MỤC LỤC
Trang
1. TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 4
2. TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ,
SKSS/KHHGĐ
44
3. LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ
DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ
67
4. THEO DÕI , GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG
CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ
88
5. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG
CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ
96
76 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình. Các hình thức
giáo dục thông qua các vở kịch, các bài hát, bài thơ, kể chuyện. quảng cáo
v.v. . . cũng có thể được truyền đi qua đài phát thanh. Đối tượng được giáo
dục qua đài phát thanh trung ương là quảng đại nhân dân trong toàn quốc.
Việc sử dụng đài phát thanh địa phương vào truyền thông thường p hù hợp
hơn và có thể dùng ngôn ngữ địa phương, nội dung các bài viết, các tiểu
phẩm, các câu chuyện, các bài hát. . . được chuẩn bị phù hợp với văn hoá,
phong tục tập quán địa phương sẽ hấp dẫn với người dân địa phương. Việc
chọn thời gian phát các chương trình truyền thông qua đài địa phương cũng
thích hợp hơn vì chúng ta có thể biết được vào thời điểm nào thì có nhiều
người nghe nhất. Các chương trình giáo dục nên lồng vào việc cung cấp các
thông tin cần thiết, các thông báo liên quan đến người dân địa ph ương sẽ
được họ quan tâm chú ý. Đài phát thanh là một phương tiện thông tin đại
32
chúng hết sức quan trọng thực hiện việc truyền đạt các kiến thức thông
thường nhất.
- Vô tuyên truyền hình: Vô tuyến truyền hình là một phương tiện
thông tin đại chúng ngày càng phát triển không chỉ ở thành thị mà còn cả ở
nông thôn, cả đài trung ương cũng như đài của các địa phương. Sẽ rất hiệu
quả nếu như cán bộ truyÒn th«ng biết lồng ghép các chương trình truyÒn
th«ng trên vô tuyến truyền hình. Chương trình vô tuyến thường đ ược mọi
người chú ý vì ngoài ngôn ngữ lời nói và chữ viết còn có các hình ảnh,
không phải chỉ là hình ảnh tĩnh mà đặc biệt là hình ảnh động gây được hứng
thú và ấn tượng sâu sắc cho người xem. Việc soạn thảo chương trình truyÒn
th«ng trên vô tuyến truyền hình cần những người có kỹ năng nhất định. Việc
chuẩn bị các chủ đề phải công phu, cần được thử nghiệm trước và như vậy
thường tốn kém. Các đối tượng được truyÒn th«ng cần phải có phương tiện
là vô tuyến, điện. Chương trình truyÒn th«ng phát trên vô tuyến truyền hình
cũng chủ yếu là cung cấp thông tin một chiều, việc điều chỉnh bổ sung đánh
giá hiệu quả thường khó khăn và chậm. Nhưng truyÒn th«ng qua vô tuyến
truyền hình góp phần mở rộng hiểu biết, chuyển đổi thái độ và hành vi có
hiệu quả hơn so với một số hình thức giáo dục gián tiếp khác.
- Video: Video là một loại phương tiện nghe - nhìn hiện đại, là một
dạng của vô tuyến truyền hình, nhưng sử dụng video cho truyÒn th«ng chủ
động hơn vô tuyến truyền hình. Video có thể sử dụng được cho một nhóm
khán giả. Sử dụng vi deo trong truyền thông thường làm cho chương trình
truyÒn th«ng sinh động. Video thu hút được sự ú ý của đối tượng, người làm
truyÒn th«ng có thể chủ động sử dụng các băng video trong các chương trình
truyÒn th«ng. Tuy nhiên việc làm phim video cũng giống như làm các
chương trình truyÒn th«ng phát trên vô tuyến truyền hình là cần có thời gian,
kỹ thuật tiền để sản xuất các băng ghi hình. Các băng hình có thể được sử
dụng nhiều lần với điều kiện là nó được bảo quản tốt. Video nếu dùng kết
hợp với các phương pháp giáo dục trực tiếp khác như trong buổi nói chuyện,
33
thảo luận nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Báo, tạp chí: bao gồm cả báo điện tử, Internet. Trong truyÒn th«ng
DS, SKSS/KHHG§, không thể thiếu sự tham gia của báo chí. Các bài viết về
DS, SKSS/KHHG§ cã thể đăng trên tất cả các loại báo chí phù hợp với từng
vấn đề. Báo chí có thể được trữ lâu nên đối tượng có thời gian tìm hiểu kỹ
vấn đề mà họ quan tâm. Báo cũng có thể chuyển tải các thông tin qua các
tranh ảnh. Các bài viết có thể chọn lọc đăng ở các loại báo, tạp chí cho thích
hợp với các đối tượng vì loại báo, tạp chí cũng có "đối tượng đích riêng của
nó". Báo chí chỉ thuận lợi cho người biết đọc, biết viết. Chú ý bài viết đăng
trên báo chí cần sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Các báo địa phương thì cần
dùng ngôn ngữ địa phương để người dân dễ hiểu.
- Pa nô, áp phích: Là những tờ giấy lớn hoặc những tấm bảng vẽ các
bức tranh, các biểu tượng và lời ng¾n gọn nhằm thể hiện một nội dung nhất
định nào đó. Pa nô, áp phích thường được dựng ë những nơi công cộng nên
nhiều người được biết. Pa nô, áp phích thường gây được sự chú ý suy nghĩ
của nhiều người. Khi sản xuất pa nô, áp phích cần chú ý: hình ảnh phải dễ
hiểu, nhìn vào qua là có thể hiểu được nội dung muốn nói về vấn đề gì; chỉ
nên trình bày một vấn đề trong một tấm áp phích, trình bày nhiều ý tưởng sẽ
làm rối và gây nhầm lẫn cho mọi người; càng đơn giản, càng ít chữ càng t èt
để người không biết đọc cũng có thể hiểu được. Pa nô, áp phích có thể dùng
riêng lẻ hoặc 'kết hợp với các phương tiện khác như phối hợp trong buổi giáo
dục trực tiếp, phối hợp trong các cuộc triển lãm, hỗ trợ buổi chiếu phim, diễn
kịch. . . Khi dùng pa nô, áp phích cần chú ý tránh mưa gió làm nhanh hỏng.
- Tranh lật hay sách lật: Tranh lật (hay sách lật) là một loạt các bức
tranh, ảnh trình bày một vấn đề, một câu chuyện mang tính giáo dục. Tranh
lật cũng có thể trình bày một bài học theo trình tự v Ò vấn đề sức khoẻ nào đó
một cách đơn giản để người đọc có thể hiểu được vấn đề. Tranh hay sách lật
thường được dùng kết hợp khi truyÒn th«ng trực tiếp. Khi sử dụng tranh hay
sách lật cần chỉ cho mọi người thấy rõ ràng hình vẽ và dùng lời nói thông
34
thường dễ hiểu để giải thích thêm các hình vẽ và cần tóm tắt nội dung chính
của tranh lật.
- Một số hình thức khác: Một số hình thức khác cũng được sử dụng
trong khi giáo dục sức khỏe gián tiếp như các tờ rơi hay còn gọi là tờ bướm,
truyền đơn, các cuốn sách chuyên đề mỏng, sách hỏi - đáp về các vấn đề
bệnh tật, sức khoẻ . . . Chúng thường được sử dụng phối hợp với các hình
thức khác.
VI. Kỹ năng truyền thông trực tiếp
1. Kỹ năng tìm hiểu:
- Vì sao cần tìm hiểu?
Có hiểu rõ đối tượng mới biết nên gặp gỡ đối tượng thế nào và nói với
đối tượng những gì.
- Tìm hiểu những gì?
+ Suy nghĩ, thuận lợi, khó khăn, nhu cầu, thắc mắc của đối tượng
+ Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ của đối
tượng
+ Họ đang phải đối mặt với những vấn đề DS/SKSS/KHHGĐ nào?
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi D S/SKSS/KHHGĐ của đối
tượng là gì? (tôn giáo, gia đì nh, tin đồn. nghề nghiệp...).
- Tìm hiểu như thế nào?
