Giáo trình Tảo lam độc - Nguyễn Thị Tuyết

Mục lục:

Phần I: Giới thiệu tảo lam

 I.Đặc điểm chính của tảo lam.

 II.Vai trò của tảo lam.

 III. Phân bố.

 IV. Cấu trúc chủ yếu.

 V. Sinh sản.

Phần II: Độc của tảo lam

 I.Các loại độc tố và tính gây độc của tảo lam

II.Khảo sát hiện tượng “thủy triều đỏ”-hiện tượng “nở hoa nước” của tảo lam gây độc cho thủy vực.

 III.Biện pháp xử lý hiện tượng nở hoa nước của tảo lam độc

 

doc17 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Tảo lam độc - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh BÁO CÁO TIỂU LUẬN Thành viên: MSSV: 1.Nguyễn Thị Tuyết 08116102 2.Võ Hồng Nguyên 08116102 3.Nguyễn Thị Bích Tuyền 08116102 4.Hồ Trung Hưng 08116102 5.Nguyễn Tài Năng 08116102 6.Trần Thị Phương Nga 08116102 Lớp:DH08N Giáo viên hướng dẫn: Chuyên đề: Mục lục: Phần I: Giới thiệu tảo lam I.Đặc điểm chính của tảo lam. II.Vai trò của tảo lam. III. Phân bố. IV. Cấu trúc chủ yếu. V. Sinh sản. Phần II: Độc của tảo lam I.Các loại độc tố và tính gây độc của tảo lam II.Khảo sát hiện tượng “thủy triều đỏ”-hiện tượng “nở hoa nước” của tảo lam gây độc cho thủy vực. III.Biện pháp xử lý hiện tượng nở hoa nước của tảo lam độc Phần I: Giới thiệu tảo lam -Việt Nam là một đất nước có rất nhiều các loại hình thủy vực. Ngoài nhiệm vụ điều tiết khí hậu, giao thông, các thủy vực còn là nơi phát triển thủy sản cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. - Các thực vật phù phiêu sinh trưởng tạo nên năng suất sơ cấp trong các thủy vực, trong đó có một số loài gây hại cho cá, động vật và con người.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tảo lam là loài có ảnh hưởng lớn đến các thủy sinh vật. -Tảo lam thuộc họ Eubacteria cùng với Archaebacteria tạo nên nhóm Prokaryote. -Một số hình ảnh về tảo lam I . Đặc đểm chính của tảo lam: -Tảo lam đa dạng về hình dạng tản:đơn bào,sợi và cả cấu trúc nhu mô đơn giản .Không có dạng tế bào roi. -Có cấu tạo giống vi khuẩn:không ty thể,không nhân rõ rang, không golgy không lưới nội nguyên sinh chất. -Sắc tố quang hợp trong thylakoid nằm tự do trong nguyên sinh chất .Thylakoid không có dạng hình đĩa chồng lên nhau. -Thylakoid chứa chlorophyll a và không có chlorophyll b,c. -Tế bào có màu lam đến tím nhưng đôi khi có màu đỏ hoặc xanh lục.Màu xanh là do có liên quan đến phycocyanin và allphycocyanin còn mau đỏ là do phycocerythin. -Chất dự trữ là tinh bột cyanophycean. -Cấu trúc thành tế bào là murein và tế bào thường được bao phủ bởi một lớp màng nhày. -Chỉ sinh sản theo hình thức vô tính. -Sống ở khắp nơi:nước ngọt,nước mặn lẫn trên cạn. II.Vai trò của tảo lam. Một số TL(tảo lam) có khả năng cố định nitơ tự do, khả năng này có ý nghĩa lớn ở đất trồng lúa ngập nước. +Trước khi đất bị ngập nước, lượng nitơ do TL cố định chỉ chiếm 30%, sau thời gian ngập nước, giá trị nâng lên tới 70% so với nitơ tổng số. +Năng suất cố định nitơ của TL cao nhất trong điều kiện đầy đủ ánh sáng. Khả năng cố định nitơ của TL ở đất lúa vùng nhiệt đới có ý nghĩa lớn; mức độ cố định nitơ của tảo ở đây cao hơn nhiều so với các vi khuẩn sống tự do. Ở ruộng lúa có TL và tảo lục phát triển mạnh, lượng nitơ do tảo cố định có thể xấp xỉ bằng lượng nitơ mà thực vật hấp thụ. Một số loài có độc tố cao gây ngộ độc cho các loài thủy sinh thực vật,gây ô nhiễm môi trường.. III. Phân bố : -Có môi trường phân bố rộng đa số sông ở vùng nước ngọt nhưng các loài sống ở vùng nước mặn có sinh khối lớn. -Ngoài khả năng sống tự lập còn có khả năng sống cộng sinh và kí sinh. -Có tính rộng nhiệt,rộng độ mặn,PH. -Có mặt trong thành phần phiêu sinh thực vật nước ngọt cả nước đứng lẫn nước chảy.Tảo lam có khả năng sử dụng ánh sáng có cường độ thấp nên chúng có thể phát triển ở phía dưới tầng mặt . -Một số loài sống trong đất mùn,đá cành cây trên cạn. IV. Cấu trúc chủ yếu +Sắc tố: phycocyanin và allophycocyanin +Tế bào chất: miền ngoại biên và miền trung biên +Ribosome: +Không bào khí:gồm nhiều ống khí hình thuôn dài giông như ở vi khuẩn. +Chất dự trữ: +Vách tế bào +Dị bào +Bì bào tử V. Sinh sản Vòng đời tảo spirulina Sinh sản vô tính gồm phân cắt tế bào,bào tử ( nội bào tử và ngoại bào tử) và tảo đoạn Tảo đoạn Trong các loài tảo lam người ta đã nghiên cứu thông kê được khoảng 20 giống mang độc tố như Anabaena,Microcystis,Nodularia,Oscillatoria Anabaena Oscillatoria Phần II: Độc của tảo lam I.Các loại độc tố và tính gây độc của tảo lam -Các loài Tảo thường gây nở hoa nước gây độc hại: Harmful and toxic algae Microcystis, Anabaena, Oscillitoria, Hapalosiphon and Anabaenopsis, Cylindrospermopsis and Aphanizomenon. Alexandrium, Pseudo-nitzschia, Gyrodiunium, Dinophysis -Độ độc của tảo phụ thuộc vào mật độ của tảo,loại và lượng chất độc.loài kích thước,giới tính và tuổi của loài động vật ăn phải. -Tảo lam gây độc qua 2 con đường: -Tạo nên một quần xã vi khuẩn lam rộng lớn trong môi trường nước.khi chung phát triển quá mức khiến hàm lượng oxy trong nước giảm đi đột ngột.Đó là nguyên nhân làm cho cá bị chết ngạt.Hiện tượng này thường xảy ra cuối giai đoạn nước nở hoa do tác động của vi khuẩn lam đã sống và đã chết. Cá chết do bị chết do bị nhiễm độc tảo lam ở Hồ Giảng Võ. Hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung ô nhiễm là lớp tảo lam chết nổi váng trên mặt hồ gây mùi hôi. -Một số tảo lam tiết ra độc tố cyanotoxin làm suy yếu và gây chết cho các sinh vật đã bắt mồi ăn chúng.Về mặt sinh li độc tố của vi khuẩn lam được chia lam hai loại Độc tố thân kinh và độc tố gan +Độc tố thần kinh Neurotoxins như atoxin,atoxin-a,homonatoxin,saxitoxin :là các acoloid thành phần chứa Nitrogen có trọng lượng phân tử thấp. dẫn truyền xung từ nơ ron thần kinh này sang nổn thần kinh khác và từ nơ ron tới cơ của động vật và người.Dấu hiệu bị nhiễm độc tố như:choáng váng,lảo đảo,co giật cơ,thở hổn hển và co quắp chân tay.Khi bị nhiểm độc tố ở nồng độ cao thì hô hấp khó khăn ,có khi ngừng thở.Độc tố thần kinh Anatoxin được tổng hợp từ các loài vi khuẩn lam thuộc chi Anabaena,Aphanizomenon,Osillatoria và Trchodesmium. +Độc tố gan Hepatotoxin:là chất kiểm chế protein photphotases I và 2A,gan chảy máu trong gan.Dấu hiệu khi bi nhiễm độc tố biểu hiện cơ thể yếu ớt,nôn mưa,tiêu chảy và rét run.Độc tố gan gồm có :Microcystin và Nodularin. Sự nở hoa của tảo lam gây ô nhiêm môi trường nước Tảo lam trực tiếp tạo ra chất độc -Độc tố của tảo lam rất quan trọng trong các thủy vực nước ngọt.Các động vật khi uống nước có vi khuẩn lam thì độc tố trong nước xâm nhập vào các vùng rộng lớn của ruột và gây tác động đến cơ thể .Mặt khác rất nhiều vi khuẩn lam sản sinh ra 2-methylisoboneal MIB và geosmin,cả hai chất này có mùi vị và hương bùn,đất.Sự có mặt của các chất nay là một vấn đề phải quan tâm trong cung cấp nước cho thành phố và công nghệ nuôi thủy sản.Cả hai MIB và geosmin đều liên quan tới sự tổng hợp Chlorophyll và carotenoid. II.Khảo sát hiện tượng “thủy triều đỏ”-hiện tượng nở hoa nước của tảo lam gây độc cho thủy vực - Hiện tượng nở hoa nước ở tất cả các thủy vực đã nghiên cứu hầu hết do các loài thuộc chi Microcystis, ngành tảo lam gây nên. -Là một trong hai con đường gây ngộ độc cho thủy sinh thực vật do tảo trong đó có tảo lam . -Hiện tượng “thủy triều đỏ” và nở hoa nước thường làm cho các ao nuôi thủy sản thất thu hay lam giảm chất lượng thủy sản,đặc biệt là các độc tố có tính chất tích lũy trong cơ thể vật nuôi. -Mối đe dọa của khu hệ động thực vật ở nước -“Thủy triều đỏ” ,hiện tượng nở hoa nước là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo.Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng đến hàng hàng triệu tế bào/lít làm biến đổ màu của nước từ xanh lục đậm,đỏ cho đến vàng xám.(người dân thường gọi là nước cám hay mùn cưa). Một trong những nguyên nhân  khiến hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung ô nhiễm là lớp tảo lam chết nổi váng trên mặt hồ gây mùi hôi. -Hiện tượng “thủy triều đỏ” liên quan chặt chẽ đến sự phú dưỡng của thủy vực.Nguyên nhân của hiện tượng này có liên quan đến các yếu tố môi trường như:nhiệt độ ,độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí –thủy văn.Ngoài ra các chất thải từ các nhà máy chế biến thủy sản,hóa chấtcũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành “thủy triều đỏ”. -Hầu hết các loại vi tảo biến nở hoa thưởng đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi ,hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh thực vật.Tảo chết và chìm xuống đáy thủy vực và bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là vi khuẩn. -Kết quả gây nên hiện tượng thiếu oxy trong các tầng nước làm chết các loài thủy sản.Quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước,gây tăng các khí độc.Đến nay ,các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng 300 loài vi tảo đã hình thành sự nở hoa làm thay đổ màu nước.Trong đó có khoảng ¼ loài gây hiện tượng nở hoa có khả năng sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước,nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con người. -Tại Việt Nam,hiện tượng “thủy triền đỏ” cũng đã xảy ra ở nhiều nơi .Tuy nhiên khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo là cao nhất,hiện tượng này dường như xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 8,khi nhiệt độ ấm lại và cường độ bức xạ cao nhất trong năm.Cũng trong thời kì tháng 7-8 hiện tượng nước trồi tỏ ra mạnh nhất,nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng nước trồi có quan hệ mật thiết đến sự nở hoa của vi tảo.Đồng thời nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm,cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa.Hiện tượng nở hoa thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và ao nuôi thủy sản. -Theo các nhà khoa học,hiện tượng “Thủy triều đỏ” và “nở hoa nước” là một trong những vấn đề cấp bách được quan tâm nghiên cứu cụ thể và lâu dài như:Về hiện tượng “Thủy triều đỏ” và “nở hoa nước”;về hình thái phát triển và sản sinh độc tố của mọt số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa.Trên cơ sở đó,có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng ,đồng thời đánh giá đày đủ về những thiệt hại mà nó gây ra. III.Tảo lam trong nuôi trồng thủy sản -Tảo là sinh vật sử dụng chất vô cơ trong ao nuôi làm thức ăn. Ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo cần CO2 để quang hợp và sản xuất ra Oxy. Khi không có ánh sáng mặt trời, hoặc ban đêm, tảo vẫn phải dùng Oxy để hô hấp, do đó hàm lượng Oxy hòa tan dao động lớn. Nếu môi trường ao nuôi quá kém, bị ô nhiễm chất hữu cơ như các bạn nói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phiêu sinh vật. -Tảo lam là loại tảo không cần thiết cho ao nuôi, thường gây cho tôm có mùi bùn, hôi. Ngoài ra còn có nhóm sản xuất ra chất nhờn ở thành tế bào gây chèn ép mang tôm, khi phát triển cực đại làm cho độ pH trong nước tăng cao - Khi mật độ tảo lam trong nước lớn, màu của nước sẽ đậm làm cho độ pH tăng cao, đặc biệt là vào buổi chiều. Nguyên nhân là tảo đã sử dụng hết khí CO2 hòa tan trong nước để quang hợp và phải dùng CO2 từ sự phân hủy của biocarbonat nên làm cho độ pH tăng cao hơn. Khi độ pH tăng lên đến 10-11 chính là ngưỡng gây độc cho bản thân phiêu sinh vật và thường được gọi là sự mất màu của nước. IV.Biện pháp xử lý chất độc hại và hiện tượng “nở hoa nước” của tảo lam -Có thể xử lý sự nở hoa nước bằng CuSO4 với nồng độ 0,01%. Nước chứa tảo độc lọc qua than hoạt tính cho nước trong, không thấy gây hại cho cá. Hình ảnh tảo lam gây ô nhiểm nước Hồ Xuân Hương (11-2008) -Hiện tượng nước bị ô nhiểm là do hiện tượng “nở hoa” của tảo lam.Để xử lí hiện tượng trên cần tiến hành khảo sát nguồn nước thải xung quanh hồ,dòng chảy của các nguồn nước phía đầu nguồn để xây dựng lại các hồ lắng một cách hợp lí,hiệu quả đồng thời nạo vét lại toàn bộ lòng hồ nhầm diệt trừ tận gốc hiện tượng nở hoa ở nơi bị ô nhiễm tảo do tảo lam. -Thay nước cho ao nếu cần thiết(sinh không thể tự hồi phục trong thời gian ngắn). -Dùng chế phẩm diệt tảo. Nguồn: 1.Google.com.vn 2.Tuoitre.com 3.Baigiangviolet.com 4.Fistennet.com 5.Nhandan.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_tao_lam_doc_nguyen_thi_tuyet.doc