Giáo trình Thuế (Phần 2)

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệpTổ bộ môn Kế toán DN - 100 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định

- Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế

với cơ quan thuế. Kỳ tính thuế TNDN là năm dương lịch.

- Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của

tờ khai quyết toán thuế TNDN.

- Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN cho cơ quan

thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương

lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải

nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế

còn thiếu trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm

tài chính; nếu số tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết

toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số tiền thuế nộp thừa vào số thuế phải

nộp của kỳ tiếp theo.

- Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở

hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực

hiện quyết toán thuế với cơ quan Thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời

hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,

chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

- Đối với cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì

phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế.

pdf74 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thuế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à: - Đánh thuế cùng một mức vào thu nhập tổng hợp với os lượng thuế suất vừa phải để có thể quản lý tốt hơn. Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 108 - - Mức thuế không quá cao làm ảnh hưởng đến nỗ lực lao động tiết kiệm và đầu tư. - Tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội mà có thể sử dụng tuế suát ưu tiên linh hoạt cho từng loại thu nhập d/ Sử dụng kết hợp phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp kê khai trực tiếp trong quản lý thu nộp. 2.2. Đối tượng nộp thuế - Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập; - Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam); - Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm: + Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam; + Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 2.3. Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế 2.3.1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập bao gồm: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên Thu nhập thường xuyên là các khoản thu nhập phát sinh có tính chất đều đặn và ổn định trong năm của cá nhân và có thể dự tính được, bao gồm: - Tiền lương, tiền công, tiền thù lao; bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có), tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền). - Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật. - Thu nhập do tham gia hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý, Hội đồng doanh nghiệp Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 109 - - Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm, thu nhập về tiền nhuận bút; - Các khoản thu nhập ổn định mà các cá nhân thu được do tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các loại không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN như: thiết kế, kiến trúc, dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, giảng dạy, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao mang tính chuyên nghiệp. - Các khoản thu nhập do các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chi trả hộ tiền nhà, điện, nước. Riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao. - Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập. Thu nhập không thường xuyên Thu nhập không thường xuyên là các khoản thu nhập phát sinh riêng lẻ, không thường xuyên, không có tính chất đều đặn và khó có thể dự tính được bao gồm: - Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp biếu, tặng) như chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp; chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức; chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ. - Trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả khuyến mại. Tạm thời chưa thu thuế TNCN đối với các khoản thu nhập về lại tiền gửi nhân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán. 2.3.2. Thu nhập không chịu thuế Là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế. - Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi - Tiền công tác phí theo chế độ quy định. Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 110 - - Tiền ăn định lượng theo chế độ quy định đối với một số công việc, một số ngành nghề đặc biệt; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền). - Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền trợ cấp hoặc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội, các khoản trợ cấp khác từ ngân sách Nhà nước; - Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản. - Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo chế độ Nhà nước quy định. - Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát, minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận; - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân - Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tìên công của người lao động. - Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế TNDN. - Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay về phép của người nước ngoài (là đối tượng nộp thuế) 2.4. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là thu nhập chịu thuế và thuế suất. 2.4.1.Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế ở nước ta được xác định theo tiêu thức thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên Đối với thu nhập thường xuyên: khoản thu nhập này được xác định bằng tổng thu nhập thường xuyên thu được trong năm (không kể thu được trong nước hay nước ngoài) chia cho 12 tháng. Sau khi xác định được thu nhập thường Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 111 - xuyên bình quân tháng, đối chiếu với biểu thuế để xác định mức thuế phải nộp. Các trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: thu nhập thường xuyên chịu thuế là số tiền của từng cá nhân thực nhận tính bình quân tháng trong năm trên 5 triệu đồng. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (gọi là người cư trú tại Việt Nam) thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài, được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày (gọi là người không cư trú tại Việt Nam) thì thu chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh do công việc làm tại Việt Nam trong khoảng thời gian đó không phân biệt thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài . Đối với thu nhập không thường xuyên: là số thu nhập mà các cá nhân nhận được có giá trị lớn hơn 15 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập. 2.4.2. Thuế suất Thuế suất được thiết kế theo biểu lũy tiến từng phần và cho từng đối tượng nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên, và có sự phân biệt loại thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên và ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể: Đối với thu nhập thường xuyên Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 112 - Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Việc tính thuế có thể được thực hiện theo phương pháp rút gọn (phương pháp cộng đuổi) đối với thu nhập chịu thuế của công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam như sau: Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) Số thuế thu nhập phải nộp 1 Đến 5 tr.đ 5 0 trđ + 5% TNTT 2 Trên 5 tr.đ đến 10 tr.đ 10 0,25 trđ + 10% số TN vượt trên 5tr.đ 3 Trên 10 tr.đ đến 18 tr.đ 15 0,75 trđ + 15% số TN vượt trên 10tr.đ 4 Trên 18 tr.đ đến 32 tr.đ 20 1,95 trđ + 20% số TN vượt trên 18tr.đ 5 Trên 32 tr.đ đến 52 tr.đ 25 4,75 tr.đ +25% số TN vượt trên 32tr.đ 6 Trên 32 tr.đ đến 52 tr.đ 30 9,75 trđ +30% số TN vượt trên 52 tr.đ 7 Trên 80 trđ 35 18,15 trđ +35% số TN vượt trên 80 tr.đ Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: Đơn vị tính: 1000 đồng B ậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 8.000 0 2 Trên 8.000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 113 - 5 Trên 80.000 40 Số thuế trên cũng có thể được tính dựa vào phương pháp cộng đuổi theo bảng sau (đối với thu nhập chịu thuế của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động công tác ở nước ngoài) Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) Số thuế thu nhập phải nộp 1 Đến 8 tr.đ 0 0 2 Trên 8 tr.đ đến 20 tr.đ 10 0 tr.đ +10% số TN vượt trên 8tr.đ 3 Trên 20 tr.đ đến 50 tr.đ 20 1,2 tr.đ +20% số TN vượt trên 20tr.đ 4 Trên 50 tr.đ đến 80 tr.đ 30 7,2 tr.đ +30% số TN vượt trên 50tr.đ 5 Trên 80 tr.đ 40 16,2 tr.đ +40% số TN vượt trên 80tr.đ - Đối với công dân Việt Nam nếu trong năm tính thuế vừa có thu nhập ở trong nước, vừa có thu nhập ở nước ngaòi thì thuế suất áp dụng đối với thời gian ở trong nước theo Biểu thuế đổi với người Việt Nam, thời gian ở nước ngoài theo Biểu thuế đối với người nước ngoài nêu trên Đối với thu nhập không thường xuyên - Thu nhập không thường xuyên của từng cá nhân nhận được từng lần từ chuyển giao công nghệ có mức thuế suất thống nhất là 5% trên tổng số thu nhập (số thuế phải nộp = 5% tổng thu nhập nếu tổng thu nhập lớn hơn 15.000.000 đồng/lần). - Thu nhập không thường xuyên của từng cá nhân nhận được từng lần từ trúng thưởng xổ số có mức thuế suất thống nhất là 10% trên tổng số thu nhập, ( số thuế phải nộp = 10% x tổng số thu nhập, nếu tổng số thu nhập lớn hơn 15.000.000 đồng/lần). Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 114 - 2.5. Phương pháp tính thuế Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. Ví dụ 1: Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau: - Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau: + Cho bản thân là: 4 triệu đồng; + Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng; + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng - Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng. - Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là: 2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng. Ví dụ 2: Ông Y là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập thường xuyên là 90.000.000đ/tháng, số thuế thu nhập phải nộp ở từng bậc của ông Y được tính trong tháng như sau: - Bậc 1: thu nhập đến 8.000.000đ không thu - Bậc 2: thu nhập trên 8.000.000đ đến 20.000.000đ thuế suất 10% + Số thuế phải nộp là: (20.000.000đ – 8.000.000đ) x 10% = 1.200.000đ - Bậc 3: thu nhập trên 20.000.000đ đến 50.000.000đ thuế suất 20% + Số thuế phải nộp là: (50.000.000đ – 20.000.000đ) x 20% = 6.000.000đ Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 115 - - Bậc 4: thu nhập trên 50.000.000đ đến 80.000.000đ thuế suất 30% + Số thuế phải nộp là: (80.000.000đ – 20.000.000đ) x 30% = 9.000.000đ - Bậc 5: thu nhập trên 80.000.000đ đến 90.000.000đ thuế suất 40% + Số thuế phải nộp là: (90.000.000đ – 80.000.000đ) x 40% = 4.000.000đ Tổng cộng số thuế ông Y phải nộp là: 1.200.000đ + 6.000.000đ + 9.000.000 + 4.000.000đ = 20.200.000đ Theo phương pháp cộng đuổi với thu nhập là 90.000.000đ/tháng thì số thuế phải nộp tính rút gọn ông Y nộp thuế đến bậc 5 là: 16.200.000đ + (90.000.000đ – 80.000.000đ) x 40% = 20.200.000đ 2.6. Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN 2.6.1. Đăng ký thuế Mọi cá nhân có thu nhập thường xuyên chịu thuế và các cơ quan chi trả thu nhập có cá nhân thuộc diện chịu thuế thu nhập đều phải đăng ký với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế. Mỗi cá nhân chỉ phải đăng ký để được cấp mã số thuế thu nhập một lần và được cấp một mã số thuế duy nhất. Cá nhân đã được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc khai báo nộp thuế với cơ quan thuế hoặc thông báo mã số thuế cho cơ quan chi trả thu nhập. 2.6.2. Kê khai thuế và nộp thuế Tất cả các trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân đẻ nộp vào NSNN trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. - Cá nhân có thu nhập chịu thuế (bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên) có trách nhiệm chủ động khai báo về thu nhập với cơ quan chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế tại địa phương nơi làm việc. - Cơ quan chi trả thu nhập do cơ quan thuế cấp cục hoặc cấp chi cục quản lý thu thuế ( thuế GTGT, thuế TNDN) thì kê khai đăng ký, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân với cấp quản lý thuế tương ứng. - Cơ quan chi trả thu nhập không hoạt sản xuất kinh doanh (ví dụ: văn phòng Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 116 - đại diện, các tổ chức quốc tế) thì kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở. - Đối với thu nhập thường xuyên, các đối tượng nộp thuế phải thực hiện kê khai tạm nộp thuế hàng tháng theo biểu luỹ tiến từng phần. Riêng đối với các khoản thu nhập thường xuyên ngoài tiền lương, tiền công như thu nhập do tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy học, dạy nghè, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật do đặc điểm nhận không đều đặn hàng tháng, sau mỗi lần trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên thì cơ quan chi trả thu nhập tạm khấu trừ 10% trên tổng thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai nộp thuế và cấp biên lai thuế cho cá nhân có thu nhập chịu thuế. - Thuế thu nhập không thường xuyên, việc kê khai nộp thuế được thực hiện theo từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho người thu nhập. Đối với cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế thì kê khai nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 10 và nộp thuế vào ngân sách nhà nước chậm nhất vào ngày 25 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập. 2.6.3. Quyết toán thuế a) Nguyên tắc quyết toán thuế: - Quyết toán thuế đối với thu nhập thường xuyên được thực hiện theo năm dương lịch (đối với thu nhập không thường xuyên, việc quyết toán thuế được thực hiện ngay trên tờ khai theo từng lần phát sinh thu nhập). Cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập, thu nhập chịu thuế trong năm thực hiện kê khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế; - Quyết toán thuế thu nhập tại cơ quan chi trả thu nhập áp dụng đối với cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi. - Quyết toán thuế tại cơ quan thuế áp dụng đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ hai nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế và các trường hợp khác. b) Nội dung quyết toán thuế Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 117 - Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: Cá nhân tổng hợp toàn bộ thu nhập các tháng trong năm (kể cả tháng không có thu nhập), chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng làm căn cứ xác định số thuế phải nộp cả năm; đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa được thoái trả). Trường hợp trong năm tính thuế, đối tượng nộp thuế chỉ công tác, lao động ở nước ngoài thì xác định số thuế phải nộp theo Biểu thuế đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài và có chứng từ nộp thuế tại các nước đó thì được trừ số thuế đã nộp nhưng không vượt quá số thuế phải nộp theo Biểu thuế của Việt Nam; trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định. Đối với người nước ngoài: - Xác định thời gian cư trú: Thuế thu nhập đối với người nước ngoài được kê khai quyết toán thuế theo tiêu thức đối tượng cư trú. Thời gian cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày có mặt tại Việc Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam (ngày đến, ngày đi được tính là 01 ngày); năm tính thuế thứ 2 (sau năm đầu tiên) được xác định theo năm dương lịch. - Xác định số thuế phải nộp Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế. Trường hợp cá nhân kê khai không chính xác thu nhập phát sinh tại nước ngoài, cơ quan thuế phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài nơi chi trả thu nhập để xác minh thu nhập của cá nhân ở nước ngoài. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế có thu nhập tại nước ngoài và đã nộp thuế tại nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài (với điều kiện khoản thu nhập này cũng là thu nhập chịu thuế theo pháp luật Việt Nam). Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngaòi và tổng thu nhập chịu thuế Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 118 - Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn thì không phải quyết toán thuế. 2.7. Miễn, giảm thuế TNCN - Đối tượng được miễn, giảm thuế là cá nhân người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, dịch hoạ, tai nạn làm thiệt hại đến tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì được xét giảm thiế, miễn thuế trong năm tuỳ theo mức độ thiệt hại. Số thuế được xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số tiền thiệt hại so với thu nhập chịu thuế trong năm nhưng không vượt quá số tiền thuế phải nộp cả năm. - Thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế: + Cá nhân người nộp thuế làm đơn đề nghị miễn, giảm thuế có xác nhận của chính quyền địa phương nêu rõ lý do, số tiền thiệt hại, mã số thuế cá nhân (kèm theo các chứng từ xác định hoặc biên bản giám định tình trạng xảy ra thiệt hại đến tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến bản than do cơ quan có thẩm quyền xác định). + Cơ quan thuế kiểm tra xem xét và ban hành quyết định miễn, giảm thuế hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý theo phân cấp sau: Cục trưởng Cục thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng/năm; Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm trên 100 triệu đồng/năm. - Trong thời gian cơ quan thuế có thẩm quyền xét quyết định miễn, giảm thuế, người nộp thuế phải nộp đủ số thuế theo pháp lệnh 3. THUẾ TÀI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu chung về thuế tài nguyên 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tài nguyên Tài nguyên là nguồn thiên nhiên chưa được khai thác. Có loại tài nguyên có thể cải tạo được, chẳng hạn như nước, không khí Có loại tài nguyên không thể tái tạo được như các loại khoáng sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống con người là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, để việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, tránh lãng phí nguồn tài nguyên, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người, chính phủ các nước phải áp dụng nhiều chính sách khác nhau, trong đó, thuế tài nguyên được coi là giải pháp hữu hiệu. Ở các nước, thuế đánh vào việc khai thác tài nguyên có thể có nhiều tên Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 119 - goi khác nhau như thu tiền thuê, thu phí, đánh thuế tài nguyên Dù dưới tên gọi gì, thuế tài nguyên cũng chỉ đánh vào việc khai thác một số loại tài nguyên nhất định mà không đánh vào tất cả các loại tài nguyên. Thông thường, thuế tài nguyên chỉ đánh vào những tài nguyên mà nhà nước có thể kiểm soát được, nhưng tài nguyên này có hạn, cần khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, hay cần đầu tư chi phí để tái tạo chúng Thuế tài nguyên là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác được. Với cách hiểu như trên, thuế tài nguyên có các đặc điểm sau: - Thuế tài nguyên mang tính chất tô nhượng. Tài nguyên thiên nhiên là sản vật do tự nhiên ban tặng, là tài sản công của một Quốc gia mà Nhà nước là chủ sở hữu. Vì vậy, những cơ sở khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên phải trả cho Nhà nước một khoản tiền gống như việc trả tiền mua tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Thông qua đó Nhà nước có thể thu hồi một phần giá trị của tài nguyên. - Trong nhiều trường hợp thuế tài nguyên mang tính chất của một loại phí sử dụng. Trong nhiều trường hợp, Nhà nước phải chi phí để quản lý, quy hoạch, khảo sát và giải quyết hậu quả tiêu cực đến môi trường sinh thái do việc khai thác và sử dụng tài nguyên gây nên. Vì vậy, thuế tài nguyên được coi là một loại phí sử dụng để bù đắp các khoản phí có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên. 3.2. Đối tượng nộp thuế Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài nguyên theo quy định. 3.3. Đối tượng chịu thuế Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ,lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (bao gồm vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và quốc gia liên quan) và thềm lục địa, thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: - Khoáng sản kim loại: gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, mangan, titan,) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, đồng, ch, kẽm, nhôm,) Tổ bộ môn Kế toán DN Trường Cao đẳng nghề Nam Định - 120 - - Khoáng sản không kim loại: gồm đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác: cát, sỏi, than, đá quý, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, - Dầu mỏ - Khí đốt - Sản phẩm của rừng tự nhiên: gồm gỗ, tre, nứa, giang, vầu, các loại dược liệu, và các loại động vật thực vật được phép khai thác là sản phẩm của rừng tự nhiên. - Thuỷ sản tự nhiên: gồm các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển, song, hồ, ao đầm, trong thiên nhiên. - Nước thiên nhiên: gồm nước mặt, nước dưới lòng đất trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên khác. 3.4. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế Số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ nộp thuế được tính như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác trong kỳ X Giá tính thuế đơn vị tài nguyên X Thuế suất - Số thuế tài nguyên được miễn, giảm (nếu có) Trường hợp tài nguyên được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thue_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan