Giáo trình Sức khoẻ môi trường - Bài 2: Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật

MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM THEO CÁC VÙNG SINH THÁI

Đặc điểm chung của nước ta là đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và đồng bằng chỉ

chiếm 1/4 lãnh thổ. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, phía Bắc có 4 mùa, phía Nam có 2 mùa,

nhiệt độ trung bình năm cao 21 – 260C, độ ẩm cao. Do ảnh hưởng của gió mùa, địa hình

phức tạp nên khí hậu của nước ta luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác,

giữa nơi này với nơi khác, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao. Do đặc

tính ấy làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội như lề lối sinh hoạt: ăn, mặc, ở và bảo

vệ sức khoẻ. Theo địa lý và thống kê y tế (2001) nước ta được chia thành 8 vùng sinh thái

như sau: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải

Miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.1. Miền núi Trung du Bắc bộ (Đông Bắc và Tây Bắc)

Kể từ năm 2001, Miền núi Trung du Bắc Bộ được chia thành vùng Đông Bắc và Tây

Bắc, gồm 16 tỉnh thành: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lao

Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc

Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh.

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế

· Là nơi tiếp giáp với các nước Lào và Trung Quốc, liền kề với Đồng bằng

Sông Hồng, nên có điều kiện để giao lưu.

· Địa hình núi non hiểm trở, giàu tài nguyên nhất là tài nguyên rừng và các

khoáng sản, nhiều sông, suối, biển

· Khí hậu vẫn là khí hậu nhiệt đới, có 4 mùa

· Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người như Tày, Nùng, Thái, Mường,

Dao, H’mông, v.v Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật

14

· Là vùng còn nghèo và khó khăn, mặc dù có nhiều tiến bộ về đời sống văn hoá

xã hội, nhưng vẫn còn có những phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến

công việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

pdf33 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sức khoẻ môi trường - Bài 2: Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đúc chật hẹp nơi họ rất dễ bị mắc các bệnh lao, bạch hầu và các bệnh tiêu chảy. Mặt khác, như chúng ta đã biết, ước tính khoảng 99% các loài động thực vật có hại cho nông nghiệp có thể bị kiểm soát bởi các kẻ thù trong tự nhiên, bao gồm chim, rắn, nhện, ong, nấm, các bệnh do virus và nhiều sinh vật khác. Những tác nhân kiểm soát sinh học tự nhiên này đã giúp cho nông dân tiết kiệm được hàng tỉ đô la mỗi năm bằng cách bảo vệ mùa màng khỏi bị thất thoát và giảm nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (Naylor và Ehrlich, 1997). Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng làm cho quá trình kiểm soát sinh học tự nhiên bị ảnh hưởng và điều này sẽ trực tiếp làm giảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp và gián tiếp tác động lên nền kinh tế và sức khoẻ của cộng đồng. 1.5.2. Nhiệt độ quá cao và hậu quả sức khoẻ Do sự gia tăng của nhiệt độ, càng ngày chúng ta càng thấy nhiều trường hợp bị căng thẳng do nhiệt độ, nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở người già, trẻ em và đối tượng có thu nhập thấp. Sự nhạy cảm của các nhóm đối tượng này có thể do nhiều yếu tố vật lý và xã hội khác nhau quyết định, bao gồm: khả năng họ phải sống trong điều kiện môi trường không thoáng mát, không có hệ thống thông gió hay điều hoà nhiệt độ. Những bệnh nhân bị các bệnh tim mạch và hô hấp mãn tính là những người có nguy cơ rất cao. Chúng ta đã chứng kiến hậu quả của thời tiết quá nóng bức xảy ra ở Chicago năm 1995, làm 500 người chết chỉ trong một thời gian ngắn. Những mô hình dự báo gần đây cho rằng đến năm 2050 ở nhiều thành phố trên thế giới sẽ có thêm hàng ngàn người bị chết mỗi năm do nóng bức. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 11 1.5.3. Gia tăng ô nhiễm không khí và hậu quả của nó tới sức khoẻ Nhiệt độ tăng lên làm giảm chất lượng không khí, chủ yếu là do vấn đề tăng ô nhiễm khí cacbon dioxit, nitơ oxit, ô zôn v.v. ở những khu vực đô thị nơi môi trường bị ô nhiễm nặng. Nhiệt độ và tia tử ngoại ở tầng thấp của khí quyển tăng lên tạo điều kiện cho các phản ứng hoá học xẩy ra mạnh mẽ và sản xuất ra khí ô zôn. Ô zôn là một khí phản ứng rất mạnh và có thể trực tiếp làm ôxy hoá các phân tử, tạo ra các gốc tự do chứa nhiều năng lượng và có thể làm tổn thương đến tế bào. Nồng độ ô zôn cao trong không khí có thể làm gia tăng các trường hợp bị bệnh hô hấp và bệnh tim mạch. Người ta thấy rằng, những tác động hô hấp cấp tính do ô zôn gây ra có liên quan tới bệnh hen suyễn ở trẻ em. Khí hậu ấm hơn và ẩm ướt hơn ở nhiều vùng có thể làm tăng nồng độ các loại phấn hoa trong không khí và rất có khả năng sẽ có tác động tiêu cực lên những người bị rối loạn dị ứng, ví dụ những bệnh nhân bị hen suyễn hay bị sốt mùa cỏ khô (sốt mùa hè). 1.5.4. Những thay đổi trong hệ sinh thái và các bệnh truyền nhiễm Xuất hiện các bệnh dịch mới và các bệnh có nguy cơ xuất hiện trở lại (Nguồn: Fauci. A. S. "Các bệnh mới xuất hiện và các bệnh có nguy cơ quay trở lại" - Viện Sức khoẻ Quốc gia, Bethesda, Maryland, Mỹ) Sự kết hợp của thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường và mất cân bằng các hệ sinh thái đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự quay trở lại cũng như sự xuất hiện và lây lan của (Sốt xuất huyết Ebola) (Sốt rét kháng thuốc) Hình 1. Một số ví dụ về các bệnh mới xuất hiện và các bệnh có nguy cơ quay trở lại Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 12 nhiều căn bệnh truyền nhiễm - những bệnh đã làm hơn 17 triệu người bị tử vong hàng năm trên thế giới. Hình 3.1 mô tả một số ví dụ về các bệnh mới nảy sinh và các bệnh có nguy cơ xuất hiện trở lại ở các nước trên thế giới. Khí hậu thay đổi làm thay đổi các hệ sinh thái, tỉ lệ giữa động vật săn mồi và con mồi bị mất cân bằng dẫn tới các phương thức kiểm soát sinh học tự nhiên của các bệnh truyền nhiễm và vector truyền bệnh cũng bị phá vỡ. Các loài cá nước ngọt, chim, lưỡng cư và dơi là những loài giới hạn sự phát triển của muỗi (là vector truyền các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng và viêm não). quạ, chó sói đồng cỏ và rắn giúp kiểm soát các quần thể gặm nhấm. Một số loài gặm nhấm làm lây truyền các bệnh Lyme, hantavirus, arenavirus (sốt xuất huyết), Leptospiroses và dịch hạch. Khi kẻ thù của các vector truyền bệnh bị giảm về số lượng do tác động của thay đổi khí hậu trong lúc các quần thể vector truyền bệnh lại phát triển mạnh mẽ thì các bệnh truyền qua vector sẽ có điều kiện lan tràn và chúng ta khó có thể kiểm soát được. Các nhà khoa học cho rằng khí hậu ấm và ẩm hơn đã tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Tiến sỹ Epstein trong một nghiên cứu gần đây về "Sức khoẻ con người và sự thay đổi khí hậu" đã cảnh báo rằng "Thay đổi khí hậu sẽ có nhiều tác động lên sức khoẻ con người và hầu hết là các tác động có hại" (Epstein, 1998). 1.5.5. Thay đổi mô hình bệnh tật Trong quá khứ đã có nhiều giai đoạn bệnh tật tàn phá xã hội loài người, ví dụ như bệnh dịch hạch thời trung cổ xảy ra ở Châu Âu. Vấn đề này đã xảy ra đồng thời với sự gia tăng dân số, sự đô thị hoá và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng. Với sự ấm lên của toàn cầu như hiện nay cùng với sự thay đổi mạnh mẽ các hệ sinh thái đã tạo điều kiện cho các mô hình bệnh tật thay đổi trên một diện rộng. Trong nghiên cứu của Tiến sỹ Epstein, ông đã đưa ra 3 tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra cho sức khoẻ cộng đồng, đó là: · Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các vụ dịch bệnh truyền nhiễm · Tăng khả năng lây truyền các bệnh truyền qua vector và làm hàng triệu người bị phơi nhiễm với các bệnh mới nảy sinh cũng như phơi nhiễm với nhiều nguy cơ sức khoẻ khác nhau. · Cản trở sự kiểm soát bệnh dịch trong tương lai Ngoài ra, một trong những nhân tố không kém phần quan trọng trong việc làm lây lan các bệnh mới nảy sinh, góp phần thay đổi mô hình bệnh tật trên thế giới đó là việc đi lại, thông thương giữa các quốc gia bằng ô tô, tàu cao tốc hay máy bay. Thời xa xưa, phương tiện vận tải chủ yếu giữa các nước là tàu biển hay xe thô sơ, vì vậy thời gian đi Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 13 sang một vùng khác hay một nước khác là khá lâu. Các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có thể bị chết trên đường đi và làm hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các vùng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc đi lại giữa các nước bằng máy bay thuận tiện và nhanh hơn nhiều. Theo Alleyne (1998), năm 1995 có hơn 1 triệu người sử dụng máy bay mỗi ngày. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng điều này cũng góp phần làm lây lan bệnh tật. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì ngày nay ở nhiều nước mà nhất là ở những nước phát triển đang phải đương đầu với các bệnh không truyền nhiễm nhưng có tỉ lệ tử vong cao như ung thư, tiểu đường, tim mạch, béo phì v.v... 2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM THEO CÁC VÙNG SINH THÁI Đặc điểm chung của nước ta là đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, phía Bắc có 4 mùa, phía Nam có 2 mùa, nhiệt độ trung bình năm cao 21 – 260C, độ ẩm cao. Do ảnh hưởng của gió mùa, địa hình phức tạp nên khí hậu của nước ta luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi khác, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao. Do đặc tính ấy làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội như lề lối sinh hoạt: ăn, mặc, ở và bảo vệ sức khoẻ. Theo địa lý và thống kê y tế (2001) nước ta được chia thành 8 vùng sinh thái như sau: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.1. Miền núi Trung du Bắc bộ (Đông Bắc và Tây Bắc) Kể từ năm 2001, Miền núi Trung du Bắc Bộ được chia thành vùng Đông Bắc và Tây Bắc, gồm 16 tỉnh thành: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh. 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế · Là nơi tiếp giáp với các nước Lào và Trung Quốc, liền kề với Đồng bằng Sông Hồng, nên có điều kiện để giao lưu. · Địa hình núi non hiểm trở, giàu tài nguyên nhất là tài nguyên rừng và các khoáng sản, nhiều sông, suối, biển · Khí hậu vẫn là khí hậu nhiệt đới, có 4 mùa · Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H’mông, v.v Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 14 · Là vùng còn nghèo và khó khăn, mặc dù có nhiều tiến bộ về đời sống văn hoá xã hội, nhưng vẫn còn có những phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến công việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 2.1.2. Mô hình bệnh tật Từ những đặc điểm về địa lý, kinh tế như vậy nên kéo theo những vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật cũng có những điểm khác do với các vùng khác như đây là nơi tập trung khá nhiều những bệnh liên quan đến côn trùng, đói nghèo, phong tục,. biểu hiện qua 10 bệnh mắc cao nhất như được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất năm 2005 STT Vùng Đông Bắc Vùng Tây Bắc 1 Viêm họng và viêm Amidan cấp Các bệnh viêm phổi 2 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp Viêm họng và viêm Amidan cấp 3 Các bệnh viêm phổi ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 4 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn Cúm 5 Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp khác Viêm nhiễm cổ tử cung 6 Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông 7 Viêm dạ dày tá tràng Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 8 Cúm Viêm dạ dày và tá tràng 9 Tổn thương thần kinh, rễ và đám rối thần kinh Suy dinh dưỡng 10 Đau nửa đầu và các hội chứng đau đầu khác Tổn thương thần kinh, rễ và đám rối thần kinh Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. 2.2. Đồng bằng Sông Hồng Đồng bằng Sông Hồng gồm 9 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 15 2.2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội · Đồng bằng Sông Hồng rộng gần 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc với một vùng biển bao quanh ở phía đông và đông - nam. · Là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước, mật độ dân số trung bình 1180 người/km2 (1999) · Địa hình bằng phẳng có thế mạnh về phát triển lương thực, thực phẩm, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Do thế mạnh về phát triển lương thực thực phẩm, chăn nuôi, canh tác nông nghiệp nên gây ra mô hình bệnh tật có khác với các vùng khác. · Là vùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.2.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 5. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Các bệnh viêm phổi 2 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 3 Viêm họng và viêm amidan cấp 4 Iả chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 5 Sâu răng 6 Tai nạn giao thông 7 Tăng huyết áp nguyên phát 8 Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp khác 9 Sốt virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết 10 Viêm dạ dày và tá tràng Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. 2.3. Bắc Trung Bộ Bắc trung bộ gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 16 2.3.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội · Đây là vùng lãnh thổ hẹp theo chiều đông – tây nhưng dài theo chiều bắc nam. Là vùng có cả đồng bằng, miền núi cao, là nơi có dãy Trường Sơn chạy dọc theo chiều bắc nam, chạy dọc theo biển đông. Tiếp giáp với nước Lào. Đường xá giao thông trong vùng còn nhiều khó khăn và có đường số 1 và đường Hồ Chí Minh chạy qua · Khí hậu ảnh hưởng của gió lào về mùa hè nên nóng, ẩm, mưa lũ theo mùa. Là vùng chịu ảnh hưởng khá nhiều thiên tai và bị tàn phá nhiều trong thời gian chiến tranh. · Là vùng phát triển cả kinh tế rừng, biển và nông nghiệp. · Là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau và còn nhiều dân tộc ít người sống rất sâu, xa có nhiều phong tục tập quán lạc hậu. 2.3.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 6. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Bắc Trung Bộ năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Các bệnh viêm phổi 2 Tai nạn giao thông 3 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 4 Di chứng phong 5 ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 6 Bệnh phổi không do phế cầu khuẩn 7 Viêm họng và viêm amidan cấp 8 Cúm 9 Lỵ Amip 10 Tăng huyết áp nguyên phát Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. 2.4. Duyên hải Nam Trung Bộ Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 17 Vùng địa lý Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. 2.4.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội · Khác với bắc trung bộ, qua đèo Hải Vân, Duyên hải Miền trung có khí hậu 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Không có mùa đông, khí hậu ôn hoà hơn, nhưng vẫn là vùng chịu nhiều thiên tai và hậu quả của chiến tranh. · Lãnh thổ hẹp chạy dọc theo bờ biển Đông, địa hình có núi đồi, đồng bằng ven biển · Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, phong tục có những nét khác của Bắc trung bộ · Thế mạnh là tài nguyên rừng, độ che phủ của rừng là 34%, ngư nghiệp và nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản, nhiều ngành công nghiệp khai thác, chế biến phát triển · Có nhiều khu có thể trở thành khu du lịch · Phát triển kinh tế – xã hội của vùng thực sự vẫn còn khó khăn. 2.4.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 7. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Các bệnh viêm phổi 2 Viêm họng và amidan cấp 3 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 4 Tai nạn giao thông 5 ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 6 Tăng huyết áp nguyên phát 7 Cúm 8 Viêm dạ dày và tá tràng 9 Sốt virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết 10 Bệnh ruột thừa Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 18 2.5. Tây Nguyên Tây Nguyên có 4 tỉnh là Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Lâm Đồng. 2.5.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội · Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp với biển. · Giáp với Lào và Cămpuchia, có vị trí quan trọng về quốc phòng và kinh tế. · Đa dạng về tài nguyên rừng và khí hậu, là nơi có thể phát triển thành những khu du lịch và nghỉ mát, có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Có trữ năng thuỷ điện lớn. · Là nơi thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người như Xudăng, Ba na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, M’nông, với truyền thống văn hoá độc đáo · Hệ thống y tế phát triển tương đối tốt nhưng sử dụng của người dân còn thấp, đặc biệt là các dân tộc ít người. 2.5.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 8. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Tây Nguyên năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Cúm 2 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 3 Các bệnh viêm phổi 4 Viêm họng và viêm amidan cấp 5 Tai nạn giao thông 6 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 7 Viêm dạ dày và tá tràng 8 Ỉa chảy do Shigella 9 Sốt rét 10 Bệnh của ruột thừa Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 19 2.6. Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Bương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai. 2.6.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội · Là khu vực có diện tích nhỏ, mật độ dân số trung bình nhưng phát triển nhất trong cả nước về sản lượng công nghiệp, hàng xuất khẩu · Đất đai màu mỡ, có điều kiện để phát triển cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày trên qui mô lớn · Là khu vực thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, thợ lành nghề, các nhà khoa học và là vùng có tài nguyên chất xám lớn. · Có điều kiện và khả năng phát triển công nghiệp, các hoạt động du lịch, dịch vụ, chế biến, xuất, nhập khẩu, · Khai thác kinh tế biển, bờ biển, phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp · Khí hậu ôn hoà chỉ có 2 mùa mưa và khô, thời kỳ mùa khô kéo dài (4 tháng) dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, tưới cho cây trồng và công nghiệp. 2.6.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 9. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Đông Nam Bộ năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Các bệnh viêm phổi 2 Viêm họng và viêm amidan cấp 3 U ác dạ dày 4 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 5 Thương hàn, phó thương hàn 6 Tai nạn giao thông 7 Tăng huyết áp nguyên phát 8 Sốt virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết 9 Đục thể thủy tinh, tổn thương khác của thể thủy tinh 10 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2005. Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 20 2.7. Đồng bằng sông Cửu Long Gồm 12 tỉnh là Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, CầnThơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. 2.7.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế – xã hội · Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước với diện tích 4 triệu ha, mùa mưa đồng bằng bị ngập sâu trong nước, mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn, đất rộng dân thưa, chưa được khai thác nhiều. · Có 16,1 triệu dân sinh sống chủ yếu là người Kinh và người Chăm, Kh’me, · Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô nên việc giao thông bằng đường thuỷ dễ dàng. · Khí hâu cận xích đạo, nhiệt đới ẩm, mùa khô kéo dài làm cho đất nước bị nhiễm mặn vào sâu đất liền. · Thảm thực vật, động vật phong phú chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm, tài nguyên biển vô cùng phông phú. · Thiếu nước ngọt đang là một vấn đề vô cùng quan trọng của Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.7.2. Đặc điểm về bệnh tật Bảng 10. Mười bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất vùng Đồng bằng Sông Mê Kông năm 2005 STT 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất năm 2005 1 Các bệnh viêm phổi 2 Tăng huyết áp nguyên phát 3 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 4 Viêm họng và viêm amidan cấp 5 Tai nạn giao thông 6 Sốt virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết 7 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 8 Viêm dạ dày và tá tràng 9 Bệnh của ruột thừa 10 Cúm Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 21 (Nguồn: Niên giám Thống kê Y tế 2005) Đây là những sơ thảo ban đầu về các vấn đề bệnh tật theo vùng sinh thái. Rõ ràng theo số liệu thống kê thì mô hình bệnh tật ở các vùng sinh thái khác nhau là khác nhau và đã có sự thay đổi trong những năm qua. Có tác giả đã nghiên cứu về đại tầng với sinh thái, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nghiêm chỉnh nào về những vấn đề này. Hiện trên toàn quốc vẫn chưa có một nghiên cứu chi tiết nào về vào trò của những biến đổi của sinh thái với những thay đổi của mô hình bệnh tật ở các vùng. Do vậy, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ảnh hưởng sinh thái của các vùng khác nhau cũng như những thay đổi sinh thái học ở từng vùng với sức khoẻ và mô hình bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng sở tại là rất cần thiết. 3. NHỮNG THAY ĐỔI SINH THÁI HỌC VÀ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 3.1. Các bệnh truyền nhiễm 3.1.1. Bệnh truyền qua các vật chủ trung gian Nguyên nhân chính của việc gia tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong liên quan tới sự nóng lên của trái đất có thể không phải là do tác động trực tiếp của sóng nhiệt. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trước đây chỉ phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ấm thì nay có nguy cơ lan tràn sang nhiều vùng khác trên toàn thế giới. Đây là một trong những vấn đề quan trọng hiện đang thách thức các chương trình sức khoẻ công cộng. Với xu hướng đô thị hoá, các biện pháp kiểm soát vector không hiệu quả và sự gia tăng của việc đi lại thông thương giữa các nước trên thế giới cũng như sự di cư của người dân từ nước này sang nước khác là những yếu tố chính dẫn tới sự tái xuất hiện trở lại các bệnh truyền qua vector. Sự mở rộng của các vùng không có sương tuyết có thể dẫn tới sự di cư của các loài côn trùng và gặm nhấm làm lây lan các bệnh ở vùng có khí hậu nóng ấm tới các vùng cao nguyên, đồi núi. Những gì có lợi cho vi sinh vật có hại thì hiếm khi có lợi cho con người. Nhiệt độ ấm lên trong một thời gian dài do khí hậu thay đổi sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loài muỗi và nhiều loài vector truyền bệnh khác sinh sôi nảy nở, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm (xem Hình 3.2) Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 22 (Nguồn: Paul R. Epstein (2001), Global warming: Health and disease. ) · Bệnh sốt rét Vấn đề đang thu hút được sự quan tâm rất lớn là bệnh sốt rét. Sốt rét hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ước tính có khoảng 300 đến 500 triệu người bị mắc và có thêm khoảng 1,5 đến 2,7 triệu người bị chết hàng năm vì căn bệnh này. Hơn một nửa trong số các trường hợp bị tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống ở những vùng nông thôn nghèo nàn ở Châu Phi - châu lục có nhiều người mắc bệnh sốt rét nhất (Watson và cộng sự 1995). 60 trong số 380 loài muỗi được biết đến trên thế giới có khả năng truyền bệnh sốt rét. ở Việt Nam có khoảng 20 loài muỗi truyền bệnh sốt rét, trong đó một số loài chính là Anophel minimus, Anophel dirus và Anophel balabasensis Người ta cho rằng bệnh sốt rét là căn bệnh truyền qua vector chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, vì muỗi rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết. Những thay đổi khí hậu kéo theo thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và gió sẽ ảnh hưởng tới vòng đời và sự phát triển của muỗi và gián tiếp ảnh hưởng tới sự lan tràn của bệnh sốt rét. Sốt rét do muỗi truyền thường được tìm thấy ở những vùng có nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không dưới 160C. Sự mở rộng của các vùng có nhiệt độ trên 160C vào mùa đông đồng thời cũng nới rộng phạm vi hoành hành của căn bệnh sốt rét và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người. Giữa những năm1950, nhiều quốc gia trên thế giới tin chắc rằng họ sẽ thanh toán được căn bệnh này nhờ phun thuốc DDT liều cao để diệt trừ muỗi Anopheles. Tuy nhiên, những quốc gia này đã chịu thất bại vì muỗi Anopheles Hình 2 - Một số hậu quả của sự ấm lên trên toàn cầu (global warming) và thay đổi sinh thái lên sức khoẻ con người Bộ môn Sức khoẻ môi trường Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật 23 nhanh chóng trở nên kháng thuốc và càng nguy hiểm hơn cho sức khoẻ cộng đồng. Từ đầu những năm 1970, căn bệnh này xuất hiện trở lại ở nhiều nơi trên thế giới và dưới dạng nguy hiểm hơn. Sự gia tăng số trường hợp bị sốt rét trong những năm gần đây một phần là do sự ấm lên trên toàn cầu, đồng thời do con người xây dựng nhiều đập nước và các hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các quần thể muỗi sinh sôi phát triển mạnh mẽ làm lây lan căn bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì đến cuối thế kỷ 21, hàng năm sẽ có thêm khoảng 50 - 80 triệu trường hợp bị sốt rét (WHO, 1996). · Sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là căn bệnh nhiệt đới do muỗi truyền. Đây là căn bệnh nguy hiểm do virus truyền qua muỗi vằn đốt người vào ban ngày. Khí hậu vùng nhiệt đới với nhiệt độ giao động từ 15 đến 40 0C và độ ẩm cao kết hợp với môi trường sống đông đúc, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này phát triển. Căn bệnh này có hai thể: Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Sốt Dengue có triệu chứng tương tự như cảm cúm, thường xảy ra ở trẻ lớn, người lớn và ít khi gây tử vong. Trái lại, sốt xuất huyết Dengue là thể thứ phát rất nguy hiểm, có xuất huyết và bệnh nhân có thể bị chết nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời (Nguyễn, 1996). Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong của trẻ em ở các nước Đông Nam Á và Tây Á Thái Bình Dương. Căn bệnh ước tính làm tổn hại tới khoảng 30 đến 60 triệu người hàng năm (Rodhain, 1996). Ở Việt Nam, sốt xuất huyết xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố vào các tháng rải rác trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 (Hoàng, 2001). Theo dự đoán của tiến sỹ Epstein thì thay đổi khí hậu là một nguyên nhân chính gây ra sự lan tràn bệnh sốt xuất huyết. Ngày nay, sốt xuất huyết xuất hiện khá phổ biến ở các nước Châu Á và Châu Mỹ - La Tinh. Các bằng chứng cho dự đoán này đó là người ta đã ghi lại các trường hợp bị sốt xuất huyết ở những vùng có độ cao lớn hơn trước, ví dụ 1.240 mét ở Trung Mỹ, 1.000 mét ở Mêhicô và 2.200 mét ở Colômbia. Vì hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp phòng chống tích cực chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng để diệt muỗi truyền bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_suc_khoe_moi_truong_bai_2_co_so_sinh_thai_hoc_cua.pdf
Tài liệu liên quan