Thế giới quan duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thường gắn
liền và biểu hiện dưới hình thức tôn giáo, tín ngưỡng. Điều này có nguồn
gốc từ sự giao thoa và có xu hướng hợp nhất của ba đạo Nho, Phật và Lão -
Trang với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt.
Có thể thấy mỗi khái niệm được sử dụng trong lịch sử tư tưởng triết
học Việt Nam đều bao hàm trong nó sự đan xen, giao thoa của bốn chiều tư
tưởng là Nho - Phật – Đạo - Tín ngưỡng dân gian mà tiêu biểu là các khái
niệm Mệnh Trời, Nghiệp, Kiếp, Linh hồn, Thể xác, v.v.
Cũng chính vì vậy, cùng một thuật ngữ ở cùng một nhà tư tưởng nhất
định nhưng trong nội hàm khái niệm có thể bao hàm những tư tưởng trái
ngược nhau, vốn thuộc về các thế giới quan khác nhau.
Trong quá trình phát triển, các quan điểm duy tâm và tôn giáo đã tự
bộc lộ những hạn chế của nó trong việc cần giải thích một cách hợp lý và
phù hợp với thực tiễn các sự kiện chính trị - xã hội, đó là thời cơ cho sự bộc
lộ tự phát của các quan điểm theo lập trường duy vật và vô thần.
Ở chiều sâu của tư tưởng triết học, một số nhà tư tưởng tiến bộ Việt
Nam đã tìm cách giải thích các sự kiện chính trị - xã hội và nhân sinh theo
xu hướng duy vật và vô thần một cách duy lý. Các nhà tư tưởng đó thường
sử dụng các thuật ngữ vốn có của triết học đạo Nho, đạo Phật hay đạo LãoTrang nhưng giải thích theo hướng duy vật và vô thần.
Thuật ngữ “Thiên Mệnh” vốn là thuật ngữ của Nho giáo nhưng được
giải thích theo quan điểm duy vật và vô thần, coi “Thiên Mệnh” chính là
các lực lượng tất yếu khách quan của giới tự nhiên mà không phải là lực
lượng thần bí và nhân cách hoá. Vận dụng lý lẽ về sự biến đổi tất yếu
khách quan được viết trong Kinh Dịch, một số nhà tư tưởng Việt Nam đã
giải thích khái niệm "Thời -Thế" theo nguyên tắc duy vật và có tính biện
chứng sâu sắc.
226 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Triết học (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của CNDV Pháp là lý luận CNDV Anh (đặc biệt là
Lốccơ) và lý luận vật lý duy vật của Đềcáctơ. Khi kế thừa CNDV Anh,
"người Pháp đã đem lại tinh thần, xương thịt và sự hùng biện cho CNDV
Anh..., đem lại cái khí khái và cái duyên dáng mà nó còn thiếu, ... đã làm
cho nó trở thành văn minh"(1) Các nhà duy vật Pháp tiêu biểu của thế kỷ
XVIII là:
Giuyliêng Ophrêđơ Lamêtơri (1709 - 1751) là nhà triết học duy vật,
thầy thuốc Pháp. Cơ sở triết học duy vật của ông là vật lý học của Đềcáctơ
và chủ nghĩa cảm giác của Lốccơ.
Về bản thể luận triết học, Lamêtơri coi thế giới là thực thể vật chất.
Thực thể vật chất là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, kể cả con
người. Thực thể vật chất ấy có quảng tính, có "chứa đựng một lực lượng
làm nó sống động và là nguyên nhân trực tiếp của mọi quy luật vận
động"(3), có năng lực cảm giác. Năng lực cảm giác chỉ xuất hiện "ở các vật
thể có tổ chức đặc biệt" - đó là giới sinh vật. Hình thức biểu hiện của thực
thể vật chất là giới vô cơ, giới thực vật và giới động vật. Giữa các hình
thức đó không có sự khác nhau về chất. Con người thuộc giới động vật.
