Giáo trình Sử dụng thiết bị dạy học

Mở đầu.5

I. ĐỊNH DẠNG TÀI NGUYÊN – CHUẨN KẾT NỐI THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ.7

1.1. Định dạng ảnh thông dụng .7

1.1.1. Một số khái niệm.7

1.1.2. Các định dạng ảnh phổ biến .7

1.1.3. Lựa chọn, chuyển đổi định dạng.9

1.2. Các định dạng tài nguyên video .9

1.2.1. Một số thuật ngữ và khái niệm .10

1.2.2. Các chuẩn Video .11

1.3. Kết nối thiết bị kỹ thuật số .18

1.3.1.Các chuẩn kết nối.18

1.3.2 Các bước kết nối.23

1.3.3 Một số mô hình kết nối.23

II. SỬ DỤNG TV TRONG DẠY HỌC .25

2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của máy thu vô tuyến truyền hình (TV).25

2.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng ti vi .25

2.2.1. Nguồn điện.25

2.2.2. Công suất.26

2.2.3.Vị trí lắp đặt .26

2.2.4. Sử dụng và bảo quản .27

2.2.5. Cài đặt chương trình TIVI .30

2.3. Kết nối TV với các thiết bị khác.31

2.3.1. Kết nối theo đường An-ten (dùng sóng mang cao tần) .31

2.3.2. Kết nối theo đường AV .31

2.4. Cách khắc phục một số hiện tượng hỏng hóc thường gặp .34

2.4.1. TIVI có nhiều “ma ảnh”(bóng ma):.34

2.4.2. TIVI có hình ảnh sậm, đen, uốn dợn sóng và có âm thanh ù: .36

2.4.3. TIVI bị nhiễm từ.37

2.4.4. Đèn hình TIVI bị “già”:.37

2.5. Phần thực hành.38

2.6. Đánh giá.38

III. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU HẮT (Overhead projector) .39

3.1. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của máy chiếu hắt .392

3.1.1. Cấu tạo: .39

3.1.2. Nguyên lý làm việc.39

3.3. Các thông số kỹ thuật của máy chiếu hắt.40

3.2. Sử dụng máy chiếu hắt.41

3.2.1. Lắp đặt máy.42

3.2.2. Ứng dụng của máy chiếu hắt .42

3.3. Bảo dưỡng máy chiếu hắt.43

3.3.1. Thay bóng đèn:.43

3.3.2. Bảo dưỡng thường xuyên: .44

3.4. Phần thực hành.45

3.5. Đánh giá.45

IV. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐA PHƯƠNG TIỆN (Multimedia Projector).46

4.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc.46

4.1.1. Cấu tạo chung.46

4.1.2. Nguyên lí làm việc .46

4.2. Hướng dẫn sử dụng.48

4.2.1. Các phím chức năng.48

4.2.2. Điều khiển từ xa .52

4.3. Lắp đặt .53

4.3.1. Lắp PIN cho điều khiển.53

4.3.2. Lắp đặt máy chiếu .53

4.4. Kết nối.55

4.4.1. Kết nối với máy tính để bàn .55

4.4.2. Kết nối với máy tính xách tay.55

4.4.3. Nối chuột USB .56

4.4.4. Kết nối VIDEO.56

4.5. Vận hành.57

4.5.1.Các thao tác cơ bản khi bật máy chiếu.57

4.5.2.Điều chỉnh hình ảnh trên máy chiếu .58

4.5.3.Tắt máy chiếu.62

4.6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy chiếu đa phương tiện.63

