Giáo trình Tâm lý học phát triển

Thứ nhất là những khó khăn liên quan đến

việc thay đổi chế độ sinh hoạt do hoạt động học tập đòi

hỏi như, phải dậy đúng giờ, đi học đều đặn, thực hiện

đúng nội qui lớp học, nội qui nhà trường như học bài,

làm bài, mang dụng cụ học tập đầy đủ. Những khó

khăn này gắn với thói quen và nề nếp sinh hoạt

thường ngày của trẻ. Nếu ở tuổi mẫu giáo lớn các bậc

cha mẹ và cô giáo đã có sự rèn luyện, chuẩn bị trước

thì trẻ đầu lớp 1 sẽ dần dần vượt qua mọi trở ngại.

Thứ hai là những khó khăn bắt nguồn từ việc

thay đổi môi trường hoạt động. Trước đây trẻ chỉ sống,

vui chơi, hoạt động trong gia đình, hoặc được bao bọc

bởi tình thương yêu của những người ruột thịt. Giờ đây

nó được học tập, sinh hoạt trong một tập thể lớp học

có những mục đích chung, dưới sự dạy dỗ của thầygiáo, cô giáo. Hoạt động này đòi hỏi một sự hòa nhập

cần thiết giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với

nhau. Những kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài

nước cho thấy có một số học sinh vào lớp một khó

thích ứng với môi trường giao tiếp mới, nên quá rụt rè,

sợ sệt, bẽn lẽn trước thầy cô giáo và bạn bè, trẻ cảm

thấy bị cô độc, cá biệt có những em đến lớp học là

khóc vì bố mẹ ra về v.v. Đó là những biểu hiện của

những loại khó khăn này.

pdf272 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu niên đã có một vị trí xã hội mới: nó không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ. Về mặt giải phẫu sinh lý và thể chất, đứa trẻ đã có những điều kiện chín muồi cơ bản mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của quá trình phát đục. Tiếp đó là những cải tổ của cơ thể về mặt hình thái của các mô và các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận. Hoạt động của các tuyến này dẫn đến thay đổi về hình thái, đặc biệt là sự phát triển nhảy vọt về chiều cao. Có năm trẻ em cao từ 5 - 6cm (đối với nữ) và 8 - 10cm (đối với nam). Những dấu hiệu đặc trưng của tuổi dậy thì diễn ra ở trẻ em nữ vào khoảng 11 – 13 tuổi ở em trai từ 13 -15 tuổi. Trong giai đoạn I. VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA LỨA TUỔI THIẾU NIÊN này, ngực, lông ở nách, ở bộ phận sinh dục của các em gái phát triển, đồng thời xuất hiện kinh nguyệt, dấu hiệu chính của sự dậy thì đầy đủ. ở các em trai, ngực bắt đầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và cuối cùng là hiện tượng xuất tinh báo hiệu sự chín muồi của quá trình phát dục. 2. Những thay đổi rất cơ bản ở trên làm cho trẻ em có ấn tượng sâu sắc rằng: "Mình không còn là trẻ con nữa". Sự xuất hiện ý nghĩ về sự thay đổi vai trò xã hội của đứa trẻ rõ ràng có những cơ sở khách quan. Trước hết thiếu niên ý thức và đánh giá được những biến chuyển trong sự phát triển thể chất, trong sự phát dục của mình. Nó cảm thấy mình "người lớn" một cách có căn cứ. Mặt khác chính người lớn cũng không hoàn toàn coi thiếu niên như đứa trẻ trước đây (Trong gia đình các em đã tham gia lao động góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế hoặc tăng thu nhập. Về mặt tri thức nhiều em cảm thấy mình cao hơn bố, mẹ...). Tất cả những cái đó gây ra ở thiếu niên nguyện vọng muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn. Tuy nhiên về mặt xã hội mà xét, thiếu niên vẫn còn là những học sinh, còn phụ thuộc vào bố, mẹ về nhiều mặt. ở các em có nhiều biểu hiện mang tính trẻ con: trong dáng dấp, hành vi. Bởi vậy nhìn chung người lớn vẫn coi thiếu niên là những đứa trẻ. Từ đó xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em trong giao tiếp và ứng xử. Sự không thay đổi về ứng xử giữa người lớn với thiếu niên, trong khi thiếu niên tự coi mình là người lớn gây ra không ít những đụng độ, thậm chí "xung đột" ở lứa tuổi này. Khi ý thức tự trọng và ý muốn đối xử như người lớn phát triển, về phía mình, thiếu niên thường có tâm lý "phóng đại" các năng lực của mình, thường đánh giá cao hơn hiện thực. Điều này thường thể hiện dưới dạng ngang bướng, tỏ ra "anh hùng", "bất cần" trước những việc làm hằng ngày cũng như những thất bại mà thiếu niên trải nghiệm. Đây chính là một trong những khó khăn điển hình của lứa tuổi thiếu niên, mà nhiều nhà tâm lý học đã dùng những thuật ngữ "tuổi khủng hoảng", "tuổi bất trị", "tuổi không thể giáo dục" v.v... Sự thực thì những khó khăn, những xung đột này có thể giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn. Nghĩa là một mặt người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản ở lứa tuổi này, thông cảm với những biểu hiện "khác lạ" ở các em, có biện pháp giáo dục phù hợp. Mặt khác chính thiếu niên cũng phải được giáo dục để hiểu chính mình thông qua giáo dục giới tính để có cách cư xử cho phù hợp. Trong thực tế sự trưởng thành về mặt xã hội của tuổi thiếu niên (tâm lý muốn là người lớn) phát triển không phải đồng đều ở tất cả trẻ em. Trong những hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau, tâm lý này có biểu hiện khác nhau. Gần đây người ta phát hiện thấy tình trạng tăng gia tốc phát triển của tuổi dậy thì ở những nước phát triển, ở những vùng có khí hậu khác nhau. Ngay trong một môi trường xã hội, giáo dục tương đối đồng nhất ở tuổi thiếu niên cũng có biểu hiện. không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, có em có vẻ người lớn về mặt tri thức (coi sách báo tri thức là mặt thiết yếu trong cuộc sống), còn những mặt khác lại rất trẻ con. Có em lại chỉ biết biểu hiện tính người lớn trong việc chạy theo các mốt nhưng lại trẻ con trong đối xử v.v... Do đó sự phát triển nguyện vọng làm người lớn phụ thuộc rất nhiều vào sự bổ sung uốn nắn của giáo dục nói chung và của các bậc cha mẹ nói riêng. 3. Một đặc điểm đặc trưng khác ở tuổi thiếu niên cũng có liên quan đến sự phát triển giới tính. Như đã trình bày ở trên, tuổi thiếu niên là lứa tuổi của dậy thì và phát dục. Sự dậy thì đã kích thích ở tuổi thiếu niên mối quan tâm đến người khác giới, làm nảy sinh những rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ. Quan hệ với bạn khác giới ở tuổi thiếu niên không "hồn nhiên", "vô tư" như các học sinh nhỏ. Ta dễ quan sát thấy hiện tượng những em trai, em gái 13 - 15 tuổi xử sự một cách thẹn thùng, kín đáo, tế nhị với nhau. Những biểu hiện giới tính này được che giấu một cách bí mật, nhưng cũng có lúc lại biểu lộ một cách ồn ào, suồng sã, thiếu tự nhiên. Nhìn chung những rung cảm giới tính ban đầu ở tuổi thiếu niên là trong sáng. Các em chỉ mong thỏa mãn tâm trạng này bằng một mối thiện cảm nho nhỏ, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến... Tâm trạng này sẽ qua đi nhanh chóng nếu thiếu niên được sống trong một môi trường lành mạnh, người lớn biết hướng sự chú ý của các em vào hoạt động học tập, lao động có ích, những mối quan hệ bạn bè vô tư, trong sáng. Sở dĩ một số thiếu niên lao vào con đường yêu đương quá sớm chính vì trong một hoàn cảnh cụ thể các em đã không làm chủ được bản thân, bị lôi kéo, bị kích thích bởi những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh hoặc do những hậu quả giáo dục không tốt của người lớn. Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học cho thấy những rung cảm giới tính ở tuổi thiếu niên không phải có ở tất cả thiếu niên. Điều này bác bỏ luận điểm về "tính chế ước sinh vật" đối với toàn bộ đặc điểm chuyên biệt ở tuổi thiếu niên mà St.Holl và S.Phrued đưa ra. Những người theo thuyết này cho rằng sự phát triển về mặt sinh vật, giải phẫu sinh lý ở tuổi thiếu niên chi phối toàn bộ đặc điểm tâm lý của giai đoạn này. Bởi vậy sự "khủng hoảng", "tính bất trị" ở tuổi thiếu niên là tất yếu. Sự thực những công trình nghiên cứu về dân tộc học ở tuổi thiếu niên đã rút ra những kết luận khác với quan điểm tính "chế ước sinh vật" của S. Phreud trong con người cái tự nhiên không thể đối lập với cái xã hội, vì cái tự nhiên ở con người bao giờ cũng có tính xã hội. Tuổi thiếu niên là thời kỳ đứa trẻ đang trên con đường đi đến vị trí của nó trong xã hội, đang thâm nhập vào đời sống xã hội của người lớn. Bởi vậy những yếu tố sinh vật còn có tính chế ước xã hội rất rõ rệt. L.X.Vưgôtxki khi nói về khủng hoảng của tuổi thiếu niên đã nhấn mạnh rằng, phải tách ra những cấu thành mới, cơ bản trong ý thức của tuổi thiếu niên và giải thích rõ hoàn cảnh xã hội của sự phát triển, mà trong đó mỗi lứa tuổi, hoàn cảnh này là một hệ thống có một không hai của những quan hệ giữa đứa trẻ với môi trường. Chính sự cải tổ hệ thống những quan hệ này là nội dung chủ yếu của "khủng hoảng" tuổi thiếu niên. Do đó không phải tính "chế ước sinh vật" mà là những hoàn cảnh xã hội cụ thể của đời sống và sự phát triển của thiếu niên, vị trí xã hội của thiếu niên trong thế giới người lớn quyết định và lý giải sự "khủng hoảng" đó. 4. Ngoài sự phát dục, ở thiếu niên còn có những thay đổi căn bản về hình thái và giải phẫu sinh lý khác, có ảnh hưởng, thậm chí gây ra sự mất căn bằng, gây những khó khăn tạm thời trong cuộc sống và hoạt động của các em. Về mặt hình thái, trẻ em ở tuổi thiếu niên phát triển mạnh về chiều cao, người ta thường gọi là "sự nhảy vọt về tầm vóc". Cuối tuổi thiếu niên tỉ lệ cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của người lớn. Tuy nhiên sự phát triển cơ bắp không theo kịp với chiều cao nên đầu và giữa tuổi thiếu niên ta thấy có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể. Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, điều đó gây ra sự mất cân bằng và thường là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch, biểu hiện dưới dạng: tim đập nhanh, huyết áp cao, thường chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục), gây sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương, dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, gây những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường. ở tuổi thiếu niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi thiếu niên không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh. Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh thường là cơ sở gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi thiếu niên. Tất cả những điều trên đây gây ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của tuổi thiếu niên. Ví dụ các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức làm việc chưa bền, chưa dẻo dai. Thiếu niên cũng thường dễ bị kích thích, bị lôi kéo nên có thể sa vào các "nhóm tự phát", các "băng đảng" có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ. Người ta cũng quan sát thấy ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện những "nỗi buồn vơ vẩn", những sự trễ nải, thờ ơ có tính chu kỳ (nhất là ở em gái). Điều này do những yếu tố của tuổi dậy thì chi phối. Vào những lúc như vậy, cách xử sự thiếu khéo léo thiếu phù hợp của người lớn có thể gây tổn thương về mặt tâm lý, gây những "cơn sốc" (Stress) dễ dẫn trẻ đến chỗ tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ ở tuổi thiếu niên. Những khó khăn tạm thời này sẽ qua đi cùng với sự trưởng thành của thiếu niên, cùng với sự cư xử đúng đắn (có tính đến các đặc điểm lứa tuổi) của người lớn, của xã hội. ở giai đoạn này, mâu thuẫn thường thấy là mối quan hệ qua lại giữa người lớn và thiếu niên. Nếu người lớn vẫn tiếp tục quan hệ với thiếu niên như một đứa trẻ thì thiếu niên sẽ chuyển sang kiểu quan hệ đối lập lại dưới dạng những bướng bỉnh và chống đối khác nhau. Sự tồn tại những xu thế đối lập dễ dẫn đến những va chạm, xung khắc giữa thiếu niên và người lớn. Sự xung đột có thể kéo dài cho đến khi nào người lớn thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về thiếu niên. Do đó dễ đưa thiếu niên đến chỗ xa lánh người lớn, phủ định người lớn, vì nó tin rằng người lớn không thể hiểu được nó. Để khắc phục tình trạng này, người lớn phải tạo điều kiện cho thiếu niên chiếm một vị trí bên cạnh mình, tôn trọng sự độc lập, ý thức vươn lên làm người lớn của chúng. Từ đó có quan hệ bạn bè, bình đẳng, hợp tác với tư cách là người đi trước có kinh nghiệm hơn, hướng dẫn chúng. Nhờ đó dần dần người lớn đặt thiếu niên vào vị trí mới. Vị trí của người giúp việc, người cộng tác trong những hoạt động khác nhau. Còn chính người lớn thì trở thành người bạn mẫu mực của thiếu niên. Chỉ có cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy mới tạo ra một quan hệ tự nhiên, hợp qui luật ở lứa tuổi này. Nhờ đó, những mâu thuẫn, những khó khăn về lứa tuổi được giải quyết. Những mất cân bằng về sinh lý, tâm lý của thiếu niên dần dần qua đi, các em sẽ được phát triển bình thường và lành mạnh. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI THIẾU NIÊN 1. Những đặc điểm của hoạt động học tập ở thiếu niên Ở thiếu niên, hoạt động học tập (HĐHT) vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách, tuy hoạt động này đã mang những sắc thái mới và có sự phân hóa đáng kể. Đối với nhiều em, sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên do khả năng giao tiếp rộng rãi với các bạn cùng tuổi, nhưng cũng chính vì vậy mà bản thân việc học bị tổn thương: không ít thiếu niên sao lãng việc học tập, chuẩn bị bài học, làm bài thiếu chu đáo. ở tuổi thiếu niên quan hệ và giao tiếp với bạn bè, với người lớn có ý nghĩa đặc biệt. Giờ học đối với các em không chỉ đơn thuần là học tập, mà còn là một tình huống giao tiếp với bạn bè, với giáo viên, một tình huống có vô số những cử chỉ, những đánh giá và những rung cảm có ý nghĩa. Sự phong phú và mở rộng cuộc sống, những mối liên hệ với thế giới xung quanh, với mọi người làm giảm bớt sự say mê đối với II. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA THIẾU NIÊN học tập ở nhà trường. Những công trình nghiên cứu tâm lý ở lứa tuổi này cho thấy có sự phân hóa và khác biệt nhiều mặt ở học sinh. Ví dụ: - Về thái độ đối với học tập có biểu hiện từ chỗ rất có trách nhiệm đối với học tập dẫn đến thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. - Về phát triển chung có những học sinh phát triển ở mức độ cao và có sự am hiểu nhiều mặt vượt hẳn lứa tuổi trong nhiều lĩnh vực, trái lại có một số em có hiểu biết rất hạn chế. - Về phương thức lĩnh hội tài liệu phân hóa từ mức có kỹ năng làm việc độc lập, và thông hiểu tài liệu đến chỗ hoàn toàn không có kỹ năng làm việc kết hợp với thói quen học thuộc từng câu, từng chữ. Nội dung khái niệm "học tập" ở tuổi thiếu niên mở rộng hơn ở tuổi học sinh nhỏ. Trong lứa tuổi này việc tiếp thu kiến thức nhiều khi đã vượt ra khỏi giới hạn của nhà trường, ngoài chương trình học, mang tính độc lập và có mục đích hơn. ở khá nhiều thiếu niên đã biểu lộ xu hướng ổn định với hoạt động trí tuệ và khát vọng muốn nắm vững tri thức và kỹ năng mới, có hứng thú bền vững với những môn học nhất định liên quan với một ngành khoa học, kỹ thuật tương ứng. ở nhóm học sinh khác có năng lực hoạt động trí tuệ, chín chắn, nhanh trí, say mê hoạt động nhận thức đối với loại hoạt động có sản phẩm cụ thể, nhưng kết quả về học tập lại không tốt. Trong trường hợp này những phẩm chất nhân cách có giá trị được hình thành không phải trong khi lĩnh hội tri thức ở nhà trường mà nằm trong hoạt động độc lập với nội dung vượt ra ngoài giới hạn chương trình học. Trong lứa tuổi thiếu niên xuất hiện động cơ hoạt động học tập mới có liên quan đến sự hình thành viễn cảnh của cuộc sống, dự định nghề nghiệp tương lai. Sự chưa hài lòng với bản thân, những kỳ vọng, những hoài bão mà thiếu niên suy nghĩ là nguồn tạo ra tính tích cực nhận thức. Trong những việc làm độc lập của thiếu niên xuất hiện những nhiệm vụ gần và xa, chúng tổ chức và điều chỉnh hoạt động cụ thể của thiếu niên. Học tập mang ý nghĩa cá nhân biến thành sự tự học, đây là một kiểu hoạt động học tập cao, mới về chất ở lứa tuổi này. Mặt khác hoạt động học tập ở trường của tuổi thiếu niên có thể biến thành hình thức khi thiếu niên có hứng thú mạnh mẽ không phải với học tập hay nhận thức, nghĩa là khi thiếu niên không coi việc lĩnh hội tri thức giữ vị trí quan trọng so với các giá trị khác đang hình thành ở chúng. Chẳng hạn có học sinh coi vị trí đứng đầu một nhóm nào đó là giá trị cao nhất. Có những học sinh khác lại cố gắng để được các bạn yêu mến, là trung tâm chú ý của mọi người... ở những học sinh này thường có những biểu hiện thiếu sót trong hành động học lập mà điển hình nhất là khi vào học trong các trường THCS, kết quả học tập sút hẳn so với bậc học tiểu học. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do thái độ sai sót đối với học tập, do phương thức lĩnh hội tài liệu không đúng hoặc do các nguyên nhân khác. Điều quan trọng là nếu không loại trừ chúng đúng lúc có thể dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được khi tài liệu học tập ngày càng phức tạp hơn. Những thiếu niên này, sẽ ngày càng bị hổng về kiến thức, học tập sút kém, mất hứng thú về học tập, đi đến chán học, bỏ học. Cách thức dạy và học ở trường THCS khác căn bản với trường tiểu học. Thay cho một giáo viên dạy tất cả các môn học, giờ đây là 5, 6 giáo viên mới. Mỗi giáo viên dạy một môn học với phong cách, trình độ tri thức, cách giao tiếp riêng của mình. Không phải tất cả các học sinh đều thích nghi ngay lập tức với hình thức dạy học mới này, nhất là với học sinh yếu kém. Quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh không còn như tiểu học mà thường là hời hợt, xa cách hơn. Khi cùng một lúc xuất hiện nhiều giáo viên khác nhau về trình độ nghề nghiệp, đặc điểm nhân cách, hành vi và cách giao tiếp... đã tạo ra ở học sinh sự so sánh và đánh giá các giáo viên theo những thông số khác nhau. Tình hình này xuất hiện ở học sinh: thứ nhất, sự phân hóa đối với các giáo viên thành "những giáo viên được yêu mến" và "những giáo viên không được yêu mến"; thứ hai, phát triển ở học sinh năng lực nhận thức, đánh giá người khác; thứ ba, sự phân hóa trong hứng thú học tập, hứng thú nhận thức của học sinh. Thiếu niên thường đánh giá cao những giáo viên có hiểu biết và nghiêm khắc nhưng công bằng, tốt bụng và tế nhị. Những giáo viên này thường biết giải thích tài liệu hay, dễ hiểu, biết tổ chức công việc trong giờ học sao cho thu hút được mọi học sinh vào việc học, nhằm đạt được hiệu quả cao ở mỗi học sinh. Sự đánh giá đối với giáo viên bộ môn nhiều khi là yếu tố quan trọng đối với hứng thú học tập của học sinh. Không ít học sinh vì yêu mến môn học nào đó vì thầy, cô dạy hay, hấp dẫn. Cách dạy học được phân hóa theo từng môn cũng là cơ sở để học sinh tách ra thành môn "hay" và "không hay", thành những tiết học "cần thiết" và "không cần thiết", thành những tri thức "cần" và "không cần". Việc phân hóa như vậy đối với học tập thường được quyết định bởi chất lượng dạy học, bởi hứng thú học tập và kết quả học tập của thiếu niên. Tóm lại, hoạt động học tập ở tuổi thiếu niên mang những sắc thái mới, có sự phân hóa sâu sắc hơn, điển hình hơn. Đây chính là một trong những điều kiện tạo ra những đặc điểm tâm lý, những phương thức hoạt động trí tuệ khác về chất so với lứa tuổi trước đó. 2. Sự phát triển nhận thức, trí tuệ của thiếu niên Việc học tập ở các lớp THCS đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và lĩnh hội các môn học khác nhau. Các em phải nắm vững một khối lượng tri thức lớn. Tài liệu lĩnh hội một mặt đòi hỏi hoạt động nhận thức và tư duy cao hơn, mặt khác đòi hỏi trẻ phải nắm được phương thức hành động đối với từng môn khoa học. Ví dụ, hệ thống công thức, kí hiệu trong toán học, vật lý học, ngôn ngữ học... Về mặt khách quan, những môn học mới đề ra những yêu cầu mới, phương thức lĩnh hội mới, nhằm phát triển trí tuệ ở trình độ cao hơn. Đó là tư duy lý luận, tư duy phân tích, tư duy hình thức. Loại tư duy này bắt đầu phát triển từ lúc 11, 12 tuổi và được hoàn thiện vào lúc 17, 18 tuổi. Piaget gọi đây là giai đoạn của trí tuệ thao tác hình thức. Kiểu tư duy này có đặc điểm: dựa vào những đặc điểm có tính chất tượng trưng, dựa vào một hệ thống kí hiệu qui ước như ngôn ngữ, các kí hiệu toán học, vật lý học... để suy luận, phân tích rút ra những kết luận. ở thiếu niên xuất hiện khả năng suy luận một cách có giả thuyết, dựa trên những tiền đề chung. ở trình độ trí tuệ này đòi hỏi cách lập luận, kết luận đều diễn tả bằng lời, thoát khỏi mối liên hệ trực tiếp với vật thật hoặc mô hình thay thế. Khác với trẻ nhỏ, thiếu niên bắt đầu phân tích nhiệm vụ trí tuệ đặt ra cho nó với ý đồ vạch ra các mối quan hệ có thể có trong các dữ kiện đã cho, tạo ra những giả định khác nhau về những liên hệ của chúng và sau đó kiểm tra những giả thiết này. Đó là kỹ năng biết sử dụng những giả thiết để giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ. Nhờ đó các khái niệm được hình thành trong giai đoạn này là các khái niệm khoa học, khái niệm lý luận đạt tới trình độ lý tính. Nét đặc trưng của trình độ tư duy này là học sinh ý- thức được các thao tác trí tuệ của bản thân mình và điều khiển được chúng. Quá trình này cũng trở thành đặc trưng cho cả những chức năng lâm lý khác. Ngôn ngữ được kiểm tra và điều khiển sao cho những lời viết ra, nói ra cho đúng, cho hay, cho đẹp. Những tri thức mang tính khái niệm, tính khái quát, tính lôgíc của tài liệu học tập thuộc các bộ môn đòi hỏi ở thiếu niên tính tích cực trí tuệ cao, đòi hỏi sự tập trung chú ý có chủ định, đòi hỏi sự ghi nhớ có ý nghĩa. Do đó cùng với sự phát triển trí tuệ ở tuổi thiếu niên, các phẩm chất khác của quá trình nhận thức như tri giác, tưởng tượng, tư duy cũng phát triển mạnh mẽ. Chẳng hạn muốn lĩnh hội một định lý của hình học, học sinh phải có kỹ năng nhìn hình vẽ, đọc hình vẽ, ghi nhớ và biết tái tạo nó, mặt khác phải rút ra những mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Ví dụ, mối liên hệ giữa cát tuyến và hai đường song song. Những đòi hỏi như vậy làm cho chú ý, tri giác, tưởng tượng của học sinh đượm màu sắc tư duy. Nói cách khác, thiếu niên phải luôn luôn ở tâm thế suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức. Khi vào học ở các lớp THCS, các môn học được tách thành 2 nhóm cơ bản: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhìn chung, lúc đầu nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc lĩnh hội các môn thuộc khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa...) hơn khoa học xã hội (văn, sử, địa..), lý do là học sinh chưa biết biến đổi những dữ kiện của một bài toán, chưa "nhìn" ra các mối liên hệ của các định luật, định lý, qui tắc. Nếu giáo viên không dựa trên những kinh nghiệm, tri thức đã có của học sinh để hướng dẫn, tổ chức việc dạy học nhằm hình thành tư duy trừu tượng, khái quát thì những học sinh này thường học kém. Lối học vẹt một cách hình thức là kẻ thù tai hại của các khoa học tự nhiên. Việc lĩnh hội những tri thức của các môn khoa học xã hội thường ít gặp khó khăn hơn. Nhưng tình trạng trung bình chủ nghĩa của các bộ môn này thường rất phổ biến. Học sinh có xu hướng ghi nhớ tài liệu học tập khi chưa hiểu đầy đủ theo kiểu học thuộc lòng bằng cách lặp đi lặp lại bài học nhiều lần. Điều này đem lại kết quả xấu cho sự phát triển trí tuệ: thiếu niên không hình thành được sự phát triển trí nhớ theo hướng trí tuệ hóa, các thao tác tư duy hình thức (tư duy lôgic) rất non kém, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học tập các môn này. Sự phát triển về nhận thức và trí tuệ của thiếu niên không đồng đều ở tất cả các em cùng học chung một chươmg trình. Sự phân hóa này ở tuổi thiếu niên mạnh hơn ở học sinh nhỏ. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do lính chất của hoạt động học tập ở các lớp trung học phức tạp một cách đáng kể, do những sai sót của phương pháp học tập và phương thức dạy học. Nếu ở các lớp tiểu học, một vài thiếu sót nào đó còn cản trở các em học tốt thì lên cấp 2, thiếu sót này từ chỗ bị dấu kín nay chuyển thành rõ rệt, biến thành những trở ngại nghiêm trọng trong việc lĩnh hội có chất lượng những tri thức khoa học. Ví dụ, một vài lỗ hổng ở kiến thức ngữ văn của học sinh nhỏ có thể chưa bộc lộ rõ do cách học cỏn mang tính tổng hợp, nhưng lên lớp trên thì do tính chất phân môn, những lỗ hổng ngày càng rộng và bộc lộ rõ rệt. Điều này làm cho học sinh học kém hẳn so với trước. Nếu không kịp thời loại trừ và khắc phục thì những học sinh này cứ đuối dần và đi đến chỗ không thể bổ cứu được. Sự phát triển trí tuệ của học sinh do đó bị ảnh hưởng, sự khác biệt trí tuệ trong cùng độ tuổi ngày càng tăng. Điều này lý giải tại sao cùng là thiếu niên nhưng có những học sinh có một tầm hiểu biết khá sâu rộng với nhiều tri thức tự nhiên, xã hội khác nhau, có một trình độ trí tuệ khái quát mang tính lý luận và lôgíc. Trái lại có những em rất hạn chế về hiểu biết và không có những thao tác trí tuệ tối thiểu cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ học tập bình thường nhất. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, trong sự phát triển vũ bão của thông tin, khoa học kỹ thuật, sự khác biệt này đang có xu thế tăng rõ rệt. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI THIẾU NIÊN 1. Những đặc điểm tình cảm - ý chí của tuổi thiếu niên Các yếu tố cơ bản chi phối đời sống xúc cảm, tình tình cảm của thiếu niên. Thứ nhất là sự cải tổ về mặt sinh lý giải phẫu dẫn đến sự phát dục (dậy thì). Thứ hai là hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng tuổi với sự mở rộng của phạm vi hoạt động xã hội trong môi trường mới. Thứ ba là xu hướng vươn lên làm người lớn. Sự phát triển của tuổi dậy thì làm cho quan hệ giữa các em trai, em gái thay đổi một cách căn bản. Xuất hiện sự quan tâm đến nhau, có nguyện vọng được bạn khác giới ưa thích. Do đó thiếu niên thường quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, quan tâm tới những yếu tố gây sự hấp dẫn. Trong sự phát triển về III. LĨNH VỰC XÚC CẢM - Ý CHÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA TUỔI THIẾU NIÊN thể chất và phát dục, các em gái sớm hơn các em trai 1 - 2 năm nên ở giai đoạn đầu một số em gái cao hơn đầy đặn hơn các em trai. Thân hình thấp lúc 12 - 13 tuổi thường gây ra ở em trai những cảm giác khó chịu, đó là cảm giác thua kém bạn bè. Ngược lại, những rung cảm tương tự cũng xảy ra ở các em gái có chiều cao, thân hình vượt hẳn so với các bạn cùng tuổi. Lúc đầu sự quan tâm tới người khác giới của nhiều em nam có xu hướng tràn lan và được biểu hiện dưới dạng hay "gây sự" với các em gái. Về sau những quan hệ này thay đổi: mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn. ở một số em điều đó bộc lộ rõ và trực tiếp, một số em khác được che dấu bằng thái độ thờ ơ, giả tạo, "khinh khỉnh" đối với giới khác. Hành vi của những xúc cảm, tình cảm với bạn khác giới có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan