MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU: NỘI QUY – MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1
BÀI 1: SỬ DỤNG CÁC LỆNH CƠ BẢN
BÀI 2: ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH TUẦN TỰ
BÀI 3: ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG
BÀI 4: ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
25 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thí nghiệm PLC - Nguyễn Lê Nhựt Tuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
THÍ NGHIỆM PLC
BIÊN SOẠN: NGUYỄN LÊ NHỰT TUYÊN
TP.HCM, 02/2009
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU: NỘI QUY – MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1
BÀI 1: SỬ DỤNG CÁC LỆNH CƠ BẢN
BÀI 2: ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH TUẦN TỰ
BÀI 3: ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG
BÀI 4: ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
Bài mở đầu
NỘI QUY – MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Nội quy phòng thí nghiệm
1. Giờ giấc
- Sinh viên có mặt trước giờ thí nghiệm 5 phút, tập trung trước cửa Phòng thí nghiệm Điện tử. Giờ bắt đầu vào lớp:
Buổi sáng: 7h30’
Buổi chiều: 13h30’
- Đúng giờ thí nghiệm, được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn, các sinh viên trật tự bước vào phòng thí nghiệm. Cứ sau mỗi 5 phút đi trễ, các sinh viên sẽ bị trừ 1 điểm tương ứng vào điểm bài thí nghiệm của ngày hôm đó. Sau 15 phút, các sinh viên đi trễ sẽ không được vào phòng thí nghiệm và xem như vắng mặt ngày hôm đó.
- Trước giờ ra về 30 phút, các nhóm sinh viên hoàn tất hoặc chưa hoàn tất bài thí nghiệm phải dừng thí nghiệm và nộp báo cáo thí nghiệm cho giáo viên hướng dẫn. Riêng những nhóm sinh viên hoàn tất bài thí nghiệm sớm, sau khi nộp báo cáo, nếu có nguyện vọng có thể xin phép giáo viên hướng dẫn cho về sớm. Giờ ra về:
Buổi sáng: 11h00’
Buổi chiều: 17h00’
2. Tổ chức lớp học và cách đánh giá sinh viên
- Lớp học được chia thành 4 nhóm sinh viên, tùy sĩ số lớp mà số lượng sinh viên mỗi nhóm sẽ dao động từ 3 đến 5 sinh viên.
- Các sinh viên vắng mặt coi như bị điểm 0 bài thí nghiệm ngày hôm đó. Các sinh viên chỉ được vắng tối đa 01 buổi thí nghiệm và sẽ học bù trong buổi thí nghiệm dự trữ, nếu vắng quá 01 buổi sẽ bị cấm thi.
- Điểm trung bình cuối cùng sẽ là trung bình cộng của 2 cột điểm: điểm thí nghiệm và điểm kiểm tra cuối kỳ.
Điểm thí nghiệm (chiếm 30%): là trung bình cộng của điểm 4 bài thí nghiệm. Điểm mỗi bài thí nghiệm sẽ là điểm chung của nhóm. Điểm thí nghiệm được tính dựa trên quá trình thí nghiệm và quyển báo cáo nộp vào cuối khóa học.
Điểm kiểm tra cuối kỳ (chiếm 70%): sau khi hoàn tất xong các bài thí nghiệm, mỗi sinh viên đều phải trải qua một đợt kiểm tra cuối kỳ. Nội dung kiểm tra sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên từ nội dung các bài thí nghiệm.
3. Quy chế
- Mỗi thao tác bật nguồn cung cấp cho kit thí nghiệm phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Do đó, trước khi thực hiện các thao tác này, hãy đề nghị giáo viên hướng dẫn kiểm tra kit thí nghiệm. Mỗi thao tác cần cẩn thận, có mục đích và sự hiểu biết, bất cứ một vấn đề nào không rõ ràng, hãy hỏi giáo viên hướng dẫn.
- Khi bước vào phòng thí nghiệm, các sinh viên để cặp táp, giỏ xách trên giá để cặp sách, chỉ được đem vào phòng thí nghiệm các dụng cụ học tập cho phép.
- Khác với giờ học lý thuyết, giờ thí nghiệm sẽ không có thời gian giải lao giữa giờ. Các sinh viên muốn ra khỏi phòng thí nghiệm trong giờ thí nghiệm phải nộp giáo viên hướng dẫn thẻ sinh viên của mình. Mỗi lần ra khỏi phòng thí nghiệm không được quá 05 phút. Nếu không có nhiệm vụ cụ thể, các sinh viên nên hạn chế ra khỏi chỗ ngồi thí nghiệm của nhóm mình.
- Đầu giờ, khi nhận các thiết bị, linh kiện thí nghiệm của bài ngày hôm đó, sinh viên có trách nhiệm kiểm tra số lượng, tình trạng các thiết bị, linh kiện đó. Trong quá trình thí nghiệm, nếu nhóm nào làm sai (hoặc cố tình làm sai) các hướng dẫn trong bài thí nghiệm dẫn đến hư hỏng linh kiện, dụng cụ, thiết bị của phòng thí nghiệm, cả nhóm đó có nghĩa vụ bồi thường (bằng hiện vật) linh kiện, dụng cụ, thiết bị đã bị hư hỏng. Cuối giờ, nhóm có nhiệm vụ hoàn trả lại phòng thí nghiệm các thiết bị, linh kiện đã được cấp theo đúng chất lượng và đủ số lượng.
- Tuyệt đối không được đem các linh kiện, dụng cụ, thiết bị của phòng thí nghiệm ra khỏi phòng mà không được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và thực hiện các hành vi làm phát sinh ra lửa trong phòng thí nghiệm.
- Không tụ tập nói chuyện hoặc ăn uống trong phòng thí nghiệm.
4. Dụng cụ học tập
Mỗi nhóm thí nghiệm phải tự trang bị cho nhóm các dụng cụ học tập sau:
Bút, viết, máy tính.
Quyển Hướng dẫn thí nghiệm PLC.
5. Lịch thí nghiệm
TUẦN 1
TUẦN 2
TUẦN 3
TUẦN 4
TUẦN 5
TUẦN 6
NHÓM 1
BÀI
MỞ
ĐẦU
BÀI 1
BÀI 2
BÀI 3
BÀI 4
ÔN
TẬP
NHÓM 2
BÀI 2
BÀI 3
BÀI 4
BÀI 1
NHÓM 3
BÀI 3
BÀI 4
BÀI 1
BÀI 2
NHÓM 4
BÀI 4
BÀI 1
BÀI 2
BÀI 3
II. Một số kiến thức cơ bản về nội dung thí nghiệm
1. Sử dụng phần mềm Step 7-Micro/WIN
Step 7-Micro/WIN là phần mềm dùng lập trình cho PLC S7-200 của Siemens.
a. Tạo project mới: Start ® Simatic ® Step 7-Micro/WIN 32 V3.2.0.105.
b. Soạn thảo chương trình Ladder:
Cách 1: Dùng thanh Toolbar.
Chọn vị trí đặt lệnh:
Click vào biểu tượng thích hợp trên thanh công cụ:
Xuất hiện danh sách lệnh và chọn lệnh phù hợp:
Đặt địa chỉ hoặc các thông số cần thiết:
Cách 2: Kéo – thả lệnh từ cây tập lệnh vào vị trí cần thiết trong vùng soạn thảo:
Chọn lệnh:
Kéo và thả vào vị trí mong muốn:
Có thể đặt tên hoặc ghi chú thích cho từng network:
Để chương trình tường minh, tránh nhầm lẫn, dễ kiểm tra, ta nên đặt tên biến cho địa chỉ:
Click vào biểu tượng Symbol Table .
Đặt tên biến và chú thích (nếu cần):
Muốn trở về màn hình soạn thảo chương trình Ladder click vào Program Block .
c. Biên dịch
Khi đã soạn thảo xong ta tiến hành biên dịch, vào menu PLC ® Compile (biên dịch trang soạn thảo hiện thời) hoặc Compile all (biên dịch toàn bộ project gồm chương trình chính, chương trình con và chương trình ngắt (nếu có)) hoặc có thể dùng biểu tượng trên thanh Toolbar.
Nếu có lỗi sẽ báo như sau:
Khi đó double click vào dòng báo lỗi sẽ di chuyển đến network có lỗi và ta tiến hành sửa lỗi.
d. Download
Khi chương trình đã hết lỗi, ta download xuống PLC theo các bước:
Dừng PLC: click vào biểu tượng Stop .
Download chương trình xuống PLC: click vào biểu tượng Download .
Cho PLC chạy: click vào biểu tượng Run .
Xem trạng thái các tiếp điểm và ô nhớ khi PLC đang chạy: click vào biểu tượng Program Status .
2. Tìm hiểu chức năng các lệnh của PLC S7-200
Để tìm hiểu chức năng của từng lệnh trong PLC ta sử dụng phím F1 là hiệu quả nhất:
Chọn lệnh cần tìm hiểu:
Nhấn phím F1, xuất hiện tài liệu của lệnh cần tìm hiểu:
Định dạng văn bản
Trước khi định dạng cần quét khối vùng cần định dạng.
Chọn đơn vị đo: Tools ® Options, chọn General, trong Measurement units chọn Centimeters.
Định dạng trang: File ® Page Setup, trong Margins thiết lập Top = 2 cm, Bottom = 2 cm, Left = 2.5 cm, Right = 2 cm.
Định dạng font chữ: Format ® Font, trong Font chọn Times New Roman, Font Style chọn Regular, Font Size chọn 12.
Định dạng đoạn văn: Format ® Paragraph, thiết lập các thông số như sau:
Bài 1
SỬ DỤNG CÁC LỆNH CƠ BẢN
1) Thí nghiệm 1
Khởi động động cơ:
- Nhấn start động cơ chạy
- Nhấn stop động cơ ngừng
Bằng 2 cách:
- Tự giữ
- Set Reset
2) Thí nghiệm 2
Nhấn start động cơ chạy thuận 5s ngừng 2s sau đó chạy nghịch
Nhấn stop thì dừng
3) Thí nghiệm 3
Dùng timer viết chương trình tạo tín hiệu ra dạng xung vuông với chu kỳ 10s, tín hiệu ON trong 6s và OFF trong 4s. Mỗi khi tín hiệu ON dùng counter đếm số xung. Đủ 10 xung thì reset counter va đếm lại.
4)Thí nghiệm 4
Có 5 băng chuyền như hình vẽ, trên mỗi băng chuyền có 1 cảm biến phát hiện sản phẩm. Hãy đếm tổng số sản phẩm trên 5 băng chuyền và khi số sản phẩm được 10 thì xuất ra đèn led báo hiệu. Sử dụng lệnh counter và lệnh tăng.
Tên biến
CB1
5)Thí nghiệm 5:
Viết chương trình tính n! của một số nguyên dương n bằng cách sử dụng vòng lập FOR NEXT.
6) Thí nghiệm 6
Viết chương trình phát hiện chiều di chuyển của vật biết rằng đế phát hiện chiều dịch chuyển của vật ta dùng 2 sensor kế tiếp nhau. Vật di theo chiều thuận thì sensor 1 tác động trước rồi đến sensor 2. Chiều ngược lại thì sensor tác động ngược lại.
7) Thí nghiệm 7
Viết chương trình thực hiện phép toán n!+m! dùng chương trình con tính n! theo thí nghiệm 5
8) Thí nghiệm 8
Viết chương trình đọc thời gian thực của đổng hồ. Kiểm tra xem đã đúng với thời gian hiện tại chưa, sau đó thiết lập lại thời gian thực cho đồng hồ.
Bài 2
ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH TUẦN TỰ
I.Thí nghiệm 1
Mô hình điều khiển dùng trong thí nghiệm 1 như sau:
Tùy theo yêu cầu của từng thí nghiệm mà sinh viên sẽ kết nối các tín hiệu theo bảng sau:
Ký hiệu
Địa chỉ I/O
Ý nghĩa
PB1
I0.0
Nút nhấn START
PB2
I0.1
Nút nhấn STOP
PB3
I0.2
Cảm biến 1 (CB1) để phát hiện vị trí HOME
SW1
I0.3
Cảm biến 2 (CB2) để phát hiện vị trí dừng
PB5
I0.4
Cảm biến 3 (CB3)để đếm sản phẩm rơi xuống
LP0
Q0.0
Động cơ điều khiển xe chạy sang phải
LP1
Q0.1
Động cơ điều khiển xe chạy sang trái
LP2
Q0.2
Động cơ điều khiển mở xilô cho sản phẩm rơi xuống
1. Thí nghiệm 1.1
Khi nhấn START, xe đang ở vị trí HOME sẽ di chuyển từ trái sang phải. Khi CB2 tác động, xe dừng lại 5s rồi quay về vị trí HOME.
Soạn chương trình sau và lưu trên Desktop với tên TN11.mwp.
Bảng ký hiệu các biến
Download chương trình xuống PLC và kiểm tra.
2. Thí nghiệm 1.2
Giữ nguyên kết nối và chương trình như thí nghiệm 1.1 nhưng nối I0.3 với PB4.
Kiểm tra chương trình có thực hiện giống thí nghiệm 1.1 không? Nếu không thì tại sao?
Viết lại chương trình cho thực hiện giống thí nghiệm 1.1 và lưu với tên TN12.mwp trên Desktop.
Chú ý: Việc nối I0.3 với PB4 chỉ thực hiện trong thí nghiệm 1.2, các thí nghiệm khác thì vẫn nối I0.3 với SW1.
3. Thí nghiệm 1.3
Dựa vào chương trình TN11.mwp viết tiếp chương trình như sau: Sau khi xe dừng 5s tại vị trí CB2 xong, cho mở xilô (Q0.2) để sản phẩm rơi xuống. Khi rơi đủ 10 sản phẩm (do CB3 phát hiện) thì đóng xilô và cho xe chạy về HOME.
Lưu chương trình với tên TN13.mwp trên Desktop.
4. Thí nghiệm 1.4
Dựa vào chương trình TN13.mwp viết tiếp chương trình như sau: Sau khi 10 sản phẩm đã rơi xuống thì delay 8s mới cho xe chạy về HOME.
Lưu chương trình với tên TN14.mwp trên Desktop.
5. Thí nghiệm 1.5
Dựa vào chương trình TN14.mwp viết tiếp chương trình như sau: Khi xe về tới vị trí HOME, cho delay 3s rồi lặp lại chu trình. Hệ thống làm việc liên tục cho đến khi nhấn STOP.
Lưu chương trình với tên TN15.mwp trên Desktop.
II. Thí nghiệm 2
Mô hình điều khiển dùng trong thí nghiệm 2 như sau:
Thực hiện kết nối các tín hiệu theo bảng sau:
Ký hiệu
Địa chỉ I/O
Ý nghĩa
PB1
I0.0
Nút nhấn START
PB2
I0.1
Nút nhấn STOP
SW1
I0.2
Cảm biến 1 (CB1) để phát hiện vị trí thùng
PB4
I0.3
Cảm biến 2 (CB2) để phát hiện vị trí sản phẩm rơi xuống
LP0
Q0.0
Động cơ 1 (ĐC1) điều khiển chạy băng tải thùng
LP1
Q0.1
Động cơ 2 (ĐC2) điều khiển quay băng tải sản phẩm
1. Thí nghiệm 2.1
Khi nhấn nút START thì dây chuyền hoạt động. Động cơ kéo băng tải thùng chạy (ĐC1) đưa thùng rỗng đến đúng vị trí băng tải sản phẩm. Khi thùng đến đúng vị trí nó sẽ tác động vào CB1. Khi đó động cơ kéo băng tải thùng dừng và động cơ kéo băng tải sản phẩm (ĐC2) bắt đầu chạylàm sản phẩm rơi vào thùng. Mỗi khi có một sản phẩm rơi vào thùng thì CB2 tác động. Khi đủ số táo quy định (5 sản phẩm) thì băng tải sản phẩm dừng lại, băng tải thùng lại chạy để đưa thùng rỗng khác đến đúng vị trí. Khi nhấn nút STOP thì dây chuyền dừng hoạt động.
Soạn chương trình sau và lưu trên Desktop với tên TN21.mwp.
Download chương trình xuống PLC và kiểm tra.
2. Thí nghiệm 2.2
Dựa vào chương trình TN21.mwp viết tiếp chương trình như sau: Sau khi nhấn nút START 5s thì dây chuyền mới hoạt đông.
Lưu chương trình với tên TN22.mwp trên Desktop.
3. Thí nghiệm 2.3
Dựa vào chương trình TN22.mwp viết tiếp chương trình như sau: Sau khi đóng đủ 3 thùng thì hệ thống dừng.
Lưu chương trình với tên TN23.mwp trên Desktop.
Bài 3
ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG
1. Mục đích
a. Tìm hiểu cách điều khiển đèn giao thông ở các chế độ.
b. Tìm hiểu chức năng đếm của timer.
Timer ngoài chức năng định thì còn có thể dùng như một bộ đếm. Ví dụ:
Giản đồ thời gian:
Khi ngõ vào cho phép (I0.0) tích cực, bộ đếm timer T37 (Word) bắt đầu đếm lên. Khi T37 (Word) đạt giá trị đặt PT thì T37 (Bit) sẽ ON. Trong thí nghiệm này ta làm việc với T37 (Word).
c. Tìm hiểu các lệnh thời gian thực
Đọc thời gian thực từ PLC và lưu vào vùng nhớ 8 byte bắt đầu từ T.
Ghi thời gian thực được định dạng trong vùng nhớ 8 byte bắt đầu từ T vào PLC.
Trong đó: EN: Bit cho phép đọc thời gian thực.
T là số 8 byte được định dạng như sau:
Ý nghĩa
Tầm giá trị
T
Năm
00 ÷ 99
T+1
Tháng
01 ÷ 12
T+2
Ngày
01 ÷31
T+3
Giờ
00 ÷ 23
T+4
Phút
00 ÷ 59
T+5
Giây
00 ÷ 59
T+6
0
00
T+7
Ngày trong tuần
0 ÷ 7 (0: Không dùng
1: Chủ nhật
2: Thứ hai
7: Thứ bảy)
Chú ý tất cả các giá trị ngày giờ đều phải được định dạng bằng kiểu BCD, ví dụ năm 2002 phải ghi là 16#02,
Ví dụ 1:
Khi I0.0 ON thì sẽ cho phép đọc thời gian thực của PLC.
Khi đó: VB0 chứa giá trị năm.
VB1 chứa giá trị tháng
VB2 chứa giá trị ngày
d. Cách viết chương trình con
- Thêm chương trình con: Click phải vào màn hình làm việc, chọn Insert ® Subroutine
2. Mô hình
3. Đấu dây và gán địa chỉ
Ký hiệu
trên panel
Ngõ ra PLC
Đặt tên biến
Ý nghĩa
FC-1R
Q0.0
Do_1
Đèn đỏ trạm 1
FC-1Y
Q0.1
Vang_1
Đèn vàng trạm 1
FC-1G
Q0.2
Xanh_1
Đèn xanh trạm 1
FC-2R
Q0.3
Do_2
Đèn đỏ trạm 2
FC-2Y
Q0.4
Vang_2
Đèn vàng trạm 2
FC-2G
Q0.5
Xanh_2
Đèn xanh trạm 2
FC-3R
Q0.6
Do_3
Đèn đỏ trạm 3
FC-3Y
Q0.7
Vang_3
Đèn vàng trạm 3
FC-3G
Q1.0
Xanh_3
Đèn xanh trạm 3
FC-4R
Q1.1
Do_4
Đèn đỏ trạm 4
FC-4Y
Q2.0
Vang_4
Đèn vàng trạm 4
FC-4G
Q2.1
Xanh_4
Đèn xanh trạm 4
W12R
Q2.2
Dobo_12
Đèn đỏ đi bộ 1 → 2
W12G
Q2.3
Xanhbo_12
Đèn xanh đi bộ 1 → 2
W23R
Q2.4
Dobo_23
Đèn đỏ đi bộ 2 → 3
W23G
Q2.5
Xanhbo_23
Đèn xanh đi bộ 2 → 3
W34R
Q2.6
Dobo_34
Đèn đỏ đi bộ 3 → 4
W34G
Q2.7
Xanhbo_34
Đèn xanh đi bộ 3 → 4
W14R
Q3.0
Dobo_14
Đèn đỏ đi bộ 1 → 4
W14G
Q3.1
Xanhbo_14
Đèn xanh đi bộ 1 → 4
3. Thí nghiệm
Tín hiệu đèn trên Trạm 1 và Trạm 3 giống nhau, Trạm 2 và Trạm 4 giống nhau nên ta chỉ cần viết chương trình điều khiển đèn trên Trạm 1 và Trạm 2, 2 trạm còn lại thì tương tự.
3.1. Điều khiển đèn giao thông ở chế độ thường
Nguyên tắc điều khiển đèn giao thông cho xe ở Trạm 1 và Trạm 2 như sau:
Trạm 1
Xanh
Vàng
Đỏ
Xanh
Vàng
Trạm 2
Đỏ
Xanh
Vàng
Đỏ
Soạn chương trình sau và download xuống PLC:
Yêu cầu:
Giải thích ý nghĩa từng network
Xác định thời gian xanh, vàng, đỏ cho mỗi trạm.
Viết lại chương trình điều khiển đèn xe với thời gian như sau:
Trạm 1
Xanh 7s
Vàng 2s
Đỏ 11s
Xanh 7s
Vàng 2s
Trạm 2
Đỏ 9s
Xanh 9s
Vàng 2s
Đỏ 9s
Biết rằng đèn đi bộ trên 1 trạm (Trạm 1 hoặc Trạm 2) được điều khiển theo nguyên tắc sau:
Đèn xe
Đỏ
Xanh
Vàng
Đèn bộ
Xanh
Đỏ
Hãy viết tiếp chương trình điều khiển đèn đi bộ cho Trạm 1 và Trạm 2:
3.2. Điều khiển đèn giao thông ở chế độ về khuya
Khi về khuya, đèn đỏ, đèn xanh và đèn đi bộ đều tắt, chỉ có đèn vàng nhấp nháy chu kỳ 2s sáng, 3s tắt. Hãy viết chương trình điều khiển đèn vàng ở Trạm 1 và Trạm 2.
3.3. Điều khiển thời gian thực đèn giao thông
Ban ngày đèn giao thông làm việc bình thường nhưng từ 23h khuya đến 5h sáng hôm sau thì chuyển sang chế độ đèn vàng nhấp nháy. Hãy viết chương trình chính và chương trình con như sau:
Chương trình chính (MAIN): Đọc thời gian thực.
Chương trình con 1 (SBR_0): Điều khiển đèn giao thông làm việc bình thường.
Chương trình con 2 (SBR_1): Điều khiển đèn giao thông làm việc chế độ về khuya.
Bài 4
ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
Thực hiện kết nối tín hiệu từ các ngõ vào ra PLC đến thang máy theo bảng sau:
OC1
Input
OC2
Output
1
I0.0
1
Q0.4
2
I0.1
2
Q0.5
3
I0.2
3
Q0.6
4
I0.3
4
Q0.7
5
I0.4
5
Q1.0
6
I0.5
6
Q1.1
7
I0.6
7
Q0.0
8
I0.7
8
Q0.2
9
I1.0
9
Q2.0
10
I1.1
10
Q2.1
11
I1.2
11
Q2.2
12
I1.3
12
Q2.3
13
GND
13
GND
14
I1.4
14
Q3.3
15
I1.5
15
16
I2.0
16
17
I2.1
17
18
I2.2
18
19
I2.3
19
20
I3.0
20
Q0.1
21
I3.1
21
Q0.3
22
I3.2
22
Q3.0
23
I3.3
23
Q3.1
24
+24V
24
Q3.2
25
+24V
25
+24V
1. Thí nghiệm 1: Hiển thị vị trí hiện tại của cabin
Yêu cầu: Mở chương trình mẫu điều khiển thang máy là Thangmay.mwp ở Desktop, vào chương trình con STATE_2 viết chương trình hiển thị vị trí hiện tại của cabin. Lưu lại với tên TN1.mwp trên Desktop, download xuống PLC và kiểm tra.
Hướng dẫn:
Ở mỗi tầng có gắn 1 LED 7 đoạn để báo vị trí hiện tại của cabin, LED này được điều khiển bởi 2 bit Q1.0 và Q1.1:
Q1.0
Q1.1
LED 7 đoạn
0
0
0
1
0
1
0
1
2
Ở mỗi tầng cũng gắn 2 công tắc hành trình để xác định vị trí của cabin, LED báo tầng hoạt động khi cả 2 công tắc hành trình cùng tác động, bảng sau cho biết các công tắc hành trình đã nối với ngõ vào nào của PLC:
Tầng
Công tắc hành trình
Ngõ vào PLC
Trệt
CB01
I0.0
CB02
I0.1
1
CB11
I2.0
CB12
I2.1
2
CB21
I0.3
CB22
I0.4
Đoạn chương trình sau hiển thị LED cho tầng trệt:
Trong đó, các ký hiệu CB01, CB02, LED7_1, LED7_2 được định nghĩa trong Symbol Table như sau:
Như vậy, khi cả hai công tắc hành trình CB01 và CB02 cùng tác động thì cabin đã đến tầng trệt, ta muốn hiển thị số 0 trên cửa cabin thì phải cho Q1.0 = 0 và Q1.1 = 0 bằng cách dùng lệnh reset bit (R).
Sinh viên viết tiếp chương trình cho các tầng còn lại.
2. Thí nghiệm 2: Hiển thị các mũi tên báo hiệu trên cửa thang máy
Yêu cầu: Mở chương trình TN1.mwp ở Desktop, vào chương trình con STATE_3 viết chương trình hiển thị các mũi tên báo hiệu trên cửa thang máy (viết vào các Network 1, 2, 3,4). Lưu lại với tên TN2.mwp trên Desktop, download xuống PLC và kiểm tra.
Hướng dẫn:
Ở mỗi tầng có các nút nhấn để gọi thang máy và các mũi tên báo hiệu tương ứng:
Tầng trệt
I0.2
Nút gọi thang xuống tầng trệt
Q0.4
Mũi tên chỉ thị gọi thang xuống tầng trệt
Tầng 1
I2.2
Nút gọi thang xuống tầng 1
Q2.0
Mũi tên chỉ thị gọi thang xuống tầng 1
I2.3
Nút gọi thang lên tầng 1
Q2.1
Mũi tên chỉ thị gọi thang lên tầng 1
Tầng 2
I0.5
Nút gọi thang lên tầng 2
Q0.5
Mũi tên chỉ thị gọi thang lên tầng 2
Khi nhấn vào nút gọi thang thì mũi tên tương ứng sẽ sáng, và khi thang đến thì mũi tên sẽ tắt. Ví dụ, khi muốn gọi thang đến tầng trệt thì phải tác động vào ngõ I0.2, đồng thời cho mũi tên tương ứng sáng (cho Q0.4 = 1), khi thang đã đến tầng trệt thì tắt mũi tên này (cho Q0.4 = 0).
Ví dụ, ở tầng trệt:
Sinh viên viết tiếp chương trình cho các tầng còn lại.
3. Thí nghiệm 3: Hiển thị LED trong cabin báo hiệu tầng đích muốn đến
Yêu cầu: Mở chương trình TN2.mwp ở Desktop, vào chương trình con STATE_3 viết chương trình hiển thị LED trong cabin báo hiệu tầng đích muốn đến (viết vào các Network 5, 6, 7). Lưu lại với tên TN3.mwp trên Desktop, download xuống PLC và kiểm tra.
Hướng dẫn:
Khi vào trong cabin ta thấy trong đó có các nút nhấn cho người dùng chọn tầng đích muốn đến, và khi nhấn vào các nút này sẽ sáng các đèn LED tương ứng.
Bảng địa chỉ:
I0.6
Điều khiển thang máy xuống tầng trệt
I3.0
Điều khiển thang máy đến tầng 1
I1.5
Điều khiển thang máy lên tầng 2
Q0.6
LED báo hiệu tầng đích là tầng trệt
Q2.2
LED báo hiệu tầng đích là tầng 1
Q3.2
LED báo hiệu tầng đích là tầng 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thi_nghiem_plc_nguyen_le_nhut_tuyen.doc