MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH 1
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
1. Dữ liệu (Data) 8
2. Thông tin (Information) 8
3. Tri thức (knowdegle) 8
4. Tin học (Informatics) 9
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 10
1. Thế hệ thứ 0 – Máy tính cơ khí (1642 - 1945) 10
2. Thế hệ thứ 1 – Máy tính dùng đèn điện tử (1945-1955) 11
a. Máy tính ENIAC 11
b. Máy tính von Neumann 11
c. Máy tính IAS 12
3. Thế hệ thứ 2 – Máy tính dùng Transistor ( 1955 – 1965 ) : 12
4. Thế hệ thứ 3 – Máy tính dùng mạch tích hợp ( 1965 – 1980 ) : 13
a. Vi điện tử 13
b. Máy IBM System/360 : 15
c. Máy DEC PDP-8 16
5. Thế hệ thứ 4 - Máy tính dùng mạch tích hợp mật độ cao (1980 -199?) 17
a. Bộ nhớ bán dẫn 17
b. Bộ vi xử lý : 17
6. Thế hệ thứ 5 (1990 - đến nay) 18
III. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH 18
1. Phân loại theo nguyên lý làm việc 18
2. Phân loại theo khả năng tính toán 18
3. Vai trò và ứng dụng của máy tính 18
IV. MÁY VI TÍNH ( MICRO COMPUTER ) 19
1. Khái niệm 19
2. Cấu trúc tổng quát một máy vi tính : 19
3. Các thành phần của máy vi tính : 21
a. Đơn vị xử lý trung tâm ( CPU – Central ProcessING Unit ) : 21
b. Bộ điều khiển : 21
c. Bộ số học và luận lý : 23
4. Khối bộ nhớ : 23
a. Bộ nhớ trong 23
b. Bộ nhớ ngoài : 25
5. Ðĩa từ quang 28
6. Ðĩa quang học 28
7. Khối thiết bị nhập xuất : 30
a. Bàn phím 30
b. Thiết bị chỉ điểm - Pointing Device : 30
8. Thiết bị đọc 31
a. Thiết bị đọc đánh dấu quang học - Optical-mark readder : 32
b. Thiết bị đọc mã vạch - Barcode reader : 32
c. Thiết bị đọc chữ in từ tính - magnetic-ink character reader : 32
d. Cây đũa thần - wand reader : 32
e. Cây viết máy tính - pen-based computer : 32
9. Các thiết bị số hóa thế giới thực 33
a. Máy quét ảnh - scanner: 33
b. Máy ảnh số – digital camera : 34
c. Máy quay phim số – digital video camera : 34
d. Thiết bị âm thanh số hóa – Audio digitalizer : 34
e. Thiết bị cảm ứng: 34
CHƯƠNG 2 : BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRÊN MÁY TÍNH 36
I. PHÂN LOẠI THÔNG TIN 36
II. HỆ ĐẾM 37
1. Khái niệm về hệ đếm 37
2. Phân loại hệ đếm 37
a. Hệ đếm có vị trí 37
b. Hệ đếm không có vị trí : - Hệ đếm La mã : 39
3. Biến đổi biểu diễn số 40
a. Qui tắc 1: 40
b. Qui tắc 2: 41
c. Qui tắc 3: 41
d. Qui tắc 4: 42
III. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRÊN MÁY TÍNH 46
1. Các khái niệm cơ bản 46
2. Biểu diễn số nguyên 46
3. Biểu diễn số thực 47
4. Biểu diễn dữ liệu không là số 48
CHƯƠNG 3 HỆ ĐIỀU HÀNH 52
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂNCỦA HỆ ĐIỀU HÀNH 52
II. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH 53
1. Quản lý, chia sẻ tài nguyên 53
2. Giả lập một máy tính mở rộng 54
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH 54
1. Quản lý tiến trình 54
2. Quản lý bộ nhớ chính 54
3. Quản lý nhập/xuất 54
4. Quản lý tập tin 55
5. Hệ thống bảo vệ 55
6. Quản lý mạng 55
7. Hệ thống dịch lệnh 55
IV. CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH 55
1. Các hệ cấu trúc đơn giản (Monolithique). 56
2. Cấu trúc phân lớp (Layered). 57
3. Các máy ảo (Virtual machines). 57
4. Mô hình Client – Server 59
V. PHÂN LOẠI HỆ ĐIỀU HÀNH 59
1. Giới thiệu Hệ Điều Hành 59
a. Hệ điều hành Unix 59
2. Hệ Điều Hành Ms Dos 60
3. Hệ điều hành mạng Netware 61
4. Hệ điều hành Windows 61
5. Hệ điều hành Windows NT, Windows 2000 61
CHƯƠNG 4 : HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP 62
I. TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS 62
1. Lịch sử phát triển : 62
2. Các phiên bản : 62
3. Khởi động và thoát . 63
a. Khởi động : 63
b. Thoát 66
II. MÀN HÌNH LÀM VIỆC VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN 68
1. Đối tượng trên màn hình Windows : 68
2. Con trỏ Mouse (mouse pointer) và thao tác 69
3. Các thao tác cơ bản 70
a. Thao tác với Taskbar: 70
b. Cửa sổ (Windows) và các thao tác trên cửa sổ: 70
4. Quản lý Desktop 72
a. Sắp xếp biểu tượng trên Desktop 72
b. Tạo Folder, Shortcut trên Desktop: 72
c. Start Menu: 73
III. QUY ƯỚC VỀ TẬP TIN VÀ THƯ MỤC TRONG WINDOWS . 74
1. Tập tin (file) 74
2. Thư mục 74
a. Thư mục mặc nhiên và thư mục Template 74
b. Thư mục Temp và tập tin *.tmp 75
IV. CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS . 76
1. My computer 76
2. Recycle Bin 77
3. Network Neighborhood 77
4. Internet Explorer 78
5. Control Panel 79
6. Search 80
7. Accessories 81
V. WINDOWS EXPLORER 82
1. Khởi động và thoát . 82
2. Thành phần của màn hình Window Explorer 82
3. Thư mục (Folder) : tạo, sửa, sao chép, xóa, phục hồi 82
a. Tạo thư mục: 82
b. Ðổi tên (Rename): 83
c. Sao chép thư mục 83
d. Di chuyển (Move): 83
e. Xoá (Delete): 83
f. Phục hồi và loại bỏ các đối tượng trong Recycle Bin: 83
g. Tìm kiếm tập tin: 83
4. Tập tin (File) : tạo, xem, sửa, sao chép, xóa, phục hồi . 84
a. Tạo tập tin: 84
b. Ðổi tên (Rename): 84
c. Sao chép tập tin : 84
d. Di chuyển (Move) 84
e. Xoá (Delete) 85
f. Phục hồi và loại bỏ các đối tượng trong Recycle Bin: 85
5. Security, Thuộc tính 85
VI. CÁC PHẦN MỀM NÉN FILE 87
1. Tổng quan về nén và giải nén 87
2. Các phần mềm nén file: Winzip, Winrar 88
a. Phần mềm Winzip 89
b. Phần mềm Winrar: 90
c. Sử dụng tập tin nén 90
d. Giải nén 90
VII. TẬP TIN PDF 92
1. Giới thiệu PDF 92
CHƯƠNG 5 : BỘ GÕ TIẾNG VIỆT 93
1. Khởi động chương trình Vietkey/Unikey/VietSpell 93
2. Kiểu gõ dấu tiếng Việt 93
a. Kiểu gõ VNI và Font chữ VNI : 93
b. Kiểu gõ VNI/ TELEX với Unicode : 93
CHƯƠNG 6 : XỬ LÝ VĂN BẢN MICROSOFT WORD 95
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ MICROSOFT WORD 95
1. Giới thiệu MS Word 95
2. Các thành phần của cửa sổ Ms Word 95
a. Khởi động chương trình Ms Word 95
b. Màn hình làm việc của Word 96
c. Thoát khỏi Word : Chọn một trong các cách sau 98
3. Các chế độ hiển thị văn bản 98
4. Các thao tác cơ bản 98
a. Tạo một tài liệu mới : có hai cách sau : 98
b. Mở tài liệu đã có trên đĩa 99
c. Lưu giữ tài liệu 100
d. Đóng tài liệu 101
5. Nhập và hiệu chỉnh văn bản 101
6. Các thao tác trên khối văn bản 102
a. Chọn khối văn bản 102
b. Sao chép văn bản 102
c. Di chuyển khối văn bản 102
7. Sử dụng tính năng Undo, Redo 102
II. ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU 103
1. Định dạng ký tự 103
a. Kiểu chữ, size chữ, hình thái chữ (Font) 103
b. Ký tự hoa lớn đầu đoạn (Drop Cap) 105
c. Chèn ký hiệu (Symbol) vào văn bản 105
d. Chuyển khối văn bản thành chữ hoa 107
2. Định dạng đoạn 108
a. Canh ngay hàng văn bản 108
b. Định dạng thụt hàng của đoạn văn so với lề (Indentation) 108
c. Thay đổi khoảng cách đoạn, khoảng cách hàng 109
d. Các tổ hợp phím tắt dùng trong định dạng đoạn 110
e. Sao chép định dạng từ vị trí này sang nhiều vị trí khác 110
3. Định dạng trang - Định dạng phân đoạn 111
a. Định dạng trang 111
b. Định dạng một phân đoạn 114
4. In văn bản 114
a. Xem lại văn bản trước khi in (Print Preview) 114
b. In văn bản 115
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN THÔNG DỤNG 117
1. Đóng khung đoạn, trang và tô nền văn bản 117
a. Dùng thanh công cụ Tables and Borders 117
b. Dùng lệnh 117
2. Đánh dấu đầu đoạn (Bullet) và đánh số tự động (Numbering) 120
a. Đánh dấu ký hiệu đầu đoạn văn (Bulleted List) 120
b. Đánh số thứ tự tự động đầu đoạn (Numbered List) 122
c. Văn bản phân cấp 123
3. Văn bản dạng cột báo (Columns) 124
a. Cách 1 124
b. Cách 2 125
c. Thay đổi khoảng cách giữa các cột và bề rộng cột bằng Indent Marker 125
IV. PHÂN TRANG, SỐ TRANG. TIEU DỀ DẦU TRANG VÀ CUỐI TRANG 125
1. Phân trang 125
a. Cách 1: quy định cách điều khiển quá trình phân trang 125
b. Cách 2 : Chèn dấu ngắt trang 126
2. Đánh số trang đơn giản 126
3. Tiêu đề đầu trang, cuối trang (Header and Footer) 127
V. MỘT SỐ CHỨC NĂNG HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 129
1. Sửa lỗi chính tả tiếng Anh (Spelling) 129
2. Tìm và thay thế (Find and Replace) 130
a. Thay thế nhóm ký tự trong văn bản 130
b. Tìm nhóm ký tự trong văn bản 131
3. Chức năng AutoText và AutoCorrect 131
a. Sử dụng AutoText 131
b. Sử dụng AutoCorrect 133
VI. ĐIỂM CANH CỘT (TAP STOP) 135
1. Thay đổi khoảng cách mặc định giữa các điểm canh cột 135
2. Đặt các điểm canh cột 135
a. Sử dụng nút Tab Align trên thước ngang 135
b. Dùng menu Format -> Tabs 136
3. Nhập văn bản 136
VII. BẢNG (TABLE) 136
1. Tạo mới một bảng 136
a. Sử dụng nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ 136
b. Sử dụng menu 137
c. Sử dụng công cụ Draw Table 137
2. Các thành phần của bảng 137
3. Các thao tác hiệu chỉnh bảng 137
a. Di chuyển con trỏ trong bảng 137
b. Nhập dữ liệu vào bảng 138
c. Các thao tac chọn bảng 138
d. Điều chỉnh chiều rộng ô, cột, hàng 138
e. Thêm, bớt, hàng, cột, ô, bảng 138
f. Xóa cột hay hàng 139
g. Chèn thêm ô 139
h. Xoá bỏ ô 139
i. Nối nhiều ô thành một ô (Merge) 139
j. Tách một ô thành nhiều ô 139
k. Đóng khung và tô nền cho table 140
l. Đổi hướng văn bản trong ô 141
m. Canh lề văn bản trong bảng theo chiều đứng 141
4. Sắp thứ tự trong bảng 141
a. Thực hiện trên thanh công cụ tables and Borders 141
b. Sử dụng menu 141
5. Tính toán trong bảng 142
VIII. TEXTBOX,AUTOSHAPE, PICTURE, WORDART, FOOTNOTE, EQUATION 142
1. Chèn textbox, AutoShape vào văn bản 142
a. Chèn TextBox 142
b. Chèn AutoShape 143
c. Thứ tự của các đối tượng 144
d. Nhóm các đối tượng thành một đối tượng 144
e. Tách (rã) một đối tượng nhóm thành nhiều đối tượng 144
f. Quay và lật đối tượng 144
g. Đường viền, kiểu đường viền, tô nền, tạo bóng cho đối tượng 144
h. Ấn định văn bản bao quanh đối tượng 145
2. Picture 146
a. Chèn hình từ thư viện các hình ảnh của Microsoft Clip Gallery 146
b. Chèn hình từ tập tin đã có 146
c. Định dạng hình ảnh 146
3. WordArt 147
a. Tạo đối tượng WordArt 147
b. Tạo hiệu ứng cho WordArt 148
4. Footnode - tạo ghi chú cho văn bản 148
5. Equation – Công thưc toán học 149
IX. KIỂU TRÌNH BÀY (STYLE) VÀ BẢNG MỤC LỤC 149
1. Kiểu trình bày (Style) 149
a. Tạo mới kiểu trình bày ký tự 149
b. Sửa đổi một kiểu trình bày 150
c. Xóa kiểu trình bày 151
d. Sử dụng kiểu trình bày 151
2. Bảng mục lục 151
X. TRỘN IN THƯ (MAIL MERGE) 152
uter - máy tính cá nhân) vào năm 1981, hãng cung cấp kèm theo nhiều HĐH nhưng phổ biến nhất và rẻ nhất là PC DOS do một công ty nhỏ tên là Microsoft Corp cung cấp. Microsoft nhanh chóng thống trị thị trường HĐH dành cho PC, đều đặn “mượn” các tính năng từ các đối thủ của mình, như giao diện người dùng Windows lấy từ Macintosh của Apple Computer Inc. Microsoft cũng cung cấp Xenix, phiên bản Unix dành cho PC phổ biến nhất, và làm việc với IBM để phát triển một HĐH PC đa nhiệm - OS/2, vào năm 1987.
Nhưng ba năm sau, quan hệ đối tác IBM - Microsoft tan vỡ, và Microsoft kết hợp phần nghiên cứu về OS/2 của mình với Windows để tạo ra Windows NT vào năm 1993.
Sinh viên người Phần Lan Linus Torvalds không có ý định cạnh tranh với Microsoft khi bắt tay thực hiện một phiên bản nháy Unix - đặt tên là Linux, vào năm 1991. Sau khi hoàn tất phiên bản đầu tiên, Torvalds đã kêu gọi sự trợ giúp của các lập trình viên trên Internet.
Năm 1994, Linux trở thành một HĐH hoàn chỉnh và miễn phí.
Năm 1999, nó được sử dụng cho nhiều máy chủ Web trên Internet, hơn cả HĐH Windows, và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Microsoft.
Hiện nay, Linux được dùng cho đủ loại thiết bị, từ thiết bị cầm tay đến máy tính lớn (mainframe), trong khi đó các phiên bản Windows cũng mở rộng phạm vi hoạt động tương tự.
Việc cạnh tranh và khả năng làm việc chung giữa Windows và Linux có thể sẽ định hình tương lai của điện toán trong môi trường doanh nghiệp.
CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành là một chương trình đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính. Mục tiêu của hệ điều hành là cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng và hiệu quả.
Theo nguyên tắc một hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau :
Quản lý, chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên hệ thống, đặc biệt các tài nguyên phần cứng như CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, thường có giới hạn, nhưng trong những hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu các tài nguyên, hệ điều hành cần có các cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên.
Ngoài nguyên nhân kinh tế đòi hỏi nhiều người sử dụng dùng chung tài nguyên, có nhiều trường hợp người sử dụng cần chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra các sai trái gây mất đồng nhất dữ liệu,
Giả lập một máy tính mở rộng
Việc ép buộc người sử dụng phải giao tiếp, điều khiển trực tiếp các thiết bị phần cứng của máy tính sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng, và do đó thu hẹp phạm vi sử dụng máy tính. Chức năng chính thứ hai của hệ điều hành là che dấu các chi tiết phần cứng của máy tinh và giới thiệu với người dùng một máy tính mở rộng có đầy đủ các chức năng của máy tính thực, nhưng đơn giản hơn và dễ sử dụng hơn.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
Để hoàn thành các chức năng của mình, phần lớn các hệ điều hành cần bao gồm các thành phần chính yếu sau đây :
Quản lý tiến trình
Có thể định nghĩa tiến trình là một chương trình đang thi hành. Hệ điều hành phải tạo lập và duy trì hoạt động của các tiến trình. Để hoàn tất tác vụ, một tiến trình thường đòi hỏi một số tài nguyên nào đó như CPU, bộ nhớ, thiết bị nhập/xuất, các tài nguyên này sẽ được cấp phát cho tiến trình vào thời điểm tiến trình được tạo lập hay trong thời gian tiến trình hoạt động. Khi tiến trình kết thúc, hệ điều hành cần thu hồi lại các tài nguyên đã cấp phát cho tiến trình để tái sử dụng Hơn nữa, mỗi tiến trình là một đơn vị tiêu thụ thời gian sử dụng CPU, do vậy trong môi trường đa nhiệm, để đáp ứng nhu cầu xử lý đồng hành, hệ điều hành còn phải đảm nhiệm việc phân phối CPU cho các tiến trình một cách hợp lý. Ngoài ra hệ điều hành cũng cần cung cấp các cơ chế giúp các tiến trình có thể trao thông tin, và đồng bộ hóa hoạt động của chúng.
Tóm lại bộ phận quản lý tiến trình phụ trách các công việc sau đây :
Tạo lập và hủy bỏ tiến trình.
Tạm dừng và tái kích hoạt một tiến trình.
Cung cấp các cơ chế trao đổi thông tin giữa các tiến trình.
Cung cấp các cơ chế đồng bộ hóa các tiến trình.
Quản lý bộ nhớ chính
Bộ nhớ chính là thiết bị lưu trữ duy nhất mà CPU có thể truy xuất trực tiếp. Một chương trình cần được nạp vào bộ nhớ chính và chuyển đổi các địa chỉ thành địa chỉ tuyệt đối để CPU truy xuất trong quá trình xử lý. Để tăng hiệu xuất sử dụng CPU, các hệ thống đa nhiệm cố gắng giữ nhiều tiến trình trong bộ nhớ chính tại một thời điểm. Bô phận quản lý bộ nhớ cần đảm nhiệm các công việc sau :
Cấp phát và thu hồi một vùng nhớ cho tiến trình khi cần thiết.
Ghi nhận tình trạng bộ nhớ chính : phần nào đã được cấp phát, phần nào còn có thể sử dụng,
Quyết định tiến trình nào được nạp vào bộ nhớ chính khi có một vùng trống.
Quản lý nhập/xuất
Một trong những mục tiêu của hệ điều hành là che dấu các chi tiết phần cứng cụ thể đối với người dùng. Việc điều khiển các thiết bị nhập/xuất là một nhiêm vụ chính yếu của hệ điều hành. Hệ điều hành phải gởi các lệnh điều khiển đến các thiết bị, tiếp nhận các ngắt và xử lý lỗi. Hơn nữa hệ điều hành phải cung cấp một giao diện đơn giản và dễ dùng giữa các thiết bị nhập/xúât và phần còn lại của hệ thống. Giao diện này cần độc lập với thiết bị.
Quản lý tập tin
Máy tính có thể lưu trữ thông tin trên nhiều loại thiết bị lưu trữ vật lý khác nhau, mỗi thiết bị này có những tính chất và tổ chức vật lý đặc trưng. Nhằm cho phép sử dụng tiện lợi hệ thống thông tin, hệ điều hành đưa ra một khái niệm trừu tượng dồng nhất cho tất cả các thiết bị lưu trữ vật lý, bằng cách định nghĩa một đơn vị lưu trữ là một tập tin. Hệ điều hành thiết lập mối liên hệ tương ứng giữa tập tin và thiết bị lưu trữ vật lý chứa nó. Để có thể dễ dàng truy xuất, hệ điều hành còn tổ chức các tập tin thành các thư mục. Ngoài ra, hệ điều hành còn có trách nhiệm kiểm soát việc truy cập đồng thời đến cùng một tập tin.
Như vậy hệ điều hành chịu trách nhiệm về các thao tác liên quan đến tập tin sau đây :
Tạo lập, hủy bỏ một tập tin.
Tạo lập, hủy bỏ một thư mục.
Cung cấp các thao tác xử lý tập tin và thư mục.
Tao lập quan hệ tương ứng giữa tập tin và bộ nhớ phụ chứa nó.
Hệ thống bảo vệ
Khi hệ thống cho phép nhiều người sử dụng đồng thời, các tiến trình đồng hành cần phải được bảo vệ lẫn nhau để tránh sự xâm phạm vô tình hay cố ý có thể gây sai lạc cho toàn hệ thống. Hệ điều hành cần xây dựng các cơ chế bảo vệ cho phép đặc tả sự kiểm soát, và một phương cách để áp dụng các chiến lược bảo vệ thích hợp.
Quản lý mạng
Một hệ thống phân bố bao gồm nhiều bộ xử lý không cùng chia sẻ bộ nhớ chung. Mỗi bộ xử lý có một bộ nhớ địa phương độc lập, các tiến trình trong hệ thống có thể được kết nối với nhau thông qua mạng truyền thông. Hệ điều hành thường xem việc truy xuất đến tài nguyên mạng như một dạng truy xuất tập tin, với các chi tiết kỹ thuật về mạng được chứa đựng trong các tiến trình điều khiển giao tiếp mạng.
Hệ thống dịch lệnh
Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ điều hành, đóng vai trò giao diện giữa hệ điều hành và người sử dụng. Các lệnh được chuyển đến hệ điều hành dưới dạng chỉ thị điều khiển. Chương trình shell – bộ thông dịch lệnh – chỉ có nhiệm vụ đơn giản là nhận lệnh tiếp theo và thông dịch lệnh đó để HĐH có xử lý tương ứng.
CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH
Một hệ thống lớn và phức tạp như hệ điều hành cần phải được thiết kế kỹ lưỡng để có thể hoạt động đúng và dễ sử đổi. Hướng tiếp cận hiên nay là phân chia toàn bộ tác vụ của hệ điều hành thành các thành phần nhỏ, mỗi thành phần đảm nhiêm một công viêc chuyên biệt và bao gồm các chức năng được định nghĩa rõ ràng. Cấu trúc của hệ điều hành là cách thức phân chia và kết nối các thành phần này với nhau.
Các hệ cấu trúc đơn giản (Monolithique).
Hệ điều hành là một tập hợp các thủ tục có thể gọi lẫn nhau. Một số hệ monolithique cũng có thể có một cấu trúc tối thiểu khi phân chia các thủ tục trong hệ thống thành 3 cấp độ như sau :
Chương trình chính (chương trình của người sử dụng) gọi đến một thủ tục của hệ điều hành, được gọi là lời gọi hệ thống (system call).
Tập hợp các thủ tục dịch vụ (service) xử lý những lời gọi hệ thống.
Tập hợp các thủ tục tiện ích (utility) hổ trợ các thủ tục dịch vụ xử lý những lời gọi hệ thống.
Thủ tục
chính
Thủ tục
dịch vụ
Thủ tục
tiện ích
Cấu trúc một hệ monolithique
Ví dụ : DOS, Unix (version nguyên thủy)
Chương trình ứng dụng
Chương trình hệ thống thường trú
Drivers MS-DOS
Drivers ROM-BIOS
Cấu trúc hệ điều hành MS-DOS
Khuyết điểm :
Không có sự che dấu dữ liệu, mỗi thủ tục có thể gọi đến tất cả các thủ tục khác. Các mức độ phân chia thủ tục nếu có cũng không rõ rệt, chương trình ứng dụng có thể truy cập đến các thủ tục cấp thấp, tác động đến cả phần cứng, do vậy hệ điều hành khó kiểm soát và bảo vệ hệ thống.
Hệ thống thủ tục manh tính chất tĩnh, chỉ được kích hoạt khi cần thiết, do vậy hệ điều hành thiếu chủ động trong việc quản lý môi trường.
Cấu trúc phân lớp (Layered).
Có thể đơn thể hóa hệ thống theo nhiều cách, một trong những cách tiếp cận đó là cấu trúc hệ điều hành theo kiểu phân lớp. Hệ thống được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp được xây dựng dựa trên các lớp trong. Lớp trong cùng (lớp 0) thường là phần cứng, lớp ngoài cùng (lớp N) thường là giao diện với người sử dụng.
Một lớp là một đối tượng trừu tượng bao bọc bên trong nó các dữ liệu và thao tác xử lý các dữ liệu đó. Lớp N chứa đựng một số cấu trúc dữ liệu và một số thủ tục có thể được gọi bởi những lớp bên ngoài và lớp N có thể gọi những thủ tục của các lờp bên trong.
Lớp N
Thao tác
nội bộ
Lớp N-1
Thao tác
mới
Thao tác
đã có
Một lớp của hệ điều hành phân lớp
Ví dụ : Cấu trúc của hệ điều hành THE (Technische Hogeschool Eidhoven)
Lớp 5 : Chương trình ứng dụng
Lớp 4 : Quản lý bộ đệm cho thiết bị nhập/xuất
Lớp 3 : Trình điều khiển thao tác console
Lớp 2 : Quản lý bộ nhớ
Lớp 1 : Điều phối CPU
Lớp 0 : Phần cứng
Ưu điểm : Cho phép xây dựng hệ thống mang tính đơn thể, điều này giúp đơn giản việc tìm lỗi và kiểm chứng hệ thống. Ngoài ra, nhờ sự phân chia hệ thống thành các lớp, việc thiết kế và cài đặt trở nên đơn giản hơn.
Khuyết điểm : Khó có thể xác định các lớp một cách đầy đủ : bao nhiêu lớp? Mỗi lớp đảm nhiệm những chức năng gì? Do mỗi lớp chỉ có thể sử dụng các lớp bên trong nên thứ tự xếp đặt các lớp phải được cân nhắc cẩn thận.
Khi cài đặt thực tế, các hệ theo cấu trúc phân lờp có khuynh hướng hoạt động kém hiệu quả do một lời gọi thủ tục có thể kích hoạt lan truyển các thủ tục khác ở các lờp bên trong, vì thế tổng chi phí để truyển tham số, chuyển đổi ngữ cảnh,... tăng lên. Hâu quả là lời gọi hệ thống trong hệ phân lớp được thực hiện châm hơn trong các hệ thống không phân lớ
Các máy ảo (Virtual machines).
Mục tiêu của hầu hết các hệ điều hành là xử lý được nhiều chương trình cùng lúc, nhu cầu này dẫn đến việc xây dựng các hệ đa tác vụ và phân chia thời gian. Một hướng tiếp cân để phát triển hệ thống phân chia thời gian là phân tách hoàn toàn hai chức năng của hệ điều hành :
Cung cấp sự đa chương (multiprogramming).
Cung cấp một máy tính mở rộng.
Phần nhân của hệ thống là trình tổ chức giám sát máy ảo (monitor of virtual machine) chịu trách nhiệm giao tiếp với phần cứng và cho phép khả năng đa chương bằng cách cung cấp nhiều máy ảo cho các lớp bên trên. Các máy ảo không phải là các máy tính mở rộng với sự che dấu chi tiết phần cứng bên dưới, nhưng là bản sao (ảo) chính xác các đặc tính phần cứng của máy tính thực sự và cho phép một hệ điều hành khác hoạt động trên đó như trên phần cứng thật sự, các hệ điều hành này mới là thành phần chịu trách nhiệm cung cấp cho người sử dụng một máy tính mở rộng. Hơn nữa mỗi máy ảo có thể cho phép một hệ điều hành khác nhau hoạt động trên đó, như vậy có thể tạo ra nhiều mội trường đồng thời trên một máy tính thật sự và một tiến trình hoạt động trên một máy ảo sẽ có cảm giác sở hữu riêng biệt một máy tính thật sự.
Tiến trình
Hệ điềuhành
Phần cứng
Tiến trình
Tiến trình
Tiến trình
Phần cứng
Máy ảo
OS
OS
OS
Giao diện
lập trình
a) Không có máy ảo
b) Có máy ảo
Mô hình hệ thống
7
Ưu điểm :
Trong mội trường này, các tài nguyên hệ thống được bảo vệ hoàn toàn vì mỗi máy ảo là độc lập với máy ảo khác.
Sự phân tách hoàn toàn sự đa chương và máy tính mở rộng dẫn đến một hệ thống mềm dẻo linh động hơn và dễ bảo trì hơn.
Việc tạo lập các máy ảo đã cung cấp một phương tiện để giải quyết vấn đề tương thích : một chương trình vốn được phát triển trên hệ điều hành X có thể hoạt động trong môi trường máy ảo X trên một máy tính thật sự sử dụng hệ điều hành Y.
Khuyết điểm : Việc cài đặt các phần mếm giả lặp phần cứng thường rất khó khăn.
Mô hình Client – Server
Xu hướng chung của các hệ điều hành hiện đại là chuyển dần các tác vụ của hệ điều hành ra những lớp bên ngoài, thu nhỏ phần cốt lõi của hệ điều hành thành hạt nhân cực tiểu (kernel) sao cho chỉ phần hạt nhân này phụ thuộc phần cứng. Một cách tiếp cận phổ biến là cấu trúc hệ thống theo mô hình client-server : theo mộ hình này, hệ điều hành bao gồm nhiều tiến trình đóng vai trò server có các chức năng chuyên biệt như quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ,, phần hạt nhân hệ điều hành chỉ đảm nhiệm việc tạo cơ chế thông tin liên lạc giữa các tiến trình client và tiến trình server.
Khi đó các tiến trình trong hệ thống có thể chia thành hai loại : tiến trình của người dùng (tiến trình client) và tiến trình của hệ điều hành (tiến trình server). Khi cần thực hiện một chức năng hệ thống, tiến trình client sẽ gời yêu cầu đến tiến trình server tương ứng, tiến trìng này sẽ xử lý yêu cầu và hồi đáp cho tiến trình client.
Tiến trình client
Tiến trình client
Server quản lý tiến trình
Server quản lý terminal
Server quản lý bộ nhớ
Hạt nhân
Mô hình client-server
Ưu điểm :
Dễ sửa đổi và mở rộng hệ điều hành thông qua việc mở rộng và sửa đổi các tiến trình server.
Các tiến trình server của hệ điều hành hoạt động trong chế độ không đặc quyền nên không thể truy cập trực tiếp đến phần cứng, Điều này giúp hệ thống được bảo vệ tốt hơn nên tính ổn định và an ninh cao hơn.
PHÂN LOẠI HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành đơn tác vụ (monotasking) : chỉ cho phép thực hiện từng công việc riêng rẻ liên tục nối tiếp nhau.
Hệ điều hành đa tác vụ (multi tasking) : cho phép người dùng thực hiện nhiều công việc đồng bộ nhau và hệ điều hành cung cấp cách thức cho các công viêc liên lạc với nhau.
Hệ điều hành đa tác vụ (multi tasking) : cho phép người dùng thực hiện nhiều công việc đồng bộ nhau và hệ điều hành cung cấp cách thức cho các công viêc liên lạc với nhau.
Giới thiệu Hệ Điều Hành
Hệ điều hành Unix
Hệ điều hành Unix được thiết kế bởi phòng thí nghiệm Bell, là một trong những hệ điều hành thành công và đáng chú ý. Unix có những đặc điểm sau :
Là hệ điều hành thống trị trên các workstation và máy mini nhưng cũng được sử dụng trên các notebook và các máy tính đặc biệt.
Cung cấp mội trường tốt, thân thiện để phát triển chương trình và xử lý văn bản. Là một hệ điều hành thích hợp cho việc phát triển các hệ thống CASE/CAD/CAM và các hệ thống khác đòi hỏi tính toán trên các bộ xử lý 32 bit.
Unix là hệ điều hành đa tác vụ (multitasking) : cung cấp các cách thức cho các công việc liên lạc với nhau, nhiều công việc thực hiện đồng bộ nhau.
Unix là hệ điều hành đa người dùng (multiuser) : cho phép nhiều workstation, terminal cùng kết hợp làm việc. Nó đủ mạnh để xử lý các thao tác phức tạp và lỗi của user.
Hệ Điều Hành Ms Dos
"Microsoft Disk Operating System" hay MS-DOS là một trong những hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nó được thiết kế cho máy IBM PC và thường được gọi là PC-DOS. MS-DOS được thiết kế bởi Microsoft, là hệ điều hành đơn tác vụ (monotasking), đa chương (multiprogramming), một người dùng. MS-DOS có cấu trúc hệ thống tương đối đơn giản, cung cấp cho người sử dụng các chức năng truy xuất hệ thống nhiều cấp từ thấp đến cao. MS-DOS giao tiếp với người dùng thông qua cơ chế dòng lệnh.Tổ chức các chương trình của MS-DOS bao gồm :
Chương trình khởi động : nạp hệ điều hành vào bộ nhớ chính trong quá trình khởi động máy.
Chương trình Shell : giao tiếp giữ người sử dụng và hệ điểu hành.
Chương trình chứa các chức năng : chứa các thủ tục giúp đlỡ và quản lý.
Chương trình nhập xuất : chứa các thủ tục nhập xuất.
Hệ thống các chương trình tiện ích.
NĂM SỰ KIỆN
1981 MS-DOS 1.0 phát hành tháng 8-1981.
1982 MS-DOS 1.25 phát hành tháng 8-1982.
1983 MS-DOS 2.0 phát hành tháng 3-1983.
1984 Microsoft giới thiệu MS-DOS 3.0 cho các hệ thống IBM PC AT;
và MS-DOS 3.1 cho mạng.
1986 MS-DOS 3.2 phát hành tháng 4-1986.
1987 MS-DOS 3.3 phát hành tháng 4-1987.
1988 MS-DOS 4.0 phát hành tháng 7-1988.
1988 MS-DOS 4.01 phát hành tháng 11-1988.
1991 MS-DOS 5.0 phát hành tháng 6-1991.
1993 MS-DOS 6.0 phát hành tháng 8-1993.
1993 MS-DOS 6.2 phát hành tháng 11-1993.
1994 MS-DOS 6.21 phát hành tháng 3-1994.
1994 MS-DOS 6.22 phát hành 4 tháng 4-199
Hệ điều hành mạng Netware
Đây là một hệ điều hành mạng được thiết kế bởi hãng Novell và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1983, đây là một trong những hệ điều hành mạng được sử dụng rộng rãi. Netware có những đặc điểm sau :
Liên kết các máy tính cá nhân thành một hệ thống mạng.
Cung cấp cơ chế bảo vệ bao gồm : kiểm soát đăng ký nhập mạng và mật khẩu, kiểm soát các quyền đã được ủy thác.
Làm cho mạng dễ sử dụng hơn : tạo các ánh xạ ổ đĩa, sử dụng cáchệ điều hành khác với mạng như MS-DOS, Windows,
Cung cấp các dịch vụ về thư mục, quản lý không gian đĩa, kiểm soát in ấn trên mạng,
Hệ điều hành Windows
Windows là hệ điều hành được thiết kế bởi Micrsoft, đây là hệ điều hành đa tác vụ (multitasking) có những đặc điểm sau :
Các phiên bản của hệ điều hành tương thích với máy PC và các hệ điều hành khác trên đó.
Hệ điều hành có tính ổn định cao, nghiã là hệ thống không bị hỏng khi chạy một chương trình ứng dụng vô tình đụng đến hệ thống và cho phép chấm dứt chương trình ứng dụng mà không ảnh hưởng đến hê thống.
Cài đặt và cấu hình hệ thống dễ dàng, đặc biệt là tính năng plug and play.
Giao diện với người dùng thân thiện, sử dụng cơ chế đồ hoạ. HỔ trợ các chương trình ứng dụng 32 bit, ngoài ra cũng có thể liên kết trong một hệ thống mạng, thông tin.
Người sử dụng dễ dùng vì có thể thao tác trên nhiều chương trình ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như : xử lý văn bản, đồ họa, xử lý ảnh, kế toán,
Hệ điều hành Windows NT, Windows 2000
Để chạy các máy trạm và máy chủ, Microsoft phát triển dòng Windows NT (NT viết tắt từ New Technology, công nghệ mới). Nó có hai phiên bản Windows NT Server (cho máy chủ) và Windows NT Workstation (chạy một mình hay cho máy trạm). Dòng Windows này được phát triển từ NT 3.1 (27-7-1993) lên dần tới NT 3.51 (30-5-1995) để chuyển sang NT 4.0 (24-8-1996) rồi làm một cú đại nhảy vọt sang Windows 2000 (17-2-2000) và mới nhất là Windows Server 2003 (tháng 4-2003).
: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP
TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS
Lịch sử phát triển :
Hai năm sau khi phát hành phiên bản đầu tiên (1981) của MS-DOS 1.0, một hệ điều hành dành cho các máy tính IBM PC, Microsoft trình làng Windows vào ngày 10-11-1983. Tháng 20-11-1985, Windows 1.0 ra đời. Trải qua nhiều lần thay đổi và nâng cấp, Microsoft mới thật sự chinh phục được người xài máy tính với Windows 3.1 (ra đời ngày 6- 4-1992) và Windows for Workgroups 3.11 (8-11-1993). Đây là hệ điều hành 16-bit chạy trên cả hai dòng máy tính MS-DOS.
Windows chạy độc lập đầu tiên là Windows 95 cũng là hệ điều hành Windows 32-bit đầu tiên, được tích hợp DOS vào trong Windows, phát hành vào ngày 24-8-1995. Trước khi chính thức mang tên cúng cơm Windows 95, hệ điều hành này còn được gọi là Windows 4.0 với tên mã là Chicago. Trải qua thêm 4 đời 95-SP1 (31-12-1995), 95A (OSR-1, tháng 2-1996), 95B (OSR-2.0, tháng 8-1996) và 95C (OSR-2.5, tháng 11-19970, dòng Windows cho máy tính cá nhân này lần lượt lên Windows 98 (tên mã Memphis, ra đời 25-6-1998), 98SE (5-5-1999) và qua bước chuyển tiếp Widows ME (14-9-2000) trước khi lột xác hoàn toàn thành Windows XP (25-10-2001).
Để chạy các máy trạm và máy chủ, Microsoft phát triển dòng Windows NT (NT viết tắt từ New Technology, công nghệ mới). Nó có hai phiên bản Windows NT Server (cho máy chủ) và Windows NT Workstation (chạy một mình hay cho máy trạm). Dòng Windows này được phát triển từ NT 3.1 (27-7-1993) lên dần tới NT 3.51 (30-5-1995) để chuyển sang NT 4.0 (24-8-1996) rồi làm một cú đại nhảy vọt sang Windows 2000 (17-2-2000) và mới nhất là Windows Server 2003 (tháng 4-2003).
Các phiên bản :
Windows 3.0, 3.1, 3.11 .
Windows 95, 97, 98, 98SE .
Windows NT .
Windows Me, 2000, 2002 (XP).
Windows Server 2003 .
Chức năng :
Hệ điều hành WINDOWS 9X ra đời vào mùa thu 1995 do hãng phần mềm MICROSOFT phát hành. Ðây là một hệ điều hành theo phong cách hoàn toàn mới và nó nhanh chóng trở thành một trong những hệ điều hành phổ dụng và được yêu thích nhất hiện nay.
Trước kia để làm việc được với hệ điều hành MS DOS, cần phải nhớ rất nhiều lệnh với cú pháp dài dòng và rắc rối, cùng với việc phải đối diện với một màn hình tối om sẽ làm cho công việc trở nên nhàm chán. Hệ điều hành WINDOWS ra đời, tương thích với hệ điều hành MS DOS, dó mang lại rất nhiều tiện lợi trong việc sử dụng. Hệ điều hành WINDOWS vì sử dụng giao diện đồ họa do đó rất dễ sử dụng. Một số đặc điểm nổi trội của WINDOWS 9X:
Cung cấp một giao diện đồ hoạ người-máy thân thiện (GUI- Graphic User Interface).
Cung cấp một phương pháp điều khiển thống nhất cho mọi ứng dụng trên môi trường WINDOWS 9X
Hoạt động ở chế độ đa nhiệm (làm nhiều công việc trong cùng một thời gian)
Môi trường Nhúng - Liên kết các đối tượng (OLE - Object Linking and Embeding)
Tự động nhận dạng và cài đặt trình điều khiển các thiết bị (Plus and Play).
Hỗ trợ mạng.
Khởi động và thoát .
Khởi động :
Sau khi đã cài đặt Windows XP, Để chọn các chế độ khởi động, nhấn F8 để vào Menu khởi động:
Start Windows Normally: Khởi động Windows ở chế độ bình thường
Safe Mode: Khởi động Windows ở chế độ an toàn
Safe Mode with Command Prompt: Khởi động vào MS - DOS
Enable VGA Mode: Sử dụng Vga của Windows, không sử dụng Card màn hình
Chế độ bình thường (Normal Mode)
Màn hình đăng nhập User
Màn hình sau khi đã đăng nhập
Chế độ Safe Mode
Thoát
Từ Windows 2000 trở đi, chúng ta làm việc với nhiều người dùng (User) khác nhau, do đó ta có thể thoát khỏi người dùng (Log Off) để chuyển sang người dùng khác (Log In) hoặc thoát khỏi Windows:
Log Off
Shutdown
Để thoát khỏi Windows XP, thực hiện theo các bước sau:
- Lưu và thoát khỏi (exit) tất cả các chương trình đang chạy.
- Click nút Start và chọn , lần lượt xuất hiện cửa sổ sau:
Trong hộp thoại Shut Down, có 3 mục chọn:
Turn Off: Thoát khỏi Windows.
Restart: Khởi động lại máy.
Stand By: Chuyển máy sang chế độ nghỉ
Chọn Turn Off để tắt máy
MÀN HÌNH LÀM VIỆC VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
Màn hình nền Desktop
Shortcut
Icon
Taskbar
Đối tượng trên màn hình Windows :
Desktop: Bao trùm lên màn hình là nền (gọi là Desktop), trên đó chúng ta thao tác với Windows thông qua các thành phần như: Start, Shortcut, Taskbar, Mycomputer, My Network Places, Recycle Bin, My Document,
Nút Start: Nút Start để khởi động menu Start của Windows XP, Menu Start chứa toàn bộ các lệnh điều khiển của Windows XP cũng như các dòng lệnh để nạp các chương trình đã được cài đặt trong máy.
Icon: Các biểu tượng
Taskbar (thanh tác vụ): thông thường Taskbar định vị ở đáy màn hình. Tuy nhiên có thể di chuyển Taskbar sang các vị trí phía trên, bên trái hoặc bên phải màn hình bằng cách drag mouse tại vị trí Taskbar hiện tại sang vị trí mới.
Taskbar có 3 trạng thái chủ yếu như sau :
Xuất hiện thường xuyên : là trạng thái mặc định sau khi cài đặt Windows.
Ẩn : không nhìn thấy Taskbar. Thực hiện : drag mouse tại cạnh của taskbar về phía cạnh của màn hình.
Tự động ẩn : khi không làm việc với taskbar, taskbar tự động chuyển sang trạng thái ẩn, khi dịch chuyển mouse đến vị trí cũ của taskbar, taskbar tự động xuất hiện. Thực hiện : right click mouse tại taskbar, chọn properties, chọn checkbox Auto hide .
System tray : khay hệ thống chứa các chương trình thường trú trong máy.Dùng để bật/tắt các chương trình thường trú hoặc điều chỉnh các thông số của nó
Con trỏ Mouse (mouse pointer) và thao tác
Ðối tượng làm việc của Windows là các cửa sổ và các biểu tuợng nên chuột là thiết bị không thể thiếu trong Windows. Thông thường, chuột có hai phím bấm: phím trái và phím phải (Các Mouse hiện nay thêm thanh cuộn (Scroll) ở giữa), biểu tượng chuột hiển thị trên màn hình gọi là trỏ chuột (Mouse Pointer), tùy theo chế độ máy đang hoạt động mà Mouse Pointer có thể có hình dạng khác nhau (có thể đổi)
Các thao tác đối với Mouse:
Thao tác
Thực hiện
Click (bấm nút trái)
Bấm nhanh và nhả nút trái
Right Click (bấm nút phải)
Bấm nhanh và nhả nút phải
Double Click (bấm đúp)
Bấm 2 lần liên tiếp
Drag (kéo)
Bấm và giữ nút trái trong khi di chuyển Mouse
Drag and Drop (kéo thả)
Bấm và giữ nút trái trong khi di chuyển Mouse và thả ra
Các thao tác cơ bản
Thao tác với Taskbar:
Khóa/ mở thanh Taskbar
B