Con người suy nghĩ nhờ các giác quan. Mọi tư tưởng của con người chịu
sự quy định của cấu trúc cơ thể trong sự tác động qua lại với môi trường
và điều kiện sống. Ông cho rằng con người là cái máy rất phức tạp nên
không thể có được một ý tưởng rõ ràng về nó, không thể đưa ra được một
định nghĩa chính xác về con người(3). Về nhận thức luận, ông coi tư duy
chỉ có ở con người, tư duy là sản phẩm của tổ chức vật chất phức tạp. Tư
duy được bắt đầu từ cảm giác đến tư duy trừu tượng bao gồm phán đoán
và suy lý. Tuy có những yếu tố biện chứng trong lý luận nhận thức, nhưng
do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật máy móc, cho nên từ quan niệm về
con người, đến nhận thức của con người vẫn mang tính trực quan siêu
hình. Về xã hội, ông chủ trương thực hiện quyền sở hữu tư sản, thực hiện
quản lý theo pháp luật, bảo đảm quyền tự do chính trị và quyền công dân.
Do lẫn lộn quan niệm về tự do con người với tự do tư hữu, ông cho rằng
người nghèo chỉ cần tôn giáo, không cần tự do. Ông có tư tưởng khai
sáng, chủ trương phát triển giáo dục để truyền bá tư tưởng tiến bộ cho con
người nhằm phát triển xã hội.
(1) C. Mác và Ph. Ăngghen. Sđd, T2, tr 198
(2) G.O. Lamêtơri. Các tác phẩm. Matxcơva, 1976, tr 174 (T. Nga)
(3) G.O. Lamêtơri. Các tác phẩm. Matxcơva, 1976, tr 196 (T. Nga)
110
Đơni Điđơrô (1713 - 1784) là nhà triết học, người lãnh đạo phái
Bách khoa toàn thư Pháp. Trong triết học, ông đi từ chủ nghĩa duy tâm tới
chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật của Điđơrô thể hiện khá rõ nét ở nội
dung về giới tự nhiên, tâm lý học và lý luận nhận thức. Về giới tự nhiên,
ông cho rằng vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, ở trạng thái động. Vật
chất vô cơ có thể chuyển hóa sang hữu cơ. Luật nhân quả quyết định
những thay đổi trong giới tự nhiên. Điđơrô đã đưa một số yếu tố của phép
biện chứng vào quan niệm duy vật máy móc về tự nhiên. Đó là tư tưởng
về mối liên hệ giữa vật chất và vận động, về những quá trình đang diễn ra
trong giới tự nhiên, về sự biến đổi vĩnh viễn của những hình thức tự
nhiên. Ông coi bản tính cố hữu của vật chất là vận động; vận động là năng
lực sống động của vật chất; vận động có cả ở vật đang vận động lẫn dạng
đứng yên(1). Trong quá trình vận động và phát triển của vật chất, giới tự
nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời
đào thải những vật chất không thích nghi. Nhờ vậy, cấu trúc của sinh vật
là kết quả lâu dài quá trình tiến hóa của giới tự nhiên. Về tâm lý học,
Điđơrô cho rằng con người là một thực thể thống nhất hữu cơ của hai mặt
thể xác và linh hồn. Cơ thể của con người có khả năng cảm giác và ghi
nhớ. Linh hồn của con người là tổng thể các hiện tượng tâmlý, nó có đặc
tính vật chất. Không có cơ thể thì linh hồn không là cái gì cả(2). Về lý luận
nhận thức, Điđơrô đã đứng trên lập trường duy vật phê phán sự hạn chế
của siêu hình học thế kỷ XVII về tính duy lý cực đoan, về tính tư biện, về
quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học. Ông bác bỏ quan
điểm duy tâm về tính tự sinh của tư duy. Mặt khác, ông phê phán quan
điểm máy móc coi cảm giác của con người là những bản sao chép các sự
vật chính xác như sự sao chép của một tấm gương. Ông cho rằng trong
nhận thức, tư duy của con người bắt nguồn từ cảm tính, tri thức bắt nguồn
từ kinh nghiệm nhằm mục đích đạt tới khả năng hoàn thiện và tăng thêm
sức mạnh của con người. Để đạt tới tri thức, phương pháp chủ đạo trong
nhận thức là quan sát và thực nghiệm. Đây là hai phương pháp cơ bản,
chung để thu nhận tri thức kinh nghiệm. Từ kết quả này, tư duy có thể đạt
tới sự hiểu biết, nếu không phải là một sự hiểu biết hoàn toàn xác thực thì
cũng là một sự hiểu biết có tính xác suất cao. Theo tư tưởng vô thần ông
đã phủ nhận quan điểm duy tâm về Thượng đế coi đó là sản phẩm của sự
thần thánh hóa đời sống hiện thực của con người. Cho nên không phải tôn
giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo. Mục
(1) Đ. Điđơrô. Các tác phẩm. t VII, Mátxcơva, 1939, tr 151
(2) Đ. Điđơrô. Các tác phẩm. t II, Mátxcơva, 1939, tr 480
111
tiêu của tôn giáo là đem lại cho con người những ảo tưởng làm cho con
người mềm yếu đi. Đạo đức của tôn giáo là giáo dục con người cả tin vào
số mệnh, là sợi dây cương yếu ớt ngăn chặn hành vi phạm tội của con
người. Ông cho rằng chính môi trường và hoàn cảnh của cuộc sống tạo
nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người.
