Kiểm tra, sửa chữa độ cong, xoắn của trục
* Kiểm tra
- Lắp trục khuỷu lên hai gối đỡ hoặc lắp lên mũi chống tâm.
+ Đo độ cong: Dùng đồng hồ so đo tại vị trí cổ chính giữa của trục (hình 6.13). Hiệu giá trị max, min đo được là độ cong của trục.
+ Đo độ xoắn: Dùng đồng hồ so đo tại hai cổ biên (hình 6.14). Cùng phương hiệu các giá trị max, min đo cho ta độ xoắn.
- Độ cong, xoắn trục khuỷu < 0,01 mm \100 mm chiều dài trục khuỷu.
* Sửa chữa
- Nếu trục bị cong, xoắn thì ta phải nắn lại trục trên máy ép thuỷ lực.
* Chú ý: Để đo được độ chính xác ta phải chú ý tới độ côn và ôvan của các cổ trục đặt trên mũi chống tâm.
Hình 6.14. Dùng đồng hồ so đo tại hai cổ biên
f. Kiểm tra, sửa chữa độ đảo của mặt bích bánh đà
* Kiểm tra
- Để kiểm tra độ đảo của mặt bích ta cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc với mặt bích bánh đà. Quay bánh đà hiệu các giá trị max, min đo được trên đồng hồ chính là độ đảo của mặt bích.
* Sửa chữa
- Nếu mặt bích bánh đà bị đảo thì ta tiện lại trên máy tiện.
g. Kiểm tra, sửa chữa độ dơ dọc trục của trục khuỷu
* Kiểm tra
- Để kiểm tra độ dơ dọc trục của trục khuỷu ta cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc với một đầu của trục khuỷu. Dùng dụng cụ chuyên dùng đẩy qua, đẩy lại trục khuỷu (hình 6.15). Trên đồng hồ so đo được các giá trị max, min. Hiệu các giá trị đó chính là độ dơ dọc trục của trục khuỷu độ rơ tối đa cho phép < 0,03 mm.
154 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sửa chữa các cơ cấu động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bộ phận quay, các con lăn tỳ, khi cần thiết thì siết chặt các chi tiết lắp ráp.
- Kiểm tra các mối nối ống dẫn của hệ thống thuỷ lực, khắc phục những chỗ chảy dầu bằng cách siết chặt căng ống lại.
- Kiểm tra áp lực trong ống tháo. Nếu áp lực cao hơn 0,25Mpa (máy xúc EO-4121) thì thay giấy lọc trong bộ lọc.
- Kiểm tra sự điều chỉnh của cỏc van an toàn của bộ phõn phối thuỷ lực. Áp lực điều chỉnh của mỗi một van ở bộ phân phối nằm trong khoảng (25÷0,5) Mpa (máy xúc EO-4121). Khi cần thiết thì tiến hành điều chỉnh.
- Kiểm tra sự điều chỉnh các van thụng qua của cơ cấu dẫn động bộ phận di chuyển. Áp lực điều chỉnh của mỗi một van nằm trong khoảng (25÷0,5)Mpa (máy xúc EO-4121).
- Kiểm tra sự điều chỉnh các van thông qua của cơ cấu dẫn động bộ phận quay. Áp lực điều chỉnh của mỗi một van nằm trong khoảng (16÷0,5)Mpa (máy xúc EO-4121).
- Kiểm tra sự điều chỉnh của van trượt cú ỏp lực của hệ thống điều khiển. Áp lực điều chỉnh lớn nhất nằm trong khoảng (13÷0,5) Mpa (máy xúc EO-4121).
- Kiểm tra độ căng dõy đai dẫn động mỏy phỏt điện 220V trên máy xúc EO-4121. Độ uốn cong của mỗi một nhánh dây đai khi ấn vào điểm giữa với lực 50N là 10mm. Người ta kéo căng dây đai vũng qua bánh đai máy phát điện bằng cách đặt lệch máy phát điện. Để làm việc đó, người ta lấy đi hai đai ốc dưới và vặn chặt các đai ốc trên của vớt liên kết.
- Kiểm tra sự kẹp chặt của các răng gàu máy xúc, lưỡi cắt máy ủi, máy cap, máy san, và nếu cần thiết thì siết chặt và điều chỉnh lại chúng.
- Kiểm tra bộ hóm trục của cỏc thiết bị cụng tỏc.
- Bôi trơn các chi tiết như chỉ dẫn của nhà máy ở bảng bôi trơn.
