ độ điểm K bằng công cụ tọa độ và
phương trình.
* Dùng máy tính lấy hoành độ của điểm k và nhấn phím chèn. Sửa kết quả mới
lấy được là k. Kéo điểm K để thấy giá trị k thay đổi.
Hình 3.15
* Dựng đoạn thẳng OK; giấu đường thẳng Ox, các vector đơn vị và tọa độ điểm K,
ta có thanh trượt tham số k;
- Dựng điểm I trong không gian và một đa giác trên mặt phẳng cơ sở, chọn công cụ
hình chóp kích vào điểm I và đa giác. Dùng công cụ phép vị tự dựng ảnh của hình chóp
qua phép vị tự tâm O tỉ số k.
- Thay đổi tỉ số k, quan sát mô hình, sử dụng công cụ khoảng cách, công cụ máy
tính để so sánh các tính chất của phép vị tự trong không gian và phép vị tự trong phẳng.
63
- Gọi V là thể tích của hình chóp ban đầu và V’ là thể tích hình chóp ảnh, sử dụng
công cụ thể tích đo V, V’, dùng máy tính tính giá trị V’/V, tìm mối liên hệ giữa giá trị
này với tỉ số vị tự k.
Hình 3.16
Khám phá xa hơn
- Mở trang mới;
- Dựng đường thẳng d có giá trùng với giá của 1e
uur
, lấy điểm A trên d;
- Sử dụng công cụ số đo góc, đo góc tạo bởi ( 1e
uur
, 2e
uur );
- Chọn công cụ phép quay, kích vào điểm A, giá trị 90o và vector 2e
uur
ta được điểm
A’;
- Dùng máy tính tính giá trị 90o/2 và tiếp tục quay điểm A quanh đường thẳng chứa
2e
uur
một góc 90o/2 để được điểm B;
- Áp dụng công cụ cung đối với ba điểm A, B, A’;
Hình 3.17
- Lấy điểm M di động trên cung ABA’, dựng đường thẳng OM, chọn công cụ mặt
phẳng kích vào đường thẳng OM, 2e
uur
dựng mặt phẳng (P);
64
- Lúc này ta có một mặt
phẳng (P) luôn cắt mặt phẳng cơ
sở một góc bằng a (0o ≤ a ≤ 90o);
- Dựng hình chóp tứ giác
ABCD có đáy ABC nằm trên mặt
phẳng cơ sở.
Hình 3.18
- Dùng công cụ phép đối xứng mặt phẳng dựng ảnh A’B’C’D’ của ABCD qua mặt
phẳng (P); tiếp tục dựng ảnh của A’B’C’D’ qua phép đối xứng mặt phẳng cơ sở (hình
3.19).
Hình 3.19
Dựa vào mô hình tìm mối liên hệ giữa hai hình chóp ABCD và A”B”C”D”, sử dụng
các công cụ phép biến hình để kiểm tra. Quan sát trong trường hợp đặc biệt khi góc giữa
hai mặt phẳng là 0o và 90o.
BÀI TẬP
Bài 1. Thiết kế mô hình phân chia và lắp ghép một khối hộp thành năm khối tứ
diện.
Bài 2. Gọi Đ là phép đối xứng qua mặt phẳng (P) và a là một đường thẳng nào đó.
Giả sử Đ biến đường thẳng a thành đường thẳng a’. Thiết kế mô hình để thấy được trong
những trường hợp nào thì a cắt a’, a song song với a’, a trùng a’, a và a’ chéo nhau.
Bài 3. Thiết kế mô hình minh họa tính chất:
a) Hợp thành của hai phép đối xứng qua hai mặt phẳng song song là một phép tịnh
tiến;
b) Hợp thành của ba phép đối xứng qua ba mặt phẳng song song là một phép đối
xứng qua mặt phẳng;
c) Hợp thành của ba phép đối xứng qua ba mặt phẳng đôi một vuông góc với nhau
là một phép đối xứng tâm.
Bài 4. Dựng hình đa diện sau bằng phần mềm Cabri 3D
65
Bài 5. Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của hai cạnh
AA’ và BB’. Mặt phẳng (MNC’) chia khối lăng trụ đã cho thành hai phần. Thiết kế mô
hình hỗ trợ việc kiểm tra tỉ số thể tích của hai phần trên.
III. Thiết kế một số mô hình mặt tròn xoay
1. Mặt tròn xoay
Mô hình 1. Nếu hình (H) là đường tròn có đường kính AB nằm trên đường thẳng d
thì mặt tròn xoay sinh bởi (H) khi quay quanh d là mặt cầu đường kính AB.
- Mở trang mới;
- Dựng điểm O trên mặt phẳng cơ sở với công cụ điểm;
- Sử dụng công cụ vuông góc
dựng đường thẳng d vuông góc với
mặt phẳng cơ sở và qua điểm O;
- Lấy điểm A trên đường thẳng
d, dùng công cụ phép đối xứng mặt
phẳng dựng điểm B đối xứng của
điểm A qua mặt phẳng cơ sở; dựng
đoạn thẳng OA;
- Dựng đường tròn (C1) trong
mặt phẳng cơ sở nhận O làm tâm và
có bán kính là độ dài đoạn thẳng OA;
- Lấy điểm C trên đường tròn
(C1), dựng đường tròn (C2) qua ba
điểm A, C và B bằng cách dùng công
cụ đường tròn, kích lần lượt vào các
điểm A, C, B;
Hình 3.20
Hình 3.21
- Giấu mặt phẳng cơ sở;
- Dùng công cụ quỹ đạo kích vào đường tròn (C2);
- Chọn điểm C, Cửa sổ | Hoạt náo, thay đổi vận tốc hoạt náo khác 0 và kích vào ô
Khởi động hoạt náo, quan sát vết của các đường tròn (C2).
Mô hình 2. Nếu hình (H) là đường tròn nằm trong cùng một mặt phẳng với đường
thẳng d nhưng không cắt d thì mặt tròn xoay sinh bởi đường tròn đó khi quay quanh d là
mặt xuyến.
66
- Mở trang mới;
- Dựng điểm P, điểm A trên
mặt phẳng cơ sở bằng công cụ
điểm;
- Dùng công cụ vuông góc,
dựng đường thẳng D1 vuông góc
với mặt phẳng cơ sở và qua điểm P;
- Dựng đường tròn (C1) nhận
đường thẳng D1 làm trục và đi qua
điểm A bằng công cụ đường tròn;
Hình 3.22
- Lấy điểm O di động trên đường tròn (C1);
- Chọn công cụ mặt phẳng, dựng mặt phẳng (P2) qua đường thẳng D1 và
điểm O;
- Sử dụng công cụ đoạn thẳng dựng đoạn thẳng R trên mặt phẳng cơ sở.
- Dựng đường tròn (C2) trong
mặt phẳng (P2), có tâm điểm là
điểm O và có bán kính bằng độ dài
của đoạn thẳng R; Thay đổi đoạn R
để (C2) không cắt D1;
- Giấu mặt phẳng cơ sở và mặt
phẳng P2 bằng cách sử dụng chức
năng Soạn thảo | Che/Hiện;
- Dùng công cụ quỹ đạo kích
vào đường tròn (C2);
Hình 3.23
- Chọn điểm O, Cửa sổ | Hoạt náo, thay đổi vận tốc hoạt náo và kích vào ô Khởi
động hoạt náo, quan sát vết của các đường tròn (C2).
Mô hình 3. Trong không gian cho mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d và đường
cong (C). Khi quay mặt phẳng (P) quanh d một góc 360o thì mỗi điểm M trên đường (C)
vạch ra một đường tròn có tâm O thuộc d và nằm trên mặt phẳng vuông góc với d. Như
vậy khi quay mặt phẳng (P) quanh đường thẳng d thì đường cong (C) sẽ tạo nên một mặt
tròn xoay.
- Mở trang mới
- Với công cụ đường thẳng, dựng trục Ox, Oy là các đường thẳng có giá trùng với
giá các vector đơn vị 1e
uur
, 2e
uur
.
- Dựng đoạn AB trên trục Ox bằng công cụ đoạn thẳng, lấy điểm I di động trên
đoạn ab. Đo tọa độ điểm I bằng công cụ tọa độ và phương trình.
- Dùng máy tính, tính giá trị của hàm số y = 2 + sin (x) tại x = xI;
67
- Dùng công cụ chuyển số đo, kích vào y(xI), đường thẳng Oy, điểm O ta được
điểm J.
