Giáo trình Truyền thông phòng chống ung thư (Phần 1)

Mục lục

NỘI DUNG Trang

Lời mở đầu. 3

Danh mục chữ viết tắt. 5

Chương trình đào tạo “Truyền thông phòng chống ung thư” 6

Bài1. Các nội dung cần truyền thông về phòng chống ung tthư. 10

Bài 2. Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống

ung thư 36

Bài 3. Các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. 54

Bài 4. Cách sử dụng một số tài liệu truyền thông tại cộng đồng. 79

Bài 5. Một số hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng. 96

Bài 6. Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 140

pdf78 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Truyền thông phòng chống ung thư (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹ (tt)  Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào   Thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào nhà  Điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ  Lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương của điều trị đặc hiệu ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh  Kiểm soát cơn đau nhân mất.  Kiểm soát cơn khó thở  Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng  Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử  Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất  Chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất. ngủ 53 54 27 Phụ lục 3. Danh mục áp phích AP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ UNG THƯ - Là bệnh lý ác tính của tế bào - Tế bào phát triển có xu hướng xâm lấn và lan rộng - Nhân tế bào là nhân quái, nhân chia - Được biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính AP 1.2 CÁC TÁC NHẤN GÂY BỆNH UNG THƯ 1. Tác nhân bên trong . Di truyền . Nội tiết 2. Tác nhân bên ngoài . Nhóm các tác nhân vật lý : Bức xạ ion hóa và tia cực tím . Nhóm các tác nhân hóa học: Thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường . Nhóm các tác nhân sinh học: Virut, vi khuẩn. 28 AP 1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ . Hút thuốc lá . Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều mỡ, ít rau, sử dụng nhiều rượu, thừa cân béo phì) . Ô nhiễm thực phẩm . Thiếu hoạt động thể chất . Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường . Nhiễm HPV và HBV . Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím AP 1.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 1. Không thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia 2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn . Duy trì cân nặng lý tưởng . Thực hành dinh dưỡng hợp lý . Biết cách lựa chọn thực phẩm 3. Tăng cường hoạt động thể chất 4. Giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường . Chất độc hại trong nghề nghiệp . Ô nhiễm không khí . Ô nhiễm nước . Hạn chế chất thải 5. Tiêm chủng phòng ngừa lây nhiễm HPV và viêm gan B 6. Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím . Chống lạm dụng điều trị y tế . Chống nắng 29 AP 1.5 MỘT SỐ DẤU HIỆU NGHI NGỜ 1. Ho kéo dài có thể là triệu chứng sớm của ung thư phế quản. 2. Xuất huyết, tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung thư cổ tử cung, ỉa máu nhày mũi báo hiệu ung thư đại trực tràng, chảy dịch bất thường đầu vú báo hiệu ung thư vú. 3. Thay đổi thói quen đại tiểu tiện báo hiệu ung thư đại trực tràng, ung thư tiết niệu. 4. Rối loạn tiêu hoá kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa. 5. Đau đầu ù tai 1 bên báo hiệu ung thư vòm mũi họng. 6. Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung thư thực quản. 7. Nổi u cục cứng phát triển nhanh báo hiệu ung thư vú, ung thư phần mềm. 8. Vết loét dai dẳng khó liền báo hiệu ung thư hắc tố. 9. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo hiệu hạch ác tính 30 TỰ LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn (Điền vào chỗ trống) các câu từ 1 đến 21 Câu 1: Ung thư là(A) không được kiểm soát và . (B) lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể (Theo Tổ chức Y tế Thế giới). Câu 2: Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối có thể nhìn thấy trực tiếp hoặc qua các phương tiện hỗ trợ hoặc có thể sờ thấy, được gọi là ... (A). Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng hình thành khối u. Các bệnh bạch cầu (ung thư máu hay bệnh máu trắng) thường không tạo khối u vì các .(B) ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu. Câu 3: Bệnh ung thư biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính. Khác với các khối u lành tính (chỉ phát triển tại chỗ), các khối u ác tính.(A) vào các tổ chức xung quanh. Các tế bào ác tính có khả năng . (B) tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa, hình thành các khối u mới, tiếp tục xâm lấn, phá hủy các bộ phận của cơ thể và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Câu 4: Nhiều bệnh ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách tránh(A) với các yếu tố .(B), chẳng hạn như khói thuốc lá, một số hóa chất độc hại. Câu 5: Anh/chị hãy cho biết 3 nhóm tác nhân gây bệnh ung thư là gì? A. Nhóm các tác nhân vật lý B. ......................................... C. Nhóm tác nhân sinh học Câu 6: Kể 2 tác nhân vật lý có thể gây ung thư: A .. B Câu 7: Các tác nhân hóa học có thể gây ung thư được sinh ra do A. .. B. Ăn uống không hợp lý C. Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm D. Tiếp xúc với hóa chất độc hại E Câu 8: Kể 2 tác nhân sinh học có thể gây ung thư: A. B. Ký sinh trùng và vi khuẩn. Câu 9. Phòng bệnh ung thư là nhằm mục đích làm (A) mắc bệnh nhờ loại 31 trừ những (B) và làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với tác động của quá trình sinh ung thư. Đối tượng của phòng bệnh ung thư là một quần thể dân cư hoặc từng cá thể với những lối sống, thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng. Câu 10: Sàng lọc ung thư là quá trình áp dụng....................................(A)để phát hiện những cá thể đang có ............... (B) phát triển thành bệnh, hoặc đã có biểu hiện bệnh tiềm ẩn ở giai đoạn tiền lâm sàng hoặc một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy. Câu 11: Mục tiêu của sàng lọc là phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư, trong trường hợp tìm ra những đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thì phải tiếp tục theo dõi, ........................(A) và .....................(B) nếu cần. Câu 12 . Kể tên 2 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam (A)..................................... (B)...................................... Câu 13: Ung thư vú là một trong những bệnh có tiên lượng tốt. Bệnh được chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc áp dụng các phương pháp................................(A) thường xuyên, khám lâm sàng và chụp tuyến vú hàng loạt có giá trị lớn trong .............. (B) và phát hiện sớm bệnh từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Câu 14: Kể các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú A. Tiền sử gia đình: có người bị ung thư vú (bà, mẹ, chị gái, em gái) thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 9 lần ở những người bình thường. B. Tuổi: >35. C. Có kinh nguyệt sớm: dưới 12 tuổi, mãn kinh muộn >50. D. . E. Ít vận động F. Uống rượu, ăn nhiều mỡ động vật. G. Béo phì, béo sau mãn kinh H. Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài; I. ............................................................................................. Câu 15: 3 biện pháp sàng lọc K vú là A. Tự khám vú B. ............................................ C. ............................................ Câu 16 : Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là nhiễm ....................,(A) quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ nhiều và dùng thuốc tránh thai ...................(B) Câu 17 : Các biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung A. Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các nghiệm pháp acid acetic và lugol B. ............................................. C. Soi cổ tử cung và sinh thiết 32 Câu 18: Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng là A. ........................................................... B. Có người thân đã bị K đại trực tràng; C. ............................................. D. Polip đại trực tràng Câu 19: 3 phương pháp sàng lọc K đại trực tràng A. Khám trực tràng định kỳ bằng tay 1 năm/1 lần B. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân C. ..................................................... Câu 20. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư A. ............... B. Xạ trị C. .................... D. Dùng nội tiết E. Điều trị miễn dịch F. Điều trị trúng đích Câu 21 Chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp nhằm ..(A) chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, .(B) và các triệu chứng thực thể, (C) và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình họ phải chịu đựng. Hãy đánh dấu  vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 22 đến câu số 36: Biện pháp phòng bệnh ung thư là Đ S 22. Không hút thuốc lá 23. Sử dụng khẩu phần ăn hợp lý, tránh thừa cân béo phì 24. Nên ăn các món chiên rán vì cung cấp nhiều năng lượng. 25. Ăn nhiều rau và hoa quả, đảm bảo 300g/ngày 26. Có thể uống rượu bia miễn là không bị say 27. Thường xuyên luyện tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày 28. Tiêm vacxin dự phòng lây nhiễm virut HPV và viêm gan B 33 29. Sử dụng kem chống nắng và các phương tiện bảo vệ khi phải làm việc ngoài trời nắng Những việc làm của chăm sóc giảm nhẹ Đ S 30. Không cần thiết thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người nhà 31. Lập kế hoạch chăm sóc 32. Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng 33. Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất ngủ 34. Kiểm soát cơn đau 35. Kiểm soát cơn khó thở 36.Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử 34 ĐÁP ÁN Câu 1. (A) Sự tăng trưởng; (B) Sự xâm lấn Câu 2. (A) Khối u; (B) Tế bào máu Câu 3. (A) Xâm lấn; (B) Di căn Câu 4. (A) tiếp xúc; (B) Nguy cơ cao Câu 5. (B) Tác nhân hóa học Câu 6. (A) Bức xạ ion hóa; (B) Tia cực tím Câu 7. (A) Hút thuốc lá; (E) Ô nhiễm môi trường Câu 8. (A) Virut; Câu 9. (A) Giảm tỷ lệ; (B) Yếu tố nguy cơ Câu 10. (A) Một biện pháp kỹ thuật; (B) Nguy cơ Câu 11 (A) Chẩn đoán; (B) Điều trị Câu 12 . (A) K vú; (B) K cổ tử cung Câu 13. (A) Tự khám vú; (B) Sàng lọc Câu 14. (D) Tiền sử bị các bệnh tại vú: bệnh xơ tuyến vú không được điều trị. (I) Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ phải điều trị tia xạ tại vùng ngực khi còn trẻ Câu 15. (B) Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa (D) Chụp Xquang tuyến vú Câu 16. (A): virus HPV: (D): kéo dài Câu 17. (B) Xét nghiệm tế bào học âm đạo Câu 18 (A): Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ (C): Bệnh viêm loét đại trực tràng lâu ngày Câu 19. (C): Soi toàn bộ đại tràng Câu 20. (A) Phẫu thuật (C) Hóa trị Câu 21. (A). Cải thiện; (B). Điều trị đau; (C). Các vấn đề tâm lý Câu 22Đ, 23Đ, 24S, 25Đ, 26S. 27Đ. 28Đ, 29Đ, 30S, 31Đ, 32Đ, 33Đ, 34Đ, 35Đ, 36Đ. 35 BÀI 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI PHÒNG CHỐNG UNG THƯ PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học: - Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 2 “Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống ung thư” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” phát cho học viên. - Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1). - Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint với 23 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 22 (Phụ lục 2). - Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to AP2.1 và AP2.2 đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài học (Phụ lục 3) - Chuẩn bị các tờ phát tay 2.1 và 2.2 (Phụ lục 4) - Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập). - Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, băng dính, bộ bìa ghi 5 bước thay đổi hành vi (ghi tên mỗi bước vào 1 tấm bìa khổ A5; số bộ bìa bằng số nhóm học viên trong lớp; để tránh nhầm lẫn nên để mỗi bộ một màu). - Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy tính với máy chiếu và vị trí treo các tờ áp phích. PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu học tập Thời gian dự kiến: 5 phút - Giảng viên giới thiệu tên bài học (bản chiếu số 1). - Giảng viên chiếu bản chiếu số 2 và mời một học viên trong lớp đọc to mục tiêu bài học cho cả lớp nghe. Hỏi học viên có bàn luận, ý kiến gì đối với mục tiêu bài học. Giải thích 36 những điểm học viên chưa rõ. Hoạt động 2. Khái niệm về thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống ung thư. Thời gian dự kiến: 30 phút - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và bút đỏ. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày. - Giảng viên nêu câu hỏi: “Thế nào là thông tin? Tuyên truyền? Truyền thông? Truyền thông thay đổi hành vi?”. Ghi câu hỏi lên bảng và quy định thời gian thảo luận nhóm là 15 phút. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. Khi một người trình bày, yêu cầu các học viên khác lắng nghe và hỏi lại những điểm chưa rõ. - Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khóa quan trọng, trùng lặp trong kết quả thảo luận của các nhóm. Chiếu bản chiếu số 3,4,5,6 và trình bày các khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục sức khỏe. Giải thích các khái niệm này trong hoạt động phòng chống ung thư. Treo áp phích 2.1 trên tường để học viên có thể dễ dàng nhớ được các khái niệm này. Hoạt động 3. Giới thiệu mô hình truyền thông Thời gian dự kiến: 30 phút - Giảng viên chiếu bản chiếu số 7, 8 về quá trình truyền thông. Nhấn mạnh quá trình này gồm 2 hoạt động chính gửi thông điệp và phản hồi từ người nhận thông điệp. - Chiếu bản chiếu 9,10,11,12,13,14,15 và phân tích kỹ các thành phần của mô hình: Nguồn truyền, thông điệp, kênh, người nhận, phản hồi, nhiễu. Trong quá trình giới thiệu, giảng viên đặt các câu hỏi để học viên suy nghĩ trả lời, ví dụ: Nguồn truyền trong truyền thông phòng chống ung thư có thể là ai? Cơ quan/tổ chức nào? Để tăng hiệu quả truyền thông thì nguồn truyền cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có mấy phương pháp truyền thông? Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế gì? Hay yêu cầu học viên liệt kê các đối tượng truyền thông (đối tượng đích, đối tượng liên quan, đối tượng quan trọng) trong truyền thông phòng chống ung thư? Hoạt động 4. Trò chơi truyền tin Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên giới thiệu luật chơi: Những người tham gia trò chơi sẽ đứng thành hàng ngang. Giảng viên sẽ nói thầm vào tai người đầu tiên một lần một thông điệp nào đó 37 đồng thời cho người này được đọc thông điệp ghi trên giấy. Người này lắng nghe, đọc và không được hỏi lại; sau đó nói thầm vào tai người thứ 2. Người thứ 2 lắng nghe, không hỏi lại, sau đó nói thầm vào tai người thứ 3. Cứ thế cho đến người cuối cùng. - Đề nghị 5-6 học viên tình nguyện tham gia trò chơi và bắt đầu trò chơi. Kết thúc trò chơi, yêu cầu người cuối cùng sẽ nói to cho cả lớp thông điệp mà họ nghe được so sánh với thông điệp ban đầu được ghi trên giấy. - Yêu cầu cả lớp rút ra ý nghĩa của trò chơi. - Treo áp phích 2.2. “Đừng chỉ nói một chiều” lên bảng và nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin phản hồi. Hoạt động 5. Khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi là gì? Mời 2-3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 16 và trình bày khái niệm hành vi và các thành phần của hành vi. - Hỏi học viên: Từ khái niệm hành vi như vậy, anh/chị hiểu thế nào là hành vi sức khỏe? Mời 2- 3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 17 và trình bày khái niệm hành vi sức khỏe. - Yêu cầu học viên liệt kê các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe liên quan đến phòng, chống ung thư. Hoạt động 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi của mỗi con người chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? - Ghi các ý kiến của học viên lên bảng và hỏi lại những điểm chưa rõ. - Chiếu bản chiếu 19 và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi: yếu tố cá nhân; các quan hệ cá nhân, yếu tố cộng đồng; môi trường làm việc, học tập; môi trường chính sách, xã hội. Đối chiếu với các câu trả lời của học viên. - Phân tích những yếu tố này trên một hành vi cụ thể liên quan đến phòng, chống ung thư. Hoạt động 7. Quá