Giănggiắccơ Rútxô (1712 - 1778) là nhà triết học, xã hội học cánh
tả trong các nhà khai sáng Pháp.
Về thế giới quan, Rútxô theo thần luận và nhị nguyên luận. Ngoài
việc thừa nhận sự tồn tại của thần linh, ông còn thừa nhận linh hồn bất tử.
Rútxô coi vật chất và tinh thần là hai bản nguyên tồn tại từ lâu. Về xã hội,
tuy theo thần luận, nhưng với tư cách là một nhà xã hội học, Rútxô có lập
trường cấp tiến. Ông cho rằng con người sinh ra vốn có bản chất tốt,
nhưng bản chất ấy bị quá trình phát triển của xã hội làm cho xấu đi. Ông
phê phán gay gắt các quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế.
Ông ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự do của công dân. Ông tán
thành sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân. Rútxô
coi nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong xã hội là do sự xuất hiện chế
độ tư hữu. Cần phải xây dựng chế độ tiểu tư hữu (sở hữu nhỏ) thay thế
cho đại tư hữu. Nhân dân có quyền làm cách mạng để lật đổ chế độ bạo
chúa phong kiến. Về chính trị, trong cuốn "Khế ước xã hội". Rútxô đã
phản ánh hoài bão của cách mạng tư sản về tự do bình đẳng, về các quyền
của con người và công dân. Rútxô cho rằng, trong "trạng thái tự nhiên"
của xã hội, quan hệ giữa người với người ngự trị một tình hữu ái, tình hòa
hợp, không có chiến tranh xảy ra. Nhưng đến "trạng thái công dân" của xã
hội được thiết lập trên cơ sở sở hữu tư nhân thì trong xã hội đầy rẫy sự bất
công, các mối quan hệ xã hội bị biến chất, chiến tranh xuất hiện làm cho
xã hội bị tha hóa, đối lập với bản tính tự nhiên của nó. Để duy trì trật tự xã
hội, theo Rútxô phải có một nhà nước được xây dựng trên ý muốn tự giác,
trên cơ sở hiệp thương của mọi người, thừa nhận nhân dân được nắm
chính quyền, bảo vệ dân chủ tư sản. Mô hình lý tưởng về nhà nước trên
cơ sở khế ước xã hội phục vụ con người của Rútxô có nhiều yếu tố tiến
bộ, song ông chưa thấy được xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là
"một bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp giai cấp khác"(1).
Trong lý luận nhận thức, Rútxô theo chủ nghĩa cảm giác - nghĩa là
ông thừa nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức.
(1) C. Mác và Ph. Ăngghen. Sđd , T22, tr 290 - 291
112
Henvêtiút (1715 - 1771) là nhà triết học duy vật Pháp chịu ảnh
hưởng chủ nghĩa cảm giác của Lốccơ. Tác phẩm chính của ông là “Luận
về tinh thần” xuất bản năm 1758 bị nhà vua và nhà thờ công giáo phê
phán. Tư tưởng triết học của ông là duy vật máy móc và vô thần.
Theo Henvêtiút, tư tưởng trong óc con người là do vật chất sinh ra,
chỉ có vật thể là có thật, nó tác động đến các giác quan và gây ra cảm giác,
là nguồn gốc của tri thức. Ông coi tôn giáo luôn luôn gắn liền với chính
thể chính trị tàn bạo. Thái độ cách mạng của Henvêtiút là cần phải thay
đổi hoàn cảnh xã hội, quan hệ phong kiến vì con người là sản phẩm của
hoàn cảnh, của xã hội. Quan điểm duy tâm về lịch sử thể hiện ở chỗ: coi
hoàn cảnh xã hội do pháp luật sản sinh ra, coi ý thức của con người chi
phối thế giới. Sự thừa nhận của Henvêtiút về con người là sản phẩm của
hoàn cảnh, của xã hội, tư tưởng về sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội, tư tưởng về khả năng trí tuệ như nhau... là cơ sở của chủ
nghĩa xã hội không tưởng.
Pôn Hăngri Hôn Bách (1723 - 1789) là nhà triết học duy vật và nhà
vô thần Pháp.
Hôn Bách đã phê phán tôn giáo và triết học duy tâm, đặc biệt là
triết học của Béccơli. Ông coi chủ nghĩa duy tâm là một ảo tưởng huyền
hoặc trái với lẽ phải thông thường. Ông giải thích sự ra đời của tôn giáo là
do sự ngu dốt, sự sợ hãi của một số người này và sự lừa bịp của một số
người khác. Về thế giới vật chất, theo Hôn Bách đó là tất cả những gì tác
động bằng cách nào đó vào cảm giác của chúng ta. Vật chất bao gồm
những nguyên tử bất biến, không thể phân chia; Vận động là thuộc tính
của vật chất, nhưng đó chỉ là những di chuyển giản đơn của các vật thể
trong không gian. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, phục tùng
những quy luật của tự nhiên. Về nhận thức, Hôn Bách tuân theo chủ
nghĩa cảm giác, nghĩa là thừa nhận cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Vì vậy, ông là nhà triết học duy vật chống lại thuyết
không thể biết. Về chính trị - xã hội, Hôn Bách là người chủ trương chế
độ quân chủ lập hiến. Khi bàn đến xã hội, Hôn Bách là người duy tâm,
ông coi sự phát triển xã hội là một quá trình do định mệnh chi phối. Ông
coi con đường giải phóng con người là giáo dục.
4. Một số kết luận triết học Tây Âu thời Phục hƣng và Cận đại.
113
a) Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại được chia làm
hai giai đoạn: Phục hưng (XV - XVI) và Cận đại (XVII - XVIII). Mỗi
giai đoạn có những đặc điểm riêng.
- Ở giai đoạn Phục hưng chủ nghĩa nhân đạo phát triển, những di
sản văn hóa Hy Lạp cổ đại được khôi phục, những yếu tố tích cực của triết
học Kinh viện được thừa kế, những thành tựu của khoa học tự nhiên được
vận dụng, đã khiến cho triết học thời kỳ Phục hưng không còn đóng vai
trò tôi tớ của thần học, đồng thời những khuynh hướng phản Kinh viện
được phát triển trong lòng triết học Kinh viện. Những khuynh hướng này
được thể hiện trong đạo đức học, trong việc khôi phục những thuyết đạo
đức của Hy Lạp cổ đại chống lại đạo đức Cơ đốc giáo đang thịnh hành.
Đóng vai trò quan trọng nhất trong triết học thời kỳ này là những quan
niệm triết học tự nhiên. Những quan niệm triết học này có vai trò quan
trọng trong việc làm phá sản bức tranh Kinh viện về thế giới, làm phá sản
phương pháp nhận thức tự nhiên của chủ nghĩa Kinh viện. Mặt khác,
những khía cạnh triết học xã hội như vấn đề con người, vấn đề xã hội, vấn
đề quyền lực của nhà nước, vấn đề chủ nghĩa xã hội không tưởng đã hình
thành, phản ánh những biến đổi to lớn về kinh tế – xã hội thời kỳ này. Tuy
các quan niệm triết học về tự nhiên thời kỳ này chưa triệt để, nhưng
phương hướng phát triển của nó là đã góp phần khẳng định sự chiến thắng
của thế giới quan duy vật với thế giới quan duy tâm, khoa học với thần
học.
