Giáo trình Thuế trong kinh doanh

CHƯƠNG II

THỰC HIỆN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ QUA THỰC TẾ

A. ĐỐI VỚI MỌI NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRONG NƯỚC

I. Thời điểm lập hóa đơn và xác định giá tính thuế GTGT.

II. Những trường hợp bán lẻ hàng hóa có giá trị dưới 100.000 đồng/lần.

III. Lập hóa đơn vào cuối ngày đối với hàng hóa, dịch vụ bán lẻ trong ngày

IV. Cách ghi hóa đơn khi khách hàng không cung cấp tên, địa chỉ.

V. Hóa đơn đối với trường hợp bán hàng hóa có giá trị từ 100.000 đồng trở lên, nhưng

khách hàng không lấy hóa đơn.

VI. Lập Bảng kê mô tả chi tiết kèm theo hóa đơn GTGT vì không thể ghi đầy đủ.

VII. Bán nhiều mặt hàng khác nhau có cùng thuế suất cho một khách hàng nhưng không

thể ghi chi tiết hàng hóa trên hóa đơn

VIII. Cách ghi hóa đơn bán hàng cho khách hàng mua qua điện thoại, fax

IX. Hóa đơn đối với hoạt động cho thuê nhà, đất của cá nhân không thực hiện sổ sách kế

toán, không đăng ký kinh doanh

X. Trường hợp điều động hàng hóa trong nội bộ và xuất hàng hóa cho nhân viên tiếp thị

đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm

XI. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay tiền lương cho

người lao động và tiêu dùng nội bộ

XII. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho

hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật Thương mại

XIII. Trường hợp đơn vị kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ mà bên bán không phải là đối

tượng kinh doanh

pdf20 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Thuế trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trường hợp khác (xem Mục IV dưới đây). 3. Đối với hóa đơn bán lẻ (theo mẫu 07/MTT của Bộ Tài chính) Tổ chức, cá nhân sử dụng máy tính tiền để bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị phải sử dụng hoá đơn bán lẻ. Hóa đơn bán lẻ sử dụng cho máy tính tiền do Bộ Tài chính phát hành hoặc do tổ chức, cá nhân tự in đăng ký với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mẫu hóa đơn bán lẻ in từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu như : Tên, địa chỉ, mã số thuế đơn vị bán hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT. Hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên, liên 1 : Lưu, liên 2 : Giao khách hàng (Điểm 7, Mục I, Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính). IV. TRƯỜNG HỢP CƠ QUAN THUẾ CẤP HÓA ĐƠN LẺ CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP 1. Theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính (Điểm 1.8, Mục VI, Phần B) : Các trường hợp cấp hóa đơn lẻ cho tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn, kể cả trường hợp bán hàng của hộ sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế do cơ quan thuế địa phương ấn định, cần sử dụng hóa đơn thì đều phải có đơn đề nghị sử dụng hóa đơn lẻ; loại hóa đơn cấp lẻ là : Hoá đơn bán hàng thông thường. Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra thực tế số hàng hóa, dịch vụ để cấp hóa đơn và thu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức ấn định trên từng số hóa đơn (nếu là cá nhân thì từ 01-01-2009, nộp thuế thu nhập cá nhân không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp). Hóa đơn được lập tại cơ quan thuế, liên 1, 2 : Giao cho người được cấp hóa đơn; liên 3 : Lưu tại cơ quan thuế. Hóa đơn cấp lẻ phải được đóng dấu của cơ quan thuế nơi lập hóa đơn vào phía trên bên trái của từng liên hóa đơn. 2. Theo Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23-10-2003 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính : Các hộ kinh doanh nộp thuế ổn định 6 tháng hoặc 01 năm không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển; hộ kinh doanh vi phạm bị cơ quan thuế từ chối bán hóa đơn 6 quyển và các hộ không có đăng ký kinh doanh, hoặc không phải là kinh doanh thường xuyên nhưng có phát sinh doanh thu về hàng hóa, dịch vụ, nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn sẽ được cơ quan thuế cấp hóa đơn bán hàng lẻ để giao cho khách hàng. Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ phải nộp thuế trước khi nhận hóa đơn. Người có nhu cầu tự khai doanh thu kèm theo hợp đồng và giấy mua bán giữa hai bên để làm căn cứ cấp hóa đơn lẻ. Hóa đơn được lập tại cơ quan thuế; Liên 1, liên 2 giao cho người được cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế. Hóa đơn cấp lẻ phải được đóng dấu của cơ quan thuế vào phía trên bên trái của từng liên. 3. Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho các đơn vị đang làm thủ tục giải thể hay đã giải thể (Công văn số 4195/TCT-PCCS ngày 17-11-2005 của Tổng cục Thuế) : a) Các đơn vị đang làm thủ tục giải thể, đã quyết toán trả lại hóa đơn GTGT, nhưng cơ quan thuế chưa kiểm tra quyết toán thuế và chưa đóng mã số thuế, nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng hóa đơn để bán nốt số hàng hóa, tài sản còn lại thì cơ quan thuế xem xét bán hóa đơn quyển, sau khi sử dụng đơn vị phải quyết toán quyển hóa đơn mua thêm và phải kê khai bổ sung quyết toán thuế. b) Trường hợp đơn vị đã giải thể, cơ quan thuế đã kiểm tra quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì được cấp hóa đơn lẻ, hóa đơn cấp lẻ là loại hóa đơn bán hàng thông thường. V. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN 1. Theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07-11-2002 về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn a) Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. b) Thời điểm lập hóa đơn : Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Khi lập hóa đơn, bên bán phải phản ảnh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn, gạch chéo phần bỏ trống (nếu có) từ trái qua phải. Việc lập hóa đơn có thể viết bằng tay, đánh máy một lần in sang các liên có nội dung như nhau. Trường hợp viết sai cần hủy bỏ hóa đơn thì gạch chéo để hủy bỏ và không được xé rời khỏi quyển hóa đơn và phải lưu đầy đủ các liên của số hóa đơn. Theo Công văn số 4811/TCT-CS ngày 12-12-2008 của Tổng cục Thuế : Cơ sở kinh doanh được phép gỡ rời từng số hóa đơn ra khỏi quyển để đánh máy một lần và in trên phần mềm máy vi tính, nhưng phải đảm bảo các liên hóa đơn có nội dung như nhau trong cùng một số hóa đơn. c) Trường hợp mẫu hóa đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì không nhất thiết thủ trưởng đơn vị phải ký duyệt mà có thể uỷ quyền cho người bán hàng ký, ghi rõ họ, tên khi lập và giao hóa đơn cho khách hàng. Việc ủy quyền người ký duyệt 7 hóa đơn bán hàng phải có quyết định của thủ trưởng đơn vị và hóa đơn này phải được đóng dấu của tổ chức, cá nhân vào góc trên, bên trái của liên 2 hóa đơn. d) Trường hợp mẫu hóa đơn tự in của đơn vị đã được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng không có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì các đơn vị khi sử dụng vẫn phải đóng dấu của đơn vị mình vào góc trên, bên trái của liên 2 hóa đơn. 2. Theo Công văn số 4118/TCT-PCCS ngày 14-11-2005 của Tổng cục Thuế : Đối với hóa đơn do đơn vị tự in sau khi đã được cơ quan thuế có thẩm quyền chấp thuận thì : “Những nội dung đặc thù, biểu tượng của đơn vị có thể được đưa vào mẫu hóa đơn”, việc in sẵn mẫu dấu pháp nhân của đơn vị không thay thế cho việc đóng dấu lên mẫu hóa đơn tự in. Các đơn vị vẫn phải thực hiện việc đóng dấu lên mỗi hóa đơn khi sử dụng. Nội dung này đã được bổ sung qua hai Công văn sau đây của Tổng cục Thuế : a) Hóa đơn GTGT ghi sai nhiều chỉ tiêu như : Tên người mua hàng, địa chỉ, mã số thuế và không có chữ ký của cả hai bên mua và bán, không đóng dấu của người bán góc trên, bên trái trên hóa đơn thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Để được khấu trừ thuế GTGT theo đúng quy định thì bên mua phải liên hệ với bên bán để lập lại hóa đơn mới làm chứng từ hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý theo luật định (Công văn số 1304/TCT- PCCS ngày 05-4-2007 của Tổng cục Thuế). b) Đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in thì thực hiện như sau : – Nếu mẫu hóa đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký tên thì thủ trưởng đơn vị phải ký tên và đóng dấu theo quy định. – Trường hợp Công ty ủy quyền cho cấp dưới ký thì cấp dưới ký tên và đóng dấu của Công ty theo ủy quyền, hoặc đóng dấu treo. – Trường hợp mẫu hóa đơn tự in chỉ có người mua, người bán ký tên khi có ủy quyền của thủ trưởng đơn vị (không có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký) thì không nhất thiết phải đóng dấu. Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu kinh doanh để thiết kế, đăng ký mẫu hóa đơn với cơ quan thuế (Công văn số 1766/TCT-CS ngày 08-5-2008 của Tổng cục Thuế). 3. Hóa đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số. 4. Hóa đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải là :  Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng).  Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn. 8  Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa (Mục VI, Phần B, Thông tư số 120/2002/TT- BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính). 5. Nội dung hóa đơn phải có đủ các chỉ tiêu sau đây thì mới có giá trị pháp lý : Họ, tên, địa chỉ; mã số thuế (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng; thuế suất, tiền thuế giá trị gia tăng (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng. “Đối với việc mua hàng không trực tiếp như mua hàng qua điện thoại, FAX thì bên mua hàng không phải ký trên hóa đơn nhưng ghi rõ là hàng mua qua điện thoại, FAX” (Khoản 1.11, Mục VI, Phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12- 2002 của Bộ Tài chính). 6. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo đúng quy định, nghiêm cấm việc mua, bán, cho, sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác, không được ghi khống hóa đơn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, chi phí hợp lý, thanh toán tiền, thanh quyết toán tài chính và sử dụng hóa đơn vào các mục đích khác. Nếu các hành vi vi phạm xảy ra trong đơn vị thì người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm liên đới về số hóa đơn vi phạm đã được ký duyệt (Điểm 2.1, Mục VII, Phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC, ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính). 7. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán để chi tiền phải ký theo từng liên Đối với các loại hóa đơn, chứng từ bằng giấy thì phải ký tay bằng bút bi hoặc bút mực trên chứng từ (Điểm 4, Mục I Chế độ chứng từ kế toán kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và Công văn số 4163/TCT-PCCS ngày 9-11-2006 của Tổng cục Thuế). 8. Ký trên hóa đơn do đơn vị tự in : Công văn số 3370/TCT-CS ngày 05-9-2008 của Tổng cục Thuế quy định : Người có thẩm quyền của đơn vị ký trên hóa đơn tự in bằng bút mực trên liên 1 in sang các liên khác của hóa đơn là đúng luật định vì hóa đơn không thuộc loại chứng từ chi tiền. Do đó không phải ký bằng bút mực trực tiếp trên từng liên. VI. HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09-4-2007 (Điểm 4.4a, Mục IV, Phần B) và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14-6-2007 của Bộ Tài chính quy định những trường hợp dưới đây là hành vi mua–bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp : 1. Mua, bán, hóa đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành. 9 2. Mua, bán, sử dụng hóa đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế, nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. 3. Mua, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của cơ sở kinh doanh khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận tiền thuế và bán hàng nhưng không kê khai nộp thuế. 4. Mua, bán, sử dụng hóa đơn đã hết giá trị sử dụng. 5. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày đã xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn qua thông báo của cơ quan thuế; và cơ quan thuế, cơ quan công an, các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn đó bất hợp pháp. 6. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp. CHƯƠNG II THỰC HIỆN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ QUA THỰC TẾ A. ĐỐI VỚI MỌI NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRONG NƯỚC I. Thời điểm lập hóa đơn và xác định giá tính thuế GTGT. II. Những trường hợp bán lẻ hàng hóa có giá trị dưới 100.000 đồng/lần. III. Lập hóa đơn vào cuối ngày đối với hàng hóa, dịch vụ bán lẻ trong ngày IV. Cách ghi hóa đơn khi khách hàng không cung cấp tên, địa chỉ. V. Hóa đơn đối với trường hợp bán hàng hóa có giá trị từ 100.000 đồng trở lên, nhưng khách hàng không lấy hóa đơn. VI. Lập Bảng kê mô tả chi tiết kèm theo hóa đơn GTGT vì không thể ghi đầy đủ. VII. Bán nhiều mặt hàng khác nhau có cùng thuế suất cho một khách hàng nhưng không thể ghi chi tiết hàng hóa trên hóa đơn VIII. Cách ghi hóa đơn bán hàng cho khách hàng mua qua điện thoại, fax IX. Hóa đơn đối với hoạt động cho thuê nhà, đất của cá nhân không thực hiện sổ sách kế toán, không đăng ký kinh doanh X. Trường hợp điều động hàng hóa trong nội bộ và xuất hàng hóa cho nhân viên tiếp thị đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm XI. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay tiền lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ XII. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật Thương mại XIII. Trường hợp đơn vị kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ mà bên bán không phải là đối tượng kinh doanh 10 XIV. Sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc loại không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ XV. Trường hợp bán hàng có chiết khấu (giảm giá hàng bán) XVI. Hóa đơn điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán do hàng hóa không đảm bảo quy cách chất lượng, kiểu dáng và do ghi sai thuế suất thuế GTGT XVII. Những trường hợp bên mua trả lại hàng hóa do không đảm bảo quy cách, chất lượng XVIII. Trường hợp người mua là người tiêu dùng trong nước hoặc là khách hàng nước ngoài không có hóa đơn trả lại hàng hóa XIX. Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường để trả lại hàng đã mua XX. Trường hợp doanh nghiệp đã lập hóa đơn, khách hàng chưa thanh toán và doanh nghiệp chưa giao hóa đơn này cho khách hàng XXI. Điều chỉnh hóa đơn GTGT trong trường hợp hàng hóa bị thiếu hụt khi giao nhận XXII. Sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa đem cho, vay, mượn hoặc hoàn trả XXIII. Lập chứng từ kế toán đối với chi phí bồi thường tổn thất hàng hóa khi vận chuyển XXIV. Trường hợp xuất hàng hóa tại kho trung chuyển XXV. Hóa đơn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hàng hóa bán để thi hành án XXVI. Mua bán hàng hóa, gửi bán đấu giá XXVII. Hợp đồng đại lý bán hàng hóa hưởng hoa hồng và bên giao đại lý xuất hàng hóa cho bên nhận làm đại lý XXVIII. Hóa đơn đối với bên nhận làm đại lý bán hàng hóa hưởng hoa hồng khi xuất bán hàng đại lý XXIX. Hóa đơn, khi đơn vị nhận làm đại lý thanh toán tiền bán hàng hóa đại lý cho bên giao đại lý XXX. Chứng từ đối với trường hợp cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng trả lại hàng hóa cho bên giao đại lý XXXI. Hóa đơn đối với đơn vị làm đại lý nhận tiền hoa hồng bán hàng của bên giao đại lý XXXII. Hóa đơn đối với trường hợp đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhận làm đại lý cho đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp XXXIII. Đối với đơn vị kinh doanh làm đại lý thu mua hàng hóa trả hàng hóa cho bên ủy thác thu mua XXXIV. Hóa đơn, chứng từ đối với trường hợp bên nhận làm đại lý thay mặt bên giao đại lý dùng hàng hóa khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng XXXV. Hóa đơn, chứng từ của công ty hàng không XXXVI. Hóa đơn, chứng từ đối với đại lý bán vé máy bay có giảm giá vé cho khách hàng XXXVII Trường hợp doanh nghiệp du lịch lữ hành phải thu hồi lại vé bản gốc XXXVIII. Hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý IXL. Sử dụng hóa đơn GTGT và chứng từ đối với hàng xuất dùng thử, lắp đặt chạy thử 11 XL. Đối với các khoản tiền tài trợ, đơn vị kinh doanh nhận được từ các đơn vị kinh doanh khác để thực hiện quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, bảo hành sản phẩm XLI. Sử dụng hóa đơn đối với trường hợp đơn vị kinh doanh xuất sản phẩm, hàng hóa để bảo hành XLII. Trường hợp đơn vị kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng rồi bán, cho thuê – Dịch vụ vận tải quốc tế và dịch vụ lữ hành quốc tế XLIII. Trường hợp khi quyết toán có điều chỉnh giảm giá đầu tư đối với công trình xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao XLIV. Hóa đơn đối với khoản tiền tạm ứng, thu trước của khách hàng đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp XLV. Lập hóa đơn đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt khi : – Thanh toán theo hạng mục công trình, lắp đặt hoàn thành bàn giao – Thực hiện thanh toán theo giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao XLVI. Lập hóa đơn đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên liệu XLVII. Lập hóa đơn đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu vật tư XLVIII. Trường hợp chuyển nhượng cơ sở hạ tầng gắn với chuyển quyền sử dụng đất IL. Hóa đơn, chứng từ đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp L. Cá nhân dùng tài sản của mình để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư LI. Hóa đơn, chứng từ đối với trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên LII. Chứng từ điều chuyển tài sản khi công ty, DNTN chuyển đổi hình thức kinh doanh LIII. Trường hợp thành viên góp vốn bằng tài sản nay rút vốn lại bằng tài sản đó LIV. Hóa đơn đối với trường hợp chuyển nhượng vốn LV. Chứng từ bàn giao tài sản đối với các công ty Nhà nước tiến hành cổ phần hóa LVI. Về giá trị vật tư hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh cá thể chấm dứt hoạt động để thành lập doanh nghiệp tư nhân LVII. Hóa đơn thu phí dịch vụ của ngân hàng LVIII. Chứng từ đối với khoản thu lãi vay LIX. Hóa đơn đối với hoạt động cho thuê tài chính LX. Hóa đơn ghi bằng ngoại tệ B. HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU I. Hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh nhập khẩu ủy thác xuất trả hàng nhập khẩu cho bên ủy thác II. Hóa đơn đối với trường hợp bên giao ủy thác xuất hàng hóa cho bên nhận ủy thác để xuất khẩu hàng hóa (kể cả trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa gia công 12 III. Đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm phần mềm qua mạng Internet IV. Cơ sở kinh doanh điều chuyển hàng hóa, nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc V. Đơn vị kinh doanh mua gom hàng hóa nhập khẩu của người không kinh doanh VI. Đơn vị kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, đã xuất hóa đơn và đã kê khai doanh thu nhưng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, phải điều chỉnh giá bán PHẦN II ỨNG DỤNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ CÁC LUẬT KHÁC TRONG KINH DOANH VÀ HẠCH TOÁN CHƯƠNG III THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỤC I : PHẠM VI ÁP DỤNG I. Đối tượng chịu thuế GTGT II. Đối tượng nộp thuế GTGT III. Đối tượng không chịu thuế GTGT MỤC II : CĂN CỨ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. Giá tính thuế giá trị gia tăng II. Thời điểm xác định thuế GTGT II. Thuế suất thuế giá trị gia tăng MỤC III : HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT A. PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ I. Những quy định cơ bản 1. Đối tượng áp dụng 2. Loại hóa đơn dành cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 3. Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ II. Các nguyên tắc xác lập số thuế giá trị gia tăng đầu ra 1. Nguồn gốc phát sinh tổng số thuế GTGT đầu ra 2. Thuế GTGT đầu ra qua một số trường hợp thực tế III. Các nguyên tắc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 1. Nguồn gốc phát sinh số thuế GTGT đầu vào 2. Những điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 13 3. Xác lập số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ qua những một số trường hợp thực tế B. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRỰC TIẾP TRÊN GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. Đối tượng áp dụng II. Hóa đơn áp dụng đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT – Công thức tính thuế 1. Hóa đơn áp dụng 2. Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT 3. Xác định giá trị gia tăng qua một số ngành nghề kinh doanh III. Xác định GTGT qua thực tế giữ số sách và hóa đơn, chứng từ của cơ sở kinh doanh để tính thuế GTGT IV. Điều kiện để chuyển cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp qua tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế MỤC IV : HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. Điều kiện để được hoàn thuế GTGT II. Những trường hợp được hoàn thuế GTGT 1. Cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tục trở lên (không phân biệt theo quý của năm dương lịch, cũng như niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết 2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động 3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư 4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng 5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước nếu có thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết 6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 7. Hoàn thuế đối với những trường hợp được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao 8. Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền MỤC V : ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BÁN HÀNG HƯỞNG HOA HỒNG I. Hợp đồng đại lý bán hàng – Hóa đơn, chứng từ trong hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng 14 II. Kê khai, nộp thuế đối với hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng III. Đối với hoạt động đại lý – Làm dịch vụ cho bưu điện, bảo hiểm, xổ số, bán vé máy bay; – Hộ kinh doanh cá thể nhận làm đại lý nhưng không thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; – Cá nhân không kinh doanh nhận làm đại lý bán hàng hưởng hoa hồng MỤC VI : KÊ KHAI, NỘP THUẾ, THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp II. Hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ và khai bổ sung hồ sơ thuế III. Nộp thuế GTGT MỤC VII : XỬ LÝ VI PHẠM – KHIẾU NẠI THUẾ I. Xử lý vi phạm về thuế II. Quyền khiếu nại của đối tượng nộp thuế CHƯƠNG IV THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT I. Phạm vi áp dụng 1. Đối tượng chịu thuế 2. Đối tượng nộp thuế 3. Các trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB 4. Hóa đơn, chứng từ II. Căn cứ tính thuế và thuế suất 1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt 2. Thời điểm xác định thuế TTĐB 3. Đăng ký mẫu nhãn hàng hóa 4. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt III. Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào trên nguyên liệu của đơn vị sản xuất phải chịu thuế TTĐB IV. Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế, giảm thuế và quyết toán tiêu thụ đặc biệt CHƯƠNG V THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP MỤC I : PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Xác định đối tượng nộp thuế 2. Xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài 15 II. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp A. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ B. Thu nhập khác III. Xác định thu nhập chịu thuế qua một số hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp IV. Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp V. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp MỤC II : CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  THUẾ SUẤT I. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp II. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế 1. Những nguyên tắc xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế 2. Doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 3. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế 4. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế qua thực tế kinh doanh 5. Điều chỉnh doanh thu đối với hàng hóa đã xuất khẩu IV. Những khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định tính thu nhập chịu thuế TNDN A. Những điều kiện để các khoản chi của doanh nghiệp được đưa vào chi phí B. Những khoản chi được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Khấu hao tài sản cố định 2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế 3. Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn giữa ca theo quy định của Bộ Luật lao động 4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến; cải tiến; y tế; đào tạo lao động; tài trợ cho giáo dục 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6. Các khoản chi cho lao động nữ; bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, công tác phí và chi trang phụcTrích nộp bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh 7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế khác 8. Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động 10. Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ 16 11. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi hoa hồng môi giới, chi phí tiếp tân, khánh tiết, chi phí hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh 12. Những khoản chi của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thue_trong_kinh_doanh.pdf
Tài liệu liên quan