+ Qua cử chỉ, nét mặt của đối tượng
+ Qua hỏi đối tượng để thu thập thông tin chính xác, những suy nghĩ,
lo lắng của đối tượng.
- Dựa trên những thông tin thu thập được xác định:
+ Mức độ hiểu biết, nhu cầu của đối tượng với vấn đề
DS/SKSS/KHHGĐ mà họ đang đối mặt.
+ Hành vi hiện tại của đối tượng đang ở giai đoạn nào? Lý do tại sao
đối tượng lại có hành vi đó.
+ Khả năng chấp nhận và năng lực thay đổi hành vi của đối tượng.
35
+ Các phương thức truyền thông có thể tiếp cận được đối tượng.
2. Kỹ năng lắng nghe
- Vì sao cần lắng nghe?
+ Để thu thập thông tin
+ Để hiểu rõ đối tượng
+ Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi.
- Cần lắng nghe những gì?
+ Lắng nghe nội dung, cách nói
+ Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ cảm xúc của đối tượng
+ Lắng nghe sự phản ứng của đối tượng.
- Lắng nghe như thế nào?
+ Tỏ ra quan tâm hứng thú, đồng cảm với những gì đối tượng n ói
+ Không tranh luận, không định kiến
+ Không tỏ ra sốt ruột, chán chường.
3. Kỹ năng quan sát
- Vì sao phải quan sát?
+ Giúp thu thập thông tin
+ Để hiểu rõ đối tượng.
- Cần quan sát những gì?
+ Quan sát cử chỉ, nét mặt, thái độ của đối tượng
+ Quan sát hoàn cảnh gia đình và những người khác trong gia đình
- Quan sát như thế nào?
Cần tế nhị, lịch sự khi quan sát
4. Kỹ năng truyền đạt
- Vì sao cần phải truyền đạt?
+ Để cung cấp thông lin, kiến thức.
+ Để bày tỏ suy nghĩ.
+ Để giải thích những mắc mớ, sai lầm.
- Cần truyền đạt những gì?
36
+ Truyền đạt thông tin. sự kiện
+ Truyền đạt ý kiến, kiến thức, quy trình thực hiện, kỹ năng.
- Truyền đạt như thế nào?
+ Sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, đưa ra những ví dụ cụ thể tại địa
phương
+ Tạo cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, thoải mái
+ Sử dụng các thiết bị trợ giúp để giúp đối tượng dễ hiểu.
5. Kỹ năng động viên
- Vì sao cần động viên?
+ Để khuyến khích đối tượng, chia sẻ ý nghĩ, tình cảm của họ
+ Để hỗ trợ đối tượng thực hiện các hành vi có lợi cho của họ
- Cần động viên những gì?
+ Động viên đối tượng đưa ra các ý kiến, sự tham gia của đối tượng.
+ Động viên sự chia sẻ của đối tượng.
+ Động viên đối tượng thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe.
- Động viên như thế nào?
+ Bằng lời nói
+ Bằng cử chỉ, ánh mắt
+ Gật đầu tán thưởng.
- Cách xử lý sự phản ứng của đối tượng
+ Tỏ ra thông cảm với đối tượng bằng cách khích lệ họ nói và đồng
thời cho họ thấy mì nh quan tâm tới những điều họ nói.
- Hỏi han đối tượng để giảm bớt căng thẳng. Như vậy, bạn có thể trao đổi
về vấn đề của đối tượng nhiều hơn và cho đối tượng thấy bạn tôn trọng họ.
- Tránh tranh cãi với đối tượng mặc dù cỏ thể bạn không đồng ý với họ.
- Không phê phán đối tượng hoặc bắt đối tượng phải đồng ý với bạn.
VII. Tài liệu truyền thông
1. Tầm quan trọng của tài liệu truyền thông :
Các tài liệu (sản phẩm) truyền thông là phương tiện để hỗ trợ cho
37
người làm công tác truyền thông trực tiếp với cá nhân , nhóm hay với cộng
đồng.
- Tài liệu truyền thông giúp cho việc truyền đạt nội dung được cụ thể,
rõ ràng.
- Tài liệu truyền thông giúp cho việc thu hút, hấp dẫn đối tượng.
- Một số tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏngcó thể phát cho
đối tượng giúp đối tượng có thể đọc/xem lại khi cần thiết, có thể dùng để
trao đổi với người khác.
- Một số tài liệu truyền thông như băng video, cat-sét có thể dùng để
phát trên phương tiện truyền thông đại chúng, có khả năng thu hút sự chú ý
của cộng đồng tạo một dư luận xã hội thuận lợi cho việc chuyển đổi hành vi
của đối tượng.
2. Sử dụng tài liệu truyền thông
Tài liệu truyền thông về Dân số/ SKSS/KHHGĐ rất phong phú và đa
dạng. Bao gồm: áp phích, tờ gấp, tranh lật, sách tranh, băng cassette, băng
videoCó thể tham khảo cách sử dụng các loại tài liệu đó như sau:
2.1. Áp phích:
Ap phích là tờ giấy khổ lớn, kích thước là 60cm x 90 cm có chữ, hình
vẽ, logo để truyền đạt những thông điệp khuyến khích hành động
+ Áp phích có thể treo, dán ở những địa điểm nhiều người qua lạ i như
phòng họp, hội trường, chợcần treo áp phích ngang tầm mắt, tránh mưa
gió gây hư hỏng. Không treo áp phích ở nơi được coi là linh thiêng.
+ Cũng có thể tổ chức thảo luận nhóm về áp phích. Trong thảo luận
nhóm cần treo áp phích lên vị trí mà mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng.
Khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến của mình về nội dung của áp phích.
Phân tích thảo luận các ý kiến phát biểu để đi đến thống nhất nội dung của áp
phích. Cuối buổi, đồng đẳng viên tóm tắt nội dung áp phích để mọi người ghi
nhớ.
2.2. Tờ gấp, tờ rơi
38
+ Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ là loại tài liệu truyền thông đơn giản có cả
tranh và chữ thường đề cập tới một chủ đề hoặc cung cấp cho một nhóm đối
tượng.
+ Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ thường được phát cho từng đối tượng tại các
buổi mít tinh, hội họp, nơi công cộng (ga tàu, bến xe, chợ, cổng trường) để
đối tượng tự đọc, hiểu và làm theo các nội dung hướng dẫn trong tranh gấp.
+ Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ cũng có thể được sử dụng trong thảo luận
nhóm bằng cách đưa ra những câu hỏi đơn giản , dễ hiểu về những nội dung
trong tranh gấp để mọi người thảo luận. Sau đó đề nghị một số người tóm tắt
lại những nội dung chính của tranh gấp để mọi người dễ nhớ và làm theo.
+ Sách nhỏ cũng thường được phát cho từng cá nhân tại các buổi tư
vấn để các bạn đọc và hiểu sâu thêm các kiến thức về SKSS. Sách nhỏ
thường chuyển tải những nội dung phù hợp cho một nhóm đối tượng nhất
định. Ví dụ: cho vị thành niên/thanh niên, nam giới hoặc người cao tuổi.
Sách nhỏ không chỉ cung cấp kiến thức sâu mà còn định hướ ng thái độ và
hành vi phù hợp để đối tượng suy nghĩ và thực hiện theo.
2.3. Tranh lật:
+ Là quyển sách gồm nhiều tờ tranh trình bày nối tiếp nhau. Mặt sau
của tranh là phần chữ gồm những nội dung chính cần truyền đạt.
+ Tranh lật, sách tranh thường dùng trong tư vấn, thảo luận, nói
chuyện với nhóm nhỏ.
+ Tranh lật, sách tranh thường chuyển tải nhiều nội dung của một chủ đề.
Mỗi nội dung có hai phần: phần tranh và phần lời. Trước khi tiến hành cho
nhóm đối tượng, tuyên truyền viên cần đọc kỹ nội dung lựa chọ n truyền thông.
+ Khi sử dụng tranh lật bạn có thể đạt trên bàn hoặc cầm trên tay. Phần
tranh quay về phía đối tượng, phần lời quay về phía tuyên truyền viên để có
thể xem được các thông tin quan trọng nếu cần.
+ Khi tiến hành thảo luận hoặc tư vấn, cần để đối tượng xem kỹ phần
tranh và tự nói về nội dung bức tranh theo sự hiểu biết của bạn. Sau đó truyền
39
thông viên trình bày, giải thích nội dung bức tranh theo trình tự để đối tượng dễ
hiểu, dễ nhớ. Chú ý giải thích nhiều khi đối tượng chưa hiểu rõ hoặc hiể u sai.
2.4. Băng cassette:
+ Băng cassette thường được sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội
thảo, sinh hoạt đoàn thể, giờ giáo dục sức khỏe, phát trên loa truyền thanh
của xã, phường, trường học
+ Mỗi lần chỉ mở nghe 1 hoặc 2 nội dung trong khoảng thời gian 15
phút. Không nên kéo dài thời gian vì sẽ làm cho đối tượng thiếu tập trung và
sẽ không nhớ phần nội dung trước đó.
+ Băng cần được thâu lại từ đầu và cất giữ trong hộp tránh bụi bẩn.
Không nên để băng trong máy, gần các thiết bị điện và nơi ẩm t hấp. Tất cả
các băng phải có nhãn để tiện sử dụng và tránh nhầm lẫn.
2.5. Băng vedeo/CD ROM
+ Là loại tài liệu truyền thông có hình và có tiếng, có thể là phóng sự
ngắn về hoạt động tại cơ sở, có thể là những mẩu chuyện giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục DS/SKKSS/KHHGĐ, được thể hiện bằng tiểu phẩm do
người thật sắm vai hoặc thể hiện bằng phim hoạt hình.
+ Băng vedeo được sử dụng hiệu quả trong các cuộc thảo luận nhóm
tại câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng hoặc trong các giờ giáo dục sức khỏe của
trường học.
+ Trước khi chiếu băng cần giới thiệu rõ chủ đề và tóm tắt nội dung
của băng.
+ Sau khi kết thúc yêu cầu một vài đối tượng nhắc lại các nội dung
chính của băng. Sau đó truyền thông viên đưa ra các câu hỏi thảo luận xung
quanh chủ đề mà băng đã đề cập (cả vấn đề đ úng và chưa đúng để mọi người
nhận thức vấn đề tốt hơn). Đồng đẳng viên tóm tắt nhấn mạnh những kiến
thức, kỹ năng, hành vi mà băng hình muốn trang bị cho người xem.
+ Băng cần được thâu lại từ đầu và cất giữ cẩn thận để tiện cho sử
dụng lần sau.
40
*Lưu ý: một số nguyên tắc khi sử dụng tài liệu truyền thông:
Khi sử dụng các tài liệu truyền thông như một phương tiện trực quan
cần tuân thủ các nguyên tắc:
+ Đáp ứng được mục đích của chủ đề truyền thông
+ Tất cả các đối tượng đều nhìn, nghe rõ mọi chi tiết.
+ Trình bày rõ, trình tự các chi tiết một cách liên hoàn.
+ Bao giờ cũng kèm theo một số lời giải thích ngắn gọn.
+ Gợi ý để đối tượng hỏi và cùng trao đổi thảo luận.
+ Đưa các phương tiện, tài liệu truyền thông hỗ trợ đúng lúc, khi
cần thiết.
+ Trình bày xong phải tóm tắt những nội dung cơ bản, những vấn đề sẽ
học tập và áp dụng được.
VIII. Xây dựng thông điệp truyền thông
1. Khái niệm
Thông điệp truyền thông là các thông tin về một chủ đề nào đó mà người
truyền muốn chuyển tải nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ và hành động của
người nhận. Thông điệp có thể được thể hiện dưới các hình thức như văn bản,
hình ảnh, biểu đổ, lời nói hoặc sự kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu quả của
thông điệp được đo bằng hành động của nhóm đối tượng nhận thông điệp. Điều
đó phụ thuộc vào bản chất của thông tin được chuyển tải, hình thức thể hiện,
nội dung của thông điệp, kênh chuyển tải thông điệp
2. Yêu cầu của một thông điệp truyền thông
Để một thông điệp truyền đi đạt hiệu quả mong muốn, mỗi thông điệp
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thu hút được sự chú ý của đối tượng;
- Phù hợp với tâm lý và tình cảm của đối tượng;
- Ngắn gọn, rõ ràng;
- Mang lại lợi ích cho đối tượng;
- Tạo được niềm tin cho đối tượng;
41
- Đảm bảo tính nhất quán về nội dung trong một thông điệp;
- Có lời kêu gọi hành động.
Ví dụ: Thông điệp : “Đảm bảo rằng mỗi trẻ em sinh ra đều đựợc
mong đợi, mỗi ca sinh đẻ đều được an toàn, điều này giúp mang lại quy mô
các gia đình nhỏ hơn và khỏe mạnh hơn”.
3. Cấu trúc của một thông điệp truyền thông
Mỗi thông điệp gồm:
- Thông tin cơ sở của thông điệp, gồm các nội dung như thực trạng
của vấn đề (cã số liệu minh chứng) và nguyên nhân; mức độ ảnh hưởng nếu
vấn đề không được giải quyết; lợi ích mang lại nếu tình hình được cải thiện;
®ảm bảo tính nhất quán với thông điệp chính.
- Đối tượng cần chuyển tải thông điệp: lãnh đạo chính quyền, phô n÷
tuæi sinh ®Î
- Hành động mong muốn đối tượng thực hiện; thông điệp chính: Lời
kêu gọi hành động
- Phương thức thể hiện thông điệp
- Cơ quan/người chuyển tải thông điệp
- Thời gian và địa điểm chuyển tải
IX. Các loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi
Các loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi bao gồm: tập huấn/đào
tạo có sự cùng tham gia theo phương pháp giảng dạy tích cực; Hoạt động câu
lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ; Hoạt động giáo dục đồng đẳng; Hoạt động truyền
thông lồng ghép; Sau đây chỉ trình bày chi tiết một số loại hình truyền thông
chuyển đổi hành vi tuyến cơ sở hay thực hiện.
1. Hoạt động câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ
1.1. Câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ là gì?
Câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ là một phương thức hoạt động nhằm
tập hợp nhóm đối tượng vào sinh hoạt với nội dung DS/SKSS/KHHGĐ và
42
các vấn đề có liên quan.Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân
chủ, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các thành viên, cộng đồng và xã hội.
1.2. Mục đích hoạt động của câu lạc bộ
+ Nâng cao nhận thức của hội viên về DS/SKSS/KHHGĐ giúp cho họ
thực hiện được những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về
DS/SKSS/KHHGĐ.
+ Giúp cho các thành viên có được kỹ năng sống cần thiết để thực
hiện kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm sóc SKSS cho mình.
+ Nâng cao năng lực cho hội viên để họ trở thành tuyên truyền viên và
giáo dục viên đồng đẳng trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ cho nhóm đối
tượng trong cộng đồng.
+ Tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho hội viên
1.3. Nhiệm vụ của câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ:
+ Tập hợp các đối tượng đến sinh hoạt định kỳ để phổ biến, tuyên
truyền giáo dục các nội dung về lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ và các vấn đề
liên quan.
+ Tạo cơ hội cho các hội viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi với nhau và
với các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, những người am hiểu về
DS/SKSS/KHHGĐ.
+ Đăng ký thành viên, quản lý thành viên.
+ Giới thiệu hướng dẫn sử dụng và cung cấp các dụng cụ, phương tiện
tránh thai cho vị thành niên và thanh niên.
+ Thu thập và giải đáp các vấn đề khúc mắc về DS/SKSS/KHHGĐ
cho các hội viên.
+ Đào tạo các hội viên trở thành các tuyên truyền viên và giáo dục
viên đồng đẳng trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng trong
cộng đồng.
1.4. Hoạt động của câu lạc bộ
- Thời gian sinh hoạt:
43
+ Mỗi tháng câu lạc bộ sinh hoạt một hoặc hai lần. Thời gian sinh hoạt
do Ban chủ nhiệm thống nhất với các hội viên để quyết định.
+ Mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng thời gian 90-120 phút.
- Nội dung sinh hoạt:
+ Thảo luận các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ. Ví
dụ đối với lĩnh vực SKSS vị thành niên/thanh niên bao gồm các lĩnh vực sau:
o Sự phát triển tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên
o Tình bạn, tình bạn khác giới
o Tình yêu, tình dục
o Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi vị thành niên
o Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS
o Không kết hôn sớm
o Quyền và trách nhiệm chăm sóc SKSS
o Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS
+ Tổ chức văn nghệ và các trò chơi xen kẽ buổi thảo luận.
- Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ:
+ Tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo chuyên đề với nội dung
cụ thể được xác định và thông báo trước
+ Tổ chức các cuộc thi về một chủ đề nhất định nhân dịp những ngày
lễ kỷ niệm. Tổ chức hình thức hái hoa dân chủ kết hợp với văn nghệ.
+ Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ trao đổi g iữa các hội viên với
nhau, giữa các hội viên với các bạn trẻ ở địa phương, giữa các địa phương
với người trong cuộc, giữa các hội viên với các nhà chuyên môn, các nhà
quản lý, với các cán bộ hội, những người am hiểu về lĩnh vực
DS/SKSS/KHHGĐ
+ Tổ chức các hình thức văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, thăm
quan du lịch như: thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đi dã ngoại,
picnic, cắm trại.
44
- Phương pháp sinh hoạt câu lạc bộ:
+ Lồng ghép các nội dung sinh hoạt với nhau nhằm làm cho nội dung
sinh hoạt phong phú, đa dạng. Để các buổi sinh hoạt thực sự hấp dẫn và
khuyến khích các hội viên tham gia , bên cạnh việc chuyển tải nội dung về
DS/SKSS/KHHGĐ cần lồng ghép các nội dung về hướng dẫn cách làm ăn,
phát triển kinh tế gia đình.
+ Lồng ghép các hình thức sinh hoạt nói chuyện chuyên đề xen kẽ với
sinh hoạt văn hóa văn nghệ ; thăm quan du lịch với thể dục thể thao
+ Lồng ghép các hình thức sinh hoạt kết hợp giữa thuyết trình với đối
thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc, các hội viên có thể trình bày một s ố vấn
đề họ quan tâm.
+ Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để cùng một lúc có
thể tác động theo nhiều chiều đến các hội viên. Có thể đọc báo, nghe các
buổi phát thanh theo chuyên đề, xem vedeo, karaoke.
- Các hoạt động chính trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ
+ Tiếp đón hội viên và đại biểu khách mời (nếu có)
+ Giới thiêu đại biểu và các thành viên trong câu lạc bộ.
+ Giới thiệu chủ đề sinh hoạt. Nêu tóm tắt nội dung sinh hoạt
+ Nêu câu hỏi thảo luận từng phần.
+ Gợi ý các câu trả lời
+ Động viên mọi người tích cực thảo luận
+ Kết luận từng phần thảo luận
+ Trong chương trình sinh hoạt cần biết xen kẽ các tiết mục văn nghệ
và các trò chơi thư giãn để buổi sinh hoạt thêm phần vui vẻ và hấp dẫn.
+ Kết thúc buổi sinh hoạt người chủ trì tóm tắt các nộ i dung chính của
buổi sinh hoạt, thông báo chủ đề, thời gian của buổi sinh hoạt kỳ sau.
- Kinh phí hoạt động của câu lạc bộ
+ Kinh phí hỗ trợ từ chương trình, dự án
+ Kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ.
45
+ Kinh phí do các tổ chức cá nhân tài trợ.
+ Kinh phí do hội viên đóng góp.
2. Hoạt động giáo dục đồng đẳng
2.1. Giáo dục đồng đẳng là gì ?
Giáo dục đồng đẳng là các hoạt động thân mật như trò chuyện, trao
đổi, lắng nghe, cung cấp các thông tin, kiến thức, hướng dẫn các kỹ năng cần
thiết của những người có cùng đặc trưng xã hội đã được đào tạo thích hợp để
hỗ trợ, giúp đỡ những người trong nhóm đồng đẳng với họ có các quyết
định, hành vi an toàn và cuộc sống lành mạnh.
Giáo dục đồng đẳng là một phương thức hoạt động truyền thông rất
phù hợp về giáo dục SKSS/SKTD cho VTN/TN
2.2. Các hình thức hoạt động giáo dục đồng đẳng:
- Các hoạt động nâng cao nhận thức về DS/SKSS/KHHGĐ trong
những người đồng đẳng:
+ Thảo luận nhóm nhỏ chính thức, không chính thức
+ Tổ chức các cuộc họp và các buổi giáo dục (mời chuyên gia hoặc
báo cáo viên về nói chuyện.
+ Triển lãm tranh cổ động và các tư liệu về DS/SKSS/KHHGĐ
+ Tổ chức các cuộc họp thường kỳ
+ Phân phối các tài liệu truyền thông, các tư liệu giáo dục về
DS/SKSS/KHHGĐ và các tài liệu có liên quan khác.
+ Chiếu vedeo, diễn kịch
Tham gia Ngày dân số thế giới (11/7), Ngày dân số Việt Nam (26/12),
ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS và các sự kiện công cộng khác liên
quan đến DS/SKSS/KHHGĐ thông qua các hoạt động như: mít tinh, diễu
hành, tọa đàm, diễn đàn, thi tìm hiểu, phân phát tài liệu truyền thông.
- Các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ chuyển đổi hành vi
+ Nói chuyện trực tiếp với những người đồng đẳng
+ Hướng dẫn những người đồng đẳng về nguy cơ cá nhân, về cách
46
thương thuyết, từ chối liên quan đến tình dục và an toà n tình dục, kể cả sử
dụng bao cao su.
+ Tư vấn cá nhân
+ Trình diễn cách sử dụng bao cao su, hướng dẫn kỹ năng sử dụng bao
cao su (mua, bảo quản, mở, sử dụng, vứt bỏ bao cao su).
+ Giới thiệu các cơ sở y tế tin cậy hoặc giới thiệu đồng đẳng đi khám
và điều trị các bệnh liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ.
3. Hoạt động truyền thông lồng ghép:
3.1. Cuộc thi:
+ Cuộc thi giao lưu về DS/SKSS/KHHGĐ: Dựa theo các hình thức
vui chơi giải trí trên truyền hình để tổ chức các cuộc thi cho các đối tượng về
DS/SKSS/KHHGĐ
+ Diễn đàn về DS/SKSS/KHHGĐ:
Là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng có được cơ
hội để trao đổi, chia sẻ, nói lên ý kiến của mình, đồng thời cũng góp phần
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân vè DS/SKSS/KHHGĐ.
Ưu điểm của loại hình hoạt động này là không cần phải chuẩn bị trước
về nhiều nội dung, thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều đối tượng có cơ
hội để nghe trực tiếp những nhu cầu, mong muốn của các đối tượng đồng
thời có thể trao đổi với họ và xin ý kiến họ về những khó khăn/những vấn đề
cụ thể về DS/SKSS/KHHGĐ.
Tuy nhiên hạn chế của loại hình này là thường khó chủ động và kiểm
soát được nội dung cũng như thời gian diễn ra, dễ bị nhàm chán nếu người
dẫn dắt không có kinh nghiệm, lượng thông tin, kiến thức và kỹ năng về lĩnh
vực DS/SKSS/KHHGĐ đưa ra không nhiều. .
3.2. Hoạt động cung cấp thông tin qua truyền thông đại chúng tại
cộng đồng:
Hoạt động cung cấp thông tin qua truyền thông đại chúng ở cấp cơ sở
có thể cung cấp qua hai loại hình truyền thông: Truyền thanh và bảng tin.
47
- Đặc điểm của Truyền thanh và bảng tin:
- Bằng một lượng tin có thể đưa lượng thông tin lớn tới dông đảo đối
tượng tại cộng đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_truyen_thong_chuyen_doi_hanh_vi_phan_1.pdf