4.6.1. Yêu cầu kỹ thuật.63

4.7. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy.64

4.7. Phần thực hành.65

4.8. Đánh giá.65

V. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU VẬT THỂ .66

5.1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy chiếu vật thể .663

5.1.1. Cấu tạo: .66

5.1.2. Nguyên lí làm việc: .66

5.2. Các thông số kỹ thuật của máy chiếu vật thể.67

5.3. Sử dụng máy chiếu vật thể .67

5.3.1. Lắp đặt máy.67

5.3.2. Sử dụng .70

5.4. Bảo dưỡng máy chiếu vật thể .71

5.4. Phần thực hành.72

5.5. Đánh giá.72

VI. SỬ DỤNG MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ.73

6.1. Khái quát về máy ảnh KTS .73

6.1.1. Cấu tạo và nguyên lý .73

6.1.2. Lịch sử máy ảnh .75

6.1.3. Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ .75

6.1.4. Ảnh kỹ thuật số (ảnh số).77

6.1.5.Các chế độ chụp ảnh.78

6.3. Thao tác sử dụng máy ảnh.81

6.3.1. Cách gắn pin.81

6.3.2. Cách lắp đặt thẻ nhớ.82

6.3.3. Cách cài đặt thiết lập thông tin cơ bản.83

6.4.Cách chụp.85

6.5. Chuyển ảnh từ máy ảnh vào máy tính .87

6.5.1. Lấy ảnh từ máy KTS thông qua ổ đọc thẻ nhớ .87

6.5.2. Lấy hình trực tiếp từ máy ảnh KTS .87

6.6. Một số lưu ý khi sử dụng máy ảnh .88

6.6.1. Kích cỡ bộ cảm biến - Sensor Size.88

6.6.2. Độ nhạy sáng - ISO .89

6.6.3. Độ phóng đại quang học - Optical Zoom hoặc Zoom Tele.89

6.6.4. Chống rung - Image stabilization.89

6.6.5. Góc rộng của ống kính - Zoom Wide .89

6.6.6. Tính năng quay phim - Video Clip.90

6.6.7. Loại thẻ nhớ - Storage types.90

6.6.8. Kích cỡ, trọng lượng, loại pin và độ tùy chỉnh .90

6.7. Phần thực hành.90

6.8. Đánh giá.91

VII.SỬ DỤNG MÁY QUAY PHIM KỸ THUẬT SÔ.92

7.1. Một số loại máy quay phim KTS.924

pdf113 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sử dụng thiết bị dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắp đặt, kết nối với các thiết bị ngoại vi, chuẩn đoán hỏng hóc thông thường. 39 III. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU HẮT (Overhead projector) 3.1. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của máy chiếu hắt Máy chiếu hắt (còn gọi là Overhead Projector, máy chiếu qua đầu hoặc là máy chiếu bản trong) là loại thiết bị được dùng để phóng to và chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn chiếu (màn hình). 3.1.1. Cấu tạo: Cấu tạo của máy chiếu hắt được trình bày hình bên. 1. Hộp máy ; 2. Giá đỡ; 3. Núm chỉnh tiêu cự ; 4. Hệ thống thấu kính ; 5. Bóng đèn; 6. Gương cầu lõm ; 7. Quạt làm mát; 8. Gương hắt. 3.1.2. Nguyên lý làm việc Nhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học (gương cầu lõm, hệ thống thấu kính, gương phản xạ) chữ hoặc hình trên phim trong suốt được phóng to và chiếu lên màn hình kích thước lớn. 4 3 1 5 2 6 7 8 40 3.3. Các thông số kỹ thuật của máy chiếu hắt Khi nói đến thông số kỹ thuật của máy chiếu hắt người ta quan tâm trước hết đến các thông số: a. Cường độ sáng (đơn vị Lumens, viết tắt là Lm) Cường độ sáng là đại lượng đặc trưng cho độ phát sáng mạnh hay yếu của nguồn sáng. Đối với bức xạ có bước sóng 0,555m mà độ nhạy của mắt là lớn nhất, một lumen tương ứng với công suất 1/680 oát. Một máy chiếu có cường độ sáng càng cao thì càng rõ nét và do đó càng đắt tiền. Cường độ sáng của các máy chiếu mới hiện nay dao động từ 2000Lm đến 5400Lm hoặc cao hơn. b. Bóng đèn: Trong máy chiếu thường sử dụng bóng đèn halogen có công suất từ 50 đến 500W, sử dụng điện áp thấp 24/36V. Một máy chiếu có thể có một hoặc hai bóng đèn. Trong trường hợp có hai bóng đèn, máy sẽ được bố trí công tắc để bật một hoặc cả hai bóng tùy theo độ sáng mong muốn. Thông thường tuổi thọ của bóng