Sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân phương
Tây đã làm đứt dòng chảy tự nhiên của lịch sử các dân tộc ở
ĐNÁ. Trên cái nền phong kiến đã có sẵn, thực dân phương
Tây đã du nhập vào khu vực các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, xây dựng chế độ thuộc địa nhằm biến ĐNÁ thành thị
trường cung cấp nguyên liệu, nhân lực và tiêu thụ hàng hóa
của chúng. Vì thế ĐNÁ trở thành một bộ phận trong hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Điều đó đã làm cho các xã
hội truyền thống của ĐNÁ bị xáo trộn. Chính sách chia để trị
của chủ nghĩa thực dân đã làm gia tăng những rạn nứt sẵn có
trong quan hệ giữa các tôn giáo tộc người trong từng nước, ở
từng địa phương. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân
còn kéo theo dòng văn hóa phương Tây đổ vào khu vực. Văn
hóa ĐNÁ vì thế có thêm những sắc thái mới. Đáng kể là sự
hiện diện của khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống.
Các nền giáo dục bản địa dần dần được tiếp cận với phong
cách giáo dục phương Tây. Một số hệ thống chữ viết bản địa
được chuyển theo hệ thống chữ viết La tinh. Tầng lớp trí thức
mới xuất hiện, tiêu biểu cho các tư tưởng dân chủ, bình đẳng
và tinh thần dân tộc trong thời đại mới.
146 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của Asean (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gặp gỡ của
các trung tâm liên vùng với thị trường thế giới.
Trung tâm liên vùng: là trung tâm thu gom và phân phối
hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm thế giới
với các vùng.
Trung tâm vùng: là trung tâm thu gom và phân phối
hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa các vùng với các
địa phương.
Trung tâm địa phương: là cầu nối thu gom và phân phối
phục vụ địa phương.
1 Lương Ninh: Lịch sử trung đại thế giới, sđd, tr. 22.
72
Ngoài ra còn có các “vùng hướng nội” (vùng nông
nghiệp trồng lúa) cách ly khỏi các hoạt động thương mại trên
biển. Cũng theo Sakurai Yumio, đến đầu công nguyên, các thị
cảng trên bờ biển Andaman, trên vịnh Thái Lan, các thị cảng
ở miền Trung Việt Nam đã trở thành các trung tâm liên vùng.
Còn Phù Nam, là vương quốc thương mại, đóng vai trò trung
tâm liên thế giới đầu tiên ở khu vực 1. Như vậy, ĐNÁ từ thời
cổ đại đã là một tổng thể của các yếu tố địa lý, kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, dựa trên một trình độ tổ chức nhất định.
Đáng chú ý là sự hình thành các quốc gia sơ kỳ ở ĐNÁ
gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
và văn hóa Ấn Độ. Trên một cơ tầng văn hóa chung có tính
chất bản địa của khu vực, cư dân ĐNÁ với tính chất cởi mở và
khoáng đạt đã tiếp thu các nền văn hóa Trung Quốc và Ấn
Độ một cách có chọn lọc, làm giàu thêm, phong phú, đa dạng
thêm văn hóa bản địa của mình. Sự tiếp thu này thể hiện ở
hai phương diện chủ yếu:
1. Về thiết chế xã hội: hầu hết các quốc gia sơ kỳ ở
ĐNÁ (trừ Việt Nam) được xây dựng theo mô hình tổ chức bộ
máy nhà nước của Ấn Độ. Tất nhiên sự mô phỏng này mang
vẻ hình thức bên ngoài. Còn về nội dung, các nhà nước ở đây
vẫn được xây dựng trên những giá trị của văn hóa bản địa,
như tinh thần dân tộc, tính dân chủ cởi mở của cư dân ĐNÁ.
2. Về tinh thần xã hội: ngoài các quan niệm nhị nguyên
về vũ trụ, các hình thức tín ngưỡng bản địa, cư dân ĐNÁ đã
tiếp thu một số tôn giáo mới như Bàlamôn giáo ( Brahmanism ),
1 Sakurai Yumio: Thử phác họa cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (25)1996, tr.37-55
73
Phật giáo ( Buddism ), Ấn Độ giáo ( Hinduism ). Sự tiếp thu này
thực chất là một quá trình bản địa hóa các tôn giáo trên.
Sau khoảng thời gian ba thế kỷ có tính chất chuyển tiếp,
từ thế kỷ X trở đi, ĐNÁ bước vào giai đoạn xác lập và phát
triển của các “vương quốc dân tộc”. Việc xác lập các vương
quốc này dựa trên một bộ tộc đông người và phát triển nhất
làm nòng cốt. Cho nên, thế kỷ X được coi là mốc đánh dấu kỷ
nguyên độc lập hoặc thống nhất dân tộc đối với các quốc gia
khu vực ĐNÁ. Ở Việt Nam, chiến thắng Bạch Đằng năm 938
đã chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở đầu cho nền
độc lập của nước Đại Việt sau này. Ở Campuchia, thế kỷ X
chứng kiến sự thống nhất hai quốc gia sơ kỳ của người Khmer
(Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp) vào năm 944 dưới vương
triều Rajendravarman II (944-968) 1. Vương quốc Angkor của
người Khmer từ đó đã phát triển thành một quốc gia hùng
mạnh trong gần năm thế kỷ tiếp theo. Cũng từ thế kỷ X, ở
Myanmar (Miến Điện) các bộ lạc Miến đã thiết lập nên quốc
gia Pagan (còn gọi là Arimaddanapura ) ở khu vực ngã ba sông
Chindwind và Irrawaddi. Đây là quốc gia giữ vai trò chủ đạo
trong lịch sử Myanmar suốt hai thế kỷ sau đó. Ở ĐNÁ hải
đảo, quốc gia Srivijaya vốn xuất hiện từ cuối thế kỷ VII trên đảo
Sumatra vẫn còn giữ được địa vị bá quyền trên eo biển Malacca,
khống chế con đường giao thương quốc tế Đông - Tây. Nửa sau
thế kỷ XIII, ở đây xuất hiện Majopahit - một quốc gia hùng
mạnh, có ảnh hưởng lớn ở ĐNÁ hải đảo.
Như vậy, trong giai đoạn thế kỷ X-XVI, một loạt các quốc
gia - dân tộc ở ĐNÁ đã bắt đầu hình thành và phát triển. Sự hình
1 Lương Ninh: Lịch sử trung đại thế giới, sđd, tr.94.
74
thành các quốc gia - dân tộc ở ĐNÁ gắn liền với sự hình thành
chế độ phong kiến ở đây. Song, đó không phải là chế độ phong
kiến kiểu đế quốc Trung Hoa - một chế độ phong kiến phương
Đông điển hình; cũng không phải là chế độ phong kiến của
những quốc gia Ấn Độ, nơi xảy ra những biến động chính trị lớn
lao trong suốt thời kỳ phong kiến, nhất là từ khi đạo Hồi xâm
nhập và thống trị xã hội Ấn Độ và cũng không phải là chế độ
phong kiến như ở Nhật Bản hoặc phương Tây. Do các yếu tố về
điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử,
chế độ phong kiến ở ĐNÁ, mặc dù vẫn là chế độ phong kiến
phương Đông nhưng mang nhiều nét độc đáo. Chẳng hạn, người
ta không thấy có chế độ đẳng cấp ( varna ) ở đây như nó đã tồn tại
ở Ấn Độ. Phong kiến Trung Hoa hùng mạnh là thế mà không có
quốc danh; chỉ gọi theo triều đại. Trái lại, nước Việt Nam từ khi
hình thành đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Trong chế độ
phong kiến, ở ĐNÁ cũng không hề tồn tại phổ biến chế độ điền
trang ( Shòen ) với đẳng cấp Samurai như phong kiến Nhật Bản,
hoặc chế độ lãnh địa và đẳng cấp hiệp sĩ như phong kiến
Tây Âu.
Từ góc độ kinh tế khu vực mà xét, giai đoạn thế kỷ
X-XVI đánh dấu một bước phát triển lớn. Đã hình thành những
vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng
lớn lương thực, thực phẩm, hàng thủ công. Kể từ khi vương quốc
Phù Nam sụp đổ, trung tâm liên thế giới được chuyển về vùng eo
biển Malacca 1. Vì thế mạng lưới thương mại khu vực được cấu
trúc lại. Trong hai thế kỷ X, XI hầu như toàn bộ vùng nội địa
ĐNÁ bị tách khỏi mạng lưới ven biển để hình thành các vùng
1.2.3. Sakurai Yumio, sđd, tr.45, 46, 47.
75
hướng nội 2. Sang thế kỷ XII, người Khmer đã tạo dựng được một
mạng lưới nội địa, bao gồm cao nguyên Korat, vùng Hạ và Trung
Lào, khu vực Angkor. Hàng hóa được tập trung tại Angkor,
Tonlesap rồi nhập vào mạng lưới ven biển, thông qua sông
Mekong và biển Đông. Vương quốc Pagan thì đã khống chế được
mạng lưới nội địa Irrawaddi và Sittan, nối liền chúng với vùng
cao nguyên Shan khi mạng lưới Pagan vươn tới cao nguyên Shan
và mạng lưới Angkor nối thông với vùng trung lưu sông Mekong
thì các mường Thái ở các lòng chảo miền núi cũng bắt đầu hình
thành các trung tâm vùng, nối liền các trung tâm liên vùng ở các
cao nguyên và đồng bằng châu thổ. Nước Đại Việt được xây
dựng ở đồng bằng châu thổ sông Hồng vốn là một khu vực khép
kín, từ thế kỷ XI cũng bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống vùng Bắc
Trung Bộ và xâm nhập vào vùng lòng chảo khu vực miền núi
Tây Bắc. Như vậy, cấu trúc mạng lưới liên vùng mới ở ĐNÁ
được hình thành với eo biển Malacca là trung tâm liên thế giới 3.
Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI cũng là giai đoạn
văn hóa dân tộc nhiều nước ĐNÁ tỏa sáng sau một quá trình tiếp
thu và chọn lọc tinh hoa các nền văn hóa ngoài khu vực. Nếu như
ở trước thế kỷ X, sự giao tiếp giữa văn hóa bản địa với văn
hóa Ấn Độ đã dẫn đến việc xuất hiện những công trình kiến
trúc vĩ đại như quần thể Borobudur ở Java thì qua thế kỷ X,
nhiều kỳ tích văn hóa mang đậm dấu ấn bản địa được xây
dựng. Trong văn minh Angkor kéo dài gần năm thế kỷ, có thể
thấy khá rõ bóng dáng của văn minh Ấn Độ ở những buổi
đầu. Những rồi bóng dáng đó ngày càng mờ nhạt với thời gian
đến độ khó nhận ra được. Rõ rệt hơn cả là trên bình diện
nghệ thuật. Từ những ngôi đền riêng lẻ ở Prah Ko, Bakong
(nửa sau thế kỷ IX) đến tổng thể Angkor Vat (nửa đầu thế kỷ
76
XI) là cả một quá trình cụ thể hóa quan niệm núi - vũ trụ của
Ấn Độ thành một tổng thể kiến trúc đền - núi hoàn chỉnh 1. Ở
Miến Điện, người Miến tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ người
Môn, cải tiến hệ thống thủy nông trên đồng bằng Kyaukse,
xây dựng hàng nghìn công trình kiến trúc Phật giáo trong
vương quốc Pagan hồi đó. Trên đảo Java, vương triều Sanjaya
tiếp thu Siva giáo để phát triển văn hóa dân tộc, dựng lên
tổng thể Prambana hùng vĩ với 56 ngôi đền quần tụ quanh sáu
đền thờ lớn. Từ khi Hồi giáo theo chân các thương nhân Ấn
vào ĐNÁ, nó không thể phá đi được truyền thống văn hóa
khu vực bản địa mà phải thích ứng với các thiết chế văn hóa
đã được đổi mới trước đó. Hồi giáo - theo nhận xét của giáo
sư Denys Lombard - đã dệt nên từ hải cảng này sang hải cảng
nọ một mạng lưới vừa mang tính tôn giáo vừa mang
tính thương mại 2. Hồi giáo xâm nhập vào ĐNÁ đã thúc đẩy
mạnh mẽ nhân tố biển trong nền văn hóa truyền thống của
khu vực. Riêng trường hợp Việt Nam, trong khi đối mặt với
văn hóa Đại Hán, người Việt đã tiếp thu Phật giáo qua con
đường ĐNÁ như một thứ vũ khí tinh thần để chống lại sự
cưỡng chế về văn hóa và chính trị của phong kiến Trung
Quốc. Giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi, thực dân phương Tây,
bao gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan,
Anh, Pháp ... đã xâm nhập và thôn tính dần ĐNÁ. Quá trình
này mở đầu bằng việc người Bồ Đào Nha chiếm đóng vương
1 Cao Xuân Phổ: Về văn hóa ĐNÁ. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4
(13) 1993, tr.47-54.
2 Đông Phương học cần được coi như một ngành khoa học xã hội thiết yếu
(trao đổi với ông Denys Lombard, giám đốc trường Viễn Đông Bác cổ
EFEO). Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (13) 1993, tr.94-99.
77
quốc Hồi giáo Malacca vào 1511. Năm 1641, thực dân Hà
Lan bắt đầu thiết lập chế độ cai trị trên các đảo thuộc
Indonesia. Các quốc gia ĐNÁ lục địa bị thực dân phương Tây
xâm lược muộn hơn. Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng
tại cửa biển Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Năm 1863, Pháp xâm lược Camphuchia. Năm 1885,
thực dân Anh chiếm xong Miến Điện. Năm 1893, thực dân
Pháp chiếm Lào. Còn Xiêm trở thành “nước đệm” giữa hai
thế lực thực dân Anh và Pháp.
Sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân phương
Tây đã làm đứt dòng chảy tự nhiên của lịch sử các dân tộc ở
ĐNÁ. Trên cái nền phong kiến đã có sẵn, thực dân phương
Tây đã du nhập vào khu vực các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, xây dựng chế độ thuộc địa nhằm biến ĐNÁ thành thị
trường cung cấp nguyên liệu, nhân lực và tiêu thụ hàng hóa
của chúng. Vì thế ĐNÁ trở thành một bộ phận trong hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Điều đó đã làm cho các xã
hội truyền thống của ĐNÁ bị xáo trộn. Chính sách chia để trị
của chủ nghĩa thực dân đã làm gia tăng những rạn nứt sẵn có
trong quan hệ giữa các tôn giáo tộc người trong từng nước, ở
từng địa phương. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân
còn kéo theo dòng văn hóa phương Tây đổ vào khu vực. Văn
hóa ĐNÁ vì thế có thêm những sắc thái mới. Đáng kể là sự
hiện diện của khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống.
Các nền giáo dục bản địa dần dần được tiếp cận với phong
cách giáo dục phương Tây. Một số hệ thống chữ viết bản địa
được chuyển theo hệ thống chữ viết La tinh. Tầng lớp trí thức
mới xuất hiện, tiêu biểu cho các tư tưởng dân chủ, bình đẳng
và tinh thần dân tộc trong thời đại mới.
78
Trải qua hàng thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, bước
sang thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, ĐNÁ
lại một lần nữa chứng kiến quá trình biến đổi lớn diễn ra trên
toàn khu vực. Một loạt các quốc gia ĐNÁ giành độc lập, mở
ra thời kỳ mới cho độc lập, tự do và khả năng liên kết toàn
vùng. Những quốc gia tuyên bố độc lập đầu tiên là Indonesia
(tháng 8/1945), Việt Nam (tháng 9/1945), Philippines (tháng
7/1946), Miến Điện (tháng 1/1948). Từ đây lịch sử ĐNÁ bước
sang trang mới trong sự trải nghiệm về một cộng đồng văn
hoá, văn minh, sự nảy nở và chín dần về ý thức khu vực.
Tóm lại
1. Văn minh ĐNÁ là nền văn minh nông nghiệp lúa
nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn
hóa biển. Lịch sử ở đây đã diễn ra các quá trình phân tán và
hội tụ dẫn đến những phức thể văn hóa mới đa tầng, đa dạng.
Quá trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau nên
không mang tính đơn tuyến trong biệt lập mà mang tính đa
dạng tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều. Việc tiếp
nhận các văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Ảrập Hồi giáo, Thiên
chúa giáo đã làm phong phú thêm các nền văn hóa bản địa,
tạo nên những cách tân văn hóa trong khu vực. Kết quả là
tính đa dạng ngày càng mở rộng trong không gian và tính
thống nhất được tiềm ẩn sâu trong thời gian. Văn minh ĐNÁ,
nói theo thành ngữ Indonesia “ Bhen neka tungalika ” là “thống
nhất trong đa dạng”
2. ĐNÁ là một chỉnh thể khu vực địa lý - văn hóa - lịch
sử, được hình thành trong một môi trường sinh thái tự nhiên
và xã hội từ thời tiền sử đến nay. Những quốc gia sơ kỳ này ở
ĐNÁ xuất hiện tương đối sớm trên nền văn hóa bản địa, kết
79
hợp với các yếu tố từ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trên nền
tảng các quốc gia sơ kỳ, khoảng từ thế kỷ X, ở ĐNÁ đã bắt
đầu hình thành các quốc gia - dân tộc. Quá trình hình thành và
phát triển của các quốc gia cũng là một quá trình cấu trúc khu
vực. Trong giai đoạn lịch sử cổ - trung đại, các quốc gia trên
đã đóng vai trò quan trọng trong nền thương mại thế giới và
trong mối giao lưu văn hóa Đông - Tây.
3. Bước sang giai đoạn lịch sử cận - hiện đại (trước
1945), hầu hết các quốc gia ĐNÁ trở thành thuộc địa hoặc
phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Chế độ thực dân đã làm
tăng thêm tính đa dạng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
chế độ chính trị, hệ tư tưởng trong khu vực. Nhưng sự đa dạng
đó vẫn không vượt ra ngoài tính thống nhất chung của ĐNÁ.
Trong một thời gian dài hàng thế kỷ, các dân tộc khác nhau ở
ĐNÁ (trừ Thái Lan) đều có chung thân phận (fate) của người
mất nước, người nô lệ. Do đó, họ cũng có chung một kẻ thù là
chủ nghĩa thực dân đế quốc phương Tây và cũng đứng chung
một chiến hào đấu tranh để tự giải phóng. Đó là những hằng
số rất quan trọng để “kết dính” các dân tộc ĐNÁ lại với nhau,
để cho ý thức khu vực ngày càng có điều kiện nảy nở và chín
muồi trong thời kỳ độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.
II. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC CỦA ASEAN
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN ĐỊA - CHÍNH TRỊ
1. Sự hình thành ASEAN - quá trình từ chủ nghĩa quốc
gia đến chủ nghĩa khu vực
Nếu quan niệm địa - chính trị là sự phân bố các lực
lượng chính trị trên những khu vực địa lý, thì sau 1945 địa -
chính trị thế giới đã căn bản thay đổi. Khi chiến tranh thế giới
80
thứ hai kết thúc thì một trật tự thế giới mới cũng được hình
thành (trật tự Yalta ). Đây là một trật tự lưỡng cực, trong đó
Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội trước đây, trở thành
chỗ dựa của các phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. Còn
đế quốc Mỹ nhảy lên vị trí số một, lãnh đạo thế giới tư bản.
Những mâu thuẫn đối đầu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến một tình trạng đặc biệt trong
quan hệ quốc tế dưới tên gọi là “Chiến tranh lạnh” ( Cold
War ).
Nhận thức về cái gọi là “sứ mạng lãnh đạo thế giới tự
do” và “trách nhiệm” giúp đỡ các dân tộc, chống lại sự đe
dọa của chủ nghĩa cộng sản, đế quốc Mỹ đã xúc tiến thành
lập một loạt các khối quân sự, xây dựng hàng ngàn căn cứ
hải, lục, không quân ở khắp nơi trên thế giới nhằm bao vây,
tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cùng với các
nước tư bản Tây Âu, Mỹ đã thiết lập vành đai phòng thủ Bắc
- Đại Tây Dương bằng việc thành lập NATO ( North Atlantic
Treaty Organization , 4/04/1949). Đến 1952, để củng cố thêm
tấm lá chắn tây Âu, “Cộng đồng phòng thủ châu Âu”
European Defense community (EDC) được thành lập. Ở
Trung Đông, Mỹ đã ký hiệp ước thân hữu và phòng thủ với
các nước Arabia Saudi (1951), Iraq (1954), Iran (1955),
Pakistan (1954). “Hiệp ước Bagdad” được thành lập năm
1955 gồm Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, sau có thêm Anh, Mỹ, Pakistan,
Iran gia nhập. Năm 1959 cách mạng Iraq thắng lợi, chính phủ
Iraq tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bagdad. Vì thế, Mỹ lập tức
xúc tiến thành lập khối “Tổ chức hiệp ước trung tâm”
(Central Treaty Organization - CENTO) để thay thế. Ở Viễn
Đông, Mỹ cũng ký với nhiều quốc gia những hiệp ước phòng
81
thủ và tương trợ. Chẳng hạn, các Hiệp ước Mỹ - Hàn Quốc
(1948), Mỹ - Nhật (1951), Mỹ - Phillipines (1951), Mỹ – Thái
Lan (1954). Để phòng thủ mặt nam châu Á, ngày 1/4/1951,
Mỹ cùng Australia và New Zealand thành lập khối “Hiệp ước
an ninh Thái Bình Dương” (ANZUS). Đối với ĐNÁ (vùng
thuộc ảnh hưởng của Anh, Mỹ, Pháp theo nghị quyết Hội nghị
Yalta ), ngay trong thời gian tiến hành hội nghị Genève, ngoại
trưởng Mỹ Foster Dulles đã đưa ra đề nghị thành lập một liên
minh quân sự để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở ĐNÁ, bù
đắp lại những thất bại ngoại giao và chính trị do thỏa hiệp
Genève gây ra. Vì thế “Tổ chức hiệp ước ĐNÁ” ( South-East
Asia Treaty Organization - SEATO) ra đời vào ngày 8/9/1954,
chỉ sau khi Hội nghị Genève kết thúc chưa đầy hai tháng.
Như vậy, ngay trong những năm đầu cuộc chiến tranh
lạnh, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã tiến hành chiến
lược bao vây, ngăn chặn sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội và
các phong trào dân tộc, dân chủ ở hầu khắp các khu vực trên
thế giới, đặt nhiều dân tộc trên thế giới trước nguy cơ về sự
tái xâm lược, tái phụ thuộc. Điều này giải thích vì sao từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới không phải là bức tranh
đơn màu, được sơn phết bằng các tổ chức quân sự của đế
quốc. Trái lại, rất nhiều tổ chức khu vực của các dân tộc nhỏ
bé đã xuất hiện, như “Liên đoàn các nước Ảrập” (tháng
3/1945), “Tổ chức thống nhất châu Phi” (tháng 5/1963),
“Hiệp hội liên kết Mỹ La tinh” (tháng 2/1960) ... Đây là dạng
các tổ chức có thành viên thuần túy là các nước trong khu vực
có chung ý chí chống đế quốc, có nhu cầu đoàn kết và phát
triển. Những hiện tượng quốc tế sinh động như vậy buộc
người ĐNÁ phải suy nghĩ.
82
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở ĐNÁ hầu
hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) phải tiếp tục sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 10/1945 thực dân
Hà Lan núp bóng sau đồng minh tái chiếm Indonesia, buộc
nhân dân Indonesia phải tiếp tục kháng chiến. Đến tháng
9/1949, thực dân Hà Lan mới chịu đàm phán và công nhận độc
lập của Indonesia. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của
Malaysia chống thực dân Anh kéo dài tận đến tháng 3/1957.
Còn Singapore được thực dân Anh trao quyền “quốc gia tự trị”
vào tháng 6/1959. Hai quốc gia được trao trả độc lập sớm nhất
là Phillipines (tháng 7/1946) và Myanmar (tháng 10/1947),
trong khi đó các dân tộc ở Đông Dương vẫn phải tiếp tục kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về sau này.
Các quốc gia ĐNÁ như Malaysia, Indonesia, Myanmar
sau khi giành được độc lập đã tiến hành đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, không liên kết. Riêng Phillipines và Thái Lan
đã sớm bộc lộ đường lối thân Mỹ. Rõ ràng từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, trong nội bộ các nước ĐNÁ đã có sự phân
hóa về mặt chính trị. Sự phân hóa này phản ánh những
khuynh hướng tất yếu, những ảnh hưởng to lớn của hệ thống
lưỡng cực thế giới đối với khu vực.
Bên cạnh những ảnh hưởng từ hệ thống lưỡng cực thế
giới, ĐNÁ còn chịu sức ép của các cường quốc ngoài khu vực.
Các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ muốn thiết lập chủ nghĩa thực
dân mới ở đây. Như thế, trong nhận thức của phần lớn người
ĐNÁ lúc ấy, cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa thực dân
mới đều là các mối đe dọa nguy hiểm cho toàn khu vực.
Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc giành được thắng lợi,
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Sự kiện này càng
83
làm tăng thêm sự lo ngại của nhiều nước ĐNÁ “phi XHCN”
về cái gọi là “nguy cơ cộng sản” cũng như bóng dáng của một
“thiên triều Trung Quốc” xa xưa. Trong khi đó, hầu hết các
quốc gia ĐNÁ đã giành được độc lập đều phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của chế độ thực dân. Từ khi phương
Tây xâm lược ĐNÁ, khu vực này đã bị băm nát thành nhiều
vùng nhỏ, cách biệt bởi chính sách “chia để trị“. Mỗi vùng lại
bị phân chia bởi các đường biên giới ngẫu nhiên, ít liên quan
đến đường biên giới lịch sử hoặc sắc tộc. Trải qua hàng trăm
năm, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đã làm ngưng trệ
mối quan hệ vốn có từ lâu đời giữa các quốc gia trong khu
vực 1. Hơn nữa trong giai đoạn thuộc địa, ở ĐNÁ đã hình thành
khuynh hướng thiết lập nhà nước - dân tộc theo mô hình
phương Tây. Nhiều sắc tộc có khuynh hướng ly khai, nhằm
đến tình trạng độc lập về chính trị (như người Karen ở đông
bắc Myanmar, cộng đồng Hồi giáo ở miền nam Thái Lan, tổ
chức Hồi giáo Monro ở Mindanao, Phillipines). Trong muôn
ngàn khó khăn do chế độ thực dân để lại (nghèo đói, lạc hậu,
mù chữ, chia rẽ nội bộ) thì nhu cầu xây dựng một quốc gia -
dân tộc thống nhất, độc lập chủ quyền là nhu cầu cấp thiết
nhất. Đó là lý do vì sao chủ nghĩa quốc gia được đề cao ở các
nước ĐNÁ vừa giành được độc lập.
Nhưng âm mưu của chủ nghĩa đế quốc là muốn khống
chế khu vực này, đưa ĐNÁ vào quỹ đạo chống chủ nghĩa
cộng sản. Điều 8 của bản Hiệp ước SEATO nêu rõ: khu vực
được Hiệp ước che chở bao gồm toàn thể vùng ĐNÁ và Tây
1 Melchor A.J: Security issue in Southeast Asia . “Regionalism in Southeast
Asia”. Center for strategic and International Studies, Jakarta, 1974, p.39-53.
84
Nam Thái Bình Dương, kể từ 21 030 vĩ tuyến Bắc trở xuống 1.
Nghĩa là các quốc gia như Myanmar, Malaysia, Indonesia, ba
nước Đông Dương, Ấn Độ đều nằm trong khu vực kiểm soát
và “bảo hộ” của SEATO. Cuộc khủng hoảng ở Lào năm 1960
là một ví dụ điển hình về cái gọi là vai trò “bảo hộ” của
SEATO và sức ép của các cường quốc. Trong nội bộ Lào lúc
đó có ba đảng phái chính trị: phái hoàng thân Boun Oum và
tướng Phoumi Nousavan thân Mỹ; phái Hoàng thân Soupha
Nou Vong thân Liên Xô (cũ); phái Hoàng thân Souvana
Phouma trung lập. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, SEATO
lập tức triệu tập Hội nghị ngoại trưởng tám nước thành viên,
tán dương nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng thương lượng
và ngừng bắn. Nếu các giải pháp trên tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_hinh_thanh_chu_nghia_khu_vuc_cua_asean_phan_1.pdf