- Khởi động động cơ khi chất lỏng công tác được gia nhiệt núng đến (40÷10)0C với máy xúc EO-4121, đồng thời kiểm tra sự rò rỉ mối nối các ống dẫn. Khắc phục chỗ bị rò rỉ bằng cách siết căng các đai ốc choàng và các mặt bích. Khi cần thiết thì phải thay các vòng đệm kín bằng cao su.
- Kiểm tra tình trạng các đầu cực điện, lỗ thông hơi, cầu chì, chất điện phân trong bình ắc quy và khi cần thiết thì:
- Làm sạch bề mặt ắc quy, các cực dẫn đó bị oxy hoá và các đầu cuối dây dẫn khỏi bị bụi bám. Để làm việc đó, người ta lau bề mặt ắc quy bằng giẻ sạch có tẩm 10% dung dịch amônihidrôxit (NH4OH) hoặc sud.
- Kiểm tra độ khớt giữa các bộ phận của ắc quy và độ khít tiếp xúc giữa đầu cuối dây dẫn và các cực dẫn. Không cho phép kéo căng dây dẫn để tránh làm hỏng ắc quy.
- Bôi trơn phần khụng tiếp xúc giữa cực dẫn và đầu cuối các dây dẫn bằng vazơlin kỹ thuật.
- Khi cần thiết phải lau chựi lỗ thông hơi.
- Kiểm tra chất điện phân và khi cần thiết thì đổ thêm nước cất qua ống thuỷ tinh có đường kính 3÷5mm. Mức chất điện phân phải nằm trên lưới bảo vệ 10÷15mm.
c. Bảo dưỡng kỹ thuật 240 giờ
Tiến hành sau 240 giờ động cơ làm việc, gồm các công việc như sau:
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng kỹ thuật 60 giờ.
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng kỹ thuật 240 giờ cho động cơ.
- Sau mỗi kỳ 480 giờ động cơ, thay giấy lọc trong ống tháo hệ thống thuỷ lực máy xúc EO-4121.
- Rửa ống thông hơi của bình chứa hệ thống thuỷ động.
- Kiểm tra vị trí khống chế của các cần điều khiển hộp phân phối thuỷ lực. Hành trình của các van trượt từ vị trí trung gian đến hai phía là (17÷0,5) mm với máy xúc EO-4121.
- Tiến hành bôi trơn tất cả các điểm phù hợp với bảng bôi trơn.
- Kiểm tra bằng tỉ trọng kế độ đậm đặc của chất điện phân và mức phóng điện của ắc quy.
- Kiểm tra tính toàn vẹn của bình ắc quy, không được có vết nứt trên bề mặt ắc quy.
- Kiểm tra bằng đầu cắm có tải điện áp 100A ở mỗi thành phần ắc quy. Điện áp ở mỗi một thành phần ắc quy không được thấp hơn 1,7V trong thời gian 5 giây. Cho phép sai lệch điện áp giữa các thành phần ắc quy trong giới hạn 0,16V.
- Kiểm tra thanh giằng các khoang của bộ góp trung tâm (với máy xúc EO-4121), kẹp chặt bộ phân phối, buồng lái và các chi tiết, các nắp che.
- Làm sạch bụi ở ống dẫn và lưới của bộ phát nhiệt, vặn chặt các đinh ốc liên kết.
- Xem xột quạt gió làm mát chất lỏng công tác. Kiểm tra khe hở giữa vỏ và bánh xe và vặn chặt đinh ốc liên kết.
d. Bảo dưỡng kỹ thuật 960 giờ (với máy xúc EO-4121)
Tiến hành sau 240 giờ động cơ làm việc, gồm các công việc như sau:
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng kỹ thuật 240.
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng kỹ thuật 960 cho động cơ.
- Thay thành phần bộ lọc nạp (sau 1920 giờ).
- Thay dầu trong hộp giảm tốc của bộ phận quay (xả dầu cũ, rửa khoang trong của hộp giảm tốc bằng dầu ma dút và đổ dầu mới vào). Mức dầu trong hộp giảm tốc nằm ở vạch trên ở thước thăm dầu (35 lít).
- Thay dầu trong hộp giảm tốc của bộ phận di chuyển (xả dầu cũ, rửa khoang trong của hộp giảm tốc bằng dầu ma dút và đổ dầu mới vào). Mức dầu đến dấu vạch (25 lít).
- Kiểm tra tình trạng các guốc ma sát phanh của các bộ phận di chuyển và bộ phận quay, kiểm tra độ mở (5÷10mm) của đĩa ép và khả năng làm việc của lò xo, kiểm tra tình trạng của các thành phần cao su.