đèn trong các máy chiếu hắt không được dài vì phải làm việc với nhiệt độ cao, do đó trong nhiều loại máy chiếu hắt nhà sản xuất thường có thêm bóng đèn dự trữ. c. Khoảng cách từ máy chiếu đến màn chiếu: Thường từ 1,55m hoặc 0,73m. Đây là khoảng cách mà máy chiếu có thể cho hình ảnh rõ nét trên màn chiếu. Tất nhiên, dải khoảng cách này càng rộng thì càng dễ bố trí máy chiếu trong phòng khi có những điều kiện về không gian nhất định. d. Bề mặt chiếu: Kích thước lớn nhất mà máy chiếu có thể hiển thị mà vẫn cho chất lượng hình ảnh rõ nét. Thông thường vì mặt máy chiếu hình vuông nên bề mặt chiếu là một hình vuông, kích thước chuẩn thường gặp: 285x285mm e. Thấu kính hội tụ: 41 Các máy chiếu có thể sử dụng một hoặc ba thấu kính hội tụ, tiêu cự của chúng được ghi trong catalog của máy. f. Điện áp làm việc và tần số: Điều này rất quan trọng khi sử dụng máy chiếu cũng như tất cả các thiết bị điện nói chung. Điện áp làm việc của máy chiếu có thể là 110/220/230/240V với tần số 50/60Hz. Máy chiếu hiện đại có thể làm việc với dải tần số rộng từ 100V đến 250V. g. Khối lượng: Khối lượng máy chiếu dao động từ 5kg đến gần 20kg tùy theo loại máy được thiết kế xách tay hay để bàn. Thông số này cũng rất quan trọng vì máy chiếu hắt là thiết bị thường xuyên phải di chuyển, không đặt cố định một chỗ trong thời gian dài. Ngoài ra với một số máy chiếu còn có thêm các chức năng tự động điều chỉnh nhiệt độ, điều chỉnh độ sáng v.v... 3.2. Sử dụng máy chiếu hắt Về cơ bản, các máy chiếu hắt có dạng tương tự nhau và cách sử dụng nói chung cũng không có sự khác biệt nhiều. Cấu tạo bên ngoài của máy chiếu hắt 1. Hệ thống gương khi mở; 2. Cột đỡ ; 3. Núm chỉnh tiêu cự ; 4. Mặt máy; 42 5. Chốt mở nắp máy; 6. Hộp máy; 7. Hệ thống gương khi đóng; 8. Công tắc nguồn; 9. Chỗ gấp cột đỡ. 3.2.1. Lắp đặt máy - Để sử dụng, máy chiếu hắt cần phải được đặt ổn định trên mặt bàn hay một giá chắc chắn, không bị rung khi thao tác trên máy. Nếu máy bị rung sẽ làm cháy hoặc giảm tuổi thọ của bóng đèn. - Đặt màn chiếu (phông) thẳng song song với mặt trước của máy và nằm trong khoảng cách cho phép. - Cắm điện, bật nguồn, chỉnh cho màn hình sáng của máy hướng vào phông chiếu. Để hiệu chỉnh độ nét của máy, tốt nhất nên đặt lên mặt chiếu một hình vẽ (có hình tròn để dễ điều chỉnh). Sử dụng núm điều chỉnh 3 đưa hệ thống gương lên hoặc xuống đến khi hình vẽ hiển thị trên phông có độ nét cao nhất. Ngoài ra có thể điều chỉnh độ cao của hình chiếu bằng cách điều chỉnh độ mở của gương. Nếu thấy hình vẽ trên phông chiếu bị méo nghĩa là phông chiếu chưa thực sự song song với mặt trước của máy, cần điều chỉnh lại để đạt được tỷ lệ hình cân đối, trung thực theo đúng nội dung trên bản trong. 3.2.2. Ứng dụng của máy chiếu hắt - Phạm vi ứng dụng: + Dùng để trình bày các vấn đề có tính chất lí thuyết, không sử dụng nhiều hình vẽ, sơ đồ quá phức tạp để minh hoạ. + Phù hợp cho các nội dung mang tính tóm tắt, củng cố, tổng kết, các báo cáo khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. + Có thể dùng để biểu diễn các mô hình phẳng bằng các tấm nhựa trong (hoạt động của các cơ cấu máy). - Chế tạo bản trong: + Chuẩn bị vật liệu: Giấy, phim trong. Là loại phim chuyên dụng (thường là khổ A4), trong suốt, chịu được nhiệt (Printable). Ví dụ: 3M, Buhl (Mỹ); Fuji (Nhật); Agfa (Đức)... Bút viết (mầu, đen trắng): viết, vẽ và bám được trên bản trong. Thiết bị kỹ thuật: Máy tính, máy in, máy photocopy. 43 Chuẩn bị thủ công: thể hiện nội dung trên bản trong bằng bút, các dụng cụ vẽ. Có thể sử dụng băng dính để đính các hình cắt đã chuẩn bị trước. Chuẩn bị bằng máy tính: sử dụng các phần mềm chế bản, xử lí ảnh để tạo nội dung trình chiếu. In nội dung trực tiếp vào bản trong hoặc ra giấy (sử dụng máy photocopy ra bản trong). Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt một tờ giấy mềm nhằm tránh ẩm, hư hỏng nội dung, đồng thời dễ nhận biết nội dung của các bản trong. - Một số chú ý khi sử dụng trong dạy học: + Xác định vị trí đặt và kiểm tra các chức năng của máy chiếu. + Đảm bảo có bóng đèn thay thế khi cần thiết. + Điều chỉnh độ nét và khuôn hình tối ưu. + Chỉ bật máy lên khi bản trong đã được đặt vào ở vị trí ngay ngắn. + Sau khi đã bật máy, giáo viên nên rời ra vị trí khác đảm bảo học sinh quan sát tốt nhất. + Không quay lưng lại về phía học sinh. + Sử dụng bút hay que chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung trình bày. + Dành nhiều thời gian cho học sinh đọc những nội dung trên màn chiếu. 3.3. Bảo dưỡng máy chiếu hắt 3.3.1. Thay bóng đèn: Đối với máy chiếu hăt, bóng đèn là phần tử phải thay thế thường xuyên nên việc thay thế cũng khá đơn giản, dễ thao tác. Khi thay bóng đèn, cần thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận theo đúng trình tự: bước 1: Mở nắp máy, bước 2: rút bóng đèn cũ ra, thay bóng mới. Vì tuổi thọ của bóng đèn trong máy chiếu hắt tương đối thấp nên luôn luôn phải chuẩn bị sẵn bóng đèn thay thế để trong bất cứ trường hợp nào cũng không bị gián đoạn buổi trình bày. 44 a) Mở nắp máy b) Rút bóng đèn Thao tác thay bóng đèn 3.3.2. Bảo dưỡng thường xuyên: - Lau chùi: Đối với máy chiếu hắt, ngoài phần vỏ được chế tạo bằng nhựa còn có các phần quang học bằng thấu kính và gương, do đó cần được bảo vệ tránh bụi bẩn, ẩm mốc.. Khi lau máy nên sử dụng giẻ mềm, ẩm, lau nhẹ trên các bề mặt thấu kính. Có thể sử dụng các chất tẩy kính chuyên dụng để lau, khi đó sẽ giữ được độ sáng của máy và không làm xước thấu kính. - Bảo dưỡng quạt gió: Vì máy chiếu bản trong sử dụng đèn Halogen phát nhiệt rất lớn nên mọi máy chiếu đều phải sử dụng phương pháp làm mát cưỡng bức bằng quạt. Cần định kỳ lau chùi quạt tránh bụi bẩn làm mờ các phần tử quang học trong máy. Cấu tạo bên trong máy chiếu Chú ý: trước khi thực hiện việc lau chùi bên ngoài hoặc mở nắp máy để lau chùi quạt, cần tắt máy, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện và chờ cho máy nguội hẳn. 45 3.4. Phần thực hành 1. Thực hành lắp đặt máy chiếu, phông chiếu Học viên thực hành đọc thông số kĩ thuật của một máy chiếu hắt cụ thể, lắp đặt máy chiếu và phông chiếu, điều chỉnh độ nét và cường độ sáng của máy chiếu. 2. Thực hành bảo dưỡng máy chiếu hắt Học viên thực hành bảo dưỡng thường xuyên, các thao tác thay bóng đèn cho máy chiếu hắt. 3.5. Đánh giá 1. Đánh giá hiểu biết về kiến thức lí thuyết Đánh giá kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy chiếu hắt, các lưu ý khi lắp đặt và vận hành máy chiếu, cách sử dụng bản trong. 2. Đánh giá kĩ năng thực hành Đánh giá kĩ năng lắp đặt máy chiếu, phông chiếu; điều chỉnh máy chiếu; bảo dưỡng thường xuyên và thay bóng đèn cho máy chiếu hắt. 46 IV. SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐA PHƯƠNG TIỆN (Multimedia Projector) Máy chiếu đa năng (đa phương tiện) dùng để phóng to và chiếu các nội dung từ các nguồn tín hiệu điện khác nhau như tín hiệu video, tín hiệu audio, tín hiệu s-video, tín hiệu rgb...từ các thiết bị điện tử như máy radio cassette, đầu video, máy tính... phục vụ cho việc trình bày. 4.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc 4.1.1. Cấu tạo chung (1). Khối lăng kính chia tách ánh sáng (2). Các bộ lọc mầu (Red; Green; Blue) (3). Các màn tinh thể lỏng (4). Khối lăng kính kết hợp ánh sáng (5). Khối thấu kính quang học (6). Bóng đèn 4.1.2. Nguyên lí làm việc Tín hiệu điện đưa vào từ các thiết bị khác nhau được máy chiếu nhận dạng và xử lí, kết quả hình ảnh được đưa tới và hiển thị tại các màn tinh thể lỏng. Nguồn sáng sau khi tách và lọc thành 3 mầu cơ bản Red; Green; Blue xuyên qua các màn tinh thể lỏng. Sau đó, kết hợp lại bởi khối lăng kính, đưa tới hệ thống các thấu kính và tới màn chiếu thể hiện hình ảnh với mầu sắc, độ phân giải phù hợp với tín hiệu đưa vào. 47 Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng Sony Nec Hitachi Epson Có nhiều hãng sản xuất máy chiếu đa phương tiện, mỗi hãng có nhiều dòng máy khác nhau với các hình dáng, thông số kỹ thuật khác nhau. Trong công nghệ LCD (liquid crystal display – màn hình tinh thể lỏng) trước đây, máy chiếu tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB). Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu. Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh, màu đen không thật và hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhòe. Khắc phục nhược điểm này, công nghệ DLP sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Digital Micromirror Device) được tích hợp hàng nghìn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Vi gương dao động hàng nghìn lần/giây và thể hiện được 1.024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và 48 tổng hợp tại não người (tương tự như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt phổ biến trong điện ảnh). Ưu điểm của DLP là tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh, độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ nhẹ. Nhờ đưa thêm màu trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra bởi máy chiếu DLP sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết. Điểm ảnh trong máy chiếu “khít” hơn, hình ảnh sắc nét hơn so với LCD. Chỉ số kỹ thuật : Độ sáng, độ tương phản và độ phân giải là ba chỉ số cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh của máy chiếu. Thông thường, độ sáng được quan tâm nhiều nhất bởi chỉ số này càng cao thì chất lượng hình ảnh càng độc lập với ánh sáng bên ngoài. Đây cũng là căn cứ thể hiện sự khác biệt giữa 2 dòng máy chiếu gia đình và văn phòng. Một máy chiếu thông thường có các linh kiện chính sau: - Máy chiếu - Dây nguồn - Điều khiển từ xa (Remote) - Các dây cáp tín hiệu (Dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy tính, máy ảnh, đầu đĩa, ti vi,.) Mỗi loại máy, dòng máy khác nhau bố trí các phím chức năng cũng như có những chức năng khác nhau nhưng đa số có cùng các phím chức năng cơ bản sau: 4.2. Hướng dẫn sử dụng 4.2.1. Các phím chức năng a.Những phím chức năng trên máy POWER: Phím này dùng để khởi động máy và tắt máy. Khi chưa nhấn phím này thì đèn trên phím báo đỏ còn khi nhấn phím này thì đèn trên máy sẽ hiển thị mầu xanh. AUTO SETUP: Phím này khi được chọn thì máy chiếu sẽ tự động điều chỉnh cho tương ứng với thiết bị đầu vào & hiệu chỉnh hình thang của màn hình ( với điều kiện là Option1/Auto Keystone ở chế độ ''OFF''). INPUT: Phím này dùng để chọn thiết bị đầu vào. 49 ENTER: Phím này dùng để thực hiện các chức năng trong menu. ◄, ►, ▼, ▲: Phím di chuyển này dùng để điều chỉnh và di chuyển trong menu. b. Những phím chức năng trên bộ điều khiển từ xa POWER: Phím này dùng để khởi động máy và tắt máy. Khi chưa nhấn phím này thì đèn trên phím báo đỏ còn khi nhấn phím này thì đèn trên máy sẽ hiển thị mầu xanh. AUTO SETUP: Phím này khi được chọn thì máy chiếu sẽ tự động điều chỉnh cho tương ứng với thiết bị đầu vào & hiệu chỉnh hình thang của màn hình ( với điều kiện là Option1/Auto Keystone ở chế độ ''OFF''). INPUT: Phím này dùng để chọn thiết bị đầu vào. ENTER: Phím này dùng để thực hiện các chức năng trong menu. ◄, ►, ▼, ▲: Phím di chuyển này dùng để điều chỉnh và di chuyển trong menu. FREEZE: Phím này dùng để làm đứng màn hình trong khi đó thiết bị đầu vào vẫn hoạt động bình thường. SHUTTER: Phím này dùng để tắt màn hình tạm thời trong thời gian hoạt động. D.ZOOM +/-: Phím này dùng để phóng to một điểm bằng cách nhấn phím này trên màn hình sẽ xuất hiện 1 vòng tròn sáng và sau đó chọn ◄ , ►, ▼, ▲ để di chuyển vòng tròn sáng đến vị trị cầm phóng to sau đó chọn phím ENTER. INDEX WINOW: Phím này dùng để chia màn hình đang chiếu ra làm 2 màn hình trong đó có 1 màn hình tĩnh và 1 màn hình động. STD: Phím này khi được chọn thì máy chiếu sẽ được hiển thị theo những hiệu chỉnh chuẩn của nhà máy Panasonic. c. Những chức năng của menu chính Ta dùng nút lên (▲) xuống (▼) để chọn những chức năng trong menu sau đó nhấn ENTER để hiệu chỉnh chức năng đó. KEYSTONE: Chức năng hiệu chỉnh từ hình ảnh từ hình thang thành hình vuông, bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. 50 PICTURE (hình ảnh): Trong chức năng này có 12 chức năng nhỏ như sau: PICTURE MODE (Chất lượng hình ảnh): Chức năng hiệu chỉnh mầu sắc của hình ảnh tự nhiên (natural) hay rực rỡ (dynamic) hay theo tiêu chuẩn của nhà máy (standard). Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. COLOR: (chức năng màu sắc chỉ sử dụng cho S-VIDEO/VIDEO/Y-Pb- Pr): Chức năng này để hiệu chỉnh mầu sắc của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. TINT (chức năng trạng thái mầu sắc chỉ sử dụng cho S- VIDEO/VIDEO/YPbPr): Chức năng này để hiệu chỉnh trạng thái mầu sắc của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) để hiệu chỉnh mầu đỏ sẽ đỏ hơn và nút phải (►) để hiệu chỉnh mầu xanh lá sẽ xanh hơn. BRIGHT ( độ sáng của hình ảnh): Chức năng này để hiệu chỉnh độ sáng tối của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. CONTRAST ( độ tương phản của hình ảnh): Chức năng này hiệu chỉnh tương phản của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. SHARPNESS: ( độ sắc nét của hình ảnh): Chức năng này để hiệu chỉnh độ sắc nét của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. STANDART (tiêu chuẩn): Nếu chọn những chức năng này bằng nút ENTER nghĩa là ta chọn chế độ mặc nhiên theo tiêu chuẩn của nhà máy. W-BAL R (cấp độ mầu đỏ): Chức năng này để hiệu chỉnh mầu đỏ của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. W-BAL G (cấp độ mầu xanh lá ): Chức năng này để hiệu chỉnh mầu xanh lá của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. W-BAL B (cấp độ mầu xanh trời): Chức năng này để hiệu chỉnh mầu xanh trời của hình ảnh. Bằng cách sử dụng nút trái ( ◄ ) và nút phải ( ►) để hiệu chỉnh. SIGNAL MODE (độ phân giải chỉ sử dụng cho PC): Chức năng này hiển thị độ phân giải mặc nhiên của máy tính mà bạn đang kết nối vào. 51 POSITION ( vị tri của hình ảnh) Trong chức năng này có 7 chức năng nhỏ như sau: H- POSI: Chức năng này dùng để di chuyển hình ảnh qua trái hoặc qua phải. Bằng cách sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh. V-POSI: Chức năng này dùng để di chuyển hình ảnh lên trên hoặc xuống dưới. Bằng cách sử dụng nút lên (▲)và xuống (▼) để hiệu chỉnh. DOT CLK: ( chỉ sử dụng cho máy PC ) trước khi điều chỉnh chức năng này dùng để hạn chế những sọc rung trên màn hình. CLK PHASE: ( chỉ sử dụng cho máy PC) trước khi điều chỉnh chức năng này ta phải điều chỉnh chức năng DOT CLK trước và chức năng này sẽ hạn chế tối thiểu những sọc rung trên màn hình hơn. ASPECT: ( chỉ sử dụng cho S-VIDEO/VIDEO): Chức năng này chỉ dụng để hiệu chỉnh kích cỡ hiển thị hình ảnh. Trong chức năng này có 4 chế độ sau: AUTO, 4:3, 16:9, S4:3. RESIZING: Chức năng luôn luôn được chọn chế độ " ON" thì hình ảnh của thiết bị đầu vào có độ phân giải thấp sẽ được máy chiếu hiển thị với độ phân giải của máy chiếu. STANDARD (tiêu chuẩn): Nếu chọn những chức năng này bằng nút ENTER nghĩa là ta chọn chế độ mặc nhiên theo tiêu chuẩn của nhà máy. INDEX WINDOW: Chức năng này dùng để chia màn hình đang chiếu ra làm 2 màn hình trong đó có 1 màn hình tĩnh và 1 màn hình động. SHUTTER: Chức năng này dùng để tắt màn hình tạm thời trong thời gian hoạt động. AUDIO: Chức năng này hiệu chỉnh âm thanh của VIDEO/S-VIDEO. LANGUAGE: Chức năng này dùng để chọn ngôn ngữ hiển thị trên màn hình. OPTION 1: OSD: Chức năng này nếu chọn chế độ '' ON'' thì ký hiệu của thiết bị đầu vào sẽ được hiển thị trên góc phải của màn hình, nếu chọn chế độ '' OFF'' thì ký hiệu của thiết bị đầu vào sẽ không được hiển thị trên góc phải của màn hình. AUTO KEYSTN: Chức năng này luôn chọn ở chế độ ''ON''. AUTO Y-PB-PR: Chức năng này luôn được chọn ở chế độ ''ON''. 52 AUTO RGB IN: Chức năng này luôn được chọn ở chế độ ''ON''. RGB2 SELECT: Chức năng này dùng để chọn chức năng của RGB2 IN/RGB1 OUT. RGB FORMAT: Menu này có 2 chế độ ''RGB'' và '' Y - PB - PR''. Chức năng này chỉ có giá trị khi thiết bị HDTV được kết nối vào và chức năng AUTO Y - PB - PR được cài đặt ở chế độ '' OFF''. OPTION 2: BACK COLOR: Chức năng này dùng để chế độ hiển thị mầu xanh (BLUE) và mầu đen ( BLACK) màn hình khi chưa kết nối thiết bị đầu vào. PRONT/READ: Chức năng này dùng để chọn chế độ chiếu từ sau chiếu đến READ) hay đặt máy phía trước và chiếu lên màn hình ( FRONT). DESK/CEILING: Chức năng này dùng để lựa chọn chế độ chiếu ngược khi máy đặt lên trên trần ( CEILING) hay để máy trên bàn ( DESK). LAMP POWER: Chức năng này dùng để lựa chọn chế độ sử dụng bóng đèn. Nếu chọn ''HIGH'' thì độ sáng sẽ tăng nhưng thường thì chúng ta nên chọn chế độ theo tiêu chuẩn của nhà máy ''STANDART''. LAMP TIME: Chức năng này dùng để hiển thị tuổi thọ bóng đèn. 4.2.2. Điều khiển từ xa 1. Power Bật / tắt nguồn 2. Leser Dùng bút laser trên điều khiển 3. Chuột trái (L) Dùng với nhiều chức năng 5. Menu Hiển thị bảng chức năng 4. Chuột phải Dùng để lựa chọn các chức năng 6. Keystone Chỉnh méo hình 7. Volume Chỉnh âm thanh 8. Input Lựa chọn tín hiệu đầu vào 9. ESC Thoát các chức năng 10. Auto Tự động điều chỉnh đồng bộ 11. Mute Tắt âm thanh 12. Zoom+/Zoom- Phóng to/ thu nhỏ hình ảnh 13. Blank Ẩn hình ảnh trên màn hình 14. Still Dừng hình 15. Point button Chọn một mục, hay điều chỉnh giá trị trên màn hình thanh công cụ 53 4.3. Lắp đặt 4.3.1. Lắp PIN cho điều khiển - Tháo nắp đậy Pin - Lắp Pin vào : lưu ý lắp đúng cực Pin - Lắp vỏ Pin  Để xa nơi ẩm thấp  Không làm rơi điều khiển  Không nhúng vào nước  Tháo Pin ra khi không dung điều khiển trong thời gian dài  Thay pin khi điều khiển bị yếu Pin  Không để điều khiển gần quạt mát của máy chiếu  Không tự ý tháo điều khiển, nếu cần bảo dưỡng thì mang đến trung tâm bảo dưỡng  Không được nhìn vào đèn Laser  Không chỉ đèn laser vào người khác 4.3.2. Lắp đặt máy chiếu Đặt máy chiếu vuông góc với màn chiếu. Nếu hình chiếu lên màn có hình thang ta chỉnh tăng giảm KEYSSTONE(một số dòng máy AUTO SETUP, hoặc AUTO KEYSSTONE) a. Lắp để bàn Lưu Ý 54 b. Lắp treo ngược trần nhà Kích cỡ và khoảng cách chiếu Khoảng cách máy chiếu và màn chiếu quyết định kích thước thật của hình ảnh. Bảng đối chiếu dưới đây giúp bạn quyết định được kích cỡ hình ảnh tương ứng với từng khoảng cách Image Size (Inch) Distance(m) Tele Wide 40 1.37 1.11 60 2.08 1.7 80 2.78 2.29 100 3.49 2.88 150 5.26 4.36 200 7.03 5.83 300 10.57 8.79 Điều chỉnh vị trí hình ảnh Dùng chân trước của máy chiếu để chỉnh độ cao của hình ảnh  Khi chỉnh chân máy chiếu có thể dẫn đến hình ảnh bị méo. Sử dụng chức năng chỉnh méo hình để khắc phục 55  Để chỉnh chân về vị trí cũ ấn nút đệm ở dưới chân  Một số máy chiếu khi bật công tắc nguồn thì máy tự động điều chỉnh độ cao, ta có thể điều chỉnh bằng nút trên máy( hạ xuống nhấn (-), nâng lên nhấn (+) 4.4. Kết nối 4.4.1. Kết nối với máy tính để bàn Trước khi kết nối chúng ta tắt máy tính và máy chiếu a. Nối dây máy tính - Nối đầu cab máy tính với cổng Computer 1 - Rút cáp màn hình máy tính mà cắm vào cổng tín hiệu ra của máy chiếu (Computer Out) - Siết chặt các ốc vít b. Nối cáp âm thanh nếu cần thiết - Nối một đầu cáp âm thanh vào rắc Audio của máy chiếu - Nối đầu kia của cáp Audio với cổng ra Audio trên card âm thanh máy tính 4.4.2. Kết nối với máy tính xách tay Trước hết chúng ta phải tắt máy tính và máy chiếu để đảm bảo anh toàn cho thiết bị. a. Nối cáp máy tính - Nối một trong những đầu cáp với cổng Computer 1 của máy chiếu - Nối đầu kia của cáp với cổng ra của màn hình máy tính - Siết chặt ốc nối Cắm đúng và khít dây kết nối (VGA) giữa máy tính và máy chiếu. Khi 56 cắm ta cầm phần đầu dây cắm đẩy mạnh vào khe cắm. Khi tháo ta không cầm phần dây mà cầm phần đầu cắm để kéo ra, không bè lên bè xuống phần dây cắm. b. Nối cáp âm thanh nếu cần thiết - Nối một đầu cáp âm thanh vào rắc Audio của máy chiếu -. Nối đầu kia của cáp Audio với cổng ra Audio trên card âm thanh máy tính 4.4.3. Nối chuột USB Chuột USB tương thích với MS – Window98/2000/NT/XP/Me 1) Lắp đầu cáp USB (B- Type) với cổng USB của máy chiếu 2) Nối đầu còn lại (A-Type) với cổng USB của máy tính 3) Khi máy chiếu và máy tính cùng bật thì các trình điều khiển của máy tính sẽ tự động dò tìm thiết bị 4.4.4. Kết nối VIDEO - Máy chiếu có thể nhận tín hiệu AV, YpbPr and S-Video. 1) Nối RCA plug máy chiếu với tín hiệu nguồn video ( như đầu đĩa) để nhận tín hiệu video 2) Nối RCA plug (màu trắng và đỏ) với nguồn âm thanh ( như đầu DVD) để nối giắc phone 57 3) Nối YpbPr ở cổng máy Computer in của máy chiếu (1 trong 2 cổng) và nguồn Video ( như đầu DVD) để nhận tín hiệu hình ảnh. 4) Đối với S-Video, dùng cáp S-video để nối với máy chiếu và nguồn video để nhận tín hiệu video. 4.5. Vận hành 4.5.1.Các thao tác cơ bản khi bật máy chiếu Các bước 1) Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy chiếu 2) Tháo nắp thấu kính 3) Nối cáp điện với máy 58 chiếu Phích cắm dây nguồn và lỗ cắm điện phải vừa vặn 4) Bật máy chiếu 5) Bấm nút nguồn trên máy chiếu hoặc [POWER] trên điều khiển 6) Đèn tín hiệu bật sáng (màu xanh) 7) Bấm nút [VIDEO] hoặc [PC] trên máy chiếu hoăc nút Computer/Video trên điều khiển từ xa để chọn nguồn tín hiệu vào thích hợp. 8) Sử dụng vòng ZOOM để điều chỉnh kích cỡ hình ảnh 9) Sử dụng vòng Focus để điều chỉnh tiêu cự (một số dòng máy AUTO FOCUS) Khi máy tính và máy chiếu đã kết nối và khởi động xong, nếu tín hiệu vẫn chưa xuất ra ta cần lưu ý các điểm sau: Với máy chiếu: Chọn đúng cổng tín hiệu (Một số dòng AUTO) - TOSHIBA, SONY: nhấn INPUT - NEC, ACER: Nhấn SOURCE - PANASONIC: Nhấn INPUT SELECT Với máy tính xách tay: Mở cổng tín hiệu - TOSHIBA, HP, SHARP: Fn + F5 - PANASONIC, NEC: Fn + F3 - SONY, IBM: Fn + F7 - DELL, EPSON: Fn + F8 - FUJUTSU: Fn + F10 - Hoặc nhấn: Fn + Phím có biểu tượng màn hình 4.5.2.Điều chỉnh hình ảnh trên máy chiếu - Điều chỉnh kích thước hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_su_dung_thiet_bi_day_hoc.pdf
Tài liệu liên quan