Giáo trình Tâm lý học xã hội (Phần 2)

Khái niệm xâm kích

Khái niệm xâm kích được đưa ra gắn liền với giả thuyết ban đầu: sự có mặt của

hành vi xâm kích luôn đi kèm với sự hụt hẫng và ngược lại sự tồn tại của sự hụt hẫng luôn

dẫn đến một hình thức xâm kích nào đó. Giả thuyết này được triển khai với bốn khái niệm

cơ bản:

- Sự hụt hẫng: đó là các điều kiện bất kì ngăn cản việc cá nhân đạt đến mục đích

mong muốn.

- Sự xâm kích: hành vi có mục đích là xóa bỏ hay làm giảm đi những cản trở hụt

hẫng.

- Sự kiềm chế: xu hướng hạn chế hành động để giảm bớt những hậu quả có thể có

trong chính bản thân hành động. Đồng thời nó lại có thể trở thành một sự hụt hẫng mới.

- Sự xâm kích pha trộn: sự xâm kích không hướng tới nguồn gốc trực tiếp của sự hụt

hẫng mà hướng tới một đối tượng khác. Đặc trưng này được phân tích trong mô hình xung

đột của Miller. Sự pha trộn hay “dịch chuyển” theo thuật ngữ của Phân tâm học được

Miller hiểu như một trường hợp khái quát hóa các kích thích. Nhiều hành vi xã hội khác

như các hành vi đạo đức cũng được giải thích theo cách này.

pdf71 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học xã hội (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh vào hành vi, cách ứng xử và ngôn ngữ của một con người. Hay nói khác đi môi trường văn hóa đã để dấu ấn của mình lên hành vi của con người. 3. Ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân Ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân đã được phân tích nhiều ở các phần khác nhau của tài liệu này. Mỗi nhóm đều theo đuổi những giá trị nhất định, có những chuẩn mực nhất định. Các cá nhân tham gia vào nhóm đều phải tuân theo các chuẩn mực và bảo vệ các giá trị chung đó. Vì thế, cũng giống như sống trong một môi trường văn hóa, con người phải có hành vi phù hợp với chuẩn mực chung. Có thể xem xét ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân trong hai lĩnh vực: trong công việc và trong thảo luận nhóm. - Trong công việc thực nghiệm của các nhà tâm lý học mà cho thấy: khi cá nhân làm việc trong điều kiện có mặt của nhóm, tốc độ công việc tăng cao hơn. Các cá nhân đều chịu sự tác động của nhóm nhưng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhóm với từng cá nhân. Những cá nhân làm chậm chịu ảnh hưởng nhiều hơn những cá nhân làm nhanh ít chịu ảnh hưởng của nhóm hơn. Nhà Tâm lý học xã hội Dashiel làm thí nghiệm so sánh hành vi của con người trong các điều kiện làm việc khác nhau như: 1) Một mình; 2) Trong nhóm không có thi đua; 3) Trong nhóm có sự thi đua; 4) Trước sự có mặt của cổ động viên. Ở hai trường hợp đầu không thấy có sự thay đổi rõ nét về tốc độ cũng như tính chính xác của công việc. Nhưng trong hai trường hợp sau thì tốc độ của công việc tăng lên rõ rệt, còn tính chính xác thì thay đổi không đáng kể. Trong một thí nghiệm khác: nghiệm thể làm việc trong các phòng riêng biệt nhưng có tín hiệu thời gian chung do một trung tâm thông báo và các cá nhân làm việc trong các phòng riêng với tín hiệu thời gian do đồng hồ tự động báo riêng cho từng phòng. Trong điều kiện thứ nhất tốc độ công việc nhanh hơn còn độ chính xác thì ngược lại. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dầu cá nhân làm việc riêng biệt nhưng vẫn có mối liên hệ với xã hội thì vẫn chịu ảnh hưởng của nhóm mang tính chất tưởng tượng. Từ các nghiên cứu, các nhà tâm lý học xã hội đưa ra kết luận: khi làm việc trong nhóm cùng với những đồng nghiệp thì trong đa số các trường hợp tốc độ công việc có tăng lên, còn tính chính xác, chất lượng công việc nói chung không có sự thay đổi đáng kể. - Tình huống thứ hai là thảo luận nhóm. Trong thảo luận nhóm, cá nhân cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều ý kiến của nhóm. Có nhiều nghiên cứu cho thấy: ý kiến đánh giá của cá nhân được củng cố và hoàn thiện hơn nhờ thảo luận của nhóm. Trong các nghiên cứu thì đáng chú ý nhất là công trình của Jenness. Ông cho học sinh đoán số hạt đậu trong một chai thủy tinh. Ông nhận thấy khi các em có bàn nhau về số lượng hạt và biết được các ý kiến của những bạn khác thì dự đoán của các em sẽ chính xác gấp ba lần so với những bạn không tham gia thảo luận. Một số nghiên cứu khác cũng đánh giá cao vai trò của thảo luận nhóm đối với hành vi cá nhân. Có ý kiến cho rằng, khi cần đưa ra nhiều giả thiết thì nhóm đông người tốt hơn, nhưng khi cần đưa ra những ý kiến chính xác thì nhóm ít người có lợi hơn. Điều đó có thể thấy rất rõ qua thực tế của lĩnh vực chính trị và quản lý hành chính. Dashiel cũng đã chứng minh rằng, hội đồng thẩm vấn thường đưa ra số lượng các tình tiết đầy đủ và chính xác hơn thột cá nhân hội thẩm. Theo các nhà nghiên cứu sở dĩ tư duy của nhóm được xem là ưu việt hơn tư duy của cá nhận bởi vì nó có nhiều cách tiếp cận với vấn đề hơn. Nhóm đưa ra được nhiều giải pháp, sự nhận xét đối với từng ý kiến có hiệu quả hơn; hơn nữa tư duy của nhóm thì ít có tính độc đoán. Do vậy, trong quá trình ra quyết định nhóm, cần tạo điều kiện để mọi cá nhân đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến đó có thể đóng góp cho quyết định chung, cũng có thể ý nghĩa của ý kiến đó không lớn, tuy nhiên điều quan trọng là đưa ra ý kiến giúp cá nhân dễ dàng chấp nhận ý kiến của nhóm hơn II. ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI 1. Khái niệm định kiến xã hội Định kiến là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu về nhóm của Tâm lý học xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một trong những khía cạnh tâm lý xã hội đặc trưng của nhóm, phản ánh đời sống tâm lý phức tạp trong ứng xử và quan hệ của con người trong phạm vi nhóm và phạm vi xã hội. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về định kiến. Theo cách hiểu đơn giản, định kiến là ý kiến đánh giá có trước về một vấn đề nào đó. Thường người ta dùng từ định kiến để chỉ một sự nhìn nhận không đúng sự thật nhưng người có định kiến không chịu thay đổi ý kiến của mình. Như vậy, định kiến được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Người ta thường không chấp nhận những người có định kiến về một vấn đề nào đó. Các nhà tâm lý học Xô viết quan niệm: định kiến là quan niệm đơn giản, máy móc, thường không đúng sự thật về một vấn đề xã hội, về một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó. Như vậy, theo các nhà tâm lý học Xô viết thì định kiến mang tính tiêu cực trong ứng xử đối với thế giới xung quanh. Theo J.P.Chaplin, định kiến : 1) Là thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trước trên cơ sở những dấu hiệu rõ ràng trong đó đặc biệt là yếu tố cảm xúc; 2) Là lòng tin hoặc cách nhìn, thường là không thiện cảm làm cho chủ thể có cách ứng xử hoặc cách nghĩ như vậy đối với những người khác. G.W. Allport cho rằng, định kiến được xem như thái độ có tính ác cảm và thù địch đối với các thành viên của nhóm (Allport, 1954). Có thể có nhiều quan niệm nữa về định kiến, nhưng chỉ cần qua các quan niệm đã nêu, chúng ta có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: định kiến là một kiểu thái độ có trước, mang tính tiêu cực. Có thể là thái độ tiêu cực đối với nhóm hoặc các thành viên của nhóm. Người ta có thể có những thái độ tiêu cực đối với các cá nhân hoặc các nhóm. Không phải tất cả các thái độ tiêu cực đều trở thành định kiến, nhưng định kiến có nguồn gốc từ các thái đô tiêu cực đó. Có thể hiểu định kiến là thái độ có trước mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với một hiện tượng, một cá nhân hoặc một nhóm. Khi nói định kiến là nói tới sự phán xét, là thái độ đã có sẵn từ trước khi hiện tượng xảy ra hoặc trước khi biết một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó của cá nhân hay của một nhóm. Định kiến mang tính bất hợp lý, tiêu cực. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: Thứ nhất, thái độ này được dựa trên nguyên nhân sai lầm hoặc thiếu lôgic. Chẳng hạn, khi có chuyện quan hệ ngoài hôn nhân của một cặp trai gái nào đó thì thường người ta lên án phụ nữ. Đó chính là định kiến đối với nữ giới. Mặc dù, thực tế chuyện đó là có lỗi thì không phải chỉ là lỗi của phụ nữ. Tuy mọi người thấy là vô lý nhưng rất khó thay đổi ý kiến và thái độ của họ. 2. Nguồn gốc của định kiến xã hội Định kiến được hình thành qua một quá trình lâu đài và có thể được truyền lại cho thế hệ sau thông qua các tập tục của cộng đồng. Lúc đầu có thể muốn giữ vị thế có lợi cho mình nên người ta đặt ra các luật lệ, quy tắc và có thái độ cảnh giác với một nhóm hoặc cộng đồng khác. Ví dụ, đàn ông luôn muốn giữ vị thế thống trị trong gia đình và xã hội nên đặt ra các quy tắc khắt khe với phụ nữ và tạo ra thái độ không tôn trọng phụ nữ. Từ đó hình thành định kiến giới và cứ thế định kiến giới tồn tại cho đến bây giờ thông qua các tục lệ và các quy tắc xã hội. Đôi khi, người ta thấy nó vô lý nhưng do nó tồn tại quá lâu đời nên đã ăn vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn vào tiềm thức của chính người bị định kiến. Muốn xoá bỏ định kiến này phải có thời gian. Quan niệm không đúng về một vấn đề xã hội hoặc về một nhóm người nào đó cũng là nguồn gốc dẫn đến định kiến xã hội. Ví dụ, người ta quan niệm rằng: Giọt máu đào hơn ao nước lã, nên không thể hi vọng con dâu thương bố mẹ chồng, con rể thương bố mẹ vợ. Quan niệm như vậy nên dẫn đến họ định kiến với con dâu, con rể (những người khác máu tanh lòng), họ cho rằng con dâu, con rể không bao giờ thương mình nên cũng không dại gì mà thương họ. Nhưng thực tế lại khác, nhiều cô con dâu rất có tình cảm và trách nhiệm với bố mẹ chồng. Nhưng do những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện truyền miệng làm cho người đời hiểu sai, dần dần hình thành những quan niệm không đúng dẫn đến định kiến về những người làm dâu, làm rể. Trong các định kiến xã hội thì định kiến giới và định kiến dân tộc là biểu hiện rõ nét. Các định kiến này có nguồn gốc từ các chuẩn mực của xã hội do các giai cấp thống trị xã hội đặt ra từ trước và khuyến khích, cổ vũ cho các định kiến dân tộc đó. Hầu hết các thành viên trong xã hội chấp nhận các chuẩn mực đó và định kiến càng phát triển và càng được được thể hiện nhiều hơn. Sự hình thành định kiến này có thể ở ngay trong đời sống gia đình. Như trước đây, con trai được học cao đến khi không thể học được nữa thì mới thôi. Còn con gái chỉ được bố mẹ cho học đến một mức độ nào đó thì phải dừng để nhường cho anh trai, em trai ăn học. Trong trường hợp này, sự phân biệt đối xử thường xuyên xảy ra và trở thành cách ứng xử của mọi người. Mọi người cho rằng như thế là hợp lý. Ai tuân theo các chuẩn mực đó thì được chấp nhận, ai không tuân theo sẽ bị tẩy chay. Điều đáng quan tâm hơn là ngay trong các chuẩn mực của xã hội trước đây đã cổ vũ cho thái độ coi thường phụ nữ nên định kiến càng sâu sắc hơn. Ngoài các nguồn gốc nêu trên có thể có một số nguyên nhân khác dẫn đến định kiến xã hội. Đó là sự xây dựng các biểu tượng xã hội. Ví dụ, một thời gian dài, chúng ta có những tấm pa nô, áp phích vẽ hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS gầy guộc, siêu vẹo. Từ đó, dưới con mắt của mọi người, người nhiễm HIV/AIDS rất đáng sợ và người ta hình thành một định kiến rất xấu về họ. Mọi người sợ nên xa lánh những người nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Mặc dù, trên thực tế họ là người bình thường và HIV không thể lây truyền sang người khác qua đường giao tiếp thông thường. Có thể có một số nguyên nhân xã hội khác dẫn đến định kiến xã hội. Có thể do sự phát triển xã hội chưa đạt đến một trình độ xóa bớt được khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội về dân trí và về địa vị kinh tế dẫn dấn có sự chênh lệch trong mức sống và điều kiện sinh hoạt của các cộng đồng. Điều này có thể tạo nên cách nhìn nhận vấn đề có sự khác nhau dẫn đến ít nhiều có sự kì thị và định kiến về nhau. Tuy đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhưng nếu xóa bớt đi được khoảng cách về giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp xã hội thì cũng bớt đi được một nguyên nhân tạo ra định kiến xã hội 3. Điều chỉnh các định kiến xã hội Khi nghiên cứu về định kiến, các nhà nghiên cứu vừa chỉ ra nguyên nhân của định kiến, vừa đưa ra những cách thức để làm giảm bớt định kiến xã hội. Có thể nêu ra một số biện pháp làm giảm bớt định kiến xã hội dưới đây: - Tuyên truyền vận động làm thay đổi thái độ của các bộ phận dân cư về một vấn đề nào đó. Ví dụ, tuyên truyền để người dân thay đổi thái độ đối với người nhiễm HIV, thay đổi thái độ đối với phụ nữ trong xã hội chúng ta. Ngày nay, thông tin đại chúng hết sức phát triển, có thể sử dụng sức mạnh của nó để tác động đến tâm lý con người. Qua phương tiện thông tin người ta đã tổ chức hoạt động truyền thông nhằm làm giảm bớt sự kì thị với người nhiễm HIV. Đề cao vai trò phụ nữ để mọi người có quan niệm đúng hơn vai trò quan trọng của phụ nữ. - Đối với một số cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn tới mọi người có thể tác động trực tiếp đến cá nhân họ. Bằng cách đưa họ vào các hoạt động nhằm giúp họ nhận thức đúng các vấn đề mà họ thành kiến để họ thay đổi nhận thức và có thái độ phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội. - Một số vấn đề xã hội hiện nay có thể đưa vào giáo dục gia đình. Từ trong gia đình, đứa trẻ đã được giáo dục một cách đúng đắn về các vấn đề xã hội thì các em sẽ có nhận thức đúng, thái độ phù hợp. Lớn lên các em sẽ là người truyền lại sự thay đổi đó cho thế hệ sau và xóa đi được những định kiến đã hình thành lâu đời. - Những chuẩn mực xã hội (tập tục) có thể hình thành định kiến cần được thay đổi. Ví dụ, các tục lệ cho con cái lấy chồng sớm ở các vùng đồng bào dân tộc hoặc vùng sâu vùng xa, cần được xóa bỏ. Một số phong tục lạc hậu nên thay đổi. Ví dụ, một số nơi khi nhà có khách, vợ con không được ngồi ăn chung với khách, khi nào khách và người bố ăn xong cả nhà mới được ăn. Điều đó đề cao ông chủ gia đình nhưng đã gieo vào lòng đứa trẻ quan niệm là đàn ông có quyền ngồi ăn uống còn phụ nữ thì phải phục vụ. Nói tóm lại, nếu quan niệm định kiến là thái độ tiêu cực có trước về hiện tượng hay cá nhân, nhóm xã hội nào đó thì việc điều chỉnh định kiến trước hết phải tác động vào nhận thức. Trên cơ sở đó làm thay đổi thái độ và hành vi của mọi người kể cả người bị định kiến. Việc điều chỉnh các định kiến xã hội không dễ nên cần kiên trì và có những biện pháp tuyên truyền vận động mạnh mẽ, sâu rộng mới có thể có kết quả. III. SỰ XÂM KÍCH 1. Khái niệm xâm kích Khái niệm xâm kích được đưa ra gắn liền với giả thuyết ban đầu: sự có mặt của hành vi xâm kích luôn đi kèm với sự hụt hẫng và ngược lại sự tồn tại của sự hụt hẫng luôn dẫn đến một hình thức xâm kích nào đó. Giả thuyết này được triển khai với bốn khái niệm cơ bản: - Sự hụt hẫng: đó là các điều kiện bất kì ngăn cản việc cá nhân đạt đến mục đích mong muốn. - Sự xâm kích: hành vi có mục đích là xóa bỏ hay làm giảm đi những cản trở hụt hẫng. - Sự kiềm chế: xu hướng hạn chế hành động để giảm bớt những hậu quả có thể có trong chính bản thân hành động. Đồng thời nó lại có thể trở thành một sự hụt hẫng mới. - Sự xâm kích pha trộn: sự xâm kích không hướng tới nguồn gốc trực tiếp của sự hụt hẫng mà hướng tới một đối tượng khác. Đặc trưng này được phân tích trong mô hình xung đột của Miller. Sự pha trộn hay “dịch chuyển” theo thuật ngữ của Phân tâm học được Miller hiểu như một trường hợp khái quát hóa các kích thích. Nhiều hành vi xã hội khác như các hành vi đạo đức cũng được giải thích theo cách này. Sau này, cùng với các kết quả nghiên cứu mới, các tác giả chỉnh sửa lý thuyết này và cho rằng xâm kích là một hiện tượng tự nhiên không nhất thiết là hệ quả của sự hụt hẫng. Nhờ kết quả của sự học có thể có được các đáp ứng phi xâm kích với các hụt hẫng. (Ví dụ: trẻ được dạy cách kiềm chế bản thân). Tuy nhiên, sự xâm kích vẫn được coi như là một phản ứng nổi trội đối với hụt hẫng và hụt hẫng vẫn được xem xét như là nhân tố diễn ra trước sự xâm kích. Lý thuyết về xâm kích và hụt hẫng bị phê phán từ nhiều hướng: với các thực nghiệm động thái nhóm, K.Lewin, Zimbardo cho thấy có thể có các phản ứng khác đối với hụt hẫng chứ không chỉ sự xâm kích. A.Maslow, Rozenweig thì cho rằng sự hụt hẫng không phải là nhân tố duy nhất dân tới sự xâm kích. Có nhiều nhân tố dẫn tới sự xâm kích, ví như sự nhục mạ hay đe dọa có thể gây ra sự xâm kích chứ không chỉ sự hụt hẫng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tính chất phức tạp trong mối quan hệ giữa sự trừng phạt và sự xâm kích. “Phụ thuộc vào tính chất và sự tác động qua lại với các yếu tố khác, sự trừng phạt có thể làm tăng cường hoặc làm giảm thiểu, thậm chí không tạo ra tác động nào đến hành vi của cá nhân”. (Bandura, 1973, p34). Từ những góc độ xem xét khác, các nhà tâm lý học đưa ra những quan niệm khác nữa về xâm kích. Có thể dẫn ra một số quan niệm: J.P.Chaplin cho rằng: xâm kích là sự tấn công (attack); là hành động không thân thiện chống lại một cách trực tiếp con người hoặc một đối tượng nào đó. S.Freud cho rằng xâm kích là sự biểu hiện hoặc phóng chiếu một cách có ý thức của bản năng về cái chết. Còn theo A.Adler, xâm kích là sự biểu hiện của ý chí về quyền lực đối với người khác. Nhà tâm lý học Mỹ A.H.Murray cho rằng xâm kích là nhu cầu tấn công hoặc xúc phạm đến người khác để hạ thấp, làm tổn thương, nhạo báng hoặc buộc tội người đó. Albert Bandura đưa ra quan niệm về xâm kích rất ngắn gọn. Theo tác giả xâm kích là hành vi mang lại hậu quả tiêu cực. Vì thế, những hành vi tiêu cực được xem là sự xâm kích. Hai nhà Tâm lý học xã hội Berkowitz (1965) và Fesbach (1971), đã phân chia hai hình thức của xâm kích: Xâm kích phương tiện và xâm kích thù địch. Xâm kích phương tiện có mục đích là tìm cách thu lấy lợi ích ở người khác hơn là gây tổn thương cho họ. Xâm kích thù địch có mục đích là gây ra sự tổn thương hoặc sự đau khổ một cách có chủ tâm đối với người khác. Như vậy xâm kích là một hành vi có tính chất làm hại con người hoặc phá hủy một đối tượng nào đó thuộc quyền người khác. Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu xâm kích là hành vi tấn công người khác hoặc những tài sản thuộc quyền người khác với mục đích làm hại họ. Người có hành vi xâm kích có thể tấn công trực tiếp hoặc có thể gián tiếp người khác có thể dùng lời lẽ hoặc hành động để làm hại người khác. Hành vi xâm kích có thể mang lại lợi ích cho chủ thể hành vi, hoặc có thể để thỏa mãn một nhu cầu, động cơ nào đó. Dù xem xét dưới góc độ nào thì xâm kích cũng được xem là hành vi gây hại cho người khác. Đôi khi người ta có thể ngụy biện cho hành vi xâm kích của mình nhưng về cơ bản, so với các chuẩn mực xã hội nói chung, hành vi xâm kích bị lên án và phê phán. 2. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi xâm kích Từ những năm 40 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã xem xét xâm kích với tư cách là một vấn đề rất đơn giản. Họ coi xâm kích là sản phẩm của sự chán nản, thất vọng. Song, thực tế không hề đơn giản như vậy. Nếu coi xâm kích là một hiện tượng tâm lý xã hội thì việc nghiên cứu xâm kích đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận ở góc độ rộng hơn. Những phản ứng xâm kích của con người hiện nay được xem xét là một vấn đề phức tạp có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà yếu tố xã hội phải được tính đến đầu tiên. Những yếu tố xã hội trước tiên là những cảm xúc khác nhau của con người. Theo Leonard Berkowitz và các cộng sự: phim ảnh bạo lực có ảnh hưởng lớn đến hành động xâm kích của con người. Ông cho rằng đối với những cá nhân có tính tình nóng nảy thì dễ bị kích thích bởi các phim bạo lực hơn những người khác. Một yếu tố khác làm cho cá nhân dễ có hành động xâm kích bằng hành vi bạo lực đó là những người không muốn bộc lộ bản thân, họ thường giấu tên, mạo danh hoặc nặc danh. Nghiên cứu của Epstein, Taylor (1967); Shortell, Epstein và Taylor (1970), cho thấy những cá nhân trong trạng thái tinh thần mệt mỏi, tinh thần không sáng suốt thì hành động xâm kích mạnh mẽ hơn những cá nhân có tinh thần ở trạng thái tích cực, hoặc khi hành vi của cá nhân có chủ ý thì tính xâm kích thể hiện rõ hơn là khi hành động của chủ thể mang tính ngẫu nhiên. 3. Xâm kích có tổ chức Một điều kiện tốt của xâm kích là nó được thực hiện trong bối cảnh có tổ chức. Những con người bình thường phạm phải sự xâm kích và thậm chí cả hành vi bạo lực cho rằng đó là sự thực hiện các hành động cũng giống như một phần của “công việc của họ” (Vander Zanden, James Wilfrid, 1977). Đó chính là sự xâm kích có tổ chức. Stanley Milgram đã tiến hành một số thí nghiệm và đã phát hiện ra rằng, nhiều người có hành động xâm kích và bạo lực lại là những người ngoan ngoãn vâng theo quyền lực. Khi hành động trong một tổ chức, con người dám làm những việc mà một mình họ không dám làm. Họ cảm thấy mình được quyền tha thứ cho hành động của mình. Họ cảm thấy mình như là một “con tốt” nhiều hơn là “người sáng tạo ra hành vi”. Họ nghĩ “Nếu tôi không làm việc đó (hành động xâm kích) thì ai đó sẽ thực hiện” (De Charms, 1968, Kipnis, 1974). Bạo lực là dẫn chứng điển hình của hành động xâm kích. Hai nhà tâm lý học Mỹ Vander Zanden và James Wilfnd đã thống kê một số liệu về hành vi bạo lực ở Mỹ trên cơ sở phỏng vấn 1.176 người dân Mỹ đã trưởng thành cho thấy: - Có 13% những người Mỹ trưởng thành đã chống lại hoặc dùng tay đánh những người khác. 18% người Mỹ đã bị nhắc nhở về hành vi chống lại hoặc dùng tay đánh người nào đó. - Có 1/5 người Mỹ tán thành việc tát vợ (hoặc chồng) trong trường hợp được phép: 16% trẻ em Mỹ ở tuổi dưới 16, đang học trong trường phổ thông và 25% sinh viên đại học đồng ý việc này. - Có 41% người Mỹ trưởng thành nói rằng họ có một khẩu súng của mình (một số có vài khẩu). - 43% người da trắng và 27% người da đen có súng ngắn. - 50% người dân Mỹ ủng hộ việc giáo viên trong trường phổ thông sử dụng các biện pháp trừng phạt (về thể xác) khi có nguyên nhân chính đáng. - Cứ 10 người Mỹ thì có 9 người nói rằng họ đã sử dụng hình thức phát vào đít đứa trẻ. - Chỉ có 18% người da trắng quả quyết rằng họ không có hành vi bạo lực, 9% cho rằng mình có thể có những hành vi bạo lực. 43% người da đen cho rằng mình là những viên chức không vâng lời, 25% cố gắng để không có hành vi bạo lực. - 28% người dân Mỹ cho rằng cảnh sát thường sử dụng vũ lực nhiều hơn là thuyết phục. - 58% đồng ý với quan điểm: Bản chất của con người là thường xuyên tạo nên chiến tranh và xung đột. - 62% người dân Mỹ biện minh rằng chiến tranh là sự hợp pháp hóa công cụ của đường lối chính trị. Rõ ràng, khi đứng trong tổ chức và được tổ chức “bảo lãnh” hành vi xâm kích sẽ phát triển và mức độ bạo lực sẽ gia tăng. HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC: Tri thức tâm lý học xã hội về ảnh hưởng xã hội, định kiến và xâm kích xã hội có thể được xếp chung vào những hiện tượng tâm lý xã hội chi phối quá trình hình thành, vận hành các quan hệ xã hội. Do vậy, hướng vận dụng chủ yếu là giúp giảng viên có thể xây dựng và vận hành các quan hệ xã hội với sinh viên một cách thuận lợi hơn (lĩnh vực can thiệp tâm lý xã hội, hình thành kĩ năng xã hội). - Trong việc đánh giá sinh viên, cần quan tâm đến môi trường sinh viên, môi trường văn hóa sinh viên đang hoạt động để đánh giá một cách khách quan, không quy chụp chủ quan rút ngắn khoảng cách thế hệ. - Tránh các định kiến xã hội trong quan hệ với sinh viên, đồng nghiệp; chủ động điều chỉnh, phá bỏ các định kiến xã hội đối với sinh viên và đồng nghiệp. Một khi cá nhân nhận biết mình bị điều khiển bởi các định kiến xã hội, cá nhân có thể thay đổi định kiến một cách có ý thức. - Hình thành khả năng tự chủ, điều khiển các hành vi của bản thân. Trong quan hệ với sinh viên tránh sắc thái bạo lực trong ngôn ngữ, thái độ và hành vi. Đồng thời cũng lưu ý uốn nắn các hành vi từ phía sinh viên. - Thông qua các hoạt động làm việc nhóm. Thảo luận, các nhóm T - training để hình thành các kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng tương tác xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V 1. Ảnh hưởng xã hội là gì? Môi trường văn hóa và nhóm có thể ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của cá nhân? Có thể vận dụng các tri thức này vào việc dạy học như thế nào? 2. Phân tích một số định kiến xã hội để làm rõ bản chất của nó. Đưa ra các biện pháp cụ thể cho việc điều chỉnh 1 định kiến xã hội mà anh, (chị) cho là cần thay đổi. 3. Xâm kích là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự xâm kích? Cần làm gì để giảm các hành vi xâm kích? Chương 6: Nhân cách trong TLH xã hội I. KHÁT NIỆM NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Nhân cách là khái niệm được phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội. Khái niệm nhân cách được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong sinh hoạt cộng đồng. Lúc đó người ta thường nói đến nhân cách với nghĩa là cốt cách làm người. Còn hiểu đúng nghĩa khái niệm nhân cách với nhãn quan của nhà khoa học thì khác với cách hiểu theo nghĩa đời thường. Nhân cách là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Triết học, Xã hội học, Đạo đức học, Giáo dục học Tâm lý học... Bất cứ khoa học nào nghiên cứu về con người đều quan tâm đến nhân cách. Dưới góc độ của mỗi khoa học khác nhau, nhân cách được quan niệm khác nhau. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về con người, vì vậy nhân cách là một phạm trù cơ bản của tâm lý học. Tâm lý học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Các chuyên ngành của tâm lý học đều xem xét nhân cách từ các phương diện khác nhau. Cho nên, phân biệt một cách rạch ròi sự khác nhau về khái niệm nhân cách trong tâm lý học đại cương hay Tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách là rất khó. Nhưng nhân cách thuộc về Tâm lý học xã hội hơn là nhân cách thuộc về tâm lý học nói chung. Về khía cạnh nào đó, nhân cách trong Tâm lý học xã hội bao trùm rộng hơn nhân cách trong tâm lý học. Cho đến giờ phút này, sự tranh luận về khái niệm nhân cách vẫn còn đang tiếp diễn. Có thể nêu một số quan điểm cơ bản dưới đây. 1. Quan điểm của các tác giả nước ngoài a) Quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây Những người theo trường phái Phân tâm học mà đại diện là S.Freud cho rằng, bản chất của nhân cách phát sinh từ các quá trình tâm lý nội tại. Sự xung đột này xảy ra giữa sự thúc đẩy của cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Động lực của sự phát triển nhân cách nằm trong vô thức. Hầu hết các đặc trưng cơ bản của nhân cách được hình thành khi con người ở độ tuổi lên năm, lên sáu. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này diễn ra mạnh mẽ hơn ở tuổi thanh niên. Nhân cách có thể thay đổi ở độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_xa_hoi_phan_2.pdf