Ở giai đoạn Cận đại, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, sự phát triển của khoa học tự
nhiên thực nghiệm là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật có bước phát triển mới
về chất trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, nhận thức luận,
vấn đề con người và xã hội; Đồng thời nó cũng là cơ sở hình thành nét
đặc thù của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là chủ nghĩa duy vật siêu hình
và phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong lĩnh vực tư duy triết học
và khoa học. Phương pháp tư duy siêu hình thời kỳ này là sự phủ định
triệt để hơn triết học Kinh viện so với triết học thời kỳ Phục hưng, đồng
thời là sự phủ định truyền thống biện chứng cổ đại, là sự chuẩn bị cho
phép biện chứng của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức ra đời.
114
b) Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại với tính cách
là một thời kỳ xác định trong lịch sử triết học phương Tây có những
đặc điểm cơ bản.
- Tư tưởng triết học duy vật, thành tựu của khoa học tự nhiên thực
nghiệm thời Phục hưng và Cận đại là cơ sở lý luận, là vũ khí tinh thần
của giai cấp tư sản mới ra đời, đại diện cho phương thức sản xuất mới,
chống trật tự xã hội phong kiến thiết lập trật tự xã hội tư bản. Cuộc đấu
tranh gay gắt ở bình diện tư tưởng thời kỳ này là giữa tư tưởng triết học
duy vật, thành tựu khoa học tự nhiên tiến bộ được giai cấp tư sản ủng hộ
với tư tưởng triết học duy tâm được giai cấp phong kiến và nhà thờ ủng
hộ. Tư tưởng triết học duy vật trên cơ sở luận chứng của khoa học đã giúp
giai cấp tư sản thấy được sự sụp đổ tất yếu của chế độ phong kiến, thấy
được sức mạnh ưu việt của giai cấp tư sản không chỉ về kinh tế mà còn cả
về triết học và khoa học.
- Triết học duy vật thời Phục hưng và Cận đại gắn bó mật thiết với
sự phát triển của khoa học, biểu hiện rõ quy luật đặc thù về sự phát triển
của triết học duy vật. Khoa học thời kỳ này là khoa học tự nhiên thực
nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên thời kỳ này là thế
giới vĩ mô, bộ môn điển hình của khoa học tự nhiên thời kỳ này là Cơ
học. Phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên thực nghiệm là
phương pháp siêu hình. Nhiệm vụ của khoa học thời kỳ này là nghiên cứu
các quy luật tự nhiên. Bức tranh vật lý đầu tiên về giới tự nhiên thời kỳ
này là bức tranh Cơ học, quy luật chung của nó là quy luật cơ học. Song,
các triết gia thời kỳ này là những người uyên bác trên nhiều lĩnh vực, tri
thức khoa học và triết học của họ đã liên hệ mật thiết với nhau khi họ phải
trả lời những vấn đề thực tiễn của cuộc đấu tranh chống chế độ phong
kiến. Mặt khác, các bộ môn của khoa học tự nhiên thời kỳ này mới tách ra
khỏi triết học, chưa trở thành bộ môn độc lập, cho nên về lý luận phải dựa
vào triết học để lý giải các vấn đề của khoa học, của thực tiễn. Quan niệm
“triết học là khoa học của các khoa học” ở thời kỳ này vẫn là quan niệm
chính khi nói vai trò của triết học với khoa học. Sự gắn bó giữa khoa học
với triết học có tính tất yếu như vậy đã làm cho chủ nghĩa duy vật thời kỳ
này đứng vững trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong vật lý. Tinh thần duy
vật cơ bản của khoa học tự nhiên là cơ sở nuôi dưỡng, củng cố quan điểm
duy vật trong nhiều nhà khoa học. Trở lại, phương pháp siêu hình của
khoa học tự nhiên thực nghiệm đã được đem sang triết học, tạo ra phương
pháp tư duy siêu hình.
115
- Triết học duy vật thời kỳ Phục hưng và Cận đại gắn liền với vấn
đề con người và giải phóng con người.
Thời trung cổ, do ảnh hưởng của thế giới quan tôn giáo, bản nguyên
thế giới là một thực thể tinh thần, con người là sản phẩm của Chúa, chỉ
biết thờ phụng Chúa, cầu mong rửa tội. Vào thời Phục hưng và Cận đại,
sự phát triển của sản xuất, của khoa học đã phủ định thế giới quan tôn
giáo thời Trung cổ và làm rõ vấn đề con người, vị thế con người và sức
mạnh thể lực và tinh thần của con người. Vì vậy, vấn đề trung tâm của
triết học thời kỳ này không phải là vấn đề quan hệ giữa Chúa với thế giới
mà là quan hệ giữa con người với thế giới. ở giai đoạn Phục hưng, khuynh
hướng đề cao con người thể hiện ở sự phát triển chủ nghĩa nhân đạo đòi
huỷ bỏ những trói buộc kinh tế và văn hóa phong kiến, thừa nhận giá trị
con người và cuộc sống trần gian, phủ định quan điểm con người phụ
thuộc vào định mệnh, thần linh, tôn giáo. Ở giai đoạn Cận đại, khuynh
hướng triết học đề cao con người ở thời kỳ này thể hiện quan điểm coi
con người là một bộ phận của tự nhiên, là tiểu vũ trụ. Trên cơ sở quan
điểm triết học này, các tri thức khoa học tự nhiên về con người của các bộ
môn Giải phẫu người, sinh lý học người, mô phôi thai, di truyền, thần
kinh... đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ vai trò của thể xác con người
trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách.
Về vị trí của con người trong thế giới, phủ định quan điểm thần
học, quan điểm triết học thời Phục hưng và Cận đại khẳng định sức mạnh
của con người ở lý tính. Cái gì không chịu được sức mạnh ấy đều bị nghi
ngờ, phê phán. Triết học thời kỳ này đã khái quát mối quan hệ giữa con
người với thế giới trong một định nghĩa: “tự do là tất yếu đã được nhận
thức”.
Tuy nhiên, vấn đề con người ở thời kỳ này chỉ mới đề cập nhiều ở
khía cạnh sinh vật học, còn bản chất xã hội của con người chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Đây chính là một mảng trống triết học
về con người, giai đoạn triết học sau phải bổ sung và phát triển.
- Triết học Tây Âu thời Phục hưng và Cận đại còn chịu ảnh hưởng
của các quan niệm tự nhiên thần luận. Nguyên nhân của vấn đề này là
giai cấp tư sản thỏa hiệp với tôn giáo trong nhiều vấn đề của thực tiễn đời
sống xã hội. Mặt khác, sự tồn tại dai dẳng tư tưởng triết học duy tâm và
tôn giáo trong đời sống xã hội cũng đã làm ảnh hưởng tới tư tưởng triết
học duy vật. Vì vậy, trong khoa học thời kỳ này còn tồn tại quan điểm
“chân lý kép”.
116
- Triết học thời kỳ này đã xuất hiện những quan điểm triết học tiến
bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm
duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử.
Quan điểm triết học xã hội tiến bộ ở thời kỳ này là đã lên tiếng
chống lại việc thần học hóa lịch sử bắt nguồn từ Oguýtxtanh; đã đưa vào
triết học xã hội về tính nhân quả; đã xây dựng lý thuyết về sự tiến bộ về
tính thống nhất của quá trình lịch sử; đã luận chứng cho tư tưởng về ảnh
hưởng của môi trường địa lý và môi trường xã hội tới con người. Quan
điểm triết học duy tâm cho rằng: đến lúc này Tây Âu vẫn chưa có được
một xã hội hợp lý tính vì trình độ của con người còn thấp kém. Giải pháp
cơ bản để xã hội phát triển là chỉ cần nâng cao giáo dục, nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ khoa học của con người. Khái niệm khai sáng ra đời
trong hoàn cảnh đó. Họ chưa thấy được nguyên nhân vật chất của đói
nghèo của sự thay đổi phương thức sản xuất. Họ đấu tranh chống giáo hội,
nhưng không giải thích được nguyên nhân sinh ra giáo hội v.v... Sự tồn tại
hai quan điểm trên cho thấy sự phức tạp của cuộc đấu tranh giữa tư tưởng
triết học duy vật, vô thần đối với tư tưởng triết học duy tâm và hữu thần
khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội.
IV. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch
sử tư tưởng triết học phương Tây và thế giới từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa
thế kỷ XIX, có ảnh hưởng lớn đối với triết học hiện đại.
1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học cổ điển Đức
Về kinh tế - xã hội. Nước Đức từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ
XIX vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình, lạc hậu về kinh tế và
chính trị. Tình trạng cát cứ ấy đã gây trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh
tế. Về xã hội, giai cấp tư sản mới ra đời còn non yếu mọi mặt; quần chúng
lao động bất bình với chế độ đương thời. Trong khi đó, ở Tây Âu, chủ
nghĩa tư bản đã hình thành ở nhiều nước, đã đem lại một nền sản xuất phát
triển mở đầu cho nền văn minh công nghiệp, khẳng định tính chất ưu việt
của chủ nghĩa tư bản so với các chế độ phong kiến.
Về văn hóa và khoa học. Nước Đức ở thời kỳ này văn hóa, khoa học
khá phát triển. Đó là kết quả của sự kế thừa tinh hoa văn hóa phương Tây
117
trước đó, di sản văn hóa Đức, văn hóa Pháp, và các thành tựu khoa học tự
nhiên đương thời.
Sự lạc hậu của nước Đức về kinh tế - xã hội, sự phát triển của các
nước Tây Âu về kinh tế-xã hội, sự phát triển của khoa học đã thức tỉnh tính
phản kháng của giai cấp tư sản Đức và đòi hỏi giai cấp tư sản Đức phải có
cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội, con người. Giai cấp tư sản Đức muốn
làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu, muốn xây dựng nền triết học
theo yêu cầu mới, song do mới ra đời còn yếu kém về số lượng, kinh tế và
chính trị nên họ giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn
đề của đất nước. Chính điều đó quy định nét đặc thù của triết học cổ điển
Đức là nội dung triết học cách mạng dưới một hình thức triết học duy tâm,
bảo thủ.
2. Một số nhà triết học tiêu biểu
a) Immanuen Cantơ (1724 – 1804)
Cantơ là đại biểu tiêu biểu cho triết học cổ điển Đức, người sáng lập
triết học phê phán. Thế giới quan của Cantơ phát triển qua hai thời kỳ: tiền
phê phán và phê phán
THỜI KỲ TIỀN PHÊ PHÁN (1746 – 1770)
Thời kỳ này ông chú trọng nghiên cứu các vấn đề khoa học tự nhiên
và triết học tự nhiên. Ban đầu ông chịu ảnh hưởng quan điểm duy tâm và
thần học của Laibnitxơ và Vônphơ. Về sau, ông đứng về phía các quan
niệm duy vật máy móc của Niutơn và Đềcáctơ để xây dựng thế giới quan
độc lập của mình. Thế giới quan của Cantơ thời kỳ này, về cơ bản, thể hiện
như một nhà duy vật về tự nhiên.
Nét tiêu biểu về triết học của Cantơ thời kỳ tiền phê phán là những
quan niệm biện chứng về thế giới và các yếu tố của phép biện chứng thể
hiện trong hai tác phẩm “Lịch sử tự nhiên và lý luận về vũ trụ” (1755) và
“Kinh nghiệm đưa đại lượng phủ định vào triết học” (1763). Trong công
trình “Lịch sử tự nhiên và lý luận về vũ trụ”, Cantơ cho rằng từ thời xa xưa,
cả thế giới nằm trong trạng thái hỗn độn, nhờ lực vạn vật hấp dẫn, các hạt
vật chất tụ lại thành những khối tinh vân. Thông qua lực hút và đẩy trong
lòng những khối tinh vân mà xuất hiện những cơn gió xoáy làm cho các
khối tinh vân kết đông lại tạo thành các hành tinh độc lập nhau. Trên cơ sở
định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn và từ các công trình nghiên cứu về
trái đất, đại dương, Cantơ đã khám phá ra sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn
118
giữa trái đất và mặt trăng dẫn đến hiện tượng thuỷ triều. Đồng thời, Cantơ
còn nêu lên giả thiết về sự tồn tại của các đại thiên hà, thuyết về tính tương
đối của vận động và đứng im. Các công trình trên gắn với nhau bằng tư
tưởng duy vật về sự phát triển tự nhiên của vũ trụ. Trong công trình “Kinh
nghiệm đưa lại đại lượng phủ định vào triết học” (1763), ông rút ra kết luận
sự có mặt của các lực đối lập là quy luật phổ biến của tự nhiên. Lý luận về
mâu thuẫn này là cơ sở cho hệ thống biện chứng của các nhà triết học Đức
sau này.
THỜI KỲ PHÊ PHÁN (1770 – 1804)
Hệ thống triết học phê phán của Cantơ được thể hiện trong ba tác
phẩm: “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn”
(1788), “Phê phán năng lực thực tiễn” (1790). Trong ba tác phẩm này,
trước hết Cantơ đã trình bày lý luận phê phán về nhận thức, đạo đức và giá
trị. Vấn đề nhận thức được nghiên cứu trong triết học lý luận, vấn đề đạo
đức được nghiên cứu trong triết học thực tiễn, vấn đề giá trị được nghiên
cứu trong mỹ học. Thứ hai, ông chỉ rõ nhiệm vụ của triết học phê phán là
không đi sâu vấn đề nguồn gốc thế giới mà đi sâu tìm hiểu con người, đánh
giá khả năng của trí tuệ: “tôi có thể biết được cái gì?”, “tôi cần phải làm
gì?”, “tôi có thể hy vọng cái gì?”. Bản chất của triết học phê phán là tự ý
thức về mình. Thứ ba, là phép biện chứng tiêu cực đã nhấn mạnh tính tất
yếu của mâu thuẫn trong lý tính, ông cho lý tính không đạt tới vật tự nó,
buộc phải thỏa mạn với hiện tượng. Bản thân phép biện chứng là “Lôgíc
của vẻ bề ngoài”. Toàn bộ triết học phê phán của Cantơ chứa đựng tinh
thần nhân đạo với mục đích đem lại cho con người cách nhìn mới về thế
giới, về bản thân mình, đưa con người tới tự do và hạnh phúc. ở tài liệu
này, chúng ta chỉ nghiên cứu vấn đề nhận thức (triết học lý luận) và vấn đề
đạo đức (triết học thực tiễn) của Cantơ.
Lý luận nhận thức của Cantơ
Lý luận nhận thức (triết học lý luận) của Cantơ nghiên cứu khả năng
nhận thức của con người làm rõ “tôi có thể biết được cái gì?”
- Điểm xuất phát để nhận thức bất kỳ cái gì là phải nghiên cứu công
cụ của nhận thức và khả năng của nhận thức. Cantơ nêu ra những vấn đề
như vậy là đúng vì nhiệm vụ của triết học là phải nghiên cứu các khả năng
của nhận thức, mối liên hệ giữa các tri thức với thực tại khách quan, nghiên
cứu các mức độ, các hình thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của
nhận thức. Song, cách đặt vấn đề trong triết học của Cantơ không đúng ở
chỗ khả năng nhận thức của con người là khả năng lý trí thuần tuý đã có
sẵn, không thay đổi ở bên ngoài quá trình nhận thức. Sai lầm về triết học
119
của Cantơ là tách rời khả năng nhận thức với quá trình nhận thức, tách
mình ra khỏi lịch sử nhận thức.
- Cantơ coi các sự vật của thế giới là “vật tự nó” tồn tại ở bên ngoài
ý thức của con người. “Vật tự nó” tác động lên các g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_triet_hoc_phan_1.pdf