Giáo trình Tâm lý học sư phạm (Phần 1)

PHẦN I. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI. 4

CHƯƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ . 4

TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM . 4

1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA

TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM . 4

2. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC

LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM . 6

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC . 13

4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM. 14

5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI. 15

CÂU HỎI ÔN TẬP. 31

CHƯƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH. 32

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 32

1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 32

2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 35

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG. 38

CÂU HỎI ÔN TẬP. 43

CHƯƠNG III. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SINH VIÊN . 44

1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢHH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA LỨA TUÔI

SINH VIÊN. 44

2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN. 48

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN. 52

CÂU HỎI ÔN TẬP. 61

PHẦN II. TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM . Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC. Error! Bookmark not defined.

1. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Error! Bookmark not defined.

2. HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG HỌC . Error! Bookmark not defined.

3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC LĨNH HỘI TRI THỨC, CÁC PHƯƠNG THỨC

HÀNH ĐỘNG VÀ PHƯƠNG THỨC TƯ DUY. Error! Bookmark not defined.

CÂU HỎI ÔN TẬP. Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG II. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN. Error! Bookmark not

defined.

1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC . Error! Bookmark not defined.

2. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN. Error! Bookmark not defined.

3. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊNError! Bookmark not

defined.

4. NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN. Error! Bookmark not defined.

5. UY TÍN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN. Error! Bookmark not defined.

6. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO

VIÊN. Error! Bookmark not defined.

CÂU HỎI ÔN TẬP. Error! Bookmark not defined.

pdf61 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học sư phạm (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mâu thuẫn đó dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Tất nhiên,sự phát triển tâm lý của trẻ không phẳng lặng mà đầy biến động trong đó có những cuộc khủng hoảng và đột biến tạo ra sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ (khủng hoảng ở lứa tuổi lên ba, ở tuổi thiếu niên 14-15 tuổi ). 5.3. Dạy học và sự phát triển tâm lý Quan niệm cho rằng dạy học có tác dụng phát triển học sinh đã được thể hiện ở nhiều nhà giáo dục kiệt xuất như J.J.Rutxô, I.G.Pextalôzi, A. Đixtecvec, K. Đ. Usinxki Chẳng hạn, K.D. Usinxki cho rằng có hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ học sinh, đó là: - Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện. - Hướng nhiều hơn vào chính bản thân sự phát triển, học sinh phải lĩnh hội một tài liệu học tập nhất định. Con đường này dẫn đến hình thành tư duy lôgic. Trong các quan điểm về mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ, có nhiều quan điểm khác nhau, như tựu chung lại có ba loại quan điểm cơ bản sau: - Phát triển trí tuệ là quá trình độc lập, có những quy luật riêng, không phụ thuộc vào dạy học (Jêmx, J.Piaget ). - Sự phát triển trí tuệ là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Dạy học có vai trò điều chỉnh mối liên hệ giữa các chức năng tâm lý (B.G.Ananhiev) - Dạy học là hình thức tất yếu bên trong và chung nhất quyết định sự phát triển trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là qúa trình có bản chất xã hội lịch sử. Các giai đoạn phát triển và các đặc điểm tâm lý cá nhân bị quy định bởi hệ thống tổ chức và cách thức truyền đạt cho cá nhân kinh nghiệm xã hội (L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev). Quan điểm cơ bản của L.X.Vưgôtxki là: - Sự phát triển tâm lý của con người mang bản chất xã hội. Sự phát triển không chỉ quy vào việc nắm tri thức, kỹ năng và sự phát triển diễn ra trong quá trình TRANG 26 dạy học mà còn đem lại những đặc điểm mới và cấu tạo lại các chức năng tâm lý. - Đặc điểm nổi bật của tuổi đi học là xuất hiện và phát triển tính có ý thức, tính có chủ định của các quá trình tâm lý đang xuất hiện và phát triển. - Dạy học và giáo dục đi trước sự phát triển; phát triển vừa là kết quả, vừa là chức năng của dạy học và giáo dục. Dạy học phải hướng vào vùng phát triển gần nhất, hướng vào sự hình thành những cấu tạo tâm lý mới sẽ có ở người học. Một mặt, L.X.Vưgôtxki chỉ rõ giữa dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ chặt chẽ, mặt khác ông cũng không bỏ qua quy luật nội tại của bản thân sự phát triển tâm lý trẻ em. Các quá trình nội tại của sự phát triển do dạy học sản sinh ra là lôgic của chúng. Sau L.X.Vưgôtxki, nhiều nhà tâm lý học Liên Xô (trước đây) đã đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý. Các nhà khoa học đã chỉ rõ vai trò chủ đạo của dạy học và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực của bản thân trẻ. Ở một mức độ nhất định, con người có khả năng tự giáo dục dưới sự chỉ đạo của, hướng dẫn của nhà giáo dục và những người xung quanh. Để giữ được vai trò chủ đạo, giáo dục và dạy học phải kích thích, dẫn dắt sự phát triển chứ không chờ đợi sự phát triển. Giáo dục phải đi trước một bước, đón trước sự phát triển, tạo điều kiện cho trẻ tích cực, chủ động giải quyết mọi mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của trẻ tới mức cao hơn. 5.4. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý 5.4.1. Quan niệm về sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý là một trong những vấn đề quan trọng của Tâm lý học lứa tuổi. Trong thực tế, khi xem xét sự phát triển của con ngưòi dưới khía cạnh nguồn gốc phát sinh cá thể, các nhà tâm lý học phát triển cho rằng, sự nảy sinh, hình thành những mầm mống tâm lý của con người có từ trong thời kỳ bào thai. Từ đó nảy sinh vấn đề thai giáo, tiếp cận thai nhi từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này còn nhiều tranh luận, vẫn chưa có thể khái quát những đặc điểm tâm lý thai TRANG 27 nhi. Vì vậy, trong bài giảng này chỉ bàn đến sự phân chia giai đoạn phát triển tâm lý từ khi con người sinh ra cho đến tuổi già. Tuân theo nguyên lý chung của mọi sự phát triển, sự phát triển tâm lý của con người từ khi sinh ra cho đến khi qua đời trải qua nhiều giai đoạn (còn gọi là giai đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lý, tìm ra các quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn cũng như quy luật và cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Sự phát triển tâm lý của con người về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ, mức độ này sang cấp độ, mức độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù. Xung quanh việc phân chia giai đoạn phát triển tâm lý có nhiều quan điểm khác nhau như:  Quan điểm sinh vật hoá coi sự phát triển tâm lý tuân theo các quy luật tự nhiên của sinh vật, mang tính bất biến và được chia ra một cách tuyệt đối về các giai đoạn lứa tuổi.  Chủ nghĩa hành vi không thừa nhận khái niệm lứa tuổi. Họ coi sự phát triển tâm lý chỉ là tính kỹ xảo hành vi, vì vậy không có sự phân chia phát triển tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi.  Trái lại, các nhà tâm lý học Macxit có quan niệm đúng đắn về lứa tuổi và sự phát triển tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi. Chẳng hạn: L.X.Vưgôtxki coi lứa tuổi như là một thời kỳ, một mức độ phát triển nhất định, có ý nghĩa đối với sự phát triển chung của con người. L.X.Vưgôtxki căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lý có những đột biến để xác định thời kỳ phát triển tâm lý theo quan điểm xã hội lịch sử. Đặc điểm tâm lý ở mỗi giai đoạn lứa tuổi được quyết định bởi một tổ hợp nhiều yếu tố như các đặc điểm của hoàn cảnh sống, các đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các yêu cầu đề ra cho trẻ ở giai đoạn đó, do mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh, trình độ tâm lý mà trẻ đã đạt được ở giai đoạn trước đó TRANG 28 Các nhà tâm lý học Macxit cũng chỉ rõ mối liên hệ giữa trình độ phát triển của quan hệ quan hệ với thế giới xung quanh, trình độ phát triển của các tri thức, các phương thức, các năng lực quyết định thời kỳ lứa tuổi. Sự biến đổi các điều kiện sống của trẻ, sự biến đổi các hình thức dạy học và giáo dục là nhân tố cơ bản quyết định đặc điểm lứa tuổi. Nhà tâm lý học A.N.Lêônchiev chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lý của con người gắn liền với sự phát triển hoạt động, trong đó hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có tính quyết định. Lứa tuổi chỉ có ý nghĩa như là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của trẻ. Tuổi không quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Những đặc điểm lứa tuổi là đặc điểm chung, đặc trưng, điển hình cho lứa tuổi đó, nói lên xu hướng phát triển chung. Lứa tuổi không phải là phạm trù tuyệt đối, bất biến. Giai đoạn lứa tuổi chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuổi có thể phù hợp với trình độ phát triển của trẻ, có thể đi trước hoặc chậm hơn sự phát triển. Dạy học và giáo dục phải hướng trẻ vào vùng phát triển gần nhất của trẻ. Giúp trẻ đạt mức độ phát triển cao hơn. 5.4.2. Các gia đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi Có nhiều cách phân chia giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. 5.4.2.1. Căn cứ theo sự phát triển tư duy của trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi thiếu niên Theo cách phân chia này, J.Piaget đã chia sự phát triển của trẻ em thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn cảm giác vận động (giác động): từ sơ sinh đến 2 tuổi - Giai đoạn tư duy tiền thao tác: từ 2 tuổi đến 7 tuổi - Giai đoạn thao tác cụ thể: từ 7,8 tuổi đến 11,12 tuổi - Giai đoạn thao tác hình thức: từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi 5.4.2.2. Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý của con người, sự trường thành về cơ thể, những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của con người. Theo cách phân chia này thì sự phát triển tâm lý của con người theo các giai đoạn lứa tuổi sau:  Giai đoạn sơ sinh và hài nhi (từ 0-1 tuổi): Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là người mẹ chiếm vị trí hàng đầu, quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Giai đoạn này gồm hai thời kỳ: TRANG 29 - Thời kỳ sơ sinh: 2 tháng đầu tiên sau khi sinh - Thời kỳ tuổi hài nhi: từ 2 tháng đến 1 năm  Giai đoạn trước tuổi học (1 tuổi đến 6 tuổi), gồm tuổi vườn trẻ và tuổi mẫu giáo - Tuổi vườn trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi): hoạt động với đồ vật giữ vai trò chủ đạo, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi này là thành tựu nổi bật, xuất hiện những tiền đề của sự hình thành nhân cách. - Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 6 tuổi): vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này, ở trẻ có sự phát triển mạnh về trí lực, nhân cách.  Giai đoạn tuổi đi học, có thể chia thành 4 thời kỳ sau: - Thời kỳ đầu tuổi học (từ 6 tuổi đến 11 tuổi - nhi đồng hoặc học sinh tiểu học): Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. Thời kỳ này ở trẻ phát triển mạnh về nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức và nhân cách. - Thời kỳ giữa tuổi học (từ 12 tuổi đến 15 tuổi - thiếu niên hoặc học sinh trung học cơ sở): Đây là quãng đời diễn ra những biến cố rất đặc biệt, xuất hiện những khủng hoảng, xu hướng vươn lên làm người lớn. Ở lứa tuổi này, hoạt động chủ đạo là học tập và quan hệ giao tiếp với bạn. Lứa tuổi này có sự phát triển mạnh về nhận thức trí tuệ, tình cảm, ý chí và các phẩm chất nhân cách. - Thời kỳ cuối tuổi học sinh (từ 15 tuổi đến 17,18 tuổi - đầu tuổi thanh niên hoặc học sinh trung học phổ thông): Sự phát triển thể chất đang hoàn chỉnh, có sự trưởng thành về giới tính, vai trò xã hội của trẻ thay đổi rõ rệt; hoạt động học tập gắn liền với xu hướng học lên, xu hường chọn nghề, vào đời; sự phát triển trí tuệ ở mức cao, có sự phát triển mạnh về tự ý thức, tự đánh giá, thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai; thể hiện rõ tính tích cực xã hội, hình thành mạnh mẽ thế giới quan; đời sống tình cảm phong phú, đa dạng, tình bạn có cơ sở lý trí và khá bền vững, nảy sinh tình yêu nam nữ. - Thời kỳ sinh viên (từ 18,19 tuổi đến 24,25 tuổi): Sự phát triển thể chất ở mức độ hoàn thiện, vai trò xã hội của sinh viên thể hiện rõ nét, hoạt TRANG 30 động của sinh viên mang tính nghề nghiệp, chính trị xã hội, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao thể hiện rõ năng lực tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục, phát triển định hướng giá trị nhân cách và định hướng giá trị xã hội.  Giai đoạn tuổi trưởng thành (từ 24,25 tuổi đến 45,50 tuổi) Cuộc sống lao động nghề nghiệp và cuộc sống gia đình, nghĩa vụ gia đình và nghĩa vụ xã hội nặng nề hơn.  Giai đoạn người có tuổi (từ 50-55 tuổi trở đi) Là tuổi con người giàu kinh nghiệm sống và cống hiến nhiều nhất cho xã hội, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng giữa đời, thể hiện sự chậm chạp. Từ 60 tuổi trở đi xuất hiện sự thoái hoá dần các cơ quan nội tạng như hệ thần kinh. Xuất hiện một số bệnh tuổi già như giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp, có hội chứng về hưu Như vậy, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lứa tuổi nói trên có những đặc điểm tâm lý đặc trưng. Sự chuyển từ thời kỳ này, giai đoạn này sang thời kỳ khác, giai đoạn khác gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới của nhân cách. TRANG 31 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích quan điểm của thuyết tiền định về sự phát triển tâm lý. Thuyết tiền định có điểm gì cần phê phán ? 