- Dựng trung điểm N của hai điểm I, J bằng công cụ trung điểm;
- Dựng điểm M có toạ độ (xI, y(xI), 0) bằng cách dùng công cụ đối xứng tâm, kích
vào điểm N, điểm O;
- Sử dụng công cụ quỹ tích để tạo vết cho điểm M , cho điểm I dịch chuyển với chức
năng hoạt náo ta có đồ thị hàm số y = 2 + sin (x) trong đoạn [a; b] (hình 3.24)
Hình 3.24
- Giấu các đối tượng không cần thiết;
- Dựng đường tròn đi qua điểm M và nhận Ox làm trục, tạo vết cho đường tròn (I),
quan sát vết của đường tròn khi điểm I di động trong đoạn [a; b] (hình 3.25)
Hình 3.25
Mô hình 4.
- Mở trang mới;
- Dựng đường thẳng d vuông
góc với mặt phẳng cơ sở và đi qua
một điểm thuộc mặt phẳng đó với
công cụ vuông góc;
- Dựng góc quay động α (0 ≤ α
≤ 360o)
- Sử dụng công cụ đường tròn
dựng đường tròn (C1) nhận đường
thẳng d làm trục và đi qua một điểm
trong không gian
- Chọn công cụ phép đối xứng
mặt phẳng dựng đường tròn (C2) đối
Hình 3.26
y = 2 + sin(x)
68
xứng với đường tròn (C1) qua mặt
phẳng cơ sở;
- Lấy điểm A trên đường tròn
(C1) và điểm B trên đường tròn (C2)
sao cho đường thẳng AB không song
song với d hay điểm B không nằm
trên mặt phẳng qua A và đường
thẳng d, dựng đoạn AB;
Hình 3.27
- Dùng công cụ phép quay, quay đoạn AB xung quanh đường thẳng d với góc quay
α ta được đoạn A’B’;
- Tạo vết cho đoạn A’B’ bằng cách sử dụng công cụ quỹ đạo và chọn đoạn A’B’,
cho giá trị góc α thay đổi, quan sát quỹ tích của những đoạn thẳng A’B’.
2. Tiếp tuyến với mặt cầu
- Mở trang mới;
- Sử dụng công cụ hình cầu dựng hình cầu (S) có tâm O và đi qua điểm thứ hai
khác O; Thay đổi kiểu bề mặt của hình cầu để dễ quan sát;
- Lấy điểm A nằm ngoài hình cầu, dựng đoạn thẳng OA;
- Dựng điểm M trên hình cầu (S), dùng công cụ mặt phẳng dựng mặt phẳng (P)
chứa điểm M và đoạn OA;
- Chọn công cụ đường giao tuyến dựng đường tròn giao tuyến của mặt phẳng (P)
và mặt cầu (S); Đặt tên đường tròn vừa dựng là (C);
- Dựng tiếp tuyến AT của đường tròn (C) bằng cách dùng công cụ đường tròn
dựng đuờng tròn nằm trong mặt phẳng (P) có tâm là trung điểm của đoạn OA và đi qua
điểm A, sau đó lấy giao điểm T của đường tròn vừa dựng với (C) và áp dụng công cụ tia
dựng tia AT; chứng minh AT cũng là tiếp tuyến của mặt cầu (S) tại T;
Hình 3.28
- Thay đổi vị trí của mặt phẳng (P) bằng cách kéo điểm M trên hình cầu (S) quan
sát các tiếp tuyến AT và các khoảng cách AT;
69
- Sử dụng chức năng Soạn thảo | Che/ Hiện giấu mặt phẳng (P) và đường tròn
đường kính OA;
- Chọn công cụ quỹ đạo kích vào tia AT, tiếp điểm T; Cho điểm M di chuyển trên
hình cầu (S) và quan sát quỹ tích của các đối tượng này;
Hình 3.29
- Quan sát các tiếp tuyến trong trường hợp A nằm trên mặt cầu (S) và A nằm trong
mặt cầu (S).
3. Mặt cầu luôn đi qua một đường tròn cố định
Bài toán. Cho hai đường thẳng chéo nhau d1, d2 nhận IJ là đường vuông góc chung
( 1 2,I d J d∈ ∈ ). Gọi (P) là mặt phẳng đi qua điểm I và vuông góc với d2, (Q) là mặt
phẳng song song với (P) cắt d1, d2 lần lượt tại A1, A2. Gọi H1 là hình chiếu của A1 trên
(P).
Thiết kế mô hình để minh họa rằng khi mặt phẳng (Q) thay đổi thì tâm mặt cầu qua
các điểm I, J, A1, A2, H1 luôn thuộc một đường thẳng cố định và mặt cầu ấy luôn đi qua
một đường tròn cố định.
- Mở trang mới;
- Với công cụ đoạn thẳng dựng đoạn IJ trên mặt phẳng cơ sở (P);
- Sử dụng công cụ vuông góc dựng đường thẳng d2 qua J vuông góc với mặt phẳng
(P);
- Dựng đường thẳng qua I vuông góc với IJ trong mặt phẳng (P) bằng công cụ
vuông góc; lấy điểm K trên đường thẳng vừa dựng, qua K dựng 1d ′ vuông góc với (P) tại
K, lấy điểm H thuộc 1d ′ và dựng đường thẳng d1 qua I, H;
Hình 3.30
- Chọn đường thẳng 1d ′ , IK áp dụng Soạn thảo | Che/Hiện;
70
- Lấy điểm A2 trên đường thẳng d2, dùng công cụ song song dựng mặt phẳng (Q)
qua A2 và song song với (P), dựng giao điểm A1 của d1 với (Q) bằng công cụ điểm hoặc
điểm giao; sử dụng công cụ vuông góc dựng đường thẳng qua A1 vuông góc với (P) cắt
mặt phẳng đó tại H1;
- Chọn công cụ trung điểm lần lượt kích vào điểm A1, J và đặt tên là O; sau đó
dựng hình cầu tâm O đi qua điểm I với công cụ hình cầu; kiểm tra các điểm J, A1, A2, H1
cũng thuộc hình cầu này;
Hình 3.31
- Sử dụng công cụ quỹ đạo kích vào tâm O của hình cầu, thay đổi mặt phẳng (Q)
bằng cách kéo điểm A2, quan sát vết các tâm O; để ý hình cầu luôn đi qua những điểm cố
định nào, dự đoán đường tròn cố định mà hình cầu luôn đi qua, kiểm tra dự đoán bằng
công cụ mặt phẳng và đường giao tuyến, quan sát khi (Q) thay đổi.
Hình 3.32
BÀI TẬP
Bài 1. Thiết kế mô hình hình tròn xoay sinh bởi đoạn thẳng AB khi quay quanh một
đường thẳng d cho trước. (Lưu ý có các trường hợp sau: AB cắt d, AB song song với d,
AB và d đồng phẳng nhưng AB không cắt d, AB chéo d).
Bài 2. Cho tam giác đều ABC, đường thẳng d qua A và vuông góc với mặt phẳng
(ABC), S là điểm bất kỳ trên d và S khác A. Gọi A’ là điểm đối xứng của điểm A qua tâm
mặt cầu ngoại tiếp tứ diện SABC. Thiết kế mô hình để minh họa rằng khi S thay đổi trên
d thì A’ thuộc một đường thẳng cố định.
Bài 3. Thiết kế mô hình để hỗ trợ học sinh tìm lời giải cho bài toán sau:
Cho hai điểm A, B cố định. Với mỗi điểm C trong không gian sao cho ABC là tam
giác đều, kí hiệu AA1 là đường cao và d là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Trong mặt phẳng chứa d và AA1, xét đường tròn đường kính AA1, gọi S là một giao điểm
71
của đường tròn này và đường thẳng d. Chứng minh rằng khi điểm C thay đổi thì điểm S
thuộc một đường tròn cố định và mỗi đường thẳng SA, SB thuộc một mặt nón cố định.
Bài 4. Thiết kế mô hình như hình vẽ sau sao cho tính chất nội - ngoại tiếp của các
hình vẫn đảm bảo khi thay đổi kích thước hình trụ ngoài cùng
IV. Tọa độ trong không gian
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
- Mở trang mới;
- Dựng đường thẳng d1 nằm trong mặt phẳng cơ sở;
- Dựng điểm A trong mặt phẳng cơ sở không nằm trên đường thẳng d1, lấy điểm B
trong không gian (sử dụng công cụ điểm, nhấn phím Shift và kéo lên hoặc xuống), dựng
đường thẳng d2 qua hai điểm A và B, lúc này ta có hai đường thẳng d1, d2 chéo nhau
- Để có được khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau ta có thể sử dụng các
cách sau:
* Cách 1: sử dụng công cụ khoảng cách, lần lượt kích vào hai đường thẳng.
Hình 3.33
* Cách 2: Sử dụng công thức khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
1 2 1 2
1 2
, .
,
u u M M
h
u u
=
uur uur uuuuuuur
uur uur
Trong đó, M1, M2 lần lượt thuộc d1, d2 và 1u
uur
, 2u
uur
là các vector chỉ phương của d1,
d2.
Sử dụng công cụ vector dựng 1u
uur
nằm trên đường thẳng d1, 2u
uur
nằm trên đường thẳng
d2, 1 2M M
uuuuuuur
với M1, M2 là hai điểm trên d1, d2;
72
Chọn công cụ tích vector kích vào 1u
uur
, 2u
uur
và một điểm trên mặt phẳng cơ sở ta
được 3u
uur
;
Áp dụng công cụ tích vô hướng đối với vector 3u
uur
và 1 2M M
uuuuuuur
, sử dụng công cụ độ
dài đo độ dài vector 3u
uur
;
Dùng máy tính tính giá trị khoảng cách h.
Hình 3.34
* Cách 3. Dựng đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng và đo độ dài đoạn
vuông góc chung đó.
Dựng đường thẳng d qua A, song song với d1;
Sử dụng công cụ mặt phẳng, dựng mặt phẳng (d, d2);
Lấy điểm C trên đường thẳng d1, dựng đường thẳng qua C vuông góc với mặt
phẳng (d, d2) bằng công cụ vuông góc cắt mặt phẳng này tại điểm C’ (lúc này ta có thể
có giá trị khoảng cách giữa d1 và d2 bằng cách sử dụng công cụ khoảng cách đối với hai
điểm C, C’ hoặc đối với C và mặt phẳng (d, d2));
Với công cụ song song, dựng đường thẳng qua C’ song song với d1 cắt d2 tại J và
đường thẳng qua J song song với CC’ cắt d1 tại I;
Hình 3.35
Đo độ dài đoạn IJ với công cụ khoảng cách hoặc độ dài;
Thay đổi vị trí của hai đường thẳng d1, d2, quan sát các giá trị khoảng cách có được
trong ba cách trên.
2. Phương trình đường thẳng
Bài toán. Cho đường thẳng
: 8 4
3 2
x t
d y t
z t
=
= +
= +
và mặt phẳng (P): 7 0x y z+ + − = . Viết
phương trình hình chiếu vuông góc của d trên mặt phẳng (P).
73
- Mở trang mới;
- Dựng đường thẳng d đi qua hai điểm A(0,8,3) và B(-2,0,-1) bằng cách lấy một
điểm trong không gian với công cụ điểm, kích đúp vào điểm vừa dựng, trên màn hình sẽ
xuất hiện ô tọa độ, sửa các giá trị và chọn thay đổi tọa độ ta thấy điểm sẽ di chuyển đến
vị trí có tọa độ vừa được nhập vào; sử dụng công cụ đường thẳng dựng đường thẳng d
qua hai điểm A, B; (khi dựng điểm thứ hai có tọa độ cho trước, ta chỉ cần đưa con trỏ ra
ngoài và kích chuột, lúc đó giá trị trong các ô tọa độ trở về 0, nhập các giá trị để dựng
điểm mới, lưu ý không dịch chuyển các điểm nếu không tọa độ của chúng sẽ thay đổi)
- Tương tự như trên, dựng mặt phẳng (P) qua ba điểm M(0,0,7), N(0,7,0), Q(7,0,0);
- Dựng giao điểm I của đường thẳng d và mặt phẳng (P) với công cụ điểm, sử dụng
công cụ vuông góc dựng đường thẳng qua B vuông góc với mặt phẳng (P) tại H;
- Chọn công cụ đường thẳng dựng đường thẳng qua hai điểm H, I; áp dụng công
cụ toạ độ & phương trình đối với đường thẳng vừa dựng ta có phương trình hình chiếu
vuông góc của d trên mặt phẳng (P).
Hình 3.36
3. Phương trình mặt phẳng
Bài toán. Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt có phương trình:
(P): 2x – y + z + 2 = 0 và (Q): x + y + 2z – 1 = 0
Viết phương trình mặt phẳng (R) đi qua điểm B(-1,3,4), vuông góc với cả (P) và
(Q).
- Mở trang mới;
- Dựng ba điểm có tọa độ lần lượt là (-1,0,0), (0,2,0), (0,0,-2), sử dụng công cụ mặt
phẳng dựng mặt phẳng (P) qua ba điểm trên, dùng công cụ tọa độ & phương trình để
có phương trình của mặt phẳng vừa dựng;
- Tương tự dựng mặt phẳng (Q) qua ba điểm (1,0,0), (0,1,0), (0,0,1/2);
- Giấu mặt phẳng cơ sở và các vector đơn vị; dựng điểm B(−1,3,4);
- Chọn công cụ vuông góc dựng các đường thẳng qua B lần lượt vuông góc với mặt
phẳng (P), (Q);
74
- Dựng mặt phẳng qua hai đường thẳng trên bằng công cụ mặt phẳng, đó chính là
mặt phẳng (R) vuông góc với cả (P) và (Q), phương trình của mặt phẳng (R) có được
bằng cách áp dụng công cụ tọa độ và phương trình đối với (R).
Hình 3.37
BÀI TẬP
Thiết kế mô hình để minh họa và hỗ trợ kiểm tra kết quả những bài toán sau:
Bài 1. Trong không gian toạ độ Oxyz, cho các điểm A(1;6;2), B(4;0;6), C(5;0;4),
D(5;1;3). Cho biết phương trình mặt cầu tâm A tiếp xúc với mp(BCD) và tọa độ tiếp
điểm.
Bài 2. Cho đường thẳng d:
3 2 3
3 11 3
x t
y t
z t
= +
= − +
=
và mặt phẳng (P): 3 1 0x y z− + − = .
Viết phương trình đường thẳng d’ là hình chiếu vuông góc của d lên mp(P) và
phương trình đường thẳng d1 đi qua gốc tọa độ O cắt d và song song với mp(P).
Bài 3. Cho điểm A(2;3;1) và hai đường thẳng d1:
2
2
2
x t
y t
z t
= − −
= +
=
, d2:
5 2
3 1 1
x y z+ −
= =
−
Viết phương trình đường thẳng d đi qua A cắt cả d1 và d2. Tính khoảng cách từ A
đến d2.
Bài 4. Cho hai đường thẳng d1:
1
2
3
x t
y t
z t
= +
= − +
= −
và d2:
1 6
1 2 3
x y z− −
= = .
Tính góc giữa 2 đường thẳng và khoảng cách giữa chúng. Viết phương trình đường
vuông góc chung của d1 và d2.
75
Bài 5. Cho hai đường thẳng d1:
7 3
2 2
1 2
x t
y t
z t
= +
= +
= −
và d2:
1 2 5
2 3 4
x y z− + −
= =
−
.
Tính thể tích hình tứ diện giới hạn bởi mp chứa d1, d2 và ba mặt phẳng tọa độ. Viết
phương trình mặt cầu ngoại tiếp tứ diện trên.
V. Một số dạng toán khác
1. Thiết diện
Bài toán: “Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và SA = a.
M thuộc cạnh AC, đặt AM = x. Gọi (P) là mặt phẳng qua M và song song với SA, BD.
Tìm giá trị của x để diện tích thiết diện tạo bởi mặt phẳng (P) và hình chóp có giá trị lớn
nhất.”
- Dựng hình vuông ABCD trên mặt phẳng cơ sở bằng cách dùng công cụ hình
vuông kích vào một điểm tâm và một đỉnh;
- Sử dụng công cụ hình cầu dựng hình cầu tâm A đi qua điểm B, lấy điểm S trên
mặt cầu, che hình cầu với chức năng Soạn thảo | Che/Hiện;
- Dùng công cụ hình chóp kích vào điểm S và hình vuông ABCD ta được hình
chóp S.ABCD, chọn kiểu của bề mặt cho hình chóp và hình vuông là rỗng;
- Dựng đoạn AC và lấy điểm M di động trên AC, dựng đoạn BD;
- Dùng công cụ song song kích vào điểm A, đoạn BD ta được đường thẳng d qua A,
song song với BD;
- Dựng mặt phẳng qua hai đường thẳng cắt nhau SA và d bằng cách sử dụng công
cụ mặt phẳng lần lượt kích vào hai đường thẳng đó;
- Sử dụng công cụ song song kích vào điểm M, mặt phẳng (SA,d) để dựng mặt
phẳng (P) qua M và song song với SA, BD;
- Che đường thẳng d, mặt phẳng (SA,d);
- Dùng công cụ đường cắt đa diện kích vào mặt phẳng (P), hình chóp S.ABCD ta
được một hình đa diện mới, dùng công cụ đa giác kích vào mặt của đa diện mới nằm trên
(P) để có thiết diện;
- Giấu hình đa diện mới, dựng lại hình chóp S.ABCD;
Hình 3.38
76
- Sử dụng công cụ diện tích, đo diện tích của thiết diện, kéo điểm M di chuyển trên
đoạn AC, quan sát giá trị diện tích và dự đoán vị trí điểm M để diện tích thiết diện tạo
bởi mặt phẳng (P) và hình chóp có giá trị lớn nhất. Thay đổi các vị trí của điểm S, kiểm
tra kết quả dự đoán.
Hình 3.39
2. Quỹ tích
Bài toán: “Trong mp (P) cho 2 điểm A và B phân biệt, SA vuông góc với (P), d là
đường thẳng nằm trong (P) và đi qua điểm B. H là chân đường vuông góc kẻ từ S tới d,
AK là đường cao của tam giác SAH. Dự đoán quỹ tích của điểm K.”
- Dựng hai điểm A, B trên
mặt phẳng cơ sở (P);
- Dùng công cụ vuông góc,
kích vào điểm A, mặt phẳng (P)
để dựng đường thẳng k qua A
vuông góc với (P), lấy điểm S
trên k, che đường thẳng k;
- Dựng đường tròn trong
mặt phẳng cơ sở, tâm B, bán kính
tùy ý;
- Lấy điểm quay thuộc
đường tròn (B), dựng đường
thẳng d qua hai điểm B và quay;
Hình 3.40a
Hình 3.40b
- Sử dụng công cụ vuông góc + Ctrl kích vào điểm S, đường thẳng d ta được
đường thẳng qua S vuông góc với d, đặt tên giao điểm là H, che đường thẳng vuông góc,
dựng đoạn SH;
- Tương tự dựng đoạn AK vuông góc với SH tại K;
- Tạo vết cho điểm K bằng công cụ quỹ đạo, chọn Cửa sổ | Hoạt náo, kích vào
điểm quay, Khởi động hoạt náo để quay đường thẳng d quanh B;
- Quan sát và dự đoán quỹ tích của điểm K; Dùng công cụ vuông góc và đường tròn
để kiểm tra kết quả dự đoán.
3. Điểm cố định
77
Bài toán. Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Gọi D là đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng (ABC) kẻ từ A. Với điểm M bất kì thuộc d, khác A, gọi K là trực tâm của
tam giác MBC và d1 là đường thẳng đi qua K và vuông góc với mặt phẳng (MBC). Tìm
điểm cố định mà đường thẳng d1 luôn đi qua khi M thay đổi trên d.
- Mở trang mới;
- Dùng công cụ tam giác đều dựng tam giác ABC đều có tâm I và đỉnh A trên mặt
phẳng cơ sở;
- Dựng đường thẳng d qua A vuông góc với mặt phẳng (ABC) bằng công cụ vuông
góc; Lấy điểm M di động trên d;
- Sử dụng công cụ đa giác dựng tam giác MBC, sau đó dựng đường cao kẻ từ đỉnh
M với công cụ vuông góc, nhấn Ctrl, kích vào điểm M và BC, dùng công cụ số đo góc
để đánh dấu góc vuông; tương tự dựng đường cao kẻ từ đỉnh C;
- Dùng công cụ điểm dựng giao điểm hai đường cao ở trên để được trực tâm K của
tam giác MBC;
- Dựng đường thẳng d1 qua K vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác MBC;
- Chọn công cụ quỹ đạo kích vào đường thẳng d1, kéo điểm M dọc đường thẳng d,
quan sát vết của các đường thẳng d1 và dự đoán điểm cố định mà d1 luôn đi qua khi M di
chuyển trên d.
Hình 3.41
4. Đường thẳng cố định
Bài toán. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N, P lần lượt là các điểm
thuộc các cạnh A’B’, BC, DD’ sao cho 'A M BN DP= = . Chứng tỏ rằng trọng tâm tam
giác MNP luôn thuộc đường thẳng cố định khi M, N, P thay đổi.
- Mở trang mới;
- Dựng hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ bằng cách dùng công cụ hình lập
phương kích vào tâm và đỉnh A’ của mặt A’B’C’D’ trong mặt phẳng cơ sở;
- Lấy điểm M di động trên cạnh A’B’, dùng công cụ khoảng cách đo độ dài đoạn
A’M;
- Sử dụng công cụ tia dựng các tia BC, DD’;
78
- Chọn công cụ chuyển số đo kích vào số đo đoạn A’M, tia BC để dựng điểm N
trên cạnh BC với BN = A’M, tương tự dựng điểm P trên cạnh DD’ để DP = A’M;
- Dùng công cụ tam giác dựng tam giác MNP, dựng hai đường trung tuyến trong
tam giác này bằng công cụ trung điểm và công cụ đoạn thẳng, tiếp theo dựng giao
điểm G của chúng;
- Áp dụng công cụ quỹ đạo cho điểm G, để thay đổi M, N, P ta chỉ cần dịch chuyển
điểm M trên cạnh A’B’ bằng cách kéo với chuột hoặc sử dụng chức năng Hoạt náo,
quan sát vết của các điểm G và dự đoán đường thẳng cố định mà điểm G luôn thuộc.
Hình 3.42
5. Mặt phẳng cố định
Bài toán. Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không nằm trong một mặt phẳng.
M là một điểm của cạnh AD, N là một điểm chuyển động trên cạnh BE sao cho AM:AD =
BN:BE. Chứng tỏ rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định
- Mở trang mới;
- Dựng hình bình hành ABEF trong mặt phẳng cơ sở bằng cách:
* Dùng công cụ tam giác dựng tam giác ABE;
* Dựng trung điểm I của đoạn AE với công cụ trung điểm;
* Sử dụng công cụ phép đối xứng tâm dựng điểm F đối xứng với B qua I;
* Giấu tam giác ABE nhờ chức năng Che | Hiện, dùng công cụ đa giác dựng hình
bình hành qua bốn điểm A, B, E, F;
- Lấy một điểm N trong không gian không thuộc mặt phẳng (ABEF), dựng mặt
phẳng qua AB và M bằng công cụ mặt phẳng; tiếp theo dựng hình bình hành ABCD
trong mặt phẳng này;
- Chọn công cụ điểm để dựng điểm M trên cạnh AD;
- Trong mặt phẳng (ABCD) dựng đường thẳng qua M song song với AB, bằng công
cụ song song, cắt cạnh BC tại M’; tiếp tục dựng đường thẳng qua M’ song song với đoạn
CE cắt cạnh BE tại N;
- Dựng đoạn thẳng MN, dựng tứ giác MM’NN’ với N’ là điểm có được bằng cách
dựng giao điểm của cạnh AF với đường thẳng qua M song song CE;
79
- Áp dụng chức năng hoạt náo đối với điểm M, quan sát và dự đoán mặt phẳng cố
định song song với MN.
Hình 3.43
6. Đường tròn cố định
Bài toán. Cho hai đường thẳng d và d’ chéo nhau và vuông góc với nhau. (P) là mặt
phẳng chứa đường thẳng d’ và vuông góc với d, gọi I là giao điểm của (P) và d. Lấy
điểm A cố định thuộc d, khác I. hai điểm B, C thay đổi trên d’ sao cho mặt phẳng (B,d)
vuông góc với mặt phẳng (C,d). BB’, CC’ là các đường cao của tam giác ABC. Chứng
minh rằng các điểm B’, C’ thuộc một đường tròn cố định.
- Mở trang mới;
- Dựng đường thẳng d’ trong mặt phẳng cơ sở và lấy điểm I cũng thuộc mặt phẳng
này;
- Dùng công cụ vuông góc dựng đường thẳng d qua I vuông góc với mặt phẳng cơ
sở; dựng điểm A trên đường thẳng d;
- Lấy điểm B di động trên d’ bằng công cụ điểm;
- Sử dụng công cụ mặt phẳng dựng mặt phẳng (B,d) đi qua B và đường thẳng d;
- Đường giao tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_dung_may_tinh_trong_day_hoc_toan_phan_2.pdf