trình thay đổi hành vi Thời gian dự kiến: 30 phút - Giảng viên phát cho mỗi nhóm một bộ bìa các bước thay đổi hành vi và đề nghị các nhóm thảo luận, sắp xếp và dán các tấm bìa đó theo trình tự các bước thay đổi hành vi lên giấy A0. - Yêu cầu các nhóm treo/dán kết quả thảo luận lên bảng. So sánh kết quả của các nhóm và 38 mời các nhóm giải thích lý do vì sao lại sắp xếp như vậy. - Điều chỉnh kết quả của 1 nhóm cho đúng và lưu kết quả lại trên tường trong suốt khóa học để học viên có thể quan sát và nhớ được bài. - Chiếu bản chiếu 20 và phân tích các bước thay đổi hành vi, lưu ý về nhiệm vụ của người làm truyền thông để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi. Hoạt động 8. Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi Thời gian dự kiến: 40 phút - Giảng viên yêu cầu học viên liệt kê các rào cản khiến người dân không thay đổi hành vi. Ghi ý kiến của học viên lên bảng, gợi ý nếu học viên lúng túng. Gợi ý để học viên sắp xếp các rào cản theo các nhóm: rào cản từ phía cá nhân và nhóm; rào cản từ dịch vụ y tế, truyền thông; rào cản về chính sách. - Phát tờ phát tay 2.2 và đề nghị học viên thảo luận theo nhóm để tìm ra các rào cản trong quá trình thay đổi hành vi liên quan đến phòng chống ung thư.. Dành thời gian 15 phút để các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. Mời đại diện các nhóm lên trình bày - Giảng viên tóm tắt những điểm chính trong phần trình bày của học viên. Chiếu bản chiếu 21, 22 và giải thích. Hoạt động 9. Tóm tắt bài học Thời gian dự kiến: 10 phút Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điểm chính của bài học. Bổ sung và giải thích các thắc mắc của học viên (nếu có). PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý - Đây là bài tổng quan chung về truyền thông, những kiến thức trong bài sẽ áp dụng xuyên suốt các bài còn lại của khóa học. Việc hiểu một cách rõ ràng các khái niệm sẽ giúp học viên lựa chọn hoạt động can thiệp, thực hành tốt các hình thức truyền thông trực tiếp. - Một số khái niệm trong bài học khá quen thuộc, học viên có thể đã được học hoặc đọc trong các tài liệu đã có trước đây. Vì vậy, việc hệ thống lại các khái niệm này nên dựa trên việc khai thác kinh nghiệm của các học viên. Để làm tốt việc này, giảng viên cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn học viên tham gia trao đổi, thảo luận. Đặc biệt, cần dẫn dắt để học viên gắn các khái niệm vào các hoạt động cụ thể trong truyền thông phòng, chống ung thư. 39 - Giảng viên cần linh hoạt dẫn dắt. Tùy vào tình hình thực tế của lớp học mà có thể đi từ các nội dung cụ thể tổng hợp thành khái niệm chung hoặc từ những vấn đề chung chung áp dụng phân tích cho từng tình huống cụ thể. PHẦN IV. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Giải thích được các khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung thư. 2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng. 3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng, chống ung thư. Kế hoạch bài giảng Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 1. Giới 5 Thuyết Máy tính, Thuyết trình ngắn Đọc mục HV thống thiệu bài trình ngắn máy chiếu tiêu nhất phần học và mục mục tiêu Bản chiếu số Góp ý/hỏi tiêu bài học 1 (tên bài) và để làm rõ số 2 (mục mục tiêu tiêu bài học) 40 Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 2. Khái 30 Thảo luận Giấy Ao Nêu câu hỏi thảo Thảo luận HV phân niệm về nhóm Bút dạ, băng luận nhóm. theo nhóm. biệt được thông tin, dính. Mời các nhóm Trình bày điểm tuyên khác biệt AP 2.1 trình bày kết quả truyền, thảo luận của 1 số truyền Bản chiếu số Tóm tắt phần thảo khái thông, 3,4,5,6 luận của các nhóm Hỏi lại niệm. những TTTĐHV Thuyết trình ngắn và GDSK về các khái niệm, điểm chưa nhấn mạnh điểm rõ khác nhau giữa các khái niệm. 3. Giới 15 Động não Bản chiếu số Chiếu giới thiệu Suy nghĩ Sự tham thiệu mô 7,8,9,10,11, mô hình truyền trả lời câu gia của Thuyết hình truyền 12,13,14,15 thông. hỏi HV trình ngắn thông Đặt câu hỏi để Liên hệ với phân tích sâu các TT phòng cấu phần của mô chống ung hình thư 4. Trò chơi 10 Trò chơi Bảng Giới thiệu luật Lắng nghe Sự tham truyền tin Bút dạ chơi và đề nghị 5- Tham gia gia của 6 HV tham gia. HV AP 2.2 trò chơi và Yêu cầu HV thực tuân thủ hiện trò chơi theo luật chơi luật. Thảo luận Hỏi HV về ý rút ra ý nghĩa của trò chơi. nghĩa. 