2. Những người theo thuyết môi trường quan niệm như thế nào về sự phát triển tâm lý ? Họ đã có sai lầm ở điểm nào trong học thuyết của mình ? 3. Từ việc phân tích quan điểm của thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý, hãy rút ra những kết luận sư phạm phần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 4. Phân tích những sai lầm cơ bản của thuyết tiền định, thuyết môi trường và thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý, từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 5. Phân tích luận điểm cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý con người, từ đó hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 6. Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền, giáo dục, hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển tâm lý theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng, từ đó hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 7. Trình bày quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em. 8. Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý. 9. Trình bày sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và các hoạt động chủ đạo ứng với các giai đoạn phát triển đó. 10. Tại sao nói giai đoạn phát triển tâm lý chỉ có ý nghĩa tương đối? Cho ví dụ minh hoạ. TRANG 32 CHƯƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (14,15 tuổi đến 17,18 tuôi) thuộc thời kỳ đầu của tuổi thanh niên. Học sinh trung học phổ thông còn được gọi là tuổi thanh xuân, thanh niên mới lớn hay thanh niên học sinh. Trong quá trình sống, có nhiều yéu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Dưới đây, chúng ta cùng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. 1.1.Sự phát triển thể chất Thanh niên mới lớn là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt có thể. Sự khác biệt giữa cơ thể của các em và người lớn không đáng kể. Đây là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Cụ thể: - Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện, cơ bắp tiếp tục phát triển. Lực cơ của em trai 16 tuổi vượt lên gấp 2 lần so với lực cơ của chính em đó lúc 12 tuổi. - Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng đã chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng đầy đủ của mình trung bình vào khoảng 16-17 tuổi (± 13 tháng), các em trai vào khoảng 17-18 tuổi (± 10 tháng). Chiều cao, trọng lượng của các em trai đã đuổi kịp các em gái và còn tiếp tục vượt lên. - Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. - Hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thường. Sự không cân đối giữa trạng thái của các mạch máu với hoạt động của tim cũng mất dần. Ở tuổi này, các em các em vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự thể hiện của nó nói chung giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý mà còn do cách sống của các em như không giữ điều độ trong học tập, vui chơi, lao động, sử dụng các chất kích thích TRANG 33 - Đây là thời kỳ trưởng thành về mặt giới tính. Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và chấm dứt sự khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn. - Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên. Điều này tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình lao động và học tập. Những đặc điểm nêu ra trên đây tạo điều kiện cho các em có một cơ thể cân đối, khoẻ mạnh. 1.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển Bên cạnh sự trưởng thành về thể chất, điều kiện xã hội là nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thanh niên mới lớn. Dưới đây là những yếu tố xã hội cụ thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: - Hoạt động của thanh niên mới lớn ngày càng phong phú, phức tạp nên vai trò và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về phạm vi mà còn biến đổi về chất lượng. Trong thanh niên mới lớn ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện vai trò đó có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn. Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề. - Trong gia đình, thanh niên mới lớn đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Về phía mình, các em biết quan tâm một cách thực sự tới nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình. - Quyền lợi xã hội của thanh niên mới lớn được hiến pháp quy định như quyền bầu cử, quyền công dân, có trách nhiệm thực sự trước xã hội như việc thực hiện nghĩa cụ quân sự, nghĩa vụ lao động. Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn, nhưng chưa phải là người lớn. Hầu hết thanh niên mới lớn vẫn còn đi học. Các em còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn quyết định nội dung và xu hướng chính hoạt động của họ. Cả người lớn và thanh niên mới lớn đều thấy rằng, các vai trò mà thanh niên TRANG 34 mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn. Các em vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất. Ở trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn đối với các em thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em đã là người lớn và đòi hỏi các em tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý, mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với cha mẹ, giáo viên, phục tùng cha mẹ, giáo viên . Trong xã hội hiện đại, do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và có tính kỹ thuật nên thời gian đào tạo kéo dài đáng kể. Điều này dẫn đến tình trạng kéo dài giai đoạn trưởng thành nên vai trò xã hội của thanh niên còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Bởi vậy, tính không xác định về địa vị xã hội của thanh niên thường xảy ra: trong hoàn cảnh này thanh niên được coi như một người lớn, trong hoàn cảnh khác họ vẫn bị coi là trẻ con. Điều này làm cho sự đánh giá về thanh niên mới lớn có sự phức tạp và thiếu đồng nhất. Do vậy, người lớn nên tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng phương thức sống phù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên, khuyến khích các hành động có ý thức, trách nhiệm riêng của thanh niên và sự tự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn. Như vậy, điều kiện xã hội của sự phát triển lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự thay đổi về chất. Vai trò trách nhiệm và quyền hạn xã hội của các em được xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối và quyết định sự phát triển của các em về mọi mặt. Do vậy, nhà tâm lý học Erik Erikxơn cho rằng, đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình. 1.3.Các hoạt động của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông  Hoạt động học tập - Nội dung và tính chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông khác rất nhiều so với hoạt động học tập của lứa tuổi trước đó. Hoạt động học tập của các em đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn liền với xu hướng học lên cao hay chọn nghề, vào đời Hoạt động học tập đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, tư duy lý luận, sự suy đoán lôgic, khả năng trừu tượng và khái quát phát triển. TRANG 35 - Học sinh trung học phổ thông ngày càng trưởng thành, kinh nghiệm sống phong phú, các em ngày càng có ý thức mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do đó, thái độ có ý thức của các em đối với hoạt động học tập ngày càng phát triển. - Tính phân hoá trong hoạt động học tập ở các em thể hiện rõ hơn, cao hơn so với thiếu niên do xu hướng chọn nghề, vào đời chi phối. Thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Điều này thúc đẩy sự phát triển tính có chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của các em trong hoạt động học tập.  Hoạt động liên quan tới việc chọn nghề Bên cạnh hoạt động học tập, ở thanh niên mới lớn đã xuất hiện nhu cầu, nguyện vọng và những đòi hỏi trực tiếp đối với hoạt động liên quan tới việc chọn nghề. Các em đang đứng trước một sự thúc bách đối với việc chọn cho mình một nghề cụ thể, một chuyên ngành nhất định cho tương lai gần sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tâm lý của các em.  Hoạt động xã hội Tuỳ thuộc vào hứng thú, sở trường và điều kiện của cá nhân, ở lứa tuổi này các em cũng tham gia vào các hoạt động xã hội nhất định. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, giúp các em có đời sống nội tâm phong phú và thu lượm được nhiều kinh nghiệm xã hội hơn. 2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các qúa trình nhận thức.  Tri giác Ở thời kỳ này con người có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn và nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách dời TRANG 36 khỏi tư duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến tất cả mọi khâu. Tuy vậy, quan sát của các em khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích luỹ đầy đủ các sự kiện cần quan sát.  Trí nhớ Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của học sinh trung học phổ thông. Loại trí nhớ này được hoàn thiện dần trong quá trình rèn luyện có thệ thống của cá nhân: càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và càng dễ nhớ những kiến thức mới. Đồng thời, vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt, các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần ghi ghi nhớ một cách máy móc, tài liệu nào cần hiểu mà không cần nhớ. Song một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, cũng có em còn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.  Chú ý Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng có những thay đổi như trí nhớ của các em. Thái độ có lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Khi tiếp thu tài liệu học tập, bao giờ các em cũng cố đánh giá ý nghĩa của nó, tiếp thu nó thông qua ý kiến chủ quan về ý nghĩa thực tiễn của tài liệu. Tài liệu nào được cho là quan trọng thì học sinh sẽ tích cực tiếp thu và ít chú ý đến phần tài liệu bị xem là không quan trọng. Thái độ có lựa chọn đối với các môn học cũng làm thay đổi vai trò của chú ý không chủ định. Do có hứng thú ổn định đối với môn học và lĩnh vực hoạt động nào đó nên chú ý không chủ định của các em có thể trở thành thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, chú ý có chủ định của các em cũng được tăng lên. Các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu các em không hứng thú và hiểu được ý nghĩa quan trọng của nó. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em đã có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn Có thể thấy tính có lựa chọn của chú ý và tính ổn định củ tuổi này phát triển cao hơn hẳn so với lứa tuổi khác. TRANG 37  Tư duy Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học ở trường hoặc chưa được học ở trường. Các em thích khái quát hoá, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm trên tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tư duy lôgic, tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản củakhái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, xã hội Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi trước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của các em trai Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi trước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của các em trai được bắt đầu sớm hơn, bộ lộ rõ hơn so với các em gái. Các em trai thường học giỏi các môn khoa học tự nhiên hơn các em gái, còn các em gái học tốt các môn khoa học xã hội và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_su_pham_phan_1.pdf