- Kiểm tra việc lắp các chốt của khớp nối của bơm và khi cần thiết thì siết chặt lại.
- Điều chỉnh độ mở của then cài đáy gàu vào lỗ quay (5÷10mm) bằng cỏch thay đổi số vòng đệm dưới đai ốc.
- Sau 1920 giờ làm việc phải rửa lớp đọng của ống và chỗ góp của bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra sự làm việc của rơle điều chỉnh.
- Kiểm tra giỏ trị áp lực điều chỉnh của các van an toàn của xilanh thuỷ lực bằng áp kế kiểm tra. Áp lực điều chỉnh của hai van là 32Mpa.
3. Bảo dưỡng định kỳ
3.1. Quy trình tháo trục khuỷu
3.1.1. Chuẩn bị
- Tháo hết nước làm mát, dầu bôi trơn trong động cơ ra.
- Tháo động cơ ra khỏi xe.
- Đưa động cơ nên giá đỡ chuyên dùng.
- Vệ sinh sạch bên ngoài động cơ.
- Nới lỏng các bulông bắt lắp máy, đáy cácte với động cơ một cách đối xứng đều đặn từ trong ra ngoài sau đó tháo hẳn lắp máy và đáy cácte ra.
Chú ý: Tránh làm rách các đệm làm kín giữa lắp máy, đáy cácte với thân máy, các đệm của bơm dầu hoặc bẹp các đường ống dẫn dầu.
3.1.2. Quan sát dấu trên bánh răng cam và bánh răng cơ
- Dùng tuýp tháo nắp che bánh răng ăn khớp trục cam và trục cơ hoặc nắp che hộp xích ra và quan sát chúng có dấu lắp ghép chưa nếu chưa có thì ta phải đánh dấu cho chúng trước khi tiến hành tháo (hình 8. 1).
Hình 8.1. Dùng tuýp tháo nắp che bánh răng ăn khớp trục cam và trục cơ
* Chú ý : Với loại dẫn động bằng xích thì ta phải đánh dấu cả chiều lắp của xích.
3.1.3. Tháo bánh đà
- Dùng tuýp nới đều các bulông bắt bánh đà với mặt bích một cách đối xứng nhau sau đó tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu (hình 8.2).
Hình 8.2. Dùng tuýp nới các bulông bắt bánh đà với mặt bích
đối xứng nhau
3.1.4. Tháo cụm piston thanh truyền
Hình 8.3. Dùng chấm dấu đánh dấu cho nắp cổ biên, cụm piston thanh truyền
- Quan sát xem trên các nắp cổ biên, cụm piston thanh truyền có dấu chưa nếu chưa có dấu thì ta dùng búa và chấm dấu ta đánh dấu cho chúng (hình 8.3).
* Chú ý: Khi đánh dấu cho các cổ biên, cụm piston thanh truyền ta phải đánh dấu vị trí lắp, chiều lắp của chúng.
- Muốn tháo cụm piston thanh truyền nào thì quay cụm piston thanh truyền đó xuống điểm chết dưới.
- Dùng tuýp nới đều hai bu lông thanh truyền một cách đều đặn sau đó tháo hẳn bulông thanh truyền ra (hình 8.4).
Hình 8.4. Dùng tuýp nới hai bu lông thanh truyền sau đó tháo bulông thanh truyền
- Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào đầu to thanh truyền và đưa đầu to thanh truyền ra. (Bạc đầu to thanh truyền nào thì lắp ngay vào bạc đầu to thanh truyền đó).
Chú ý:
- Cạo gờ xilanh trước khi tháo.
- Khi tháo cụm piston thanh truyền một tay dùng búa nhựa gõ vào đầu bulông thanh truyền một tay đón piston tránh để piston rơi ra ngoài.
3.1.5. Tháo các lắp cổ trục
- Quan sát trên lắp cổ trục có dấu chưa. Nếu chưa có dấu thì ta dùng búa và chấm dấu đánh dấu cho chúng (đánh dấu cả vị trí và chiều lắp của cổ trục).
- Dùng tuýp nới đều các bu lông cổ trục từ ngoài vào trong đối xứng một cách đều đặn làm nhiều lần rồi sau đó mới tháo các lắp cổ trục (hình 8.5).
Chú ý: Lắp cổ trục nào thì lắp ngay vào cổ trục đó.
3 7 10 5 1
4 8 10 6 2
Hình 8.5. Nới đều các bu lông cổ trục rồi sau đó mới tháo các lắp cổ trục
3.1.6. Đưa trục khuỷu nên giá đỡ
- Dùng tay nhấc trục khuỷu ra khỏi động cơ và đặt nên giá đỡ chuyên dùng. Sau đó lắp các cổ trục theo đúng vị trí đã đánh dấu và vặn bulông lại.
Chú ý:
- Không được để trục khuỷu nằm khi không có giá đỡ.
- Nếu trường hợp không có giá đỡ thì tháo cả bánh đà (bánh đà và trục khuỷu còn lắp trên nhau) và dựng đứng lên.
Bài 9
SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Giới thiệu :
(Nêu vài dòng thể hiện vai trò và ý nghiã về mặt xã hội, nghề nghiệp của chủ đề trong bài học cùng các yêu cầu về mặt môi trường, thời vụ và tâm sinh lý đối với học viên nếu có)
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên tắc hoạt động của các loại cơ cấu phân phối khí.
- Tháo lắp cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung bài học: Thời gian: 10h (LT: 02h ; TH: 08h)
1. Nhiệm vụ
Cơ cấu phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí trong xilanh bằng cách đóng mở cửa nạp cửa xả đúng lúc để nạp đầy không khí (động cơ diezen) hoặc hòa khí (động cơ xăng) vào xilanh động cơ và xả sạch khí thải từ trong động cơ ra ngoài. Ngoài ra, cơ cấu phân phối khí có chức năng đảm bảo đóng kín các cửa nạp, cửa xả trong quá trình nén, quá trình cháy giãn nở.
Cơ cấu phân phối khí còn có chức năng phân phối kịp thời, đều đặn hòa khí hoặc không khí theo đúng thứ tự làm việc của động cơ.
2. Phân loại cơ cấu phân phối khí của động cơ
2.1. Căn cứ vào cách thức đóng mở cửa nạp và cửa xả:
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.
- Cơ cấu phân phối khí hỗn hợp (dùng cả xupáp lẫn van trượt).
- Cơ cấu phân phối khí dùng piston đóng mở cửa nạp và cửa xả (động cơ 2 kì).
Ưu điểm không phải điều chỉnh không phải sửa chữa, kết cấu đơn giản nhưng chất lượng quá trình trao đổi khí không cao.
Đối với loại cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ưu điểm là tiết diện thông qua lớn đảm bảo chất lượng nạp đầy và thải sạch cao nhất nhưng khó chế tạo, bảo dưỡng khó khăn nên chỉ được dùng trong các loại xe đặc chủng (xe đua ...)
Cơ cấu phân phối khí dùng cam – xupáp được dùng phổ biến trong các động cơ đốt trong hiện nay do có kết cấu đơn giản và điều chỉnh dễ dàng.
2.2. Căn cứ vào vị trí của xupáp và trục cam người ta phân ra làm 2 loại:
- Loại xupáp đặt.
- Loại xupáp treo.
* Loại xupáp treo
Có 2 cách bố trí trục cam: bố trí trong thân máy và bố trí trên nắp xilanh.
*Loại xupáp đặt.
Cơ cấu phân phối khí có trục cam được bố trí trong thân máy thường dùng cho động cơ chữ L, ở loại này các xupáp, trục cam, con đội được bố trí trong thân máy cho nên chiều cao của động cơ không lớn, thuận tiện bố trí cho các xe ô tô tải.
* Loại xupáp treo có trục cam trong thân máy.
Cụm xupáp dàn đòn gánh nằm trên nắp xilanh, đũa đẩy, trục cam, con đội nằm trên thân máy. Loại này sử dụng động cơ chữ I. Các loại động cơ thẳng hàng thường có xupáp theo một dãy. Trong các loại động cơ kiểu chữ V các xupáp có thể là một hàng ứng với một dãy xilanh hoặc hai hàng cho từng dãy xilanh. Trong đó một hàng cho xupáp nạp và một hàng cho xupáp xả
* Loại xupáp treo có trục cam đặt trên nắp xilanh.
Tất cả các chi tiết: Trục cam, cơ cấu dẫn động , dàn đòn gánh (loại động cơ dùng đòn gánh), cốc trượt, đĩa đệm (với loại động cơ dùng cốc trượt), cụm xupáp được bố trí ngay trên nắp xilanh. Một số động cơ sử dụng nhiều trục cam trên nắp xilanh như động cơ V6, V8, có sử dụng bốn trục cam trên nắp xilanh để điều khiển hai loại xupáp xả và nạp cho hai dãy xilanh. Ở động cơ thẳng hàng bốn xilanh thường chỉ sử dụng một hoặc hai trục cam để điều khiển cho hai loại xupáp xả và nạp.
3. Các phương án dẫn động trục cam.
Có nhiều phương pháp dẫn động trục cam. Tùy thuộc vào từng loại động cơ có thiết kế vị trí trục cam khác nhau mà người ta chọn các cách dẫn động trục cam thích hợp. Để thực hiện đúng các pha phối khí thì các thời điểm mở và đóng xupáp phải tương ứng với vị trí nhất định của piston. Để đảm bảo không bị trượt tương đối trong truyền động tử trục khuỷu đến trục cam phải đảm bảo tỉ số chuyền 2:1 (động cơ bốn kì), 1:1 (động cơ hai kì). Đáp ứng yêu cầu đó thì có các cách dẫn động thông qua:
- Bánh răng với bánh răng.
- Bánh xích và dải xích.
- Bánh răng và đai răng.
3.1. Truyền động bằng bánh răng
Dùng cho động cơ có trục cam nắp trong thân máy.
Kết cấu bộ truyền
Bánh răng cam được nắp trên đầu trục cam bằng then hoặc vít cố định. Bánh răng cơ được nắp với trục khủyu bằng mối ghép then hoa. Trên bánh răng trục cam có số răng gấp hai lần số răng trên bánh răng cơ (động cơ bốn kì) và bằng nhau (động cơ hai kì). Để các bánh răng được ăn khớp êm dịu thì trên các bánh răng người ta thiết kế các răng được nghiêng đi một góc so với mặt phẳng bánh răng. Các bánh răng trục cam được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp để tránh mòn cho bánh răng cơ và ăn khớp được êm dịu. Để thuận tiện cho việc điều chỉnh sửa chữa cơ cấu phân phối khí trên bánh răng trục cam và bánh răng trục cơ được khắc dấu đặt cam cho máy số một. Trường hợp đường tâm trục cam cách xa thì có thêm các cặp bánh răng trung gian cũng ăn khớp với bánh răng cam và bánh răng khuỷu. Để đảm bảo đúng pha phối khí trên các bánh răng đều có dấu đặt cam.
1
2
3
Hình 9.1. Kết cấu truyền động bánh răng
Bánh răng trục cam; 2. Dấu đặt cam; 3.Bánh răng trục cơ
Nguyên lý dẫn động.
Khi động cơ làm việc trục khuỷu quay làm bánh răng trục khuỷu quay thông qua cặp bánh răng dẫn động làm trục cam quay ngược chiều (có một cặp bánh răng dẫn động) cùng chiều (có thêm một bánh răng trung gian liên kết với bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu. Khi trục cam quay được một vòng thì trục khuỷu quay được 2 vòng (động cơ 4 kỳ) quay một vòng (động cơ 2 kỳ).
Ưu nhược điểm của bộ truyền bánh răng.
- Nhược điểm:
Do được truyền động bằng bánh răng nên chỉ thích hợp với động cơ có trục cam ở trong thân máy. Không thích hợp với động cơ sử dụng trục cam trên nắp xilanh dùng phổ biến hiện nay.
- Ưu điểm:
Bôi trơn dễ dàng bằng vòi dẫn trực tiếp, dễ điều chỉnh và sửa chữa những sai hỏng. Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ và dễ thay mới nên làm việc có độ tin cậy cao và ít hư hỏng.
Đối với loại cơ cấu phân phối khí dùng bánh răng trung gian truyền động nhưng khoảng cách khá xa, người ta phải thiết kế thêm một cặp bánh răng côn được lắp cố định trên một trục (Hình 9.2).
1
2
3
Hình 1
Hình 9.2. Cơ cấu phân phối khí dùng bánh răng trung gian truyền động
1. Bánh răng trục cơ; 2. Bánh răng trung gian; 3. Bánh răng trục cam
Loại này có ưu điểm: giảm bán kính bánh răng trung gian, chống hiện tượng xê dịch dọc trục, điều chỉnh được khe hở giữa hai bánh răng và diện tích tiếp xúc của chúng. Nhưng nhược điểm là phức tạp, khó chế tạo và lắp ráp.
3.2 Dẫn động bằng xích và đai răng
Phương pháp này dùng tương đối phổ biến trong những động cơ có trục cam đặt ở trên nắp xilanh. Phương án này làm giảm đến mức tối đa khối lượng các chi tiết truyền động từ trục cam đến xupáp thuận tiện cho việc tăng tốc động cơ.
3.2.1 Dẫn động bằng xích
1
2
3
4
5
6
7
8
a. Kết cấu gồm:
Hình 9.3. Truyền động xích
1. Đĩa răng trục cam; 2. Xích cam; 3.Đĩa răng trục khuỷu; 4. Bộ căng xích;
5. Bộ trượt xích; 6. Giảm chấn xích; 7. Trục cam thải; 8. Dấu đặt cam
Có hai bánh xích, một lắp trên trục khuỷu và một trên trục cam. Bánh xích cam có số răng gấp hai lần bánh răng xích khuỷu. Một dải xích ăn khớp với số răng của bánh xích. Trong hệ thống truyền động bằng xích thì được khắc dấu đặt cam trên các bánh xích, trên thân và nắp máy. Khi tháo lắp cần tuân thủ lắp đúng các dấu ăn khớp này qua đó thực hiện đúng các pha phối khí do nhà sản xuất quy định, bộ căng xích luôn giữ xích ở trạng thái không trùng có thể dùng lực lò xo hay áp lực dầu giúp xích luôn có một sức căng nhất định tránh hiện tượng nhảy răng phá hỏng pha phối khí.
Xích được bôi trơn bằng dầu bôi trơn từ hệ thống bôi trơn qua ống trong trục khuỷu qua bánh xích hay có vòi dẫn hướng dầu.
b. Nguyên lý dẫn động
Khi động cơ làm việc trục khuỷu quay bánh xích được gắn trên trục khuỷu quay thông qua dải xích dẫn động làm bánh răng xích trục cam quay. Chiều quay của trục cam cùng chiều quay của trục khuỷu. Khi trục cam quay được một vòng thì trục khuỷu quay được hai vòng (động cơ 4 kì) và quay được một vòng (động cơ hai kì).
c.Ưu nhược điểm
Dẫn động bằng xích khắc phục trục cam ở xa trục khuỷu và rất thuận tiện cho việc bố trí trục cam trên lắp xilanh. Nhưng nó cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như:
Bị rão do sử dụng lâu ngày gây ra tiếng ồn, làm sai pha phối khí. Không dẫn động trực tiếp được cho nhiều trục cam mà phải thông qua các bánh răng trung gian. Tính mềm không cao nên không dẫn động cho nhiều bộ phận khác (Máy phát điện máy bơm nước, bơm xăng).
Không thích hợp với động cơ có tốc độ cao.
3.2.2.Dẫn động bằng đai răng
1
1
2
2
3
4
4
5
5
6
7
8
Hình 9.4. Truyền động đai răng
1.Đĩa răng trục cam; 2.Bộ căng đai; 3.Bơm nước; 4. Đĩa răng trục khuỷu;
5. Dây đai dẫn động trục cam; 6.Các trục cam nạp; 7. Puly trung tâm;
8.Trục cam thải.
Loại này rất thích hợp với loại động cơ nhiều trục cam như động cơ V6, V8. Trong đó mỗi trục cam dẫn động điều khiển cho một loại xupáp.
a. Kết cấu gồm
Đĩa răng trục cam (một hoặc nhiều đĩa) được lắp với trục cam bằng then có đai ốc hãm, số răng trên bánh răng cam bằng hai lần số răng trên báng răng cơ (động cơ bốn kì) .
Đĩa răng trục khuỷu được lắp trên trục khuỷu bằng mối ghép then hoa và có đai ốc hãm.
Đây đai dẹt có răng ngang ăn khớp với các răng của đĩa răng trục cam và đĩa răng trục khuỷu .ở một số động cơ V6, V8, có hai hoặc bốn trục cam phía trên còn thiết kế puly trung gian để sử dụng cho bốn đĩa răng cam. Trong hệ thống truyền động đai răng có bộ căng đai có thể điều chỉnh tự động độ căng của đai sao cho dây đai không trùng, tránh hiện tượng trượt răng làm sai pha phối khí. Hệ thống này được dẫn động bằng áp lực của lò xo hay thủy lực tác dụng lên bề mặt của đai.Trên các bánh răng và trên thân máy được khắc dấu đặt máy cho máy số 1 hoặc máy số 4.
b. Nguyên lý truyền động
Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay thông qua đĩa răng trục khuỷu và dải đai răng, đĩa răng trục cam quay làm các trục cam quay.
Chiều quay của cac trục cam (động cơ nhiều trục cam) cùng chiều quay của trục khuỷu. Khi trục cam quay được một vòng thì trục khuỷu quay được hai vòng (động cơ bốn kì) và một vòng (động cơ hai kì).
c. Ưu nhược điểm của bộ truyền động bằng đai.
Sử dụng bộ truyền động bằng đai có ưu điểm chạy êm không gây tiếng ồn. Điều chỉnh độ căng của đai được dễ dàng. Kết cấu đơn giản hơn bộ truyền xích vì không cần thanh dẫn hướng, bộ giảm chấn, bộ trượt xích và bộ điều chỉnh độ căng của đai răng đơn giản hơn bộ điều chỉnh độ căng của xích. Dây đai có tính mềm dẻo, cơ động cao vì vậy có thể dẫn động trực tiếp cho nhiều trục cam, nhiều bộ phận cần dẫn động khác của động cơ nên giảm đuược một số khối lượng các chi tiết. Song sử dụng bộ truyền đai có giá thành cao, phải thay mới thường xuyên và điều chỉnh đặt pha phối khí phức tạp.
4. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hai loại cơ cấu phân phối khí đặt và treo
4.1. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt
4.1.1. Sơ đồ cấu tạo
Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt chỉ dùng trong động cơ cháy cưỡng bức, các xupáp được đặt ở thân máy cùng toàn bộ các chi tiết của cơ cấu phân phối khí.
Hình 9.5. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt
1.Trục cam; 2. Con đội; 3. Lò xo xupáp; 4. Xupáp; 5. Nắp máy; 6.Thân máy.
4.1.2. Nguyên lý làm việc:
Bánh răng trục khuỷu được ăn khớp với bánh răng trục cam. Khi động cơ hoạt động trục khuỷu thông qua cặp bánh răng ăn khớp làm trục cam quay theo. Lúc các cam chưa tác động vào con đội thì do lực đàn hồi của lò xo đẩy xupáp đi xuống đóng kín cửa nạp và cửa xả. Động cơ lúc này đang ở quá trình nén hoặc cháy giãn nở. Khi các cam bắt đầu tác động vào đuôi con đội đẩy con đội di lên, lực đẩy thắng được sức căng của lò xo xupáp làm nén lò xo lại đưa xupáp đi lên, mở lỗ cửa nạp hoặc cửa xả thông với xilanh để thực hiện hút hỗn hợp nhiên liệu hoặc khí sạch vào trong xilanh hay thải sản vật cháy ra khỏi xilanh.
4.2. Cơ cấu phân phối khi dùng xupáp treo
4.2.1. Sơ đồ cấu tạo
Các chi tiết của cơ cấu được bố trí cả ở thân máy và nắp máy. Cơ cấu xupáp treo gồm:
Hình 9.6. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo
1.Trục cam; 2. Con đội; 3. Lò xo xupáp; 4. Xupáp; 5. Nắp máy;
6. Thân máy; 7.Đũa đẩy; 8. Trục đòn gánh; 9.Cò
4.2.2. Nguyên lý làm việc
Trường hợp trục cam đặt trên thân máy. Nó nhận truyền động trực tiếp từ trục khuỷu qua cặp bánh răng cơ ở 2 đầu trục khuỷu và bánh răng trục cam. Do cặp bánh răng này có tỷ số truyền là i =1/2 nên tốc độ quay của trục cam chỉ bằng 1/2 so vơi trục khuỷu. Khi cam phối khí chưa tác động vào con đội thì nhờ lực đàn hồi của lò xo giãn ra kéo xupáp đóng kín cửa nạp, cửa thải trong động cơ. Lúc này các chi tiết: con đội, đũa đẩy, dàn đòn gánh, cò mổ ở vị trí không làm việc. Khi cam phối khí bắt đầu tác động vào con đội làm cho con đội chuyển động đi lên đẩy đũa đẩy đi lên tác động vào đòn gánh làm nó quay quanh trục đòn gánh. Đầu cò mổ tác động vào đuôi xupáp thắng được sức căng của lò xo làm cho xupáp chuyển động xuống phía dưới mở cửa nạp hoặc cửa thải. Để cho động cơ thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí lò xo xupáp bị nén lại.
Trường hợp trục cam đặt tại nắp máy thì dẫn động cho trục cam thông qua xích, đai răng hoặc hệ thông bánh răng ăn khớp.ở trường hợp này cam có thể tác động trực tiếp vào đuôi xupáp hoặc tác động vào cò mổ của dàn đòn gánh để thực hiên sự đóng mở xupáp.
4.3. So sánh cơ cấu phân phối khí dung xupáp đặt và xupáp treo
4.3.1. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
+ Ưu điểm:
Toàn bộ cơ cấu phân phối khí được bố trí ở thân máy do đó chiều cao động cơ không lớn, thuận lợi khi bố trí trên các phương tiện vận tải. Số cơ cấu ít, không lớn, thuận lợi khi bố trí trên các phương tiện vận tải. Số chi tiết của cơ cấu ít nên lực quán tính của cơ cấu nhỏ, bề mặt cam và con đội ít bị mòn hơn.
+ Nhược điểm:
Việc bố trí buồng cháy khó khăn. Buồng cháy lớn sẽ làm giảm tỷ số nén, tổn thất nhiệt tăng, ngoài ra còn dễ gây kích nổ (động cơ xăng). Dòng khí nạp và thải phải ngoặt khi lưu thông nên hệ số nạp đầy, thải sạch không cao. Tăng bề rộng của động cơ.
4.3.2. Ưu nhược điểm của cơ cấu phân phối khí xupáp treo.
+ Ưu điểm:
Đảm bảo luồng cháy gọn nhẹ nên diện tích bề mặt buồng cháy nhỏ làm giảm tổn thất nhiệt. Do buồng cháy nhỏ nên quãng đường lan truyền màng lửa ngắn. Yếu tố này làm tăng khả năng chống kích nổ (động cơ xăng), tăng tỷ số nén.
Các đường ống nạp, thải thanh thoát nên sức cản động học đối với dòng khí giảm, làm tăng khả năng nạp đầy, thải sạch của động cơ.
Ngoài ra động cơ dùng cơ cấu phối khí loại xupáp treo có các thông số kỹ thuật tốt hơn so với dùng cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt. Động cơ dễ khởi động, độ độc hại khí thải thấp.
+ Nhược điểm:
Cơ cấu thường phức tạp, có nhiều chi tiết dẫn động trung gian. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự đóng mở chính xác của các xupáp tuy nhiên nhược điểm này hiện nay đã được khắc phục.
Nắp máy thường có cơ cấu phức tạp, khó đúc, giá thành chế tạo cao, công việc sửa chữa nhiều, làm tăng chiều cao của động cơ.
5. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí
5.1. Trình tự tháo cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp máy
+ Xả nước và tháo các đường ống nước làm mát ra khỏi nắp máy
+ Tháo các bộ phận liên quan lắp trên nắp máy
+ Tháo nắp che đầu trục
+ Tháo đai dẫn động trục cam
- Quan sát dấu đặt cam trên các bánh dẫn động và trên thân máy, nắp máy
- Nới lỏng, tháo bộ phận căng đai
- Tháo dây đai dẫn động ra
+ Tháo cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ ra
- Nới lỏng đều các bu lông lắp gối đỡ trục cò mổ
- Lấy cụm cò mổ, trục và gối đỡ ra
- Tháo chốt hãm đầu trục cò mổ, lấy các cò mổ, gối đỡ và lò xo ra
+ Tháo nắp nắp máy theo trình tự đã học. Đưa nắp máy ra ngoài đặt trên mặt bàn hoặc trên tấm gỗ phẳng
+ Tháo các nắp gối đỡ trục cam và trục cam
- Quan sát các dấu xác định vị trí và chiều lắp trên nắp gối đỡ. Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo
- Nới lỏng đều các bu lông bắt nắp gối đỡ theo trình tự như (hình 9.7)
Hình 9.7. Thứ tự và chiều lắp gối đỡ trục cam
- Tháo các nắp gối đỡ ra khỏi nắp máy
- Tháo trục cam ra, để trục cam lên giá đỡ
Hình 9.8. Tháo bu lông bắt gối đỡ trục cam
Tháo xupáp
- Kiểm tra dấu thứ tự của các xupáp theo từng máy. Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo.
- Dùng vam chuyên dùng nén lò xo xupáp lại.
Hình 9.9. Dùng vam nén lò xo xupáp
- Lấy móng hãm ra.
- Tháo vam ra, lấy đế lò xo, lò xo xupáp ra.
- Lấy xupáp ra.
- Tháo phớt chắn dầu ra.
- Sắp xếp các chi tiết đã tháo thành từng bộ theo thứ tự.
Làm sạch các chi tiết đã tháo
Hình 9.10. Làm sạch các chi tiết đã tháo
5.2. Trình tự lắp cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp máy
Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí ta tiến hành lắp ráp theo trình tự sau:
+ Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp
+ Bôi dầu bôi trơn sạch vào các chi tiết quay, chuyển động
+ Lắp các phớt chắn dầu mới vào ống dẫn hướng xupáp:
- Đẩy phớt chắn dầu vào đúng vị trí cần lắp
- Xoay các phớt chắn dầu xem đã lắp đúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_sua_chua_cac_co_cau_dong_co_dot_trong.doc