41 Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 5. Hành vi 15 Động não Bảng Nêu câu hỏi yêu Suy nghĩ Sự tham và hành vi cầu HV trả lời. và trả lời gia của Thuyết Bút dạ, sức khỏe câu hỏi. HV. trình ngắn Trình bày khái Băng dính, niệm đơn hành vi, Kết quả kéo. các cấu phần của liệt kê Bản chiếu số hành vi, khái niệm các HV 16,17,18 hành vi sức khỏe có lợi, có hại liên Đề nghị HV liệt quan đến kê các hành vi có PCUT lợi, có hại liên quan đến phòng chống ung thư. 6. Các yếu 15 Động não Bảng Nêu câu hỏi yêu Suy nghĩ Sự tham tố ảnh cầu HV trả lời. và trả lời gia của Thuyết Bút dạ, hưởng đến câu hỏi. HV trình ngắn Tóm tắt câu trả lời hành vi Bản chiếu số của HV. mong đợi 19 Chiếu và giải AP 2.3 thích bản chiếu 19 Treo áp phích 2.3 và giải thích. 42 Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 7. Quá 20 Thảo luận Bộ bìa các Yêu cầu các nhóm Thảo luận Kết quả trình thay nhóm bước TĐHV thảo luận sắp xếp các bước sắp xếp đổi hành vi các bước TĐHV TĐHV và các bước Băng dính theo trình tự. trình bày. TĐHV Giấy A0 Giải thích các Bản chiếu số bước TĐHV và 20 những việc TTV TPT 2.1 hỗ trợ để quá trình thay đổi diễn ra Phát TPT 2.1 8. Những 30 Động não Bút dạ Yêu cầu HV liệt Suy nghĩ Kết quả khó kê các rào cản và trả lời thảo luận Bảng khăn/rào khiến người dân câu hỏi. nhóm của cản trong không TĐHV. HV TTTĐHV Yêu cầu HV thảo Thảo luận Giấy A0 về phòng luận theo nhóm Thảo luận nhóm chống ung TPT 2.2 theo TPT 2.2 bài tập thư Mời các nhóm lên nhóm và Bản chiếu số trình bày trình bày 21, 22 Thuyết trình ngắn về các rào cản, giải pháp 9. Tóm tắt 10 Thuyết Yêu cầu HV tóm Trả lời tóm Sự tham bài học trình ngắn tắt lại các điểm tắt gia của chính của bài học. HV. Giải thích những điểm HV chưa rõ. 43 Phụ lục 2. Các bản chiếu Mục tiêu học tập BÀI 2 Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Giải thích được khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN thông thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI thư. 2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và một số yếu tố ảnh PHÒNG CHỐNG UNG THƯ hưởng đến hành vi. 3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng, chống ung thư. 1 2 Thông tin Tuyên truyền • Là những tin tức thông điệp được cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua • Là việc đưa các thông tin lặp đi, lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình sách, báo, ti vi, đài phát thanh...gửi đến người nhận mà không quan thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết phục tâm đến phản ứng của họ. đối tượng chấp nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành vi nào đó. • Đặc trưng của tuyên truyền cũng là tính một chiều. Khác với thông tin, tuyên truyền luôn nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nguồn tin Người nhận 3 4 Truyền thông Truyền thông thay đổi hành vi • Truyền thông là quá trình chia sẻ trao đổi thông tin giữa • Truyền thông TĐHV là biện pháp tiếp cận truyền thông ở nhiều cấp độ người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ nào đó biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối cho mỗi cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các kênh đa dạng. tượng. • Truyền thông TĐHV còn là sự kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động truyền thông với việc cung cấp dịch vụ y tế. Đây là một quá trình nhằm tăng cường và duy trì những thay đổi tích cực về hành vi của các cá nhân và cộng đồng. Nguån tin Ng•êi nhËn 5 6 44 Quá trình truyền thông Mô hình truyền thông Ng•êi • Quá trình truyền thông gồm hai hoạt động cơ bản đó là: Th«ng Kªnh Ng•êi truyÒn nhËn hoạt động truyền/gửi thông điệp tới đối tượng và hoạt ®iÖp động phản hồi từ đối tượng đến nguồn phát/người truyền. NhiÔu Hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_truyen_thong_phong_chong_ung_thu_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan